Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:39:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mùa xuân tháng tư này, ai về lại Điện Biên.  (Đọc 172653 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
caytrevietnam
Thành viên
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #20 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2008, 07:35:07 pm »

Hic, vẹo cả cổ rồi, đền cho anh lọ cao con hổ đi chú _new Smiley

Em thì xin 1 lọ dầu gió  Cheesy. Dưng mà hình này của bác Tuấn vẫn chưa độc lắm
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
ChimViet
Thành viên
*
Bài viết: 58


« Trả lời #21 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2008, 09:37:56 am »

Qua thang 5 roi, nhung y tuong len DBP van co the ban vi sang nam la 55 nam.
Toi vua di cuoi thang 5, bang xe 2 cau. Duong Son La Tuan Giao tot roi, tham chi la rat tot, neu so voi nhieu duong nui hien nay.
Riêng đoạn Tuần Giáo Điện Biên,  qua đèo Tăng Quai (tức là "Đường trâu đi"), nhiều đoạn đã sửa rất tốt, còn nhiều đoạn chưa sửa xong. Ta luy còn bị trôi vì mưa. Dự kiến khoảng 6 tháng nữa thì sẽ xong cơ bản, đi còn oai hơn đường QL1. Tất nhiên xế phải kinh nghiệm chạy đèo.
Nếu có điều kiện thì nên đi bằng đường bộ, nhanh khoảng 9 tiếng, nhởn nha thì khoảng 10-11 tiếng. Nếu đúng lúc mạ non đang lên thì cảnh đẹp mê hồn, không dừng chụp ảnh không được. Xuất phát từ HN 6h, hay 5h càng tốt, ăn trưa ở Sơn La, quán "gì...tình ??" (quên mất tên)  ngay đầu ngã ba đi Tuần Giáo.
Lúc về nên nghỉ Mộc Châu, vừa mát vừa có sữa tươi, + mận, khá ổn.
Có thời gian có thê đi thăm bản Na sang 2 (cách Điện Biên 30km theo đường Điện Biên đông). na ná Mai Châu, trước đây đã có dự án Jaica khôi phục nghề thêu dân tộc.
Có một nghĩa trang rất ít người đến, gần Độc Lập (phía bắc) là nghĩa trang Tông Khao (tức là " cánh đồng trắng"), nhiều liệt sĩ từ Lào.

Dưới đây là vài địa danh điều chỉnh (theo dân địa phương) để tham khảo:
  - Hoong Cúm (ko phải Hồng cúm) = suối hòm đồ (dân Thái ngày xưa chạy giặc vứt hòm đồ ở suối này)
  - Nậm Rôm = suối bắt nguồn từ rừng lát (Rôm)
  - Hin đăm (ko phai Him Lam) = đồi có vách đá đen
  - Hoong lếch (ko phải hồng lếch) = bản gần suối sắt (lếch)
  - Noong hét = bản có ao tê giác (hét)
  - Mương phằng = đất yên lặng

Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2008, 11:42:27 am »

Nếu có điều kiện thì nên đi bằng đường bộ, nhanh khoảng 9 tiếng, nhởn nha thì khoảng 10-11 tiếng. Nếu đúng lúc mạ non đang lên thì cảnh đẹp mê hồn, không dừng chụp ảnh không được. Xuất phát từ HN 6h, hay 5h càng tốt, ăn trưa ở Sơn La, quán "gì...tình ??" (quên mất tên)  ngay đầu ngã ba đi Tuần Giáo.
Lúc về nên nghỉ Mộc Châu, vừa mát vừa có sữa tươi, + mận, khá ổn.
Có thời gian có thê đi thăm bản Na sang 2 (cách Điện Biên 30km theo đường Điện Biên đông). na ná Mai Châu, trước đây đã có dự án Jaica khôi phục nghề thêu dân tộc.
Có một nghĩa trang rất ít người đến, gần Độc Lập (phía bắc) là nghĩa trang Tông Khao (tức là " cánh đồng trắng"), nhiều liệt sĩ từ Lào.

Cám ơn bác ChimViet. Nhưng đây chắc là bác đi xe riêng thì mới có điều kiện như vậy nhỉ. Nếu đi xe khách thì không rõ họ nghỉ ở đâu?
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #23 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2008, 07:58:54 pm »

Cám ơn bác ChimViet, em cũng dự định sang năm sẽ lên lại, vào khoảng giữa tháng 3 để biết sương mù ĐBP là như thế nào, nhân tiện kỉ niệm 55 luôn.  Cheesy

Tiếp tục với chuyến đi, mang tiếng oe oe mấy chục năm rồi mà chưa đi máy bay lần nào. Chụp cái máy bay để đem về khoe:


Lúc đầu tưởng con này là ATR 72:


Nhưng té ra là con này, mang tiếng quá: Cheesy


Lần trước lên chưa có kinh nghiệm, lúc bay qua đồi A1, nhìn rõ cấu trúc quả đồi, thấy từng lớp giao thông hào nổi lên mà sướng quá cứng tay luôn, không chụp được gì ráo. Quả thật là thấy cái A1 mà thích quá, lại được ông anh dẫn ra trọ ngay gần đó nên dù tính ngủ tí nhưng không được.
Ăn một tí:


Mấy thứ này mà mất 25 ngàn, thấy hơi đắt. Cheesy


Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #24 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2008, 08:04:19 pm »

Ăn xong em ngếch ngay sang A1 ở gần đó:

Khu di tích A1 là khu duy nhất không bị VM version2000 bao vây bằng nhà chia lô do nhà nước bao vây bằng hàng rào từ giữa những năm 90. Nghe nói hồi đó cứ đào đất lên là thấy đạn với súng. Chẹp chẹp.

Lần đầu được bước chân lên mảnh đất thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và máu. Thấy cũng cảm động.  Smiley

Trước hết là Nhà sa bàn ở dưới chân đồi, gần chỗ ta đào hào để cắt đường tiếp viện của Pháp trong đợt tấn công đầu tháng 5:


Cô bán vé, vé vào cửa là 5 ngàn. :


Bán vài món lưu niệm linh tinh:




« Sửa lần cuối: 16 Tháng Sáu, 2008, 08:07:37 pm gửi bởi _new » Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #25 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2008, 08:24:27 pm »

Tượng bán ở ĐBP là tượng làm để làm du lịch, xấu hơn tượng làm để kính biếu của em. Cheesy


Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #26 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2008, 08:48:08 pm »

Ta vào xem trong nhà Sa bàn có cái gì nhỉ. Tất nhiên là có sa bàn đồi A1 rồi, nhưng cái đó để xem sau. Để xem còn có gì nào.

Bắt đầu với vài khẩu súng:
 

Theo bảo tàng thì đây là vũ khí tại lô cốt Gốc cây đa cụt hay lô cốt Ụ thằng người. Đây là vị trí đột xuất về hướng nam của A1, có vị trí rất lợi hại, khống chế đường phản kích của Pháp.


Một vài thứ khác:





Tất nhiên, bóng cái thằng mờ mờ đang chụp ảnh là em.  Cheesy
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Sáu, 2008, 08:51:55 pm gửi bởi _new » Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #27 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2008, 08:58:56 pm »

Thứ cho nhiều thông tin nhất mà treo ở trên tường là mấy cái ảnh này:





Cái tên Hùng Sinh có thể một số bác chưa nghe. Đó là trung đoàn trưởng trung đoàn 102 nổi tiếng. Khi trung đoàn gặp khó khăn khi dứt điểm A1, cụ Hùng Sinh đã trực tiếp vào đồn chỉ huy và dùng súng, lựu đạn chiến đấu trực tiếp cùng cán bộ chiến sỹ.

 
Ai đã đọc Cao điểm cuối cùng chắc chắn sẽ nhớ nhân vật chiến sỹ điện thanh, nhà văn Hữu Mai xây dựng nhân vật đó từ một nhân vật có thật. Đó là cụ Chu Văn Mùi là chiến sỹ thông tin liên lạc vô tuyến. Trong những ngày đêm A1, cụ vừa liên lạc với pháo, chỉ huy vừa tập hợp thương binh lại chiến đấu kiên cường với quân Pháp.


Còn đây là chiếc áo của cụ Nguyễn Phú Xuyên Khung, người đào "Đường hầm A1".
Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #28 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2008, 09:05:56 pm »

Và đây là sa bàn:

trông hơi xập xệ nhỉ. Trên tường là bức tranh về trận đánh Đồi A1 của họa sỹ Huy Toàn.

bảng điều khiển, tất nhiên là nó hỏng rồi.
Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #29 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2008, 09:18:19 pm »

Đây là một góc nhìn của sa bàn: Những dãy bóng đèn màu đỏ thể hiện các mũi tiến công, các vị trí của ta; màu xanh là của quân Pháp.

Cửa mở:

Đây là đường phản kích từ A3 lên của quân Pháp. Bằng đường này, quân Pháp đã đưa được cả xe tăng lên đồi. Hiện nay, một con tăng vẫn chưa chịu xuống. Những bóng đèn xanh ở bên trái bức ảnh chắc mọi người cũng đoán ra, đó chính là để thể hiện vị trí Gốc cây đa cụt.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM