Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:47:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Giăng Sơn Xiti (Junction City Operation)  (Đọc 41064 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2010, 12:51:16 pm »

Mấy trận trong Junction City vốn định đưa vào đây, nhưng đã có topic này thì post luôn vậy.

http://www.history.army.mil/books/Vietnam/90-7/ch11.htm

Prek Klok I

Tiểu đoàn 1/16 bộ binh do trung tá Rufus C. Lazzell chỉ huy trở thành 1 bộ phận của Junction City vào D+1 (23/2) khi họ được không vận từ căn cứ Lai Khê tới Suoi Da. Ở đây họ có 2 nhiệm vụ: làm dự bị cho lữ 3 sư 1 BB đồng thời tham gia phòng thủ Suoi Da. Tiểu đoàn được lên lịch khởi hành vào ngày hôm sau, chiếm lĩnh đường 4 trong khu vực được phân công và tiến hành tìm diệt.

Sáng sớm ngày 24, tiểu đoàn bị bắn khoảng 120 phát đạn cối 82mm, làm chết 2 (có 1 đại đội trưởng) và bị thương 5. 6 giờ sau, sau khi đã di tản thương binh và hoàn thành công tác chuẩn bị, tiểu đoàn 1/16 được không vận tới các vị trí dọc đường 4 phía bắc Suoi Da. Sau khi phát quang rừng, tiểu đoàn bắt đầu chuẩn bị vị trí phòng thủ ban đêm nằm phía đông đường, nam Prek Klok 6km.

Những ngày tiếp theo trôi qua tương đối yên tĩnh, trừ 2 sự cố không may. Hôm 25, 1 quả đạn cối của tiểu đoàn bắn hụt tầm làm bị thương 2 người. Cùng ngày hôm đó 1 vị trí của tiểu đoàn bị trúng đạn .50 từ đơn vị cơ giới đang trinh sát ở phía bắc, may mắn lần này không ai bị thương.

Lúc 08h00 ngày 28/2, đại đội B rời vị trí phòng thủ ban đêm của tiểu đoàn bố trí dọc đường 4 và tiến về phía đông trong 1 cuộc hành quân tìm diệt.

Cuộc hành quân qua rừng rậm rất chậm chạp. Đơn vị chia thành 2 toán với trung đội 3 dẫn đầu, tiếp theo là trung đội 2 và 1. Đại đội trưởng, đại úy Donald S. Ulm cùng đại đội bộ đi giữa trung đội 2 và 1.

Đại đội tiến hành tuần tiễu theo hình xoáy. 2 cuộc tuần tiễu đã hoàn thành vào thời điểm đơn vị tiến được khoảng hơn 1km từ điểm xuất phát.

Lúc 10h30, bộ phận đi đầu của trung đội 3 bị đạn bộ binh và súng máy bắn từ phía trước. Ban đầu họ báo cáo là địch ở cấp đại đội, nhưng khi đại đội trưởng thấy đối phương triển khai 3 khẩu đại liên, anh ta kết luận chính xác là VC đông hơn nhiều. Đối phương ngụy trang tốt nhưng không có công sự, trận đánh này về cơ bản là tao ngộ chiến.

Trung đội 3 vẫn dẫn đầu tiếp tục bị bắn mạnh và không thể chiếm ưu thế hỏa lực. Sau đó trung đội bị tấn công từ sườn phải (phía nam) và chính diện.

Cũng như SOP của sư đoàn (?), pháo binh đã bắn dọn đường cho đại đội khi họ tiến về phía đông, do tiểu đoàn 2/33 pháo binh 105mm ở FSB II ở Prek Klok. Ngay khi giao tranh nổ ra, trinh sát pháo binh chuyển mục tiêu về các vị trí địch. Trong vòng vài phút, 1 trực thăng chỉ huy và kiểm soát của sư đoàn đã có mặt và duy trí liên lạc giữa TOC của sư đoàn (? Đoán mò là sở chỉ huy hành quân chiến thuật - Tactical Operation Command) với đơn vị trên mặt đất. TOC được báo động để gọi máy bay kiểm soát tiền tuyến (Forward Air Control - FAC) tới khu vực và yêu cầu máy bay yểm trợ gần (Close Air Support - CAS), ưu tiên trang bị bom bi.

20 phút sau khi bắt đầu giao tranh, đối phương mở 1 đợt tấn công mới từ hướng đông bắc. Liên lạc điện đài với trung đội 3 bị mất. Đại úy Ulm nhận định trung đội 3 và có khả năng cả trung đội 2 sẽ bị bọc sườn và cho trung đội 1 chuyển sang cánh trái của trung đội 3. Khi trung đội tiến vào vị trí, cả đại đội bị hỏa lực bộ binh, súng trường phóng lựu, rocket và cối 60mm bắn. Hỏa lực khá dữ dội nhưng hầu như không gây ra thương vong. Trung đội 2 tiếp tục tiến về bên phải.

Lúc 12h30, liên lạc được khôi phục với trung đội 3. Đại đội lúc này bố trí thành hình vòng cung với trung đội 3 ở trung tâm, trung đội 2 bên phải và trung đội 1 bên trái. Thông tin này được chuyển cho FAC đã tới khu vực. Khi máy bay CAS tới nơi, FAC và đại úy Ulm hướng dẫn họ oanh tạc.

Lúc khoảng 13h00, trung đội 2 phát hiện có di chuyển ở phía tây và có vẻ đối phương đang định bao vây đại đội, tấn công vào khoảng trống của chu vi phòng thủ. Để đối phó, đại úy Ulm điều 1 tổ hỏa lực từ trung đội 1 sang hướng tây bắc và 1 tiểu đội của trung đội 2 sang hướng tây nam. Khi tiểu đội vào vị trí, họ bị đại liên bắn từ những hàng cây. Tiểu đội bắn trả và pháo được gọi bắn vào phía tây đại đội.

Trong khi đại đội củng cố vành đai, đại úy Ulm tiếp tục cho máy bay oanh tạc kết hợp với pháo bắn yểm trợ. Đến 14h00 trận đánh giảm xuống còn bắn tỉa và đến 15h00 giao tranh chấm dứt.

Trong lúc đó, đại tá Marks lữ đoàn trưởng lúc 14h30 chuyển 1 đại đội khác của tiểu đoàn 1/16 tới bãi đổ bộ cách nơi chiến sự khoảng 600m về phía tây bắc dựa theo tiếng súng trong khu vực. 1 đại đội khác từ 1 tiểu đoàn ở Minh Thanh được không vận vào bãi đổ bộ ngay sau khi đại đội thứ nhất chiếm lĩnh nó; đại đội thứ 2 này được đưa tới để hỗ trợ đại úy Ulm. Lúc 16h45 đại đội thứ 3 cũng từ tiểu đoàn 1/16 đổ bộ để hỗ trợ bảo vệ bãi đáp và giúp đại đội B sơ tán người chết và bị thương.

Phải đến 21h30 đại đội B mới tới được bãi đáp với 25 người chết và 28 thương binh. Đại đội tăng viện càn quét khu vực giao tranh tối hôm đó và sáng hôm sau phát hiện 167 địch chết và 40 vũ khí tịch thu hoặc phá hủy. 1 tù binh bị bắt vào buổi sáng hóa ra là 1 đại đội phó của tiểu đoàn 2 trung đoàn 101 BV (tức trung đoàn 16) thuộc sư đoàn 9 VC. Chính tiểu đoàn của anh ta đã đụng đại đội B. Có vẻ là trận đánh đã khiến tiểu đoàn BV không tới được đường 4 và tấn công 1 trong số nhiều đoàn xe Mỹ hành quân giữa Suoi Da và Katum.

Sáng hôm sau đại đội B được trực thăng đưa về Suoi Da để củng cố. Họ sẽ quay lại chiến đấu trong không đầy 5 ngày nữa.

« Sửa lần cuối: 27 Tháng Ba, 2010, 04:23:24 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2010, 12:52:37 pm »

Prek Klok II

Tối 10/3, tiểu đoàn 2/2 bộ binh cơ giới (thiếu cB) do trung tá Edward J. Collins chỉ huy đang bố trí tại căn cứ pháo binh FSB II ở Prek Klok trên đường 4. Tiểu đoàn 2/2 bố trí theo đội hình "toa xe" vòng tròn quanh chu vi căn cứ, bao gồm tiểu đoàn bộ, đại đội B và C tiểu đoàn 2/33 pháo binh 105mm cùng bộ phận của tiểu đoàn công binh 168. Công binh đang bận rộn cho việc xây dựng 1 trại LLDB và phòng vệ dân sự (Civilian Irregular Defense) và 1 đường băng.

Xe bọc thép của tiểu đoàn 2/2 bố trí cách quãng 50m quanh chu vi phòng thủ. Khoảng giữa được bảo vệ bởi các hố chiến đấu của bộ binh, công binh và pháo binh.

Ngay sau khi trời tối, binh sĩ trong căn cứ bắn "1 phút điên loạn" để kiểm tra vũ khí và phô trương lực lượng trước kẻ địch. Các toán tuần tra phục kích và cảnh giới vào vị trí trong khu rừng xung quanh. Lúc khoảng 20h30, 1 tổ cảnh giới của đại đội A đang di chuyển vào vị trí ở phía đông căn cứ phát hiện và đụng độ với 3 VC mà không rõ kết quả. Trung tá Collins đặt tiểu đoàn trong tình trạng báo động 75% trong khi pháo binh quấy rối được tính trước bắt đầu bắn.

Lúc 22h00, VC bắt đầu pháo kích mạnh bằng súng cối. Trong vòng 2 phút sau khi quả đạn đầu tiên bắn, trung đội cối nặng của tiểu đoàn do SFC Kenneth D. Davis chỉ huy bắt đầu phản pháo; Davis và trung đội đã bắn tổng cộng 435 quả đạn trong trận đánh sau đó. Trong khoảng 30 phút, hơn 200 phát đạn cối 120mm, 82mm và 60mm bắn vào căn cứ. Ngoài ra VC còn triển khai ĐKZ 75mm và RPG-2. Mặc dù số xe được bố trí sau công sự thấp, 3 chiếc bị đạn RPG-2 và 1 chiếc dính 1 phát đạn cối, 20 lính Mỹ bị thương trong đợt bắn phá này. Đầu bếp, lính kỹ thuật và quân y bắt đầu sơ tán thương binh tới đường băng để trực thăng di tản.

Ngay khi pháo kích ngừng, trung tá Collins cho đơn vị bắn thăm dò trong khu vực từ 200-600m quanh chu vi. Lúc 22h20 khi đợt bắn thăm dò chưa kết thúc, đối phương tấn công với 2 tiểu đoàn dọc theo khu vực phía đông tới các vị trí của đại đội A. Quân phòng thủ đáp trả với hỏa lực dữ dội trên xe, súng máy, súng bộ binh và pháo.

SCH chiến thuật của lữ đoàn 3 ở Suoi Da đã được yêu cầu cho máy bay CAS, pháo binh yểm trợ và di tản thương binh, tiếp tế đạn dược. Họ hành động ngay lập tức. Tải thương và tiếp đạn được thực hiện với 5 chiếc Huey và 1 tổ hỏa lực nhẹ, 64 chuyến đã được thực hiện dưới hỏa lực đối phương. Với đèn hạ cánh bật, máy bay đã thả được 16 tấn hàng tiếp tế.

Trận đánh tiếp tục với mũi chính từ hướng đông, VC mở nhiều đợt tấn công hạn chế từ hướng đông bắc và đông nam. Hỏa lực dữ dội từ ĐKZ và súng máy nhằm vào đại đội A. Nhiều xe bọc thép trúng đạn chống tăng nhưng những người phòng thủ vẫn giữ được vị trí và trút đạn vào quân tấn công.

Trên vành đai đông nam, đại đội C đối đầu với mũi tiến công thứ yếu của đối phương. Di chuyển song song với trục đường dọc theo phía tây, VC xung phong qua 500m trống trải tấn công đại đội C từ hướng tây nam. Hỏa lực liên tục của quân Mỹ nhanh chóng chiếm ưu thế và ngăn chặn VC.

Khi súng cối bắt đầu pháo kích, khu vực pháo binh nằm trên toàn bộ chu vi phòng thủ bị bắn phá. Khi cuộc tấn công bắt đầu, pháo binh được điều chỉnh để đối phó với quân bộ. Các đơn vị pháo binh gần đó bắn phá khu vực với hơn 5000 phát đạn. Ngoài ra 1 chiếc C-47 vũ trang cũng quần vòng bắn minigun vào VC ở phía đông vành đai.

Đường 4 trở thành mốc chuẩn giữa pháo binh và máy bay. Ở phía tây đường, pháo binh pháo kích và phá vỡ các đợt xung phong, ngăn cản họ tập hợp lại trong khi ở phía đông máy bay tiêm kích oanh tạc bằng bom, rocket và canon 20mm. Hỏa lực dữ dội của phi pháo đã đập tan cuộc tấn công.

Sau hơn 1 giờ giao tranh ác liệt, cuộc tấn công của VC đã bị đẩy lùi. Bắn tỉa tiếp tục trong khi VC rút lui đến khoảng 04h30. Càn quét khu vực vào sáng sớm và quan sát từ máy bay cho thấy 197 VC chết, 5 VC bị thương và bị bắt. Quân Mỹ tổn thất 3 chết và 38 bị thương. Đối phương để lại 12 vũ khí bộ binh và 1 lượng lớn trang bị trên chiến trường.

Cuộc tấn công được xác định là của 2 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 271 sư đoàn 9 VC (tức trung đoàn 1). Đến thời điểm này của Junction City, 2 trung đoàn của sư đoàn đó đã tấn công và bị đánh tơi tả.

« Sửa lần cuối: 27 Tháng Ba, 2010, 04:22:54 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2010, 10:48:42 am »

Ap Bau Bang II

Lúc 11h50 ngày 19/3/67, đại đội A tiểu đoàn 3/5 kỵ binh do đại úy Raoul H. Alcala chỉ huy triển khai ở FSB 20. Đây là đơn vị thuộc sư đoàn 9 bộ binh nhưng được phối thuộc cho sư đoàn 1 bộ binh. Đại đội có 129 người, 6 xe tăng, 20 M113 và 3 cối 106,7mm. Đơn vị đóng thành vòng tròn với nhiệm vụ bảo vệ căn cứ cho đại đội B tiểu đoàn 7/9 pháo binh 105mm.

FSB 20 nằm trên 1 khu vực tương đối bằng phẳng 1500m phía bắc ấp Bàu Bàng, cách Sài Gòn 60km về phía bắc trên đường 13. Ở phía nam vị trí là 1 đồn điền cao su, trong khi phía bắc và tây được bao bọc bởi khu vực nhiều cây cối. 1 tuyến đường sắt bỏ không nằm song song cách đường bộ 30m về phía đông.

Tình báo cho biết khu vực ấp Bàu Bàng có du kích địa phương hoạt động. Đại úy Alcala cử trung đội 2 do trung úy Harlan E. Short bố trí phục kích dọc theo đường mòn tại 1 điểm cách căn cứ 1500m về phía bắc và khoảng 350m phía tây đường 13. Nhóm phục kích được bố trí lúc 18h00. Chu vi phòng thủ được bảo vệ bởi trung đội 1 của trung úy Roger A. Festar ở phía tây, trung đội 3 của thiếu úy Hiram M. Wolfe ở phía đông.

22h50 tối hôm đó, 1 cuộc thăm dò của VC báo hiệu cho trận đánh thứ 2 ở ấp Bàu Bàng. Cuộc thăm dò được dẫn đầu bởi 1 đàn gia súc 15 con được lùa qua đường 13 cách vành đai 150m về phía đông bắc. 10 phút sau, VC bắt đầu bắn vào khu vực đông bắc bằng 1 khẩu đại liên .50 có bánh xe đặt trên đường xe lửa. 1 xe tăng chiếu đèn về phía đó và bắn trả bằng tất cả hỏa lực. 3 xe bọc thép cũng tham gia và trận đấu súng kéo dài khoảng 3 phút. Khẩu đại liên địch chỉ bắn được 5 loạt trước khi bị dập tắt.

Trong khoảng thời gian yên tĩnh sau đó, đơn vị tăng cường sẵn sàng chiến đấu, Họ bắn thăm dò vào rừng nhưng không thấy có bắn lại.

Lúc 00h30 cuộc tấn công của VC tiếp tục khi FSB 20 bị pháo kích bởi súng cối, súng trường phóng lựu, rocket và ĐKZ. Trong vòng 20 phút sau đó, cuộc tấn công của bộ binh bắt đầu với mũi chính từ phía nam và tây nam được hỗ trợ bởi 1 mũi nghi binh từ phía đông bắc. Đông đảo quân VC xuất hiện từ rừng cao su và xung phong liên tục dưới hỏa lực yểm trợ dữ dội và súng cối. Quy mô của cuộc tấn công nhanh chóng trở nên rõ ràng khi số đông VC xuất hiện trên địa hình trống trải. Quân phòng thủ bắn trả dữ dội, sử dụng đèn chiếu của xe tăng và đạn cối sáng để chiếu sáng chiến trường.

Đại úy Alcala cho tiểu đoàn trưởng, trung tá Sidney S. Haszard bố trí phía nam biết là anh ta có thể xử lý được, nhưng cũng yêu cầu tổ chức 1 lực lượng sẵn sàng phản ứng trong trường hợp cần thiết. Trung tá Haszard hiểu rõ và cho báo động trung đội 1 đại đội B ở phía bắc ấp Bàu Bàng và trung đội 3 đại đội C ở phía nam chuẩn bị tiến về FSB 20. Ông ta cũng cho phép đại úy Alcala chuyển trung đội 2 ở điểm phục kích về căn cứ. Viên tiểu đoàn trưởng nhận ra quy mô đang tăng của cuộc tấn công và quyết định tiến về chỗ đại đội A với bộ phận chỉ huy.

Lúc 01h00, đại úy Alcala được báo 1 chiếc Spooky thả pháo sáng trang bị minigun cùng 1 phân đội trực thăng vũ trang đang trên đường tới.

Trong khi trung tá Haszard và đại úy Alcala trao đổi, trận đánh đã trở nên quyết liệt khi quân địch tiếp cận được các xe ở tây nam trận địa, nhưng lính kỵ binh đã giữ được vị trí với hơn 2500 quả đạn pháo chi viện. Thỉnh thoảng lính địch lại bị đánh bật khỏi các xe bọc thép bằng những quả đạn canister 90mm từ xe tăng gần đó (đạn ghém). Khi hết đạn ghém, xe tăng bắn những quả đạn HE với ngòi nổ chậm vào khoảng đất trước mặt đối phương, kết quả là đạn nổ tung trên đầu và văng mảnh vào đối phương. Nhiều xe bị RPG-2 phá hủy, nhiều chiếc khác trúng đạn nhưng tổ lái tiếp tục chiến đấu. Tuy nhiên khoảng trống do những xe bị phá hủy để lại khiến quân Mỹ phải lùi lại để giữ vững chu vi phòng thủ.

Trung đội 2 tiến theo đường 13 từ vị trí phục kích, khai hỏa khi xuất hiện. Sau khi tới nơi, trung đội này lấp vào những chỗ hổng ở khu vực phía nam đang bị uy hiếp mạnh. Khi vào vị trí họ bị tấn công bằng ĐKZ và lựu đạn.

Bộ phận của đại đội B và C được báo động trước đó nhận lệnh và lập tức tiến vào tham chiến. Trung đội 3 đại đội C tấn công theo đường 13 từ vị trí cách phía nam 5km, vượt qua lưới đạn của đối phương trước khi tới được căn cứ lúc 01h27. Nhằm hướng đại úy Alcala, trung đội quét qua 1500m phía nam dọc theo những hàng cao su. Khai hỏa liên tục, họ quét về phía tây, rồi phía bắc, quay lại 2 lần và tiến vào chu vi phòng thủ từ hướng đông nam. Họ bố trí giữa các xe của đại đội A ở phía đông.

Cùng lúc đó, trung đội 1 đại đội B đang tiến dọc đường 3 từ vị trí cách đó 8km phía bắc. Sau khi chọc qua 1 vị trí phục kích được tổ chức vội vã phía bắc chu vi, họ di chuyển quanh xuống phía nam và bắn. Tiến vào căn cứ, trung đội bố trí giữa các xe của đại đội A bên phía tây.

Chu vi phòng thủ lúc này có 1 đại đội pháo, toàn bộ đại đội A và 2 trung đội tiếp viện - tổng cộng 5 trung đội kỵ binh trên một vành đai tương đối hẹp. Lúc 02h20, đại úy Alcala ra lệnh phản kích thành công và mở rộng được chu vi phòng thủ thêm khoảng 40m.

2 xe bị trúng đạn lúc trước tiếp tục bốc cháy trong suốt trận đánh. Trung úy Festa di chuyển lên với 2 xe để giải cứu thương binh nằm gần đó. Nhiều lính VC tìm cách lấy đi khẩu .50 trên xe cháy đã bị hạ trong khi số khác tấn công những hố chiến đấu có thương binh. Trung úy Festa và SP4 Abelardo Penedo rời xe dưới hỏa lực dày đặc và đưa thương binh vào xe của Festa.

Trong khi đó trung tá Haszard trên 1 xe bọc thép, theo sau là 1 chiếc M113 nữa dẫn nhóm chỉ huy theo đường 13 tiến vào căn cứ. Ngay bên ngoài, xe của Haszard trúng đạn và bị loại khỏi vòng chiến. Đại úy Alcala cử 1 xe tăng tới hỗ trợ. Trung tá Haszard rời xe trong khi súng bộ binh bắn mạnh và buộc dây cáp. Chiếc xe chỉ huy với những thiết bị thông tin quan trọng được kéo vào trong căn cứ.

Lúc 03h00 1 đợt tấn công nữa bắt đầu từ phía nam. Đối với đại úy Alcala có vẻ VC tấn công để thu hồi tử sĩ về. Phía sau những toán quấy rối, những lính không vũ trang mang theo dây và móc tiến lên để kéo xác đồng đội về. Quân tấn công bị chặn lại phía ngoài vành đai 15m.

Trong suốt cuộc tấn công và trong 4 giờ tiếp theo, không quân duy trì thả pháo sáng liên tục và bắn phá từ trên không.

Trong trận đánh, tải thương và tiếp tế được thực hiện liên tục dưới sự chỉ dẫn của trung tá Paul F. Gorman, G3 sư đoàn 1 bộ binh (sĩ quan tác chiến sư đoàn). Do diễn biến trận đánh và sử dụng hỏa lực súng máy trên xe, 2 cơ số đạn .50 và 7,62mm đã được tiêu thụ và ở vài nơi đến 3 cơ số. Lúc 03h30, hỏa lực đối phương yếu dần, việc tiếp tế và tải thương hoàn thành trong 1 giờ 15 phút sau đó, trong khi phi pháo tiếp tục bắn. 26 trong số 63 người bị thương trong đêm được sơ tán, nhiều người bị thương nhẹ tiếp tục ở lại chiến đấu.

Lúc 04h50, dưới pháo sáng và đèn xe tăng, có thể thấy đối phương tập hợp cho 1 cuộc tấn công ở phía nam và đông nam. VC bắt đầu xung phong lúc 05h00, pháo binh chuyển làn và những máy bay mới tới ném bom napan, bom bi và bom 500 pound xuống quân tấn công. Nó bẻ gãy những nỗ lực của VC và trận đánh bắt đầu suy tàn khi đối phương ngừng chiến đấu và rút lui.

Trận đánh ấp Bàu Bàng II có kết quả là 227 lính địch chết, 3 bị bắt và thu được nhiều vũ khí trang bị. Vệt máu cho thấy nhiều thi thể đã được VC mang đi. Mặc dù có nhiều người bị hạ bằng súng bộ binh hơn so với những trận tấn công vào đội hình kỵ binh, thiết giáp trước, như thường lệ đa số VC chết do phi pháo. 29 phi vụ đã oanh tạc 29 tấn bom đạn và pháo binh bắn 3000 quả. Tổn thất của quân Mỹ là 3 chết và 63 bị thương. Tù binh cho biết lực lượng tấn công thuộc tiểu đoàn 2 và 3 thuộc trung đoàn 273 sư đoàn 9 VC (tức trung đoàn 3). Tình báo tin rằng toàn bộ trung đoàn đã tham chiến.

Sau trận đánh, tướng Hay viết thư cho chỉ huy sư đoàn 9. Nó được in truyền đơn bằng tiếng Việt và thả vào vùng địch:

Xin báo cho ông biết rằng trong trận đánh ấp Bàu Bàng ngày 20/3, chỉ huy trung đoàn Q763 (trung đoàn 273) và các tiểu đoàn trưởng đã có hành vi không xứng đáng với tư cách quân nhân. Trong trận đánh với các đơn vị của sư đoàn này và bộ phận phối thuộc, các sĩ quan của ông đã không hoàn thành nhiệm vụ và bỏ lại thương binh tử sĩ của họ trên chiến trường. Chúng tôi đã chôn cất người chết và chăm sóc cho thương binh của ông.

Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #23 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2010, 02:07:48 pm »

Có hai cái bản đồ chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Junction City:





và


Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #24 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2010, 02:16:44 pm »

Trong thời gian diễn ra trận càn, thì văn phòng Trung ương Cục ở Rùm Đuôn, thuộc xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Sau đó thì chuyển về đóng tại vùng rừng Le, nằm về hướng Đông - Bắc Cà Tum.

Đài Phát thanh thì đóng ở Tà Nốt, cũng là một mục tiêu của cuộc hành quân này hòng làm cho nó "câm" đi. Dĩ nhiên mục tiêu này cũng không đạt được.

Vụ đặt tên cho trận càn, thì đúng là em tự hỏi tự trả lời. Junction City là tên nơi vợ con tướng Seaman sống, nên được viên tướng này lấy đặt tên cho cuộc hành quân. Xem lại cuốn "Một thời ở cục chính trị QGPMN (B2)" mới biết.

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=10490.msg162923#msg162923
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #25 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2010, 03:24:31 pm »

Suoi Tre(trận này phía ta gọi là Đồng Rùm)

Ngày 19/3, ở khu vực gần Suoi Tre, gần trung tâm chiến khu C và cách Sài Gòn 90km về phía tây bắc, trực thăng Mỹ đổ bộ tiểu đoàn 3/22 bộ binh (thiếu) của trung tá John A. Bender và tiểu đoàn 2/77 pháo binh (thiếu) của trung tá John W. Vessey, Jr. Các đơn vị này do đại tá Garth, chỉ huy lữ đoàn 3 sư đoàn 4 bộ binh có nhiệm vụ thiết lập FSB Gold để yểm trợ giai đoạn 2 của Junction City.

Trong khi 3 đợt trực thăng hạ cánh, VC điểm hỏa 5 khối thuốc nổ lớn điều khiển từ xa trong trảng trống nhỏ được dùng làm bãi đáp. 3 trực thăng bị phá hủy và 6 bị phá hỏng với 15 người chết, 28 bị thương (có lẽ là mìn chống trực thăng của ta). 1 quả mìn định hướng cũng nổ ở chỗ đại đội C tiểu đoàn 3/22 làm 5 bộ binh bị thương.

Đại đội B tiểu đoàn 3/22 được giao giữ khu đông căn cứ, đại đội A khu tây. Sau đó trong ngày tiểu đoàn 2/12 bộ binh đổ bộ ở FSB Gold và hành quân về phía tây bắc. Đợt cuối cùng thu hút hỏa lực địch và thêm 7 trực thăng bị hư hỏng. Công việc xây dựng căn cứ được tiến hành nhanh chóng và điều đó là may mắn cho quân phòng thủ vì ngày hôm sau trận đánh Suoi Tre diễn ra.

Lúc 04h30, 1 toán tuần tra đêm của đại đội B bên ngoài căn cứ báo cáo có di chuyển xung quanh vị trí phục kích, tuy nhiên đêm đó trôi qua mà không có chuyện gì. Tuy nhiên khi toán tuần tra chuẩn bị trở về lúc 06h30 sáng, cả khu vực nổ tung với 1 cuộc tấn công dữ dội của VC. Cùng thời gian đó, căn cứ bị pháo kích mãnh liệt bằng cối 60mm và 82mm. Trong vòng vài phút toán tuần tra bị tràn ngập và toàn bộ đều bị giết hoặc bị thương.

Trong khi đó, phát đạn cối đầu tiên của địch đã nổ ngay cửa hầm chỉ huy của 1 đại đội, vài giây sau, 1 quả khác nổ ngay bên ngoài tiểu đoàn bộ. Tính chung, khoảng 650 phát đạn được bắn khi VC tiếp cận chu vi phòng thủ. Khi họ vào gần, đại liên và ĐKZ tham gia trong khi VC chuẩn bị tấn công lần cuối.

Trong vòng vài phút toàn bộ vành đai bị tấn công dữ dội bởi lớp lớp VC xuất hiện từ trong rừng cùng hỏa lực ĐKZ, RPG-2, đại liên và súng bộ binh. Mũi mạnh nhất tập trung vào khu đông bắc và đông nam. Trong khi cuộc tấn công gia tăng, 3 đại đội pháo binh bắn phản pháo nhằm tiêu diệt các trận địa cối vẫn đang bắn phá căn cứ. Trong đợt xung phong đầu tiên, đại đội B báo cáo vị trí trung đội 1 ở phía đông nam đã bị chọc thủng và cần có lực lượng phản ứng từ tiểu đoàn 2/77 pháo binh tăng viện. Lính pháo binh tham chiến và giúp đẩy lui các đợt xung phong liên tiếp.

Lúc 07h00, máy bay FAC đầu tiên tới nơi và lập tức hướng dẫn oanh tạc. Cùng lúc đó 2 đại đội pháo 105mm đóng gần đó bắt đầu bắn yểm trợ. Lúc 07h11 đại đội B báo cáo trung đội 1 đã bị tràn ngập và bao vây bởi tấn công biển người. Máy bay được gọi oanh tạc dọc theo hàng cây phía đông để giải tỏa sức ép lên đại đội. Lúc 07h50, đại đội B bị bao vây yêu cầu pháo bắn đạn beehive (đạn ghém) thẳng vào khu vực nam và đông nam vành đai. Lúc 07h56 đại đội B báo cáo đối phương đã hoàn toàn chọc thủng khu vực trung đội 1 và họ đang hết đạn. Đại đội A cử 20 người cùng đạn dược tới tiếp viện. Lúc 08h13, khu đông bắc bị tràn ngập bởi 1 đợt tấn công biển người nữa. 2 phút sau, các bộ phận của đại đội A triển khai phục kích trong đêm xung phong vào trong căn cứ và chiếm lĩnh vị trí phòng thủ. Bằng cách nào đó họ đã né được VC ở xung quanh.

Đại đội A báo cáo VC đã thọc vào khu bắc vành đai trong khu vực của họ. 10 phút sau, 1 khẩu .50 4 nòng trong khu vực bị trúng đạn RPG-2 và bị chiếm. Trong khi VC chiếm súng và định quay nòng về phía quân Mỹ, khẩu súng bị phá hủy bởi 1 phát đạn chính xác từ khẩu đội 105mm cách đó 75m đã chứng kiến toàn bộ. Lúc 08h40 khu đông bắc, đông, đông nam của vành đai đã rút về tuyến 2 xung quanh các khẩu đội pháo.

Khu bắc, tây và nam vẫn giữ được trước sức ép mạnh mẽ của đông đảo VC đã áp sát được cách vị trí của họ 15m. Quân tấn công đã xâm nhập được vào trong tầm lựu đạn của tiểu đoàn bộ và chỉ cách trạm quân y tiểu đoàn 5m.

Pháo của tiểu đoàn pháo binh được hạ nòng, bắt đầu bắn đạn ghém vào VC. Đạn bắn thẳng nối nhau nhằm vào quân địch xung phong.

Máy bay oanh tạc tới sát vị trí quân Mỹ 50m và pháo binh yểm trợ dựng lên 1 bức tường mảnh đạn xung quanh chu vi tiểu đoàn. Khi pháo của căn cứ hết đạn ghém, họ bắt đầu bắn thẳng đạn nổ. Lúc 09h00 khu bắc, tây và nam đứng vững nhưng vẫn chịu sức ép lớn. Các vị trí phía đông phía rút lui nữa nhưng phòng tuyến vẫn liền mạch.

SCH lữ đoàn 3 trước đó đã báo động các đơn vị ở phía tây. Họ bao gồm tiểu đoàn 2/12 bộ binh, tiểu đoàn 2/22 bộ binh cơ giới, tiểu đoàn 2/34 thiết giáp (thiếu) (đây là tiểu đoàn xe tăng). Khi được tin về trận đánh và có lệnh di chuyển, các đơn vị trên hành động nhanh chóng. Tiểu đoàn 2/12 tiến về phía đông bắc qua trảng cỏ. Bộ binh cơ giới và thiết giáp tiến về phía tây nam tới khi họ đến suối Samat, tại đây 1 cuộc tìm kiếm quy mô được tiến hành chỉ phát hiện được 1 điểm có thể vượt qua.

Trong khi bộ binh cơ giới và thiết giáp vượt suối, tiểu đoàn 2/12 thọc qua và hội quân với đại đội B. Được tăng cường thêm binh hỏa lực, các đơn vị đã có thể bắt đầu phản kích về phía đông để khôi phục trận địa. VC vẫn tiếp tục tấn công không ngừng. Khi họ tiến vào căn cứ, có thể thấy nhiều người quấn băng. 1 số bị thương nặng không thể đi được đồng đội cõng trên lưng tham gia xung phong (??)

12 phút sau khi đơn vị ứng cứu đầu tiên tới, bộ binh cơ giới và thiết giáp xuất hiện từ trong rừng hướng tây nam. Các xe tăng và xe bọc thép càn qua vài cây còn sót lại trong bãi đáp tiến vào nơi trận đánh hỗn loạn. Âm thanh áp đảo khi các xe khai hỏa súng máy và pháo tăng 90mm. Mặt đất rung chuyển khi các xe di chuyển quanh vành đai tạo thành một bức tường hỏa lực. Họ cắt qua đội hình VC và cán nhiều người bằng xích. VC nhận ra không thể chiếm được những xe bị vây, tấn công họ và định trèo lên nhưng nhanh chóng bị hạ gục. Ngay cả chiếc xe cứu kéo của đại đội A tiểu đoàn 2/34 thiết giáp cũng bắn súng máy. Phần lớn tổ lái, tất cả đều là thợ máy ném lựu đạn nhưng 1 người vẫn bình tĩnh ngồi trên xe với máy quay lia ra xung quanh.

Trước đòn tấn công này, VC bắt đầu ngừng chiến đấu và rút lui. Lúc 09h30 trận địa ban đầu đã được khôi phục hoàn toàn và vào 10h00, trực thăng tiếp tế bắt đầu tới và thương binh được di tản. Bộ binh cơ giới và thiết giáp truy kích địch trong khi phi pháo tiếp tục bắn phá đường rút lui của họ. Đến 10h45 trận Suoi Tre kết thúc. Chạm súng lẻ tẻ kéo dài đến buổi trưa.

Đơn vị tấn công đã bị tiêu diệt, 647 xác VC được phát hiện, 7 bị bắt, 94 vũ khí cá nhân và 65 vũ khí cộng đồng bị tịch thu (trong đó có 50 súng chống tăng RPG-2). Quân Mỹ tổn thất 31 chết và 109 bị thương.

Tài liệu thu được trong khu vực cho biết quân tấn công bao gồm trung đoàn 272 sư đoàn 9 VC (tức trung đoàn 2) được tăng cường bộ phận của U80 pháo binh. Trung đoàn 272 được đánh giá là 1 trong những đơn vị được tổ chức, huấn luyện và trang bị tốt nhất của đối phương, và là 1 trong những đơn vị VC hiếm hoi ở thời điểm đó dám tấn công ban ngày. Nhưng ở Suoi Tre họ đã phải phân tán rút lui không có tổ chức về phía đông bắc trong khi bị phi pháo bắn đuổi.


Tài liệu phía ta cũng công nhận trận này thương vong rất nặng: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=93.msg9579#msg9579
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Ba, 2010, 03:41:12 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #26 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 06:58:43 pm »

Góp ý tổng quát:
1- Chuyện có 25.000 quân nhảy dù tham dự trận Junction City là chuyện vô lý. Trừ khi tác giả viết lầm, người đó chưa biết như cầu không vận như thế nào để thà 25 ngàn quân dù bằng máy bay. Xin được giải thích dưới đây:
a- Đơn vị nhảy dù tham dự cuộc hành quân Junction City (JC) là 1 tiểu đoàn của Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù (173rd Aiborne Bridgade). Đây là đơn vị dù đầu tiên đến Việt Nam (đến tháng 5-1965, có bản doanh ở Biên Hoà). Đây là một lữ đoàn "nặng"
gồm bốn tiểu đoàn tác chiến, 1 tiểu đoàn pháo binh và các đại đội yểm trợ.
b- Đến tháng 2-1967, tổng cộng tất cả đơn vị Nhảy Dù Mỹ ở Việt Nam chưa đến 20 ngàn người (nguyên Sư Đoàn 101 Nhày Dù, cộng với Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù. Đến tháng 6-1968 mới có thêm 1 lữ đoàn của Sư Đoàn 82 Nhảy Dù).
c- Không Quân Hoa Kỳ không đủ máy bay vận tải để thả 25 ngàn quân dù trong một cuộc hành quân. Máy bay lớn nhất, C-130, chỉ thả được 120 quân một lần --- so với 24 người của chiếc Dakota thời Diên Biên Phủ. Muốn thả 25 ngàn quân dù, cần ít nhất 240 lược máy bay. Hơn nữa, không có phi trường nào ở Viet Nam có thể đáp ứng được nhu cầu đó.
d- Ở mục tiêu của cuộc Hành Quân JC, không có chổ nào có thể làm bải đáp cho một số quânlớn như vậy. Dọn bải đáp cho một đơn vị 1000 quân dù đã laàmột khó khăn; cho 25 ngàn quân thì không thực hiện được. Đó là chưa nói đến bạn phải "dọn bãi" (nghĩa là có phào binh bắn yểm trợ và phi cơ oanh tạc bãi đáp trước khi đổ quân) cho an toàn trước khi quân dù đáp xuống.
d- Tên cuộc hành quân "Junction City" đến từ tên thành phố Junction City, tiểu bang Kansas, là hậu cứ của Sư Đoàn 4 Bộ Binh, một sư đoàn có đơn vị tham gia cuộc hành quân.Có thể vị tư lệnh chỉ huy hành quân đ ãcó thời đóng quân ở Junction City, nên chọn tên đó đặt cho cuộc hành quan.
Tóm lại, theo những gì chúng ta biết được qua sử liệu v ềhành quân Junction City, 1 tiểu đoàn của Lữ Đoàn 173rd Nhảy Dù tham dự cuộc hành quân, với quân số 950 người. Ngoài quân số 950 quân tác chiến, các đơn vị Pháo Binh Dù, và các đại đội yểm trợ cũng nhảy theo, tổng cộng không hơn 1200 lính đổ bộ bằng dù.
Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #27 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2010, 09:48:58 pm »

Một clip trong bộ phim"Những điều chưa biết về chiến tranh Việt Nam" có nói đến trận đánh này:
http://www.youtube.com/watch?v=63cBnf2WJ9c&feature=related
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
ngochai691
Thành viên
*
Bài viết: 39


« Trả lời #28 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2010, 03:08:57 am »

Góp ý tổng quát:
1- Chuyện có 25.000 quân nhảy dù tham dự trận Junction City là chuyện vô lý. Trừ khi tác giả viết lầm, người đó chưa biết như cầu không vận như thế nào để thà 25 ngàn quân dù bằng máy bay. Xin được giải thích dưới đây:
a- Đơn vị nhảy dù tham dự cuộc hành quân Junction City (JC) là 1 tiểu đoàn của Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù (173rd Aiborne Bridgade). Đây là đơn vị dù đầu tiên đến Việt Nam (đến tháng 5-1965, có bản doanh ở Biên Hoà). Đây là một lữ đoàn "nặng"
gồm bốn tiểu đoàn tác chiến, 1 tiểu đoàn pháo binh và các đại đội yểm trợ.
b- Đến tháng 2-1967, tổng cộng tất cả đơn vị Nhảy Dù Mỹ ở Việt Nam chưa đến 20 ngàn người (nguyên Sư Đoàn 101 Nhày Dù, cộng với Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù. Đến tháng 6-1968 mới có thêm 1 lữ đoàn của Sư Đoàn 82 Nhảy Dù).
c- Không Quân Hoa Kỳ không đủ máy bay vận tải để thả 25 ngàn quân dù trong một cuộc hành quân. Máy bay lớn nhất, C-130, chỉ thả được 120 quân một lần --- so với 24 người của chiếc Dakota thời Diên Biên Phủ. Muốn thả 25 ngàn quân dù, cần ít nhất 240 lược máy bay. Hơn nữa, không có phi trường nào ở Viet Nam có thể đáp ứng được nhu cầu đó.
d- Ở mục tiêu của cuộc Hành Quân JC, không có chổ nào có thể làm bải đáp cho một số quânlớn như vậy. Dọn bải đáp cho một đơn vị 1000 quân dù đã laàmột khó khăn; cho 25 ngàn quân thì không thực hiện được. Đó là chưa nói đến bạn phải "dọn bãi" (nghĩa là có phào binh bắn yểm trợ và phi cơ oanh tạc bãi đáp trước khi đổ quân) cho an toàn trước khi quân dù đáp xuống.
Tóm lại, theo những gì chúng ta biết được qua sử liệu v ềhành quân Junction City, 1 tiểu đoàn của Lữ Đoàn 173rd Nhảy Dù tham dự cuộc hành quân, với quân số 950 người. Ngoài quân số 950 quân tác chiến, các đơn vị Pháo Binh Dù, và các đại đội yểm trợ cũng nhảy theo, tổng cộng không hơn 1200 lính đổ bộ bằng dù.
Nếu chỉ xét theo nghĩa hẹp của từ "nhảy dù " thì không có chuyện 25000 quân nhảy dù trong trận này . Nhưng nếu xét theo nghĩa rộng hơn là tất cả các hoạt động không vận , ở đây chủ yếu dùng trực thăng chở quân thì con số sẽ lớn hơn con số 1200 rất nhiều . Tất nhiên con số 25000 cần phải xem xét , đó là số quân đổ bộ đường không trong ngày đầu tiên hay là toàn bộ lực lượng được tung ra trong ngày đầu tiên bằng tất cả các phương tiện( kể cả đường bộ)
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Bảy, 2010, 12:08:09 pm gửi bởi ngochai691 » Logged
nkp
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #29 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2010, 05:46:27 am »

Mấy trận trong Junction City vốn định đưa vào đây, nhưng đã có topic này thì post luôn vậy.

http://www.history.army.mil/books/Vietnam/90-7/ch11.htm

Prek Klok I


Cũng như SOP của sư đoàn (?), pháo binh đã bắn dọn đường cho đại đội khi họ tiến về phía đông, do tiểu đoàn 2/33 pháo binh 105mm ở FSB II ở Prek Klok. Ngay khi giao tranh nổ ra, trinh sát pháo binh chuyển mục tiêu về các vị trí địch. Trong vòng vài phút, 1 trực thăng chỉ huy và kiểm soát của sư đoàn đã có mặt và duy trí liên lạc giữa TOC của sư đoàn (? Đoán mò là sở chỉ huy hành quân chiến thuật - Tactical Operation Command) với đơn vị trên mặt đất. TOC được báo động để gọi máy bay kiểm soát tiền tuyến (Forward Air Control - FAC) tới khu vực và yêu cầu máy bay yểm trợ gần (Close Air Support - CAS), ưu tiên trang bị bom bi.
SOP = Standard Operating Procedure (phương cách hoạt dông căn bản (ý nó điều binh theo sách vở --- pháo binh dọn đường trước, rồi bộ binh tấn công). TOC = Tactical Operation Center.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM