Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:19:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Hoa ban Cánh đồng chum đến Bàng vuông Trường sa  (Đọc 328764 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #20 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2010, 09:31:32 am »

 @ vitinh :Bây giờ thì thành "triết gia" lão làng, còn khi đó cũng đã có hơi hướng "triết gia" nửa mùa, điều đó không hay ho gì, suy tư sớm quá không đi đến đâu cả, thà cứ chân chất cục bột nặn thành hình gì cũng được thì hay hơn chăng?
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #21 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2010, 10:03:25 am »

@ vitinh :Bây giờ thì thành "triết gia" lão làng, còn khi đó cũng đã có hơi hướng "triết gia" nửa mùa, điều đó không hay ho gì, suy tư sớm quá không đi đến đâu cả, thà cứ chân chất cục bột nặn thành hình gì cũng được thì hay hơn chăng?
Cứ từ mình mà suy ra thôi. Với tôi những thứ liên quan tới "triết" sớm nhất cũng phải 10-15 năm sau mới nảy mầm Grin
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #22 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2010, 02:55:56 pm »

Thực ra nói cho đúng , lính Hà Nội vào chiến trường như bọn tôi hồi đó chịu áp lực khá mạnh, ở miền Nam ta vừa có cuộc nổi dậy TTC xuân 68, tuy đạt được mục tiêu chiến lược nhưng sau đó địch phản công khá mạnh ,có thời gian cuộc chiến gặp rất nhiều khó khăn, riêng ở LÀO, lợi dụng lúc ta còn chưa củng cố, địch đã tiến hành chiến dịch Cù kiệt lấn chiếm vùng giải phóng với sự yểm trợ hỏa lực tối đa của không quân Mĩ.Lúc đó ta chỉ có D5 của 866 nên đã bị đẩy lùi về gần Mường Xén, Nghệ An.  Cánh đồng Chum là một cao nguyên thuộc tỉnh Xiêng khoảng, Lào nằm trên cao độ trung bình 1000 mét. Nếu một chiếc máy bay phản lực cất cánh từ sân bay Bản Ang cứ thế bay vào Hà Nội chỉ mất vài chục phút và đã ở độ cao 1000 mét, có thể cắt bom được rồi, vì vị trí chiến lược đối với ta như vậy nên BTTL không bao giờ để mất đồng chum, kể cả bây giờ, nói thế để các bạn hiểu được cuộc chiến giành Đồng chum hồi đó ác liệt thế nào. Chúng tôi lần đầu tiên vào trận không tránh khỏi việc nhìn trước ngó sau, hay cũng có thể nói là có đôi chút lí sự cùn,cú xốc lớn hơn nữa là khi đang củng cố đội hình chuẩn bị chiến đấu thì nghe tin Bác mất, trên đường hành quân, kẻ thù rắc đầy truyền đơn đánh vào tinh thần yêu quý Người của quân ta, hòng làm nhụt ý chí chiến đấu. Tuy nhiên điều cốt yếu là chúng ta đã giữ vững ý chí chiến đấu, nhìn toàn cục, trận đó đã giải phóng một mạch từ Bản Ban đến Xala phu khun, nối thông hai vùng giải phóng Sầm Nưa Xiêng khoảng.Đó là một trận thắng lớn trong lịch sử quân đội ta.
  Những chuyên kể của tôi luôn nói về những người lính, họ không phải là thánh, trước hiểm nguy có đôi lúc lo âu nhưng không vì thế mà họ không anh dũng chiến đấu, tôi muốn giới thiệu về họ với những nét "Ho moSapien" nhất, họ không hô khẩu hiệu rồi chuồn, đâý là những đồng đội của tôi.
Logged
T54b
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373



« Trả lời #23 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2010, 03:28:07 pm »

Chào bác qtrung!
Mấy ngày nay T54b đi công tác, mới về. Rất vui mừng chào đón bác qtrung.
Chúc bác nhiều sức khỏe, tham gia diễn đàn thật đều đặn và có nhiều chuyện kể về đất nước Triệu voi.
Bác là người Hà Nội? Bác ở phố nào ạ.
Logged

Hạt cát nhỏ trên xa mạc. Thân cát bụi trở về cát bụi.
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #24 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2010, 04:11:35 pm »

Những chuyên kể của tôi luôn nói về những người lính, họ không phải là thánh, trước hiểm nguy có đôi lúc lo âu nhưng không vì thế mà họ không anh dũng chiến đấu, tôi muốn giới thiệu về họ với những nét "Ho moSapien" nhất, họ không hô khẩu hiệu rồi chuồn, đâý là những đồng đội của tôi

Vâng như vậy anh em mới háo hức chờ đọc bài của bác.Mấy chuyện hình tượng hóa,giáo điều hô khẩu hiệu rồi chuồn anh em quen quá rồi.Em ngấy tận cổ mấy ông trước khi vào trận nói như rồng bay ,phượng múa,khi mấy quả đạn TQ bay qua trận địa chui vội vào hầm ,liên lạc gọi ra mà vờ điếc rồi.
Logged
tamus
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #25 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2010, 09:27:46 pm »

Để em đoán nhé.

Bác chủ topic ở C5/d42 (quãng năm 1971). Sau khi đi học năm 1973, rồi về pháo binh hải quân (cho nên mới có quả bàng vuông). Grin
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #26 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2010, 08:45:05 am »

Đúng rồi bạn ạ, vào thời điểm này hồi 1975. ngoài việc đại quân thần tốc giải phóng miền Nam, BTL đã sáng suốt cho hải quân phối hợp với một số đơn vị của E 26 quân khu 5 giải phóng quần đảo Trường sa, nếu chậm tý nữa chắc anh ba cướp rồi.sau đó thành lập luôn Lữ 126 Hải quân đánh bộ ,thành phần là hai D 2,3 bộ binh , 1 d đặc công nước , một D pháo, xe tăng côngbinh vv.. tôi và hơn chục anh em được đưa về hải quân yểm trợ cho Trường sa từ dạo đó.(các tên đơn vị có thể tôi nói chưa chính xác)
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #27 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2010, 09:11:50 am »

À quên, tôi đang sống ở phố Bạch Mai, bạn tai lien son nhớ dược những bài anh em tếu táo hát vui nhỉ, hồi đó tôi có nghe anh em 866 nhại bài "ngọn đèn đứng gác" : Trên đường ta đi đánh giặc, từ Cò Luông qua Phu Nôc côc. .. rồi :ơi những chặng đường không bao giờ hết dốc .... như ngàn chín với bản Na , Sảm thông, long chẹng, quân ta ra quân giặc chiếm lại, mùa khô húc mùa mưa lại chốt, mùa khô húc mùa mưa lại gùi ... vv  lính tráng ngêu ngao, vui lắm.
 Mời các bạn đọc  câu chuyện tôi kể về một đồng đội của tôi, anh người Phú Xuyên, kỉ niệm về anh lúc nào cũng sống dộng trong tâm trí tôi, hơi dài nên tôi sẽ viết dần.

 Anh mang một cái tên thật dân dã mà thoạt kỳ thuỷ, khi mới gặp và biết tên anh lần đầu thì tôi đã lấy làm lạ, sao tên gì như một loại rau hay dùng trong những bữa ăn thường nhật. Mà ở chiến trường thì rau rất hiếm nên nghe tên anh là chỉ muốn khạp một miếng. Cài có vóc người to lớn, lừng lững như con trâu quê anh. Đặc biệt là cái dáng đi hai chân khuỳnh khuỳnh, hai cái tay cũng có hình dáng tương tự. Mới nhìn trông tướng cũng dữ, nhưng thực ra anh khá hiền lành. Khi  được biệt phái về cùng khẩu đội với anh tôi cũng hơi hoảng. Thằng cha này nó thổi một cái chắc mình bắn ra tám thước. Vậy mà khi hai thằng nằm chung một hầm thì chính tôi lại là thằng đành hanh mỏ đỏ, bắt nạt anh chứ không phải anh bắt nạt tôi. Sướng quá, công việc nặng nhọc của một pháo thủ anh đều thương thằng nhóc  dân thành phố mà làm giúp cả.( Lạ thật, tất cả họ đều nghĩ rằng hễ thằng nào có bố làm gì đó đều được ưu ái, không phải chui vào những nơi gian khổ,chả là anh đọc trộm lí lịch xin vào đoàn của tôi, phần khai bố mẹ tôi khai có ông bố được làm chủ tịch xóm từ hồi 45, vào đoàn hồi đó khó lắm , đánh nhau trầy vẩy chưa chắc đã được , không như bây giờ các cháu vận động nhau vào chỉ để nhảy brếch dan). Nhất là  khi nó lại không ngại vào thẳng chiến trường cùng anh em mà không tìm cách tháo lui. Những người nông dân  chất phác mặc áo lính thì suy nghĩ của họ cũng đơn giản như vậy. Nhiều khi tôi cứ phải bảo với họ,có khối thằng bạn con ông làm lớn mà vẫn xung phong vào  chiến trường đấy. Họ cứ tròn mắt bảo: “thật không?”. Lạ thế, họ không tin! Trong những lúc đêm về,nằm gác chân lên nhau tâm sự chuyện gia đình, anh kể về làng quê yêu dấu của mình không hoa hoè hoa sói mà đơn giản chỉ là mảnh ruộng phần trăm, mớ rơm phơi đầu làng với đàn gà tranh nhau những hạt thóc lép, hay những đêm thức khuy câu cá, đặt nơm. Hay chuyện tếu táo về máu me cưa gái làng bên bị chó đuổi chạy mất guốc. Đối với tôi, cái gì anh kể cũng đều lạ lẫm. Khi anh kể về hoàn cảnh gia đình, anh chỉ còn có mẹ già ở quê, chị lấy chồng xa nên bà sống thật khó khăn. Nhiều khi anh đã đấu tranh với bản thân rất nhiều để không đào ngũ, bỏ trốn. Tôi bảo, sao anh không về mà trông cụ. Anh bảo tại mày. Lạ quá! Sao lại tại tôi. Anh nói: Hôm cuối cùng chuẩn bị lên xe. Có mấy thằng trốn trước, C trưởng phân công mày với một thằng nữa đi bắt chúng nó về. Bọn tao biết thừa các ông ấy tạo điều kiện cho mày kiếm cớ về muộn, khỏi phải đi chiến đấu. Đến phút cuối thì thấy mày tò tò vác mặt về, tao đã nghĩ lại. Trông mày như con nhái bén thế kia, lại là con trai ông gì đó (cái ông chủ tịch xóm ấy) mà mày vẫn đi thì tao là cái đinh gì.  Nếu mày không về thì tao đã chui vào rừng, chờ đơn vị đi xa rồi mới tìm đường về quê. Chắc anh nịnh tôi thôi, chuyện tếu táo của lính ấy mà, tôi nghĩ vậy.
      Khi anh kể về sự tích cái tên của mình thì tôi cứ bò lăn bò càng ra mà cười.  Bằng cái giọng hóm hỉnh anh bảo.  Mẹ tao chửa gần mười tháng mà vẫn ra vườn cuốc đất. Đang cuốc chẳng may bà thở mạnh quá, bắn cả thằng tao ra luống cải, khóc oe oe thì bà mới biết là tao đã hêlô cuộc đời. Vì vậy bố tao mới đặt tên là Cải để kỷ niệm cái ngày vui ấy. Tôi biết là anh tào lao cho vui thôi, nhưng mà phải công nhận các bà ở quê khoẻ lắm, chuyện đẻ  són như thế cũng dễ có lắm!
   Vào mùa mưa thì chúng tôi bắt đầu chiến dịch. Không phải chiến dịch giải phóng này kia mà là chiến dịch gùi thồ, bây giờ người ta quen gọi là cửu vạn. Mưa mà vào mùa thì kinh lắm,lép nhép suốt ngày, quần áo lúc nào cũng bốc mùi ẩm mốc. Đường sá thì khỏi nói,cánh  ôtô vận tải gân cổ lên gào: “ Phanh ăn, còi kêu, bốn bánh quay đều. Cả ngày  không đi được ba trăm mét…”. Mà thế là còn giỏi. Đường hỏng, patinê thì chỉ có nước nằm đường mấy ngày chờ xe tăng cứu giúp. Đến khi có xe tăng đi qua thì thành sắt vụn vì ăn bom từ bao giờ rồi.
    Mấy anh lính pháo binh như bọn tôi mùa mưa thường nằm khàn. Rách việc nên được ưu ái đi gùi hàng. Khoán mỗi thằng một ngày một bao gạo năm chục cân. Khoảng cách không xa lắm, chỉ chừng chục cây số nhưng đi đường giao  liên. Dốc thì thôi rồi, tối về thằng nào cũng kì cọ cái mũi thật sạch. Leo dốc gót giày thằng này hất vào mũi thằng kia, không cọ thì thối hoắc. Ai biết gót giày thằng đi trước mình đạp phải  cái gì. Có phải thằng nào cũng tìm chỗ kín đáo mà dốc bầu tâm sự đâu! Lại nói chuyện gùi gạo. Số lượng như vậy thường đi ba chuyến là hết. Với ông voi Cải thì chỉ là chuyện vặt. Với cái thằng còi như mình thì lại là vấn đề to đùng. Mấy hôm đầu không theo nổi, ì ạch gần nửa đêm mới về đến hậu cứ. May quá, anh thấy vậy liền bảo,thôi mày để tao mang đỡ. Vậy là anh gánh cho gần nửa, sướng quá. Vài hôm sau lên tiểu đoàn nhiệt liệt xung phong làm chân giữ kho trung chuyển. Thấy tinh thần hăng say của mình lên cao quá nên ông D trưởng đồng ý. Cũng may cho anh khỏi phải gánh đỡ cho mình. Nói thế thôi chứ vác thêm hai chục cân cho thằng ất ơ này cũng mệt lắm chứ có phải đùa đâu.(mai viết tiếp)
Logged
tamus
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #28 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2010, 05:13:32 pm »

Bác ơi, sao bác không kể thêm về giai đoạn huấn luyện của E16 trên Tam Đảo (Tây Thiên) năm 1968 rồi mới vào Thạch Thành - Thanh Hóa cuối năm 1969?

Với lại, hình như bác Cải này là người Thường Tín thì phải.
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #29 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2010, 05:27:58 pm »

Bác ơi, sao bác không kể thêm về giai đoạn huấn luyện của E16 trên Tam Đảo (Tây Thiên) năm 1968 rồi mới vào Thạch Thành - Thanh Hóa cuối năm 1969?

Với lại, hình như bác Cải này là người Thường Tín thì phải.
Cái trung đoàn 16 này đẻ lắm con lắm, hình như cứ mỗi lần chia tách vào sâu trong các chiến trường B3, B2 lại vẫn có một ông 16 nữa ở QK4, đơn vị cuối cùng là đoàn Thuận An ở Trị Thiên cùng giải phóng Huế với tụi tôi.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM