Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:42:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Hoa ban Cánh đồng chum đến Bàng vuông Trường sa  (Đọc 328758 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #180 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2010, 09:37:43 am »

Đọc sử E 141 tôi lại nhớ ngày xưa tập khắc phục hào chống BB. Thao trường là thực tiễn ở 1330  dưới chân Phu Tâng . Căn cứ địch thường rào 3-5 lớp , Hào chống Bb  trong cùng  sâu lút đầu người rộng 3-4 m bao quanh căn cứ , dưới đáy hào địch thả  bùng nhùng ,gài mìn ,BB , Xe tăng không vượt được
  khi đánh mật tâp phải 2 người nằm trên nắm chân thả một người dốc ngược xuống hào để gỡ mìn , buộc hàng rào , cách này cực vô cùng đứa nào cũng bị gai thép cào rách mặt mũi , khi bò được sang bên kia lại đứa dưới cõng đứa trên bám bờ leo lên
 Khi đánh cường tập phải làm thang lát ván hoặc tre làm cầu , bên này lao thang vắt qua hào ,khi bộ binh xung phong phải có 2 người nằm hai đầu giữ thang ,anh nào chạy loạng choạng ngã xuống hào coi như đứt
 Hành quân anh nào cũng ngại mang thang
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #181 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2010, 05:20:31 pm »

ở Bom long hay ở Long cheng, nơi địch đã có thời gian củng cố công sự hầm hào thì việc đánh chiếm của bộ đội ta cực kì khó khăn, ngoài việc đào hào chống bộ binh, xe tăng, còn có nhiều lớp hàng rào thép gai, chỉ một sợi nhưng gai là những miếng tôn sắc như dao được xoắn lại, đơn giản nhưng bộ đội ta gặp khó vì loại này, ngoài ra còn rất nhiều tầng lớp mìn claymo, một loại mìn định hướng của Mỹ, bên trong sử dụng chất nổ trắng, tuy nhỏ nhưng độ sát thương rất lớn, nếu có điều kiện, có trận bộ đội ta tiềm nhập vào, bí mật quay chiều hướng nổ về phía địch, gây động là chúng kích nổ, gây thiệt hại cho chính chúng, nhưng nghe nói  làm vậy rất nguy hiểm, địch phát hiện ra là xong phim.
 Việc tổ chức hậu cần, chuẩn bị đường sá cho pháo binh và xe tăng tiến đánh Long chẹng trong điều kiện địa hình phức tạp, sự tập trung phi pháo ngăn chặn của địch hình như không có giới hạn và liên tục thực sự là những thử thách cho quân ta. Vì quyết tâm đánh Long chẹng là rất lớn nên guồng quay của chiến dịch vận hành hết công suất, pháo binh chúng tôi sau khi có đường là triển khai hành quân vào cánh đồng Sa pan. Đường mới mở, dốc cao vực sâu, xe pháo đi trong ánh đèn gầm le lói, trên đầu máy bay c130 của địch vãi đạn 20 li không thương tiếc, dòng đạn lửa đỏ rực ngoằn ngoèo trút xuống mặt đất dường như không bao giờ cạn, nói sao cho hết được sự hiểm nguy, gian nan vất vả mà mỗi khẩu đội phải chịu đựng để đưa được phương tiện vào vị trí chiến đấu, dĩ nhiên là trong chiến tranh, mỗi đơn vị đều có đặc thù khác nhau và sự hy sinh, mất mát  khác nhau, nhưng tất cả những điều đó sẽ nói lên được một điều là để có chiến thắng, sự chịu đựng của người lính thực sự là to lớn và vô hạn.
    Trước khi viết tiếp, để có thể phần nào có cái nhìn toàn cảnh, tôi xin trích dẫn một đoạn từ phía bên kia, dĩ nhiên trong đó chúng phét lác và bịa đặt khá nhiều, ví dụ như  có" bảy cô đặc công nữ" chẳng hạn, các bạn nên thông cảm vì sự hiểu biết hạn chế của đối phương, ở đây ta không cần những chi tiết vụn vặt mà quan tâm đến  việc bố trí quân lực, tình hình nội bộ và bối cảnh chính trị  để hiểu thêm vấn đề.
 Trận đánh Skyline( đây có lẽ là trận đánh vào Hin tặng)

."....Không vướng bận dân chúng, Vang Pao rảnh tay tổ chức phòng thủ Long Cheng. Chỉ có một số quân tượng trưng ở đấy. Hầu hết binh sĩ  đã án ngữ phòng tuyến mép Cánh Đồng Chum. Chẳng còn lại bao nhiêu quân, ông dùng tân binh để lập những tuyến phòng thủ  trên gò Skyline, tên do CIA đặt cho một  dải núi đá vôi chặn ngang mặt Bắc Long Cheng, tạo một bức tường  phòng thủ thiên nhiên. các tân binh này không thể ngăn cản một cuộc đột kích của đặc công chứ chưa nói đến một cuộc tổng tấn công biển người của Bắc Việt. Lo sợ trong tình huống rủi ro nhất, CIA lôi những hồ sơ mật bỏ vào những phi xăng rỗng để thiêu hủy.
Vang Pao xin viện binh từ các tướng lãnh hoàng gia Lào ở thủ đô, nhưng giống như mọi lần, các vị tướng này mải lo kiếm tiền hối lộ, bỏ ngoài tai. Họ gửi đến một số quân phục và giày trận. Chỉ một vị tư lịnh, tướng Phasouk Somly Rasphakdi, tư lịnh Quân Khu IV, gửi quân tình nguyện. Phasouk trước đây đã cho vang Pao mượn quân  trong chiến dịch Vinh Phục (Kou Kiet). Chỉ có một tướng cho mượn lính vì bắt đầu chiến dịch, không ai tin Vang Pao sẽ thắng. Khác với các tướng lãnh hoàng gia Lào, Phasouk là một người tin tưởng mãnh liệt vào chiến tranh biệt kích. Giữa năm 1963-1967, ông đã thành lập một lực lượng du kích do CIA bảo trợ ở tỉnh Wapikhanthong cực Nam vương quốc. Lúc đầu nó là một chiến dịch hữu hiệu giống như chiến dịch Động Lượng (Momentum). Vinh Phục không chỉ củng cố niềm tin của Phasouk mà còn đưa ông lên ánh đèn sân khấu cùng diễn với Vang Pao trong một thời gian ngắn.

Phasouk trực thăng vận 1 tiểu đoàn đầy đủ quân số đến Long Cheng giúp phòng thủ căn cứ. Những toán quân của CIA gom góp từ những Quân Khu khác được 600 binh sĩ cũng kéo về. Với sự chấp thuận trực tiếp từ tòa Bạch Ốc,  Thái lan góp 2 tiểu đoàn lính đánh thuê  được chỉ huy bằng những sĩ quan trong quân lực chính quy hoàng gia Thái. Ngày 20 tháng Ba, các đơn vị tuyến đầu bìa Cánh Đồng Chum cũng lục tục kéo về. Long Cheng có đầy đủ binh sĩ phòng thủ. Tinh thần Vang Pao hồi phục mau chóng.

Hàng nhiều tuần lễ có dấu hiệu các đơn vị bắc Việt gần căn cứ. Đến cuối tháng, Cộng quân tấn công lên tuyến Skyline và pháo kích  vào Long Cheng. Khi bị đẩy lui, những đơn vị Cộng quân khác trám chỗ. Trận đánh Skyline kéo dài nhiều ngày. Đặc công xâm nhập vào Long Cheng đặt một ổ súng cối. Binh sĩ canh phòng Hmong tiêu diệt họ trước khi họ có thể nã cối vào căn cứ. Bẩy binh sĩ nữ của Cộng Quân trong số toán đặc công tử trận, một bằng chứng cho thấy Bắc Việt dùng mọi biện pháp tuyệt vọng để bổ sung quân số.
Để tận dụng thời tiết quang đãng, Vang Pao yêu cầu một cuộc không tập nữa vào Sam Thong. Không Quân Mỹ phái một C-130 chở 1 vũ khí đơn độc. Một thùng phi khổng lồ chứa chất nổ cực mạnh. Đó là trái bom BLU-82 đầu tiên dùng ở Lào.  Trái bom nổ cách mặt đất khoảng 1 mét. Hiệu quả giống như một trái bom nguyên tử nhỏ. Sức phá san bằng những ngọn đồi gần nửa cây số. tất cả Cộng Quân trong bán kính 500 mét chết ngay tại chỗ.

Cộng Quân mở đợt tấn công chót lên Skyline.  Một toán đặc công  chiếm được một vị trí tử thủ, đẩy lùi những đợt tấn công của Thái Lan và Hmong. Tony Poe, một CIA mới đến từ Nam Yu với 1 tiểu đoàn người Dao. Anh dẫn đầu tiểu đoàn tiến chiếm ngọn đồi trong vòng vài giờ. Đó là phút giây rực rỡ nhất trong đời Poe. Giống như Bill Lair, anh là người chủ trương chiến thuật du kích  đơn giản. Poe không thích cách thức Vang Pao huấn luyện cũng như điều hành chiến tranh, vì thế Poe phải bị chuyển đi Nam Yu vì vang Pao không thể bị chuyển đi dâu được. bây giờ Poe cảm thấy cách của mình đúng. Binh sĩ của anh thiện chiến hơn Hmong của vang pao.

Tiếc thay, niềm hân hoan của Poe chỉ ngắn ngủi. Vang Pao dời lực lượng người Dao của Poe sang Sam Thong, hợp với binh sĩ Hmong ở đấy cùng phòng thủ trại. Ở chung với nhau Hmong và Dao sinh chuyện. Dao đuổi Hmong ra khỏi Sam Thong. Poe đến Sam Thong dẹp phản loạn nhưng Dao không nghe. Vô kỷ luật, họ không còn là một lực lượng chiến đấu nữa. Buộc lòng Poe tước khí giới toàn thể tiểu đoàn và trả người Dao về Nam Yu. Tấn tuồng là một thất vọng  lớn cho Poe, nó xóa tan đi cái vẻ vang chiến thắng trên đỉnh Skyline mới đây..."


Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #182 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2010, 05:47:08 pm »

Pháo 130 ly thì đúng là chúng ta đã có và bắt đầu dược sử dụng, nhưng thực ra vào đánh Long chẹng nhiều nhất cũng chỉ 4 khẩu là cùng, địch bơm lên nhiều như vậy chắc để nhát nhau .
 " ....Năm 1972 Đại pháo mới của Bắc Việt.

Long Cheng tăng cường thêm nhiều tiểu đoàn từ Thái Lan, không phải lính đánh thuê mà là những bộ phận của quân đội chính quy Thái Lan, huấn luyện tốt và can trường như Hmong. Niềm tin tưởng lại hồi sinh, Vang Pao sẵn sàng  tiếp tục tiến công. 4 trung đoàn Hmong sẵn sàng tác chiến. Ông tung 3 trung đoàn đến mép Cánh Đồng Chum để thăm dò. Khi thấy địch quân phản ứng yếu ớt, ông muốn tái diễn một chiến dịch Vinh Phục thứ hai. Dùng trực thăng đổ bộ, ông nhảy cóc từng vị trí địch. Nhảy cóc là chiến thuật bỏ một vị trí, tiến đến vị trí sâu hơn để tấn công khiến vị trí bỏ sót bị cô lập. và rồi đánh phá đường tiếp vận. Binh sĩ Hmong tịch thu hay phá hủy hàng trăm tấn chiến cụ, bao gồm những kho gạo đủ nuôi cán binh bắc Việt suốt ba tháng.  Binh sĩ Bắc Việt trải mỏng khắp Cánh Đồng Chum, án binh bất động vì thời tiết và cạn tiếp liệu.

Pat Landry lo về xin yểm trợ B52. Những pháo đài bay dành vài phi xuất đánh phá các trại quân Bắc Việt và các kho đạn. B52 sát thương vài ngàn binh sĩ Bắc Việt, phá hủy các kiến trúc phòng thủ trên Cánh Đồng Chum (chỉ còn sót vài căn nhà), bắn phá các xe thết giáp và xe tăng, hỏa thiêu các trạm hậu cần địch. Đến cuối tháng Chín, cánh đồng chỉ còn lại một quang cảnh hoang tàn đổ nát.

Dù các cuộc oanh tạc, Bắc Việt vẫn bám trụ gần một nửa diện tích Cánh Đồng Chum. Các trung đoàn Hmong đã kiệt sức sau nhiều tháng chiến đấu và tinh thần cũng kiệt quệ. Vào tháng Chín, một trong các trung đoàn rút lui trước một lực lượng kém hơn. Vang Pao nhận ra đã đến lúc chấm dứt các đợt tấn công mùa mưa, nhưng ông chấm dứt bằng một cách gây tổn thất nặng cho địch,. Trước khi lui quân, ông đặt những toán trọng pháo người Thái Lan dọc theo mép phía Nam Cánh Đồng trong một mạng lưới hỏa lực cài răng lược. Nếu các tiểu đoàn Bắc Việt tấn công một căn cứ hỏa lực, chúng nằm trong tầm tác xạ của các căn cứ hỏa lực kế cận. Các trung đoàn Hmong bắt đầu rút quân từ từ ra khỏi Cánh Đồng, nhử cho địch quân rơi vào tầm bắn các cỗ trọng pháo Thái Lan.

Quân Bắc Việt tại Bắc Lào có một tư lịnh mới. Giáp đã thay tướng Vũ Lập bằng tướng Lê Trọng Tấn, một trong số các tư lịnh giỏi nhất về chiến thuật. Lê Trọng Tấn tin rằng đại pháo tầm xa 130 ly, mang đầu đạn tương đương với bom của B52, là hỏa lực chính đánh chiếm Long Cheng. Kế hoạch của ông là dùng 2 trung đoàn 312, 316 mới được bổ sung và bồi dưỡng, tăng cường thêm 7000 binh sĩ biệt lập càn quét Hmong ra khỏi Cánh Đồng Chum về phía Long Cheng. Xong việc ấy, ông đặt các khẩu đại pháo 130 trong những hầm trí pháo và các hang động trên những sườn đồi để phòng ngừa các đợt không tập. Đại pháo 130 của Bắc Việt có tầm bắn xa gấp đôi loại 155 ly của quân trú phòng Long Cheng. Liền sau khi 130 nã pháo vào Long Cheng, quân Bắc Việt sẽ tràn vào chiếm căn cứ.

Đại quân của Lê Trọng Tấn tiến vào Cánh Đồng vào cuối tháng Mười Một.. Giữa tháng Mười Hai, một trong các sư đoàn của ông tiếp cận 3 trung đoàn Hmong. Tuy quân số tương đương nhưng Bắc Việt mạnh hơn nhờ đại pháo. Quân Hmong được lịnh di tản một cách trật tự về các căn cứ hỏa lực, rồi kìm địch quân trong những vị trí của các khẩu trọng pháo Thái Lan. Nhưng sư đoàn Cộng Quân có xe tăng T34 yểm trợ. lần đầu tiên gặp xe tăng và không có vũ khí nào chống tăng (Đây là cái dở của Mỹ, chỉ cấp vũ khí chống tăng khi địch có tăng cũng như chỉ thay súng carbine sau khi Bắc Việt có AK50), các trung đoàn tháo chạy qua khỏi các căn cứ hỏa lực, bỏ Cánh Đồng Chum để quân Thái Lan chống chọi một mình. Vang Pao nạt nộ 2 tiểu đoàn trở lại Cánh Đồng để yểm trợ quân Thái Lan. Hmong chỉ trụ lại được một ngày rồi tháo chạy. Chỉ vì không có súng M72 chống tăng. Mãi nửa năm sau khi các khẩu M72 được cấp phát, phải bắn bồi 3 trái mới hạ được một tăng. Thêm nửa năm nữa cho M72 được cải thiện, bắn một trái hạ được một tăng. Cần mở ngoặc ở đây. Ta có cảm tưởng vũ khí Mỹ không hiện đại bằng Sô Viết nhưng thực ra không phải vậy. Trong khi khối Cộng Sản cho rằng chiến trường VN và Lào quyết định sự sống còn của Tư Bản và Cộng Sản thì Mỹ lại coi cuộc chiến này chỉ là một bờ đê ngăn chận làn sóng đỏ. Nghĩa là, Mỹ không chú trọng lắm về các vũ khí chiến thuật nhưng ráo riết phát triển các vũ khí chiến lược (B52, phi đạn nguyên tử, hỏa tiễn địa không v.v...) Những thứ này Mỹ không cấp cho các đồng minh. Chỉ dùng nó như quân bài tẩy để làm chùn nhụt ý gây chiến của khối Cộng. Do đó, VN chỉ có những thứ  vũ khí phế thải thời Đệ Nhị Thế Chiến, chỉ được trang bị thêm sao cho bằng với Bắc Việt. Kết quả, trên chiến trường, hỏa lực binh sĩ VN và Hmong luôn yếu hơn địch. Mọi sự đã có không quân yểm trợ. Chỉ không lực Mỹ mới có phản lực. Không quân Lào có máy bay 2 chong chóng T28, Không Quân Việt Nam chỉ có các máy bay cánh quạt A37. Hỏa lực kém gây tổn thất nhân mạng nhiều hơn cho đồng minh nhưng đó không phải là điều Mỹ quan tâm.

Chỉ trong vòng 1 đêm phòng tuyến Vàng Pao sụp đổ. Hỏa lực trọng pháo Thái Lan không làm chậm sức tiến của địch. Bắc Việt chấp nhận mọi tổn thất và tấn công các căn cứ hỏa lực  bằng chiến thuật biển người, có xe tăng yểm trợ. Quá nhiều Bắc Quân quanh căn cứ đến nỗi máy bay tiếp tế không thể hạ cánh và rỡ hàng. máy bay bắt đầu dùng kỹ thuật thả dù từ độ cao vài ngàn bộ. Một số tiếp liệu lọt vào vòng vây của Thái lan nhưng đa số lọt vào tay địch.

Các căn cứ hỏa lực thường xuyên liên lạc vô tuyến với Long Cheng. Một căn cứ báo cáo rằng Bắc Quân đã chọc thủng phòng tuyến và tràn ngập các hầm chiến đấu. Rồi thì căn cứ mất liên lạc. Các căn cứ khác báo cáo tăng địch đè bẹp hàng rào kẽm gai concertina. Và rồi 1 căn cứ thất thủ. Một binh sĩ Tháithuộc pháo đội 105 ly kinh hoàng thét vào vô tuyến rằng xe tăng đã lọt vào căn cứ, đè bẹp các công sự đầy binh sĩ. và rồi đứt liên lạc.

Vàng Pao tung các đơn vị Hmong về hướng Nam Cánh Đồng Chum để tìm các binh sĩ Thái Lan còn sống sót, đem họ về Long Cheng.Trong khi Hmong tìm kiếm, B-52 thả bom san bằng những căn cứ  bị thất thủ. Trong vòng 3 ngày, F-4 Phantom từ Thái Lanvà T-28 của các phi công Hmong xuất phát từ Long Cheng, tấn công khu vực, tiêu diệt  Bắc Quân  với mọi khả năng và phương tiện sẵn có.Tư lịnh mới của bắc Quân, tướng Lê Trọng Tấn đã biết trước và đã trí súng cao xạ 12.7 ly khắp Cánh Đồng Chum. Họ hạ được 1 Phantom. Lần đầu tiên trong cuộc chiến, Mig xuất hiện nhinh chiến với phản lực Mỹ và hạ được 5 Phantom. Phòng không Bắc Việt bắn hạ 2 T-28.

Trong lúc ấy, những bức không ảnh cho thấy những đoàn xe kéo treo rờ moọc ngụy trang di chuyển về phía Cánh Đồng Chum trên đường 7.  Đó là 16 khẩu đại pháo tầm xa 130 ly, có tầm bắn là 18 dặm (30 km). Khi lực lượng Vàng Pao rút về Long Cheng, Bắc Quân kéo những khẩu đại pháo này  về phía Nam cánh đồng, nơi  công binh Bắc Việt đã sửa soạn sẵn những cái hang đá và hầm hố kiên cố đón nhận vũ khí mới...."
  Rất nhiều tình tiết không đúng sự thật, nói về vũ khí chúng cho rằng vũ khí của ta trội hơn, đổ lỗi cho người Mỹ không cung cấp vũ khí hiện đại nên bị thua là cách tốt nhất để che dấu thất bại, sự thực là chúng được trang bị rất mạnh,  pháo lớn có 155li . súng bộ binh đã có tiểu liên cực nhanh, tên lửa chống tăng cầm tay  ..vv..


Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #183 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2010, 11:54:04 am »

Cháu lạc đề 1 phát: bác TLS có bao giờ gặp hàng rào cây xanh và hàng rào cây khô chưa ạ?
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tư, 2010, 06:39:18 pm gửi bởi lonesome » Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #184 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2010, 07:50:56 pm »

Cháu lạc đề 1 phát: bác TLS có bao giờ gặp hàng rào cây xanh và hàng rào cây khô chưa ạ?
hàng rào cây khô còn gọi là hàng rào sừng hươu ,.địch chặt cho cây ngã chồng lên nhau ngọn cây hướng về một phía với chiều rộng chừng 2-30m tạo thành một hàng rào bằng cây rất khó chui,dưới các cành cây địch gài mìn , để lâu cây khô khi tiềm nhập lại dễ gây tiếng động .Đây là cách làm hàng rào nhanh nhất của địch . Ở Sa mát ( Tây nam )chúng tôi cũng học các bác Vàng pao chặt cây ngã làm hàng rào có hiệu quả , Nhưng dùng dàn DH quyét lại sach hơn là quyét dây thép gai
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #185 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2010, 08:48:17 pm »

Loại hàng rào này chỉ dùng khi ra khỏi căn cứ, tạm thời lợi dụng địa hình địa vật tạo hàng rào bảo vệ, gốc cây phía trong, tán cây chĩa ra ngoài, tác dụng hạn chế nhưng có còn hơn không, nếu có kèm theo mìn bẫy hoặc chông tre thì cũng gây khó khăn cho đối phương, nhưng đúng là chỉ cần một DH là xong. Bọn Mẹo thường rất hay dùng lựu đạn gài, lên chốt giặc nếu không cảnh giác, thấy cái gì ngon như gạo ,thịt, đồ hộp không cẩn thận nhấc lên là đi luôn, thi hài bộ đội ta chưa kịp đưa ra cũng bị chúng cài lựu đạn xuống dưới, nếu vào lấy xác không cẩn thận cũng bị luôn.
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #186 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2010, 10:48:56 pm »

Giữa điệp trùng những vách đá, những đỉnh núi cao vời vợi là một khoảng không gian hẹp. Chúng tôi gọi nó là Sa pan. Một cánh đồng nhỏ mọc đầy rau muối, hay còn gọi là rau muống chua, một loại rau chỉ riêng vùng núi này mới có, và nó trở thành một loại rau khoái khẩu hàng ngày của đám lính chỉ có rau tàu bay trong thực đơn rau cỏ của những ngày tháng trước đó.
 Các khẩu đội được bố trí  dưới  những hầm pháo theo đúng quy chuẩn. Có lợi dụng địa hình địa vật để che chắn và giảm  bớt tác động của bom đạn. Là nói vậy thôi chứ trong điều kiện của chúng tôi lúc này, chỉ là những động tác cố gắng tối đa mà thôi. Chắc chắn khi nổ súng khó mà có thể nói có còn giữ được bí mật trận địa được nữa hay không. Chỉ riêng lượng khí được thoát ra từ cái loa giảm giật đầu nòng pháo đã đủ để quét bay đất đá, cây cối nguỵ trang  rồi. Biết vậy nên đơn vị chui hết vào một cái hang đá, khi có lệnh nổ  súng thì toàn bộ pháo thủ nhanh chóng  về vị trí chiến đấu, sau đó thì đánh bài chuồn, chui tọt vào hang cho đến trận kế tiếp.
 Ca non 130 ly là loại pháo nòng dài, cự ly bắn lên đến gần 28 km ,trái phá nặng gần 30 kg, riêng liều phóng đã to như cái cột nhà, uy lực rất lớn, trong chiến đấu có lẽ nó chỉ thua Vua chiến truờng 175 ly tự hành của Mỹ một chút về cự ly bắn nhưng lại có ưu thế là thao tác bắn nhanh hơn, khi xuất hiện trên chiến trường, nó đã tạo nên một nỗi kinh hoàng thực sự cho kẻ thù. Nếu không được sự che chắn của địa hình, chắc chắn khó có thể điểm chốt nào của địch có thể trụ vững. Nói vậy là vì thực ra, pháo 130 ly dù sao cũng chỉ là loại canon, tức là loại pháo bắn được xa nhưng hạn chế khi dùng để bắn núi, nơi vị trí mục tiêu nhỏ hẹp, giới hạn là những điểm cao mà nếu chỉ cần lệch một chút là đạn sẽ tọt ngay xuống thung lũng. Cho nên nếu dung nó ờ đồng bằng, mục tiêu diện thì uy lực phát huy tốt hơn bắn núi nhiều.
Đơn vị chúng tôi bắt đầu nổ sung , mục tiêu là trung tâm căn cứ của chú Vàng tại Long chẹng và các căn cú địch đóng trên các đỉnh núi đá mà chúng gọi là Sky line, hoặc đỉnh Ngựa vằn, dân địa phương gọi là Hin tặng, sau những loạt bắn đầu tiên, những công trình nổi trên bề mặt căn cứ đã bị quét sạch, trận mưa pháo vẫn tiếp diễn cho đến khi cơ số đạn dự trữ đã cạn, chúng tôi tạm rút về hậu cứ ,chính là cái hang đá đã kể. (Còn tiếp )
  Trong ảnh: Pháo 130 ly (nguồn internet)
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #187 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2010, 11:14:05 pm »

TRên bản đồ Lào, có 1 bản là Sao Phan, cách Long Chẹng khoảng 11 km, chắc là điểm chú Trung nhắc đến với tên gọi Sapan?, nơi đặt trận địa pháo 130 ly ?

Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #188 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2010, 09:06:48 am »

Hồi ở K đánh Rô viêng D tôi thu được 9 khẩu 130 ly mới keng không hiểu tại sao địch  không dùng đê yểm trợ cho Bb mà chỉ lo kéo chạy , chạy đến RoVieng hết đường phải bỏ lại
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #189 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2010, 10:50:04 am »

Ở bài viết trước, tôi đã không nói hết về việc bố trí binh lực nên có thể chưa rõ ràng.Trận đánh Long chẹng mùa khô năm 1972, chúng ta đã bắt đầu có sử dụng canon 130 ly và lựu pháo 122 ly cùng các đơn vị pháo binh đi cùng trong biên chế trung và sư đoàn, lúc này mặt trận được bổ sung một tiểu đoàn pháo 130 ly của bộ tư lệnh phaó binh được bố trí ở khu vực bản Tôn, tiểu đoàn pháo 42 chỉ sử dụng 2 khẩu đội tiếp cận Long chẹng, đường kéo pháo quanh co hiểm trở, dốc cao vực sâu nên không thể đưa 130 ly có nòng quá dài qua được những khúc cua hẹp, vì vậy chúng tôi trở thành trận địa tiền tiêu, khi nổ súng thung lũng Sao pan( như các bạn thấy trên bản đồ của RX )trở thành túi bom B52. Toàn bộ số pháo 130 phải đặt tại khu vực bản Tôn.
 Do đã biết việc chuẩn bị tiến công của ta nên địch tăng cường đánh phá và dĩ nhiên c5 phải đứng mũi chịu sào, trận đầu tiên như tôi đã kể, sau đó liên tục những đợt đánh phá của máy bay địch, tức nhất là mấy cái máy bay bổ nhào xuống đầu mình lại là  cái loại T28 cổ lỗ sĩ của chú Vàng, hỏa lực phòng không gần như không có và mấy thằng lính pháo cứ giơ đầu ra mà chịu đựng vậy.
  Bữa cơm chiều như thường lệ, anh em chúng tôi kẻ thì nấu nướng, người tranh thủ đi vệ sinh. Bầu trời quang đãng không có dấu hiệu gì của hoạt động không quân địch. Bất chợt thung lũng rung lên bần bật. Những loạt nổ rền vang từ xa cho đến chát chúa  của những quả bom nổ gần trên đỉnh núi đá.Loạt B52 đầu tiên đổ xuống báo hiệu cho những ngày ác liệt sắp tới. Chúng tôi chen chúc nhau tháo chạy vào hang đá trong những tiếng nổ kinh hoàng , khói bom, mùi thuốc nổ, mùi đá cháy thành vôi, mùi sắt thép , mùi cây rừng cháy hòa lẫn vào nhau tạo thành một bầu không khí khủng khiếp không bút nào tả nổi, đám lính rúc sâu vào đáy hang, mặt mũi  tái xanh không còn giọt máu, rất nhiều người bị thương vì mảnh bom, rất nhiều người bị sức ép dồn chặt vào vách đá, mồm miệng há hốc cố hít thỏ lấy một chút không khí lúc đó vẫn còn đặc quánh mùi thuốc nổ. Tất cả chúng tôi đều ho sặc sụa, hai tay ôm ngực như cố gắng đẩy lá phổi đang xẹp rép phồng lên một  chút để tồn tại. Trận bom đã qua từ lâu mà không gian vẫn còn yên lặng, đó là lúc chúng tôi đang cố trấn tĩnh, chưa ai đủ sức để thốt ra một lời nào, và tất nhiên là chưa biết thảm họa còn đang ở phía trước...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM