Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:03:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thông tin lượm lặt về Cuộc tổng tấn công mùa xuân 1975  (Đọc 16196 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2010, 03:24:47 am »

Theo Thượng Tướng Hoàng Minh Thảo: "Chiều ngày 16 tháng 3, Trung đoàn pháo binh 40, bắn pháo dồn dập vào cụm quân của Trung đoàn 44 nguỵ ở Nông Trại. Đồng thời, trong đêm 16 tháng 3, Trung đoàn 66 (thiếu) cùng 1 đại đội xe tăng và 2 khẩu pháo 85ly phối hợp chiến đấu với Trung đoàn 149 thuộc Sư đoàn 316 đánh dứt điểm căn cứ 53 làm cho quân địch không còn chỗ dựa để phản kích vào Buôn Ma Thuột.
...
Điểm lại ta thấy ngay sau khi cơ động lực lượng từ Đức Lập sang phía đông thị xã, từ ngày 11 tháng 3, những đơn vị đến trước của Sư đoàn 10 đã tiến công ngay các căn cứ ngoại vi còn lại rồi bước vào đánh địch phản kích. Từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 3, bằng vận động bao vây tiến công liên tục đánh địch trong hành tiến - một hình thức tác chiến mới mẻ có trình độ đánh tiêu diệt cao các Trung đoàn 24 và 28 của Sư đoàn bộ binh 10 và Trung đoàn bộ binh độc lập 25, đã lần lượt tiêu diệt cả Trung đoàn 45, 44, 21 và các đơn vị tăng phái đổ bộ xuống.

Còn cần phải nhắc đến ở đây trận tiêu diệt Trung đoàn 53 địch ở sân bay Phượng Dực (đông thị xã Buôn Ma Thuột), ngày 17 tháng 3, một trận đánh góp phần xoá sổ Sư đoàn 23 và cắt đứt bàn đạp mà địch hy vọng sử dụng để phản kích đánh chiếm lại Buôn Ma Thuột. Nhiệm vụ thực hiện trận đánh này, theo quyết tâm, được giao cho Trung đoàn 149 thuộc Sư đoàn 316. Nhưng do Trung đoàn một phần thấm mệt vì trận tấn công vào thị xã trước đó, và chủ yếu là vì nắm địch chưa chắc, nên trận đánh đã qua ba ngày mà vẫn chưa ngã ngũ. Một tình huống như thế bao giờ cũng cho thấy phải tăng cường lực lượng. Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định đưa thêm vào Trung đoàn 66 của Sư đoàn 10.

Chúng ta hẳn còn nhớ hình ảnh đồng chí chiến sĩ cảnh vệ ốm yếu gày gò sau một cơn sốt rét ác tính vẫn nằng nặc không chịu về tuyến sau trong năm Mậu Thân? Bây giờ, đồng chí ấy đây, Thiếu tá trung đoàn trưởng Trung đoàn 66 Nguyễn Đình Kiệp người chỉ huy gan dạ dũng cảm. Nhận được lệnh, đồng chí lập tức dẫn ngay các cán bộ của mình vượt lên trước để nhận nhiệm vụ hiệp đồng. Không gặp người chỉ huy Sư đoàn tại toạ độ xác định, các đồng chí đã chủ động đi tìm suốt một đêm ròng với lòng nôn nóng được lao vào trận đánh.

8g 00 sáng hôm sau gặp được chỉ huy, lập tức quay ra đưa bộ đội vào chiếm lĩnh. 14g 00 giao nhiệm vụ cho từng tiểu đoàn tại trận địa. 17g 00 nổ súng tấn công. 8g 00 sáng ngày 17 tháng 3, cùng với Trung đoàn 149, các đồng chí cắm cờ chiến thắng lên vị trí địch. Chúng tôi rất cần những chiến sĩ, những cán bộ như thế trong chiến đấu và nhận thấy rằng quân đội của chúng ta đã không bao giờ thiếu.

Sư đoàn 23 bị tiêu diệt. ...

Ngày 18 tháng 3, Uỷ ban Quân quản thị xã Buôn Ma Thuột do Đại tá Y BLốc Êban, Phó Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Đắc Lăk đã ra mắt nhân dân và trực tiếp quản lý hành chính trong thị xã, tổ chức ra chính quyền ở các cơ sở, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân.

Chỉ trong thời gian ngắn, anh em công nhân đã khôi phục lại điện và nước trong thị xã. Uỷ ban Quân quản mở kho thóc để cấp phát lương thực cho dân.

Cùng với nhân dân lao động, những người tri thức yêu nước, những nhà tu hành, các nhà giáo và ngay một số nhân viên nguỵ quyền cũ cũng nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống mới. Nhiều người tình nguyện giúp chính quyền mới nắm bắt tình hình và điều hành công tác trong thị xã.

Bị thất bại nặng nề nhưng địch còn phản ứng điên cuồng, ngày 19 tháng 3 máy bay địch ném bom vào các khu đông dân cư trong thị xã làm chết và bị thương trên 200 đồng bào. Uỷ ban Quân quản thị xã và các lực lượng ta tổ chức lo chôn cất những người chết, cứu chữa những người bị thương, giúp đỡ những gia đình bị thiệt hại. BộTư lệnh chiến dịch phối hợp với Uỷ ban Quân quản đặt kế hoạch đề phòng địch tiếp tục phản kích vào thị xã và phối hợp với các đội công tác ở vùng ven phát động quần chúng các ấp các buôn làng, các đồn điền xung quanh thị xã, nổi dậy phá tề, trừ gian, thành lập chính quyền cách mạng."


Theo Bảo Ninh (http://phapluattp.vn/20100325051835148p0c1013/vi-sao-buon-ma-thuot.htm): "Hồi ấy, phải non một tuần sau buổi trưa ngày 11 tức là vào đêm ngày 16, Trung đoàn Plâyme (E66) của Sư đoàn 10 mới dứt điểm xong Căn cứ 53 và sân bay Hoà Bình. Xong được hai cứ điểm khó đánh nhất này thì mới có thể coi là đã xong được Buôn Ma Thuột. Hoặc thậm chí có thể là phải tính thời điểm giải phóng muộn hơn thế nữa, là vào hai ngày 17 và 18-3, khi đạo quân địch đổ bộ xuống tái chiếm thị xã bị bộ đội Sư đoàn 10 đập tan và quét sạch tại khu vực Phước An - Nông Trại. Chỉ đến khi đó, khi quân ta đã tận diệt và xoá sổ vĩnh viễn Sư đoàn 23 ngụy thì Buôn Ma Thuột mới thực là đã được giải phóng. "

Theo Lữ Giang: "Đêm 16.3.1975, khi C ộng quân pháo như vũ bảo vào phi trường, Thiếu Úy Phúc liên lạc với Trung Đoàn 53, nhưng không ai trả lời. Gần sáng, C ộng quân cho xe tăng tấn công căn cứ Trung Đoàn 53 và chiếm căn này, sau đó tiến qua phi trường thanh toán Đại Đội Thám Báo còn sót lại. Không có tiếp tế, hết đạn dược, phải dùng AK 47 của địch bỏ lại để chiến đấu, Thiếu Úy Phúc phải xin phi cơ đến oanh tạc để rút ra. Đúng lúc C ộng quân đang tập trung quân, phi cơ được thám báo hướng dẫn đã đến dội bom xuống đầu địch. Nhờ những trái bom này, Đại Đội Thám Báo còn lại hơn 50 người đã rút chạy vào khu rừng cao su. Khi vào được trong rừng thì chỉ còn lại khoảng 30 người. Nhưng sau đó C ộng quân lại đến tấn công. Thiếu Úy Phúc và một y tá thoát khỏi cuộc phục kích, nhưng rồi ngày 22.5.1975 cũng bị bắt khi mò xuống suối uống nước.
 
Như vậy, Trung Đoàn 53 và Đại Đội Thám Báo đã bảo vệ căn cứ B.50 và phi trường Phùng Dực được 18 ngày khiến C ộng Quân phải kính nể "
từ 10-18/3

Như vậy là căn cứ 53 bị dứt điểm (theo Thượng Tướng Hoàng Minh Thảo và Bảo Ninh) vào đêm 16 rạng 17/3, lúc đó ta làm chủ trung tâm chỉ huy căn cứ 53 và sân bay Hoà Bình, tuy nhiên vẫn còn tàn quân lẩn khuất, ta phải tảo thanh và truy kích tàn quân cũng như chặn đánh viện quân tại khu vực Phước An - Nông Trại. Theo Lữ Giang, tàn quân bỏ chạy cũng vào đêm 16 rạng 17/3.

Ngày 18/3 được xác nhận là ngày xoá sổ vĩnh viễn Sư đoàn 23 và liên đoàn 21 biệt động quân, Buôn Ma Thuột đã được giải phóng cùng hai quận Phước An và Chư Cúc. Ngày 19/3 còn bị máy bay địch ném bom vào các khu đông dân cư trong thị xã. Từ ngày 20/3 có lẽ quân ta đã tiến hành tảo thanh quanh vùng ngoại vi thị xã, truy bắt tàn quân lẩn trốn.
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #11 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2010, 10:21:34 am »

Căn cứ Hoả lực, B50 ở xung quang khu vực sân bay Phụng Dực ... Nhưng mà tui không biết chỗ nào, nên đánh số và nhờ bác nào biết thì chỉ giúp, để mường tượng ra trận chiến tại khu vực này.
- căn cứ B50 ở vị trí (đánh dấu) số 2. còn vị trí số 3 là  nơi đơn vị tôi (Bob) E24, F10 ngay sau khi vào BMT là được lệnh cơ động đến triển khai nhiệm vụ đánh địch phản kích trên đường 21. Từ vị trí (trong rừng cao su) đó đơn vị tôi xuất phát đi đánh địch đổ bộ xuống khu vực cầu 12, nông trại, rồi Phước an...
 Tuy không trực tiếp đánh căn cứ B50 nhưng chúng tôi cũng nhận được thông tin là trận đó rất ác liệt. Đơn vị bạn đánh liên tục mây ngày không dứt điểm được... cấp trên phải điều động E66.F10 tăng cường phối hợp cùng bạn mới giải quyết xong.   
Logged
Trang: « 1 2   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM