Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 06:00:45 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Hoa ban Cánh đồng chum đến Bàng vuông Trường sa  (Đọc 329125 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #370 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2010, 10:30:41 pm »

hehe , giải khát bia bọt xong rồi hành quân tiếp đi bác qtrung ơi Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #371 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2010, 10:37:25 pm »

Tôi chờ có đại lý bán chẻo, lạp và nậm pịa rồi đặt mua luôn thể Grin, có bạn nào biết và muốn ăn nậm pịa thì a lô cho mọi người biết với .
Tôi đã từng phát sốt phát rét vì món nậm pịa mà bác q.trung vừa nhắc đến, thực ra món nậm pịa không phải là một món ăn mà nó như là một loại nước chấm hay gia vị thì đúng hơn. Nậm pịa là thứ nước ở trong đoạn ruột non con lợn hoặc con trâu, bò, ngựa.. vừa mới chuyển đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, nó có mùi đặc biệt, vừa ngậy ngậy, vừa thum thủm, vừa có mùi kiểu như quả Sầu riêng vậy, dân Lào cho muối và một vài gia vị để làm nước chấm rau, thịt luộc và cả xôi nữa. Cũng có thể cho vào nấu canh.., những món có nậm pịa nêm vào thì thôi rồi, ai mà chưa quen ăn có thể phi thẳng ra rừng mà ọe. Ấy thế mà nậm pịa là một thứ rất quý của dân Lào đấy, ra chợ mua thịt thì phải mua 1kg trở lên mới được cắt cho một đoạn ngắn nậm pịa thôi đấy.
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #372 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2010, 11:50:32 am »

Sách tự học tiếng Lào ở đâu bán? Tôi có quyển Hội thoại Việt Lào bản pho to thôi.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #373 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2010, 01:10:29 pm »

Đã xóa một cơ số bài sa đà vào bia bọt và cách mua bia, cách uống bia Lào!

Xin nhắc lại: đây không phải chỗ nhậu!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #374 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2010, 09:26:27 pm »

Trong nền văn hóa Lào, những món ăn dân tộc của bạn cũng là một nét độc đáo làm nên bản sắc dân tộc , cộng với sự tôn sùng Phật giáo, tính cách hiền lành, ăn ở thủy chung đã hình thành nên một nét độc đáo mà các dân tộc khác khó mà có được. Phong tục tập quán, thói quen ăn uống cũng phần nào nói lên được nét văn hóa mà chúng ta, những người bạn đã kề vai sát cánh với dân tộc Lào trong công cuộc kháng chiến dành độc lập tự do của hai dân tộc cần phải tìm hiểu để thông cảm và hiểu biết lẫn nhau, góp phần vun đắp cho tình hữu nghị đích thực mà nhiều thế hệ  lính tình nguyện đã đổ máu để xây đắp nên.
 Cũng như phở của Việt nam, ở lào có nhiều món ăn độc đáo mà các bạn đã nêu ra, bia cũng vậy, đây là một sự cố gắng vượt bậc của nền công nghiệp thực phẩm còn non trẻ của nước bạn, chúng ta cũng nên ủng hộ như một sự động viên, tôi cũng không nhất trí việc dùng nơi này làm nơi quảng cáo hoặc tán chuyện bia bọt, nhưng việc tìm hiểu hoặc gợi ý tìm hiểu những nét độc đáo của văn hóa ẩm thực nước bạn thiết nghĩ cũng chẳng có gì là không đúng, tại sao chúng ta không trao đổi để tìm ra vấn đề nhỉ!
 Cám ơn các bạn đã tham gia và đọc to píc của tôi!
Logged
NicolasCage
Thành viên
*
Bài viết: 213



« Trả lời #375 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 12:31:41 am »

Hì, chắc TL sợ bác q.trung mải đi theo các nhánh rẽ mà quên đi chủ đề chính đây mà. Riêng em thì không cho là như vậy. Em tin là bác q.trung có thừa bản lĩnh để biết đâu là chính, đâu là phụ. Bác cứ xem đây là 1 binh trạm nào đó để người lính nghỉ ngơi, nạp năng lượng để mà tiếp tục hành trình. Bác kể chuyện cười mà xung quanh im phăng phắc. Bác diễn thuyết hùng hồn mà thính giả ngồi trơ như phỗng, chả ai có ý kiến phản hồi, dù là đồng tình hay phản bác, thì thử hỏi bác có chán không? Con người chứ có phải là cỗ máy đâu. Lúc nào cũng bắt bác q.trung hừng hực thì, nói như dân Nam bộ, có mà ... chết con nhỏ dưới ghe Grin Grin Grin.

Trong forum này chắc chắn không ai vỗ tay, cổ súy cho việc ăn nhậu, có chăng chỉ là trân trọng những lần họp mặt, ôn lại kỷ niệm hoặc có thêm bạn bè của các CCB nhờ sự phát triển của CNTT, cụ thể là trang qs. Còn nếu tranh thủ để mà vì mục đích cá nhân hoặc vì vài đoạn code thì xin lỗi, em coi khinh.
Logged
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #376 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 11:01:18 am »

  Em nghĩ chắc món nậm pịa của Lào cũng như mắm bò hóc của Campuchia...và có thể dễ ghiền hơn bòhoc,giờ mình cho người Lào với người Campuchia thưởng thức mắm tôm xem,chắc cũng như họ mời mình sơi món truyền thông của họ thôi ! các bác đã thấy công nghệ làm mắm tôm của Việt nam mình chưa ? em thôi thì cứ Tu ma + muối tiêu chanh cho nó lành. Grin
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #377 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 01:13:09 pm »

  Em nghĩ chắc món nậm pịa của Lào cũng như mắm bò hóc của Campuchia...và có thể dễ ghiền hơn bòhoc,giờ mình cho người Lào với người Campuchia thưởng thức mắm tôm xem,chắc cũng như họ mời mình sơi món truyền thông của họ thôi ! các bác đã thấy công nghệ làm mắm tôm của Việt nam mình chưa ? em thôi thì cứ Tu ma + muối tiêu chanh cho nó lành. Grin
Hình như dân Lào không ăn Tu ma Bschung ạ, cho nên có thấy dân buôn mắm tôm sang Lào đâu.
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
minh son
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #378 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 02:58:19 am »

Chào anh qtrung! đọc bài anh viết rất thú vị, nó gợi tôi nhớ đến những mùa khô chiến dịch trên cao nguyên Cánh Đồng Chum. Lính d25 công binh và lính d42 pháo là có duyên với nhau lắm đấy, có khi mình gặp nhau rồi cũng nên? Khi đánh Bom lọng tôi ở trên đài quan sát A5 của mặt trận, cách đài Q5 của pháo một đoạn nên thỉnh thoảng cũng có gặp anh Đạo đen vì có lúc anh sang " nhòm nhờ " bên tôi (chúng tôi có cái bội số 40) sang 1622 để tính toán gì đó.
. Chuyện 122 đặt ở cánh đồng Mường Xeng bắn bị rơi nòng ra tôi cũng biết, lúc đó thấy người ta bảo thiếu dầu hãm lùi nên nó như vậy, không biết có đúng không? Sang Xiêng khoảng chơi đi ! đi dễ lắm! nếu sáng xuất phát ở HN thì khoảng 14 giờ hôm sau đã ngồi uống rượu ở Phôn Sa Vẳn được rồi!
  Cánh đồng Chum thay đổi nhiều lắm rồi, anh sang có nhiều nơi không nhận ra đâu! Không tốn lắm, hai triệu là đi được rồi ! Chuc anh khỏe, vui !
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #379 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2010, 09:07:10 am »

Tôi thấy topic này giành riêng cho anh em đã ở chiến trường C, vậy cũng nên để cho anh em ôn lại những kỷ niệm của một thời đã qua trên đất bạn Lào, từ những kỷ niệm trong chiến đấu cho đến phong tục tập quán của nhân dân Lào. Không nên hạn chế anh dongadoan ạ.

Người Lào ở chỗ nào không biết nhưng ở chỗ tôi cũng ăn thịt chó nhưng họ không biết cách làm hoặc không dám làm. Mỗi lần bộ đội làm thịt chó ra bản mời là họ đến ngay. Khi nào họ muốn ăn lại dắt chó vào nhờ bộ đội làm hộ.

Người Lào có món mắm tôm gọi là ca pị và món mắm cá gọi là pa đẹc

Đi Xiêng Khoảng lúc 18h chiều thứ sáu tại BX Nước Ngầm, trưa hôm sau đến Phôn Xa Vẳn. Tìm nhà nghỉ sau đó thuê xe tuk tuk đi Cánh Đồng Chum, 20 nghìn kíp/ người cả đi cả về, 10 nghìn kíp vào cổng. Xiêng Khoảng có 3 bãi Cánh đồng Chum, chỉ nên đi bãi 1 thôi. Sáng thứ hai về HN chuyến 6h30, nửa đêm về đến nhà. Lúc sang dặn lái xe lúc về đón ở dọc đường, không cần phải ra bến mua vé. Lên xe trả bằng tiền Việt, mua ở bến phải trả bằng tiền Lào. Đã sang Lào thì nên đi thăm cố đô Luông Phabang và thủ đô Viêng Chăn. Lúc về bằng đường cửa khẩu Cầu Treo. Đi chơi Lào bắt buộc phải có hộ chiếu. Với trình độ A tiếng Lào, tin rằng các đồng đội đói thì xin ăn, mệt thì vào chùa xin ngủ nhờ được.

Các bạn cần hỏi gì, tôi sẵn sàng tư vấn.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Sáu, 2010, 09:15:30 am gửi bởi linh thong tin » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM