Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:02:25 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thơ - nhạc VNCH nguồn gốc từ VNDCCH  (Đọc 100855 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2010, 10:40:58 pm »

Cảm ơn bác fddinh về lịch sử của bài Nụ cười sơn cước, bài này Sỹ Phú hát hay Lê Dung nhỉ? Huh Theo SM Lê Dung chỉ hợp với giọng Opera thôi! Wink

Sỹ Phú cũng là một trong những giọng nam mà SM rất thích, và đặc biệt là SM thích Sỹ Phú hát bài "Cô láng giềng".


http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=Y24IaGYawu


Ngoài ra SM còn thích giọng của Thái Châu với bài "Ông lái đò" và "Hàn Mặc Tử". Grin

Bài đó cả 2 đều có hát bác ạ, trong pót trước em có để link bài Sỹ Phú hát.

Em cũng thích Sỹ Phú, đặc biệt là bài "Niệm Khúc Cuối" của Ngô Thụy Miên. Cũng giống như bác với bài  Nụ cười sơn cước, hì hì  Smiley Wink

Em cũng dang kiếm thông tin về "Ông lái đò".
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
toan_jon
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2010, 09:10:55 am »

 Riêng em thích Tuấn Ngọc hát 'Niệm khúc cuối' hơn Sĩ Phú. Em rất mê giọng hát của Tuấn Ngọc, những nhạc phẩm anh thể hiện rất thành công như Riêng một góc trời của Ngô thụy Miên ,Phôi phai, Chiếc lá thu phai của TCS, hay Hoài cảm của Cung Tiến.
Logged

giữa cằn cỗi chợt nghe hồn sao xuyến
ngỡ môi em thầm đợi những mùa xuân!
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2010, 11:46:09 pm »

Riêng em thích Tuấn Ngọc hát 'Niệm khúc cuối' hơn Sĩ Phú. Em rất mê giọng hát của Tuấn Ngọc, những nhạc phẩm anh thể hiện rất thành công như Riêng một góc trời của Ngô thụy Miên ,Phôi phai, Chiếc lá thu phai của TCS, hay Hoài cảm của Cung Tiến.

Mình cũng thích Tuấn NGọc với Riêng Một Góc Mùng.

Nói chung mỗi người mỗi thích mà, ví dụ mình không thể tiêu hóa nổi những ca sỹ và nhạc thị trường bây giờ.

Có  bác nào có hứng thú với nhạc hài hước không ạ?
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 01:41:24 am »

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở miền Nam có (ít nhất) một nhạc sỹ đã hy sinh, nhạc sỹ Hiếu Nghĩa.

Tới bây giờ chưa có thống kê nào về nhạc sỹ Hiếu Nghĩa, không rõ ông để lại bao nhiêu bài. Vì trong thời kháng chiến, có những bài được phổ biến tại hậu phương, người trong thành (các vùng tề) không biết và ngay tại các vùng hậu phương không phải nơi nào cũng biết, vì nhiều lý do. Giao thông khó khăn, thành phần giai cấp tác giả, tác giả đã bỏ về thành rồi, trường hợp Phạm Duy chẳng hạn, đều là những lý do hạn chế sự phổ biến các tác phẩm, hoặc giả nếu là những tác phẩm đã được phổ biến rồi, người ta sẽ tìm cách thu hẹp lại bằng biện pháp cấm lưu trữ, trình diễn...

Đến nay, nhạc sỹ Hiếu Nghĩa chỉ có hai bài thực sự được nhiều người biết là “Chàng Ði Theo Nước”

Chiều xuân ấy chàng bước chân đi
Theo hồn nước duyên tình nhớ chi
Bao lời nói lòng em vẫn ghi
Xuân về mai nở vàng ngoài sân mới về
Lòng em say vì nhớ đến chàng
Ðang hiên ngang tung hoành trong khói súng
Em chúc cho chàng lập chiến công oai hùng
Vang vang lời chiến thắng muôn thu
Danh chàng lừng lẫy núi sông

Rồi Xuân đến dưới gốc mai xưa
Nơi lệ thắm khăn hồng tiễn đưa
Em chào đón chàng về vinh quang
Bên chàng say đắm một trời Xuân thanh bình


Và “Ông Lái Ðò” (tên khác “Hình Ảnh Hai Cuộc Ðời”). Bài “Ông Lái Ðò” là một trong những bài được coi là đánh dấu cho những sáng tác thời kháng chiến, còn được gọi là nhạc lãng mạn cách mạng (sau năm 1954 ở trong Nam người ta bắt đầu gọi bằng cái tên "tiền chiến", một cái sai mà tơi tận bây giờ, không riêng ở hải ngoại, trong nước cũng gọi nhạc lãng mạn cách mạng là "nhạc tiền chiến").

Về hình thức “Ông Lái Ðò” hoàn toàn mới lạ vì trước đó chưa có một ca khúc nào được viết như thế, không hoàn toàn là một bài thơ phổ nhạc, như một truyện kể, một vở kịch nhỏ, có đủ những nút thắt mở, được viết để trình diễn xen kẽ giữa “ngâm” (hoặc “kể”) và “hát”.

“Ông Lái Ðò” thích hợp để biểu diễn ở các sân khấu bất chợt: một sân đình, một góc chợ, một trường học, một nơi nghỉ chân trên dọc đường hành quân chẳng hạn. Người trình diễn có thể mở đầu bằng cách ngâm hay đọc đoạn thơ này:

Chậm, kể lể
[2/4 Dm]

(nói theo giọng thơ mới trong cung "Rê unir" thật êm)

Tôi đã gặp một chiều trên bến nước
Ông lái đò ngồi đợi khách sang sông
Gió đưa nhẹ đôi hàng lau lả lướt
Ông lái buồn đưa mắt mỏi mòn trông

(bắt đầu vào nhạc và hát)

Một dĩ vãng tự nghìn xưa chiếu dội
Mỗi chiều về sống lại giữa hồn ông
Ông chỉ muốn cuộc đời xưa đen tối
Xóa nhòa đi trong cùng tận đáy lòng

Mới ngày nào trên bến sông vắng lạnh
Ðời buồn tênh như lỡ một cung đàn
Thuyền đò ông mang nặng sầu cô quạnh
Lặng lờ đưa bao khách lạ sang sông

Khách qua đò ngày xưa hờ hững quá
Trả công ông để lại một vài xu
Họ với ông hai cảnh đời xa lạ
Sang sông rồi không tiếng phân ưu

Ngâm (hoặc đọc theo giọng thơ mới trong cung "Rê unir")

Và cứ thế dòng đời trôi lặng lẽ
Bến ngày xưa tưởng ngủ muôn đời
Ông lái đò trong tuổi già bóng xế
Còn mong gì thấy lại ánh hồng tươi

Nhưng một hôm ánh hồng lên rực rỡ
Non sông rền một điệu nhạc oai hùng
Dòng sông xưa chuyển mình lên hăm hở
Muôn hoa tươi căng thẳng nhựa sống hùng

(hát theo nhạc trở lại)

Ông lái đò giờ đây già yếu lắm
Cũng thấy lòng sống lại tuổi đôi mươi
Hồn run mạnh trước cảnh đời tươi thắm
Nỗi mừng vui không thốt được nên lời

Từ hôm đó bến đò ông sống dậy
Bao nhiêu chiều đã đón khách sang sông
Những người khách không giống ngày xưa ấy
Họ về đây hồn nặng trĩu bên lòng

Ngâm (nói theo giọng thơ mới trong cung "Rê unir" thật êm)

Họ về đây bụi vương mình trên nếp áo
Ðường xa xăm tóc lộng gió tơi bời
Họ đi rồi ông thấy buồn ảo não
Vì họ qua bến ấy một lần thôi

(hát theo nhạc trở lại)

Và từ đó bên hàng lau lả lướt
Khách ngày xưa không trở lại sang sông
Nên mỗi chiều thả thuyền theo bến nước
Ông lái buồn đưa mắt mỏi mòn trông...

Nhạc sỹ Hiếu Nghĩa là người chiến tranh đã mang tới cho âm nhạc Việt Nam, ông sáng tác nhạc vào cuối thập niên 1940, rồi chiến tranh cũng mang ông đi mất.

Trình bày: Duy Khánh http://mp3.ipvnn.com/nhac-tru-tinh/ong-lai-do-duy-khanh/
Trình bày: Hùng Cường http://www.youtube.com/watch?v=vBzEgyWFIDs
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #44 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 07:41:08 am »

toan_jon@ mình cũng giống bạn và fddinh chỉ thích Tuấn Ngọc với bài "Riêng một góc trời" thôi! Grin

Rất cảm ơn bác fddinh đã phân tích bài Ông Lái Đò rất hay, có hai câu trong bài này mà SM vẫn chưa hiểu hết nghĩa? Huh Tongue  Embarrassed


Ông chỉ muốn cuộc đời xưa đen tối
Xóa nhòa đi trong cùng tận đáy lòng

Ngày trước SM có băng mà Thái Châu hát bài này, thế mà vào mạng kiếm mãi không ra....
Logged
toan_jon
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #45 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 08:18:11 am »

Bác fddinh ơi! có phải nhạc sĩ Hoàng Việt trước khi tập kết ra miền bắc, có bài hát rất hay là bài 'Tiếng còi trong sương đêm' với bút danh là Lê Trực, đúng không  hả bác?
Logged

giữa cằn cỗi chợt nghe hồn sao xuyến
ngỡ môi em thầm đợi những mùa xuân!
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 01:00:17 pm »

toan_jon@ mình cũng giống bạn và fddinh chỉ thích Tuấn Ngọc với bài "Riêng một góc trời" thôi! Grin

Rất cảm ơn bác fddinh đã phân tích bài Ông Lái Đò rất hay, có hai câu trong bài này mà SM vẫn chưa hiểu hết nghĩa? Huh Tongue  Embarrassed


Ông chỉ muốn cuộc đời xưa đen tối
Xóa nhòa đi trong cùng tận đáy lòng


Ngày trước SM có băng mà Thái Châu hát bài này, thế mà vào mạng kiếm mãi không ra....
Bác Simon à, những bản nhạc này là nhạc cách mạng mà, lãng mạng cách mạng, vì thế "cuộc đời xưa" là cuộc đời trước Cách mạng, cuộc đời nô lệ Pháp thuộc, hẳn nhiên con người ta muốn "xóa nhòa" đi trong ký ức của mình rồi. Không chỉ ông lái đò mà mỗi con dân nước Việt, hướng lòng theo Kháng chiến chống giặc ngoại xâm đều thế cả.

Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 01:28:02 pm »

Bác fddinh ơi! có phải nhạc sĩ Hoàng Việt trước khi tập kết ra miền bắc, có bài hát rất hay là bài 'Tiếng còi trong sương đêm' với bút danh là Lê Trực, đúng không  hả bác?
Vâng, Tiếng Còi Trong Sương Đêm ký danh Lê Trực một bút danh của nhạc sỹ Hoàng Việt.

Quê nội ở huyện Phước Lễ, Bà Rịa - Vũng Tàu, miền “hào khí” Đồng Nai. Quê ngoại ở Tiền Giang nhưng Lê Trí Lực (tên thật của nhạc sỹ Hoàng Việt) sinh ra ở Chợ Lớn- đó là năm 1928. Ông có năng khiếu và đam mê âm nhạc nên sáng tác từ khi còn ít tuổi, năm 1944 đến 1945, ông đã có các ca khúc Chị cả, Biệt đô thành. Trong những ngày Nam Bộ kháng chiến, ông mang theo một số bài hát trong đó có Tiếng còi trong sương đêm với bút danh Lê Trực từ Sài Gòn ra chiến khu, song bị nghi là "phản động" nên bị bắt giam và đưa đi lao động cải tạo 3 tháng. Nhờ có người bảo lãnh nên sau đó ông được tha, về làm việc tại tổ quân nhạc. Đó cũng là thời gian ông lấy bút danh Hoàng Việt Hận để sáng tác. Sau này ông mới bỏ chữ "Hận", thành bút danh Hoàng Việt.

Những tác phẩm của nhạc sỹ Hoàng Việt đã góp vào một giọng điệu không trộn lẫn với bức tranh âm nhạc Nam Bộ kháng chiến. Những ca khúc của Hoàng Việt trong sáng mà đậm đà, sâu lắng, mang tính chiến đấu sắc bén nhưng không căng cứng, lên gân.

Bao trùm lên tất cả là tình yêu chan chứa, nghị lực và niềm tin, lạc quan hy vọng Ca khúc của Hoàng Việt mang đậm hơi thở của cuộc sống và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ trong những ngày kháng chiến chống Pháp:

Tiếng Còi Trong Sương Đêm

Sáng tác: Lê Trực

Bến nước gió rét đò thưa khách sang
Lau xanh ven sông mờ run bóng trăng
Đêm nay không gian chìm trong giá băng
Con đò sang ngang...

Kể lúc vắng bóng người chinh sĩ xưa
Đã cắm giữa gió mùa thu thổi đưa
Đêm nay đông sang mà tin vẫn chưa ...
đưa đò ...về ... xưa
Mà đoàn hùng binh âm thầm xông lướt trong sương
Hồi còi còn vang như hòa lẫn theo người lái đò ru:

Tiếng còi trong sương đêm
Tiếng còi trong sương đêm theo gió đưa ôi buồn,
nghe vi vu oán than
Thôi toán quân đi rồi, thôi toán quân đi rồi ...
Hơ hờ hơ ...hơ hơ hơ đi rồi ...

Con ơi lòng mẹ ủ ê thương cho chồng mấy dặm sơn khê
Khi ra đi có hứa thu nay về
Mà hôm nay lá thu đã rơi tràn,
Rồi mùa đông sang qua luôn mòn mỏi trong đau buồn

Hò hơ hớ ... Hò hơ hớ ...
Tiếng còi trong sương đêm
Tiếng còi trong sương đêm theo gió đưa ôi buồn
Nghe vi vu oán than
Thôi khóc chi đau lòng, con cứ an giấc nồng
Hơ hờ hơ ...hơ hơ hơ bên lòng ...
Hơ hờ hơ ...hơ hơ hơ ...

1944-1945

Sau đó ông làm việc tại Đoàn Văn công Trung Nam Bộ (khu 8 - hi hi, viết số tám với đóng ngoặc đơn thì thành Cool ) đóng ở Đồng Tháp Mười. Năm 1951, Hoàng Việt được cử về Đoàn Văn công phân liên khu miền Đông Nam Bộ. Vừa chiến đấu, Hoàng Việt vừa viết hàng chục bài hát, như Sở Thương Giang (1945), Lá Xanh (1950), Ai nghe chiến dịch mùa xuân (1950), Tin tưởng (1951), Mùa lúa chín (1952), Đêm mưa dầm (1951), Lửa sáng (1951), Nhạc rừng (1952), Lên ngàn (1953)... Trong số những bài hát ấy, nổi bật nhất và có giá trị lâu bền nhất là các bài hát Lá xanh, Nhạc rừng, Lên ngàn.

Bài Lá xanh gợi lên một không khí hào hùng, sôi nổi của tuổi trẻ Nam Bộ hăng hái đầu quân giết giặc những năm đầu và giữa cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài Nhạc rừng lấy cảm hứng từ cuộc sống chiến đấu hết sức gian khổ mà phơi phới, hồn nhiên của chiến sĩ miền Đông Nam Bộ. Có thể ít nhiều, tác giả đã thi vị hóa cuộc sống ấy nhưng làm sao khác được khi mà giữa trăm ngàn thiếu thốn nơi rừng sâu, người chiến sĩ vẫn thật sự rung động trước vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, với tiếng chim "cúc cu", với dòng suối róc rách, với tiếng lá lao xao, để rồi tự hào được làm người lính bảo vệ những cái đó. Lên ngàn là tác phẩm được viết ra trong một hoàn cảnh đặc biệt: Bão lụt miền Đông năm 1953, cây rừng gục đổ ngổn ngang, bộ đội hành quân lên Châu Thành để giúp đồng bào khắc phục hậu quả, gay go, khốc liệt, cùng một lúc diễn ra ở cả trận tuyến và hậu phương. Nhưng bài ca ấy vút lên những âm thanh trong trẻo:

"... Em đi mót lúa trên ngàn
còn anh chiến đấu sa trường
Kháng chiến nhất quyết thành công
mai ngày kháng chiến thành công
anh về, em thỏa lòng ước mong!"

Và quả như lời tiên đoán ấy, chỉ một năm sau tin vui truyền đi khắp nước: Giặc Pháp đã thất bại đau đớn ở Điện Biên Phủ, Chính phủ Pháp đành phải ký với ta Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, nửa đất nước phía Bắc đã được giải phóng... mở ra một trang sử mới.

Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và học Trường Âm nhạc Việt Nam khóa đầu tiên (sau này là Nhạc viện Hà Nội).  

Nền tân nhạc Việt Nam khai sinh khoảng cuối thập kỷ 30, bằng ca khúc, và từ đó tồn tại suốt già một phần tư thế kỷ cũng chỉ bằng những thể loại thuộc thanh nhạc như: ca khúc, hợp xướng hoặc ca cảnh. Cho đến năm 1965, các nhạc sĩ - kể cả những bậc tiền bối - chưa ai kịp viết giao hưởng thì có một nhạc sĩ, tuổi đời mới 37 đã viết bản giao hưởng đầu tiên của VN, mang tựa đề Quê hương. Đó chính là nhạc sĩ Hoàng Việt.

Năm 1958, Hoàng Việt sang học tập tại Nhạc viện Sofia (Bungari). Chính trong thời gian này, ông bắt đầu viết những tác phẩm khí nhạc, đặc biệt là bản giao hưởng Quê hương và tốt nghiệp hạng ưu với bản giao hưởng Quê hương. Sau khi ông trở về nước, bản giao hưởng "Quê hương" được trình diễn lần đầu tiên ở Việt nam năm 1965 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Năm 1966, Hoàng Việt tự nguyện vào chiến trường miền Nam ác liệt cùng một số văn nghệ sỹ (trong đó có Lưu Hữu Phước, Nguyễn Quang Sáng...) và làm việc tại Đoàn Văn công Quân giải phóng miền Nam.

Trong bom đạn, ông viết càng hăng. Dưới bút danh Lê Quỳnh, ông đã hoàn chỉnh nốt bản tráng khúc Giết giặc Mỹ cứu nước khởi thảo từ năm 1965 và viết tiếp Bài ca thanh niên thành đồng 1966. Ông còn viết giao hưởng Cửu Long (bản giao hưởng thứ hai còn dang dở của ông) và cùng với Nguyễn Vũ, Huỳnh Minh Siêng (tức Lưu Hữu Phước) viết chung vở nhạc kịch Bông Sen.


Tháng 12/1967, Hoàng Việt dự định vượt đường 4 trở về bên sông Cửu Long để lấy thêm chất liệu cho việc hoàn thành bản giao hưởng số hai,bản giao hưởng Cửu Long ông đang viết thì bị rocket của máy bay Mỹ quật ngã trong một trận quần đảo của máy bay HU-1B, ngày 31/12/1967, Hoàng Việt đã vĩnh viễn nằm lại trên đất  ở làng Mỹ Thiện, Cái Bè - Tiền Giang, quê ngoại giữa tuổi 39 với rất nhiều dự định sáng tác và khi tài năng đang độ chín.

Cố nhạc sỹ Hoàng Việt được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996


« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tư, 2010, 01:33:29 pm gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2010, 01:38:54 am »

Ngày trước SM có băng mà Thái Châu hát bài này, thế mà vào mạng kiếm mãi không ra....
Tìm mãi mới thấy Thái Châu cho bác đây: http://music.forvn.com/get/?id=music-452350-57904&ticket=c8aa9e65b3430f99ed0da88a1d77463d
Bài này ở trong cuốn Mười năm tình cũ của Thái Châu.

Em cũng thích một số bài do Thái Châu hát.
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #49 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2010, 09:56:41 am »

.
Tìm mãi mới thấy Thái Châu cho bác đây: http://music.forvn.com/get/?id=music-452350-57904&ticket=c8aa9e65b3430f99ed0da88a1d77463d
Bài này ở trong cuốn Mười năm tình cũ của Thái Châu.
Em cũng thích một số bài do Thái Châu hát.

Cảm ơn bac fddinh nhiêu nghe! Grin Một món quà tặng rất đúng lúc! Tongue Grin Trời KL hôm nay thật là u ám, trời mưa, nên nghe bài này rất hợp! Và thấy thương Ông lái đò quá! Cry (à nhưng mà chất lượng thu bài này hình như hơi kém bác fddinh nhỉ? Nhạc to hơn nghe lời)

Khách qua đò ngày xưa hờ hững quá
Trả công ông để lại một vài xu
Họ với ông hai cảnh đời xa lạ
Sang sông rồi không tiếng phân ưu


Thôi để bớt ảo não, xin tặng lại bác fddinh và các bác bài "Hoài cảm" của Cung Tiến và " Đêm thấy ta là thác đổ" của Trịnh Công Sơn" và bài " Một dại khờ, một tôi" của Phú Quang do Quang Dũng hát, trong Album "Anh sẽ đến"! Wink (trong Album này nhiều bài hay phết! Cool)

http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-album/Anh-Se-Den-Quang-Dung.384135.0.html
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tư, 2010, 12:04:52 pm gửi bởi Simon » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM