Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:01:18 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Hoa ban Cánh đồng chum đến Bàng vuông Trường sa  (Đọc 329108 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #400 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2010, 10:53:22 am »

Năm 1986, tụi Em, 10 thằng Sĩ quan dự bị được lệnh động viên vào Quân đội, sau một tháng chờ phân công ở tiểu đoàn 26 huấn luyện, ngày chia tay để về đơn vị mới, có một thằng phải đi lên tuyến 1 ( khu vực phòng thủ biên giới ) đi đầu tiên, buổi sáng khi chuẩn bị còn vui vẻ tếu táo, đến khi ra đường bắt xe cho nó đi thì cả chín thằng còn lại đều khóc hu hu cứ như là khóc để tiễn nó vào cõi tử..Thật lạ cho tình đồng đội !!!
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #401 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2010, 11:04:59 am »

, còn lúc nào rỗi thì săm soi ba con đề, miễn là đừng sa đà ( thực ra tôi không chơi. nhưng tôi thấy mấy bác về hưu hay mất công với cái trò này lắm, không biết các bác có "dính" không Grin)
 ... ông bảo không tìm ra nguyên nhân nên cứ cô nào kêu  .đau xin nghỉ công tác là ông kéo lên bàn mổ cắt ruột thừa, cắt cái đó không có hại gì, nếu đúng bệnh thì khỏi, thêm nhiều người làm việc, nếu không đúng bệnh thì cứ cắt phòng ngừa, các cô sẽ không bị bục ruột thừa nữa mà tay nghề bác sỹ càng nâng cao. Ông chiên gia này cao tay nghề lắm nên không biết ông nói đùa hay nói thật nhưng quả là có mấy cô đang nằm dài trong phòng bệnh nhân, chúng tôi vào thăm cứ thở ngắn than dài. hóa ra không phải vì đau mà do buồn vì bị mổ mà gia đình xa quá...
  Bác q,trung viết hay quá...chuyện ông bác sỹ chuyên gia thật dí dỏm ! chuyện mổ ruột thừa nhầm còn hơn bỏ sót là đúng đấy bác ạ,và bi giờ không phải trong điều kiện khó khăn,gian khổ như trong chiến tranh,hoăc ở vùng xa xôi hẻo lánh cũng vậy ! cứ đau bụng vùng hố chậu bên phải +sốt ,cẩn thận hơn làm cái xét nghiệm máu là có thể chẩn đoán VRT cấp,thế là lên bàn mổ thôi,mà đã mổ rồi thì viêm hay không cũng phải cắt để trừ hậu hoạn,vì nó là..đồ thừa mà,để làm gì Grin., mấy chàng trai trồng cây xi khôn ngoan nên lựa lúc cô gái mới mổ ruột thừa song,mới hết đau (nhớ phải là đã hết đau rối) mà tỏ tình thì đúng là "số dzach" đấy ! vì khi người ta ốm đau ,hoạn nạn thì dễ yếu mềm,dễ cảm động ! nhưng nhớ là trước đó phải thăm nom đường sữa chu đáo thì mới ép phê ! (hèn gì mấy cô mới đòi theo các bác về làm dâu VN)
 Em nghe bác khiềng nói là không chơi số đề..mà chơi vé số ,vừa yêu nước,xây dựng đất nước,xây dựng Thủ Đô giầu đẹp,lại khó bị sa đà !
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
t2ncdn
Thành viên
*
Bài viết: 153



« Trả lời #402 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 01:06:13 am »

cái hồi máy bay chở đoàn công tác bộ quốc phòng  rơi ở vùng này chắc là việc tìm kiếm cực kì khó khăn. Nhưng có đúng là máy bay Lào hay máy bay của ta, tôi nghe nói đó là máy bay VN mà, đi máy bay Lào chưa chắc đã bị rơi

Nếu bác nói đến vụ 25/5/98 thì là máy bay TU 134 chuyên cơ chính phủ của Bạn bác ạ.
Logged

Đời lính năm hào, không có em nào thương
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #403 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 10:06:43 am »

Việc chia tay đồng đội thật không dễ dàng gì, khi con người ta sống với nhau lâu, cùng đồng cam cộng khổ, chịu đựng biết bao nỗi vất vả gian nan, cùng kết hợp nhuần nhuyễn trong mỗi lần chiến đấu cùng khẩu pháo thân yêu, cùng chịu chung một trận b52, cùng đọc chung một lá thư nhà, và còn nhiều lắm, tình nghĩa đồng đội làm sao giấy bút nào nói lên hết được. Bây gìơ lại sắp chia xa, ngày trở lại đơn vị chắc thật khó khăn, trước mắt tôi cứ hiện lên những hình ảnh sống động về những người đồng đội của mình. Đây là anh chàng lái xe , lớn tuổi hơn chúng tôi và là một cây cù nổi tiếng, anh có biệt tài bắt chước tiếng địa phương cực giỏi, dĩ nhiên là không phải chê bôi gì mà chỉ là lính tráng trêu nhau mà thôi, hồi còn đóng quân ngoài Bắc, ông kể chuyện đi tiếp phẩm, đạp chiếc xe Vĩnh cửu Tầu phù trên đường Sơn Tây, có cô gái hớt hải chạy theo gọi: " Anh bô đôi, anh bô đôi.." anh chào hỏi " Em đi đâu đấy?" cô gái trả lời " em lên Ba vi, bắt con bo vang, anh đeo em vơi " là cô gái xin đi nhờ, anh mới tinh nghịch đáp:" giữa đường giữa chợ, đeo làm sao được" . Cô gái xấu hổ mắng: "Anh bô đôi mât giày.." chú ta giơ hai chân lên bảo: "giày vẫn còn nguyên đây mà". Đại loại những câu chuyện truyền tụng trong lính như vậy rất nhiều, anh mà làm trò hề diễn tả cảnh cô gái lên ủy ban báo cáo có người đột nhập vào nhà thì chúng tôi cú cười bò, anh kể có người đàn bà miền Trung, lên ủy ban báo cáo về việc đang đêm có người vào nhà mình, chị ta phân bua:" trước khi đi ngủ, tui đã chôống cây chổi vô cửa, đặt con dao dưới gối, rứa mà hắn vẫn cứ mò vô, hắn mò vô tui cũng biết, nhưng tui cứ mần thinh coi hắn mần ra răng, hắn mò vô giường tui, tui biết nhưng vấn cứ mần thinh coi hắn mần ra răng! Hắn sờ vô người tui, tui cũng biết, nhưng tui cứ mần thinh coi hắn mần ra răng! hắn sờ vào ngực tui, tui thấy sướng hung! nhưng tui cứ mần thinh coi hắn mần ra răng! hắn mò xuống dưới thì trời ui! dao đi đằng dao, chổi đi đằng chổi!!!"
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Sáu, 2010, 09:52:41 pm gửi bởi q.trung » Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #404 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 09:51:16 pm »

Chuyện của lính thì thường không văn hoa và phải nói khá tục, nhưng chính vì những điều đó mà khi xa nhau thường có ấn tượng để lại, tất nhiên là còn nhiều kỷ niệm nhân văn hơn nhiều, xin tạm gác lại để kể lại một câu chuyện, cũng có thể gọi là một chuyện tình nhưng tôi tin là nó khá phổ biến, thực ra thì nó là một kỷ niệm, dù đã qua từ lâu những vẫn để lại trong tâm trí tôi những day dứt ,áy náy vì mình đã phần nào thể hiện là người vô tình, nhưng dù sao trong cuộc đời mỗi con người , có những lúc ta không thể tự định đoạt được tình huống, mọi điều đều tuân thủ theo một sự sắp đặt nào đó, hay có thể nói nó là số phận, ngụy biện hay tự an ủi, không thể rành rẽ được nên sự nhập nhằng làm con người day dứt, phải chăng vì thế mà ta có lương tâm?

Câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe có vẻ na ná như một lời sám hối. Bạn có thể tin hoặc không tin, nhưng đôi mắt nhìn ấy, hai hàng lệ ngày ấy của nàng đã bao năm nay luôn đau đáu, day dứt và ám ảnh trong tâm trí tôi. Nó là câu hỏi lớn trong đời này mà tôi muốn tìm cách lý giải. Điều đó có vẻ nghịch lý trong thời hiện đại, nhưng quả thật có điều gì đó trong câu chuyện tình ngày ấy của tôi có nhu cầu cần thể hiện để tìm kiếm sự cảm thông. Hay biết đâu lại thành kinh nghiệm đối nhân xử thế của ai đó. Nhưng tôi có thể đoan chắc với các bạn rằng, không vì thế mà lòng tôi phần nào bớt nặng nề hơn.
      Ngày ấy, tôi còn là chiến sĩ  trong một đơn vị pháo binh chiến đấu trên đất bạn . Hậu cứ của đơn vị đóng tại một thị trấn nhỏ đầu nguồn con sông Lam. Từ đây chúng tôi vào chiến trường hay lại trở về khi bị thương tật, ốm đau. Nhưng lần này tôi được cử đi học. Tuyến giao liên đưa tôi về hậu cứ, về cái thị trấn nhỏ xinh ấy. Từ đây sẽ có xe khách ra Vinh và trở về Hà Nội. Có một khoảng thời gian rỗi rãi. Tôi lặng lẽ ngắm nhìn thị trấn và chợt nhận ra vẻ đẹp đơn sơ, hoang dã của nó. Chiều tà, đứng bên bờ sông nhìn những tia nắng cuối cùng từ phía biên giới chiếu toả lấp loá trên những ngọn  sóng lăn tăn, hay trên những mái tranh hiền hoà đang nép mình bên các vách núi. Tất cả  như được dát một lớp vàng lóng lánh. Cũng một  cảnh vật này, tuỳ theo tâm trạng mà con người ta có những cảm nhận khác nhau. Lúc ra đi, lòng bộn bề bao lo toan trăn trở thì cảm nhận chỉ như cái gì đó hời hợt, thoáng qua. Lúc trở về, với nỗi lòng thanh thản, người ta thường nhận ra vẻ đẹp tuyệt vời của bất cứ cái bình thường nào của đất Mẹ. Đó đúng là cảm giác của những người lính sau bao năm vào sinh ra tử. Nếu bạn đã từng đối mặt với cái chết rồi được trở về, hẳn nhiên bạn cũng sẽ có một cảm giác giống như tôi lúc đó.
     Chúng tôi có một ngày để làm thủ tục giấy tờ ở cơ quan mặt trận. Sau đó nôn nóng với ba ngày tranh thủ thăm nhà nếu nhanh chân. Chúng tôi  ào ra bến xe với hy vọng còn chuyến cuối cùng, nhưng đã quá muộn. Có một nhóm thiếu nữ đang đứng gần đó. Họ che miệng cười khúc khích khi nhìn thấy dáng vẻ thất vọng của mấy anh bộ đội. Những chiếc ba lô tự động rơi xuống đất, những khuôn mặt thiểu não. Tất cả đều có dáng vẻ đáng cười quá chứ còn gì. Vậy mà tôi thầm mắng họ :”Vui lắm đấy mà cười”. Khi tôi nhận ra sự vô lý của mình thì chợt tôi trông thấy nàng. Giữa cái nhóm xanh, trắng, đỏ vui tươi ấy, ánh mắt nàng như nhìn  thẳng vào tôi, hay ít ra tôi cũng có cảm giác như vậy . “Hình như mình đã gặp cô gái này ở đâu đó”. Tôi tự nhủ. Nhưng rồi cũng không quá bận lòng về chuyện đó, với quyết tâm đi chuyến sớm nhất. Chúng tôi căng võng, dọn ổ ngay tại phòng đợi bến xe.

Nếu về hậu cứ thì có thể đàng hoàng hơn một chút nhưng sợ không  ra kịp  chyến đầu tiên. Vậy là chúng tôi quyết định ngủ ngay tại bến. Thực ra, có vẻ như chúng tôi không ngủ. Nhìn con đường nhựa duy nhất chạy qua thị trấn. Tôi mường tượng cứ đi mãi theo nó thì sẽ  gặp lại con phố cũ có những hàng cây cơm nguội  mà từ đó tôi đã lớn lên và đã ra đi. Thế rồi tôi lại nhìn thấy nàng. Lần này họ có hai người. Vẳng đến tai tôi là những tiếng cười nói khúc khích. Nàng và cô bạn làm như vẻ có việc phải đi qua. Nhưng ánh mắt họ thỉnh thoảng lại liếc về phía chúng tôi. Trời ạ ! Phải như lúc khác thì chất lính trong tôi chắc sẽ ào lên mạnh mẽ. Thường vẫn vậy mà, quân gặp  dân như cá gặp nước. Đời nào chúng tôi bỏ lỡ dịp tán tỉnh đôi chút kia chứ?  Nhưng lần này có khác. Sự náo nức của ngày trở về lấn át tất cả. Tôi và mấy anh bạn nằm im re. Chắc họ cũng như tôi, đang mơ về ngôi nhà, nơi cha mẹ , anh em đang đợi họ và cầu mong cho đêm dài chóng qua. (còn tiếp)
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #405 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2010, 10:58:34 pm »

Con gái ở 2 bên bờ sông Lam và sông La có đôi mắt biết nói đấy bác q.trung ơi. Rất đằm thắm và dịu dàng. Bác vướng vào thì day dứt là đúng thôi. Chầm chậm mà hồi nhớ bác nhé. " Máu ở bên này, hoa ở đây ... ".
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #406 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 08:34:40 am »

Anh Minh Son ở công binh à? Hình như nó gọi là D14 hay là 24 gì đấy, có đúng không?
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #407 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 08:57:42 am »

 Hoan hô bạn  Qtrung@ kể vậy đúng chất lính rồi, đọc ai chả hiểu ,rất hay  mà trang ta "sạch sẽ".Mình thích văn của bạn kể chuyện thật hấp dẫn .Rất thanh nhưng rất lính.  Cám ơn bạn.
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #408 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 09:13:46 am »

Sự náo nức của ngày trở về lấn át tất cả. Tôi và mấy anh bạn nằm im re. Chắc họ cũng như tôi, đang mơ về ngôi nhà, nơi cha mẹ , anh em đang đợi họ và cầu mong cho đêm dài chóng qua.   Thế rồi đêm cũng qua và ánh ngày đến cùng tiếng động cơ của chiếc xe khách. Chúng tôi ào lên, hay đúng hơn là bay lên xe. Nhanh chóng nhồi nhét ba lô và thu dọn một chỗ ngồi thoải mái. Hành khách cũng lần lượt lên xe. Tiếng ồn ào, í ới đây đó một cách vui vẻ. Hình như có cái gì đó chạm nhẹ vào người, tôi nhìn lên và trời ạ, tôi lại trông thấy nàng. Lần này thì gần hơn nhiều. Và bên cạnh còn có một mái đầu bạc phơ với khuôn mặt rất phúc hậu - Mẹ nàng chăng? Tôi đoán chắc vậy . “hãy đứng dậy ngay” Tôi tự nhủ và đứng lên nói:
-   Chào mẹ, chào em gái, mời mẹ ngồi xuống đây ạ!
Ôi cái chỗ ngồi khá thoải mái mới dọn dẹp được, tạm biệt ngươi thôi. Ai chẳng làm vậy, không nhẽ để một cụ già đứng hàng trăm cây số ư? Tôi không nghĩ là mình đã xử sự rất ga-lăng với nàng và mẹ nàng. Vì tôi nghĩ đó là điều tự nhiên thôi. Nhưng thực sự   tôi cũng cảm thấy chí trai của mình được ve vuốt đôi chút bởi ánh mắt mang hàm ý biết ơn cuả nàng.
      Nàng ngồi xuống bên mẹ, tức là cũng gần bên tôi . Khi xe chạy thì bỗng nhiên tôi cũng có một chỗ ngồi trên một bao gạo. Không khí oi bức ngột ngạt trong xe được gió xua bớt đi và các câu chuyện cũng bắt đầu râm ran. Tôi hỏi để làm quen một câu muôn thuở:
   -Trông em quen lắm, hình như anh đã gặp ở đâu rồi ấy! Em tên là gì?
   -Còn hình như gì nữa? Sao anh chóng quên thế. Năm ấy , anh đã đóng quân ở nhà em mà.
  Nàng trả lời. Tôi chết ngồi như em của Từ Hải. Hoá ra tôi đã vô tình đến thế. Mà lại còn lầm lẫn một cách thảm hại . Cái chất bã đậu trong đầu tôi được hâm nóng đôi chút để mau chóng nhớ về khoảng thời gian trước khi vào chiến trường. Đúng là chúng tôi  đã dừng chân ở xóm nhỏ quê nàng. Tôi mang máng nhớ lại ngày đó. Có hai ba hôm nghỉ ngơi củng cố đội hình để tiếp tục hành quân vào chiến dịch. Chúng tôi chia nhau nghỉ lại một số nhà dân ven đường. Tụi lính chúng tôi thì nghịch ngợm , quậy phá lắm. Hò hát , đàn ca suốt đêm và thu hút sự chú ý của không ít thanh niên nam nữ địa phương. Nhưng còn nàng. Ôi ! tôi đã nhớ ra rồi. Hồi đó nàng chỉ là cô bé con  mười lăm mười sáu tuổi khá tinh ranh. Cảm giác ban đầu của tôi khi thấy nàng đã không lầm.
   -Có phải bé “ không phải sen mà chính là sen” đúng không?
 Tôi nói to và nàng thì lại cười khúc khích. Chẳng là hồi đó, khi tôi hỏi tên, cô bé tinh nghịch nói : - Tên em không phải sen mà chính là Sen, đố anh biết tên đúng của em là gì?
  Khốn khổ cho cái đầu bã đậu của tôi. Vận hết nội công của mớ kiến thức phổ thông, bập bõm dăm ba từ Hán Việt để luận ra tên nàng.
   -Liên, phải không ?
 Tôi hỏi và cô bé tủm tỉm gật gật đầu. Cô bé Liên ngày đó nay đã là một thiếu nữ khá xinh đẹp. Một vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc như chính  làng quê đã sinh ra nàng,vẻ  đẹp của một viên kim cương chưa được gọt giũa. Lúc này, nàng đang ngồi bên tôi. Không biết họ có trách tôi không? Có tha thứ cho sự vô tình của tôi không? rồi tôi tự bào  chữa: Đời bộ đội nay đây mai đó. Làm sao tôi có thể nhớ hết ân tình mà những mái nhà với những người cha người mẹ, người em đã dành cho mình và đồng đội . Rồi tự an ủi, cũng may, mình đã là một người lính không tồi. Chúng tôi đã ra đi chiến đấu và trở về một cách xứng đáng. Nghĩ đến đó, tôi thấy lòng mình thanh thản hơn đôi chút và bắt đầu mở máy. Tôi hỏi về chuyến đi của nàng và mẹ. Được biết họ còn phải đi khá xa. Ra tận một vùng quê phía Bắc để thăm người anh trai đang làm việc tại đó. Nàng nói với tôi về nỗi lo đường xa cách trở, mẹ già , thân gái dặm trường. Tôi nhanh chóng tìm ra cách sửa chữa sai lầm:   
-Mẹ và em đừng lo, đã có chúng con thì rất an toàn, ra Hà nội , mời mẹ và em ở lại nhà con. từ đó ra bến xe cũng rất gần.
Tôi nói rất chân thành và bà mẹ  cũng đồng ý một cách rất tự nhiên như việc nó phải vậy . Đã là người quen biết cũ nên chúng tôi đối xử với nhau rất thân mật. (còn tiếp)
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #409 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2010, 10:31:06 am »

Cái thị trấn đầu tiên trên đất Mẹ là Mường Xén, huyện Kỳ Sơn có đúng không hả anh quờ trúng. Xuống tý nữa là Hòa Bình thuộc huyện Tương Dương. Không biết anh nói đến thị trấn nào.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM