Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:22:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Hoa ban Cánh đồng chum đến Bàng vuông Trường sa  (Đọc 328732 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #40 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2010, 09:54:20 am »

Bản đồ của Rong xanh chính xác là bản đồ khu vực Phon xa van, gần Khang khay, nay đã là trung tâm hành chính của tỉnh XK, vào gu gồ tim thấy rõ, quá lên tý nứa là khu vực Bản Zon, trận địa chúng tôi đặt nhiều nơi, bản Son chính là nơi đơn vị tôi đặt hậu cứ, tiếp lên là bản căng xẻng, bản Ton, nơi năm 71 chúng  tôi đã phối hợp với xe tăng của li xe ta đánh cho bọn Thái lan một trận tuyệt đẹp, bọn này sau trận đó chắc phải nhớ đến vài đời, tại ngã ba Lạt thuồng vẫn còn xác một chiếc xe PT76 quân trung lập, chắc bây giờ bán đồng nát rồi.
Tôi rất mong lời tai lien son là đúng, tuy nhiên các liệt sỹ của đơn vị tôi gia đình thắc mắc rất nhiều vì nhiều lẽ. hầu như các gia dình đều cúng gió cả, có quá nhiều sai sót nên có nhiều bức xúc không nên có.
  Trong chiến trận, nhiều khi một vài cấp rất ấu trĩ, chủ quan cũng có mà cẩu thả cũng có, kể cả dốt đến quá dốt dẫn đến những tổn thất mà tôi đã dẫn chứng, biết sao được ! vậy nên tôi muốn nói ra để các bạn thế hệ sau trong quân ngũ rút kinh nghiệm, không thể dùng lý luận suông rồi "mục tiêu lí tưởng" này kia mà đánh nhau với kẻ thù có tiếng là thâm nho được, phải tỉnh táo, thông minh, biết suy xét mới thoát hiểm được.
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #41 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2010, 10:04:00 am »

 Đơn vị xe tăng hồi đó là D 195 sau này sát nhập với các d tăng khác  của QK 4 thành lữ 206
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #42 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2010, 02:28:23 pm »

Chuyện mà bác Q.T kể cũng giống hệt chuyện sảy ra của đv em sau này.Một quả đạn pháo cối 160mm nổ ngay trong nòng. Khi đó bọn em đang bắn khống chế cứ điểm rada của TQ tại Đồng đăng.6 người hy sinh,một người tương đối còn rõ hình dạng là bị cắt làm đôi,phần trên như bức tượng bắn cách khẩu đội độ 10m sang bên kia suối.Anh em còn lại chỉ có chân tay,đầu nâu.Có những khúc ruột bắn cách mấy chục mét mắc trên cây.Bọn em lính tránh cũng chẳng ai biết được lý do thật của vụ nổ trong nòng pháo này.Nói chung bọn em chỉ là phỏng đoán.Pháo và đạn do LX  Sx từ năm 1943,mà lính đã dùng hòm đạn làm phản hoặc thổi cơm hết.Đạn để như lợn con,quăng lên quật xuống, có thể vỏ đạn đã bị dạn. Khi bắn lửa của liều phóng kích hoạt quả đạn chăng?Hoặc đạn tự hủy? V.v.v?Mà quả đạn cối 160mm nó tới 40kg bên trong 7kg thuốc nổ TNT khi nổ nó chẳng khác gì quả bom.

Sau này bọn em cũng sợ như bác Q.T có nghĩa là lấy phần tử xong là chạy,thằng bắn thì nối dây thật dài để giật.Nhưng cũng chỉ được 1,2 trận thôi.Đánh nhau với quân TQ thì thường phải bắn nhiều.Không cần cơ động do không sợ nộ trận địa lên bọn em không thể duy trì lâu cái kiểu an toàn"Chạy" được.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #43 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2010, 03:05:34 pm »

lấy phần tử xong là chạy,thằng bắn thì nối dây thật dài để giật

He...He...!
Xe tăng bọn tui hổng học được bài này của các bác Grin
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #44 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2010, 04:06:37 pm »

Tôi cũng có nghe nói hồi 45, liên xô có chế loại đạn tự huỷ, đề phòng quân Đức chiếm được trận địa thì dùng loại đạn đó để "chia đôi". Nếu có thật thì có thể có quả đạn nào đó "lạc " sang Vn chăng. bên tên lửa có anh em bẩu mấy chú lính đang lau sương cho đạn còn được tự động bay lên giời cơ. Cái đoạn dòng dây xa thì chỉ hồi đầu thôi, cái anh lựu pháo 122 ly này vốn dĩ muốn bắn là phải dòng dây giật cò mà, xe tăng hẹp thế thì dòng đi đâu. :-)
Logged
lam_cantho
Thành viên
*
Bài viết: 36


WWW
« Trả lời #45 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2010, 05:24:09 pm »

"..nơi năm 71 chúng  tôi đã phối hợp với xe tăng của li xe ta đánh cho bọn Thái lan một trận tuyệt đẹp, bọn này sau trận đó chắc phải nhớ đến vài đời, tại ngã ba Lạt thuồng vẫn còn xác một chiếc xe PT76 quân trung lập.."
 Hôm nào bác q.trung và bác lixeta kể lại trận đánh này được không ạ Grin
Logged

IntelDH55HC, Intel corei3, DDR3 2GB, GPU 9800GTX
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #46 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2010, 08:59:07 pm »

Trong lịch sử, người Thái vẫn khoe khoang  dân tộc mình là dân tộc theo đạo Phật, yêu hòa bình và thân thiện, họ cố cho thế giới thấy một đất nước hiền lành, không hại ai bao giờ, thực chất đó là một đất nước gian giảo,khá đểu cáng. Suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam chưa bao giờ xâm lược Thái Lan mặc dù có rất nhiều lí do để làm điều đó. Hẳn các bạn còn nhớ chiến công Rạch gầm Xoài mút, nơi Quang Trung Nguyễn Huệ đã đánh tan đạo quân xâm lược của quân Xiêm theo N. Ánh xâm lược VN.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, người Thái đã dưa quân giúp chính quyền Sài gòn, cho Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự, các sân bay cho B52 ném bom rải thảm, giết hại nhân dân và quân đội ta, tại Lào, họ còn trực tiếp đem quân lấn chiếm vùng giải phóng Cánh đồng chum, xiêng khoảng, uy hiếp an ninh miền bắc  Việt nam, gần đây, khi quân đội ta kí hợp đồng mua vũ khí để bào vệ chủ quyền biển đảo, báo chí Thái Lan còn làm ầm ĩ, kêu gào Vn minh bạch này kia, thật là một đất nước không biết xấu hổ là gì.
  Mùa mưa 1971- 1972, lực lượng đặc biệt Vàngpao và quân đội Thái tấn công ra vùng giải phóng, chỉ trong vài ngày , tất cả các điểm cao quanh khu vực cánh đồng chum đã tràn ngập quân địch, các đỉnh núi lở loét , đỏ ối ,trực thăng lên xuống như ruồi đổ thiết bị chiến tranh, quân lính (và cả cave nữa) thật đấy. Qua pháo đội kính, chúng tôi nhìn thấy rất rõ đám áo xanh áo đỏ cười phe phé, được bọn lính cấu véo ,hôn hít, chỉ muốn dọt cho mấy quả, tuy nhiên phải đợi mặt trận tổ chức phản công đã.
  Khi điều kiện thời tiết cho phép thì quân ta chuẩn bị lực lượng tấn công, hồi đó mình chỉ là một người lính và cảm nhận việc chiến đấu ở tầm một binh nhì, việc tăng cường ,bố trí lực lượng  là việc của cấp trên, làm sao mình biết được, chỉ thấy bộ binh thêm nhiều đơn vị mới, pháo binh được chuyển loại, chúng tôi nhận pháo  ca non130 ly có uy lực cực mạnh ( nói thật là ở vùng núi, lựu pháo 122 ly bắn chính xác hơn). Khi xe tăng vào trận đã thấy các loại to hơn, chắc là đã có T54. Kho tàng ,gạo nước  xe cộ như trẩy hội, là người lính thì thấy rất phấn khởi và chuẩn bị đón nhận một trận đánh lớn.
 
Logged
tamus
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #47 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2010, 10:27:58 pm »

Sắp vào trận đánh rồi, bác Trung nhớ lại xem có chi tiết lính thái xích chân vào pháo/ cối không nhé; rồi vụ sử dụng ngỗng canh gác quanh căn cứ...
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #48 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2010, 08:52:46 am »

 Chiến dịch phản công 71-72 có mật danh là chiến dịch Z , về BB lúc này địch có khoảng 30 tiểu đoàn , trog đó có 8 tiểu đoàn Thái , lực lượng ta có f312,316, E 866, E 335 . Không quân Mỹ iểm trợ tối đa , ta đánh nhau với BB Thái , quân Coong Le, phỉ Vàng pao  thì dễ nhưng không quân Mỹ làm ta nhiều tổn thất . Sau này đội quy tập Nghệ an gặp đến  ít  nhất là 3 hang lớn bị máy bay đánh sập cửa ,trong đó có đến gần trăm  bộ hài cốt bộ đội ta ,anh em nằm chất đống lẫn lộn không biệt được từng người , nhất là mạn Mường Sủi của f316,Mường mộc của tỉnh đội nghệ an , F 312
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #49 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2010, 09:54:50 am »

Về chi tiết Tamus hỏi thì nói đúng ra là không có chuyện lính pháo Thái bị xích và ngỗng gác cửa(ít nhất là ở Lào) bởi vì tôi vẫn còn một số ảnh lấy được hồi đó, vẫn còn giữ mà không có điều kiện đưa lên đây được, nhưng đúng là tinh thần chiến đấu của tụi này thấp lắm, c5 còn bắt được tù binh Thái đấy.
  Trận phản công chiến lược 1972 của ta sau này tôi mới được nắm được tình hình toàn cục, lúc đó mình chỉ biết cùng đơn vị khẩn trương chuẩn bị chiến đấu, toàn tiểu đoàn chừng 12 khẩu 122li có thêm các khẩu đội pháo 130 mới đưa vào, trận địa đặt tại khu vực bản zon ,gần Khang khay, kéo pháo vào trận địa xong thì B52, B57 làm mấy vệt, ngồi trong hầm pháo chỉ nghe tiếng ục ục, sáng ra nhìn xung quanh hố bom chi chít , bom B52 nhỏ hơn B57(hồi đó nghe nói có b57 mà sao sau này xem tài liệu không thấy đề cập đến loại này) nhưng thực sự là có loại nó thả bom to hơn nhưng thưa hơn B52 thừơng thấy. Cả đơn vị nằm trên vệt bom nhưng rất may mắn không khẩu đội nào sứt mẻ gì, đêm đó toàn mặt trận nổ súng,trước tiên là pháo binh khai hoả,từng ấy khẩu pháo nện một lúc thì các bạn hình dung ra rồi, kinh lắm, tôi cũng đã có lần bị pháo kích trong khu vực Bản Khổng, nó không nhìn thấy mình, chỉ bắn đại  vào một cánh rừng gần nhưng nghe tiếng đạn rít kinh hoàng lắm, hôm đó từng căn cứ một của địch được ăn đòn pháo kích, sau nàychúng tôi lên xem thấy ghê lắm, hầm sập, giao thông hào nát bét, lính tráng chết tung toé. Mấy trận địa pháo Thái lan không ho he được gì, khi bắt đầu chuyển làn bắn vào nó thì được lệnh chuyển mục tiêu vì nó chạy sạch cả. Mấy hôm sau lên thu hồi cả một trận địa pháo 155 li mới toanh, tôi có ảnh của bọn này nhưng chưa biết làm cách nào đưa lên đây cho các bạn xem.
 Căn cứ địch đầu tiên nằm trên một quả đồi cao hình yên ngựa, án ngữ con đường giao thông quan trọng vào trung tâm  và sân bay bản Áng, đánh được căn cứ này là rất thuận lợi cho việc phát triển chiến dịch, Trong khi pháo binh chúng tôi bắn thì xe tăng âm thầm tiến sát chân đồi, nghe các bố ấy kể thấy pháo bắn chính xác nên cứ yên tâm mà bò vào, khi pháo chuyển làn cái là nhè vào chỗ dốc nhất, nơi địch không ngờ nhất mà xông lên, xe tăng cứ đứng giữa cửa mở mà nện, còn thằng nào còn sống kéo nhau chạy kinh lắm.mấy ông bộ binh không kịp bắn theo nữa kia.
  Rất nhiều chuyện muốn kể mà tay mỏi chân run rồi, hẹn khi khác viết tiếp nhé, dưới đây làtổng kết của ta về trận này các bạn xem nhé.

Ở Lào: Thông qua việc nắm Phu Ma và chính phủ tay sai với nhãn hiệu "liên hiệp trung lập", Ních-xơn chủ trương tiếp tục kéo dài và đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thực dân mới, ra sức củng cố và phát triển quân ngụy, Lào thực hiện kế hoạch bình định quy mô lớn, đánh phá ác liệt vùng giải phóng, hỗ trợ cho "Việt Nam hoá chiến tranh" và tạo thế liên minh khu vực.
Trước khi ta mở cuộc tiến công chiến lược 1972 ở miền Nam Việt Nam, năm 1969 quân ngụy Lào được Mỹ trực tiếp chi viện, đã tập trung lực lượng gồm 22 GM Lào và 33 tiểu đoàn Thái Lan, tăng cường cho lực lượng Vàng Pao tổ chức cuộc hành quân "Cù Kiệt" lấn chiếm lại Cánh Đồng Chum-Mường Sủi cùng với việc giành giật lại cao nguyên Bô Lô Ven. Vùng địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum-Mường Sủi từ năm 1969, bạn và ta giành đi giật lại với địch nhiều lần. Mùa khô, bạn và ta làm chủ. Mùa mưa thì địch lấn chiếm. Đây là chiến dịch lớn: Ta có 3 sư đoàn (312, 316, 335) do đồng chí Lê Trọng Tấn chỉ huy, coi như bước tập dượt trước chiến dịch tiến công chiến lược năm 1972.
Sau khi thống nhất phương án, kế hoạch tác chiến, ngoài lực lượng quân tình nguyện tại chỗ, Cục Tác chiến đã tham mưu giúp Bộ Tổng Tham mưu điều động thêm lực lượng bộ binh, pháo binh, xe tăng cùng lực lượng bạn thực hành chiến dịch tiến công tiêu diệt địch ở khu vực Cánh Đồng Chum-Long Chẹng, thu hồi Cánh Đồng Chum-Mường Sủi, giải phóng Xảm Thông.
 Sau khi giải phóng Cánh Đồng Chum-Mường Sủi lần thứ hai, Bộ Tổng Tham mưu ta đã bàn bạc với bạn tổ chức chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum năm 1972.
Cùng thời đoạn, ta mở chiến dịch tiến công chiến lược 1972 ở Nam Việt Nam và chiến dịch phòng không chống cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B-52 của Mỹ vào Hà Nội-Hải Phòng thì ở Cánh Đồng Chum, quân tình nguyện ta và bạn, đã triển khai chiến dịch phòng ngự có ý nghĩa chiến lược chống quân ngụy Lào-Thái Lan.
Đồng chí Đoàn Thế Hùng-Cục phó Cục Tác chiến, và cán bộ bộ phận theo dõi chiến trường Lào đã tham mưu giúp Bộ Tổng Tham mưu giúp bạn và chỉ đạo các đơn vị tình nguyện của ta hành quân sang giúp bạn làm phái viên và tham gia công tác tham mưu chiến dịch. Tư lệnh chiến dịch là đồng chí Vũ Lập, Chính ủy là đồng chí Lê Linh. Địch dùng 18.400 quân (8GM và 9 tiểu đoàn đặc biệt của quân khu 2, 2 GM của quân khu 1 và quân khu 2 ngụy Lào tăng cường 18 tiểu đoàn bộ binh và 2 tiểu đoàn pháo binh của Thái Lan).
Về ta: 5 trung đoàn bộ binh (174, 148 Sư đoàn 316; Trung đoàn 866 quân tình nguyện, Trung đoàn 355 Quân khu Tây Bắc, Trung đoàn 88 Sư đoàn 308) cùng các đơn vị binh chủng tăng cường.
Chiến dịch diễn ra trong 179 ngày (từ 21.5-15.11.1972) gồm 4 đợt đợt 1 : Từ 21-5 đến 10-8 đánh địch tiến công khu trung gian; đợt 2: Từ 1-8 đến 10-9 đánh 40 tiểu đoàn địch và quân đổ bộ đường không, phản đột kích đánh bại cánh quân chủ yếu; đợt 3: Từ 11-9 đến 30-9 ta phản đột kích lần thứ 2 giành chủ động trên chiến trường; đợt 4: Từ 1-10 đến 15-11-1972 đánh bại hoàn toàn chiến dịch tiến công lớn của quân ngụy Lào-Thái Lan). Tổng cộng ta loại khỏi vòng chiến đấu 5.607 tên địch, bắt 179 tên, đánh thiệt hại nặng 3GM, 3 tiểu đoàn Thái Lan...
Sau chiến dịch tiến công Cánh Đồng Chum mùa khô 1971-1972 thắng lợi, chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum-Xiêng Khoảng mùa mưa 1972 là một chiến dịch phòng ngự bài bản, có quyết tâm sớm, chuẩn bị kỹ, thiết bị chiến trường hợp lý, buộc quân ngụy Lào thất bại ở khắp nơi (cả Bô Lô Ven) phải quay về bám giữ đường số 13.
Trước thất bại hầu như không gượng nổi trên toàn bộ chiến trường xu hướng đàm phán giải quyết hoà bình vấn đề Lào tăng lên. Ních-xơn buộc phải để cho Phu Ma công khai đề nghị ngừng bắn trên toàn bộ lãnh thổ Lào có quốc tế giám sát và đồng ý lấy đề nghị 5 điểm của Pa-thét Lào làm cơ sở thương lượng về giải pháp hoà bình ở Lào, được Pa-thét Lào nhất trí cử đại diện đến Viên Chăn đàm phán (22-12-1972). Đàm phán mãi cho tới khi mọi cố gắng của Mỹ trên chiến trường toàn Đông Dương, nhất là ở Việt Nam đều thất bại, buộc phải ký Hiệp định Pa-ri, thì Hiệp định Viên Chăn về Lào mới được ký vào ngày 21-2-1973.
Đây là bước thất bại cơ bản nhất của Mỹ ở Lào. Hiệp định “lập lại hoà bình, thực hiện hoà hợp dân tộc" ở Lào, thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Lào. Chấm dứt mọi hoạt động quân sự xâm lược của Mỹ, rút hết quân Mỹ và Thái Lan ra khỏi Lào. Hiệp định thừa nhận 2 vùng thuộc quyền quản lý tạm thời của hai bên Lào, vấn đề nội bộ Lào phải được giải quyết trên tinh thần hoà hợp dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, không bên nào cưỡng ép thôn tính bên nào. Việc ký hiệp định về lập lại hoà bình và thực hiện hoà hợp dân tộc ở Lào đánh dấu sự thất bại của chính sách "Lào hoá chiến tranh" của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, tạo điều kiện cho cách mạng Lào chuyển sang giai đoạn đấu tranh giành thắng lợi hoàn toàn.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM