Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:28:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phim Liên Xô: Osvobozhdenie - Giải phóng  (Đọc 95115 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #40 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2010, 11:46:53 pm »

Ghê nhất phim này là cụ Bondarev. Không biết ngày xưa cụ này có phải lính chiến không, hay lại như cụ vê vê hát nhà mình. Nhưng tiểu thuyết cụ ấy viết y như thật, có điều khéo bẻ quẹo nên cụ ấy hình như sau này làm chủ tịch hội nhà văn. Trừ cuốn Tuyết bỏng đọc hay, còn thì cuốn nào cũng như cuốn nào, nhạt toẹt nhưng lại được in được dịch rộng rãi. Hồi ký và tiểu thuyết chiến tranh LX rất nhiều, nhưng phim này hình như toàn lấy kịch bản từ tt của cụ Bôn. Chưa hết, trong Giải phóng tập 3 lấy hẳn một đoạn trong phim "Các tiểu đoàn yêu cầu chi viện" lồng vào, dơ dáng thế là cùng.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #41 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2010, 11:47:42 pm »

Phim cúng cụ mà các bác đòi hỏi gì? Nước sông công lính, toàn tiền của nhân dân chứ có của cá nhân nào đâu?

Xem "V boi idut odni stariki" hay "Na voine kak na voine" hay hơn nhiều.

Bác so thế khác gì so tiểu thuyết với truyện ngắn

So ở đây là chất lượng nghệ thuật và tính tư tưởng thôi bác ạ.

Hehe, bác đọc cuốn Bến bờ xem lại đoạn cụ Bôn chê CN Tư bản tại CHLB Đức nhé.
Logged

Chết vì ghét người!
binhnhi2009
Thành viên
*
Bài viết: 118


« Trả lời #42 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2010, 11:57:19 pm »

Ghê nhất phim này là cụ Bondarev. Không biết ngày xưa cụ này có phải lính chiến không, hay lại như cụ vê vê hát nhà mình. Nhưng tiểu thuyết cụ ấy viết y như thật, có điều khéo bẻ quẹo nên cụ ấy hình như sau này làm chủ tịch hội nhà văn. Trừ cuốn Tuyết bỏng đọc hay, còn thì cuốn nào cũng như cuốn nào, nhạt toẹt nhưng lại được in được dịch rộng rãi. Hồi ký và tiểu thuyết chiến tranh LX rất nhiều, nhưng phim này hình như toàn lấy kịch bản từ tt của cụ Bôn. Chưa hết, trong Giải phóng tập 3 lấy hẳn một đoạn trong phim "Các tiểu đoàn yêu cầu chi viện" lồng vào, dơ dáng thế là cùng.

bác danngoc đọc nhiều sách Nga hỉ. Đáng nể. Smiley

tập 4 ấn tượng nhất là dùng kế chiếu đèn pha, không biết ứng với cái nào trong 36 kế các bác?

và VN mình có trận nào học hỏi áp dụng cái kế đèn chiếu này không các bác?
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2010, 11:58:22 pm »

Đồ cúng thế này là chấp nhận được rồi, các bác cứ khó tính Grin Hơn nữa thể loại phim truyện lai phim tài liệu này không dễ làm.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
ktscuong
Thành viên
*
Bài viết: 27


« Trả lời #44 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2010, 12:05:05 am »

Ít ra nó còn hơn gấp chục lần cái Giải phóng Sài Gòn và Hà Nội 12 ngày đêm của ta  Undecided. Nhựng nếu xét thời gian 1970 thì kỹ thuật quay của Giải phóng cũng đáng nể rồi.
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #45 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2010, 12:05:59 am »

Ừa, nói đi phải có nói lại. Đáng khen phim này tuy có sạn, nhưng đoạn đèn pha quả là có dụng ý. Ít nhất trong đoạn này em xem có cảm giác tác giả muốn mô tả sự áp đặt của Zhukov khi dùng biện pháp tấn công vỗ mặt cao điểm Zeelow và sự ganh đua của ông này với Roskossovski. Hiện tại, hầu hết những tác giả có uy tín em đọc đều nói về thất bại của trò đèn pha và thiệt hại lớn tại Zeelow (tuy trong phim lờ đi không nói rõ)

BT, em vừa xem phim Agora (2009) làm về sự kiện người Kito giáo đốt kho sách tại Alexandria tk 4 SCN. Hehe phim tư bản lại dám phê phán Kito giáo kể cũng lạ.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Ba, 2010, 01:13:25 pm gửi bởi danngoc » Logged

Chết vì ghét người!
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #46 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2010, 12:19:24 am »

Chưa hết, trong Giải phóng tập 3 lấy hẳn một đoạn trong phim "Các tiểu đoàn yêu cầu chi viện" lồng vào, dơ dáng thế là cùng.

Hehe, thì các cụ VN nhà mình cũng khác gì. Cỡ như cụ Hữu Mai mà còn bê từng đoạn từ Đất Nước nhét vào miệng Võ Đại Tướng khi viết Chiến đấu trong vòng vây nữa là  Grin
Logged
lonesome
Trung tá
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #47 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2010, 02:07:22 am »

Lại bị file số 8 rồi
GP 5_Tran_cong_kich_cuoi_cung_(Osvobozhdenie_ 5_ Posledniy schturm).mkv.008

Bạn đừng xóa vội. up lại giùm file số 8 lần nữa đi


Bạn đợi mai xem sao vậy. Sau khi mình split file gốc ra đê upload thì lại join lại nên mất các phần này rồi. Giờ mà split ra lần nữa thì anh em lại phải làm lại từ đầu. Nếu 1-2 hôm nữa mà vẫn lỗi thì chịu khó vậy chứ biêt sao bi giờ.
Logged
binhnhi2009
Thành viên
*
Bài viết: 118


« Trả lời #48 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2010, 08:15:15 am »

Do đó để đảm bảo tính chân thực của bộ phim tác giả kịch bản và đạo diễn chủ yếu nhấn mạnh sự đối đầu giữa T-34 và Tiger.

1) Trong tập 1 có đoạn T34 bắn thẳng xuyên giáp trước của Tiger 1. Sau đó bác Quốc Trưởng phải dời kế hoạch để gia cố giáp cho tiger.
2) Sau khi gia cố thì vào chiến dịch tiger vẫn bị T34 xơi tái khi bắn trước mặt

2 chuyện đó có thật không các bác? binhnhi tưởng là T34 (trừ đời T34-85) bắn vào tiger muốn ăn được phải bắn hông, xích hoặc đít chứ?


Logged
ktscuong
Thành viên
*
Bài viết: 27


« Trả lời #49 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2010, 08:34:00 am »

Trong CD Kursk xe tăng LX tỏ ra yều thế so với các loại xe tăng mới của Đức (giáp dày hơn, pháo bắn xa hơn), T-34 chỉ có thể hạ Tiger ở khoảng cách gần (cái này bạn phải hỏi bác danngoc  Grin) nhưng bù lại xe tăng LX xó tốc độ và số lượng hơn hẳn. Cảnh trong phim Giải phóng đều là cận chiến cả nên bắn hạ Tiger từ phía trước là bình thường.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM