Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:27:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Hoa ban Cánh đồng chum đến Bàng vuông Trường sa  (Đọc 328725 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #100 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 09:08:02 am »

Những quả bom bi như thế này đã đổ xuống đầu quân dân ta.
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #101 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 05:17:28 pm »

bản đồ 1:50.000 Bom Lọng

Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #102 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 05:17:50 pm »

bản đồ 1:50.000 Mường Sủi

Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #103 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2010, 12:17:28 pm »

Cám ơn chú Núi Dài. Để anh kiểm tra lại với Cụ lần cuối xem là nâng đội hình ngày 12 hay 11. Theo như cụ nói thì là 12/2.
Nếu căn cứ theo tài liệu của 312 và LSBDDC thì ngày giờ chênh nhau tới 1 ngày, không biết tại sao?
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tư, 2010, 12:25:01 pm gửi bởi lonesome » Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #104 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2010, 03:21:54 pm »

Bản đồ từ Phon xa van đến Long cheng. Lưu ý là toàn đường mòn qua núi cao, suối sâu, nếu hành quân bộ phải  mất hai ba ngày .
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #105 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2010, 08:57:30 pm »

Bắt đầu từ hôm nay, tôi sẽ đăng dần một số bài viết của phía bên kia có liên quan đến các trận chiến đấu của quân ta trên chiến trường Cánh đồng chum xiêng khoảng- Lào. đây là hồi kí của một người nước ngoài ,do đó sẽ có nhiều điều huênh hoang và phiến diện theo quan điểm của họ, vì vậy nó chỉ có tính chất tham khảo và cần có sự nhân thức đúng, hy vọng có thể mọi người thu được những thông tin bổ ích.
                                                   *
                                               *       *
 
Bắc Việt tấn công năm 1970.

Vinh Phục ( đây là cách dịch khác của từ Rửa hận tức là Cù kiệt, một chiến dịch tấn công chiếm Cánh đồng chum của địch năm 1968. QT) là một đòn đau cho bắc Việt. Võ Nguyên Giáp, tổng tư lịnh quân đội Bắc Việt, đột ngột quan tâm đến chiến tranh ở quân khu II. Ông muốn một chiến thắng quyết liệt  và chọn tướng Vũ Lập làm việc ấy. Vũ Lập là một người thất học người Thái sống ở Sip Song (không phải Thái Lan, mà là Thái miền núi.) Sở dĩ ông được thăng cấp tướng là nhờ chiến đấu xuất sắc trên chiến trường. Với kiên cường, quả cảm trong 9 năm chiến đấu ở quân khu II đủ cho Giáp tin tưởng, giao phó sư đoàn 312 và 316, một trung đoàn chiến xa độc lập và 4 tiểu đoàn đặc công. Đây là liều lượng dùng tấn công quân đội Mỹ  trong dịp Tết Mậu Thân: Tấn công phối hợp giữa tăng, bộ binh, đại pháo và đặc công.

Toàn thể lực lượng của Vũ Lập tràn qua biên giới Lào đầu tháng 11 năm 1969, hướng về Cánh Đồng Chum. Sư 316 dùng đường 7, sư 312 dùng đường 72. Các cuộc oanh tạc trải thảm  làm chậm bước tiến  của họ, nhưng không tránh khỏi tàn sát lây các đơn vị Hmong gần 2 trục lộ chuyển quân đã chiếm đóng nhờ thành quả chiến dịch Vinh Phục (Kou Kiet). Nội một tuần, sư 316 đến Nong Pet, một chỗ thắt hẹp dẫn đến Cánh Đồng Chum. Nong Pet thất thủ, rồi được tái chiếm với tổn thất nặng cho 4 tiểu đoàn Hmong. Xa hơn về phía Nam trên lộ 72, một trung đoàn của sư 312 tấn công thị xã Xieng Khouang. Một tiểu đoàn đơn độc Hmong cố thủ được 8 ngày trước khi rút lui. Sau khi được tăng viện, Hmong tái chiếm thị xã. Lại một lần nữa, tổn thất Hmong lên cao.

Hai sư đoàn Bắc Việt tiếp tục thọc sâu vào cánh đồng. Khi nào thời tiết tốt và không yểm có thể  hoạt động, địch quân chịu nhiều thiệt hại. Bom khổng lồ, mỗi trái nặng như một chiếc xe, diệt gọn đặc công tấn công Phu Nok Kok. Hắc sư Will Green trở lại  trên đỉnh núi, chỉ huy biệt kích sắc tộc Khmu thay cho các binh sĩ Hmong. Để gây tổn thất tối đa  cho địch quân, Green hướng dẫn không quân đánh ngay trên đầu binh sĩ mình. Nơi khác, Skyraiders, Phantoms bay tới 500 phi xuất một ngày, oanh kích, xạ kích các mũi tiến quân Bắc Việt.

Nếu không trung tiếp tục trong sáng, hai sư đoàn Cộng Quân có lẽ bị nghiền nát, nhưng thời tiết khó mà đoán trước. Suốt khoảng thời gian vài tuần, bầu trời toàn mây mù dầy đặc, hạn chế hoặc cấm hẳn mọi yểm trợ không quân, buộc Hmong phải phòng thủ địa hạt bằng chiến pháp cổ điển. Đây là loại chiến đấu có lợi cho Bắc Việt, vì họ có quân số áp đảo. Vang Pao cạn kiệt tay súng lẫn đạn dược. Đại sứ Godley từ chối tiếp tế và ra lịnh cho Vang Pao triệt thoái. Âm hưởng chiến thắng Vinh Phục còn vang dội, lịnh rút lui khiến Vang Pao không sao hiểu nổi.

Godley chỉ làm theo lịnh. Mỹ đã bắt đầu rút quân khỏi Việt Nam. Đó là bưóc đầu trong kế hoạch Việt Nam Hoá chiến tranh của chính quyền Nixon: trao công tác chiến đấu  cho quân đội Nam Việt  và hạn chế vai trò yểm trợ không lực. Nó cũng là nuớc cờ có tính toán nhằm trấn an phong trào phản chiến và thuyết phục quần chúng Mỹ rằng Washington muốn chấm dứt chiến tranh ở Đông Nam Á. Nếu quần chúng biết chiến tranh ở Lào đột ngột trở nên nóng bỏng, nhận thức  đầy mong mỏi của nhân dân Mỹ về việc chấm dứt chiến tranh sẽ bị suy suyển.

Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện đã họp kín về tình hình Lào. Nhân chứng chính yếu là cựu đại sứ William Sullivan, bây giờ quyền thứ trưởng Ngoại Giao. Vài Thượng Nghị Sĩ trong Ủy Ban công khai phản đối sự điều hành của Nixon về chiến tranh Việt Nam. Dưới sự nâng đỡ của họ, Sullivan tiết lộ đầy đủ mọi can thiệp của Mỹ tại Lào: vai trò CIA, quân đội bí mật Hmong, căn cứ quân sự khổng lồ ở Long Cheng và sự sử dụng thường xuyên không lực Mỹ yểm trợ Hmong.

Tòa Bạch Ốc lo ngại lời khai của Sullivan lọt vào tai các nghị sĩ đối lập, đặc biệt nếu họ tin người Mỹ thực sự mở rộng cuộc chiến  ở Đông Dương. Những bài báo mới đây trong new York Thời Báo về Vinh Phục (Kou Kiet) đã phỏng đoán chính xác lực lượng Hmong khoảng 40 ngàn binh sĩ và tố cáo CIA là nguồn tài trợ chính yếu. Những tường trình mới về những trận đánh lớn trên Cánh Đồng Chum không giúp gì cho chính quyền  trong việc bưng bít tầm nghiêm trọng ở Lào.

Để đổi giọng, Henry Kissinger lập thuyết cuộc tấn công của Bắc Việt ở quân khu II chỉ là một nỗ lục tái lập hiện trạng nhằm ngăn ngừa lực lượng Lào chiếm ưu thế. Theo lập thuyết này, công cuộc truy cản địch của Vang Pao trên Cánh Đồng là một gây hấn không cần thiết.

Khi Vang Pao biết chuyện, ông tự hỏi nếu người Mỹ thực sự muốn giúp họ thắng cuộc chiến chống Bắc Việt, hay họ có điều gì khác trong đầu óc. Hết đạn dược và nhận lịnh rút lui, ông vừa đánh vừa rút, giữ những yếu điểm chỉ đánh khi nào nắm cơ hội gây tổn thất nặng về phía địch.
(CÒN TIẾP )
Logged
tamus
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #106 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2010, 10:35:13 am »

Nói về dù chiến lợi phẩm, thì đến cuối những năm 8x, nhà cháu vẫn còn mấy mảnh chú Trung à. Cháu vẫn nhớ đó là cái chăn, sao phá ra làm mấy mảnh khăn... Nó bền lắm, màu xanh lá cây.

Tiếc là không giữ đựoc đến bây giờ  Grin.
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #107 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2010, 10:44:50 am »

Tamus: Dù màu xanh mà bố cháu lấy được là dù hàng, loại dù địch dùng để thả lương thực đạn dược, lọai này rất bền, các dây đai dù cũng được tháo ra lấy dây đan võng ,đan làn tặng chị em, dù pháo sáng màu trắng, không tốt bằng, các loại này dùng làm vỏ chăn bền nhẹ nhưng hay bị tuột vì trơn. anh Miên đã có một thời gian chuyển sang đặc công pháo binh, dùng H12 luồn sâu đánh giặc, nếu TM khai thác được rồi kể thì sẽ rất hay, có gì tôi sẽ bổ sung cho.

Tiếp theo phần tư liệu:

Chiến tranh bí mật bị báo chí tiết lộ.

Giữa tháng Hai năm 1970, Bắc Việt chiếm hầu hết Cánh Đồng Chum và lập những bộ chỉ huy sư đoàn trên mép Đông Cánh Đồng. Từ đấy, Cộng Quân tung quân về hướng Đông , Tây, Nam thăm dò sức phòng thủ của Vang Pao. Trong một cuộc đột kích táo bạo, một toán đặc công thâm nhập Long Cheng, đánh nổ 2 T-28 và một Cessna của Raven (phi đội săn mồi, làm nhiệm vụ tiền sát không lưu.) Xa hơn về phía Đông, xe tăng Bắc Việt lấn sâu vào thị xã Xiêng Khouang, đánh đuổi binh sĩ phòng thủ gồm những tân binh Hmong nhỏ tuổi, thiếu kinh nghiệm chiến đấu. Một tuần sau, Cộng quân chiếm Muong Soui, chế ngự con đường 7 dẫn ra khỏi Cánh Đồng Chum. Không còn gì ngăn chận Bắc Việt tiến thẳng đến Vientaine.

Godley gởi một công điện khẩn đến Washington xin B-52 dội bom vào một lực lượng khoảng 4000 quân Bắc Việt, đang di chuyển từ Muong Soui đến thủ đô. Kissinger cho rằng Bắc Việt đã vi phạm cái mà ông đã mô tả như là một "cân bằng mong manh", và khuyên Nixon cho lịnh sử dụng B-52.

Vào buổi chiều ngày 17 tháng Hai, pháo đài bay Mỹ thực hiện 36 phi xuất oanh tạc vào những cánh quân phía Nam Muong Soui và bộ tư lịnh sư đoàn ở phía Đông Cánh Đồng Chum.

Những phi cơ B-52 bay quá cao đến nỗi Bắc Quân không hề thấy. Đối với họ, các tiếng nổ có vẻ tự phát, như thể Trái Đất tự dưng nổ bùng lên hàng ngàn chỗ. Bầu trời đêm bốc cháyvới những tiếng nổ phụ. Dù con số không hề được chính thức xác nhận, Không Quân Mỹ ước tính rằng cuộc oanh tạc đã tiêu diệt hàng trăm quân địch. Vài ngày sau cuộc oanh tạc, Bắc Quân không dám ra khỏi Cánh Đồng Chum.

Một viên chức toà Đại Sứ tiết lộ tin tức cho báo chí. Hai ngày sau, một phúc trình về việc sử dụng B-52 xuất hiện trên tờ New York Thời Báo, mô tả cuộc dội bom như một hành động leo thang chiến tranh quan trọng chiến tranh Lào. Cuộc chiến bí mật đột nhiên trở nên tin tức nóng hổi. Hàng trăm ký giả, phóng viênở Sài Gòn ùn ùn kéo  nhau qua Vientaine để săn tin.

Trong một nỗ lực nhằm che giấu, tòa Đại Sứ tổ chức một cuộc hướng dẫn du lịch, đưa các phóng viên đến những nơi xa chiến trường, đầu tiên đến Nam Paksé, và rồi Bắc Luang Prabang để tham quan văn hóa địa phương. Chẳng được mấy chốc, các phóng viên chán những đình chùa, lăng tẩm Phật Giáo và đòi hỏi được đến tiền tuyến, đặc biệt từ khi Kissinger mới đây nói rằng Mỹ có thể xét đến việc tung quân bộ chiến sang Lào nếu Bắc Việt thọc sâu hơn về hướng Nam về phía thủ đô. Các phóng viên muốn thấy các chứng cớ cuộc tấn công của bắc Việt, mục kích cảnh tàn phá, gặp các binh sĩ Lào thua trận và chụp hình các thương vong.

Để nhượng bộ, tòa Đại Sứ đưa các nhà báo đến Sam Thông để họ có thể ít nhất cập nhật công tác của họ từ Cánh Đồng Chum.  Họ được gặp Edgar Buell, giám đốc trại tị nạn. Ông ta dẫn phái đoàn đi thăm các nhà thương, trường học trong trại và diễn thuyết về cái phạm vi khổng lồ của chương trình cứu trợ tị nạn bằng ngân sách rút ra từ thuế của người Mỹ.

Buell cũng làm như thế với các dân biểu, kẻ chưa từng được thấy Long Cheng. Chỉ một ngoại lệ xảy ra vào giữa năm 1967, khi phi trường Sam Thông đang phải tu bổ. Một phi công USAID bay 2 dân biểu đến Long Cheng, nơi các nhân viên CIA đeo kính râm đưa các vị khách này lên trực thăng chở họ đến Sam Thong như thường lệ. Các vị dân biểu này không hề nhận ra rằng họ đã đặt chân đến Long Cheng,  đại bản doanh của quân đội bí mật CIA.

Cuộc tiếp dẫn (hướng dẫn du lịch) của Buell là một thất vọng to lớn. Không có bằng chứng chiến tranh ở bất cứ đâu. Ba ký giả quyết định tự thám hiểm  bằng cách đi bộ trên một con đường mòn đầy vết bánh xe nhà binh. Dọc con đường là một lối mòn nhỏ khác do chân người tạo ra. các nhà báo tin rằng lối mòn này chắc chắn dẫn đến một nơi quan trọng nào đó. Có lẽ họ chẳng bao giờ đến được nếu không có một binh sĩ Hmong cho họ quá giang đến Long Cheng vì tưởng họ là CIA, người chỉ huy tối cao của họ.

Khi xe jeep vào căn cứ, các nhà báo lấy máy chụp hình chụp đủ mọi thứ: Máy bay trên phi đạo, các dẫy quân xa, hệ thống truyền tin, phi công  và cố vấn quân sự Mỹ và hàng ngàn binh sĩ Hmong. Một nhân viên CIA thấy các nhà báo, tịch thu máy chụp hình và cho họ biết sẽ có người từ tòa Đại Sứ đến chở họ bay về Vientaine.

Vang Pao vô cùng giận dữ về sơ hở an ninh. Ông ta cho rằng các ký giả nguy hiểm không kém quân địch. Ông định đưa họ lên xe jeep và cho nổ tung rồi đổ cho trọng pháo địch. CIA khuyến cáo ông rằng bất cứ một nguy hại nàm đến báo chí của một trong ba nước Anh, Pháp, Mỹ thì báo chí khắp thế giới sẽ công khai thành kẻ thù của Lào. Cuối cùng, Vang Pao nuốt giận, cho phép các nhà báo về Vientaine ngoại trừ máy ảnh và phim.

Vài ngày sau, vài bài báo viết về Long Cheng xuất hiện trên Bangkok nhật báo. Những câu chuyện này được các thông tấn ngoại quốc thu nhận và đăng tải trên tờ New York, Washington , mang lại lần đầu tiên hình ảnh thực sự về mức can thiệp của Mỹ trong chiến tranh Lào. Những bài báo kể lại những đoàn máy bay trinh sát, trực thăng đậu ở căn cứ, các oanh tạc cơ cất cánh, hạ cánh  từng phút, các phi hành đoàn trong quân phục không lực Mỹ, các công thự dành cho nhân viên Mỹ dễ nhận ra bởi máy điều hòa không khí ló ra trên các cửa sổ và các hệ thống truyền tin khổng lồ của CIA.

Báo chí đòi hỏi Nixon thêm về thông tin các can thiệp Mỹ tại Lào. Nixon vẫn tránh né cho đến khi có người tiết lộ những phần trong điều trần của cựu Đại Sứ Lào, ông William Sullivan trước Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện. Từng miếng từng miếng, các ký giả bắt đầu chắp nối lại với nhau thành khung cảnh đầy đủ của sự can thiệp Mỹ tại Lào. Ngày 8 tháng Ba năm 1970, Nixon thú nhận có 200 người Mỹ tử trận tại Lào và 200 người khác mất tích.

Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #108 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2010, 09:13:01 pm »

Một tuần sau, Cộng quân chiếm Muong Soui, chế ngự con đường 7 dẫn ra khỏi Cánh Đồng Chum. Không còn gì ngăn chận Bắc Việt tiến thẳng đến Vientaine.

Godley gởi một công điện khẩn đến Washington xin B-52 dội bom vào một lực lượng khoảng 4000 quân Bắc Việt, đang di chuyển từ Muong Soui đến thủ đô( Viên chăn)). Kissinger cho rằng Bắc Việt đã vi phạm cái mà ông đã mô tả như là một "cân bằng mong manh", và khuyên Nixon cho lịnh sử dụng B-52.

Như đã trích dẫn ở trên, sau khi ta chiếm trung tâm cánh đồng chum thì chiến dịch vẫn tiếp tục về hướng Sảm thông- long chẹng và Mường sủi, tiểu đoàn 2 e 16 pháo binh cũng chia hai đại đội làm hai cánh theo bộ binh.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tư, 2010, 09:31:57 pm gửi bởi q.trung » Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #109 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2010, 09:16:51 pm »

 "Một tuần sau, Cộng quân chiếm Muong Soui, chế ngự con đường 7 dẫn ra khỏi Cánh Đồng Chum. Không còn gì ngăn chận Bắc Việt tiến thẳng đến Vientaine.

Godley gởi một công điện khẩn đến Washington xin B-52 dội bom vào một lực lượng khoảng 4000 quân Bắc Việt, đang di chuyển từ Muong Soui đến thủ đô( Viên chăn)). Kissinger cho rằng Bắc Việt đã vi phạm cái mà ông đã mô tả như là một "cân bằng mong manh", và khuyên Nixon cho lịnh sử dụng B-52.
Bắt đầu từ ngã ba Nọng Pet, sẽ có hai con đường, một rẽ phải đi qua Mường Sủi ra ngã ba Xa la phu khun gặp đường 13 về Viên chăn, rẽ trái sẽ đi thẳng về trung tâm đồng chum, như vậy sau khi quân ta chiếm được đồng chum thì phát triển về hướng Mường xủi, xa la phu khun,  chiếm Mường xủi và vùng phụ cận, lúc đó không phải vì B52  mà dừng lại như địch nói mà bộ tư lệnh quyết định chuyển hướng đánh căn cứ Boaum Long. Căn cứ này như một cái gai trong mắt, nó nằm giữa vùng giải phóng , ở một vùng núi rừng có địa thế cực kì hiểm trở. vách núi dựng đứng, độ cao trung bình trên ngàn rưởi, địch đã có nhiều năm xây dựng, kiến tạo hầm hố xuyên núi, tích trữ lương thực để có thể cố thủ lâu dài, Vàng Pao chỉ định bố vợ y chỉ huy căn cứ, khi quyết địh đánh Bom lọng chúng tôi được phổ biến quyết tâm của mặt trận, tạo binh lực 7/1 .Có f312 và f316, hỏa lực đi cùng và đại đội pháo mặt đất của chúng tôi tham dự trận đánh.
 Sau khi vào thị trấn Khang khay thì c5 chúng tôi được lệnh hành quân ngược về hướngTây Nam Bom lọng, con đường đã nhiều năm vắng bóng xe cơ giới, các đơn vị công binh đã nỗ lực sửa chữa cầu đường, nhưng vì quá gấp nên xe pháo chúng tôi hành quân rất vất vả, cầu tạm bắc qua những dòng suối bằng những cây thông ghép vội không đủ sức chịu đựng sức nặng của xe xích và pháo, chúng tôi mất rất nhiều thời gian để kéo pháo vượt qua , có khi gần đêm thức trắng để kéo một khẩu pháo đang bị đổ chỏng vó dưới khe suối lên đến mặt đường. Để đưa được bốn khẩu 122 ly đến được khu vực trận địa đã là một kì công mà đơn vị tôi đạt được.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM