Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:51:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Hoa ban Cánh đồng chum đến Bàng vuông Trường sa  (Đọc 328742 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #150 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2010, 11:49:20 am »

... biết đâu vấn đề của người Mẹo lại được giải quyết một cách cực kì đơn giản mà chúng ta không ngờ được. Shocked
************************88
 Vấn đề dân tộc, sắc tộc , và nhất là tôn giáo chắc sẽ còn là vấn đề nhức nhối dài dài của nhiều quốc gia , và cả quốc tế thôi các bác ạ !
 Mọi thế lực, mọi tham vọng đều núp bóng , dựa vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan .
 Tham vọng : làm sao mà hết được . Nó chỉ ngấm ngầm , hay bùng phát mà thôi .
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #151 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2010, 03:51:58 pm »

Từ lúc mở màn chiến dịch 139 đến lúc này, đơn vị tôi mới thực sự dàn quân chiến đấu với đầy đủ trang thiết bị và quân số, do địch đã đánh hơi thấy sự chuẩn bị của ta nên chúng đánh phá ngày càng ác liệt,khi bắt đầu nổ súng thì trận địa với 4 khẩu trọng pháo đã bị vùi lấp trong cây cối ,đất cát, lạ một cái là pháo nằm trong hầm không bị hư hại gì, chúng tôi chỉ cần tạo một khoảng trống cho nòng pháo thò ra ngoài là có thể chiến đấu được.
 Từ cửa rừng, nơi bố trí trận địa của chúng tôi là nơi các đơn vị bộ binh hành quân vào trận đánh, từng tiểu đội một, quân số dầy đủ, trang bị hùng hậu, những chàng trai trẻ măng mặc quân phục màu xanh Tô châu mới toanh, AK còn thơm mùi dầu, b40, b41 còn bóng nhoáng, chiếc bi đông Tq còn chưa xứơc sơn, đi qua chỗ chúng tôi họ dừng lại tạm nghỉ , anh em nói chuyện, có cậu trẻ măng nhưng hỏi ra là tiểu đội trưởng mới đề bạt hôm qua, cậu bảo em vừa đổi khẩu RPĐ sang Ak.
  Chiều  thì đựơc lệnh nổ súng, cảm tưởng đầu tiên của tôi khi bước vào một trận đánh thực sự háo hức, khi nghe khẩu lệnh từ đài chỉ huy truyền về được đại đội phó dõng dạc hô: " Đại đội bắn! Chỉ huy sở, đạn nổ, ngòi tức thì liều nguyên, góc tầm 240. hướng chuẩn sang trái 0-07, một phát nạp đạn" rồi từ đó khẩu đội 1 làm nhiệm vụ bắn thử lại đọc khẩu lệnh bắn cho khẩu mình cứ râm ran làm cho không khí trận đánh bắt đầu sôi động, chúng tôi háo hức làm nhiệm vụ, khẩn trương và chính xác, ai nấy đều hiểu rằng mỗi động tác của mình phối hợp tốt với đồng đội là góp phần vào chiến thắng chung, hay ít ra cũng giảm thiểu tổn thất cho đồng đội đang ém quân chuẩn bị xung phong.
 Sau vài phát bắn thì có đạn trúng và chúng tôi bắt đầu bắn loạt, bốn khẩu đội cùng lên tiếng làm núi rừng rền vang như sấm động, những tiếng xé gió của trái phá gầm rít trên bầu trời đổ xuống các căn cứ địch, Trung tâm Bom lọng chìm trong khói lửa, khi chuyển làn vào các căn cứ ngoại vi thì từ trận địa chúng tôi có thể thò đầu ra quan sát , thật là sung sướng khi thấy những quả đạn từ khẩu đội mình nổ tung giữa chốt giặc. Lần này thì mới thấy phần nào đó giông giống với những bộ phim Liên xô có những giàn pháo đang nã đạn vào phòng tuyến ngoại ô Lêningrat, lúc đó sức tưởng tượng tha hồ bay bổng, cứ  tưởng như mình đang là anh lính Aliosa nào đó đang khoác ca pot ,giương lê lao vào quân Đức vậy Roll Eyes
  Bắn hết cơ số đạn thì chúng tôi tạm nghỉ, bởi vì đó cũng là lúc mưa bom bắt đầu trút xuống như điên, ngồi trong chiếc hầm chữ A ọp ẹp cứ chốc chốc lại rung lên bần bật, có những quả bom rơi quá gần thì không hề nghe thấy tiếng rít mà chỉ thấy căn hầm bỗng dưng hẹp lại và mình thì đung đưa như được bế bồng bởi một bàn tay ma quái vậy, cứ mỗi tiếng ục ục là mỗi lần thấy cái hai cái lá phổi bé nhỏ của mình phồng lên xẹp xuống để cố gắng kiếm tìm một chút không khí  để thở. Hết trận bom, quay ra nhìn mình và khẩu pháo vẫn còn nguyên vẹn thì giật mình tự hỏi : ừ ! sao lạ vậy.
  Sáng ra lại thấy cái nhóm ban chiều đi qua, trông có vẻ nhếch nhác hơn, mà quân số có vẻ nhiều hơn một vài thằng, bèn hỏi tên Atrưởng, thắng không mày, nó bảo không anh ạ, thế sao chúng mày trồng được người à? , nó bảo trồng gì, cả trung đội còn có từng đó, lại thấy nó đeo khẩu k54 xệ đít, súng ai vậy mày , anh btrưởng hy sinh rồi anh ạ, em được cử lên thay, làm c phó luôn. Chà ! nó tiến bộ thật, mới một trận mà lên được hai cấp, chả bù cho mình, ba năm rồi binh nhất vẫn hoàn binh nhất Grin
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #152 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2010, 04:14:57 pm »

Ở pháo binh thì chuyện chiến đấu cũng khá đơn giản, chúng tôi không phải như bộ binh trực tiếp đối mặt với quân thù, ở đó người lính trực tiếp cầm súng lao vào đồn giặc, cũng có khi xung phong qua cửa mở, cũng có lúc bí mật luồn sâu vượt qua hàng rào dây thép gai, chiếm được mục tiêu thì hãnh diện tràn đầy vinh quang trong chiến thắng, nếu không thắng, tấm thân non trẻ nằm lại giữa hàng rào dây thép thì cũng có thể tự hào rằng mình đã vì tổ quốc mà anh dũng hy sinh. Thực sự rằng ,các chiến sỹ PB tầm xa rất ngưỡng mộ những người lính ở tuyến đầu như bộ binh.
   Pháo binh không trực tiếp đối mặt với quân địch mà kẻ thù trực tiếp của họ là không quân địch, đánh nhau theo kiểu anh đánh tôi, tôi chỉ biết giơ lưng chịu đòn chứ không thể đánh trả,và cái chết của người lính pháo thường không toàn vẹn, nếu bom nổ không trúng thì chỉ điếc tai, còn nếu bom trúng thì đầu anh này cắm chân anh kia là chuyện thường, trận mà tôi vừa kể, bom vướng nổ rắc lên trận địa như vãi ngô, suốt một ngày hôm ấy không có chuyện cơm nước, qua thông tin hữu tuyến chúng tôi biết đơn vị đã mất vài người  khi tìm cách vào trận địa, tối đó sau khi phá được một phần bom vướng nổ để thông đường, xe xích mới vào được để bổ sung đạn dược và lương thực, tội nghiệp cho mấy đồng đội hy sinh bọc trong mấy lần tăng võng đang nằm lăn lóc trên sàn xe, máu từ vết thương tràn cả ra ngoài ướt đẫm.
 Có gạo rồi chúng tôi tổ chức nấu cơm ăn để đảm bảo sức chiến đấu cho ngày mai, trong đêm tối đen chúng tôi rờ rẫm xới cơm trộn bột cá rồi im lặng ăn, từ phía chốt giặc, chiếc C130 vẫn bay vòng vòng  nã đạn 20 li xuống mặt đất, thỉnh thoảng pháo sáng lại bật lên chập chờn ma quái, nhưng cũng nhờ nó mà tôi chợt nhận ra bát cơm mình đang ăn có màu khác lạ, những hạt cơm mang màu đỏ thẫm như một lọai gạo miền Trung được ăn từ hồi bé, tôi ngừng nhai và đem nỗi thắc mắc nói với mọi người, tên vừa nấu cơm gạt phắt , ăn đi! không có gì đâu. Giá như nó không nói thì mọi người có lẽ sẽ cho qua mà tiếp tục ăn, nhưng vì cậu nói nên mọi người nghi ngờ, dưới ánh đèn pin  toàn bộ nồi cơm đỏ quạch, kiểm tra bao gạo vẫn bình thường ,hạt gạo được trồng đâu đó ở đồng bằng sông Trường giang vẫn trắng tinh không có chút cám nào chứ nói gì đến đỏ, tôi nhìn ngoài bao thấy có chỗ ươn ướt bèn thọc tay vào chỗ đó moi ra một cục gạo đã bị vón lại, bẻ ra, và trong đó là một cục máu tướng, lúc này nó đã sẫm lại như màu gạch gan gà, mọi người quay ra hỏi  tên Chí nấu cơm, hắn thú thật là ra suối lấy nước xa quá, sợ bom vướng nên nấu cơm với gạo không vo, dĩ nhiên trong đó có mấy cục gạo vón, mà nó bị vón lại chính là do máu của mấy cậu vừa hy sinh nằm lẫn với mấy bao gạo trên xe. Không thể ọe ra được, chúng tôi đành để máu đồng đội nằm lại trong bụng mình vậy
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #153 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2010, 09:29:49 am »

Còn vụ bí ngô nữa, bác có nhớ không?
Bí ngô ở Lào nhỏ và dẻo lại ngọt , bây giờ thành đặc sản ,cả gạo Mẹo cũng vậy ,Ở chợ quê tôi cứ giới thiệu là bí Mẹo , gạo Mẹo là mọi người tranh nhau mua
 Ở CDC có giống ngô bà con trồng ở rấy khi cây già bọn tôi chọn cây nào có màu tía hoặc nâu sẫm chặt ăn ngọt chẳng khác gì mía
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #154 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2010, 11:38:16 am »

Sau trận mở đầu, pháo binh chúng tôi chỉ còn bắn cầm chừng, đường  xá xa xôi và bị đánh phá ác liệt nên tiếp tế đạn rất khó khăn, thậm chí khi hết đạn, chúng tôi đã phải vượt rừng từ bắc Bom lọng về gần Nọng pẹt để vác đạn về mới có thể tiếp tục chiến đấu. Như đã nói ở những bài trước, Bom lọng có địa hình rất hiểm trở, khu trung tâm  căn cứ được bao bọc bởi những đỉnh núi  với những vách đá dựng đứng, địch cố thủ đã lâu, xây dựng hầm ngầm sâu vào lòng núi, khi bị pháo bắn thì chúng chui tọt vào hầm, bộ binh ta trèo qua được  những vách núi lên đến nơi đã hết hơi rồi, vì thế việc phối hợp tác chiến giữa các đơn vị rất khó khăn, có trận, đặc công đã đánh chiếm được khu trung tâm nhưng bộ binh vẫn chưa vào được, đặc công chỉ giỏi đánh nhưng tác chiến phòng thủ không phải là sở trường, vì vậy khi bị địch dùng phi pháo hỗ trợ , dùng lực lượng lớn từ hầm ngầm đánh ra thì các bộ phận đặc công không thể trụ nổi. Tôi trích dẫn một đoạn hồi kí từ đối phương để tham khảo:
 "Thiên nhiên biến Long Cheng thành một thắng cảnh độc nhất thì cũng chính thiên nhiên biến đổi Bouam Long thành một kỳ quan vô nhị. Có những vách đá dựng đứng rải rác hang động, vặn xoắn, cong, gẫy thành những hình dạng cổ quái. Ngắm từ xa, nhiều chỗ giống như hình thù ma quỷ hay quái thú trong huyền thoại. Muốn đến Bouam Long, địch quân leo trèo, len lỏi qua những ngọn núi gập ghềnh quanh căn cứ, rồi dừng bước bỏ cuộc dưới chân một vách núi thẳng đứng mà trên đỉnh là một mặt phẳng, toạ lạc một cứ điểm phòng thủ kiên cố đầy mìn, hàng rào kẽm gai. Thêm vào đó, xung quanh căn cứ đã được khai quang hàng nhiều cây số, tước bỏ những phương tiện ẩn nấp. nếu tấn công, Cộng Quân phải phơi thân trơ trụi giữa đồng trống, làm tấm bia sống cho quân phòng thủ nấp dưới một hệ thống chiến hào, lớp nọ bao quanh lớp kia như những vòng đồng tâm, dầy đặc kín căn cứ.
Binh sĩ Moua Cher Pao đã đẩy lui một cuộc tấn công hồi tháng Hai. Bây giờ họ đối đầu với một trung đoàn đủ quân số. Cuộc tấn công kéo sang tháng Năm, với trọng pháo nã vào căn cứ. Binh sĩ trú phòng chui xuống hầm chiến đấu đã xây dựng từ nhiều năm trước. Trong lúc pháo kích, đặc công Bắc Việt đào hầm xuyên vào hệ thống chiến hào, đột kích bất ngờ, hạ sát vài chục binh sĩ  ở vòng ngoài cùng trước khi bị đánh bật ra. Đó là lần duy nhất Cộng Quân tiếp cận được mục tiêu.
Vang Pao phái quân tăng viện cho bố vợ 3 tiểu đoàn bằng trực thăng từ Long Cheng. Đã có khoảng 6000 dân sự ở Bouam Long. Thêm 3 tiểu đoàn nữa, căn cứ trở nên chật chội. Mùi tử thi địch, hàng trăm xác chết rải rác khắp căn cứ làm tăng mức khó chịu. Đến cuối tháng, trực thăng lại không vận thêm một tiểu đoàn nữa, một đơn vị biệt kích tinh nhuệ hoàng Gia Lào, mới huấn luyện tại Thái Lan. Vang pao "thử lửa" toán biệt kích này bằng cách tung một mũi tấn công phá vòng vây từ trong căn cứ Bouam Long. Được máy bay T-28 và phi pháo C-130 yểm trợ, lực lượng biệt kích đánh bật Cộng Quân ra khỏi các ngọn núi kế cận. Khí thế hung hãn và  quả cảm của quân phòng thủ đã bẻ gẫy xương sống cuộc tấn công của Bắc Việt. Đuối sức và mất tinh thần, Cộng Quân từ từ rút lui về bộ chỉ huy trung đoàn  trên Cánh Đồng Chum, hiện là cứ điểm an toàn cũng như căn cứ xuất phát các cuộc tấn công địch...."

Như đã dẫn, cuộc chién đấu ngày càng ác liệt, pháo binh vẫn cố gắng chi viện tối đa cho các đơn vị bộ binh cố gắng chiếm những căn cứ quan trọng, nhưng thực tế là do địa hình quá hiểm trở, việc tiếp vận của ta khá khó khăn do đã bắt đầu mùa mưa, địch tập trung một lực lượng lớn ứng cứu nên mặt trận quyết định lui quân , trận đánh Bom lọng lần thứ nhất không thành công.

Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #155 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2010, 12:03:31 pm »

@tai lien son: Hồi đầu tiên khi mới vào, bị đói nên chúng tôi lùng sục khắp nơi, trên nương trên rẫy mới tìm được rất nhiều loại cây trồng người dân bỏ lại như ngô, bí đỏ, đu đủ, thuốc lá. loại thuốc lá của đồng bào mọc trên những khu nhà sàn bị cháy, rất tươi tốt, chúng tôi hái về, phơi khô rồi thái ra quấn sâu kèn hút, nhưng nặng lắm, hút một hơi là nấc, sau này nghĩ ra chiêu tẩm đường sấy khô, hút tạm được, về sau thu được của địch nhiều lắm, loại chứ A đỏ , chất dầy ba lô hút nhiều quá nghiện đến tận bây giờ Grin
 Quả bí ngô bạn nói đúng là chỉ có vỏ là cứng, trong ruột dẻo và ngọt, ăn ngon nhưng sau này đóng quân ở khu vực Phôn xa van không có loại đó nữa vì dân chưa về, rau cải của họ cũng rất ấn tượng, khi thèm rau chúng tôi phải cuốc bộ ra gần bản Ban có dân mới đổi được, quãng cuối 72 sang 73 dân bắt đầu về đông thì dùng vải vóc, đèn pin đi đổi gà ,cải thiện đời sống, bây giờ chỉ ăn được vài miếng nhưng ngày đó hai thằng , tôi và một anh bạn thân chén hết một con gà lớn ngon ơ. (ngoài lề tý, chúng tôi  (bạn Trỗi) có một bạn người Nghệ an con cụ VTĐồng, tên là Võ thúc Minh hiện đang sống ở Vinh, Minh cũng là lính chiến đấu ở Lào, không biết tai lien son có biết anh này không)
Logged
hp10/76
Thành viên
*
Bài viết: 135

Bị treo nick vì thô tục!


« Trả lời #156 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2010, 12:18:14 pm »

  thấy các bác hay nói đến trường   trỗi   , có phải là trường thiếu sinh quân không các bác ,
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #157 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2010, 12:59:05 pm »

Chính thức trường mang tên anh hùng liệt sỹ Nguyến văn Trỗi, gọi là Trường Văn hóa quân đội Nguyễn văn Trỗi, không có văn bản nào xác định đó là trường thiếu sinh quân, tuy nhiên chúng tôi được học tập rèn luyện như những người lính và sau này gần như toàn bộ trở thành chiến sỹ chiến đấu trên tất cả các mặt trận, dù là trực tiếp chiến đấu hay là những chiến sỹ làm công tác khoa học, tất cả đều hoàn thành nhiệm vụ, đến hôm nay chúng tôi vẫn gắn bó và tự hào vì đã xứng đáng là những học sinh dưới mái trường mang tên một nguời anh hùng, nếu bạn quan tâm, xin mời theo dõi trang blog riêng của trường tại địa chỉ http://bantroi.blogspot.com/
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #158 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2010, 02:06:37 pm »

Bác VTĐ thân với bố em ,và quen biết với  mấy anh trai , nhưng em  thì  không biết bác ấy ,chỉ nghe kể thôi
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
hp10/76
Thành viên
*
Bài viết: 135

Bị treo nick vì thô tục!


« Trả lời #159 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2010, 02:48:29 pm »

Chính thức trường mang tên anh hùng liệt sỹ Nguyến văn Trỗi, gọi là Trường Văn hóa quân đội Nguyễn văn Trỗi, không có văn bản nào xác định đó là trường thiếu sinh quân, tuy nhiên chúng tôi được học tập rèn luyện như những người lính và sau này gần như toàn bộ trở thành chiến sỹ chiến đấu trên tất cả các mặt trận, dù là trực tiếp chiến đấu hay là những chiến sỹ làm công tác khoa học, tất cả đều hoàn thành nhiệm vụ, đến hôm nay chúng tôi vẫn gắn bó và tự hào vì đã xứng đáng là những học sinh dưới mái trường mang tên một nguời anh hùng, nếu bạn quan tâm, xin mời theo dõi trang blog riêng của trường tại địa chỉ http://bantroi.blogspot.com/


  Oh ! ơn bác nhiều , vậy là nó rồi , tôi có thằng em rể nó học ở đó từ lúc nhỏ xíu đến khi vào bộ tư lệnh thông tin , giờ hưu ở khu Hào Nam , hiền và ngoan lắm . Ơn bác
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM