Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 10:12:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Hoa ban Cánh đồng chum đến Bàng vuông Trường sa  (Đọc 329050 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #540 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2010, 07:51:35 pm »

chán thật, cứ nghĩ mấy chục ngàn tỷ đang đánh mất ở VinaShin mà dùng để đóng hoặc mua tầu chiến bảo vệ TS thì chắc gì thằng nào đã dám thò cái lưỡi bò xuống chiếm đất của ta

Em ở xa,nhưng thông qua người nhà,bạn bè,họ hàng nên nhiều việc thật,chuyện thật,ở trong nước.Em cũng nắm rõ,chán lắm bác ơi,thi thiếu 01 điểm giá 300 triện vẫn chưa chắc đã mua được.Trường đặc biệt  Cheesy.
Xem phim tư liệu của Đức,đất nước của họ bị tàn phá sau thế chiến thứ 2,thật là nặng nề.Họ từ người già,trẻ em,phụ nữ đứng thành hàng chuyền nhau từng mẩu gạch vụn,dọn dẹp đống hoang tàn.Họ rất tự hào và hãnh diện " Từ đống hoang tàn đến đứng đầu thế giới về xuất khẩu "
Nhà em đến đây đã 20 năm,nước Đức thịnh vượng như hôm nay và 20 năm trước,không biết bắt đầu từ bao giờ.Nhưng một điều chắc chắn,sau chiến tranh nhiều thành phố lớn của họ bị san phẳng.
Họ có dân số tương đương với ta,diện tích cũng vậy,tích cách dân tộc có lẽ cũng ngang ta hay hơn chút đỉnh.Họ chỉ khác rằng:
1-với ta phê bình và tự phê bình,khiển trách hay nghiêm khắc phê bình làm trọng  Grin
2-Còn họ.
- Công việc nào cũng là công việc,đều quan trọng như nhau.Nếu anh không làm tốt công việc của mình,có nghĩa là anh đã từ chối công việc đó.Vậy thì xin mời,nhường cho người khác.Nếu nghiêm trọng thì pháp luật sử lý,vì vậy bộ máy của họ luôn luôn như có dầu bôi chơn cho cỗ máy duy trì và thúc đẩy xã hội phát triển.
Nếu ai cũng biết nghĩ cho nước,cho dân tộc thì đã không có nghiêm khắc kiểm điểm  Grin
 em cũng mong dân Việt mình đủ mạnh tự trang bị cho mình nhiều tàu chiến,hiện đại.Đủ chơi và không phụ thuộc vào ai cả...em mà có tên lửa Kern là em bấm nút liền,thà hy sinh đời mình để cho con cháu sống yên bình. Undecided
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Bảy, 2010, 08:42:33 pm gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #541 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2010, 12:11:16 am »

Vậy ah,thế theo bác thì nói thế nào là lọt và thế nào là không lọt ?.vấn đề chính oh đây là nói chỉ cho vui nhầm giải tỏa không khí căng thẳng,chứ oh không nói bác nhé.

Chú q.trung và mọi người đang có những tâm huyết ở đây, đáng ra tôi không nên lôi những chuyện nhỏ nhặt vào làm gì. Chỉ vì tôi thấy hình ảnh của người lính như thế không được thật đẹp. Có lẽ bạn nói vô tư cho thoải mái, còn tôi lại phụ thuộc cảm giác mà "nâng quan điểm". Tôi sẽ rút kinh nghiệm.
Logged
votmuoi
Thành viên
*
Bài viết: 221


« Trả lời #542 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2010, 01:57:38 am »

Vậy ah,thế theo bác thì nói thế nào là lọt và thế nào là không lọt ?.vấn đề chính oh đây là nói chỉ cho vui nhầm giải tỏa không khí căng thẳng,chứ oh không nói bác nhé.

Chú q.trung và mọi người đang có những tâm huyết ở đây, đáng ra tôi không nên lôi những chuyện nhỏ nhặt vào làm gì. Chỉ vì tôi thấy hình ảnh của người lính như thế không được thật đẹp. Có lẽ bạn nói vô tư cho thoải mái, còn tôi lại phụ thuộc cảm giác mà "nâng quan điểm". Tôi sẽ rút kinh nghiệm.
hi hi ! bạn danviet ơi! Mặc dù tôi đã xa chiến trường 30 năm nhưng vẫn mơ được tác chiến với sự hỗ trợ bằng bom định vị thông minh từ vệ tinh,hành quân bằng trực thăng vận hay xe bọc thép,kính hồng ngoại và bộ đàm cá nhân,xông lên bắn như vũ bão chút lửa vào kẻ thù và có thể gục ngã kiêu hùng Grin hi hi nhưng trước đấy có đầy đồ quân tiếp vụ thoải mái,hè hè như lính đồng minh tại I Rắc ấy!
Nhưng hầu khắp những người lính của chúng ta trải qua thời gian khó đều phải vận dụng sáng tạo để tồn tại và hoàn thành nhiêm vụ.Thiển nghĩ như vậy còn kiêu hùng hơn chứ bạn nhỉ! Tất nhiên ta có quyên ước mơ trang bị cho bộ đội ta được trang bị như lính Mỹ và không phải lo tới khoản bẫy chim tăng gia như bạn cho là không đẹp ấy Grin Thật ra quan điểm gì đâu bạn.

Bạn Khanhhuyen@ VM nghe nói trước năm 1990 đi từ đông sang tây của nước Đức có sự khác biệt lớn. Tất nhiên chắc cũng không hoàn toàn như có người so sánh rằng : cư như từ VN bay sang đông Đức lần đầu! Phải không bạn Huh



Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #543 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2010, 02:25:45 am »

chán thật, cứ nghĩ mấy chục ngàn tỷ đang đánh mất ở VinaShin mà dùng để đóng hoặc mua tầu chiến bảo vệ TS chắc gì thằng nào đã dám thò cái lưỡi bò xuống chiếm đất của tathì

Em ở xa,nhưng thông qua người nhà,bạn bè,họ hàng nên nhiều việc thật,chuyện thật,ở trong nước.Em cũng nắm rõ,chán lắm bác ơi,thi thiếu 01 điểm giá 300 triện vẫn chưa chắc đã mua được.Trường đặc biệt  Cheesy.
Xem phim tư liệu của Đức,đất nước của họ bị tàn phá sau thế chiến thứ 2,thật là nặng nề.Họ từ người già,trẻ em,phụ nữ đứng thành hàng chuyền nhau từng mẩu gạch vụn,dọn dẹp đống hoang tàn.Họ rất tự hào và hãnh diện " Từ đống hoang tàn đến đứng đầu thế giới về xuất khẩu "
Nhà em đến đây đã 20 năm,nước Đức thịnh vượng như hôm nay và 20 năm trước,không biết bắt đầu từ bao giờ.Nhưng một điều chắc chắn,sau chiến tranh nhiều thành phố lớn của họ bị san phẳng.
Họ có dân số tương đương với ta,diện tích cũng vậy,tích cách dân tộc có lẽ cũng ngang ta hay hơn chút đỉnh.Họ chỉ khác rằng:
1-với ta phê bình và tự phê bình,khiển trách hay nghiêm khắc phê bình làm trọng  Grin
2-Còn họ.
- Công việc nào cũng là công việc,đều quan trọng như nhau.Nếu anh không làm tốt công việc của mình,có nghĩa là anh đã từ chối công việc đó.Vậy thì xin mời,nhường cho người khác.Nếu nghiêm trọng thì pháp luật sử lý,vì vậy bộ máy của họ luôn luôn như có dầu bôi chơn cho cỗ máy duy trì và thúc đẩy xã hội phát triển.
Nếu ai cũng biết nghĩ cho nước,cho dân tộc thì đã không có nghiêm khắc kiểm điểm  Grin
 em cũng mong dân Việt mình đủ mạnh tự trang bị cho mình nhiều tàu chiến,hiện đại.Đủ chơi và không phụ thuộc vào ai cả...em mà có tên lửa Kern là em bấm nút liền,thà hy sinh đời mình để cho con cháu sống yên bình. Undecided

 Chết , chết thật , xưa nay tôi vẫn bị cho là kẻ hiếu chiến nhất vậy mà hôm nay nghe bác nói vậy thấy hơi lành lạnh .
 Nếu như chúng ta chỉ cần 1 cuộc chiến , chỉ 1 cuộc chiến thôi mà dứt điểm được những vấn đề đang gây nhiều bức xúc cho mọi người dân VN chúng ta thì theo cá nhân tôi chắc các cụ đang lãnh đạo cũng không ngại đâu .
 Xong chúng ta nên hiểu rằng nếu chiến sự nổ ra cái được là gì và cái mất sẽ là gì ?
 Bao nhiêu thứ khác kéo đổ theo , lại dẫn đến tình trạng cuộc sống hôm nay của mọi người dân sẽ lại giống như gần 30 năm về trước , tới lúc đó nếu thằng cu con nhà tôi mà bị gọi nhập ngũ chắc tôi phải nói với nó rằng : Thôi mày ở nhà đi bố đi hộ cho vì mày mà ra những chỗ đó bảo đảm không sống nổi quá 3 ngày , hoặc nếu không bố xin làm chân chiến đấu hộ cho QD không cần phụ cấp mà đi sát kèm cặp mày chứ không loại như mày khó có thể tìm thấy đường về nhà . Grin
 Thôi xin các bác cứ bình tâm cho , nóng vội đôi khi khó giải quyết được vấn đề , cứ bình tĩnh nay mai nước mạnh dân giàu hẳn rồi chúng ta tính cũng chưa muộn , chứ cảnh đầu rơi máu chảy nữa nghe chừng giờ này chán lắm rồi các bác ạ .
 Các bác cứ nhớ lại xem , ngày chúng ta giã từ vũ khí trở về đi , cầm cái lý lịch Quân nhân cùng quyết định xuất ngũ về nhà đi xin việc đâu đâu cũng lắc đầu , họ chẳng thèm biết chúng ta là ai và đã từng làm những gì chỉ biết lúc đó không cần nữa còn anh sống hay sẽ chết không cần quan tâm , may mà chúng ta đã vươn lên đã vượt qua được cho tới ngày hôm nay . Liệu các bác có muốn con cháu mình nó sẽ lại giống chúng ta ngày đó hay không ? Cá nhân tôi là không rồi đấy chẳng muốn cháu con mình lại phải chịu giống như mình .
 Xin các bác nghĩ lại cho , cứ từ từ rồi khoai nó sẽ nhừ và thịt chó đương nhiên phải có rau thơm  Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #544 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2010, 02:27:51 am »

Trích dẫn từ: =topic=13887.msg241532#msg241532 date=1279732276

Bạn Khanhhuyen@ VM nghe nói trước năm 1990 đi từ đông sang tây của nước Đức có sự khác biệt lớn. Tất nhiên chắc cũng không hoàn toàn như có người so sánh rằng : cư như từ VN bay sang đông Đức lần đầu! Phải không bạn Huh


Choáng bác Vọt ạ,từ Việt nam qua nơi đầu tiên là Praha..Ôi thiên đường,như trong mơ. Roll Eyes
Từ thành phố biên giới,thành phố du lịch sầm uất,thành phố suối nước nóng nổi tiếng của Tiệp Karlovi vari " Karlovarsky" vượt qua biên chạy thẳng đến một làng nhỏ thuộc miền nam Đức,nằm bên dòng sông Main êm đềm.Phải buộc miệng thốt lên đây mới là thiên đường,đứa thì nói thiên đường của thiên đường.
Nhưng khi đã ở được rồi,mới gấm.
Không đơn giản mà có được một thiên đường.Vâng,giữa đông và tây là cả một cách biệt rất lớn về ý thức,suy nghĩ và cả về cơ sở vật chất hạ tầng của xã hội.Tuy hàng năm nước Đức vẫn trích ra 16 tỉ Dolla để góp phần tái thiết đông Đức,nhưng nhìn chung sau 21 năm,mặt bằng xã hội,mặt bằng kinh tế vẫn còn là một khoảng cách khá xa.Lương công nhân,nếu là người có nguồn gốc ở bên đông thì lương sẽ thấp hơn so với người có nguồn gốc từ bên tây nước Đức,tính theo ngành nghề bác ạ. Angry
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #545 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2010, 03:05:13 am »

Vậy ah,thế theo bác thì nói thế nào là lọt và thế nào là không lọt ?.vấn đề chính oh đây là nói chỉ cho vui nhầm giải tỏa không khí căng thẳng,chứ oh không nói bác nhé.

Chú q.trung và mọi người đang có những tâm huyết ở đây, đáng ra tôi không nên lôi những chuyện nhỏ nhặt vào làm gì. Chỉ vì tôi thấy hình ảnh của người lính như thế không được thật đẹp. Có lẽ bạn nói vô tư cho thoải mái, còn tôi lại phụ thuộc cảm giác mà "nâng quan điểm". Tôi sẽ rút kinh nghiệm.
hi hi ! bạn danviet ơi! Mặc dù tôi đã xa chiến trường 30 năm nhưng vẫn mơ được tác chiến với sự hỗ trợ bằng bom định vị thông minh từ vệ tinh,hành quân bằng trực thăng vận hay xe bọc thép,kính hồng ngoại và bộ đàm cá nhân,xông lên bắn như vũ bão chút lửa vào kẻ thù và có thể gục ngã kiêu hùng Grin hi hi nhưng trước đấy có đầy đồ quân tiếp vụ thoải mái,hè hè như lính đồng minh tại I Rắc ấy!
Nhưng hầu khắp những người lính của chúng ta trải qua thời gian khó đều phải vận dụng sáng tạo để tồn tại và hoàn thành nhiêm vụ.Thiển nghĩ như vậy còn kiêu hùng hơn chứ bạn nhỉ! Tất nhiên ta có quyên ước mơ trang bị cho bộ đội ta được trang bị như lính Mỹ và không phải lo tới khoản bẫy chim tăng gia như bạn cho là không đẹp ấy Grin Thật ra quan điểm gì đâu bạn.


Chú votmuoi hiểu nhầm ý cháu, với lại thực ra cháu để "quan điểm" trong nháy nháy "" cũng chỉ để nói có sự căng thẳng không đáng có mà thôi.
Cháu con nhà nông dân, con của lính, nên những cái bẫy chim bắt cá bình dị, cái gian khổ của người lính cháu cũng biết chứ, đâu có mong cái gì to lớn hoành tráng đâu ạ. Cái chỗ cháu nói là người lính bắn chim mà lo ...giặc nghe thấy tưởng mình chiến thì khổ. Trông hình ảnh người lính như thế nó hơi dúm dó. Có thể đó chỉ là cách hiểu của cháu...
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #546 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2010, 09:01:54 am »

@khanhhuyen. Bạn đang ở Đức à? Bạn ở vùng nào đấy? Năm 1988 tôi ở Berlin đến năm 1991, tôi làm ở nhà máy bóng đèn NARVA. Đêm giao thừa 1990 vượt tường sang Tây Berlin chơi, lúc nhảy xuống tý nữa thì bị gãy chân.
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #547 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2010, 09:28:36 am »

Chủ nghĩa yêu nước cực đoan không phải là điều chúng ta muốn hướng tới, dân tộc ta là một dân tộc vốn có truyền thống yêu hòa bình, hơn ai hết, người Việt nam biết thế nào là cái giá phải trả cho một cuộc chiến, nhưng cha ông ta có câu rằng " cây muốn lặng nhưng gió chẳng đừng". Không biết vì lý do gì mà đất nước từ thuở vua Hùng khai sinh ra đến nay đều luôn bị ngoại bang nhòm ngó, cũng có lúc vì suy yếu mà thua trận bị giặc đô hộ, cũng có lúc vì mất cảnh giác, tin vào lời đường mật mà đất nước suy vong, kinh nghiệm rút ra rằng hễ hèn yếu, nhụt chí là giặc lấn tới, hễ đất nước hùng cường thì có thể đánh đến hang ổ của nó mà nó không làm gì được, hoặc đầy kiêu hùng như Nguyễn Huệ cũng có thể làm cho"phụ hoàng" Càn Long phải run sợ. Điều đáng buồn là dân tộc đang năm bè bẩy mối, bao giờ nước Việt mới hùng cường được.
 Trong khi đó, cái lưỡi bò nói gì, các bạn nên tham khảo cái bài viết đăng trên một trang mạng của nó để biết ngoài 16 chữ, họ còn nói thêm cái gì.
   "Việt Nam đã chuẩn bị chiến tranh, Trung Quốc còn chờ đợi điều gì? "
Đây là tiêu đề của một bài viết được đăng lên diễn đàn Sina vào tối hôm  ( 27 tháng 8 ) tức là lập tức ngay sau khi thứ trưởng bộ ngoại giao Việt Nam đã có một phát biểu cứng rắn hợp lí khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với các dự án dầu khí hợp tác với nước ngoài.   

Mặc dù mạng sina không phải là trang báo chính thức của chính phủ TQ, nhưng trang này vẫn phải thông qua kiểm duyệt và chính phủ TQ gián tiếp gửi thông điệp qua đây, vì thế các bài viết thường là của những người có khả năng và trình độ nhất định, sau đây là toàn bộ nội dung bài viết này Hiện nay sau những thông tin về việc công ty dầu khí Exxon Mobil của Hoa Kỳ và Việt Nam ký hiệp định về thăm dò dầu khí được truyền ra ngoài, khiến cho bộ ngoại giao Trung Quốc rất quan ngại, người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam khẳng định " các hiệp định được kí đều nằm trong chủ quyền của Việt Nam ". Về sau thậm chí có trang mạng của Việt Nam còn xuất hiện những luận điệu cứng rắn cái gọi là " không ngại một cuộc chiến tranh ".

CHUẨN BỊ SẴN SÀNG

Những luận điệu cứng rắn của Việt Nam dựa vào những tiềm lực quân sự trọng yếu tại Nam Sa ( tức Trường Sa ), quân đội Việt Nam đã tăng cường điều chỉnh bố trí lực lượng, ý đồ là tiến thêm một bước khống chế 29 đảo và vùng biển phụ cận Trường Sa mà đã phi pháp chiếm đóng.

Chiếm đoạt và khống chế Trường Sa thành quyết tâm của quân đội Việt Nam

Địa thế của Việt Nam từ bán đảo Trung Nam khu vực Đông bộ trải về hai phía Nam, Bắc hình thành địa hình chật hẹp chữ " S ".  Sau một thời gian dài đến nay, quân đội Việt Nam đã vận dụng chiến lược " Bắc phòng Nam tấn " làm trọng điểm, dồn lực phát triển lục quân, tập trung quân lực phía Bắc Bộ, hải quân và không quân ở đây xây dựng tương đối lạc hậu. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 9 đề xuất " chiến lược phát triển biển " ý đồ hướng về biển phát triển, trở thành một " cường quốc hải dương ( biển ) " Vì thế mà chiến lược quân sự của quân đội nhân dân Việt Nam cũng được điều chỉnh thành " lục địa phòng thủ hải quân tiến công " hướng về Nam Hải ( tức Biển Đông ), đặc biệt là dã tâm chuẩn bị tốt về quân sự nhằm " chiếm đoạt và khống chế các đảo ở Trường Sa, Việt Nam đã đầu tư mạnh vào Hải quân và không quân, điều chỉnh các căn cứ theo chiều sâu kiến thiết trận tuyến địa Trường Sa, hình thành hệ thống kiến trúc trận địa Trường Sa 3 đại trụ cột.

Hiện nay tổng binh lực của hải quân Việt Nam ước tính đạt tới 55, 000 người, phân thành 4 khu vực bộ tư lệnh hải quân 1, 3, 4, 5 trong đó

Bộ tư lệnh hải quân vùng 1 đặt tại Hải Phòng, quản lữ đoàn tầu chiến 170, lữ đoàn lục chiến 147.

Bộ tư lệnh hải quân vùng 3 đặt tại Đà Nẵng quản lữ đoàn tầu chiến 161,

Bộ tư lệnh hải quân vùng 4 đặt tại Vũng Tầu quản lữ đoàn tầu chiến 171, đoàn cảnh giới 103,

Bộ tư lệnh quân khu vùng 5 đặt tại Rạch Giá quản lí lữ đoàn tầu chiến 175 , đoàn lục chiến 126.

Tổng cộng các loại tầu chiến khoảng hơn 300 chiếc, các tầu chiến chủ chiến bao gồm các tầu hộ vệ 7 chiếc, tầu quét ngư lôi 5 chiếc, tầu đổ bộ 6 chiếc, các loại tầu phóng ngư lôi và tầu phóng hoả tiển hơn 40 chiếc, tầu đổ bộ cỡ nhỏ hơn 30 chiếc, 2 chiếc tầu ngầm Mini.

Tổng binh lực của không quân Việt Nam khoảng 30, 000 người, quản lí 4 hàng không sư, 13 đoàn phi hành ( 5 đoàn chiến đấu cơ, 3 đoàn vận tải cơ, 3 đoàn huấn luyện cơ, 2 đoàn tăng cường lục chiến cơ ), có các loại máy bay Su - 27, Su - 30 và Mic - 23, Mic - 21 và nhiều loại khác tổng số hơn 480 chiếc, bộ đội phòng không quản lí 17 binh đoàn hoả tiển , 7 binh đoàn pháo cao xạ, 6 đoàn Rada, có các thiết bị cảnh giới trên không và Rada khoảng hơn 1000 bộ.

Lợi dụng các đảo chiếm được làm căn cứ tiền tuyến

Nhằm mục đích thay đổi bố trí trận địa trước đây là " Coi trọng phía Bắc, lớn ở phía Nam, gọn nhẹ ở giữa " quân đội Việt Nam đã đầu tư lớn xây dựng các căn cứ quân sự hướng về Biển Đông bao gồm 11 căn cứ hải quân: Vạn Hóa, Cẩm Phả, Hồng Gai, Hà Tiên, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Rạch Giá, Cam Ranh, TP Hồ Chí Minh, Quy Nhơn. 15 căn cứ không quân bao gồm: Nội Bài, Yên Bái, Hòa Lạc, Kiến An, Thọ Xuân, Đà Nẵng, Phú Cát, Phan Rang, Biên Hòa, Tân Sân Nhất, Tuy Hòa, Cam Ranh, Chu Lai... với dã tâm kết hợp vững chắc hải không quân.

TRƯỜNG SA NAM YẾT

Đồng thời quân đội Việt Nam gấp rút tiến hành xây dựng trận tuyến mạng nhện trên các đảo chiếm được, các đảo này đóng vài chục cho đến vài trăm quân, Năm 2004, 2005, hoàn thành việc xây cất sân bay trên hai đảo Nam Yết và Trường Sa lớn, nhờ vậy mà không quân Việt Nam có được chỗ hạ cất cánh tiên tiến tại Trường Sa. Một khối lượng lớn vũ khí và đạn dược được thông qua " hành lang trên không " không ngừng chuyển đến Trường Sa.

Đặc công trên nước quấy rối các tầu thăm dò Trung Quốc

Nhằm tăng cường khả năng tác chiến với " một quốc gia nào đó " Quân đội Việt Nam mấy năm trở lại đây đã đề xuất cái gọi là " thò ba đại cánh tay sắt " tức là kết hợp uy lực lớn của các tầu phóng hỏa tiễn với lực lượng máy bay chiến đấu tầm xa, cùng lực lượng đặc công trên nước tác chiến. Ý đồ nhằm dùng nhỏ khắc chế lớn, dùng ưu thế bất đối xứng tấn công.

Dựa vào việc Việt Nam mua 4 tầu phóng ngư lôi cỡ lớn, có trang bị hoả tiển  tầm trung từ Nga, và dựa vào Việc năm 2007 Việt Nam - Nga kí hiệp định cho phép Việt Nam sử dụng kĩ thuật của Nga xây dựng nhà máy đóng tầu chiến ở trong nước, chế tạo 10 tầu chiến cao tốc " tia chớp " trang bị hoả tiển

Năm 2009 Nga sẽ còn bàn giao cho Việt Nam hai khu trục hạm trị giá 350 triệu đô la, với những trang thiết bị hiện đại nhất hiện nay, có thể tàng hình, tấn công từ xa...đã cho thấy quần đảo Trường Sa bị hải quân Việt Nam đặc biệt coi trọng, và dựa vào những hoàn cảnh phức tạp tại đây để lợi dụng " dùng nhỏ uy hiếp lớn ".

Dựa vào việc Việt Nam trang bị các máy bay chiến đấu tầm xa tối tân ( 13 chiếc Su - 27 và 4 chiếc Su - 30 ), quân đội Việt Nam đang tập chung sức chiến đấu tại khu vực tranh chấp vùng biển Trường Sa, tiêu tốn 3,8 tỉ đô la Mỹ để mua 17 chiếc máy bay chiến đấu tiên tiến toàn bộ được đặt ở căn cứ không quân Phan Rang, hình thành bán kính vượt qua 1500Km, phủ rộng toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa tăng cường năng lực không - hải tác chiến. Theo tìm hiểu trong vài năm nữa Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư mua thêm nhiều máy bay chiến đấu Su - 27, Su - 30 và nhiều loại chiến đấu cơ tối tân nữa.

Những binh chủng đặc biệt tác chiến trên biển đó là " truyền thống " của quân đội Việt Nam . Hiện nay tổng binh lực của lực lượng hải quân lục chiến của Việt Nam ước trừng khoảng 27 000 người quản lí lữ đoàn lục chiến 126, 147 binh đoàn đặc công nước 861 và một số binh chủng đặc biệt khác. " Tổng công ty khác thác hải sản Biển Đông " vốn thuộc công ty 128, 129, ( nguyên là thuộc lực lượng vũ trang ) cũng có những nhiệm vụ tác chiến đặc biệt.

Để tăng cường thực tế khống chế Trường Sa, Việt Nam đã đưa vào huấn luyện, cả người nhái bí mật, tấn công chiếm đóng tầng cao, đặt thuỷ lôi, chi viện Trường Sa khi tác chiến làm trọng điểm. Trong lúc hải quân Việt Nam giám sát các tầu thăm dò của Trung Quốc, trong các hoạt động gây nhiễu có thể nhìn thấy ẩn hiện bộ đội đặc công Việt Nam trên mặt nước.

Do các đảo ở Trường Sa không thể cố định đề phòng các tầu chiến,nhiệm vụ hải quân Việt Nam tuần tra trong vùng biển Trường Sa thông thường bao gồm hàng trăm các tầu cá vũ trang đảm nhiệm.

Nói hoảng khi cho rằng " vì thế vận hội " nên Trung Quốc " chịu nhịn "

Trong lúc tích cực chuẩn bị chiến tranh thì Việt Nam vẫn xử dụng chiêu bài " Hợp tung liêm hoành " , ý đồ mượn các thế lực bên ngoài để tiếp tục chiếm đóng các đảo Trường Sa, ở phương diện thứ nhất: về chính trị thì hợp tác liên minh với các nước ASEAN, đề cao lập trường nhất trí của các nước đối với Trung Quốc, đặc biệt là tăng cường hợp tác với Phillipin và Malayxia, một mặt khác Việt Nam lại kêu gọi nước ngoài đầu tư vào hợp tác khai thác dầu khí, ý đồ lôi kéo Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ .. và một số nước khác vào Trường Sa, khiến cho vấn đề Trường Sa bị Quốc tế hóa, đồng thời từng bước tăng cường hợp tác giao lưu quân sự với các nước Mỹ, Ấn, Nhật... đề cao vị thế của Việt Nam là một nước lớn trong khu vực.

Như năm 2003, 2004, 2005 chiến hạm của Hoa Kỳ liên tục thăm viếng Việt Nam, tháng 7 năm 2007 hai bên Việt - Ấn ký hiệp định quốc phòng song phương, xác lập từ nay về sau Ấn Độ ưu tiên bán cho Việt Nam các trang bi quân sự trong đó có cả hoả tiển  đạn đạo " Bulamobs " Ấn Độ còn giúp Việt Nam nâng cấp các máy bay chiến đấu Mig - 21 đã quá hạn đồng thời cũng phụ trách huấn luyện các phi công Việt Nam lái chiến đấu cơ Su - 30. Tháng 3 năm 2008, 2 tầu hộ vệ của Nhật Bản cũng đã viếng thăm thành phố Hồ Chí Minh và cùng hải quân Việt Nam tiếp hành liên hiệp diễn tập.

Lần này Việt Nam đã cùng với công ty dầu khí quốc gia Mỹ Exxon tiếp ký hiệp định hợp tác dầu khí trong vùng biển tranh chấp Trường Sa, khi phán đoán rằng Trung Quốc trong một thời gian dài sau thế vận hội Bắc Kinh sẽ không có hành động cứng rắn nào trong khu vực vùng biển Trường Sa, công nhiên xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Việc phán đoán sai lầm này không chỉ bất lợi với cục diện ổn định ở Trường Sa, đồng thời cũng tổn hại đến bản thân của nền an ninh và phát triển của Việt Nam trong thời gian dài sau này.

 Giọng lưỡi này rõ ràng là dân đen không thể nói được, tầm hiểu biết, khả năng phân tích cho ta thấy đây rõ ràng là ý đồ từ một cấp nào đó có thẩm quyền, phải chăng đang chuẩn bị dư luận cho một "bài học" tiếp theo?

Logged
vespa
Thành viên
*
Bài viết: 265



« Trả lời #548 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2010, 11:08:54 am »

Hehe thấy bạn datviet viết bài theo quan điểm cá nhân về người lính hải quân ngoài đảo xa về vấn đề bắn '' chim '' bẫy '' cá '' nghe sao mà buồn cười quá.chẳng lẽ theo bạn như vậy là trong mắc bạn nếu làm như vậy nhầm mục đích cải thiện bửa ăn và cuộc sống là không đẹp ?.hay là phải xin phép bạn thì mới được làm.còn chuyện vác súng bắn chim nếu bạn giỏi thì cứ ra ngoài áy mà vác súng ...tành...tành thử xem.hay là mình thấy mổi tháng bạn chỉ cần trích ra khoảng 2 triệu mua gạo,mấm,muối gởi ra cho các anh ngoài đảo xa khỏi phải bắn '' chim '' thay vì nguồi đây nâng quan điểm cá nhân mình theo cách '' lòng yêu nước pha lẩn bảo thủ ''.
Logged

'' Cẩm Đào cùng với Cận Bình ...
Sắm tàu mẫu hạm rập rình Biển Đông !
Mấy cu đừng có chơi ngông ...
Coi chừng máu Hán nhuộm hồng Hoàng Sa !
Sông Hồng thuở ấy chưa xa ...
Quân Thanh chết đuối , Đống Đa xác vùi ...
Bay ngon thì cứ t
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #549 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2010, 02:18:21 pm »

Hehe thấy bạn datviet viết bài theo quan điểm cá nhân về người lính hải quân ngoài đảo xa về vấn đề bắn '' chim '' bẫy '' cá '' nghe sao mà buồn cười quá.chẳng lẽ theo bạn như vậy là trong mắc bạn nếu làm như vậy nhầm mục đích cải thiện bửa ăn và cuộc sống là không đẹp ?.hay là phải xin phép bạn thì mới được làm.còn chuyện vác súng bắn chim nếu bạn giỏi thì cứ ra ngoài áy mà vác súng ...tành...tành thử xem.hay là mình thấy mổi tháng bạn chỉ cần trích ra khoảng 2 triệu mua gạo,mấm,muối gởi ra cho các anh ngoài đảo xa khỏi phải bắn '' chim '' thay vì nguồi đây nâng quan điểm cá nhân mình theo cách '' lòng yêu nước pha lẩn bảo thủ ''.

Tôi cũng thấy buồn cười lắm đấy. Tôi có 2 bài viết ngay phía trên, một bài cho bạn đọc, còn một bài bạn có thể đọc. Những gì cần viết đã viết rồi, tôi không có ý định giải thích cho mình hay phải thuyết phục bạn điều gì cả. Trả lại đất cho topic, cho những tâm sự khác.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM