Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:57:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Hoa ban Cánh đồng chum đến Bàng vuông Trường sa  (Đọc 328752 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
minh son
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #450 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2010, 01:19:55 am »

Anh Minh Son ở công binh à? Hình như nó gọi là D14 hay là 24 gì đấy, có đúng không?
 Mình là lính d25 công binh, d14 là d cao xạ của fBB316, d24 là d cao xạ mặt trận. Hôm nọ nhầm,cái tiền tiêu của Phu Pha Say là 1752, không phải 1978.Nhân tiện xin nói thêm hang toa tàu và hang loa kèn là 2 hang khác nhau. Hang loa kèn ngay bờ suối Nậm Xiêm còn hang Toa Tàu tận trong chân 1978, đi mất gần ngày đường nữa mới đến.Mình đã nằm trong hang này mấy ngày, quả tình nhìn nó cũng hơi giống bên trong cái toa tàu thật! Về cái khoản đặt tên thì phải công nhận lính ta "hơi bị tài".Năm 1969 bọn mình bảo đảm đường bộ binh cho dân và bộ đội ta rút trong chiến dịch "Cù Kiệt",có cái dốc đứng quá, một con ngựa của dân lăn xuống chết,thế là từ đấy nó có cái tên văn hoa "dốc mã tử".Rồi khi ông Huỳnh Sương (chủ nhiệm công binh mặt trận)đi kiểm tra đường có ở tạm trong một hang đá nhỏ cạnh đường bộ binh, cái hang có luôn tên là "hang ông Sương"! Cái địa danh ấy nghiễm nhiên được công nhận trong lính tráng và trong cả các văn bản chính thức của mặt trận.Buồn cười là khi truy lùng lũ thám báo đổ bộ xuống Ta Li Nọi trong chiến dịch "Z" ( 1972 )lại nhặt được một mảnh bản đồ in trên vải dù của địch ghi "Hangongsuong",chứng tỏ chúng nó cũng cập nhật thời cuộc nhanh ra phết!
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #451 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2010, 10:05:41 am »

Và trên chặng đường dài còn lại. Thanh (tên người đàn ông ) bắt đầu nhỏ nhẹ kể cho tôi nghe câu chuyện của anh:                               

 " Xóm khai hoang nằm khiêm tốn trong một thung lũng nhỏ. Bao bọc xung quanh là những ngọn núi mà từ đó  còn tầng tầng, lớp lớp những ngọn núi khác cứ cao dần lên mãi về phía tây. Dân trong xóm từ một vùng quê đồng bằng lên xây dựng vùng kinh tế mới. Cuộc sống nơi rừng thiêng nước độc thiếu thốn trăm bề khiến nhiều người  bỏ cuộc , họ lại bồng bế dắt díu nhau về xuôi. Chỉ còn lại vài gia đình kiên định ở lại. Chịu thương chịu khó khai khẩn đất đai ,tạo dựng cơ ngơi. Cuộc sống dần dần từng bước ổn định .
    Thơm và Thắm theo cha mẹ lên vùng kinh tế mới đã được vài năm. Họ là những phần tử trung kiên nhất  còn bám trụ được ở miền quê mới. Sống giữa vùng sơn cước. Cả hai chị em  cứ tự nhiên lớn lên như hai bông  hoa dại  giữa rừng đại ngàn. Đơn giản , hồn nhiên và rực rỡ. Trời phú cho họ vẻ đẹp  hoang sơ của núi rừng. Với làn da trắng hồng của hoa ban. Mái tóc đen dài của suối nguồn vô tận. Tâm hồn trong trắng , tính cách  mạnh mẽ , hoang dã  như vùng đất đã cưu mang và nuôi nấng họ lớn lên.       Thơm vẫn còn mang một chút hơi hướng của dân vùng xuôi. Nàng thùy mị  nết na và đảm đang ,quán xuyến việc nhà. Thắm thì hoang dại hơn, không đằm thắm chút nào như tên nàng  mà ngược lại , có phần bướng bỉnh và bồng bột , tinh nghịch. Tuy khác biệt tính cách nhưng cả hai  lại rất thân nhau. Đến cả đi tắm cũng phải có chị có em  .Cứ rả rích , khúc khích suốt ngày trăm thứ chuyện con gái không đầu không cuối khiến nhiều khi cha mẹ phải giơ roi dọa  mới lè lưỡi lắc đầu ù té chạy đi làm nốt công việc.
Thời gian dần trôi. Dân xóm Mới  sống trong bình lặng cho đến một ngày kia , tin tức về Bãi Vạc có vàng  đã phá tan không khí thanh bình  vốn có. Đẩy dân cư quanh vùng vào một vòng quay khắc nghiệt. Dân anh chị tứ xứ kéo về tìm cách đổi đời. Tệ nạn xã hội từ đó phát  sinh ,cờ bạc ,rượi chè hút xách,đĩ điếm nghiện ngập thôi thì đủ thứ làm mất trật tự , trị an một cách nghiêm trọng.
   Thanh được công an huyện biệt phái về Bãi Vạc nắm tình hình  giúp lãnh đạo địa phương có kế hoạch  trấn áp tội phạm. Anh về ở nhà ông trưởng xóm trong vai một cán bộ địa chất. Nó có thể cho phép anh đi lại khắp nơi mà không bị kẻ xấu nghi ngờ. Mỗi lần vào bãi Vạc. Thanh thường phải đi qua nhà Thơm. Anh thường ghé vào thăm và trở thành người thân của gia đình lúc nào không biết. Dần dần theo thời gian ,tình yêu đã đến với họ một cách tự nhiên như việc nó phải vậy....."   (còn tiếp )
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #452 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2010, 12:28:42 pm »

Anh Minh Son ở công binh à? Hình như nó gọi là D14 hay là 24 gì đấy, có đúng không?
 Mình là lính d25 công binh, d14 là d cao xạ của fBB316, d24 là d cao xạ mặt trận. Hôm nọ nhầm,cái tiền tiêu của Phu Pha Say là 1752, không phải 1978.Nhân tiện xin nói thêm hang toa tàu và hang loa kèn là 2 hang khác nhau. Hang loa kèn ngay bờ suối Nậm Xiêm còn hang Toa Tàu tận trong chân 1978, đi mất gần ngày đường nữa mới đến.Mình đã nằm trong hang này mấy ngày, quả tình nhìn nó cũng hơi giống bên trong cái toa tàu thật! Về cái khoản đặt tên thì phải công nhận lính ta "hơi bị tài".Năm 1969 bọn mình bảo đảm đường bộ binh cho dân và bộ đội ta rút trong chiến dịch "Cù Kiệt",có cái dốc đứng quá, một con ngựa của dân lăn xuống chết,thế là từ đấy nó có cái tên văn hoa "dốc mã tử".Rồi khi ông Huỳnh Sương (chủ nhiệm công binh mặt trận)đi kiểm tra đường có ở tạm trong một hang đá nhỏ cạnh đường bộ binh, cái hang có luôn tên là "hang ông Sương"! Cái địa danh ấy nghiễm nhiên được công nhận trong lính tráng và trong cả các văn bản chính thức của mặt trận.Buồn cười là khi truy lùng lũ thám báo đổ bộ xuống Ta Li Nọi trong chiến dịch "Z" ( 1972 )lại nhặt được một mảnh bản đồ in trên vải dù của địch ghi "Hangongsuong",chứng tỏ chúng nó cũng cập nhật thời cuộc nhanh ra phết!

Anh ở công binh thì có biết thằng Cảnh nhà ở ngõ Giếng Mứt không?
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #453 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2010, 05:45:54 pm »

Một số hình ảnh về Cánh đồng chum
Tàn tích chiến tranh




Chúng ta đã chiến đấu với những người như thế này



Vàng Pao
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Sáu, 2010, 05:59:53 pm gửi bởi q.trung » Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #454 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2010, 07:52:35 pm »

    Mạch chuyện của anh bạn đến đây thì chững lại . Dường như trong anh đang có một điều gì đó thật đau đớn đang diễn ra mà lúc này chỉ có anh mới hiểu. Tôi tôn trọng sự riêng tư của anh nên cũng không muốn gặng hỏi.
Xe đã đến bến cuối cùng, chúng tôi xuống xe. Từ đây, còn cuốc bộ chừng ba tiếng đồng hồ nữa mới vào đến Bãi Vạc. Bây giờ là giữa trưa ,nếu đi nhanh chắc chúng tôi có thể thoải mái thực hiện dự định của mình. Để phá tan không khí yên lặng ,tôi đùa :
  -Thế nào ,liệu anh còn sức để đi bộ không đấy!
  -À , đi được ,tôi còn khỏe hơn anh ấy chứ.
 Thế là chúng tôi xách hành lý bắt đầu cuộc hành trình.
Anh lại tiếp tục câu chuyện của mình. Đó là một bi kịch thực sự mà khi nghe anh kể xong tôi mới thấm thía được nỗi đau đớn của người đàn ông này.
  "  Vì có lớp tập huấn nghiệp vụ nên tôi tạm rời Bãi Vạc một thời gian. Thanh kể, thật không ngờ buổi chia tay đêm đó lại là lần cuối cùng tôi được gặp nàng. Như có một linh cảm gì đó không lành .Thơm nhìn tôi như muốn giữ lại trong tâm trí nàng hình bóng người đàn ông mà nàng yêu dấu. Nàng nói những câu mà sau này ,tôi mới biết là nàng đã có  những dự cảm mất mát. Lúc đó tôi chỉ nghĩ là một cuộc chia tay bình thường. Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại và  chính vì điều đó đã làm tôi ân hận ,day dứt bấy lâu nay. Sau khi tôi ra đi ,trong xóm người ta rủ nhau đi đãi thuê cho các chủ lò vàng. Tiền công khá hơn làm ruộng nên các cô gái trong xóm hăm hở tiến vào bãi. Hai chị em Thơm và Thắm cũng không ngoại lệ. Đi đãi thuê vừa vui vừa có tiền. Tai họa trút xuống đầu họ vào một ngày xấu trời.Sau khi xong việc ,trên đường về nhà Thơm chợt nhớ để quên chiếc khăn quàng cổ ,nàng bảo Thắm cứ về trước ,nàng chạy ù đi lấy rồi sẽ về ngay.
                                        ***
     Thơm vô tư nhẹ bước trên con đường mòn quen thuộc, chiều đã đưa những tia nắng còn sót lại khuất sau dãy Khau Vai. Nàng nghe tiếng gió vi vút từ khe núi hẹp vọng về. Gió thì thầm bên tai nàng như lời người tình trước lúc lên đường. Nàng vui với ý nghĩ sẽ lại được gặp anh một ngày không xa. Mối tình đầu trong lòng người con gái như một ngọn lửa luôn rực cháy và thôi thúc nàng
trong nỗi nhớ thương da diết. Đôi lúc nàng lại cảm thấy mình có lỗi. Người đàn ông đó thật nóng bỏng. Anh có một tình cảm chân thật nhưng đam mê. Nàng đỏ mặt khi nghĩ lại những phút giây tình tự. Những đêm trăng thượng tuần luôn mê hoặc những trái tim đang yêu. Có những lúc anh muốn bước qua giới hạn. Những lúc đó, nhịp đập của hai trái tim non trẻ cùng rung lên trong nhịp điệu sôi động tưởng không còn gì có thể ngăn cản được. Tuy nhiên đến phút giây cuối. Khi nàng đã không còn tự chủ được thì lý trí trong con người chàng thanh niên hào hoa đã chiến thắng dục vọng. Nàng không biết anh nghĩ gì và bằng cách nào để vượt qua cám dỗ xác thịt. Nhưng nàng vẫn cảm nhận được sự đau đớn đang cấu xé trong từng tế bào cơ thể anh. Chính vì điều đó, tình yêu trong lòng nàng càng mạnh mẽ hơn, da diết hơn tưởng như không có gì phá vỡ nổi...(còn tiếp)
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #455 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2010, 09:43:06 am »

Thơm giật mình ngã xoài ra vệ đường. Một chiếc dây giăng ngang đường làm nàng vấp ngã. Mọi ý nghĩ lãng mạn của nàng phút chốc tan biến. Nàng hốt hoảng khi  thấy xuất hiện  những bộ mặt bặm trợn đang vây quanh mình. Lũ cướp rừng vẫn hoành hành lâu nay ở các bãi vàng đang nhìn con mồi một cách khoái trá. Thơm vùng dậy định hét thật  to nhờ người cứu giúp nhưng lập tức bị một cú đánh trời giáng làm  nàng ngất xỉu .
    Những cú thúc vào phần thân dưới làm lưng cô gái tì mạnh vào đám sỏi đá đau ê ẩm. Thơm mơ hồ tỉnh dậy. Nàng bắt đầu nhận thức được điều gì đang xảy ra với mình. Đột nhiên ,trong những giây phút đó cô gái chợt thấy toàn thân mình tê dại, nàng không cảm nhận được gì ngoài nỗi đau và sự chịu đựng. Nàng thờ ơ nhìn  thằng cướp to lớn đang hùng hục  trên người  với sự háu đói của kẻ thèm khát lâu ngày bị dồn nén. Tâm trí nàng, trong thời điểm quái đản đó lại đang nhớ về người tình mà nàng yêu dấu. Nàng tiếc, thật sự luyến tiếc rằng, taị sao nàng đã không cùng anh đi đến những giây phút cuối của cuộc tình mà giờ đây, cái điều họ đã mất bao công lao kìm nén , gìn giữ lại bị hủy hoại một cách tàn bạo đến như vậy. Tiếc cho mình, càng tiếc cho người tình. Cô gái hé mắt nhìn cái thân thể ướt đẫm mồ hôi đang quằn quại  trên người mình. Trên bộ ngực đen đúa được xăm một cái đầu hổ to tưóng. Đôi mắt dữ tợn của con ác thú cứ giương lên ,cụp xuống theo mỗi nhịp thúc hùng hục của con đực. Thằng giặc đột nhiên dướn lên ,người nó đang căng ra như một sợi dây đàn. Đôi mắt hổ càng mở to lên nhìn nàng chế giễu. Cô gái dồn hết sức bình sinh, há miệng nhằm vào con mắt đó mà ngoạm một cú cật lực.
    Tên cướp rú lên một tiếng kinh hoàng. Theo phản xạ ,nó vùng dậy, đưa hai tay giữ chặt vùng ngực đang trào máu xối xả. Cái mặt hổ của nó đang rách bươm như miếng bao tải rách. Thay cho con mắt ngày thường vẫn trợn trừng, hung tợn là một mảng thịt đỏ lòm. Tên cướp điên tiết vớ lấy con dao rừng  nhằm vào thân thể bất động của cô gái bổ xuống.
                              ***
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #456 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2010, 10:48:23 am »

Đây là cái nhà nghỉ ở Phôn Xa Vẳn. Họ cũng trưng bày những vũ khí cũ của thời chiến tranh.

Tại nhà trọ Vinh Thoong, nơi chúng tôi nghỉ có trưng bày một số loại vũ khí từ thời chiến tranh như đạn súng cối, bom bi, súng 12ly7...





Không biết anh q.trung chụp mấy cái ảnh trên ở chỗ nào.
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #457 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2010, 10:59:46 am »

Cánh đồng Chum đây:

Nơi bán vé vào bãi 1



Quang cảnh bãi 1











Bãi 1 là Bản Ang.
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #458 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2010, 11:09:14 am »

Bản Nậm Cọ nơi chúng tôi đóng quân năm 1971 đến 1974. Thời kỳ đó bản chỉ có 4 gia đình sống trong chân núi Phu He. Nay bản đã đông đúc và ra ven đường 7 rồi.



Giây phút gặp lại giữa tôi và dân bản







Cô Khăm Phon





Tôi và vợ con ông tà sẻng



Con trai ông tà sẻng


Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #459 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2010, 11:14:40 am »

Vào thăm lại căn hầm cũ nơi đóng quân, bây giờ người dân đã làm nương lên tận đỉnh đồi.

Bên dấu tích của căn hầm năm xưa



Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM