Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 07:13:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Hoa ban Cánh đồng chum đến Bàng vuông Trường sa  (Đọc 329150 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #520 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2010, 10:15:30 am »

Việc đầu tiên tôi làm là hộc tốc chạy lên bảo mật mượn tài liệu về DKZ rồi đêm đó thức khuy nghiền ngẫm tính năng kỹ chiến thuật và những kiến thức liên quan, sáng ra cùng anh em xuống tầu là cũng có một chút kiến thức sơ sơ về dkz, khỏi phải bị chê là thằng dốt không biết gì, nhưng hỡi ơi, tôi cũng thừa kinh nghiệm để biết rằng, nếu xẩy ra chiến đấu, tôi sẽ chẳng làm được việc gì, thực tế chiến đấu mới là quan trọng, ba cái kiến thức vớ vẩn chẳng là gì cả.
 Sau chiến thắng 30-4, ta có thu được của địch một số lượng tầu khá lớn, trong đó có mấy cái tầu đổ bộ, ta quen gọi là tầu há mồm, thực ra mấy cái tầu này vì chậm không chạy được nên mới nằm lại, mà có khi người Mỹ chơi xỏ cũng nên, tầu sản xuất từ thời nội chiến Nam Bắc Mỹ, nói hơi quá nhưng nó đã từng tham gia đổ bộ vào Noocmandi từ thời thế chiến hai, xơi dầu như uống nước lã, nó để lại để phá hoại kinh tế của ta hay sao đó, dùng dầu kiểu ấy thì có ngày sạt nghiệp Grin
 Thế mà nó được dùng khá lâu, đến tận năm 1988 có một chiếc (505) còn lập được một chiến công, giữ chủ quyền của ta ở bãi cạn Colin đấy.
 Tôi cứ chắc mẩm cú này được thử cảm giác hành quân trên một trong những con tầu đổ bộ ấy, cảm giác của những chú lính bộ đánh thủy nghe ra rất hào hùng và bi tráng, bước hành quân như được tiếp thêm sức mạnh vì những liên tưởng kì vĩ, khẩu dkz có cái đuôi như bom ba càng nghiến vào những đôi vai non trẻ cũng không cản được sự háo hức, cha con kéo nhau ra cầu tàu nhưng buồn so vì đứng đợi chúng tôi lại là cái tầu vận tải quen thuộc, lại chui xuống hầm tầu, dòng dây thả súng rồi nằm lăn lóc, chuẩn bị chờ sóng nhồi.
 Trước khi đi tôi cũng đã được phổ biến sơ qua về tình hình nhiệm vụ, đặc điểm hải dương địa hình biển đảo của khu vực, được biết nơi chúng tôi đến là khu vực đảo Sinh tồn,  nơi có hệ thống đảo và bãi cạn, đảo chìm có vẻ lớn nhất trong khu vực quần đảo, hiện thời điểm đó mới có bộ đội trấn giữ trên đảo Sinh tồn, nơi nổi trên mặt nước không lớn, một chiều chỉ chừng bốn trăm mét, một chiều thì nhỏ hơn, gần hai trăm mét, tất cả đảo do cấu trúc san ho tạo thành, do vậy đăc điểm cần lưu ý nhất cho công tác dổ bộ là phải nghiên cứu kỹ con nước, các vành đai san hô để đảm bảo an toàn cho việc đổ quân lên bờ.
Logged
vespa
Thành viên
*
Bài viết: 265



« Trả lời #521 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2010, 03:56:22 pm »

@ bschung chắc bác biết căn cứ Trảng lớn vnch ngày xưa mà nay là nơi đặt đại bản doanh Sư đoàn 5 thuộc huyện châu thành tỉnh tây ninh không ?.dân bắc xung quanh đấy là dân 54 chính góc đấy.oh tây ninh quê em cứ tới ngày Noel là mọi người thường về trên đó chơi vì nhà thờ rất nhiều + cách trang trí rất đẹp.
Logged

'' Cẩm Đào cùng với Cận Bình ...
Sắm tàu mẫu hạm rập rình Biển Đông !
Mấy cu đừng có chơi ngông ...
Coi chừng máu Hán nhuộm hồng Hoàng Sa !
Sông Hồng thuở ấy chưa xa ...
Quân Thanh chết đuối , Đống Đa xác vùi ...
Bay ngon thì cứ t
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #522 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2010, 04:36:39 pm »

  Oh bác vespa quê Tây Ninh à ! tôi có biết căn cứ trảng lớn vì ở đó tôi có mấy anh bạn học cùng, có năm chúng tôi đi bắn đạn hỏa lực ở phía sau núi Bà,bắn suốt cả ngày-đêm,toàn cối 60,M79,B41,B40,dkz ,chớp lửa nhoáng nhoàng ...hehe sáng sớm hôm sau du khách ở trên núi chỗ khu du lịch lũ lượt kéo nhau đi về ,chủ yêu khách nước ngoài,còn dân mình thì vẫn chơi vô tư ,nghe nói họ sợ họ khiếu nại với ban quản lý khu du lịch ,khu du lịch ý kiến với tỉnh Tây Ninh,tỉnh ý kiến lên qk7....chắc chắn là sẽ có ý kiến chỉ đạo xuống trường bắn, nhưng mà khi đó tụi tôi về từ lâu rồi.. Grin
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Bảy, 2010, 11:11:08 am gửi bởi bschung » Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
vespa
Thành viên
*
Bài viết: 265



« Trả lời #523 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2010, 04:48:50 pm »

Vâng quê em tây ninh bác ah,còn cái vụ trường bắn quân sự dưới chân núi bà đen thì dẹp lâu lấm rồi.thỉnh thoảng tụi dân quân du kích xã cũng hay thường vào đấy tập nhưng không thường xuyên như trước nữa.nhà em oh huyện hòa thành { chợ long hoa } chắc bác biết  Grin
Logged

'' Cẩm Đào cùng với Cận Bình ...
Sắm tàu mẫu hạm rập rình Biển Đông !
Mấy cu đừng có chơi ngông ...
Coi chừng máu Hán nhuộm hồng Hoàng Sa !
Sông Hồng thuở ấy chưa xa ...
Quân Thanh chết đuối , Đống Đa xác vùi ...
Bay ngon thì cứ t
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #524 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2010, 10:32:18 am »

Chắc các bạn không ít thì nhiều đều đã có biết những hình ảnh về quân đảo Trường sa. Nhìn những bức ảnh ngày nay chụp các đảo thấy  lòng dạt dào một niềm xúc động sâu sắc. Đảo nhỏ giữa biển khơi , sóng nhẹ nhàng vỗ bờ, mầu xanh ngút mắt, thiết bị phong điện chạy theo những con đường trải bê tông, nhà của khang trang hai ba tầng, cầu cảng to rộng đủ chỗ cho tầu lớn cập mạn, vài đảo còn có sân bay. Tất cả những điều đó là do Tổ quốc đã không tiếc sức lực tiền của để xây dựng và trang bị cho TS đủ sức chống lại kẻ thù xâm lược. Mấy chục năm đã qua rồi, sự phát triển là điều tất yếu, nhưng thời kì đầu của chúng tôi, nghĩ lại thấy thật gian khổ, đảo nhỏ mới giải phóng còn hoang sơ lắm, đã làm gì có kè bê tông, nhà cửa chỉ là những túp lều lợp tôn, vài cái hầm hố giao thông hào kè bằng những tấm ghi, tôn sắt vớ vẩn, mấy ông ngụy giải dây thép gai bảo vệ một cách lèo tèo lấy lệ. Nhưng khổ nhất vẫn là đường tiếp cận đảo, đặc điểm của vùng đảo sanho là một khỏang đảo ở giữa, bao bọc ngoài rìa lại là một vành đai san ho lởm chởm, nếu thủy triều rút là toàn bộ phần chìm sẽ hiện ra, lổn nhổn như đá tai mèo, vì vậy mà tầu lớn không vào được, thường phải  neo ngoài xa và thả xuồng, lách qua các vỉa san hô mà vào đảo. Sau này xây dựng được cầu cảng, khai phá luồng lạch thì việc tiếp cận dễ dàng hơn, thế nhưng khi có sóng dữ thì vẫn thật khó khăn trong việc lên bờ. Nói đặc điểm địa hình như vậy mới hình dung được việc các chiến sỹ đổ bộ vất vả thế nào, nhất là các bộ phận hỏa lực, mang vác nặng. Quân đội ta chưa có kinh nghiệm về các lọai hình chiến đấu này, và nhiệm vụ của chúng tôi cũng là thực tập thực binh để rút kinh nghiệm, rèn luyện cho cán bộ chiến sỹ làm quen với cách đánh, làm quen với địa hình để khi có chiến sự là có thể sẵn sàng chiến đấu mà không bị bỡ ngỡ trong điều kiện chiến trường biển đảo.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #525 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2010, 11:27:27 pm »

Chắc các bạn không ít thì nhiều đều đã có biết những hình ảnh về quân đảo Trường sa. Nhìn những bức ảnh ngày nay chụp các đảo thấy  lòng dạt dào một niềm xúc động sâu sắc. Đảo nhỏ giữa biển khơi , sóng nhẹ nhàng vỗ bờ, mầu xanh ngút mắt

     Bác QTrung@, những ngày bão lớn ở ngoài đó thì thế nào? Bao nhiêu cây xanh, rau cỏ tăng gia, . . . đều bay hết hay sao ?
Logged

q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #526 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2010, 12:05:24 pm »

TTNL@ : Các đảo của ta  thường thấp, nhô lên khoảng 2,3 m . Các đảo chìm thì khi thủy triều xuống mới lộ ra, khi có sóng lớn, các đảo bé cũng bị nước tràn qua, những cơn sóng như vậy vào mùa bão là mối đe dọa đối với các lọai cây trồng, thường là anh em sử dụng các loại thùng hộp chứa đất như một loại giá thể( đất mang từ đất liền ra) gieo hạt lên và chăm sóc trong một nơi được quây lại bằng những tấm tôn hoặc là cái gì đó, mục đích là che cái nắng oi ả và hơi nước biển mặn, khi bão to thì che đậy hoặc bê cả vào nhà, nước tưới thì tận dụng từ nước sinh hoạt, chỉ có vài đảo có nước còn phần lớn là không, chuyện nước cũng là một vấn đề lớn đấy.
Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #527 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2010, 09:21:20 pm »

Chắc các bạn không ít thì nhiều đều đã có biết những hình ảnh về quân đảo Trường sa. Nhìn những bức ảnh ngày nay chụp các đảo thấy  lòng dạt dào một niềm xúc động sâu sắc. Đảo nhỏ giữa biển khơi , sóng nhẹ nhàng vỗ bờ, mầu xanh ngút mắt, thiết bị phong điện chạy theo những con đường trải bê tông, nhà của khang trang hai ba tầng, cầu cảng to rộng đủ chỗ cho tầu lớn cập mạn, vài đảo còn có sân bay. Tất cả những điều đó là do Tổ quốc đã không tiếc sức lực tiền của để xây dựng và trang bị cho TS đủ sức chống lại kẻ thù xâm lược. Mấy chục năm đã qua rồi, sự phát triển là điều tất yếu, nhưng thời kì đầu của chúng tôi, nghĩ lại thấy thật gian khổ, đảo nhỏ mới giải phóng còn hoang sơ lắm, đã làm gì có kè bê tông, nhà cửa chỉ là những túp lều lợp tôn, vài cái hầm hố giao thông hào kè bằng những tấm ghi, tôn sắt vớ vẩn, mấy ông ngụy giải dây thép gai bảo vệ một cách lèo tèo lấy lệ. Nhưng khổ nhất vẫn là đường tiếp cận đảo, đặc điểm của vùng đảo sanho là một khỏang đảo ở giữa, bao bọc ngoài rìa lại là một vành đai san ho lởm chởm, nếu thủy triều rút là toàn bộ phần chìm sẽ hiện ra, lổn nhổn như đá tai mèo, vì vậy mà tầu lớn không vào được, thường phải  neo ngoài xa và thả xuồng, lách qua các vỉa san hô mà vào đảo. Sau này xây dựng được cầu cảng, khai phá luồng lạch thì việc tiếp cận dễ dàng hơn, thế nhưng khi có sóng dữ thì vẫn thật khó khăn trong việc lên bờ. Nói đặc điểm địa hình như vậy mới hình dung được việc các chiến sỹ đổ bộ vất vả thế nào, nhất là các bộ phận hỏa lực, mang vác nặng. Quân đội ta chưa có kinh nghiệm về các lọai hình chiến đấu này, và nhiệm vụ của chúng tôi cũng là thực tập thực binh để rút kinh nghiệm, rèn luyện cho cán bộ chiến sỹ làm quen với cách đánh, làm quen với địa hình để khi có chiến sự là có thể sẵn sàng chiến đấu mà không bị bỡ ngỡ trong điều kiện chiến trường biển đảo.
Bác q.trung ra đảo trường sa vào những năm đầu tiên sau giải phóng miền nam 1975 chắc là phải gặp nhiều khó khăn gian khổ lắm để vừa xây dựng đảo, vừa bảo vệ đảo. Khi bác ra đến đảo thì đảo đã có dân sinh sống chưa bác ? Dân đảo có giúp gì trong việc xây dựng và bảo vệ đảo không ạ ? Kỷ niệm đầu tiên và sâu đậm nhất của bác khi đặt chân lên đảo ?
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
tamus
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #528 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2010, 09:44:57 pm »

@chú Q.TRung: Cháu có hỏi, bố cháu nói có ra quần đảo Trường Sa hồi tháng 5/1975, giao pháo 85mm cho đảo, không biết là đảo nào. Bố cháu ở đảo 3 ngày. Giao pháo 85 của F316 (lúc đó đang đóng ở BÌnh Dương), xuống tàu ở Cam Ranh, sau đó lại quay về Bình Dương.

Sau đó còn 1 đợt đơn vị bố cháu áp giải tù binh đi tàu biển từ TP HCM ra Đà Nẵng (có lẽ tù binh toàn trên cấp tá) để ra Bắc thì phải.

Kể cũng hơi lạ, chú nhỉ.

Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #529 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2010, 10:20:28 pm »

Thực ra chúng tôi không phải là những người đầu tiên ra đảo, các bạn biết là trước đó toàn quần đảo đã được giải phóng do quân của đoàn 126 kết hợp với các đơn vị bạn, lúc chúng tôi ra thì đã có quân ta trấn giữ trên đảo rồi, nhiệm vụ của chúng tôi lúc này là đưa quân ra đảo diễn tập, đơn vị tôi vừa tăng cường lực lượng giữ đảo vừa luyện tập để bộ đội làm quen với địa hình, rèn luyện khả năng đổ bộ hoả lực đánh chiếm đảo, tăng cường sức dẻo dai để có thể làm tốt nhiệm vụ trong điều kiện môi trường nước, cũng là để rút kinh nghiệm về cách đánh mới mẻ này( Sau này đơn vị đã có một số kinh nghiệm khi đoàn 126 đánh chiếm cảng Xihanucvin, nhưng cũng do chủ quan nóng vội nên thiệt hại cũng kha khá Huh)
 Thời kì đó chưa hề có dân, chỉ gần đây mới có một số gia đình của các nhân viên khí tượng, quan trắc đại dương gì đó, do việc nhà nước động viên khuyến khích dân cư để khẳng định chủ quyền chứ hồi đó đã làm gì có, chắc các bạn đã biết có người lính công binh đã rào bảo vệ dấu chân của một cô văn công ra thăm đảo, người lính biển sống trên đảo nhỏ, giữa mênh mông đại dương, hàng năm trời không nhìn thấy bóng một người phụ nữ. Sự cô đơn, thiếu thốn tình cảm bao vây anh ta trong sự nhớ nhung đất liền, nhớ thương người thân và nhất là anh nào đã có vợ con, người yêu thì điều đó lại càng da diết hơn gấp bội lần. Ngày xưa không có mobai, tầu thì ba bốn tháng mới ra đảo một lần tiếp tế lương thực , nước uống và nhất là thư nhà, lúc đó người lính đảo mới có được chút hơi ấm của đất liền, sự thiếu thốn vật chất còn chịu được, sự thiếu thốn tình cảm và tinh thần mới là thử thách gay gắt nhất mà người lính đảo phải chịu đựng.

Riêng đối với tôi, Những ngày đầu tiên ra đảo đã để lại những ấn tượng thật sâu sắc, cái ấn tượng đầu tiên là cái cảm giác nhỏ bé của con người trước thiên nhiên, biển quá rộng lớn, trời quá bao la, đảo thì quá nhỏ bé và con người lại càng nhỏ hơn nữa. Chiếc xuồng cao su đưa tôi lách qua những rặng sanho lởm chởm tiến vào bờ đảo , bước chân đầu tiên trên mảnh đất xa xôi của Tổ quốc của tôi đặt nhẹ xuống lớp cát chứa đầy vụn sanho vỡ và những dây muống biển ngoằn nghèo với những bông hoa mầu tím Huế, mặt đảo trải dài trong nắng với muôn vàn tiếng chim Hải âu đang xao xác vì con người đánh thức sự bình yên của chúng, chúng tôi bước đi qua những ổ trứng chim trải đầy mặt đất, chim biển cũng vậy, chúng thản nhiên nhìn con người bước qua với cái mỏ ngoác ra kêu quàng quạc, chúng chỉ bay lên khi có ai đó động vào, đàn chim phủ kín mặt đảo nhỏ và đó là hình ảnh mà sau này, khi con người đã đông đúc thì không bao giờ còn nữa, chúng đã bay đi, tìm đến những nơi hoang vu hơn để tiếp tục quá trình bảo tồn nòi giống.
 Tamus@: có gì lạ đâu, lúc đó mọi việc cho Ts mà, nhưng có lẽ bố cháu nhớ nhầm một chút về thời gian, có lẽ phải tháng bảy tám gì đó mới bắt đầu chiến dịch đưa pháo lớn ra đảo, mới đầu là Trường sa lớn, Song tử tây, có lẽ bố cháu ra trong đợt này.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Bảy, 2010, 10:26:32 pm gửi bởi q.trung » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM