Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:36:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thơ - nhạc VNCH nguồn gốc từ VNDCCH  (Đọc 100659 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #60 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2010, 06:04:01 pm »

Nhạc sỹ Anh Bằng, tên thật là Trần An Bường, sinh năm 1927 tại Ninh Bình. Có người anh là Ðại úy Trần An Lạc, chỉ huy trưởng Lực Lượng Tự Vệ của Linh mục Lê Hữu Từ ở Bùi Chu - Phát Diệm. Sau Hiệp Ðịnh Genève, Anh Bằng đưa vợ con vào Nam. Lúc đó ông đã hai mươi tám tuổi, nhưng ông coi như mới có 18, để viết ca khúc "Nỗi lòng người đi"

Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều
Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ
Ai đứng trông ai ven hồ khua nước trong như ngày xưa

Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tròn đắm say
Đôi tay ngọc ngà dương gian tình ái em đong thật đầy
Bạn lòng ơi! Ngày ấy tôi mang cây đàn quen sống ca vui bên nàng
Nay khóc tơ duyên lìa tan

Giờ đây biết ngày nào gặp nhau
Biết tìm về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câu
Thăng Long ơi! Năm tháng vẫn trôi giữa giòng đời
ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi
Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ

Hôm nay Sài Gòn bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui
Nhưng riêng một người tâm tư sầu vắng đi trong bùi ngùi
Sài Gòn ơi! Mộng với tay cao hơn trời
Tôi hái hoa tiên cho đời để ước mơ nên đẹp đôi


Một người thợ săn âm thầm mang súng lang thang vào rừng
Còn một bầy chim vô tình vẫn hót líu lo đùa chơi
Nào ngờ thợ săn đang cầm cây súng bắn lên cành cây
Chim chết chim lạc bầy..."

Cảm ơn bạn fddinh, bây giờ mình mới được biết chính tác giả của Nỗi lòng người đi lại là tác giả của Chuyện tình Lan và Điệp, cảm ơn bạn nhiều nhá! Grin Sao lại để Trang trống trải thế này, mình xin tặng mọi người bài hát Nỗi lòng người đi vậy.


http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Noi-Long-Nguoi-Di-Si-Phu.IW6IIC7C.html

Có bài Hà Nội những ngày tháng cũ cũng hay lắm, bạn fddinh có biết nguồn gốc của nó không vậy? Huh Grin


http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Ha-Noi-Ngay-Thang-Cu-Si-Phu.IWZAD0DA.html


Trong bài này có một câu mà mình muốn sửa lại là " Nhớ Hàng Bạc, nhớ qua Hàng Buồm..."! Grin Tongue
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tư, 2010, 06:26:47 pm gửi bởi Simon » Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #61 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2010, 12:42:29 am »

Có bài Hà Nội những ngày tháng cũ cũng hay lắm, bạn fddinh có biết nguồn gốc của nó không vậy? Huh Grin

http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Ha-Noi-Ngay-Thang-Cu-Si-Phu.IWZAD0DA.html

Trong bài này có một câu mà mình muốn sửa lại là " Nhớ Hàng Bạc, nhớ qua Hàng Buồm..."! Grin Tongue

Hà Nội Ngày Tháng Cũ… được sáng tác trên đất Mỹ, bởi tác giả của ca khúc từng góp phần mang lại tên tuổi của ca sỹ Khánh Ly khi cô còn ở Đà Lạt, tác giả đã sáng tác ca khúc có mấy lời dạo đầu: Rồi mai tôi sẽ xa Đà Lạt
Thành phố này xin trả lại cho Em…
trong thời gian ông thụ huấn lớp sỹ quan cao cấp tại Đà Lạt khoảng cuối những năm 1957 đầu 1960.

Tôi đã định có vài lời về Hà Nội Ngày Tháng Cũ và tác giả, tuy nhiên ông và nhạc của ông không đúng với tiêu chí ban đầu của topic nên còn lưỡng lự, nay có bác Simon yêu cầu nên đáp ứng.

Tác giả Hà Nội Ngày Tháng Cũ sinh năm 1943 ở Long Xuyên, An Giang, tên Nguyễn Ngọc Thương, bút hiệu SONG NGỌC, HÀN SINH, NGUYÊN HÀ, HOÀNG NGỌC ANH, ANH TUYẾN.

Song Ngọc viết nhạc từ năm 1957 và những sáng tác tiêu biểu cùng thời kỳ với nhạc sỹ Anh Bằng trong những chiến dịch TLC do chính phủ VNCH đề ra, như: Mưa Chiều, Bừng Sáng (do ban Hợp Ca Thăng Long trình bày), Tiễn Đưa, Chúng Mình Ba Đứa, Một Chuyến Bay Đêm, Họp Mặt Lần Cuối, Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân, Thư Cho Vợ Hiền, Nó Và Tôi, Chuyện Tình Bé Nhỏ, Tình Yêu Như Bóng Mây..v..v… Cả nhạc tình hài hước như Giờ Tý canh ba. Khi ấy ông trông coi ban văn nghệ, trong QL VNCH. Hiện ông định cư tại Houston, Texas, Hoa Kỳ.

Năm 18 tuổi, Song Ngọc lúc bấy giờ đánh trống trong ban nhạc Dân Nam, đã phổ bài thơ của Nguyên Sa, có những lời ca: Người về chiều nay hay đêm mai
Người sắp đi hay đã đi rồi
Muôn vì hành tinh rung rung
Lung linh trên thềm ga vắng…
và như ông kể trong một chương trình của TN - PBN về chuyện ông sáng tác và mang bài hát Tiễn Đưa thơ Nguyên Sa tới đài phát thanh và chờ đợi nghe nhạc phẩm của mình trên sóng, Tiễn Đưa đã thành bệ phóng cho thành công của Song Ngọc, trong khoảng từ 1960 đến 1975, Song Ngọc đã sáng tác trên 150 bài hát,

Song Ngọc viết tình khúc rất hay, như đã nói trên, thời gian học tập sỹ quan ở xứ lạnh trên Tây Nguyên ông đã có ca khúc vô cùng thơ mộng về thành phố sương mù, một tình yêu nhẹ nhàng như sương khói, long lanh như nước trên hồ Xuân Hương, một trong những ca khúc viết về Đà Lạt thật hay, thật buồn, nhẹ nhàng và thắm thiết, đó là Tình Như Bóng Mây mà tôi đã trích lời trên đầu bài.

Sau năm 1975, sang Mỹ, Song Ngọc làm đủ mọi nghề kiếm sống. Khởi đầu làm chuyên viên môi giới kinh doanh nhà đất, rồi đầu tư, làm chủ hơn 10 tiệm Chạp Phô Mỹ rồi mở chợ, nhà hàng, làm chủ quán trọ Bear Creek Inn với trên 100 phòng. Làm bầu show ca nhạc.

Song Ngọc từng tâm sự với bạn bè rằng ban ngày phải đi cày lo kiếm sống, chỉ còn lại buổi chiều và ban đêm làm nhạc, viết xong 1 bản nhạc, phải gởi đi cho các ca sỹ, nên cũng mất một thời gian, có khi lâu lắm mới được nghe tác phẩm của mình. Song Ngọc cho biết những sáng tác ở nước ngoài, tiêu biểu là tại nước Mỹ, nhất là các nhạc sỹ trẻ tuổi thường hay thiếu vắng chất liệu Quê Hương, ngoài ra đời sống xứ người gò bó, thời gian chật hẹp. Người nhạc sỹ không đủ thời gian, nguồn cảm hứng quá nhiều chi phối bởi đời sống áo cơm, do vậy sự rung động trong tác phẩm có phần lạc điệu.

Sau mấy mươi năm miệt mài vì đời sống trên đất Mỹ, Song Ngọc sáng tác được trên trăm bài hát, có nhiều bài khi nghe thấy, nếu chưa được giới thiệu tên tác giả, thì không ai có thể nhận ra được người viết là Song Ngọc, vì mỗi bài đều có nhịp điệu, thể điệu, âm điệu khác hẳn nhau như: Đàn Bà, Người Đàn Bà Năm 2000, Tiền.

Song Ngọc cho biết ông thích một số ca khúc Việt Nam sáng tác  trong nước sau 75, những ca khúc ca ngợi tình tự quê hương, vì lẽ đó là chất liệu mà người nhạc sỹ tại quên nhà đang được thừa hưởng. cùng với Hương Đồng Cỏ Nội (thơ của thi sỹ Nguyễn Bính), Hà Nội Ngày Tháng Cũ là những ca khúc mang âm hưởng, chất liệu tình tự quê hương, mà Song Ngọc đã sáng tác trên đất Hoa Kỳ.

Đây là một trong những bài hát hay nhất về Hà Nội, cực kỳ lãng mạn, da diết và tình cảm, Hà Nội Ngày Tháng Cũ với âm hưởng rất lãng mạn và cổ kính của Hà Nội những năm 1950. Bài hát này, những người yêu Hà Nội đang ở xa quê hương, chắc chắn không ai không rung động khi nghe, tuy nhiên, Song Ngọc lại không phải người Hà Nội, và có lẽ Song Ngọc cũng chưa tới Hà Nội.

Có 2 ca sỹ mà tôi thích nghe trình bày Hà Nội Ngày Tháng Cũ nhất, nam là Sỹ Phú, nữ là Ngọc Hạ http://www.video4viet.com/watchvideo.html?id=_xW8WTQ4vi0&title=H%C3%A0+N%E1%BB%99i+Ng%C3%A0y+Th%C3%A1ng+C%C5%A9+-+Song+Ng%E1%BB%8Dc+-+Ti%E1%BA%BFng+H%C3%A1t+Ng%E1%BB%8Dc+H%E1%BA%A1 điều duy nhất tôi thấy ca khúc có vẻ mất đi một chút ý nghĩa là những ca từ  "chơ vơ", "vật vờ", "mù tối", có lẽ vậy mà hình như ca khúc chưa được cấp phép biểu diễn trong nước chăng?

Hà Nội Ngày Tháng Cũ

Hà Nội ngày tháng cũ
Có bóng trăng thơ in trên mặt hồ
Hà Nội ngày tháng cũ
Có tiếng oanh ca bên bờ tường vi

Hà Nội ngày tháng cũ
Có dáng em tôi áo trắng nghiêng nghiêng đường chiều
Tiếng guốc lưa thưa lao xao khua trên vỉa hè
Mùa thu nghe gió heo may

Hà Nội người có nhớ
Tháp Bút chơ vơ liễu xanh vật vờ
Hà Nội người có nhớ
Hương lan vương vương bên hồ Thuyền Quang

Hà Nội người có nhớ
Chiếc áo xanh lam thơ ngây cô em học trò
Áo trắng Tây Sơn Trưng Vương em tan trường về
Đường qua nẻo phố hẹn hò

Ai ra đi mà không nhớ về
Trường Thi ngày ấy ta bên nhau
Ai ra đi mà không nhớ về
Hồ Gươm mù tối gương xưa
Nhớ hàng Bạc, nhớ qua hàng Đào
Nhớ cơn mưa phùn chạy ngang thành phố
Bên em cùng đội mưa mà đi
Đội mưa mà đi ... mà đi

Hà Nội ngày tháng cũ
Mãi mãi theo tôi trôi trên biển đời
Hà Nội ngày tháng cũ
Như mây như mưa trong cuộc tình tôi

Hà Nội còn sống mãi
Chiếc áo xanh lam áo trắng nghiêng trên mặt hồ
Chiếc lá cô đơn lang thang trôi trên vỉa hè
Giờ đây chợt vắng ... ai chờ
(Giờ đâu xa vắng ... mây chiều).

Rue de la Soie – tên gọi chính thức bằng tiếng Pháp trong bản đồ hành chính thành phố Hà Nội – thời Pháp thuộc, đủ để giải thích tên gọi Hàng Đào. Đây chính là phố bán các loại vải vóc, tơ lụa mà có lẽ là loại vải màu điều (đào/đỏ). Vì đâu mà bác Simon lại muốn thay thành Hàng Buồm?
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tư, 2010, 12:56:46 am gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #62 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2010, 10:35:55 pm »

Có bài Hà Nội những ngày tháng cũ cũng hay lắm, bạn fddinh có biết nguồn gốc của nó không vậy? Huh Grin

http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Ha-Noi-Ngay-Thang-Cu-Si-Phu.IWZAD0DA.html

Trong bài này có một câu mà mình muốn sửa lại là " Nhớ Hàng Bạc, nhớ qua Hàng Buồm..."! Grin Tongue

Tôi đã định có vài lời về Hà Nội Ngày Tháng Cũ và tác giả, tuy nhiên ông và nhạc của ông không đúng với tiêu chí ban đầu của topic nên còn lưỡng lự, nay có bác Simon yêu câu nên đáp ứng.

Có 2 ca sỹ mà tôi thích nghe trình bày Hà Nội Ngày Tháng Cũ nhất, nam là Sỹ Phú, nữ là Ngọc Hạ http://www.video4viet.com/watchvideo.html?id=_xW8WTQ4vi0&title=H%C3%A0+N%E1%BB%99i+Ng%C3%A0y+Th%C3%A1ng+C%C5%A9+-+Song+Ng%E1%BB%8Dc+-+Ti%E1%BA%BFng+H%C3%A1t+Ng%E1%BB%8Dc+H%E1%BA%A1 điều duy nhất tôi thấy ca khúc có vẻ mất đi một chút ý nghĩa là những ca từ  "chơ vơ", "vật vờ", "mù tối", có lẽ vậy mà hình như ca khúc chưa được cấp phép biểu diễn trong nước chăng?


Ai ra đi mà không nhớ về
Trường Thi ngày ấy ta bên nhau
Ai ra đi mà không nhớ về
Hồ Gươm mù tối gương xưa
Nhớ hàng Bạc, nhớ qua hàng Đào
Nhớ cơn mưa phùn chạy ngang thành phố
Bên em cùng đội mưa mà đi
Đội mưa mà đi ... mà đi

Rue de la Soie – tên gọi chính thức bằng tiếng Pháp trong bản đồ hành chính thành phố Hà Nội – thời Pháp thuộc, đủ để giải thích tên gọi Hàng Đào. Đây chính là phố bán các loại vải vóc, tơ lụa mà có lẽ là loại vải màu điều (đào/đỏ). Vì đâu mà bác Simon lại muốn thay thành Hàng Buồm?

Mình vừa đi nghỉ ở Phuket -Thailand về, đang còn rất mệt thế mà thấy bài của fddinh, mình phải viết để cảm ơn bạn đây.  Cảm ơn bạn vô cùng! Grin Thật là không công bằng, mình thì đi chơi, còn bạn thì cặm cụi viết, mình cảm động lắm đấy bạn fddinh ạ.  Thực ra mình cũng mới biết bài này và khi mới nghe  là mình thích ngay.  Và có một điều rất đặc biệt là bạn với mình gần như có sự cảm nhận và yêu thích các ca sỹ giống nhau, đúng như fddinh nhận xét với giọng nữ thì mình cũng rất thích Ngọc Hạ hát bài này! Wink.


Còn lý do tại sao mình thích đổi từ Hàng Đào sang Hàng Buồm hả? Rất đơn giản vì mình sinh ra ở Phố Nguyễn Siêu và lớn lên ở phố Hàng Buồm cho đến năm 1997! Grin Trước đây ông bà ngoại mình ở Phố Yết Kiêu (Bove cũ thì phải?).  Với mình Hàng Buồm có biết bao nhiêu kỷ niệm, phải mất một thời gian dài mới mới đủ can đảm để rời đi nơi khác đấy! Nhà mình cũng chưa bán mà vẫn giữ làm kỷ niệm.  Trong các bài hát không thấy nói về hàng Buồm của mình bao giờ mà nào là Hàng Bạc, Hàng Giầy, Hàng Đào, Hàng Vải, nên mình mới nói vui là muốn đổi lại như vậy thôi bạn fddinh ạ! Grin Grin Grin Tongue
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #63 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2010, 11:11:48 pm »

Còn lý do tại sao mình thích đổi từ Hàng Đào sang Hàng Buồm hả? Rất đơn giản vì mình sinh ra ở Phố Nguyễn Siêu và lớn lên ở phố Hàng Buồm cho đến năm 1997! Grin

Quả nhiên mình đoán không sai, chỉ bằng những ý kiến của bác Simon trong topic này, mình đã nghĩ như thế nên mới hỏi bác thế.

Giờ này, Sỹ Phú đang "Bên em cùng đội mưa mà đi
Đội mưa mà đi ... mà đi"
bên tai mình. Bác đi chơi hẳn vui vẻ nên về rất mệt  Wink Roll Eyes Như mình đã viết, mình muốn có vài dòng về Song Ngọc và sẽ nhắc tới bài này, tuy nhiên dữ liệu về Song Ngọc không nhiều và mình chưa tìm được gì đúng với ý của mình, và vì mình từng "Bên em cùng đội mưa mà đi ... mà đi" trên phố Lò Đúc, Hàng Đào, quanh Hồ Gươm nên "Ai ra đi mà không nhớ về
Kim Liên ngày ấy ta bên nhau"
, cũng gần giống bác vậy! Smiley Nên có bài viết trên tặng (các) bác!
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #64 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2010, 12:01:11 pm »

v
Còn lý do tại sao mình thích đổi từ Hàng Đào sang Hàng Buồm hả? Rất đơn giản vì mình sinh ra ở Phố Nguyễn Siêu và lớn lên ở phố Hàng Buồm cho đến năm 1997! Grin

Quả nhiên mình đoán không sai, chỉ bằng những ý kiến của bác Simon trong topic này, mình đã nghĩ như thế nên mới hỏi bác thế.

Giờ này, Sỹ Phú đang "Bên em cùng đội mưa mà đi
Đội mưa mà đi ... mà đi"
bên tai mình. Bác đi chơi hẳn vui vẻ nên về rất mệt  Wink Roll Eyes Như mình đã viết, mình muốn có vài dòng về Song Ngọc và sẽ nhắc tới bài này, tuy nhiên dữ liệu về Song Ngọc không nhiều và mình chưa tìm được gì đúng với ý của mình, và vì mình từng "Bên em cùng đội mưa mà đi ... mà đi" trên phố Lò Đúc, Hàng Đào, quanh Hồ Gươm nên "Ai ra đi mà không nhớ về
Kim Liên ngày ấy ta bên nhau"
, cũng gần giống bác vậy! Smiley Nên có bài viết trên tặng (các) bác!

Cảm ơn bạn fđinh nhiều, hóa ra bạn cũng là Hà Nội, bây giờ bạn chuyển vào trong Nam à? Huh Bạn cũng thích " đội mưa mà đi" hả bạn? Huh Grin

Cho SM hỏi thêm tý nhá, SM nghe nói Sỹ Phũ bị ung thư và đã qua đời rồi phải không nhỉ? SM buồn mãi khi nghe tin đó! Cry Cry Cry SM còn thích anh này hát bài "Rừng xưa đã khép"! Wink
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #65 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2010, 12:23:56 pm »

Không bác Simon à, mình không ở Hà Nội, không sinh ra tại đó, chỉ có chút kỷ niệm "đội mưa mà đi"  thôi.

Sỹ Phú đúng là đã mất ngày 19 tháng 7 năm 2000 tại bệnh viện UCI, nam California do ung thư phổi. Trước đó ba tuần, Sĩ Phú đã cho ra mắt CD cuối cùng của mình là Còn Chút Gì Để Nhớ tại vũ trường Majestic, ở nam California.

Ông là một sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, từng mang tới cấp hàm thiếu tá không quân. .....
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Tư, 2010, 02:21:32 pm gửi bởi vaxiliep » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #66 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2010, 05:01:25 pm »

Cảm ơn bác fddinh nhiều nhá! Grin
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #67 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2010, 12:57:13 am »

Nói đến Thơ - Nhạc Việt Nam, không thể không nói tới nhạc sỹ Phạm Duy, dù đã nhắc đến ông rải rác trong các bài viết, tuy nhiên ông có quá nhiều tiếng tăm, thành tích trong đủ loại lĩnh vực, vả lại kiến thức bản thân còn mỏng nên tôi ngần ngừ mãi chưa viết về ông, dù biết thế nào cũng có bác đang thắc mắc sao chưa nhắc đến ông! Tôi rất muốn viết về ông nhưng lại ngại viết ít thì không đủ ý, viết nhiều thì sợ thành dông dài và sự non tay của bản thân sẽ làm phiền mắt các bạn, dầu vậy, cũng xin múa phím ít dòng, có gì thưa thớt mong các bác lượng thứ!

Cũng xin nói thêm, trong bài có nhắc đến một ca nhạc sỹ mà bác yta262 có lời đính chính dùm ở trang 2, coi như một lời tạ lỗi với cố ca nhạc sỹ Duy Khánh!

Bây giờ xin bắt đầu, tuổi nhỏ với tôi thật vui, tôi đắm chìm trong lời hát, tiếng thơ của bà ngoại mỗi khi có dịp về chơi với bà. Dù bà chỉ tốt nghiệp Bình dân Học vụ nhưng bà thuộc rất nhiều thơ, bài hát, có những bài hát mà cho đến tận gần đây, 20 năm trở lại đây tôi mới được nghe, xong chúng đã thân thuộc với tôi từ nhỏ qua giọng hát mộc mạc của bà ngoại, trong những bài hát ấy, không ít bài sau này tôi mới biết là sáng tác của Phạm Duy.

Trong những bài bà hát, có bài với những câu:

Từ ngày chinh chiến mùa Thu
Từ ngày, từ ngày chinh chiến mùa Thu
Có chàng ra lính biên khu ai ơi tung hoành
....
Chàng về nay đã cụt chân
Chàng về, chàng về nay đã cụt chân
Máu đào đã nhuốm trên thây bao nhiêu quân thù
Từ ngày chinh chiến mùa Thụ


Hẳn các bác thấy có gì đó không đúng trong đoạn trên, đây quả là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, vì tôi tìm được một giai thoại về cố ca nhạc sỹ Duy Khánh, tên thật là Nguyễn Văn Diệp sinh quán tại Quảng Trị, ông đã từng hát giống như bà ngoại tôi hát đoạn trên hồi năm 1952, nhân dịp về quê nghỉ hè, Duy Khánh đã tổ chức nhạc hội tại chùa Tỉnh Hội, ông diễn và hát bài Nhớ Người Thương Binh của Phạm Duy, trong đó có câu: "Chàng về nay đã cụt tay." Duy Khánh sửa lại: "Chàng về nay đã cụt chân", và nhảy cò cò trên sân khấu. http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Nho-Nguoi-Thuong-Binh-Duy-Khanh.IWZAB9U9.html

Bà tôi cũng có khiếu sửa lời bài hát, bây giờ gọi là xuyên tạc, cái khiếu ấy ngấm vào máu mẹ tôi và truyền đến tôi, có một đoạn thế này:

Bà cụ già, ra trước sân
Nắm áo cụ ông, quăng ngay xuống sông
Ối giời ơi, ông nhà tôi đôi mắt đã lòa vì quá là già


Cũng sau này mới biết đó là nhạc của Phạm Duy.

Nhạc sỹ Phạm Duy, chơi thân với nhạc sỹ Văn Cao, ông tả về Văn Cao trong hồi ký của mình:

    "Thấp bé hơn tôi, khép kín hơn tôi, nhưng Văn Cao tài hoa hơn tôi nhiều. Chắc chắn là đứng đắn hơn tôi. Lúc mới gặp nhau, anh ta chưa dám mày-tao với tôi, nhưng tôi thì có cái tật thích nói văng mạng (và văng tục) từ lâu, kết cục, cu cậu cũng theo tôi mà xổ chữ nho. Nhưng Văn Cao bản tính lầm lỳ, ít nói, khi nói thì bàn tay gầy gò luôn luôn múa trước mặt người nghe. Anh ta thích hút thuốc lào từ khi còn trẻ, có lần say thuốc ngă vào tay tôi. Về sau, anh còn nghiện rượu rất nặng."

Ngoài việc cùng nhau ra vào chốn ăn chơi, ông và Văn Cao còn giúp nhau trong phương diện sáng tác, cùng nhau tham gia kháng chiến. Những nhạc phẩm đầu tay của ông có nhiều hùng ca: Gươm tráng sĩ, Chinh phụ ca, Thu chiến trường, Chiến sĩ vô danh, Nợ xương máu... Bên cạnh đó còn có nhạc tình lãng mạn, trong đó có nhiều bài giúp ông trở nên nổi tiếng: Cây đàn bỏ quên, Khối tình Trương Chi, Tình kỹ nữ, Tiếng bước trên đường khuya...

Năm 1947, Phạm Duy bắt đầu sáng tác nhạc âm hưởng dân ca với mong muốn xâm nhập sâu vào chốn thôn quê hơn, từ đó cho ra đời nhiều bài mà ông gọi là "Dân ca mới", rất được đông đảo quần chúng yêu thích: Nhớ người thương binh (1947), Dặn dò, Ru con, Mùa đông chiến sĩ, Nhớ người ra đi, Người lính bên tê, Tiếng hát sông Lô, Nương chiều.

Nhớ Người Thương Binh

Chiều về, chiều về trên cánh đồng xanh
Có nàng gánh lúa cho anh ra đi giết thù (u u ù)
Từ ngày chinh chiến mùa Thu
Từ ngày, từ ngày chinh chiến mùa Thu
Có chàng ra lính biên khu ai ơi tung hoành (ư ư ừ)
Chiều về trên cánh đồng xanh.
Chiều quê hằng nhớ người trai
Và em nhìn tháng ngày trôi
Nhớ người xa, xa vời
Người vì non nước xa xôị

Một chiều, một chiều trên quãng đường xa
Bóng người anh dũng năm xưa ra đi chốn này (ư ư ừ)
Chàng về nay đã cụt tay
Chàng về, chàng về nay đã cụt tay
Máu đào đã nhuốm trên thây bao nhiêu quân thù (u u ù)
Từ ngày chinh chiến mùa Thụ
Người quê còn nhớ người chăng
Vì vào chốn tử sinh
Chiến trường quên, quên mình
Người về có nhớ thương binh.

Người về, người về có nhớ thương binh.
Tôi về tôi nhớ chiều xanh ra nơi sa trường (ư ư ừ)
Và ngày tôi đã bị thương
Và ngày, và ngày tôi đă bị thương
Thân tàn nay sống hậu phương ai ơi bên người (ư ư ừ)
Chiều về thương nhớ đầy vơi
Người xa gửi đến quà xa
Ngồi đây tưởng đến lệ rơi
Hỡi người xa, xa vời
Đẹp lòng tôi lắm ai ơi !

Vĩnh Yên 1947

Từ năm 1948, bên cạnh những bài có sắc thái tươi vui như: Gánh lúa, Đường ra biên ải... Ông có sáng tác thêm một thể loại mới: nói về sự đau khổ của những người sống trong chiến tranh. Những bài như: Bao giờ anh lấy được đồn Tây (sau đổi thành Quê nghèo), Bà mẹ Gio Linh, Về miền Trung, Mười hai lời ru... đều có hình ảnh làng quê và người dân quê nghèo khổ, đồng thời nói lên sự căm giận của người dân quê đối với quân giặc cướp nước, phá làng.

Những bài hát này tuy được quần chúng yêu thích và phổ biến rất rộng rãi, nhưng do nói về sự bi, sự khổ mà Phạm Duy bắt đầu bị sự chỉ trích của cấp trên thời kháng chiến. Đến năm 1949, Phạm Duy rời bỏ kháng chiến dinh tê về thành, cùng năm ông lập gia đình với ca sĩ Thái Hằng.

Lúc này Duy Khánh đỗ tiểu học, và cũng như các con nhà giàu quyền thế trong tỉnh, cha ông là Nguyễn Văn Triển, từng dạy học trước khi làm Trưởng phòng Hành chánh tỉnh Quảng Trị, thường được biết đến với tên ông Trợ Triển là Hội trưởng hội Phật giáo tại tỉnh nhà, từng là dân biểu thời đệ nhị VNCH, có nhiều uy tín lớn trong tỉnh đã được cha mẹ cho vào Huế để học chương trình Trung học vì lúc bấy giờ, tại Quảng trị chưa có trường Trung học. Tại đất cố đô trầm mặc, Duy Khánh đã tìm cho mình con đường tiến thân đúng với khả năng thiên phú của mình, và hè năm 1952 ông đã hát và diễn nhạc Phạm Duy như đã kể bên trên, ông lấy biệt hiệu là Tăng Hồng, từng vào Sài Gòn tham gia các chương trình phụ diễn tân nhạc trong các rạp chiếu bóng. Ông hát song ca với nữ ca sĩ Tuyết Mai những bài ca rất đậm tình quê hương.

Một thời gian sau đó, nhạc của Phạm Duy bắt đầu bị cấm ở vùng tự do kháng chiến. Ban đầu còn có những cuộc bàn cãi về việc cho hay không cho hát nhạc Phạm Duy, nhưng về sau thì cấm tiệt. Từ đó, nhạc Phạm Duy bị liệt vào hạng phản động, tên tuổi của ông được đem ra phê phán. Theo hồi ký của Phạm Duy thì lệnh cấm nhạc của ông bắt đầu từ bài Bên cầu biên giới, ra đời năm 1952, bài này bị chỉ trích là có thứ tình cảm bỉ mị buồn bã, làm nản lòng người. Sau khi được Nguyễn Xuân Khoát thông báo lệnh cấm, Phạm Duy bèn đem gia đình vào miền Nam rồi năm 1953, đi Pháp du học, ở đó ông bắt đầu quen biết giáo sư Trần Văn Khê.

Trở lại miền Nam, ông tiếp tục sáng tác và biểu diễn trong ban hợp ca Thăng Long. Nhạc Phạm Duy phổ biến rất rộng rãi ở miền Nam. Trong khoảng thời gian này, ca nhạc sỹ Duy Khánh tham gia một chương trình phụ diễn tại rạp Thanh Bình, trên đường Phạm Ngũ Lão, cạnh chợ Hoà Bình, ông đã lần đầu tiên tiếp xúc với nhạc sĩ Phạm Duy. Năm 1955, ông đoạt giải nhất cuộc tuyển lựa ca sĩ của đài Pháp Á tại Huế qua bài hát Trăng Thanh Bình. Sau đó ông chuyển hẳn vào Sài Gòn để theo đuổi nghề ca hát với nghệ danh Hoàng Thanh rồi sau này là Duy Khánh, lấy từ tên một người bạn rất thân.

Duy Khánh bắt đầu ghi âm đĩa nhựa và đi diễn khắp nơi, dần nổi tiếng với tên Hoàng Thanh. Ông trở thành một trong ba giọng nam được yêu thích nhất, cùng với Duy Trác, Anh Ngọc. Thời kỳ này tên tuổi của ông gắn liền với những bài có âm hưởng dân ca và "Dân ca mới" của Phạm Duy: Vợ chồng quê, Ngày trở về http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=W8iG_5Bor1 , Nhớ người thương binh, Tình nghèo, Quê nghèo, Về miền trung...

Ngày trở về

Ngày trở về, anh bước lê
Trên quãng đường đê đến bên lũy tre
Nắng vàng hoe, vườn rau trước hè cười đón người về
Mẹ lần mò, ra trước ao
Nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ
Tiếc rẵng ta đôi mắt đã loà vì quá đợi chờ
Ngày trở về, trong bếp vui
Anh nói chuyện nghe: chuyện đời chiến sĩ
Sống say mê, đường xa lắm khi nương hồn về quê
Chiều lặn tà, anh bước ra
Vườn khuya sáng mờ, ruộng đất hoang vu
Luống nghẹn ngào, hẹn sớm tinh mơ anh về đồng lúa.
Ngày trở về, có anh nông phu chống nạng cầy bừa
Vì thương yêu anh nên ngày trở về
Có con trâu xanh hết lòng giúp đỡ
Ngày trở về, lúa ngô thi nhau hát đùa trước ngõ
Gió mát trăng thanh, ôi ngày trở về
Có anh thương binh sống đời hoà bình.
Ngày trở về, những đoá hoa
Thấm thoát mười năm nhớ anh vắng xa
Có nhiều khi đời hoa chóng già vì thiếu mặn mà
Đàn trẻ đùa bên lũ trâu
Tiếng hát bình minh thoáng trên bãi dâu
Gió về đâu, còn thương tiếc người giọng hát rầu rầu.
Người kể rằng : Ai hỡi ai
Ai nhớ chuyện ai, chuyện người con gái
Chiến binh ơi, vì sao nát tan gia đình yên vui
Đừng giận hờn, thôi tiếc thương
Vì Xuân đã về trên khắp quê hương
Chớ thẹn thuồng vì nếu tôi quen em ngoài đồng vắng.
Ngày trở về, có anh thương binh lấy vợ hiền lành
Người đẹp bên anh, ta cùng học hành
Những khi tan công, hết việc, xếp gánh
Ngày lại ngày có em vui tươi xách gạo bếp nước
Có nắm cơm ngon, ôi trời lạnh lùng
Có đôi uyên ương sống đời mặn nồng.


Năm 1965, Duy Khánh cùng với nữ danh ca Thái Thanh thu thanh bản trường ca Con đường cái quan của Phạm Duy. Sau đó cùng hai người hát trường ca Mẹ Việt Nam. Cho đến nay, hai bản trường ca này vẫn gắn liền với giọng hát Thái Thanh, Duy Khánh. Ông bắt đầu viết nhạc từ năm 1959, nhạc ông thường nói về tình yêu quê hương, mang hơi dân ca xứ Huế và được đón nhận nồng nhiệt, ngay từ hai sáng tác đầu tay: Ai ra xứ huế, Thương về miền trung. Tiếp đó là các nhạc phẩm Xin anh giữ trọn tình quê, Lối về đất mẹ, Huế đẹp Huế thơ, Tình ca quê hương, Biết trả lời sao, Bao giờ em quên. Cùng lúc, Phạm Duy cho ra đời nhạc mà ông gọi là Vỉa hè ca: Sức mấy mà buồn, Nghèo mà không ham, Ô kê Sa Lem, Ô kê nước mắm...

Sau ngày thống nhất đất nước, Học giả Trần Văn Khê từ Pháp có về hỏi Tố Hữu về vụ Phạm Duy, Tố Hữu nói: "Bỏ khúc giữa, lấy khúc đầu và khúc đuôi", nghĩa là vẫn nên phổ biến sau khi bỏ hết những bài sáng tác thời Phạm Duy bỏ kháng chiến vào Nam. Phạm Duy đã sáng tác những bài hát cuối cùng trên đất nước: Trên đồi xuân, Mừng xuân, Tình hờ, Yêu là chết trong lòng, Ta yêu em lầm lỡ, Nửa đoạn tình buồn, Những cuộc tình tan vỡ, Yêu tinh tình nữ, Chỉ chừng đó thôi, Con chim nhỏ trên cành yêu đương... rồi ông vượt biên.

Việc ông vượt biên đã khiến nhạc Phạm Duy  bị cấm trên cả nước, ngoài ra bàn luận về Phạm Duy cũng bị cấm. Ông cùng với Hoàng Thi Thơ là hai nhạc sĩ đặc biệt nhất bị cấm toàn bộ về nhân thân trên toàn nước Việt Nam từ sau 1975. Đến Mỹ, ông và gia đình cư ngụ tại Midway (Quận Cam), California, nơi mà ông gọi là chốn "gió tanh mưa máu".

Còn ca nhạc sỹ Duy Khánh, sau 30 tháng 4 năm 1975, ông bị cấm hát một thời gian dài, sau đó thành lập đoàn nhạc Quê Hương, quy tụ các nhạc sĩ Châu Kỳ, Nhật Ngân, các ca sĩ Ngọc Minh, Nhã Phương, Bảo Yến... Sau khi sang Mỹ vào năm 1988, ông hát độc quyền cho trung tâm Làng Văn, sau đó tách ra, thành lập trung tâm Trường Sơn tiếp tục ca hát và dạy nhạc cho đến cuối đời. Ông mất ngày 2 tháng 2 năm 2003 tại Hoa Kỳ.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2010, 01:08:26 am gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #68 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2010, 01:00:55 am »

Với Phạm Duy, năm 1994, nhà văn Lưu Trọng Văn, con trai nhà thơ Lưu Trọng Lư, gửi lên tờ Tuổi trẻ chủ nhật bài thơ "Về thôi" có đề "Tặng P.D." bên cạnh. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đă phổ nhạc bài này. Rồi sau đó chính Phạm Duy cũng phổ nhạc với tên "Trăm năm bến cũ". Theo Phạm Duy, đây là bài thơ làm ông nghĩ nhiều tới việc về thăm Việt Nam, mà năm 2001 ông đă về lần đầu tiên.

Trăm Năm Bến Cũ

Thơ Lưu Trọng Văn

À a a á a à à
À a a á a à hò...
Trăm năm dầu lỗi hẹn hò
Chứ cây da bến cũ
Con đò khác đưa...

Thôn nữ CHỊ, đã qua cầu, thóc lép
Thôn nữ EM, như trăng tuột khỏi chồi tay
Thôn nữ ÚT, đã lên đòng, nào ai biết
Khúc tình xưa, xưa ấy đã xưa rồi
Con chuồn chuồn không lùng nhùng trong mạng nhện
Con bướm vàng nằm xoài dưới chân anh
Một vùng trăng cỏ non như níu áo
Ngọn tre xanh đủng đỉnh muộn màng.
Á a á a a, A á ạ à, Á à à a, Á à à a
Á a á a a, A á ạ à, Á à à a, À ạ à a

Nào đâu có trăm năm, đâu có trăm năm
Mà chờ mà đợi ? Mà chờ đợi ?
Nào đâu có kiếp sau, đâu có kiếp sau, mà đợi mà chờ ?
Đất MẸ, đất NÀNG, con sáo sang sông
Đất MẸ, đất NÀNG, con sáo sang sông...

Trăm năm bến cũ, có còn đó không ? Còn đó không ?
Cây da bến cũ còn lưa, bến cũ còn lưa
O đò năm trước đi mô không về

Hương Lan thể hiện http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=JuzQXbBBUj

Ngoài những tác phẩm lớn khiến ông có một địa vị chắc chắn trong nền tân nhạc Việt Nam như những trường ca: Con đường cái quan, Mẹ Việt Nam, Hàn Mạc Tử, sau này là Minh họa Kiều, bản trường ca dài nhất và thời gian sáng tác lâu nhất của ông,  minh họa lại Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du, Minh họa Kiều 1: Rằng năm Gia tĩnh triều Minh, Ngày xuân con én đưa thoi, Thanh minh trong tiết thang ba, Ngổn ngang gò đống kéo lên, Sè sè nắm đất bên đường, Đau đớn thay phận đàn bà, Một vùng cỏ ấy ác tà, Dễ hay tình lại gặp tình, Gốc cây lại vạch một bài cỏ thi, Dùng dẳng nửa ở nửa về, Chàng Vân quen mặt ra chào, Tình trong như đã mặt ngoài còn e, Minh họa Kiều 2: Người đâu gặp gỡ, Lơ thơ tơ liễu, Cách tường một buổi, Biết đâu hợp phố, Đá biết tuổi vàng, Hán Sở tranh hùng, Tư mã phượng cầu, Này khúc kê khang, Chiêu Quân, Càng tỏ hương nồng, Trăng thề còn đó, Minh họa Kiều 3: Cơn Gia Biến, Tấm Lòng Kiều, Đã Bén Tay Phàm, Tú Bà (Vào Thanh Lâu), Trước Lầu Ngưng Bích, Minh họa Kiều 4: Kiều gặp Từ Hải, là những sáng tác  tình ca, hương ca, đạo ca, v.v đồ sộ, nhạc sỹ Phạm Duy còn được xem là một trong số ít nhạc sĩ Việt Nam giỏi về nghệ thuật phổ nhạc vào thơ và đặt lời cho nhạc nước ngoài, nhạc bán cổ điển.

Những tác phẩm thơ phổ nhạc thành công nhất của ông có thể kể đến "Ngậm ngùi" (thơ Huy Cận - nhà thơ Huy Cận từng gửi lời cám ơn ông về việc giúp bài thơ này nổi tiếng); "Ngày xưa Hoàng Thị" (thơ Phạm Thiên Thư); "Áo anh sứt chỉ đường tà" (thơ Hữu Loan); "Tiễn em" (thơ Cung Trầm Tưởng); "Tỳ bà" (thơ Bích Khê); "Vần thơ sầu rụng", "Tiếng thu" (thơ Lưu Trọng Lư); "Tình cầm" (thơ Hoàng Cầm); "Em hiền như Masoeur", "Thà như giọt mưa", "Hai năm tình lận đận" (thơ Nguyễn Tất Nhiên)...

Nhiều ca khúc nước ngoài nhờ ông đặt lời Việt mà trở nên phổ biến ở Việt Nam, như "Em đẹp nhất đêm nay" (La plus belle pour aller danser), "Khi xưa ta bé" (Bang bang), "Tình cho không biếu không" (L'amour c'est pour rien), "Tuyết Rơi" (Tombe la neige), "Tiếng Cười Trong Đêm" (La nuit), "Những Mùa Nắng Đẹp" (Seasons in The Sun), "Chuyện tình" (Love Story của Francis Lai),... Ngoài ra ông còn đặt lời cho dân ca của nhiều nước trên thế giới.

Những tác phẩm nhạc bán cổ điển, vốn là loại nhạc khó hoà nhập, thì ông cùng với tiếng hát Thái Thanh đã dễ dàng đưa đến số đông dân chúng: "Dạ khúc" (Nächtliches Ständchen của Franz Schubert), "Dòng sông xanh" (An der schönen blauen Donau op. 314 của Johann Strauss http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=-fyfYuGGh7 - trong một chương trình tuyển lựa ca sỹ của trung tâm Thúy Nga, nghệ sỹ hài Hoài Linh đã hát nhái giọng Thái Thanh bài hát này khiến Thái Thanh ngồi ghế giám khảo cười nghêng ngả vì giọng lên cao quá khiến Hoài Linh hụt hơi, cũng trong chương trình này, Hoài Linh còn nhái ca nhạc sỹ Duy Khánh từ dáng điệu, giọng nói đến lời ca bản Xin anh giữ trọn tình quê), "Mối tình xa xưa" (Célèbre Valse, hay bài số 15 trong "16 bài valse cho piano", của Johannes Brahms)...

Sau nhiều lần về thăm quê hương, ngày 17/5/2005 Phạm Duy chính thức trở về định cư tại Việt Nam, mua nhà sống tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh cùng các con trai ca sĩ Duy Quang , Duy Cường. Công ty Phương Nam đã đứng ra mua bản quyền toàn bộ nhạc phẩm của Phạm Duy trong vòng 10 năm với giá hơn 400 nghìn đôla.

Năm 2006, Phạm Duy tổ chức đêm nhạc mang tên "Ngày trở về" tại nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, đêm nhạc tổ chức quy mô hoành tráng, được công chúng đón nhận nhiệt liệt. Một thiểu số nhân vật đã phản đối sự đón nhận này.

Nhiều đêm nhạc Phạm Duy khác với quy mô lớn tiếp tục diễn ra: Con đường tình ta đi, Ngày trở về tại nhiều tỉnh miền Trung, những đêm giới thiệu Minh họa Kiều tại miền Bắc.. Tháng 3 năm 2009, đêm "Ngày trở về" đã tổ chức thành công ở nhà hát lớn, Hà Nội, nơi ông sinh ra, "Xong buổi diễn, tôi mới thực sự là người về hưu" - ông phát biểu.

Tổng hợp từ nhiều nguồn.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2010, 01:16:03 am gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
trantrung
Thành viên
*
Bài viết: 218


« Trả lời #69 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2010, 02:03:04 pm »

Mình xin đóng góp thêm một bài hát nữa , đó chính là bài hát Không quân Việt Nam của cố nhạc sĩ Văn Cao . Bài hát này được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác đầu thập niên 40, khoảng năm 1945, lúc binh chủng này còn chưa được thành lập tại Việt Nam. Cùng lúc, Văn Cao còn viết những ca khúc khác như Hải quân Việt Nam, Chiến sĩ Việt Nam...cho các binh chủng tương lai, trước khi ông lên Việt Bắc theo kháng chiến chống Pháp. Thời kỳ này cũng là thời kỳ Văn cao vừa chứng kiến sự bi thương của người dân chạy loạn tại hà Nội đang ăn chơi (Ông viết bài thơ Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc năm 1946) vừa chứng kiến không khí hào hùng trước khởi nghĩa. Sau khi Văn Cao bị chỉnh huấn sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm, ca khúc này không được phổ biến tại miền Bắc nhưng đã được sử dụng làm bài hát chính thức của Không lực Việt Nam Cộng hòa .

Lời ca khúc
Giờ đoàn người từng vượt qua biên giới quyết chiến đấu
Ðã chiếm chiến công ngang trời
Giờ đoàn người còn vượt qua biên giới quyết chiến đấu
Ði không lo gì xác rơi
Lúc đất nước muốn bao người con thân yêu ra đi
Hối tiếc tấm thân làm chi
Giờ thề một lòng vượt trên lưng gió quyết chiến thắng
Nhớ lấy phút giây từ ly

Ta là đàn chim bay trên cao xanh
Khi nhìn qua khói những kinh thành xa
Ðôi cánh tung hoành vượt trên mây xanh
Ta là tinh cầu bay trong đêm trăng
Ðây đó hồn nước ơi!
Không quân Việt Nam vút trên ngàn mây gió
U..u… u… u… u… u …
Ôi phi công danh tiếng muôn đời
Nhìn xa phi trường Việt Nam
Không quân ra đi cánh bay rợp trời
U..u… u… u… u… u …

Xa giang sơn ngắm nhìn về khắp nơi
Bầy chim dù bay ngàn phương cũng về
Ðể rồi ngày ngày sống hòa nhịp đời
Cùng ngàn kiếp chim
Bầy ta càng đi càng xa
Quyết khi về đem lại đây chiến công
Dù thân mồ quên lấp chìm



Nhận xét của Trần Quang Hải : Văn Cao, con người mơ mộng ấy thả hồn mình bay xa thực tại khi làm bài hát: Hải quân Việt Nam, Không quân Việt Nam vào năm ấy. Cái tình của ông đối với quân đội, với cách mạng, khát vọng của ông đã làm ông đi trước thực tế đến vài chục năm. Rồi kháng chiến toàn quốc, Văn Cao lên Việt Bắc, ở đó có Làng tôi, Ngày mai... những ca khúc thắm đượm tình yêu thương đối với làng quê rơm rạ, làng quê du kích... Trái tim lãng mạn xưa đã mở ra cùng một thế giới cảm xúc, nó khác với Bến xuân và Suối mơ của giấc mơ huyền ảo xưa. Bây giờ là chiến tranh, là chiến trận, là hy sinh mất mát, là tình cảm của nhân dân. Nhạc của ông giờ đây ngát đầy hương lúa mới, những cánh đồng quê trong máu lửa, nó là bản "giao hưởng đồng nội" trong tâm hồn nhạc sĩ .


Giá mà trước đấy Đảng và Quân Đội ta chịu giữ lại bài hát này thì bây giờ Không Quân Nhân Dân Việt nam đã sở hữu được một bài hát rất hay và ý nghĩa chứ không đến mức để phía VNCH lấy . Không hiểu sao đến bây giờ bài hát này cũng chưa thấy ai sử dụng ở Việt Nam , thiết nghĩ các cấp các ngành văn hóa nên quan tâm đến bài hát này bởi dù sao thì chúng ta cũng đã sử dụng bài Hồn Tử Sĩ và bài Tiếng Gọi Thanh Niên mặc dù trước đó VNCH cũng đã sử dụng 2 bài bài này thì sao chúng ta không sử dụng lại bài hát Không Quân Việt Nam một lần nữa .


Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM