Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:09:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Hoa ban Cánh đồng chum đến Bàng vuông Trường sa  (Đọc 329143 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
linh moi
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 669


« Trả lời #230 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2010, 01:59:38 pm »

  Đấy là bí tứ (4 người chơi) thôi chứ bí ngũ (5 người chơi) thì phải dùng cả bộ bài 120 quân , ù to nhất của bí ngũ là kính tứ cố (4 ông cụ) .

Q.Trung @ : Em đang vận động 1 bác ở 316 cũng tham gia những trận đánh cùng bác ở Lào vào đây tham gia với bác ... Theo bác này kể thì người bắt lính khiêng là NHA , có phải vậy không bác ?
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #231 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2010, 03:19:20 pm »

Hì hì! chuyện vui thôi mà, lính ta tếu lắm, những câu chuyện như vậy nhiều lắm, cần gì biết ai là ai, cứ coi ông như bố mình, già rồi , quân hàm cao, dáng lẽ được ngồi hậu phương chỉ đạo mà vẫn vào chiến trường ,vẫn hăng hái thế thì cũng tốt đấy chứ.
 
   ***


 Có một chuyện như thế.

Hậu cứ tiểu đoàn đặt trong một khe núi ẩm ướt,  tiểu đoàn bộ của một đơn vị pháo binh không phải là nhỏ, nó gồm ban chỉ huy tiểu đoàn, các trợ lí hậu cần, quân nhu, quân y ,ban xe, ban pháo và còn một trung đội chỉ huy, quân số cũng khá đông vậy mà  cái ngày khó quên nhất ấy chỉ còn vài mạng, phần lớn đã đi công tác, về các đại đội  hoặc đi đâu đó, ai mà biết được.
Liên tiếp các đợt  đánh phá của máy bay địch  xuống các điểm cao  xung quanh Khang khay. Thường xuyên như vậy, mọi người vẫn theo dõi và lo ngai cho các đơn vị nào nằm trong vùng bị  oanh tạc, thực tế là cũng không ngờ đó lại là một động tác “ dọn dẹp” để chuẩn bị đổ quân của địch. Khu vực rìa phía đông Cánh đồng chum lâu nay vẫn là vùng  an toàn dưới sự kiểm soát của ta, tuy nhiên một bộ phận các đơn vị bộ binh  lại đóng quân sâu trong các vùng rừng phía Đông, dưới sự che chở của đại ngàn, các binh đoàn chủ lực đều đã rút về hậu phương củng cố, như thường lệ, khi mùa mưa bắt đầu bằng những đám mây ướt sũng nước vần vũ trên bầu trời khu vực thì người Mỹ bắt đầu thúc dục Vàng Pao xua quân  lấn chiếm Đồng chum.
“….. Suốt mùa mưa, Vang Pao thăm dò các vị trí địch và thiết lập các nút chận. Hmong tung quân sang hướng Đông về phía Nong Pet chỉ gặp kháng cự yếu ớt nhưng  khi đưa quân vào Cánh Đồng Chum, cứ điểm chính của Cộng Quân thì gặp các đại đơn vị địch và buộc phải rút lui. Phía Nam Cánh Đồng, Hmong tái chiếm Ban Na, và hướng Đông, tái chiếm Muong Soui. Vang Pao cũng tung một trung đoàn vào thung lũng Tha Tham Bleung, ép Cộng Quân phải rút về Cánh Đồng….”
(Trích tài liệu của địch)
Vậy là đơn vị tôi, trong đó  tiểu đoàn bộ nằm trong khu vực đổ quân của mấy chú Vàng, trực thăng phành phạch một lúc là pháo sáng bắn đầy trời, phu Tôn và các ngọn đồi xung quanh lúc nhúc mấy thằng Mẹo hăng tiết vịt bắn loạn xạ, toán quân bộ của chúng đã vào rất gần, tình huống khẩn trương lắm rồi , nếu không chạy hoặc tổ chức chiến đấu thì chắc toàn bộ d bộ sẽ bị tóm. Quân số còn lại không được bao nhiêu nhưng có mấy chiếc xe xích đang sửa chữa ở trạm xe. Tiểu đoàn trưởng Dương Đàm không còn lựa chọn nào khác, anh quyết định gom số anh em còn lại chừng được gần hai chục ông, trang bị đầy đủ , nhảy lên chiếc xe xích còn tốt nhất lao ra đường, hướng về phía toán lính địch đầu tiên.
 Trước khi tiép tục câu chuyện, tôi muốn giới thiệu với các bạn về người tiểu đoàn trưởng của chúng tôi, anh Dương Đàm. Cha này người Hà Bắc, người nhỏ nhắn và tính tình rất điềm đạm, là một sỹ quan pháo binh được đào tạo chính quy và có kiến thức chuyên môn pháo binh khá tốt, khỏi phải khen anh vì con đường binh nghiệp của anh khá thuận lợi, sau này Dương Đàm về hưu với quân hàm thiếu tướng, cục trưởng dự bị động viên bộ tổng tham mưu. Một cán bộ pháo binh lên được cấp đó cũng là khá lắm, chúng tôi thường thường vài ba năm mới được phong binh nhì lên binh nhất là nhanh, nhất là điều kiện ở chiến trường , lo bảo vệ mạng sống chưa xong nghĩ gì đến quân hàm quân hiệu, bạn bè tôi có những ông nhập ngũ từ 1966, đến khi ra quân năm 1974 mang quân hàm hạ sỹ mới toanh về nhà, các em gái nhìn lác cả mắt. Người ta bảo ở pháo binh chắc gáo, khỏi lo chết , bù lại kém cái khoản cấp chức cũng phải!!!
Trận trước đó, toàn bộ cánh nam Đồng chum đã bị địch tái lấn chiếm, những địa danh quen thuộc như Căng xẻng , thị xã Xiêng khoảng, bản Na , bản Khổng ra đến gần Khang khay , sân bay Bản Ang, nơi mấy ngày trước quân ta vẫn làm chủ, nay bị địch đổ quân chiếm hết, các đơn vị lẻ tẻ như công binh, kho tang, dân công chạy như vịt, gọi là quân hồi vô phèng, có một đơn vị dân công Nghệ an, bất ngờ bị địch phát hiện, các em chạy không kịp bị địch bắn chết mất mấy o, bắt được mấy o nữa sau nó cho lên truyền đơn chiêu hồi,thả trắng rừng, chẳng biết số phận họ sau này ra sao, có khi làm máy đẻ cho các ông Mẹo thì vừa, cái số chết nó tuyên truyền là Bắc Việt thiếu quân, lấy cả con gái đi lính, hi hi .
Đơn vị tôi cũng có một b bị kẹt lại khu vực bản Khổng, quân lính chạy về hậu cứ được nhưng mấy khẩu pháo 122 ly để dưới công sự, chặt cây nguỵ trang, may địch chưa sục đến nên không sao, nếu địch nhìn thấy thì chắc chắn chúng sẽ cẩu lên, đem về Viên chăn triển lãm là cái  chắc. Sau này  khi địch bỏ chạy lại vào lôi lên đánh tiếp.
  Do đã có trận địa bố  phòng sẵn sàng nên đơn vị tôi nố súng chặn đánh, bắn thử vào sân bay bản Ang, các bạn ở pháo binh thì không lạ gì cái gọi là bắn thử nhưng cũng ít người biết rành rẽ, tôi sẽ giải thích một chút. Khi bắn vào một mục tiêu, súng trường chỉ việc giương lên, ngắm vào rồi bóp cò  theo yếu lĩnh là xong. Pháo lớn bắn cự li xa, không nhìn thấy mục tiêu nên phải đo đạc, tính toán phần tử đưa lên pháo để bắn, không thể trúng ngay được mà do có sai số hay tinh sai mà bắn không trúng, vậy phải có một đài chỉ huy đi sát mục tiêu để chỉnh sửa và chỉ huy bắn, người chỉ huy bắn có bài vở đàng hoàng, được đào tạo chính quy hẳn hoi chứ không lờ vờ mà bắn được, nếu đại đội bắn thì đi đài chỉ huy là c trưởng, nếu  cấp tiểu đoàn là d trưởng, cũng có khi dtrưởng chỉ huy chỉ một hai khẩu bắn như trận này. Trước khi bắn hoả lực cấp tập thì lấy một khẩu đội bắn thử để hiệu chỉnh, khi có đạn trúng Mục tiêu thì mới bắn loạt cả đơn vị . Đài đánh trận ấy do chính Dương Đàm chỉ huy, anh cho bắn phát đầu tiên,  các trinh sát viên giương ống nhòm ngó lõ mắt ra mà chẳng thấy điểm nổ đâu cả, bắn phát nữa cũng vậy, điều này rất hiếm khi xẩy ra, rất có thể tính toán phần tử sai hoặc mấy ông pháo thủ nhìn gà hoá cuốc,  chỉ huy đọc : Hướng chuẩn sang trái 0-30, nhưng ông lại tương sang trái 1-30 thì đạn đi bắn chim cũng phải, bây giờ đang bắn biết kiểm tra ông nào sai?

« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tư, 2010, 03:25:46 pm gửi bởi q.trung » Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #232 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2010, 12:02:39 pm »

Lúc này Dương Đàm vác pháo đội kính bội số 40 ra quan sát, kính này chính là cái ống têlê như bây giờ ta hay nói, nó do Liên xô sản xuất nên to và nặng như cái kèn nhà hát lớn, nhìn vào 40 km chỉ còn 1 km. 40 mét thì như đứng trước mặt, cái này bây giờ chú nào có vác ra Đồ sơn ,Sầm sơn  nhìn bổ mắt khỏi phải đi xa!  Kể tiếp, anh quan sát mãi thì phát hiện một toán lính địch từ bên mạn ngã ba Lạt thuồng chạy về hướng sân bay,có nghĩa rằng đạn nổ ở phía đó nên chúng sợ chạy về hướng ngược lại, anh cho sửa phần sang phải 1-00 (ví dụ), tầm để nguyên, thế là nhìn thấy điểm nổ, từ đây công việc đơn giản đi nhiều, chỉ sửa  thêm phát nữa là bắn loạt được. Như vậy trong chiến đấu, người chỉ huy thông minh, năng động là yếu tố quan trọng để có một trận thắng. Đây cũng là một kinh nghiệm tốt trong sử lí tình huống bắn của pháo binh.
   Lại tiếp câu chuyện địch nống lấn, hơn chục ông chưa đánh đấm bao giờ vác AK leo lên xe xích bò ra đường 7, khi ra đến mặt đường lính tráng ôm súng nhảy xuống xe dạt ra hai bên đường, chiếc xe ATC rú ga ầm ĩ , trời đất tối mò, thỉnh thoảng có chút ánh sáng đèn dù đâu đó dọi tới soi mờ mờ tỏ tỏ cái khối sắt to lù lù, chẳng khác gì chiếc xe tăng thực sự, mỗi tội không có pháo. Xe bắt đầu bật đèn pha sáng quắc rồi tăng tốc ,đám quân pháo binh co dò chạy theo, vừa chạy vừa giương súng bắn loạn xạ, mũi súng ông chạy sau nổ toang toác bên tai ông chạy trước, ông đứng thẳng chạy cũng bắn, ông lom khom chạy cũng bắn, cứ nhè phía trước nổ chứ có thấy thằng Mẹo nào. Nói dại, có ông nào run tay thì tương vào lưng quân mình trước.
 Bên kia nó cũng bắn, lọp đọp một lúc rồi không thấy gì nữa, Dtrưởng  làm gương nên ông chạy cũng hăng lắm, khi có tiếng bắn trả từ phía địch thì ông lăn tòm xuống đất, thằng liên lạc kêu toáng thủ trưởng bị thương, cả bọn ngơ ngác dừng lại rồi xúm quanh, ông trúng đạn thật, viên đạn bắn thẳng trúng ngực, xuyên qua phổi, lính tráng chẳng thằng nào bị làm sao cả, bên kia nó chạy rùng rùng, quân Thái Mẹo này phòng thủ thì hăng nhưng thoát li công sự thì chỉ cần bị đánh là chạy, dĩ nhiên nó biết chỉ có mấy ông lính không biết đánh đấm gì với một cái xe tăng rởm thì chắc bữa đó anh em chui hết vào nghĩa trang gì đó ở Lạt thuồng nằm rồi.
 Lúc này, do vết thương thủng phổi nên ông d trưởng khó thở. Anh em gấp rút băng bó cho anh rồi vác lên xe xích chạy về trạm phẫu, chúng tôi tưởng với vết thương nặng như vậy thì anh không còn sức chiến đấu nữa mà về đuổi gà là cái chắc, vậy mà mấy thảng sau lại thấy ông xuất hiện, vết thương thỉnh thoảng vẫn hành hạ anh nhưng không đủ sức quật ngã người lính ấy, anh tiếp tục phục vụ trong quân đội, qua nhiều đơn vị khác nhau và ở đâu anh cũng được bộ đội quý mến. Hơn chục năm trước đây , chúng tôi gặp lại anh trên TV . hát rất khỏe cùng tốp ca của cục dân quân tự vệ do anh làm cục trưởng, có một điều đáng buồn là khi gặp gỡ, không phải ai anh cũng nhận ra. thời gian đã qua lâu rồi Shocked
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Năm, 2010, 12:23:36 pm gửi bởi q.trung » Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #233 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2010, 10:38:47 am »

Tôi không biết cửa khẩu này, kiểm tra trên GOONGLE EART thì có đường từ VN nhưng bên lào không thấy, có lẽ nó là cửa khẩu không chính thức. chuyến phượt ấy đi hăng nhỉ ,lên cả trên đó thì ác chiến rồi.

Pa pa cháu bảo khái niệm Cổng Trời là chỉ đỉnh dãy Trường Sơn. Lính đi bộ lúc ở VN sang thì cứ cắm đầu mà leo, qua đỉnh tức là qua cổng trời thì lại lạch bạch xuống dốc. Như vậy nếu truy Cổng Trờii theo địa danh chính thức thì hơi khó bác ạ.
Thường thì có nhiều địa danh lính ta đặt lâu ngày thành tên gọi  rồi đi vào thơ ca, và in vào  bản đồ nữa nhưng ở Cánh đồng Chum không có địa  danh nào lính ta gọi là cổng trời cả ,
 Trên đường 7A có con đèo vòng vèo vượt qua 9 khúc của một con suối lên cao lính ta gọi là Đèo Phỉ mà bác Tr có kể khi lính pháo phải đánh với bọn phỉ
 đường 7b ta  mở phục vụ chiến trường bắt đầu từ Tà cạ Mường xén đi về hướng Tây nam có dốc O Hòa . O Hòa là một cô dân công Nghệ An cố sức gánh đạn khi leo lên đỉnh dốc thì hy sinh , các bác dân công kể là O gánh phần mình lên đỉnh rồi quay lại gánh đỡ cho nhiều người nữa cho đến chuyến cuối khi lên đỉnh thì bị đứt ruột mà chết  ( có lẽ là bị trụy tim vì gắng quá )
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #234 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2010, 05:46:10 pm »

Tôi không biết cửa khẩu này, kiểm tra trên GOONGLE EART thì có đường từ VN nhưng bên lào không thấy, có lẽ nó là cửa khẩu không chính thức. chuyến phượt ấy đi hăng nhỉ ,lên cả trên đó thì ác chiến rồi.

Pa pa cháu bảo khái niệm Cổng Trời là chỉ đỉnh dãy Trường Sơn. Lính đi bộ lúc ở VN sang thì cứ cắm đầu mà leo, qua đỉnh tức là qua cổng trời thì lại lạch bạch xuống dốc. Như vậy nếu truy Cổng Trờii theo địa danh chính thức thì hơi khó bác ạ.
Thường thì có nhiều địa danh lính ta đặt lâu ngày thành tên gọi  rồi đi vào thơ ca, và in vào  bản đồ nữa nhưng ở Cánh đồng Chum không có địa  danh nào lính ta gọi là cổng trời cả ,
 Trên đường 7A có con đèo vòng vèo vượt qua 9 khúc của một con suối lên cao lính ta gọi là Đèo Phỉ mà bác Tr có kể khi lính pháo phải đánh với bọn phỉ
 đường 7b ta  mở phục vụ chiến trường bắt đầu từ Tà cạ Mường xén đi về hướng Tây nam có dốc O Hòa . O Hòa là một cô dân công Nghệ An cố sức gánh đạn khi leo lên đỉnh dốc thì hy sinh , các bác dân công kể là O gánh phần mình lên đỉnh rồi quay lại gánh đỡ cho nhiều người nữa cho đến chuyến cuối khi lên đỉnh thì bị đứt ruột mà chết  ( có lẽ là bị trụy tim vì gắng quá )

Hì, bác TLS ơi, cháu có định tìm Cổng Trời ở KV CDC đâu bác. Địa danh này gắn với các dãy núi bên VN chứ bên Lào nếu có cũng không gọi thế. Ở vùng Tây Bắc cũng có nhiều Cổng Trời lắm, bác nhỉ.
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #235 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2010, 04:20:34 pm »

  Tôi xin gửi các bác những trang viết về trận đánh Bom lộng Cánh Đồng Chum  năm 1985  ( trước đây tôi vẫn  nhớ nhầm với trận PHu Bia  năm 1978 )trong lịch sử sư đoàn 324  QK4                                     
 
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #236 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2010, 04:21:27 pm »

Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #237 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2010, 04:22:20 pm »

Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #238 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2010, 09:39:50 pm »

Tai lien son@ : Chắc đây là trận đánh cuối cùng vào Bouam long phải không ? Bạn có thể cho biết thêm một số chi tiết trận đánh được không. Tôi cũng có một số tài liệu của địch nói về thời gian sau này ,khi ta giải phóng BL và Long chẹng, để tôi tìm rồi sẽ pót lên để xem chúng nó nói gì. Nhưng quả thật tôi không ngờ đến tận năm 1985 ta mới đánh được Bom long.
Logged
fanruot_mu™
Thành viên
*
Bài viết: 128

Binh nhất Chiến sĩ


WWW
« Trả lời #239 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2010, 12:03:21 pm »

@ bác Trung: mấy hôm về nghỉ lễ bố cháu lại không có nhà vì về quê giỗ và thăm người thân nên cháu chưa hỏi được. Nhưng cháu cũng đoán Cổng Trời có thể là tên mà đơn vị bố cháu đặt cho một địa danh nào đó trên đất Lào, cháu nhỉ nhớ là bố cháu bảo ở đó nó rất cao nên mới gọi là Cổng Trời, trên đó có đặt một kho quân nhu của ta (đơn vị của bố cháu). Thỉnh thoảng các chú trong đơn vị cũ đến nhà cháu chơi khi nói chuyện đều có nhắc đến Cổng Trời. Cháu đã từng nhận ra một chú là đồng đội cũ của bố cháu khi tình cờ kể chuyện về Cổng Trời đấy, vì lúc đấy chú ấy kể chú ấy cũng ở bên Lào. Còn về chuyện cơm nếp thì công nhận bố cháu ăn vô địch luôn, ngày này qua ngày khác không bao giờ biết ngán.

@ anh lonesome: cụ nhà bác chắc cũng tầm tuổi ông già em đấy nhỉ. Ông cụ nhà em cũng có vẻ yếu và trí nhớ kém lắm, quên lung tung. Hehe.
Logged

"Cuộc đời là những chuyến đi"
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM