Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:43:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thơ - nhạc VNCH nguồn gốc từ VNDCCH  (Đọc 100653 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #20 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2010, 07:15:05 pm »

HÔN NHAU LẦN CUỐI

Album: Elvis Phương - Khánh Ly 2
http://music.vuilen.com/play.php?albumid=241&songid=2812

Vâng, đúng là bài này đấy bác ạ! Wink Nhưng lúc trước em nghe không phải Elvis Phương hát, một ca sĩ nào đó hát hay hơn anh này. Grin

Cảm ơn bác fddinh nhiều nhá! Grin
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 09:57:47 pm »

Nhân đây xin có đôi lời về "Nhạc Tiền Chiến", theo cách hiểu của miền Bắc, "Nhạc Tiền Chiến" chỉ những bản nhạc được sáng tác từ thời kỳ 1930 cho tới trước khi thành lập nước VNDCCH, với VNCH, họ cho rằng "Nhạc Tiền Chiến" là nhạc được sáng tác từ thời kỳ 1930 cho tới sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, vì vậy những bản nhạc, bài thơ thời 9 năm VNCH điềm nhiên gọi là "Nhạc Tiền Chiến", những bài thơ của Quang Dũng cũng được liệt vào hành "Tiền Chiến".

Thi sĩ Quang Dũng (1921-1988) tên thật là Bùi Ðình Diệm, sinh tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng tỉnh Sơn Tây (nay thuộc ngoại thành Hà Nội).

Sau khi học Trường sư phạm tại Hà Nội, Quang Dũng làm nhạc công gánh hát rong và làm gia sư tại Hà Nội.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp ông chiến đấu trên hai mặt trận: vừa là người cầm bút nhưng cũng vừa là người cầm súng chiến đấu. Năm 1947 ông từng là đại đội trưởng của Trung đoàn Thủ Đô. Ông cũng hoạt động văn nghệ ở Liên Khu III thời kháng chiến, từng là trưởng phòng văn nghệ Liên khu. Ông đã viết rất nhiều truyện ngắn xuất bản và viết kịch, cũng như đã triển lãm tranh sơn dầu cùng với các họa sĩ nổi danh. Ông sáng tác nhạc, bài Ba Vì của ông đã nổi tiếng ở trong khu kháng chiến. Sau 1954, ông làm biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về Nhà xuất bản Văn học.

Ông bị gửi đi chỉnh huấn sau vụ Nhân Văn - Giai Phẩm, và lui về ẩn thân trong nghèo nàn và bệnh tật. Thơ của ông bị phê bình trên báo chí miền Bắc lúc đó là mang hơi hướng "tiểu tư sản", thiếu tính chiến đấu, còn ở miền Nam thì được xuất bản và phổ biến rộng rãi.

Ông là người tài hoa, vẽ tài, hát giỏi, thơ hay. Bài thơ Tây Tiến của ông mang đậm nét hào hùng, bi tráng pha chất lãng mạn được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông. Một số bài thơ của ông đã được phổ nhạc như Tây Tiến (Phạm Duy phổ nhạc), Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương phổ từ hai bài thơ Đôi bờ và Đôi mắt người Sơn Tây), Kẻ Ở (Cung Tiến phổ nhạc). Đặc biệt bài thơ Em mãi là 20 tuổi được 3 nhạc sĩ phổ nhạc khác nhau (Việt Dzũng, Phạm Trọng Cầu, Khúc Dương ...

Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.

TÂY TIẾN

Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Tây tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

Phù Lưu Chanh, 1948

Tây Tiến: Tên một đơn vị của Việt Minh được thành lập vào đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Lào - Việt và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và hỗ trợ cho những vùng khác trên đất Lào. Các chiến sĩ của Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội. Ðịa bàn hoạt động của Tây Tiến khá rộng (từ Mai Châu, Châu Mộc, sang Sầm Nứa rồi vòng qua miền tây Thanh Hóa).

TÂY TIẾN
Nhạc: Phạm Duy
Lời thơ: Quang Dũng

Sông Mã xa rồi xa, xa rồi xa, xa rồi xa, xa mãi..
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu, lên khúc khuỷu
Dốc thăm thẳm sâu thăm thẳm sâu
Heo hút tầng mây súng ngửi trời
Heo hút tầng mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Hỡi ôi Tây tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Tây tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc ngày xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành ôi khúc độc hành
Khúc độc hành ôi khúc độc hành

Tây Tiến, Tây tiến người đi không hẹn ước, người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa không về xuôi.
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa không về xuôi.

Tây Tiến, Tây Tiến, Tây Tiến...

Tây tiến (Phạm Duy - Quang Dũng) - Anh Dũng & Phạm Duy http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=pbyrtEFgXb
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 10:26:08 pm »

Về chuyện Người con gái Sơn Tây, theo nhạc sỹ Phạm Duy (Bạn học của Quang Dũng ở trường Thăng Long Hà Nội - Quang Dũng ngồi sau Phạm Duy hai hàng ghế, người to con nhưng rất hiền) kể lại: Lúc Quang Dũng còn là đại đội trưởng trung đoàn Tây Tiến đóng quân ở Hoà Bình. Vừa được nghỉ phép, về thăm gia đình ở Phùng thuộc tỉnh Sơn Tây ,anh tạt qua nơi có tên là Kinh Đào ở gần chợ Đại, thăm người yêu cũ tên là Nhật, còn có một mỹ danh nữa là Akimi, nàng có hàng cà phê trong vùng cách mạng mà ông thường hay ghé uống. Nàng chính là người đẹp Sơn Tây, nguồn cảm hứng dạt dào cho Quang Dũng viết bài Đôi mắt người Sơn Tây, ông đã tặng nàng bài thơ có câu :

Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương

Akimi Nhật sống cùng mẹ, trong cái quán nước đơn sơ này, nhà thơ thường hay lui tới, có lần Quang Dũng sáng tác ngay một bài thơ ca ngợi nàng và dán ngay lên vách nứa:

Tóc như mây cuốn, mắt như thuyền
Khuấy nước kênh đào sóng nổi lên
Ý nhị mẹ cười sau nếp áo
Non sông cùng đắm giấc mơ tiên…

(Đây là bài thơ mới phát hiện sau này do chính bà Nhật - định cư ở Hoa Kì cung cấp).

Qua thơ, người thưởng thức vẫn thấy một bóng hình đẹp, lãng mạn của người con gái, tuy rằng không thấy mặt…?. Có lần Phạm Duy cùng Quang Dũng đi xe đạp về chợ Neo, hai người chạy song song trên đường làng. Thi sĩ kể về mối tình của mình với người đẹp Akimi và đọc lên bài thơ tặng nàng:

Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai
Sông kia từng lớp lớp mưa dài
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi gió heo về một sớm mai

Sau này, chiến tranh lan rộng, Akimi theo mẹ về thành bỏ lại người xưa, tan vỡ một mối tình.

Tới 1954, nàng di cư vào Nam, sống ở Sài Gòn, một thời là kiều nữ của nhà hàng Tự Do, đến 1975 sang Mỹ định cư. Nàng đi để lại cho Quang Dũng một nỗi nhớ ơ hờ chỉ biết.

Bên nầy đất nước nhớ thương nhau
Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào…

Bài thơ Càng nổi tiếng như cồn ở Miền Nam, khi nhạc sỹ Phạm Đình Chương phổ nhạc trở thành phổ biến trong quần chúng qua giọng hát truyền cảm của nam danh ca Duy Trác. Có người ngạc nhiên khi thấy ông phổ một lượt tới hai bài thơ trong đó: đoạn đầu lấy Đôi Bờ, phần sau là phần chính, phổ từ bài Đôi mắt người Sơn Tây, rất độc đáo, rất hiếm trong âm nhạc.

Ðôi bờ

Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai?
Sông xa từng lớp lớp mưa dài
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi chớm heo về một sớm mai?
Rét mướt mùa sau từng xuất ngự
Kinh thành em có nhớ ta chăng
Giăng giăng mưa bụi quanh phòng tuyến
Hiu hắt chiều sông lạnh bến Tề

Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa
Ðêm đêm sông Ðáy lạnh đôi bờ
Thoáng hiện em về trong đáy cốc
Nói cười như chuyện một đêm mơ

Xa quá rồi em người mỗi ngả
Bên này đất nước nhớ thương nhau
Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?

Đôi mắt người Sơn Tây

Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

Vầng trán em mang trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây phương
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương?

Mẹ tôi, em có gặp đâu không
Bao xác già nua ngập cánh đồng
Tôi nhớ một thằng con bé nhỏ
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông!

Từ độ thu về hoang bóng giặc
Điêu tàn ôi lại nối điêu tàn!
Đất đá ong khô nhiều suối lệ
Em đã bao ngày lệ chứa chan?

Đôi mắt người Sơn Tây
U ẩn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây

Tôi gửi niềm nhớ thương
Em mang giùm tôi nhé
Ngày trở lại quê hương
Khúc hoàn ca rớm lệ

Bao giờ trở lại đồn Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng

Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa
Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta?

Nhạc phẩm "Ðôi Mắt Người Sơn Tây" do chính tác giả Hoài Bắc Phạm Ðình Chương trình bày. http://www.freewebtown.com/mylinh/DoiMatNguoiST_HoaiBac.wma

Đôi Mắt Người Sơn Tây
Phạm Đình Chương
Thơ: Quang Dũng

Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai
Sông xa từng lớp lớp mưa dài
Mắt em ơi mắt em xưa có sầu cô quạnh
Khi chớm thu về, khi chớm thu về một sớm mai

Đôi mắt Người Sơn Tây
U uẩn chiều luân lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây,
Buồn viễn xứ khôn khuây
Em hãy cùng ta mơ
Mơ một ngày đất mẹ
Ngày bóng dáng quê hương
Đường hoa khô ráo lệ

Tôi từ chinh chiến đã ra đi
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Sông Đáy chậm nguồn qua Phú Quốc
Non nước u hoài, non nước hao gầy, ngày chia tay

Em vì chinh chiến thiếu quê hương
Sài Sơn , Bương Cấn mãi u buồn
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ, Em có bao giờ, Em thương nhớ thương

Đôi mắt Người Sơn Tây
U uẩn chiều luân lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây
buồn viễn xứ khôn khuây
Em hãy cùng ta mơ
Mơ một ngày đất mẹ
Ngày bóng dáng quê hương
Đường hoa khô ráo lệ

Đôi mắt Người Sơn Tây
Đôi mắt Người Sơn Tây
Buồn viễn xứ khôn khuây ...

Nhạc phẩm "Ðôi Mắt Người Sơn Tây" qua giọng hát của danh ca Thái Thanh
http://www.youtube.com/watch?v=VYf9Lr9ynVs&feature=player_embedded
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #23 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 11:07:24 pm »

Cảm ơn bác fddinh đã cung cấp về lịch sử bài "Đôi mắt người Sơn Tây" - là một trong những bài hát mà SM hay nghe và rất thích, đặc biệt là mỗi khi nghe bài này thì lại nhớ đến một người bạn..... vì thời điểm hay nghe bài này thì biết người bạn đó....và cái đĩa này lúc nào cũng để trên xe để nghe! Wink
 
Mai Hoa (vợ của nhạc sỹ Trọng Đài) hát bài này rất hay và da diết, theo SM có lẽ Mai Hoa là người hát đạt nhất! Grin

Mình rất thích lời của bài hát này và nhạc cũng rất đặc biệt! Wink
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tư, 2010, 11:20:52 pm gửi bởi Simon » Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #24 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 11:16:24 pm »

Ôi, không ngờ em lại chọn toàn bài hát mà bác Simon thích, bởi vì em cũng thích.

Sưu tầm những bài theo ý nghĩa của topic thật khó, vì những lời hát hiện nay có trên mạng thường được sửa lại, ít còn nguyên bản của thời  trước 1975, em sẽ bổ xung thêm thông tin về những nhạc sỹ VNCH phổ nhạc cho thơ VNDCCH.

Cũng mong mỏi các bác lớn tuổi từng lớn lên ở miền Nam góp sức!

Xin cảm ơn!

Và sau đây là 2 bản nhạc phổ từ bài thơ "Bao giờ trở lại" của Nhà thơ  Hoàng Trung Thông.

“Các anh đi/ Ngày ấy đã lâu rồi/Xóm làng tôi còn nhớ mãi”…

…“Các anh về mái ấm nhà vui/Tiếng hát câu cười/Rộn ràng xóm nhỏ/

Các anh về tưng bừng trước ngõ/ Lớp lớp đàn em hớn hở chạy theo sau/ Mẹ già bịn rịn áo nâu/ Vui đàn con ở rừng sâu mới về”…

Đó là những câu thơ trong bài thơ “Bao giờ trở lại” của Hoàng Trung Thông (1925-1993) và ấy cũng là câu hát trong ca khúc “Bộ đội về làng” của Lê Yên. Bài thơ được Hoàng Trung Thông viết sau ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp. Sức thu hút và lan tỏa của bài thơ thật sâu rộng.

Nhà thơ Hoàng Trung Thông còn có những bút danh khác như Đặc Công, Bút Châm, quê quán xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nguyên là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Viện trưởng Viện Văn học (Việt Nam).

Nhà thơ Hoàng Trung Thông tham gia cách mạng từ trước 1945 trong phong trào Việt Minh, từng đảm nhiệm các chức trách: cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Nghệ An, ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương; thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam; tổng biên tập báo Văn nghệ, báo Tác phẩm mới của Hội Nhà văn Việt Nam; Giám đốc Nhà xuất bản Văn học, Vụ trưởng Vụ Văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương; Viện trưởng Viện Văn học (1976-1985).

Năm 1952, nhạc sĩ Lê Yên đã hình thành bản hợp xướng hoành tráng, nổi tiếng “Bộ đội về làng”. Nhạc sĩ Phạm Duy, Văn Phụng… cũng đã phổ nhạc bài thơ này của Hoàng Trung Thông. Có thể nói, đây là bài thơ hay nhất của Hoàng Trung Thông và là ca khúc thành công nhất của Lê Yên.

Nói đến bộ đội Cụ Hồ là chúng ta nghe vang rền giai điệu hành quân. Ấy là “Hành quân xa” (Đỗ Nhuận), “Hành khúc ngày và đêm” (Phan Huỳnh Điểu), “Hành quân đêm” (Xuân Hồng-Trí Thanh), “Đường ra trận mùa xuân” (Cẩm La), “Cùng anh tiến quân trên đường dài” (Huy Du-Xuân Sách), “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” (Huy Thục), “Hát mãi khúc quân hành” (Diệp Minh Tuyền)…

Nhưng với Hoàng Trung Thông, anh chọn khoảnh khắc “Bộ đội về làng” trong nỗi chờ mong “Bao giờ trở lại”. Rõ ràng, để có “nỗi chờ mong” ấy, các anh bộ đội Cụ Hồ trước đó đã để lại ấn tượng rất đẹp đối với người dân. Bài thơ đầm ấm tình quân dân, ân tình chuyện hậu phương tiền tuyến mà mỗi làng quê Việt Nam là “quê hương anh bộ đội”. Thông thường khi chọn thơ để phổ nhạc, các nhạc sĩ chọn tư tưởng chủ đề của thơ trước yêu cầu của thời đại và hợp điệu với tâm hồn nhạc sĩ.

Bên cạnh đó, thể thơ cũng có yêu cầu của công việc phổ nhạc. Hoàng Trung Thông viết “Bao giờ trở lại” theo thể thơ tự do. Ấy là một thử thách đối với nhạc sĩ phổ nhạc. Vốn là nhạc sĩ có tài và đậm chất dân ca truyền thống, Lê Yên đã thành công khi sáng tác “Bao giờ trở lại” thành hợp xướng “Bộ đội về làng”.


Bao giờ trở lại?

Các anh đi
Ngày ấy đã lâu rồi
Xóm làng tôi còn nhớ mãi
Các anh đi
Bao giờ trở lại
Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ mong

Làng tôi nghèo
Nho nhỏ bên sông
Gió bắc lạnh lùng
Thổi vào mái rạ
Làng tôi nghèo
Gió mưa tơi tả
Trai gái trong làng vất vả ngược xuôi

Các anh về mái ấm nhà vui
Tiếng hát câu cười
Rộn ràng xóm nhỏ
Các anh về tưng bừng trước ngõ
Lớp đàn em hớn hở theo sau
Mẹ già bịn rịn áo nâu
Vui đàn con nhỏ rừng sâu mới về

Từ lưng đèo
Dốc núi mù che
Các anh về
Xôn xao làng tôi bé nhỏ
Nhà lá đơn sơ
Nhưng tấm lòng rộng mở
Nồi cơm nấu dở
Bát nước chè xanh
Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau

Anh giờ đánh giặc nơi đâu
Chiềng Vàng, Vụ Bản, hay vào Trị Thiên
Làng tôi thắng lợi vụ chiêm
Lúa thêm xanh ngọn, khoai lên thắm vồng
Giảm tô hai vụ vừa xong
Đêm đêm ánh đuốc dân công rực đường
Dẫu rằng núi gió đèo sương
So anh máu nhuộn chiến trường thấm chi

Bấm tay tính buổi anh đi
Mẹ thường vẫn nhắc: biết khi nào về?
Lúa xanh xanh ngắt chân đê
Anh đi là để giữ quê quán mình
Cây đa, bến nước, sân đình
Lời thề nhớ buổi mít tinh lên đường
Hoa cau thơm ngát đầu nương
Anh đi là giữ tình thương dạt dào

Các anh đi
Khi nào trở lại
Xóm làng tôi
Trai gái vẫn chờ mong
Chờ mong chiến dịch thành công
Xác thù chất núi bên sông đỏ cờ
Anh đi chín đợi mười chờ
Tin thường thắng trận, bao giờ về anh?

Bộ đội về làng
Lê Yên - Hoàng Trung Thông

Các anh đi ngày ấy đã lâu rồi
xóm làng tôi còn nhớ mãi
Ước mong sao đến khi trở lại .
Đón mừng anh vui chiến thắng về qua

Các anh về mái ấm nhà vui
A tiếng hát câu cười rộn ràng trong xóm nhỏ ( ơ .. ơ )
Các anh về tưng bừng trước ngõ
Lớp lớp đàn em hớn hở chạy theo sau
mẹ già bịn rịn áo nâu
vui đàn con ở rừng sâu mới về

Từ lưng đèo dốc đá mù che
Các anh về xôn xao làng tôi bé nhỏ ( ơ )
Nhà lá đơn sơ nhưng tấm lòng rộng mở ( ơ ơ ơ ơ ơ )
Nồi cơm nấu dở , bát nước chè xanh
ngồi vui ( ơ ơ ) ta kể chuyện tâm tình bên ( ơ ) nhau

Nhớ lời xưa xóm cũ dân nghèo
Sống thầm đêm dài tăm tối
Mấy năm qua , ấm no mừng cuộc đời
Cấy hái tốt tươi , vườn đất nhà vun xới. Hơ ơ!

Các anh về đây quê minh nay hớn hở
Ruộng đất quê ta như sóng dềnh biển cả ( ơ ơ ơ ơ ơ ơ ơ )
Giờ đây phấn khởi cuốc bẫm cày sâu
niềm tin thiết tha
Ơn cụ Hồ muôn đời bao la (ư ..... la la )
http://www.youtube.com/watch?v=SIKVqk05s_I&feature=player_embedded

Nhạc sĩ Văn Phụng tên thật là Nguyễn Văn Phụng, sinh năm 1930 tại Hà Nội, trong một gia đình có 8 người con mà ông là thứ hai. Thuở ấy, phong trào âm nhạc cải cách (tân nhạc) mới du nhập vào Việt Nam và được giới trẻ nhiệt tình hưởng ứng. Văn Phụng đặc biệt có năng khiếu về tân nhạc nên được các giáo sư dương cầm là bà Perrier và bà Vượng dìu dắt rất tận tình. 15 tuổi, ông đã nổi đình đám khi đoạt giải nhất độc tấu dương cầm với bản La Pirière d'une Viege tại Nhà hát Lớn Hà Nội, 16 tuổi ông đã thi đậu tú tài. Ngặt nỗi ông bố (vốn là thông phán) lại quá nghiêm khắc, ông cấm không cho cậu con trai đi theo phường "xướng ca vô loài" mà chỉ muốn con mình làm... bác sĩ, nhưng Văn Phụng theo học ngành y chỉ được một năm rồi bỏ học đi theo tiếng gọi của âm nhạc.

Năm 1948, Văn Phụng cho ra đời tác phẩm đầu tay Ô mê ly với tiết tấu sôi động, phấn chấn yêu đời Ô mê ly đời sống với cây đàn tình tình tang... Ô mê ly, mê ly đời ta. Ông thường cùng các bạn bè nam, nữ tụ tập đàn hát với nhau. Nếu như trong đám bạn trai, Văn Phụng như là một "chủ súy" bởi ngón đàn tài hoa thì trong đám bạn nữ vút lên một giọng hát rất đỗi "liêu trai" của Châu Hà, người thiếu nữ Hà Nội có mái tóc dài vẫn thường thả lỏng như một dòng suối. "Trai tài, gái sắc" cứ quấn quýt bên nhau, thế nhưng ông thông phán lại rất ác cảm với nghề xướng ca vô loài nên tìm đủ cách để ly gián tình yêu của con trai mình. Biết rằng gia đình Văn Phụng không chấp nhận mình, Châu Hà phẫn uất đi lấy chồng và theo chồng vào Sài Gòn để xa hẳn một quá khứ đẹp mà... buồn.

Châu Hà đi rồi, một thời gian sau Văn Phụng cũng được bố mẹ cưới vợ. Ông chấp nhận như là để khỏa lấp những trống vắng mà Châu Hà đã để lại cho mình. Vợ ông cũng là người Hà Nội nổi tiếng "đẹp người, đẹp nết" rất được bố mẹ chồng thương quý. Đến khoảng đầu thập niên 1950, vợ chồng Văn Phụng đã có 2 người con gái. Những tưởng mọi sự đã an bài, nhưng tình xưa đâu dễ quên... Tất cả những nỗi nhớ thương đều được ông đưa vào các ca khúc của mình Tìm đâu thấy liễu xanh xanh lả lơi. Hay đi tìm dòng suối tóc trên vai. Ghi trong khóe mắt u hoài hình bóng ai. Tôi thấy em một đêm thu êm ái... Người em gái đứng im trong hồi lâu. Tôi ngập ngừng lòng muốn nói đôi câu. Xin cho suối nước non ngàn tìm đến nhau. Như chúng ta đôi đời hàn gắn thương yêu... (Suối tóc - 1954).

Rồi không ngăn được tiếng gọi của con tim, Văn Phụng vào Nam. Châu Hà lúc này đã trở thành ca sĩ chuyên hát ở đài phát thanh và các phòng trà cùng thời với những Mộc Lan, Linh Sơn, Ánh Tuyết... Văn Phụng cũng mau chóng hòa nhập vào làng ca nhạc miền Nam. Không chỉ sáng tác ca khúc, ông còn thành lập ban tam ca nam đầu tiên ở Việt Nam với Văn Phụng - Anh Ngọc - Nhật Bằng (1953-1954). "Tình cũ không rủ cũng tới" nhưng... không phải dễ dàng gì bởi còn đó những trói buộc gia đình, còn những lời đàm tiếu, dị nghị chung quanh.

Chính những lúc buồn nản nhất, Văn Phụng đã viết Tôi đi giữa hoàng hôn (1962) với điệu slow rock: Tôi đi giữa hoàng hôn, khi ánh chiều buông, khi nắng còn vương. Một mình tôi ngắm cánh chim lạc loài mà lòng thấy u hoài... Tôi thương nhớ ngày qua, trên bến Hoàng Hoa, trên những đường xa, thường thường hai đứa nắm tay nhau tươi cười, như thầm hẹn nhau mùa sau.... Ở Tôi đi giữa hoàng hôn không hề có sự yếm thế, bi thảm mà là một nỗi buồn lâng lâng, siêu thoát. nhẹ nhàng và trầm ấm đầy chất phương Đông: ...Dù cho mưa gió bên mái tranh nghèo. Dù cho nắng, dù cho sương khói mịt mờ, niềm tin yêu hằng xin mãi mãi không hề phai. Nhớ... Nhớ... Nhớ đêm nao trên bến Hoàng Hoa, hai đứa nhìn nhau, không nói một câu...

Chính tình yêu đó, cuối cùng, vượt qua mọi trở ngại, "Kim - Kiều" đã lại tái hợp, tạo nên một đôi uyên ương nổi tiếng trong làng ca nhạc Sài Gòn một thời. Văn Phụng - Châu Hà có với nhau 2 người con gái (với người vợ trước ông có 5 gái, 1 trai).

Sau 1975, Văn Phụng  định cư tại Mỹ,  ở đường Baclick, Springfield, Virginia . Văn Phụng mất ngày 17/12/1999, để lại khoảng 60 ca khúc.

Các Anh Đi
Văn Phụng
Khuyết Danh

Các anh đi, ngày ấy đã lâu rồi
Các anh đi, đến bao giờ trở lại
Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ trông
Làng tôi nghèo nho nhỏ ven sông
Gió bấc lạnh lùng thổi vào mái rạ
Làng tôi nghèo gió mưa tơi tả
Trai gái trong làng vất vả ngược xuôi
Các anh đi, mái ấm nhà êm
Câu hát tiếng cười rộn ràng trong xóm nhỏ
Các anh về, tưng bừng trước ngõ
Lớp lớp đàn em hớn hở theo sau
Mẹ già bịn rịn áo nâu
Vui đàn con ở rừng sâu mới về
Làng tôi nghèo xóm nhà tre
Các anh về không chê làng tôi bé nhỏ
Nhà lá đơn sơ nhưng tấm lòng rộng mở
Nồi cơm nấu đỗ
Bát nước chè xanh
Ngồi vui kể chuyện tâm tình xa xôi
Các anh đi ngày ấy đã lâu rồi
Xóm làng tôi còn nhớ mãi
Hỡi đoàn người trai trẻ đấu tranh

Các anh đi, ngày ấy đã lâu rồi
Các anh đi, đến bao giờ trở lại
Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ trông

Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ trông
Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ trông

Tài liệu tham khảo: Tình Yêu & Quê Hương - Nhạc Tuyển 2
(Văn Phụng - Đan Thọ - Nhật Bằng - Nguyễn Túc / Virginia 1996)
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Tư, 2010, 01:34:52 am gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #25 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2010, 01:39:39 am »

Cảm ơn bác fddinh đã cung cấp về lịch sử bài "Đôi mắt người Sơn Tây" - là một trong những bài hát mà SM hay nghe và rất thích, đặc biệt là mỗi khi nghe bài này thì lại nhớ đến một người bạn..... vì thời điểm hay nghe bài này thì biết người bạn đó....và cái đĩa này lúc nào cũng để trên xe để nghe! Wink
 
Mai Hoa (vợ của nhạc sỹ Trọng Đài) hát bài này rất hay và da diết, theo SM có lẽ Mai Hoa là người hát đạt nhất! Grin

Mình rất thích lời của bài hát này và nhạc cũng rất đặc biệt! Wink

Ca khúc: Đôi mắt người Sơn Tây
Trình bày:Mai Hoa
Tác giả:Phạm Đình Chương, thơ Quang Dũng

http://nghenhac.info/Nhac-Viet-Nam/Nhac-tien-chien/120496/Doi-mat-nguoi-Son-Tay-Mai-Hoa.html
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #26 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2010, 10:28:36 pm »

SM rất thích những bản nhạc tiền chiến, mình biết cũng tuơng đối nhiều, thường thì những bài về tiền chiến thì mình cũng biết ít nhiều về lịch sử của nó vì có nghe ba mẹ mình kể lại (các cụ cũng rất thích loại nhạc này) nhưng bài "Đôi mắt người Sơn Tây" mình mới biết và hay nghe khoảng gần nửa năm nay, mình cứ thắc mắc về "đôi mắt" mà lại của "người Sơn Tây"? Huh Chắc người phụ nữ này phải đặc biệt lắm.... như lời của bài hát:

Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai
Sông xa từng lớp lớp mưa dài
Mắt em ơi mắt em xưa có sầu cô quạnh
Khi chớm thu về, khi chớm thu về một sớm mai

Đôi mắt Người Sơn Tây
U uẩn chiều luân lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây


Em hãy cùng ta mơ
Mơ một ngày đất mẹ
Ngày bóng dáng quê hương
Đường hoa khô ráo lệ

Càng nghe càng thấy lời thơ rất hay! Một lần nữa rất cảm ơn bác fddinh về "cội nguồn" của bài hát này?


Nhân tiện đây bác fddinh có biết bài "Ôi giấc mơ xưa"? nhạc và lời của Hoàng Dương cũng do Mai Hoa hát, cũng rất hay! Grin


http://nghenhac.info/Nhac-Viet-Nam/Nhac-tien-chien/120495/Oi-giac-mo-xua-Mai-Hoa.html
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2010, 11:16:02 pm »

Hướng Về Hà Nội

Hà Nội ơi ! Hướng về thành phố xa xôi
Ánh đèn giăng mắc muôn nơi
Áo màu tung gió chơi vơi
Hà Nội ơi ! Phố phường giãi ánh trăng mơ
Liễu mềm nhủ gió ngây thơ
Thấu chăng lòng khách bơ vơ

Hà Nội ơi! Những ngày vui đã ra đi
Biết người còn nhớ nhung chi
Hết rồi giây phút phân ly
Hà Nội ơi! Dáng huyền tha thướt đê mê,
Tóc thề thả gió lê thê
Biết đâu ngày ấy anh về

Một ngày mùa chinh chiến ấy
Chim đã xa bầy mịt mờ bên trời bay
Một ngày tả tơi hoa lá,
Ngóng trông về xa
Luyến thương hình bóng qua

Hà Nội ơi! Nước hồ là ánh gương soi,
Nắng hè tô thắm lên môi
Thanh bình tiếng guốc reo vui
Hà Nội ơi! Kiếp đời muôn hướng buông trôi
Nhớ về người những đêm rơi
Nhắn theo ngàn cánh chim trời

II
Hà Nội ơi! Hướng về thành phố xa xưa,
Mắt buồn dâng những đêm mưa,
Não nùng mây gió đong đưa
Hà Nội ơi! Nỗi lòng gởi gấm cho nhau,
Nhớ hoài chỉ biết thương đau,
Đắm say chờ những kiếp sau.

Hà Nội ơi! những ngày thơ ấu trôi qua,
Mái trường phượng vĩ dâng hoa
Dáng chiều ủ bóng tiên nga.
Hà Nội ơi! Mắt huyền ngây ngất đê mê,
Tóc thề thả gió lê thê,
Cứ tin ngày ấy anh về

Một ngày tàn hương chinh chiến,
Lửa khói lắng chìm
Tìm về nơi bờ bến
Một ngày hồng tươi hoa lá
Hát câu tình ca
Nói lên lời thiết tha

Hà Nội ơi! Biết người còn có trông mong,
Hướng về ai nữa hay không
Những ngày xa vắng bên sông.
Hà Nội ơi! Những chiều sương gió dâng khơi
Có người lặng ngắm mây trôi,
Biết bao là nhớ tơi bời ...


Trên đây là một sáng tác của Hoàng Dương, do Duy Trác hát trên Đài Phát Thanh, dựa theo ấn bản lần đầu tiên, năm 1954, trong thời kỳ thiên hạ ùn ùn từ Bắc “theo Chúa” vào Nam! Ở trong đó, bản nhạc giấy do Tinh Hoa Miền Nam xuất bản do Duy Liêm vẽ, sắc nâu, chỗ đậm chỗ nhạt, với hình vẽ một thiếu nữ có chít khăn mỏ quạ! Bên trong bài hát, phía trên cùng có câu: "Riêng tặng Hoàng Trọng, bạn thân yêu, gửi đây niềm thương nhớ một mùa chia phôi...".

Phó giáo sư, nhà giáo ưu tú Ngô Hoàng Dương là một nghệ sĩ đàn cello, ông là người có công đầu xây dựng bộ môn cello và khoa đàn dây Nhạc viện Hà Nội, đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ đàn cello. Tên khai sinh của ông là Ngô Hoàng Dương, sinh ngày 12 tháng 10 năm 1933, quê ở Từ Liêm, Hà Nội. Công tác tại Nhạc Viện Hà Nội, cư trú tại Hà Nội. Là Phí Giáo sư. Đã được tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

Ông viết nhiều tác phẩm khí nhạc như Hát ru, Mơ về trái núi Thiên Thai (cello và piano), Vũ khúc mùa xuân, Tây Nguyên tươi đẹp (accordeon), sonatine Bài thơ Hạ Long, Giai điệu quê hương,tổ khúc Tiếng hát sông hương (cello và dàn nhạc).

Ngay từ năm 1954, ông đã có ca khúc Hướng về Hà Nội rất nổi tiếng, mươi năm nay bên cạnh công việc nghiên cứu, ông có đam mê sáng tác ca khúc, trong đó có nhiều bài là phổ thơ.

Nghe Lê Dung, một trong những ca sĩ tài hoa của Hà Nội, được đào tạo tại Hà Nội, trình bầy bài hát "Hướng Về Hà Nội", người ta thấy một Hà Nội khác, không phải cái Hà Nội trong bài hát do Duy Trác hát. Khác chứ không phải hay, dở. Bởi vì nó tạo ra một vẻ đẹp khác.Khác vì, chẳng hạn như câu “Thanh bình tiếng ‘guốc’ reo vui” thường lại được đổi thành “Thanh bình tiếng ‘hát’ reo vui”, có lẽ vì Hà Nội ít ai đi guốc mộc nữa, người ta không còn nghe tiếng guốc mộc trên đường phố Hà Nội, cũng như khăn mỏ quạ, còn mấy ai chít nữa!



Ôi Giấc Mơ Xưa

Gặp nhau năm trước với ai ta hẹn hò
Kề vai cùng nói những câu thề ước
Đắm đuối đôi lòng chung hòa muôn tiếng tơ
Ta sẽ say đời với mộng và với thơ
Rồi đây gắn bó mối tơ duyên mặn nồng
Bao lời thề nguyện hòa theo mây với gió
Làn hương ngất ngây ru hồn ta đắm say
Ríu rít đàn chim ca vang giữa ngàn cây

Nhưng thôi còn đâu
Vì ai đã nỡ quên tình cũ
Mi ướt đêm thâu
Khóc thầm kiếp đời lắm buồn đau
Ôi duyên tình xưa
Còn đâu giây phút êm đềm ấy
Ôi giấc mơ xưa
Đã tàn phai rồi dưới chiều mưa

Đây đó đôi chim đang bay lượn cánh nhịp nhàng
Xây dệt mộng vàng
Còn riêng ra phiêu linh cuốn theo làn gió vi vút bay về đâu
Tim se lòng đau
Người ơi có biết ta còn nhớ
Muôn kiếp khôn nguôi
Vẫn chờ ai về với tình tôi.
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Simon
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #28 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2010, 08:04:02 am »

Rất cảm ơn bác Fddinh! Grin Bác rất chịu khó nghiên cứu về âm nhạc và rất hiểu biết về lĩnh vực này, chắc công việc của bác có liên quan đến nghệ thuật? Huh Grin

Bài Hướng về Hà Nội thì quá nổi tiếng rồi, bài này Hồng Nhung hat rất hay.

Cảm ơn bác về lời của bài "Ôi giấc mơ xưa " nhá. Grin
Logged
toan_jon
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2010, 02:38:03 pm »

Bài Hướng về Hà nội,theo cảm nghĩ của em ngoài Duy Trác, thì chỉ có ca sĩ Lệ thu hát là thành công,giọng ca thể hiện được cái hồn của bài hát này.
Logged

giữa cằn cỗi chợt nghe hồn sao xuyến
ngỡ môi em thầm đợi những mùa xuân!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM