Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:24:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Hoa ban Cánh đồng chum đến Bàng vuông Trường sa  (Đọc 328716 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #130 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2010, 04:11:38 pm »

Vậy bác có biết anh Hùng người Nam Định ở đơn vị đó không ?
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #131 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2010, 04:23:36 pm »

Tôi có biết anh Hùng người Nam định, anh ấy sang làm c phó c chỉ huy của pháo binh mặt trân, tục danh là Hùng móm, tôi có người bạn thân cũng ở đơn vị đó, C trưởng là anh Tâm hiện đang ở Hà nội, nếu bạn cũng ở đơn vị đó hoặc là người nhà có thể để lại tin nhắn để liên lạc và biết cụ thể hơn.
Logged
tamus
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #132 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2010, 10:01:33 pm »

Hồi đó chú Trung có xem truyện "Người vào hang cọp" viết về anh hùng đặc công Vi Đức Cường của E174 ?

Bố cháu nói đã gặp, nói chuyện với chú này, nói chú ấy rất hiền, người cùng bản với Vàng Pao ?

Đuợc phong anh hùng bên Lào, một mình đóng giả sỹ quan Thái Lan, đột nhập vào Long Chẹng, đánh cờ với Vàng Pao?

Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #133 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2010, 10:15:08 pm »

Tamus@ chuyện đó chú chưa đọc, tuy nhiên hồi đó bố cháu có thời gian chuyển sang đặc công pháo binh nên có thể được gặp  anh Cường này, hồi đó cũng có nhiều huyền thoại về đặc công đột nhập Long chẹng, như anh Tai liên son đã kể đấy, họ còn nói là mấy tay đặc công muốn giết Vàng Pao lúc nào chẳng được, nghe những giai thoại ấy hồi đó thấy khích lệ lắm, quân ta rất phấn khởi nhưng cuối cùng Vàng Pao vẫn sống nhăn đến tận bây giờ Grin ,tôi  trích đăng lên đây một đoạn bài báo của một phóng viên đi theo đoàn tìm mộ vào Long chẹng , mọi người cùng xem nhé.(Tamus in đoạn này cho bố đọc nhé)

Sau 30 năm được giải phóng, cứ điểm quân sự Long Chẹng, từng được mệnh danh là “thủ phủ Vàng Pao” ở Thượng Lào, nay đã khác xưa nhiều.
Vùng rừng chiến trận này đã im bặt tiếng máy bay gầm rú với những cuộc đụng độ giữa lính Thái, quân phỉ Vàng Pao với bộ đội PhaThet Lào và quân tình nguyện VN. Bây giờ, công trình thủy điện Nậm Ngừm lớn thứ ba của Lào chuẩn bị khởi công. Những kiôt hàng hóa, quán ăn của người Lào, người Việt cũng bắt đầu mọc lên tươi rói...
120km và 7 giờ
Thượng tá Hồ Trọng Bình, đoàn trưởng đoàn qui tập mộ liệt sĩ - Bộ chỉ huy quân sự Nghệ An, cho biết có hai cách đi vào Long Chẹng: máy bay trực thăng và xe tải. Thường mỗi lần di chuyển hài cốt liệt sĩ từ Long Chẹng ra, các anh phải nhờ máy bay của Bộ Quốc phòng Lào để tránh phỉ phục kích dọc đường.
Tôi muốn thử sức bằng chuyến vượt 120km đường rừng mất bảy giờ vào thủ phủ Vàng Pao, trên con đường độc đạo mà những người lính tình nguyện VN từng tiến quân trong nhiều năm để giải phóng Long Chẹng năm 1975. Thiếu tá Nguyễn Hào giao cho trung úy Nguyễn Ngọc Lịch nhiệm vụ dẫn đường cho tôi với lời căn dặn: “Phải bảo vệ an toàn chuyến đi vì lần đầu tiên có một phóng viên VN tìm đến Long Chẹng”.
Tôi và Lịch ngồi trong cabin chiếc xe tải Zin 130 do Lược cầm lái. Lịch dựng khẩu AK báng gập bên người. Trước ngực đeo túi đựng băng đạn và lựu đạn mỏ vịt. Chiếc xe nhằm hướng vô rừng già để lại phía sau con đường đất đỏ bụi mù trời. Lược bảo: “Từ đây cho đến Long Chẹng toàn đường quắt queo và dốc ngược”. Lược nhấn ga, nói: “Phía trước là “hịn tặng” (eo đỉnh đá). Năm ngoái phỉ bắn chết ba bộ đội Lào ở đây. Ta còn đi qua mười cái “hịn tặng” nữa. Nhưng lần này chắc không việc gì đâu, vì ông Bình đã thông báo cho các điểm chốt bộ đội Lào tuần tra rồi”.
Qua bản Nậm Xiêng, Xẩm Lựng, tôi phải chuyển xe để vào Long Chẹng. Vừa gặp nhau, thiếu tá Thái Văn Lý - mũi trưởng mũi Xẩm Thong, nói ngay: “Xung quanh đây toàn bản phỉ nên tôi không dám cho anh em đi ra ngoài bán kính 2km. Đầu tháng 11-2006, tiểu đoàn 13 của Lào chốt gần đây đã đụng độ với tàn quân phỉ suốt hai ngày đêm, tiêu diệt 22 tên, thu tám khẩu AK. Cách đây hai ngày, năm gia đình phỉ gồm 20 đối tượng ở Mường Mộc ra đầu thú.
Tình hình “địch rừng” không thể coi thường được. Một lần vào đây mà yên ổn là một lần hạnh phúc đấy”. Còn Lịch thì chỉ tay ra hai bên con đường, nói: “Những khu vực này chúng tôi đã tìm được hàng trăm hài cốt liệt sĩ, đa số là vô danh của các sư đoàn 312, 316, 995 trong những trận đánh cuối cùng vào Long Chẹng”.
Long Chẹng
 
Một góc chợ ở Long Chẹng
Long Chẹng rộng 4km2. Bao quanh là chân rừng Phú Mộc, Phú Tà Can và Thẩm Xe lô nhô đỉnh đá chọc trời ở độ cao 2.100m so với mặt biển. Ngay lối vào Long Chẹng, chi chít lô cốt xây bằng đá xanh dày cỡ 70cm, hướng về bốn phía cánh rừng còn những cái hầm cóc của bộ đội hồi chiến tranh.
Trung tá Nguyễn Văn Thành - phó đoàn qui tập kiêm mũi trưởng Long Chẹng, dẫn tôi đến bên căn nhà hai lầu cũ kỹ hình chữ L. Đó là biệt thự của gia đình Vàng Pao. Máy bay trực thăng mini của Vàng Pao và máy bay của vợ cả đậu trên mái bằng biệt thự. Phía cuối mái bằng là ụ súng cối 82 trực chiến 24/24 giờ. Dưới nền biệt thự là một hầm ngầm chứa súng đạn xuyên vào lòng núi. Đây cũng là nơi phòng thủ cuối cùng của Vàng Pao.
Tường bao quanh nhà và hầm được xây dày 1m để chống đạn B40, B41. Từ biệt thự Vàng Pao nhìn lên đỉnh núi Phu Leo thấy một khách sạn ẩn trong vòm cây - nơi đón khách của Vàng Pao từ nước ngoài đến thăm căn cứ. Bây giờ khách sạn trở thành điểm chốt của trung đoàn 584 bộ đội Lào.
Trung tá Thành nói: “Thời Vàng Pao, thung lũng này có một sân bay, ba trường huấn luyện sĩ quan và san sát những dãy nhà mái tôn của lính phỉ. Vàng Pao có trong tay hơn 72.000 lính tham chiến của Thái Lan và đủ loại “địch rừng”, “địch ngầm”. Bây giờ hàng ngàn dân Lào Sủng (người Mông) trung thành với Vàng Pao đã di tản hết, thay thế là khoảng 600 người dân Lào Cang (người Khơ Mú) đang tạo lập cuộc sống mới ở vùng rừng heo hút này.
“Vua Mẹo”
 
Nhà Vàng Pao
Người dân đầu tiên tôi gặp ở Long Chẹng là ông Bủa Văn - nguyên thiếu tá không quân của quân đội Vàng Pao. Theo Bủa Văn, Vàng Pao sinh năm 1928 ở tỉnh Xiêng Khoảng. Năm 1962 Vàng Pao đến Long Chẹng, bắt đầu xây dựng căn cứ quân sự tại đây. Sau khi biến thung lũng Long Chẹng thành “thủ phủ đắc địa” với 15 tiểu đoàn quân bảo vệ từ dưới chân rừng đến đỉnh các dãy núi bao quanh, Vàng Pao tự phong cho mình quân hàm thiếu tướng và tuyên bố “không có lực lượng nào có thể đánh chiếm nổi Long Chẹng”.
Vàng Pao có bảy vợ và 28 con. Cách lấy vợ của y cũng khác người. Y tập trung con gái các bản lại để chọn người đẹp nhất. Chọn xong, y đưa máy bay đến đón về làm vợ sau khi “tặng” bố mẹ vợ vô số tiền để làm nhà cửa. Và nếu thích, các bố mẹ vợ này được y đưa vào Long Chẹng bố trí công việc.
Cách tuyển quân của Vàng Pao cũng rất độc. Lính trúng tuyển ngoài sự trung thành tuyệt đối chỉ cần đạt tiêu chuẩn “bắn trúng đích từng phát một”. Bủa Văn nhớ lại: “Bài tuyển quân của Vàng Pao đơn giản chỉ nhằm bắn đứt bàn chân con lợn rừng hoặc bàn chân con sơn dương đang chạy ở cự ly 100m. Ai bắn đứt bàn chân hai con thú ấy thì được xếp vào loại lính tinh chọn”.
Công trình lớn nhất về quân sự trong căn cứ Long Chẹng là sân bay chiến đấu của Vàng Pao, gồm 15 máy bay phản lực 130 và T28; hơn 100 máy bay trực thăng đủ loại. Tất cả số máy bay này đều do người Lào lái. Riêng Vàng Pao có một trực thăng cỡ nhỏ chỉ đủ hai chỗ ngồi dành cho mình đi chỉ huy chiến trường, khảo sát trận địa sau mỗi trận đánh. Uy quyền Vàng Pao lan tỏa khắp các bản phỉ khiến người Lào Sủng đặt cho y biệt danh “Chầu Sa Vít” (Vua Mẹo) và “Pha Nha Ra Tả Mo” (người giàu sụ).
 
Ông Bủa Văn
Vàng Pao thường xuyên sử dụng năm chiếc xe con khác loại để nghi binh mỗi lần ra khỏi thủ phủ Long Chẹng. Người lái xe được y tuyển chọn phải là người tin cậy nhất. Dua Xông Vàng - em vợ thứ tư của Vàng Pao, năm nay đã 61 tuổi, kể: “Tôi lái xe cho vua được năm năm. Sau mỗi trận đánh, ông sai tôi chở đến tận trận địa để đếm xác chết của cả hai bên. Nhờ vậy mà sau gần 30 năm tôi vẫn nhớ vị trí các trận địa để chỉ đường, giúp bộ đội qui tập hơn 200 hài cốt liệt sĩ”.
Ngày 22-6-1975, Vàng Pao biết không thể giữ được Long Chẹng nên đã tính bài chuồn sang Thái Lan rồi cư trú tại Mỹ với toàn bộ vợ con và một số thân tín người Lào Sủng. Toàn bộ sứ mệnh của thủ phủ Long Chẹng lúc đó được giao lại cho thiếu tướng kề cận Chầu Ma Ni Vông cai quản, nhưng viên tướng này cũng chỉ giữ được Long Chẹng trong vòng chưa đầy hai tuần lễ.
Dua Xông Vàng đưa hai bàn tay lên trước mặt, nói: “Long Chẹng được giải phóng trong đêm. Đêm ấy thung lũng “vàng” của vua biến thành chảo lửa của bộ đội”.
Những người lính ở lại Long Chẹng
Trước năm 1975, lính phỉ Vàng Pao có mặt khắp rừng Lào với ba căn cứ lớn tập trung ở huyện Nọng Hét, cánh đồng Chum và Bom Lọng. Sau khi thị xã Phôn Sa Vẳn được giải phóng (1973) phỉ bắt đầu dồn quân vào cứ điểm Long Chẹng. Long Chẹng lúc ấy được bộ đội Lào và quân tình nguyện VN ví như một “Điện Biên thu nhỏ” giữa núi rừng hiểm trở. Sau 30 năm vẫn còn xương cốt lính tình nguyện VN nằm lại đây.
Trung tá Nguyễn Văn Thành tham gia chiến trường Long Chẹng từ năm 1976. Lúc này Vàng Pao đã tháo chạy nhưng “địch rừng” và “địch ngầm” (tướng, tá và tàn quân phỉ) vẫn đang hoạt động ráo riết để “lấy lại những gì đã mất”. Tại đây, Thành đánh nhiều trận.
Năm 1987, Thành về nước làm huyện đội phó huyện đội Thanh Chương một thời gian thì Tỉnh đội Nghệ An lại điều anh vào đoàn qui tập mộ liệt sĩ tại Lào.
Trở lại Long Chẹng với nước da đen trũi và rất thạo tiếng Lào, đặc biệt là vốn hiểu biết về phong tục, tập quán của người Lào nên Thành được người dân ở đây gọi là “khôn” (người) Lào. Trong gần năm năm, anh đã vận động dân bản chỉ đường, qui tập gần 500 mộ liệt sĩ trong tổng số 700 mộ anh chỉ huy tìm kiếm từ nhiều vùng rừng khác.
Anh nói: “Vẫn còn hơn 200 mộ nữa ở Long Chẹng. Nhưng công việc phát hiện địa điểm mộ rất gian nan bởi nhiều người dân đang theo “địch ngầm” không chịu giúp bộ đội. Nhiều đêm tôi phải vào nằm trong bản, phải uống rượu say với “địch ngầm” và kiên trì thuyết phục may ra mới có thêm thông tin về những ngôi mộ đang nằm chìm khuất giữa mênh mông rừng”.
Một ngày đi qui tập
 
Qui tập mộ liệt sĩ ở Long Cheng
Đêm 22-11, trung tá Thành được một dân bản báo tin có sáu ngôi mộ tại vùng rừng Nậm Phả cách Long Chẹng 5km. Thành giở tấm “bản đồ liệt sĩ” đối chiếu vị trí tìm kiếm để chuẩn bị qui tập.
Sáng hôm sau tôi theo các anh hành quân đến bản Nậm Phả, vượt qua vùng rừng cỏ lau tốt lút đầu người mới tiếp cận được tọa độ 1378 để triển khai xăm mộ. Sau nhiều giờ phát quang và xăm mãi, thiếu úy Toàn và thiếu tá Minh xăm trúng hai mộ liệt sĩ. Những người lính qui tập nhẫn nại ấn từng lát xẻng, vặn từng mẩu đất nhưng rốt cuộc cũng chỉ lấy được vài sợi áo bông và một ít mẩu xương.
Do quá lâu năm, hài cốt bị rễ tre và mối rừng ăn hết. Nhưng tìm được một mẩu xương cũng quí vì có mộ chỉ còn lại vài cái cúc áo. Trung tá Thành nhận định: “Đây không phải là số mộ mà dân bản báo tin, cũng không phải mộ có trong hồ sơ. Đó là những ngôi mộ vô danh nằm rải rác khắp vùng chiến trận giữa rừng Lào”.
VŨ TOÀN
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #134 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2010, 07:44:36 am »

 Nhà báo Vũ toàn ở gàn nhà tôi và là chỗ quen biết từ nhỏ , có thời ông là đại diện báo Thanh niên ở miền trung ,rất thông cảm với ông vì là dân sự nên viết phóng sự về bộ đội nó cũng có những hạn chế
 Thực tế  là từ trẻ con đến ông già ai cầm được súng và biết bóp cò đều làm lính  Vàng pao được cả , giống hệt tình hình ở K vậy
 Tình hình phỉ ở Lào ít ra cho đến năm 2007 vẫn phức tạp , Biên phòng , huyện đội và dân quân ở Kỳ sơn  NA tuấn tra vẫn bị chúng phục kích
 Hiện tại ở Bom lộng và Phu Bia ,lLong chẹng ( thuộc đặc khu Xay Xổm bun)và cả cánh đồng chum phỉ vẫn hoạt động phục kích bộ đội Lào , chính quyền nhiều nơi vẫn hoạt động hai mang .Mỗi khi đội quy tập đi đâu đều phải nhờ bạn hộ tống ,chỉ khi về đến Phôn xa vẳn mới an toàn
 Mường Mộc giáp Nghệ an vào Long chẹng còn phải đi mấy ngày đường ,phỉ vẫn còn nhiều
 Nghĩa trang Việt Lào ở Anh Sơn có hơn mười  một  nghìn mộ hiện đã chật , các Liệt Sỹ bây giờ được đưa về ở nghĩa trang liệt sỹ Đô lương

Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
DK
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #135 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2010, 07:56:32 am »

Các bác,các chú cho cháu hỏi tại sao không thể dứt điểm được vấn đề phỉ Vang Pao ạ?
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #136 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2010, 09:53:55 am »

Trích đăng một đoạn phóng sự của một người bên kia chiến tuyến nói về Long chẹng. Để hiểu tại sao không dứt điểm được vấn đề Vàng Pao, hay nói rộng hơn là vấn đề của sắc tộc Hmong, ta phải phân tích rất nhiều vấn đề mà phạm vi bài viết không thể nói hết được.Theo tôi  chỉ có thể nói ngắn gọn là chúng ta đã không nắm được người Hmong, để Vàng pao được sự giúp đỡ của CIA và tiền của nó thao túng dân tộc này tạo nên một cuộc chiến tranh du kích trên một địa bàn hiểm trở. Thực ra thật khó định hình cuộc chiến tại Lào là chiến tranh hiện đại, chiến tranh du kích hay là hoạt động phỉ, nó gồm tất cả những điều đó gôp lại ,và nói chung, bất cứ một cuộc chiến tranh dù mang màu sắc nào ,chính nghĩa hay phi nghĩa, khi đã ra khỏi đất nước mình, mang chiến tranh ra nước ngoài thì không bao giờ có thắng lợi hoàn toàn , và cái giá phải trả thường là quá đắt.
 Tôi dẫn bài viết của ĐT chỉ với mục đích để các bạn biết rằng,cho đến ngày nay sau gần bốn mươi năm, máu của người Việt vẫn tiếp tục đổ trên mảnh đất đau thương này.
  " .... Khi hội nghị Geneva bước vào vòng kết thúc, Vang Pao dời bộ chỉ huy từ Pha Khao đến Long Cheng, một thảo nguyên miền cao dài 5 dặm phía Nam Cánh Đồng Chum. Nhân viên CIA Bill Young phát hiện ra chỗ này. Công tác mới của Young  sau khi thất thủ Pa Dong  là tìm những vị trí mới có thể xây dựng các căn cứ “Động Lượng”. Ông thám hiểm các vùng đất Nam cánh đồng, nới dần về hướng Tây theo hình cánh cung  đến tận tỉnh Sayaboury, nơi gọi là an toàn khu, theo yêu cầu của Lair, làm địa điểm rút quân tiên liệu cho Hmong. Trong cuộc thám hiểm Young tiếp xúc với các trưởng làng Hmong và tìm thấy vài địa điểm huấn luyện lý tưởng.  Cứ điểm quan trọng nhất là Long Cheng.
 Cảnh tượng ở đây là một kỳ quan hùng vĩ. Những ngọn núi đá vôi sừng sững trên cao nguyên  là pho tượng điêu khắc thiên nhiên, những đỉnh cao của nó tạo thành một hệ thống nối kết những dãy đồi ngoằn ngoèo với những đỉnh núi sắc cạnh, gọt đẽo hàng nghìn năm bởi mưa mùa . Sương mù như vấn khăn trên cácđỉnh cao hơn. Một tấm rêu xanh đậm như vạt áo choàng đắp lên các sườn đồi. Những cây rừng đầy mắt mấu với những nhánh xoắn  thành những hình thù cổ quái bám chênh vênh trên sườn dốc . Nhiều năm sau khi phi công Mỹ nhập bọn với đám nhân viên CIA, Không Cảnh, cố vấn quân sự Mỹ ở Long Cheng, ai cũng há hốc miệng chiêm ngưỡng quang cảnh hùng vĩ diệu kỳ  trong buổi tham quan đầu tiên tại đây. Nó là bức tranh sơn thủy sống động của bức họa cổ Trung Hoa, 1 Shangri-La, một nơi chốn vượt thời gian và vẻ đẹp khó tưởng.
Young chọn Long Cheng không phải vì cảnh tượng hùng vĩ của nó. Điều hấp dẫn ông ta là những dãy núi che chở một thảo nguyên dài, rộng 5 dặm khiến Cộng Sản khó tấn công. Sự phẳng phiu và rộng lớn của nó lý tưởng cho một phi trường lớn. Edgar Buell đến nơi này vì cũng muốn lập 1 phi trường dành cho việc cứu trợ. Ông cấp tốc dời 6000 người tị nạn từ  Phao Khao đến Long Cheng, “xí chỗ” nơi có thể trở nên phi trường tiếp vận của người tị nạn kẻo bọn CIA chiếm mất. Rồi ông thuyết phục USAID và CIA xây một phi trường hiện đại để dung nạp những phi cơ vận tải lớn....."


Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #137 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2010, 09:59:51 am »

Bác q.trung : em đã pm cho bác.
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #138 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2010, 10:12:24 am »

Đọc mô tả Long Cheng và nhìn ảnh, tôi nghĩ nó giống Lũng Vân, Tân Lạc, Hòa Bình.

Tham khảo dân chơi: http://www.phuot.com/forums/threads/3159-L%C5%A9ng-V%C3%A2n-n%C3%B3c-nh%C3%A0-x%E1%BB%A9-M%C6%B0%E1%BB%9Dng
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tư, 2010, 10:27:21 am gửi bởi vitính » Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #139 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2010, 10:52:18 am »

VT@ ông dã nghe nói đến Shangrila chưa. Nó được mệnh danh là thiên đường hạ giới ở khu vực Nepan- Tây tạng, núi đá lởm chởm trong dãy Himalaya, nghe nói trong đó còn ẩn chứa nhiều bí ẩn về loài người, Trong ảnh có mô tả Long chẹng, có địa hình đẹp tương tự, phía đầu sân bay có thể nhìn thấy rõ những đỉnh núi đá hình kim tự tháp,hình thành một vành đai bao quanh, bộ binh bò qua được còn khó nói gì đến các phương tiện cơ giới, tuy nhiên bây giờ thì đã có đường vào rồi. Một chuyến ọp lai sang đó thì tuyệt vời đấy, người Mỹ còn há hốc mồm ra cơ mà.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM