Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:27:34 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Hoa ban Cánh đồng chum đến Bàng vuông Trường sa  (Đọc 329109 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #240 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2010, 02:14:34 pm »

Nhân nói về Cổng trời thì như các bạn đã biết, cứ cái đỉnh nào cao vời vợi, tốn nhiều công sức mới trèo lên đến đỉnh, nhìn thấy toàn mây gió với trời xanh trước mặt thì bộ đội ta sẽ đặt cho nó là cổng trời, mà những đỉnh núi như vậy hơi bị nhiều, mỗi đơn vị ,mỗi hướng đều có cổng trời của riêng mình(có cái lạ là chưa đơn vị nào đặt tên Cổng địa ngục cả, mà xem ra cổng địa ngục còn nhiều hơn cổng trời nữa Grin) tôi biết có vài cái cổng trời có tên trên bản đồ ở Hà giang  VN, ở Lào thì để tìm lại xem sao, giá như có thêm vài địa danh nữa thì dễ xác định hơn. như thế mới xác định được cũng ở Lào nhưng Hạ Lào có đặc điểm là sẽ có voi, rừng khộp Trung Lào thì xem thành viên Trongc6 tả trong re" ngày này 34 năm trước". Bắc lào thì sẽ có những đặc điểm như tôi và Tai liên son kể, như vậy ta có thể căn cứ vào các chuyện kể để xác định khu vực chiến đấu của mình hoặc người thân.
 ở Lào có nhiều nơi có những loại hoa quả hoặc đặc sản, đường giao liên từ Nọng hét vào đến Bản Ban hoặc vào sâu hơn, có những cánh rừng ổi đi gần suốt ngày không hết, ổi chín rụng ngập gốc cây, không gian sực nức mùi ổi chín, chúng tôi hành quân qua gặp những đàn lợn rừng ra ăn ổi hàng chục con , thấy người chạy tán loạn,quân ta ăn ổi kềnh bụng, hậu quả các bạn biết rồi, ra nguyên cả hạt Roll Eyes
 ở CĐC, bất cứ làng bản nào đều có trồng mắc cọc, loại quả như quả lê, mùa quả quân ta thường ăn trừ bữa, còn đào, mận cũng rất nhiều.
   Bên đó còn có những rừng tre bạt ngàn, mùa măng các đơn vị thường cử người đi bẻ măng về, ngâm vào thùng phuy hoăc phơi khô làm thức ăn dự trữ.
  (Fan ruot mu có thể hỏi lại phụ huynh xem đã từng đi qua Con cuông, Mường xén, đỉnh Đam, Nậm Cắn, Bản ban, Nọng pẹt ,Phôn xa vẳn ,cánh đồng chum, thị xã Xiêng khoảng... v. v  không, nếu có đi qua và nhớ ra những địa danh đó thì chắc ông chiến đấu ở mặt trận ấy đấy.)
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #241 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2010, 03:40:04 pm »

Tai lien son@ : Chắc đây là trận đánh cuối cùng vào Bouam long phải không ? Bạn có thể cho biết thêm một số chi tiết trận đánh được không. Tôi cũng có một số tài liệu của địch nói về thời gian sau này ,khi ta giải phóng BL và Long chẹng, để tôi tìm rồi sẽ pót lên để xem chúng nó nói gì. Nhưng quả thật tôi không ngờ đến tận năm 1985 ta mới đánh được Bom long.
Đúng đây là trạn cuối cùng của quân ta vào bom lộng bác ạ .từ 1960 đến 1985- 25 năm với hàng chục trận đánh nhưng không được ,
  Lần này dù sao địch cũng chỉ là đám phỉ ô hợp trang bị vũ khí thiếu nhưng quân ta vẫn mất 2 ngày . Mấy anh ở dơn vị em có tham gia trận đó kể quân ta cũng chỉ dùng cối 82 chi viện , địch chỗng trả ở mức bình thường , khi quân ta xông lên nó vứt súng lẫn vào dân .,nhưng lính ta bị thương vong nhiều vì  mìn và lựu đạn
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #242 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2010, 11:00:15 pm »

Hẳn các bạn sẽ nhớ rằng hôm nay là ngày 7-5, ngày chiến thắng lịch sử Điện biên phủ, một chiến công hiển hách của dân tộc và quân đội ta, chiến công này sẽ đi vào lịch sử như một mốc son chói lọi gắn liền với tên tuổi của vị tổng tư lệnh, đại tướng Võ Nguyên Giáp, vào tháng tám này, Bác sẽ tròn một trăm tuổi. Chúng ta , những chiến sỹ của Người hãy cùng nhau thành tâm cầu nguyện cho Bác được nhiều sức khỏe. Hôm nay, thứ sáu 7-5, chúng tôi, một số thành viên quân sử gồm Vi tính, Q.trung, Phong Quảng và bạn bè đã có buổi gặp mặt thân mật, cùng nâng cốc chúc mừng chiến thắng Điện biên phủ và chúc sức khỏe bác Giáp, xin gửi tới các thành viên quân sử chữ ký của Bác Giáp được Bác kí tặng lúc 12 h trưa hôm nay.
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #243 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2010, 03:52:57 am »

Bác Trung ơi, Nhìn toàn cục chiến trường chúng ta đã thắng nhưng không phải vô cớ mà MT lại dùng đặc công đánh khu vực BA bác ạ. Do vai trò của khu vực này và tính chất quan trọng của chiến thắng tại đây nên mới phải tung con bài "độc" nhất với trang bị mạnh nhất có thể vào đánh với mục tiêu là tiêu diệt địch và chiếm giữ, chặn lực lượng rút chạy của địch về và đợi bộ binh lên bàn giao.

Trận đấy đánh không hoàn thành được nhiệm vụ, gây thương vong tổn thất nhân mạng. Tại thời điểm đó phải lùi giờ nổ súng lại 4 phút, xa hơn thì khiến cho Mặt Trận phải cử bộ binh và tăng pháo vào đánh lại mới chiếm được thì không phải thua thì gọi là gì ạ? Nếu cho là " hy sinh bộ phận nhỏ để dành thắng lợi lớn" thì sử 312 và 165 phải ghi rõ hơn là chỉ vắn tắt có vài câu xong rồi lơ luôn chứ ạ, chẳng nhẽ thí ~ 6 chục trên quãng 300 quân tinh nhuệ nhất của mình xong rồi quên luôn sao được ạ.

Trong 3 mùa chiến dịch bố cháu đánh thì có 2 trận mà cụ bảo thua choáng váng nhất, thua đau nhất là trận BA này với 1 trận dính Lựu đạn thùng, ĐC bị lộ không đánh mật tập được nên mới chuyển sang đánh cường tập đấy bác ạ
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Năm, 2010, 09:18:46 am gửi bởi lonesome » Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #244 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2010, 04:40:44 pm »

Tôi đi viện.
Khỏe như trâu cũng khó mà trụ lại với bệnh tật, mà ở chiến trường, ai  chẳng biết điều kiện sống thật khó khăn, đói no là chuyện thường tình, riêng chuyện ăn uống cực khổ cũng đủ làm con người ta sinh bệnh. Thế hệ sau này nghe nói đến những lúc thiếu đói, thực đơn chỉ có rau tàu bay mọc dại hoặc một thứ cây gì đó mọc ở những ruộng rau tận đồng bằng Hoa hạ nước Tầu được đem phơi khô đóng bánh, khá hơn tý nữa có thêm tý ruốc cá, một thứ bột cá biển tán nhỏ cũng đóng bánh mà khi nhớ lại, tôi vẫn nghĩ rằng không biết tại sao lúc đó, mình lại có thể nuốt trôi được thứ bột người ta làm ra chắc để nuôi súc vật, khô khốc ,vàng khè, tanh tưởi, và không biết trong đó có được pha chế thêm chất phụ gia bảo quản nào không, có điều chắc chắn là thứ bột ấy để hàng năm không mốc, thế mới tài. Về những loại thực phẩm khô  được ông "bạn lớn" viện trợ, chắc các cựu chiến binh còn có nhiều điều tâm đắc để kể lại hơn tôi, ở đây tôi chỉ muốn nói trong điều kiện sống cam khổ như vậy, bom đạn triền miên, tâm lý ức chế, sốt rét , thương hàn hành hạ lính ta không lúc nào ngưng nghỉ , vậy là nếu không bị thương vì bom đạn do máy bay giặc hay do đạn bắn thẳng lúc công đồn thì thế nào cũng có lúc phải đi nằm viện. Xung quanh chuyện đi viện cũng thật nhiều những kỉ niệm, những điều vui cũng có mà buồn cũng có, là lính mà , muôn vàn những chuyện tiếu lâm cười ra nước mắt và cũng không ít những bi kịch đậm chất hài hước.
  Lần mò gần hết ngày giời tôi mới mò đến được bệnh viên, nó được mang tên chiến dịch, gọi là bệnh viện 139. Để đến được bệnh viện này phải vượt qua những dốc đèo kinh khủng lắm. Ai đã tìm được mấy cái hang đá này cũng thật giỏi,  âm u và kín đáo, đảm bảo an toàn nhưng cũng là thử thách lớn cho đơn vị chuyển thương  cũng như các ông bệnh binh như tôi, cuốc bộ đến được bệnh viện là đã khỏi năm mươi phần trăm bệnh rồi.     (còn tiếp)
   
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #245 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2010, 05:21:08 pm »

Lần đó tôi bị đau dạ dày, mấy ông bác sỹ đè ra tống vào cổ một ca thuốc cản quang và tìm ra mấy vết loét, vậy là tôi được ở lại điều trị. Cùng một hang nhưng khác khoa có mấy ông lính thường hay đi qua chỗ tôi nằm, ở lâu thành quen, đã quen rồi thì bỗ bã kể chuyện. Một hôm ra trời nắng  sưởi cho có vi tamin D, tôi thấy ông bạn mới quen mặt mũi tái dại, da nó bợt lắm, tưởng nó cớm nắng mới hỏi, ông nhát bỏ mẹ, sao không ra ngoài cho có không khí, ở mãi trong hang trông như thằng chết trôi. Nó ầm ừ một lúc mới bảo, ông thông cảm, không phải tôi sợ bom không dám ra ngoài đâu, và nó kể cho tôi nghe một chuyện mà nói ra nghe vừa tức vừa buồn cười, anh chàng này vào chiến trường đã vài năm, chưa chết vì chiến đấu và bom đạn nhưng nghe ra oải lắm rồi, cu cậu vò tóc bóp trán nghĩ cách để khỏi trốn mà vẫn được ra Bắc,nó nghĩ chỉ có bị bệnh nan y, trong điều kiện chiến trường không chữa khỏi để về nước một cách hợp pháp, bệnh gì bây giờ, làm sao qua mắt được bác sỹ , đau đầu đau bụng tự thương đều không đạt yêu cầu, vậy là hắn nghĩ ra một loại bệnh quái chiêu ít ai nghĩ tới , nó khai bệnh với bác sỹ là bị di tinh, không biết làm sao mà đũng quần lúc nào cũng ướt nhè, khi làm xét nghiệm tinh trùng của nó, bác sỹ phán cụt đuôi hết cả, lần nào lấy mãu xét nghiệm cũng vậy ,của nó loãng toẹt ,không con tinh trùng nào ngo ngoe được vài giây. Không biết nó có hối lộ thêm cái gì cho bác sỹ không nhưng được kết luận bệnh nặng, bệnh viện không có khả năng chữa, phải đưa về tuyến sau, vậy là nó cười phe phé,   Có anh cao thủ hơn, đi chữa bệnh vừa câm vừa điếc, bệnh này khó qua mặt bác sỹ, người thường chỉ cần đoàng một cái là giật mình , lộ ra là giả điếc ngay, anh chàng này định lực khá cao, bom nổ cũng coi như không biết chứ nói gì đến tiếng nổ viên đạn bé tý, vài tháng nằm viện cương quyết không nói với ai một lời, nói chung là như thật, sắp được ra Bắc điều trị rồi.  Trước khi  cho chuyển viện. Mấy ông bác sỹ  chưa chịu thua bèn quyết định   thử lại một lần cuối cùng , họ viết vào giấy cho anh ta đọc, bệnh viện cho đồng chí ăn bồi dưỡng cho khoẻ ,chuẩn bị vượt Trường sơn ra Bắc điều trị. Cu cậu hí hửng lắm, mặt tươi hơn hớn.  Xuất ăn hàng  ngày thường có thêm chục trứng luộc, vậy là anh ta gói nó lại để dành, kiếm một góc núi kín đáo và hoang vắng mới giở ra, bình tâm thưởng thức chục trứng chấm muối mà không lo bị đồng đội nhòm ngó. (còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Năm, 2010, 08:57:51 am gửi bởi q.trung » Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #246 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2010, 09:46:25 am »

Suất ăn thêm cứ đều đặn vài ngày không hôm nào thiếu, anh chàng yên tâm thưởng thức, phong cảnh thật đẹp, núi rừng xanh tươi, hoa cỏ đua sắc, chim hót véo von, không ai quấy rầy, bóc từng quả trứng nhẩn nha thưởng thức cũng là một thú vui hiếm có nơi lửa đạn.
   Hôm đó như thường lệ, ăn cơm xong anh chàng câm điếc yên tâm trút đĩa trứng vào túi xách về, khi chiều buông sớm ,thấy bụng ngót rồi bèn theo lệ cũ, đem theo suất bồi dưỡng ra bờ suối ngồi ngắm chim cá, nhẫn nha bóc quả trứng để xơi , đập quả trứng ra thấy không bình thường, đưa lên mũi ngửi thấy có mùi, chắc trứng ung, nó nghĩ: chuyện bình thường, vứt đi đập quả khác, bị thối, bực mình quá nhưng lại vứt đi đập quả khác, quả này có vẻ thối hơn, đập hết mười quả mà quả sau thối hơn quả trước thì anh chàng tức quá chửi đổng: đ... mẹ chúng nó chứ, toàn thối thế này mà cũng cho bố mày ăn à.
 Mấy ông bác sỹ nấp đâu đó liền nhảy ra: câm mà chửi được à, vậy là cu cậu lộ tẩy, chung quy lại chỉ vì cái tính nóng nẩy, bao nhiêu công lao dàn dựng, chịu đựng mấy tháng trời đi toi cả, sau vụ đó còn bị kỉ luật nặng.
 Bị ốm cùng đi với tôi có ông cùng đơn vị, người Sơn tây, làm cấp dưỡng cho trạm xá tiểu đoàn,nấu ăn giỏi và hát nhạc ưỡn ẹo( tức là nhạc vàng ấy ) khá hay, mỗi khi anh ta cất giọng hát: "người mà tôi yêu, có đôi bàn tay diễm kiều, người mà tôi yêu, lấy chồng để phụ lòng tôi, vì tôi say thuốc lào..." biết là anh ta bịa nhưng nghe cái chất giọng đặc biệt của anh thì ai nấy đều cười lăn lóc, lần ấy ra bệnh viện, ở đó có một đoàn dân công Nghệ an phục vụ việc vận tải cho bệnh viện, chị em phần lớn người Hưng nguyên, anh ta mê mệt một cô gái trong  đoàn dân công đó và đêm nào cũng mò sang tán tỉnh nàng, anh hát cho họ nghe và chị em rất cảm động, anh không được đẹp "chai" lắm nên chừng đó vẫn chưa đủ cho cô gái bằng lòng.
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #247 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2010, 02:20:41 pm »

 Khi em sang đó thì viện 139 có 3 cô  y sỹ , Mỳ chính cánh của mặt trận . Sau này khi người Việt mình bay lên vũ trụ  em nghe  lính cũ kể chuyện có một cô cũng là y tá của mặt trận , nhà gần sân bay nên khi ra quân được một phi công cưa đổ và chị ấy trở thành vợ của một Anh hùng không quân nổi tiếng , bác QT có biết chuyện đó không
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
VietPo`Lut´
Thành viên
*
Bài viết: 397


Bé bé bồng bông


« Trả lời #248 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2010, 09:51:09 am »

Các chú ơi ,cho cháu hỏi là ở bên Lào mình có 1 Viện gì mà chuyên chữa trị cho mấy ông cốp của Lào có phải là viện Na Vít hay đại loại như thế không ạ. Ông nội cháu làm chuyên gia, viện trưởng viện này suốt 1 thời gian dài trong KCCM cho đến khi kết thúc thì phải, sau đó về làm ở 108. Cháu muốn tìm hiểu mà không biết dò tìm ở đâu, các chú có bao giờ nghe thấy hay đi chữa trị ở đó không ạ. Ông cháu tên là Nguyễn Khánh Sơn, sau này về 108 là phó trưởng khoa A6 mang quân hàm trung tá chuyên điều trị cho các cán bộ trung cấp của quân đội. Cho cháu cám ơn các chú trước ạ
Logged

Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi thuộc về Viêt Nam                  Paracel Island and Spratly Island is belong to Viet Nam                 Paracel Inseln und Spratly Inseln gehoeren zu Viet Nam
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #249 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2010, 10:00:06 am »

"....nghe  lính cũ kể chuyện có một cô cũng là y tá của mặt trận , nhà gần sân bay nên khi ra quân được một phi công cưa đổ và chị ấy trở thành vợ của một Anh hùng không quân nổi tiếng , bác QT có biết chuyện đó không "
 Điều này hồi đó mình không biết Tai-lien son ạ, mà chắc sau này mới có nữ bác sỹ chứ hồi đó chưa thấy chị nào, hoặc nếu có thì ở khoa khác, mình không được gặp. Sau này thì có biết chuyện anh Phạm Tuân có vợ là chị Trần Phương Tiến, thượng tá bác sỹ.  còn chuyện người phi công khác thì không biết, bạn có thể kể cho mọi người nghe được không? Hình như viện này mãi sau này mới ra Bắc,cuối 1973, khi hiệp định hòa bình được kí kết thì tôi đã về nước rồi.
  VietPo Lut @  Cháu nên hỏi các chú nào đã từng ở Sầm nưa, ở đó mới có lãnh đạo Lào và chắc bệnh viện cháu nói ở trên đấy, khu vực các chú chiến đấu ác liệt lắm , chỉ có các chuyên gia quân đội và các chuyên gia các nghành cấp tỉnh thôi, nếu ông cháu là viện trưởng chuyên chữa trị cho cán bộ cao cấp Lào thì có lẽ trên Sầm nưa hợp lí hơn.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Năm, 2010, 10:10:54 am gửi bởi q.trung » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM