Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 02:25:04 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Hoa ban Cánh đồng chum đến Bàng vuông Trường sa  (Đọc 329116 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #70 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 04:03:41 pm »

Chiến sỹ quân tình nguyện Việt nam (c5, d 42 pháo binh mặt đất)
Logged
tamus
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #71 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 05:10:01 pm »

Đây là một số hình ảnh trong đó có ảnh đơn vị pháo binh địch có mấy chú lính Thái lan, còn lại là ảnh sinh hoạt của anh em đơn vị tôi tại cánh đồng chum, trong đó có một cái ảnh đang ăn cơm (liên hoan ) vì có cán bộ BTL pháo binh vào thăm, rau cỏ phải đi nửa ngày ra dân mới đổi được, mgười góc trái ảnh là đ/c Miên quê Phú Xuyên, một mình một quả bom đào nhưng vẫn y nguyên.
 Tai lien son không nhớ Bom lọng là căn cứ địch nẳm trên đường 6 nối bản Ban với Sầm nưa à , giữa vùng giải phóng đấy, 1975 mới giành lại được. Còn đồi coong le hình như ở gần khu nhà thị trấn Khang khay.
 Hồi đó đã nghe nói có loại "cây nhiệt đới" nhưng chưa được nhìn thấy, sau này mới được cho xem mấy cây trông như cái mầm dương xỉ,thấy bảo là nhiều loại lắm, chắc chính nó là nguyên nhân của việc phát hiện ra quân ta đi trong rừng, ở đường Trường sơn chắc nhiều hơn.


Chú có còn cái ảnh nào nữa không ạ?
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #72 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 10:36:39 pm »

Những địa danh nổi tiếng trên chiến trường Lào khi xưa:

Mường Sủi - Bản Tôn - Sảm Thông - Long Chẹng - Xiêng Khoảng - Pon Savan - Phu Tôn - Phu Tâng - Phu Keng ...

Bản đồ 1:250.000 khu vực Cánh đồng Chum:

Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #73 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 10:49:14 pm »

Nhìn bức ảnh thấy các bác ăn cơm lính (tiểu đội/khẩu đội) như đang có liên hoan?
Vật dụng quen thuộc là nhớ tới cái xoong quân dụng tiểu đội (nồi 8 ) và đặc biệt là có phải là bát ăn cơm "B52", phải không bác q.trung?
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Ba, 2010, 11:02:39 pm gửi bởi Hungnt_E1F2 » Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #74 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 11:07:43 am »

Ảnh chụp năm 71, đây là bữa cơm đón cán bộ từ btl pb vào thăm mới có nhiều thứ thế này, bình thường không được nhiều mâm bát như vậy, tuy mhiên qua bức ảnh cũng nhớ lại được vài thứ như xong quân dụng, bát b52, thịt giò hộp Tq.
Logged
tamus
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #75 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 01:52:17 pm »

Bức ảnh đó chụp tự nhiên, cảnh các chiến sỹ đang ăn liên hoan. Người được chụp không biết là chụp ảnh.

Bác chủ topic là người thứ 2 từ trái sang. Bức ảnh chụp ở bản Son (Zon), gần khu vực bản Tôn.

Đoàn cán bộ BTL PB gồm Phó chính ủy và Phó chủ nhiệm chính trị qua, chính thức bàn giao d42 pháo binh về Mặt trận 31.

Bát sắt (Bát B52), liễn sứ... là đồ của TQ trang bị cho quân Coongle trung lập (Sau đó Coongle chạy về với Mỹ), là chiến lợi phẩm (đồ cổ như cách các CCB K gọi).
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #76 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 01:59:27 pm »

 ở Phu Tâng năm 74 E 866 đào hầm xuyên sơn phòng ngự , xương của lính Thái bị f312 tấn công tiêu diệt năm 71 còn trằng cả  núi . Kể cũng lạ lính Thái tác chiến  ở rừng núi nhưng vẫn mặc quân phục áo trắng nên chết nhiều là phải
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #77 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2010, 10:01:48 am »

Chính cái hầm xuyên sơn mà bạn nói sau này có lúc bị địch chiếm và gây khó khăn cho ta, phu Tâng hay còn gọi là phu Theng leng, có chóp nhỏ nên pháo bắn rất dễ bị mất đạn,thế nên chúng tôi khi bắn phu Tâng rất cẩn thận điều chỉnh phần tử, sau này lên kiểm tra có đến 90% hầm giặc bị sập, có điều cần nói thêm về bọn lính Thái này thực ra nó cũng mặc quân phục màu cứt ngựa đi giày vải đen cao cổ, nhưng nó có bộ lễ phục trắng chỉ dùng lễ lạt nhưng ngu, cứ mang ra mặc cho oách, ngày thường cũng nhiều thằng mặc thường phục như mấy cái thằng ở trong ảnh đấy.
 Về cái ảnh quân ta ngồi ăn cơm thì từ trái sang là bố Miên, tiếp theo là đ/c phái viên BTL. tôi là người đang xới cơm.
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #78 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2010, 10:35:00 am »

Đúng như tên gọi của chuyên mục" máu và hoa". Tôi xin kể các bạn nghe một câu chuyện có dính đến phần "hoa lá" , bởi vì trong chiến đấu không phải lúc nào lính ta cũng chỉ mải lo đánh nhau mà còn có những giây phút không chủ tâm mà khá vui vẻ.
          ***

Những khoảnh khắc yên lặng



  Chiến tranh cũng có những khoảnh khắc yên lặng đầy chất thơ, nó làm cõi lòng những người lính chiến lắng dịu trong nỗi đau day dứt của sự mất mát, và nó cũng chính là những kỷ niệm sống động còn đọng lại trong ký ức của những người lính trở về sau cuộc chiến. Năm tháng trôi như thác đổ, cuốn cuộc đời con người lao nhanh về cõi hư vô, đôi lúc mỏi mệt, dừng lại một chút nghĩ về quá khứ để suy ngẫm, để đắn đo, để áy náy và cũng để mỉm cười, đó cũng là lúc ta thấy cõi lòng mình lắng dịu.
  Trời cao nguyên mùa này cao vời vợi, những ngày mưa dầm dề đã qua và màu xanh đã trở lại trên những ngọn đồi xám xịt, lở lói vì  những hố bom sâu hoắm, nếu không có tiếng ì ầm của mấy chiếc máy bay trinh sát thì khung cảnh thật hữu tình. Phía những dãy núi  bao quanh lòng chảo, màu xanh lam ngút mắt chạy dài về phía chân trời, ở đó có những áng mây thanh bình đang lững lờ trôi về phía mặt trời lặn.
 Tôi được lệnh đến một đơn vị công binh nhận quân, thiết kế một số trận địa  phòng thủ pháo mặt đất, tưởng là công binh nhưng khi đến nơi hoá ra là một đơn vị dân công, một đại đội , toàn nữ với mấy ông già, hai ba ông choai choai. Gọi là đại đội nhưng thực ra chỉ có khoảng bốn chục người. Tôi phải đưa họ đến một số khu vực định sẵn để đào các công sự pháo phòng ngự. Toàn quyền quyết định, lúc nào hoàn thành công việc thì về. Bỗng nhiên thấy mình giống hệt ông bộ đội trong phim Lửa trung tuyến, nhưng cũng giật mình đánh thót cái như dẫm phải lửa. Đã đành họ cũng có tổ chức riêng, tiểu đội, trung đội, đại đội đàng hoàng, thậm chí có cả chi bộ nhưng kiểu gì cũng là dân, khó bảo lắm. Hôm đầu tiên đến nhận quân, mấy chục cô vừa xấu vừa đẹp, vừa đen vừa trắng, vừa cao vừa thấp thấy mình lò dò  ngó ngiêng thì ào ra bao vây ông bộ đội còi, cười như tây đen, líu la líu lô thứ tiếng nghe phát hoảng, nửa tiếng Kinh, nửa tiếng…. Mường nói giọng Thanh hoá, thôi rồi, điệu này xong đời thằng mục, ông nói gà bà nói vịt bao giờ mới xong nhiệm vụ? Hoá ra tôi lo hão, sau này mới biết, các nàng nói tiếng Kinh còn không thụt bằng mình! ( Chả là bạn bè cũ ở trường nội trú đặt  nick cho tôi  là T thụt).
Về hậu cứ sắp đặt chỗ ăn ở xong xuôi thở đánh phào cái, có phải chuyện đùa đâu! Xin lỗi chứ cái chỗ đi ngoài của chị em cũng phải lo chứ không như mấy ông đực rựa vác cái xẻng hoặc cứ quận công là xong, lại còn chỗ tắm rửa, vệ sinh chị em, khói lửa nấu cơm .. vv.. trăm thứ bà dằn. Hơn hai chục tuổi đầu,  phải làm những cái việc ấy nên mặt mũi chóng cũ, nhăn như cái mo cau!
   Lần ấy dẫn bốn cô cán bộ trung, tiểu đội đi thực địa, đi chừng nửa ngày thì tới, chỉ trỏ làm cái gì, làm thế nào, phác hoạ công sự, phân công xong thì trời tối, về hậu cứ không kịp, bàn nhau thôi ở lại mai về. Tìm được hai cái hầm là yên tâm không sợ bom toạ độ, nấu nướng cơm nước xong xuôi đến đoạn đi ngủ mới giật mình có hai hầm bé tẹo mà năm tên một trai bốn gái. Điệu này chắc phải ngủ chung là cái chắc, lo toát mồ hôi hột mà trời thì sương giá, lạnh như cắt, đánh liều bảo bốn em chịu khó nằm một hầm to, anh nằm hầm nhỏ nhé.  Nói thế chứ làm gì có hầm to hầm nhỏ, nói rồi bỏ chạy một mình về hầm rồi rải tăng rải võng chuẩn bị khò.
 Đêm cao nguyên lạnh lẽo trong sương giá, khi bóng tối bao phủ không gian thì cảnh vật bắt đầu trở nên huyền bí, màn đêm đen đặc như có thể cắt ra từng miếng . Những phút giây yên tĩnh ở chiến trường luôn ẩn náu một sự đe doạ đáng sợ,  những mối hiểm nguy vô hình. Tôi nằm im lắng nghe hơi thở của đất,  tiếng thì thầm của rừng, tiếng côn trùng thổn thức, tiếng lao xao của  những giọt sương rơi trên tán lá, tiếng thở than của dòng suối nhỏ đang thong thả chảy qua khe đá, điệu nhạc của thiên nhiên hài hoà như một khúc tình ca bất hủ. Tôi dỏng tai nghe ngóng động tĩnh từ phía đối tác, luôn trong tư thế đề phòng các quý cô nương lấy cớ sợ rắn để lấn chiếm lãnh thổ, có vẻ yên tĩnh lắm và tôi yên tâm khép đôi hàng mi nặng trĩu bước vào giấc ngủ.
  Yên tĩnh như chưa bao giờ yên tĩnh hơn, nửa đêm về sáng, tôi giật mình chợt tỉnh khi cảm nhận được hơi sương  lạnh buốt thấm qua gò má, cái lạnh tê buốt không ngăn được cảm giác ấm nồng hai bên sườn, trong bóng đêm, có vẻ  cái gì đó như mùi hương con gái nhè nhẹ lan toả trong hai cánh mũi  đang nhấp nhổm hà hít.  Phía bụng dưới tôi cảm nhận rõ ràng có cái gì đó nặng chịch  đang gác qua ,một sức nóng dữ dội từ đó đang âm thầm đốt cháy chiếc quần quân phục dày cộp, bỏ mẹ ,tôi nghĩ, con trăn, chỉ có con trăn mới to thế này và không khéo nó quấn chặt tý nữa thì gãy xương, nhưng nghe nói trăn máu lạnh, làm gì ấm nóng đến vậy.  Để kiểm tra, tôi nhẹ nhàng đưa tay xuống phía dưới xoa xoa và bắt gặp một  cái bắp đùi mềm mại  trong một lớp vải  mịn màng  khác hẳn kaki tô châu của lính. Nó đang gác lên đúng cái chỗ không đáng gác nhất.  Lúc này,phía đũng chiếc quần lính của tôi đã bốc cháy dữ dội, thủng một lỗ to tướng.  Để chắc ăn, tôi lần tay lên phía trên và chạm phải một cái gì đó giống như mo cau cứng quèo hình chóp nón xộc xệch, phía bên kia cũng hình thù như vậy nhưng mềm mại hơn nhiều.  Nó đang dỏng lên mà không có mo cau đi kèm, tròn trịa, ấm nóng, vừa cứng vừa mềm, nhất là cái gì đó ở chính giữa, thôi chết rồi , đúng là tôi đã nghi ngờ không lầm , thảng thốt ,tôi vội  hét thật to trong bụng: ối chính trị viên ơi! cứu em với!  Chả có ông nào nghe được tiếng tôi hét cả, vì vậy, mặc cho lửa đang cháy phừng phừng, tôi nhỏm dậy bật đèn pin tóm hai cô đang nằm hai bên lôi dậy hét nhỏ: ối trời  đất ơi! Các em làm cái gì thế này, sao lai sang đây  hả trời!  Hai cô gái mắt nhắm mắt mở đưa tay ngang mắt che ánh sáng từ chiếc đèn pin rồi nói: anh làm gì mà ầm lên thế! để yên cho bọn em ngủ. Rồi tính nằm xuống ngủ tiếp nhưng lại ngồi dậy bảo : Bên kia bốn đứa chật lắm, không có chỗ nằm, anh định cho tụi em ra ngủ rừng à? Mà sao anh lại đốt cháy cả quần thế kia!  cởi ra  mai bọn em vá lại cho, thôi bây giờ cứ ngủ đi, bọn em mệt lắm rồi. Lại còn thế nữa!  chưa cởi đã chết rồi, cởi ra thì chết luôn chứ sống làm sao?  Trong ánh đèn pin le lói, tôi nhận ra ánh phản chiếu lấp lánh của chiếc răng vàng, đích thị cô này là cô gái tên Oanh, một cô gái to béo và trắng như cục bột, cô có cặp má bánh đúc và  cái mũi tý hin, con gái nhưng chơi một chiếc răng vàng và lúc này ,nó đang chiếu toả một thứ ánh sang nhấp nháy từ chiếc đèn trên tay tôi, cô bé lại nằm vật xuống ngủ, vô tư thở phì phào. Cô gái thứ hai đã e xẹn quay mặt vào vách đất, kín đáo chỉnh đốn trang phục, có vẻ như em đang giả bộ ngủ.  Có một cô gái trong đoàn, là trung đội trưởng và  có một cái tên khá lạ, nàng bảo cha mẹ đặt cho là Giâm, trong nghĩa giâm cành, ươm giống chứ không phải là dâm trong dâm dật hay dâm bụt, một loài hoa hàng rào, em có vóc người nhỏ nhắn ,khuôn mặt phúc hậu, thật là trắng và đôi mắt biết nói long lanh dưới hàng mi cong vút, nhìn nàng đôi lúc tôi tự bảo, cô này về thành phố, tỉa tót tý nữa thì  gái phố còn xách dép!
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #79 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2010, 11:01:39 am »

Thật là không hổ danh chất kiêu bạc, trong tâm hồn người lính của đất "hào hoa"  Wink
Bài trên của bác, viêt hay lắm. Như một làn sương mát, xua bớt đi những bài có "quá nhiều chất dung tục" ở trong box "Máu và Hoa" này.
Để làm trong lành lại box, tới đây có thời gian, mõ của box sẽ làm nhiệm vụ tảo thanh các bài, mà có hơi hướng dung tục hóa
Bài viết trong lành trên kia của bác, đã làm tăng động lực tảo thanh của người tuần đường  Grin
Mong có nhiều tản văn, hay như trên.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM