Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 01:08:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Hoa ban Cánh đồng chum đến Bàng vuông Trường sa  (Đọc 329036 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #530 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2010, 03:49:07 pm »

Thực ra chúng tôi không phải là những người đầu tiên ra đảo, các bạn biết là trước đó toàn quần đảo đã được giải phóng do quân của đoàn 126 kết hợp với các đơn vị bạn, lúc chúng tôi ra thì đã có quân ta trấn giữ trên đảo rồi, nhiệm vụ của chúng tôi lúc này là đưa quân ra đảo diễn tập, đơn vị tôi vừa tăng cường lực lượng giữ đảo vừa luyện tập để bộ đội làm quen với địa hình, rèn luyện khả năng đổ bộ hoả lực đánh chiếm đảo, tăng cường sức dẻo dai để có thể làm tốt nhiệm vụ trong điều kiện môi trường nước, cũng là để rút kinh nghiệm về cách đánh mới mẻ này( Sau này đơn vị đã có một số kinh nghiệm khi đoàn 126 đánh chiếm cảng Xihanucvin, nhưng cũng do chủ quan nóng vội nên thiệt hại cũng kha khá Huh)
 Thời kì đó chưa hề có dân, chỉ gần đây mới có một số gia đình của các nhân viên khí tượng, quan trắc đại dương gì đó, do việc nhà nước động viên khuyến khích dân cư để khẳng định chủ quyền chứ hồi đó đã làm gì có, chắc các bạn đã biết có người lính công binh đã rào bảo vệ dấu chân của một cô văn công ra thăm đảo, người lính biển sống trên đảo nhỏ, giữa mênh mông đại dương, hàng năm trời không nhìn thấy bóng một người phụ nữ. Sự cô đơn, thiếu thốn tình cảm bao vây anh ta trong sự nhớ nhung đất liền, nhớ thương người thân và nhất là anh nào đã có vợ con, người yêu thì điều đó lại càng da diết hơn gấp bội lần. Ngày xưa không có mobai, tầu thì ba bốn tháng mới ra đảo một lần tiếp tế lương thực , nước uống và nhất là thư nhà, lúc đó người lính đảo mới có được chút hơi ấm của đất liền, sự thiếu thốn vật chất còn chịu được, sự thiếu thốn tình cảm và tinh thần mới là thử thách gay gắt nhất mà người lính đảo phải chịu đựng.

Riêng đối với tôi, Những ngày đầu tiên ra đảo đã để lại những ấn tượng thật sâu sắc, cái ấn tượng đầu tiên là cái cảm giác nhỏ bé của con người trước thiên nhiên, biển quá rộng lớn, trời quá bao la, đảo thì quá nhỏ bé và con người lại càng nhỏ hơn nữa. Chiếc xuồng cao su đưa tôi lách qua những rặng sanho lởm chởm tiến vào bờ đảo , bước chân đầu tiên trên mảnh đất xa xôi của Tổ quốc của tôi đặt nhẹ xuống lớp cát chứa đầy vụn sanho vỡ và những dây muống biển ngoằn nghèo với những bông hoa mầu tím Huế, mặt đảo trải dài trong nắng với muôn vàn tiếng chim Hải âu đang xao xác vì con người đánh thức sự bình yên của chúng, chúng tôi bước đi qua những ổ trứng chim trải đầy mặt đất, chim biển cũng vậy, chúng thản nhiên nhìn con người bước qua với cái mỏ ngoác ra kêu quàng quạc, chúng chỉ bay lên khi có ai đó động vào, đàn chim phủ kín mặt đảo nhỏ và đó là hình ảnh mà sau này, khi con người đã đông đúc thì không bao giờ còn nữa, chúng đã bay đi, tìm đến những nơi hoang vu hơn để tiếp tục quá trình bảo tồn nòi giống.
 
Đúng là giữa biển trời bao la, con người thật nhỏ bé và sự cô đơn vắng vẻ những lúc ngồi nhìn biển một mình, chưa kể lúc mưa bão, biển động phải không bác ? Quả thực, chưa cần nói đến khó khăn khác mà các Bác phải chịu đựng : xây dựng và bảo vệ Đảo.. Chỉ cần vượt qua được nỗi dằn vặt về tinh thần cũng đã là điều cực khó rồi. Cũng may là Đảo thì giữa biển, mà biển thì bao la rộng lớn, không có đường tạt ngang, tụt hậu...Bác nhẩy  Grin Grin Grin
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #531 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2010, 09:18:13 pm »

Muốn tụt tạt cũng dễ thôi mrNgan ạ, bơi ra tầu tiếp tế, leo dây neo lên tầu rồi chui vào xó nào đó, trốn vài ba ngày về đến đất liền rồi phắn, hề hề!!! là tôi tưởng tượng vậy chứ dù sao lính ta cũng xác định tư tưởng vững vàng lắm Grin, hồi đó chưa có cái gì lôi kéo lắm để đến nỗi phải làm vậy, nhưng ai mà biết được, tư tưởng con người mà, chẳng biết thế nào mà lần, nhưng thực tế là chuyện đó ở đơn vị tôi không có.
 Sau những đợt diễn tập, chúng tôi lại về Sinh tồn, sông cùng đơn vị đồn trú một thời gian, thời kỳ này cơ sở vật chất còn cực kì đơn sơ, đảo này không có nguồn nước tự nhiên mà phải tích trữ từ các đợt mưa và chờ tiếp tế từ đất liền rồi trữ vào téc nước và bất cứ cái gì đựng được, nước sinh hoạt phải cực kỳ tiết kiệm, thiếu cái gì chứ thiếu nước thì gian khổ lắm, cho nên nếu trời có mưa thì đó là điều cực kỳ hạnh phúc.
 Rau xanh thì cũng phải tiếp tế từ đất liền, vì vậy phải khuyến khích tăng gia sản xuất, mặt đất chỉ là một thứ cát với vụn sanhô trông lẫn với phân chim từ nhiều đời thành một thứ photphat, cây cối mọc lên đó là những loại cây lá dày, thân cành cong queo trong gió lộng của biển, chúng gắn kết với nhau chống chọi với thời tiết, vượt qua cả phong ba bão táp nên được đặt là cây "phong ba". Còn một loại cây nữa chỉ mọc được trên các đảo ở Trường sa, đó là cây bàng vuông, hoa cũng đặc biệt và quả thì đặc biệt hơn, nó có hình bốn cạnh, lá giống lá bàng nên gọi luôn là bàng vuông. Các lọai cây đều không thể cao lên được, chỉ chừng hai, ba mét là còi luôn tại đó, dù sao thì cũng có chút bóng mát, che chở cho đảo nhỏ trong những ngày nắng cháy thịt da, lại nói về việc trồng rau xanh , lính ta rất sáng kiến, bây gìơ thấy  trên các đảo dùng những chiếc chậu nhựa, chứ hồi đó anh em dùng bất cứ cái gì , miễn là đựng được đất, trộn với phân, rác thực phẩm, ủ thật kỹ rồi dùng nó gieo hạt lên, anh em bộ đội là người ở nông thôn thì làm việc này rất thạo, các chú lính thành phố lúc đầu bỡ ngỡ nhưng rồi cũng làm được cả
 
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #532 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2010, 01:12:25 am »

Còn một loại cây nữa chỉ mọc được trên các đảo ở Trường sa, đó là cây bàng vuông, hoa cũng đặc biệt và quả thì đặc biệt hơn, nó có hình bốn cạnh, lá giống lá bàng nên gọi luôn là bàng vuông.

       Có phải quả bàng vuông như thế này không bác Q.Trung ? to bằng nắm tay.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Bảy, 2010, 08:17:52 am gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #533 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2010, 11:06:10 am »

TTNL@: Ừ , là nó đấy, hồi đó chúng tôi làm gì có máy ảnh mà chụp, sau này xem đài báo thấy đăng nhiều về loại cây này, nó độc đáo ở chỗ chỉ mọc được ở ngoài đó, trong đất liền không hề thấy, cũng như cây bàng ở đất liền, nó cũng chẳng có giá trị sử dụng gì ngoài việc cho bóng mát, ai đi Trường sa về cũng muốn có một chứng tích làm kỷ niệm, không khéo nay mai bàng vuông tiệt giống cũng nên Grin.
 Những ngày đầu, việc trồng rau đại khái là như tấm ảnh này. Nhưng còn đơn sơ hơn nữa kia. Hôm nọ tình cờ vào một trang nói về việc trồng rau ở TS ngày nay thấy rất mừng vì được sự quan tâm của các nhà khoa học, rau đã được trồng khá hiện đại, chắc đã đảm bảo được rau tươi cho bộ đội .
Logged
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #534 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2010, 11:17:02 am »

Bác q.trung ơi ,hồi ấy chim ở ngoài đảo nhiều thế,mà bộ đội thì thiếu thốn,tiếp tế khó khăn,an hải sản mãi cũng chán ,vậy các bac có nguồn thực phẩm loại đặc sản là chim trời đó,các bác có khai thác chế biến giống như "Mũi chính diện giải phóng nongpenh " không bác?
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
onami
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #535 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2010, 11:32:52 am »

...đảo này không có nguồn nước tự nhiên
Bác q.trúng cho hỏi có đảo nào trong quần đảo Trường sa có nguồn nước ngầm (nước ngọt) tự nhiên không ạ?

Cháu tìm hiểu nhiều về vấn đề này mà chưa tìm được câu trả lời chính xác.
Nguồn nước ngọt chính là bằng chứng xác đáng nhất về mối quan hệ giữa lục địa và đảo.
Logged
vespa
Thành viên
*
Bài viết: 265



« Trả lời #536 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2010, 11:47:27 am »

Bác q.trung ơi ,hồi ấy chim ở ngoài đảo nhiều thế,mà bộ đội thì thiếu thốn,tiếp tế khó khăn,an hải sản mãi cũng chán ,vậy các bac có nguồn thực phẩm loại đặc sản là chim trời đó,các bác có khai thác chế biến giống như "Mũi chính diện giải phóng nongpenh " không bác?
Vác súng ra bắn chim không khéo tụi '' quân chiếm đóng '' xung quanh đảo lân cận nghe tiếng súng tưởng mình '' chiến '' thì khổ. lấy súng hơi ra bắn mà oh đảo gió biển rất nhiều thì làm sao ?.tốt nhất nên đặc bẫy.
Logged

'' Cẩm Đào cùng với Cận Bình ...
Sắm tàu mẫu hạm rập rình Biển Đông !
Mấy cu đừng có chơi ngông ...
Coi chừng máu Hán nhuộm hồng Hoàng Sa !
Sông Hồng thuở ấy chưa xa ...
Quân Thanh chết đuối , Đống Đa xác vùi ...
Bay ngon thì cứ t
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #537 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2010, 04:00:34 pm »

"
...Cháu tìm hiểu nhiều về vấn đề này mà chưa tìm được câu trả lời chính xác.
Nguồn nước ngọt chính là bằng chứng xác đáng nhất về mối quan hệ giữa lục địa và đảo..."




Đây là ảnh trên goonggle earth. Nó thể hiện địa hình vùng biển và đất liền khu vực TS, vùng nước sẫm màu là vùng nước sâu, vùng biển Đông của ta có chiều sâu chừng hơn ba trăm mét, như vậy ta có thể suy luận rằng mạch nước lục địa không thể nối dài đến TS được, thực tế là chỉ có vài đảo có nước từ giếng, các đảo chìm hoặc chỉ nổi khi thủy triều rút là hoàn toàn không có nước. Ở đảo Trường sa lớn có nước nhưng có vẻ như là mạch tự sinh trên đảo mà thôi.
 Hải âu là một loài chim biển, sinh sống thành bầy đàn ,chúng có thể bay cả ngày trên biển, có lúc chúng đậu xuống nước, nổi dập dềnh và chân có màng để bơi, cá là thức ăn của chúng nhưng chúng lại không thể là một thức ăn ngon của người, thịt chim biển khét và dai, thà không ăn còn hơn. Trên những bãi cạn như Gacma , Colin ngày đó chim và trứng chim đầy mặt đảo, sau này thì chắc là không có nữa, Gacma thì Tầu chiếm rồi, có muốn tìm lại hình ảnh chim bay rợp trời ngày xưa thì thật là khó quá, anh em ta đã cố gắng giữ nó nhưng lực bất tòng tâm, thế nước yếu , mà địch ngày càng hung hăng, cứ cố giữ mãi cái tình hữu nghị không có thật thì những người lính sẽ còn ngậm đắng nuốt cay, chỉ mong con cháu có ngày làm Nguyễn Huệ, Lý Thường Kiệt mà rửa được cái mối hận này, chán thật, cứ nghĩ mấy chục ngàn tỷ đang đánh mất ở VinaShin mà dùng để đóng hoặc mua tầu chiến bảo vệ TS thì chắc gì thằng nào đã dám thò cái lưỡi bò xuống chiếm đất của ta. Tham nhũng nó chén sạch bà con ạ. Còn vài cái đảo còi nữa nó đang hò hét xơi nốt đấy.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Bảy, 2010, 04:11:21 pm gửi bởi q.trung » Logged
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #538 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2010, 04:29:32 pm »

Bác q.trung ơi ,hồi ấy chim ở ngoài đảo nhiều thế,mà bộ đội thì thiếu thốn,tiếp tế khó khăn,an hải sản mãi cũng chán ,vậy các bac có nguồn thực phẩm loại đặc sản là chim trời đó,các bác có khai thác chế biến giống như "Mũi chính diện giải phóng nongpenh " không bác?
Vác súng ra bắn chim không khéo tụi '' quân chiếm đóng '' xung quanh đảo lân cận nghe tiếng súng tưởng mình '' chiến '' thì khổ. lấy súng hơi ra bắn mà oh đảo gió biển rất nhiều thì làm sao ?.tốt nhất nên đặc bẫy.

Bạn ơi, đừng nói thế. Nghe không có lọt đâu
Logged
vespa
Thành viên
*
Bài viết: 265



« Trả lời #539 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2010, 06:48:14 pm »

Vậy ah,thế theo bác thì nói thế nào là lọt và thế nào là không lọt ?.vấn đề chính oh đây là nói chỉ cho vui nhầm giải tỏa không khí căng thẳng,chứ oh không nói bác nhé.
Logged

'' Cẩm Đào cùng với Cận Bình ...
Sắm tàu mẫu hạm rập rình Biển Đông !
Mấy cu đừng có chơi ngông ...
Coi chừng máu Hán nhuộm hồng Hoàng Sa !
Sông Hồng thuở ấy chưa xa ...
Quân Thanh chết đuối , Đống Đa xác vùi ...
Bay ngon thì cứ t
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM