Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:41:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Hoa ban Cánh đồng chum đến Bàng vuông Trường sa  (Đọc 328719 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #270 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 03:52:53 pm »

Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của các nước Đông Duơng, pháo binh có một lực lượng đặc biệt mà các bạn ít nhiều đều đã biết đến, Đại đội nữ pháo binh Ngư thủy, Quảng bình là một ví dụ điển hình. Ở chiến trường Lào, tuy lực lượng của bạn còn bé nhỏ nhưng cũng có một đại đội nữ pháo binh, sử dụng cối 81 ly, đại đội này toàn các cô gái Lào trẻ trung và xinh đẹp, đại đội trưởng tên là Xi xúc, con gái Lào vùng CDC tương tự dân tộc Thái bên ta, gọi là Lào lùm, là dân tộc đông nhất tương tự người kinh bên ta, các cô nàng cực xinh , da trắng như tuyết, mắt to tròn và nụ cười tươi, họ có vẻ đẹp tương tự vẻ đẹp của các cô gái Thái Tây bắc , khuôn mặt bầu bĩnh trông rất thật thà, không có vẻ sắc sảo như gái Việt, trong hành xử cũng vậy, chân chất, mộc mạc, nói dối hay các trò ranh ma khác họ đều không hiểu được, và đăc biệt là rất có cảm tình với các chàng trai Việt, rất nhiều những giai thoại về mối quan hệ này nhưng có thể chỉ có một câu là đủ, hoa đẹp chỉ để nhìn, chớ có đụng vào Grin
 Đại dội nữ pháo binh Xiêng khoảng này cũng tham gia nhiều trân chiến đấu và có nhiều thành tích,trong trận đánh Mường xủi, họ đã kết hợp chiến đấu với pháo chính quy, góp phần giải phóng Mường xủi đến gần ngã ba Xala Phukhun, các cô gái vùng núi vác cối chạy nhanh hơn mấy ông bộ đội nhiều, bàn chân leo dốc nhiều đời nên hơi to, nhìn cẳng chân bé tẹo của mấy anh bộ đội miền xuôi VN khoái lắm, nhất là dân cày đường nhựa như tôi thì cứ xăm xoi suốt, hèn gì vác cái bàn đế cối cứ đi như không!

Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #271 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 04:56:46 pm »

Mấy hôm nay mình bỏ thời gian xem hết các bài của bạn Qtrung@ trong box của bạn,có  lúc cười chảy nước mắt,có lúc sót xa chảy nước măt.Đúng là lính chiến thời 196x.Mình có cảm giác bạn cùng lớp với các bạn vào học DHQS với mình như : S.Mai,QTuâns,QTrung,NThai,NChung.K2 của Trỗi và K2 của DHQS.Năm nay cũng hơn 60 rồi mà chuyện kể chuyện thật hay,trí nhớ tuyệt vời.Rất cám ơn bạn.Thật tự hào về một CCB con em của các CBLD (con chủ tịch xã   Wink).Mình như được sống lại những năm tháng ấy...Mong bạn nhớ được nhiều hơn nữa mình đợi.
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #272 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 05:28:06 pm »

Mình có cảm giác bạn cùng lớp với các bạn vào học DHQS với mình như : S.Mai,QTuâns,QTrung,NThai,NChung.K2 của Trỗi và K2 của DHQS.
Chị hatuyenha ơi, chị không đọc từ đầu rồi? q.trung là bạn học k4 Trỗi, được bố dắt đi chiến đấu sớm mất mấy năm Grin nên chị tưởng thế.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #273 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 06:21:08 pm »

Chị cám ơn em Vitinh@ ạ,Chị đọc lại rồi ,nhưng không hiểu sao hôm  đó chị lại đọc thành năm 1967 em ạ và cứ thế nghĩ là cùng khóa chị và chị gái của em.
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #274 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2010, 08:20:50 pm »

Chào chị Hà,cám ơn chị đã đọc và động viên, có chỗ nào bài viết có chất "lính" quá thì mong chị thông cảm nhé, tôi cùng khóa với Vi tính nhưng ông cụ đẻ sớm nên nhìn thấy mặt trời trước Grin . vẫn thường xuyên theo dõi bài viết của chị, chúc chị khỏe và viết đều tay để chia sẻ tâm tư tình cảm với các lớp đàn em, tôi vẫn gặp Hằng em chị thường xuyên ở giao ban , mong chị giữ gìn sức khỏe nhé!
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2010, 09:38:27 am gửi bởi q.trung » Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #275 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2010, 01:11:40 pm »

Vào topic này thật xúc động làm sao khi được gặp nhứng người đồng đội đã một thời vào sinh ra tử ở chiến trường C trên đất bạn Lào. Tôi nguyên là lính thông tin thuộc đại đội 15, trung đoàn 134 (nay là lữ đoàn 134) cũng đã có 3 năm (1971 - 1974) làm nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường dây cáp thông tin chạy từ Noọng Hét vào đến hang Loa Kèn, Cánh đồng Chum. Nếu ai đã có dịp đi qua những địa danh như hang Dốc Chuối, đèo Đất, đèo Đá, Nậm Mật, suối nước nóng, hang Thẩm Hoa, dốc Chum, dốc Mã Tử, chợ Đồng Xuân, Noỏng Pết, Bản Son, bản Thẩm, bản Tôn, Xiêng Nưa... thì sẽ gặp tuyến đường cáp của đơn vị chúng tôi chạy dọc theo đó. Từ bản Son, chúng tôi còn có 1 tuyến chạy vào cao điểm Phu Nhuôn (ta quen gọi là Phu Nhu) để phục vụ cho Bộ tư lệnh Mặt trận (các ông Vũ Lập, Lê Linh gì đó) và 1 tuyến chạy sang bản Khai, phía bắc đường 7, phuc vụ cho Bộ tư lệnh quân khu bạn (ông Sisavat Kẹobunphăn) và Đoàn 5 chuyên gia của ta.
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #276 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2010, 04:52:47 pm »

Chào Lính thông tin, rất vui vì tìm thêm được một đồng đội từng chiến đấu tại Cánh đồng chum- Xiêng khoảng, những cựu binh chúng ta đã từng có một thời chiến đấu gian khổ nhưng không kém phần oanh liệt tại mảnh đất đau thương này, cũng như tôi, chắc LTT cũng đầy ắp những kỷ niệm của một thời để nhớ đó, có một điều đáng tiếc là những người trở  về cũng còn khá nhiều nhưng hoặc là đang bận mưu sinh hoặc có hạn chế về khả năng sử dụng máy tính mà những ký ức hào hùng của chúng ta ít hoặc chưa được phổ biến rộng rãi trên phương tiện truyền thông này. Những địa danh mà bạn vừa nêu đã quá quen thuộc với chúng ta, và khi có dịp nhắc lại đều để lại trong lòng những người lính những xúc cảm sâu sắc, tôi tin rằng những người lính 316, 312, các đơn vị trực thuộc mặt trận như thông tin, công binh, vận tải, phòng không, pháo binh, xe tăng vv.. cũng đều chung một kỷ niệm, một niềm tự hào như chúng ta.
 Nếu bạn đã đọc từ đầu topic chắc biết tôi ở D pháo 42, pháo binh mặt đất, phần lớn hoạt động ở vùng lân cận đường 7, đường 4, những khi có dịp vào cơ quan mặt trận cũng có được biết về các đơn vị thông tin, có điều vì là các đơn vị độc lập nên việc liên hệ với nhau chắc ít, có điều chắc chắn là chúng ta đều có chung những kỷ niệm tên đất tên người, những chiến dịch đã từng tham gia, điều đó cũng đủ để vui rồi. Rất mong LTT cùng kể lại những kỷ niệm sâu sắc một thời của mình để cùng ôn lại một thời oanh liệt của chúng ta nhé.
Logged
kisilangthang
Thành viên
*
Bài viết: 66


Xe đạp ơi!...đã xa rồi còn đâu


« Trả lời #277 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2010, 10:39:41 am »

Bác qtrung ơi, mau mau hành quân tiếp rồi tiến ra Trường sa đi bác Smiley
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #278 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2010, 03:56:28 pm »

Trung thành với tiêu chí "Máu và Hoa" nên tôi rất ít kể chuyện chiến đấu, dĩ nhiên là tôi cũng có thể kể  thêm về chuyện máu đổ đầu rơi, xương tan thịt nát, bởi vì trong chiến tranh điều đó thật bình thường, mà kể mãi những câu chuyện đánh nhau thì cũng buồn ,bởi vậy tôi thường nhớ lại những kỷ niệm  vui của đời lính, cũng có thể của mình mà cũng có thể là kỷ niệm của đồng đội. nó làm cho cuộc chiến vừa qua trong tâm tư của những cựu chiến binh vơi đi được phần nào tính tàn bạo của chiến tranh. Tôi vẫn hằng mong rằng trong những đêm dài mộng mị, các bạn bè ,đồng đội của tôi bớt đi những ưu tư, dằn vặt vì sự ác liệt mát mát của cuộc chiến, những người lính trở về thường có mặc cảm còn mang nợ với đồng đội, cái may mắn được trở về của họ có được trên sự hy sinh của những người đã nằm lại vĩnh viễn trên các nẻo đường chiến dịch, tôi biết có rất nhiều người như vậy, rất mong rằng họ sẽ tìm lại được chút niềm vui khi đọc được những trang viết của tôi.
 Quân với dân như cá với nước, cá không có nước thì buồn và ngáp, khó thở lắm! cuối những năm 72 thì vùng giải phóng  Cánh đồng chum được mở rộng và tương đối an toàn, dân chúng đã lục tục từ VN quay trở lại quê quán nhưng chỉ dám sống ở nơi sơ tán, sâu trong những dãy núi để tránh bom đạn, đơn vị tôi quay trở về Khang Khay, đại đội đóng quân trong một khu rừng chỉ mọc những cây ngũ gia bì cổ thụ, phía bên kia đường là lối vào thị trấn Khang Khay, trước chiến tranh nó là một khu đô thị được xây mới hoàn toàn , dự định làm thủ đô cho một phe phái nào đó , được xây dựng theo phong cách Pháp, gồm những biệt thự nhỏ xinh, nằm ven một chiếc hồ gọi là hồ Coong le. Tên của một viên tướng trung lập mê chị danh ca hát bài "Hoa chăm pa" Tường Vi như điếu đổ. nghe nói thời đó hắn đã đề nghị được lấy chị nhưng không được mới chạy sang với phái hữu Lào. Nếu thời đó chị TV bằng lòng lấy cha này biết đâu tình hình cuộc chiến tại CDC  đã khác đi Roll Eyes
  Tháng 2 năm 1973 hiệp định hòa bình về Lào được kí kết, trươc ngày ngừng bắn, máy bay địch vẫn bắn phá rất ác liệt, đúng 12 h đêm ngày G, khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực thì không gian đột nhiên yên ắng lạ thường và lần đầu tiên sau nhiều năm, chúng tôi mới cảm nhận được không khí hòa bình thực sự.
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #279 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2010, 01:51:07 pm »

Anh qtrung ơi, tôi nhới không nhầm thì chị Tường vi hát bài Lăm tơi chứ không phải bài Hoa chăm pa.
Cái hôm Hiệp định Viêng Chăn được ký kết thì tôi đang ở bản Nậm Cọ, chân núi Phu He. Đúng là cái hôm ấy bỗng dưng không gian yên ắng lạ thường mặc dù hôm trước máy bay địch vẫn còn gầm rú chao đảo trên bầu trời tỉnh Xiêng Khoảng. Nghe đài thì được biết hòa bình đã lập lại ở Lào, vội vàng đi bắt gà để liên hoan. Năm ấy Trung đoàn tôi cho một đơn vị văn nghệ sang biểu diễn phục vụ cho đại đội chúng tôi và các đơn vị bạn. Thời tiết khi đó rét kinh khủng, để phuy nước ngoài sân, sáng hôm sau nước đóng băng cả bề mặt. Các cô em văn nghệ mặc áo bà ba ra hát chèo, hát xong phải chạy vào ngồi ngay cạnh đống lửa để sưởi.
Phải đến tháng 5 năm 1974 đơn vị chúng tôi mới được lênh rút quân về nước, đường dây bàn giao lại cho thông tin mặt trận. "Về nước ăn cháo cũng sướng!", nhưng đâu có ăn cháo mà ăn cơm độn ngô, 70% ngô trong khi ở Lào ăn toàn gạo trắng, thịt hộp, bột trứng, lương khô 701 ê hề, lại còn đậu xanh ngâm giá. Chúng tôi còn xin ruộng của dân bản để cấy lúa nếp. Phải nói là lính thông tin chúng tôi sướng hơn các đơn vị chiến đấu nhiều.
À nhân tiện đây cho hỏi: cái hang Loa Kèn nó nằm chỗ nào? Có phải ở phạm vi núi Phu Pha Xay không?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM