Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:27:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hình ảnh và thông tin về quân tình nguyện VN ở Campuchia  (Đọc 580388 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
taydoc711
Thành viên
*
Bài viết: 503

Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


« Trả lời #230 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2008, 11:31:05 am »

Trong một cuộc tiếp xúc với ký giả Elizabeth Becker, Pol Pot còn tưởng tượng ra một hoàn cảnh trong tương lai, khi quân Việt nam đã bị đánh bại và phải cầu cứu tới quân đội của các nước trong khối Varsovie. Niềm tin vào khả năng siêu nhân của lính Khmer Đỏ được thể hiện trong một bài bình luận trên đài phát thanh Phnom Penh vào ngày 10-5-1978: “Cho đến nay, chúng ta dã đạt được tỷ số một người lính Campuchia chết sau khi giết được ba mươi người Việt. Như vậy chúng ta chỉ cần hy sinh có hai triệu người Khmer để tiêu diệt trên năm chục triệu người Việt, và chúng ta vẫn còn sáu triệu”.
Ngoài những ước tính chủ quan và điên cuồng đó, tình hình kinh tế và chính trị nội bộ như biến cố Keo Meas, âm mưa phản loạn của tướng Chakrang, tư lệnh đặc khu Phnom Penh, cùng những hành động của Việt nam như ký hiệp ước liên minh và đem quân trú đóng tại Lào, nghị quyết của đại hội Đảng cộng sản Việt nam trong đó có đoạn “thực hiện mối quan hệ đặc biệt” với Lào và Campuchia khiến cho những lãnh tụ Khmer Đỏ thấy cần phải phát động chiến tranh. Nhưng họ vẫn còn đủ khôn ngoan để chờ đến sau khi tình hình nội bộ Trung hoa được sáng tỏ, các nhà lãnh đạo mới của Trung hoa tiếp tục cam kết ủng hộ Campuchia, họ mới bắt đầu mở một cuộc tấn công quy mô vào lãnh thổ Việt nam, và để hạ uy tín Việt nam, cuộc tập kích quy mô đó được chọn đúng vào ngày Việt nam kỷ niệm hai năm chiến thắng.
--------------------------------------------

Thật là địên rồ và hoang tưởng
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Bảy, 2009, 09:50:12 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Hai mươi mốt năm nay chưa bao giờ ta bỏ nhậu

 Bởi thế cho nên :

         Chán chả muốn chết nữa ! ! !
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #231 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2008, 01:24:49 pm »

nghị quyết của đại hội Đảng cộng sản Việt nam trong đó có đoạn “thực hiện mối quan hệ đặc biệt” với Lào và Campuchia
------------------------------
Xem lại!
Logged
taydoc711
Thành viên
*
Bài viết: 503

Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


« Trả lời #232 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2008, 11:56:03 pm »

Tình hình chính trị ngoại giao ba nước Việt - Miên - Hoa trong năm 1978:


Cuối tháng 1-1978, khi tướng Grigoriyevich Pavlovsky, tư lệnh các lực lượng trên bộ của Liên xô thăm viếng Lào, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bay sang tham khảo ý kiến và được khuyên nên dùng quân đội tấn công chớp nhoáng Campuchia như Liên xô đã từng làm khi đưa quân vào Tiệp khắc để hạ bệ Thủ tướng thân phương Tây Dubcek năm 1968. Việt nam nên giúp nhân dân Capuchia thành lập “Mặt trận giải phóng. Việc thành lập “Mặt trận”, sau này được gọi là “Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia” được Bộ Chính trị giao cho Lê Đức Thọ. Mới đầu, mặt trận này gồm những cán bộ Khmer tập kết về Hà nội năm 1954 chưa trở về Campuchia và đang phục vụ trong quân đội hay các cơ quan của Việt nam như Pen Sovan, Chansi, Khang Sarin... cùng những cán bộ mới đào thoát sang như Hun Sen, Bou Thang. Binh sĩ và các cán bộ cấp thấp được tuyển mộ từ những người trốn sang Việt nam tị nạn hay những người Việt gốc Khmer. Những người này sẽ là những cán bộ nòng cốt cho chính phủ dân chủ Campuchia mới. Những trại huấn luyện tân binh được thiết lập tại Vị Thanh, Xuân Lộc. Ngày 22-4-1978, lữ đoàn đầu tiên của Mặt trận bí mật ra mắt. Tới cuối năm, cùng với một số binh lính của Heng Samrin vừa trốn sang, lực lượng của Mặt trận có khoảng ba hay bốn tiểu đoàn, được thành lập thành một lữ đoàn. Các lữ đoàn này được gom lại thành “đoàn 778” do Heng Samrin làm tư lệnh. Khoảng tháng 6-1978, một đài phát thanh tiếng Miên được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tố cáo tội ác của chính phủ Pol Pot và kêu gọi nhân dân Campuchia nổi dậy.
Cũng như Trung hoa khi đem quân đánh Việt nam, đã vu cáo Việt nam là tay sai Xô viết, Việt nam không coi Campuchia là kẻ thù chính, mà đổ hết lỗi cho Trung hoa là nước đứng sau khuyến khích, xúi dục. Bằng chứng Việt nam nêu ra là Campuchia đã đoạn giao với Việt nam ngay sau chuyến viếng thăm Phnom Penh của Trần Hồng Quý, Phó Thủ tướng của Trung hoa, và một tháng sau, Phó Chủ tịch Quốc hội Trung hoa Đặng Dĩnh Châu công khai tố cáo Việt nam âm mưu phá hoại Campuchia. Việt nam bắt đầu cảnh giác người gốc Hoa từ khi có cuộc Cách mạng văn hoá ở Trung hoa năm 1966. Phe quá khích và Hồng vệ binh đã gọi Việt nam thuộc thành phần “xét lại”. Một số vũ khí Liên xô đi qua Trung hoa bị chặn lại. Một số học sinh, sinh viên gốc Hoa ở Bắc Việt cũng tổ chức được một nhóm nhỏ Hồng vệ binh dự định gây náo loạn. Người Hoa lại càng trở nên khả nghi sau chuyến viếng thăm Bắc kinh của Tổng thống Nixon năm 1972. Ngày 30-4-1975, Hoa kiều trong Chợ Lớn đã không chào đón bộ đội Bắc Việt bằng cờ đỏ sao vàng mà bằng cờ cộng sản Trung hoa với hình Mao Trạch Đông.
Hành động thách đố đầu tiên của chính quyền đối với Trung hoa là việc bắt Hoa kiều phải nhập Việt tịch nếu không sẽ mất hộ khẩu và khẩu phần mua lương thực năm 1976. Lúc đó ở Trung hoa, Đảng cộng sản còn đang bận thanh trừng nội bộ và tranh chấp quyền hành nên không phản ứng mạnh. Năm sau, khi tình hình hai nước trở nên gay go, Việt nam tiến hành trục xuất những người gốc Hoa sống ở những địa phương sát biên giới. Khi tình hình nội bộ trong nước đã tạm thời ổn định, để đối phó với Việt nam, chính sách đối với Hoa kiều hải ngoại lần đầu tiên được công bố, qua một bài viết của Liêu Thừa Chí, chủ tịch Uỷ ban Hoa Kiều Hải Ngoại Vụ, đăng trên tờ Nhân dân nhật báo ngày 4-1-1978. Liêu Thừa Chí tuyên bố Trung hoa sẽ giành quyền bảo vệ tất cả các Hoa kiều hải ngoại còn mang quốc tịch Trung hoa, sẽ giúp đỡ họ nếu muốn trở về quê hương định cư và xây dựng tổ quốc. Còn những người đã thay đổi quốc tịch, Trung hoa vẫn còn xem họ là họ hàng và bằng hữu. Nhưng Trung hoa cũng thúc đẩy họ nên thành lập một mặt trận thống nhất chống bá quyền. Đối với Việt nam, đó là một hình thức kêu gọi nổi loạn, và thấy cần phải phản ứng mạnh. Ngày 24-3-1978, Việt nam phát động chiến dịch đánh tư sản mại bản trên toàn lãnh thổ miền Nam.
Tuy theo thông cáo chính thức của đài phát thanh, chiến dịch này nhằm “triệt hạ những thành phần tư sản, đẩy mạnh công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, không phân biệt quốc tịch, tôn giáo, và được phát động đồng đều trên các tỉnh và thị xã miền Nam”, nhưng mục tiêu chính của chiến dịch là những người gốc Hoa trong Chợ Lớn.
Trước hành động quyết liệt của Việt nam, Trung hoa không thể nào không phản ứng, nếu không sẽ bị mất mặt. Là một nước lớn, từng coi các nước lân bang như chư hầu, từng giúp đỡ cho Việt nam. Giờ đây, Việt nam đã ngang nhiên chống lại, công khai thách đố chính sách bảo vệ Hoa kiều hải ngoại mà Trung hoa vừa công bố hai tháng trước. Trước hết, Trung hoa ngưng tất cả bảy mươi lăm dự án viện trợ cho Việt nam, rút hết các chuyên viên về nước. Hành động đó là một biện pháp trừng phạt tương tự như Liên xô đã dùng đối phó với Trung hoa năm 1960. Ngày 24-5-1978, Trung hoa bắt đầu gọi Hoa kiều ở Việt nam là “nạn kiều”, và tố cáo Việt nam đã đàn áp và xử tội những nạn kiều này một cách vô cớ. Do sự khuyến khích của Trung hoa nhằm lũng loạn kinh tế Việt nam, cũng như sự đồng tình của Việt nam nhằm giải toả mối hiểm hoạ đạo quân thứ năm. Trong tháng 6, hơn 100 ngàn kiều dân Trung hoa phần đông là thợ mỏ, ngư phủ, thợ lành nghề ở Bắc Việt theo đường bộ vượt biên giới về nước. Đồng thời, để lôi kéo sự chú ý của dư luận thế giới về tình trạng nạn kiều, ngày 26-5-1978, Trung hoa tuyên bố sẽ gửi hai tàu chuyên chở sang Việt nam để đón những nạn kiều này về nước.
Kế hoạch đó là một thất bại, Việt nam tố cáo Trung hoa định áp dụng chính sách “ngoại giao tàu chiến”, và tuyên bố “biển Đông không phải là cái ao sau của Trung quốc để tàu Trung quốc muốn đến là đến, muốn đi là đi”.
Sau sáu tuần bỏ neo chờ đợi ngoài khơi, không được vào bờ, hai chiếc tàu đó phải trở về không. Việt nam được dịp cảnh báo những nước Đông Nam Á là vì vấn đề Hoa kiều, Trung hoa sẽ có thể xen vào nội bộ nước họ.
Vì thái độ thù địch đã rõ ràng, Việt nam công khai đưa ra toà những gián điệp Trung hoa bị bắt như Lý Nghiệp Phu, Trần Hoạt, Trần Trường Giang. Những người này khai là họ đã hoạt động theo chỉ thị của Trần Chí Phong, Đại sứ Trung hoa tại Hà nội. Đồng thời, Việt nam bắt đầu cho in và phổ biến rộng rãi những tác phẩm của Vương Minh, một đối thủ cũ của Mao Trạch Đông trong thời kỳ đảng cộng sản Trung hoa mới thành lập. Những cán bộ từng có nhiều quan hệ với Trung hoa như Hoàng Văn Hoan, Uỷ viên Trung ương đảng, Chu Văn Tấn, tư lệnh quân khu 1, cựu Bộ trưởng quốc phòng, Lê Quảng Ba, Phó Chủ tịch Quốc hội, Lý Ban, Thứ trưởng Bộ Ngoại thương, lần lượt bị mất chức.

Trong khi Việt nam âm thầm xếp đặt kế hoạch đối phó với Trung hoa và triệt hạ chính quyền Pol Pot thì tại Campuchia, những lãnh tụ Khmer Đỏ quyết tâm đẩy mạnh chiến tranh biên giới và bắt đầu thanh trừng hàng ngũ lãnh đạo quân khu Đông. Sau chuyến viếng thăm Campuchia của Phó Thủ tướng Trần Hồng Quý, Bộ Chính trị cộng sản Trung hoa gửi một phái đoàn khác gồm những nhân vật ôn hoà hơn, thuộc phe Đặng Tiểu Bình, do Đặng Dĩnh Châu, vợ của cố Thủ tướng Chu Ân Lai, và Hàn Niệm Long, Thứ trưởng ngoại giao, cầm đầu. Chính sách cai trị tàn bạo của Khmer Đỏ, cùng với sự thất bại của quân Campuchia trước sức tấn công của quân đội Việt nam tháng trước đã khiến Trung hoa muốn Campuchia theo đuổi một đường lối mềm dẻo hơn. Trung hoa khuyến khích Pol Pot nên dùng lại Sihanouk để tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng, và gợi ý Campuchia nên thương thuyết với Việt nam trên căn bản “năm nguyên tắc sống chung hoà bình” mà Trung hoa từng đề ra.
Campuchia cương quyết bác bỏ những đề nghị đó. Đặng Dĩnh Châu không được gặp mặt Sihanouk, và Ngon Chia, trong diễn văn tiếp đón phái đoàn Trung hoa, đã gián tiếp trả lời là “nhân dân Campuchia kiên quyết đấu tranh chống lại những hành vi phá hoại từ bên trong, hay những hành động khiêu khích và xâm lược từ bên ngoài”. Trước thái độ cứng rắn đó, vì không thể mất đi đồng minh chiến lược Campuchia, Trung hoa đành phải quay lại đường lõi cũ; và bắt đầu ồ ạt chở vũ khí tới Campuchia.
Khi phái đoàn Đặng Dĩnh Châu còn ở Campuchia, thì cuộc thanh trừng nội bộ ở quân khu Đông đã bắt đầu. Ba sư đoàn quân Trung ương, dưới sự chỉ huy của Son Sen, Ta Mok và Ke Pauk kéo vào quân khu. Lần lượt những cán bộ tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng, bí thư chi uỷ của quân khu bị bắt vào Tuol Sleng. Tới cuối tháng 4, số cán bộ quân khu bị bắt vào đó lên tới gần năm trăm người, trong số đó có Heng Thai, tư lệnh sư đoàn 290, anh ruột Heng Samrin.
Cuộc thanh trừng quy mô này đã được kín đáo nhắc tới trong bài bình luận nổi tiếng trên đài phát thanh Phnom Penh ngày 10-5-1978 về vấn đề chỉ cần hy sinh hai triệu dân Campuchia là có thể tiêu diệt hơn năm chục triệu người Việt. Đoạn cuối của bài diễn văn đó kết luận “Chúng ta phải thanh lọc quân đội, đảng, cũng như quần chúng nhân dân để chúng ta có thể tiếp tục chiến đấu bảo vệ đất đai và nòi giống Campuchia”.
Sau khi đã thanh toán những cán bộ cấp dưới, Pol Pot và Duch nhắm vào So Phim. Ngoài việc bị nghi ngờ có quan hệ với Việt nam, So Phim đã có thể bị thanh toán vì từng là thông gia với Nhim Ros đã bị thanh trừng năm trước, và nhất là vì uy tín của So Phim không những ở trong nước, trong đảng mà còn đối với Trung hoa. Một lãnh tụ Khmer Đỏ khác cũng được Trung hoa coi trọng là Bộ trưởng Thông tin Hu Nim đã bị thanh toán trong tháng 7-1977. Mới mấy tháng trước, khi đi Trung hoa chữa bệnh, So Phim đã được Trung hoa đề cao, cho quay một cuốn phim về cuộc đời ông ta. Là một người đa nghi, Pol Pot không thể nào không coi So Phim là một địch thủ đáng ngại cần tiêu diệt.
Trung tuần tháng 5, Ke Pauk, tư lệnh quân khu Trung ương liên tiếp mời So Phim tới Bộ chỉ huy của ông ta để họp, nhưng So Phim cẩn thận chỉ gửi người đại diện. Gửi người nào đi là mất người đó. Tới ngày 24-5-1978, một lữ đoàn thiết kỵ từ Trung ương kéo đến bao vây Bộ tư lệnh Quân khu Đông ở Suông, bắt giam tất cả những sĩ quan hiện diện. So Phim chạy thoát nhưng ông ta còn nuôi hy vọng Pol Pot chỉ hiểu lầm, nên đã chạy ngược về Phnom Penh, cho người liên lạc xin hẹn gặp với Pol Pot để giải thích.
Ngày 2.6, So Phim đến điểm hẹn gần bờ sông, nhưng Pol Pot không tới mà chỉ thấy hai phà chở đầy binh lính. Biết số phận mình, So Phim rút súng tự sát, vợ con ông ta cũng bị giết.
Sau khi quân Trung ương chiếm giữ Bộ tư lệnh Quân khu các sĩ quan còn lại của hai sư đoàn 4 và 5 được gọi đến họp, theo lệnh của Ta Po, một đàn em thân tín của Pol Pot vừa mới được bổ nhiệm làm bí thư khu uỷ quân khu Đông thay So Phim. Tất cả những người đến đều bị bắt. Số còn lại như Chia Sim, Mạt Ly, theo Heng Samrin trốn vào rừng.
Quân đội quân khu Tây Nam sau đó tràn đến, cùng quân đội quân khu Trung ương tàn sát tất cả không những binh sĩ mà cả dân cư sống trong những tập thể. Họ bị chở bằng xe vận tải tới những cánh đồng máu và bị đập chết. Tổng số những người bị tàn sát trong đợt này lên tới hơn một trăm ngàn người. Những người còn sống theo Heng Samrin vào rừng, tiếp tục đánh du kích chống lại quân chính phủ, nhưng sau đó vì bị đói khát, bệnh tật phải trốn sang Việt nam.
Với sự đào thoát của hơn một ngàn binh sĩ Khmer Đỏ và một cán bộ chỉ huy cấp sư đoàn như Heng Samrin, Việt nam đã có được những yếu tố thuận lợi cần thiết để phát điển và công khai hoá Mặt trận giải phóng Campuchia. Lê Đức Thọ bay vào Nam, triệu tập những cán bộ cũ như Pen Sovan, Chia Soth và những cán bộ mới đào thoát như Heng Samrin, Chia Sim hội họp ở trường Sĩ quan cảnh sát cũ ở Thủ Đức. Tất cả đồng ý là sẽ phát động cuộc tổng tấn công vào cuối tháng 12, khi mùa gặt tới và mùa khô bắt đầu.
Nằm trong kế hoạch tổng tấn công Campuchia, và để hoá giải mối đe doạ của Trung hoa, Việt nam tiến thêm một bước nữa vào trong quỹ đạo của Liên xô. Ngày 28-6-1978, Việt nam gia nhập khối Comecon của phe Cộng sản. Trước đó mấy tuần, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bí mật sang Liên xô, mang theo bản thảo của hiệp ước “hợp tác và hữu nghị”. Bản hiệp ước này, nhằm buộc chặt Việt nam vào đường lối đối ngoại và an ninh của Liên xô, nên Liên xô chỉ bằng lòng viện trợ dồi dào, nhưng không chịu giúp để Việt nam có thể tự sản xuất lấy vũ khí. Trong một cố gắng cuối cùng để duy trì phần nào sự độc lập, trên đường sang Liên xô, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bí mật ghé lại phi trường New Dehli để gặp hai Bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao của Ân độ. Trong cuộc tiếp xúc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp yêu cầu Ấn độ giúp Việt nam thiết lập một nhà máy chế tạo vũ khí nhẹ. Nhưng chính phủ Ấn độ lúc đó không còn là chính phủ thiên tả của bà Gandhi nữa, mà là một liên minh hữu phái của Thủ tướng Desai, nên lời yêu cầu của tướng Giáp bị từ khước tức khắc. Võ Nguyên Giáp sang tới Nga, giao lại bản dự thảo hiệp ước để Liên xô giữ lại nghiên cứu, sửa đổi, và rồi hai tuần sau, Thứ trưởng ngoại giao Liên xô Nikolai Firubin mang trở lại Việt nam, chờ đợi được ký kết vào lúc thuận tiện. Nhưng kể từ lúc đó, Liên xô đã bắt đầu chuyên chở vũ khí, phi đạn, radar, MiG 21 tới Đà Nẵng. Những lời công kích Trung hoa của Liên xô cũng gay gắt hơn. Những chuyên viên quân sự Liên xô cũng bắt đầu đến nghiên cứu và quan sát các hải cảng và phi trường Cam Ranh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Tân Sơn Nhất.
Trong thời gian đó, ngày 2-7-1978, Campuchia ký thoả ước bất tương xâm với Thái lan, để dồn hết quân từ các quân khu phía tây sang biên giới phía đông. Vào cuối năm 1978, quân số Campuchia trú đóng tại biên giới sát Việt nam lên tới 19 sư đoàn (quân đội Campuchia có tất cả 23 sư đoàn). Cuối tháng 7 năm đó, Son Sen lên đường đi Bắc kinh.
Tại Bắc kinh, khi gặp Son Sen, Đặng Tiểu Bình thẳng thừng phê bình đường lối cai trị dã man của Campuchia, và một lần nữa, khuyến cáo Campuchia nên đoàn kết chống kẻ thù chung là Việt nam, đem Sihanouk trở lại chính trường, và cải thiện lại uy tín đối với quốc tế. Trung hoa cũng khuyên Campuchia nên sửa soạn một cuộc chiến tranh tiêu hao, hơn là theo đuổi chiến tranh quy ước và chính diện với Việt nam. Do sự khuyến cáo này, tình trạng phân biệt người mới người cũ ở các hợp tác được nới lỏng, Sihanouk bớt bị cô lập, một số trí thức đã bị gửi đi lao động sản xuất được gọi về Phnom Penh, ba nhà báo Tây Phương được mời đến Campuchia để quan sát “thành quả cách mạng”, và Ieng Sary lên đường di New York mở cuộc tấn công ngoại giao.
Thời gian đó, Việt nam dự định sẽ ký hiệp ước liên minh với Liên xô vào tháng 11 trước khi tổng tấn công Campuchia vào tháng 12. Nhưng trước khi ký hiệp ước với Liên xô, Việt nam muốn trấn an các nước Đông Nam Á và cố gắng thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa kỳ. Vào tháng 9-1978, Thủ tướng Phạm Văn Đồng lên đường đi thăm Thái lan, Malaysia và Singapore. Chuyến đi được sắp xếp vội vã để chặn đầu chuyến đi của Đặng Tiểu Bình được dự trù vào tháng 11.

Logged

Hai mươi mốt năm nay chưa bao giờ ta bỏ nhậu

 Bởi thế cho nên :

         Chán chả muốn chết nữa ! ! !
taydoc711
Thành viên
*
Bài viết: 503

Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


« Trả lời #233 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2008, 12:00:55 am »

Về tổ chức, quân đội Việt nam, được tự gọi là Quân đội nhân dân Việt nam, gồm có ba binh chủng lục quân, hải quân và không quân. Lãnh thổ được chia làm các quân khu I, II, III, IV, V, VII, IX, Quân khu Thủ Đô, đặc khu Quảng Ninh và đặc khu thành phố Hồ Chí Minh. Lục quân gồm có chính quy, chủ lực quân khu và dân quân địa phương. Lực lượng chính quy, trực thuộc Bộ tổng tham mưu, sau 1975 được tổ chức thành bốn quân đoàn cơ động, sử dụng như những lực lượng tổng trừ bị. Bốn quân đoàn 1, 2, 3, 4 này, còn được gọi là những binh đoàn Quyết Thắng, Hương Giang, Tây Nguyên và Cửu Long. Sau 1979, số quân đoàn này được tăng lên thành sáu rồi tám. Mỗi quân đoàn có từ ba mươi ngàn đến bốn mươi ngàn quân, gồm có ba hay bốn sư đoàn bộ binh, cùng những đơn vị yểm trợ như pháo binh, thiết giáp, truyền tin, quân y... Ngoài những vũ khí mà thu được từ quân đội Việt nam cộng hoà, bộ đội Việt nam có khoảng hơn một ngàn xe tăng T34, T54, T55, T59, T62, năm trăm xe PTP76, khoảng sáu trăm súng đại bác, ba ngàn súng phòng không và các đơn vị tên lửa SAM. Chủ lực miền là những đơn vị cơ hữu của mỗi quân khu. Ngoài những sư đoàn chủ lực quân khu, mỗi tỉnh còn có một hay hai trung đoàn chủ lực tỉnh như những trung đoàn Vàm Cỏ, Sông Bé, Gia định, Bắc Thái... Lực lượng dân quân là những tỉnh đội, huyện đội, xã đội, có nhiệm vụ phòng thủ và trinh sát nhiều hơn. Ngoài ra, bộ binh Việt nam còn có những đơn vị đặc biệt như lực lượng đặc công, lữ đoàn 305 dù, đoàn 559 Công binh, sư đoàn 673 cao xạ, các đoàn vận tải v.v...
Hải quân của quân đội Việt nam bắt đầu được thành lập từ những năm 1960, mới đầu là hai mươi lăm pháo thuyền của Trung hoa và ba mươi tàu tuần duyên do Liên xô viện trợ. Sau 1975, cùng với những thuyền bè do hải quân Việt nam cộng hoà để lại, hải quân Việt nam đã có hơn một ngàn tàu chiến lớn nhỏ. Vùng trách nhiệm duyên hải được chia làm năm vùng mà các Bộ tư lệnh đóng ở Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Vũng Tàu và Rạch Giá. Có hai hạm đội, hạm đội Hàm Tử phụ trách vùng biển phía bắc, hạm đội Bạch Đằng phụ trách vùng biển phía Nam của Đông Hải và vịnh Thái lan. Tư lệnh hải quân lúc đó là Hoàng Hữu Thái. Chính uỷ là Hoàng Trà. Việt Nam cũng tổ chức những đơn vị được gọi là “hải quân đánh bộ”. Không quân Việt nam có quân số khoảng hai chục ngàn. Ngoài những phi cơ A37, F5 và một số phi cơ vận tải và trực thăng của không quân Việt nam cộng hoà để lại, là những phi cơ MiG 21, MiG 23 và những phi cơ trực thăng võ trang do Liên xô viện trợ. Tất cả có hơn một ngàn phi cơ, được chia thành những không đoàn chiến đấu, vận tải, trực thăng và huấn luyện. Ngoài ra còn có một không đoàn oanh tạc cơ.
Logged

Hai mươi mốt năm nay chưa bao giờ ta bỏ nhậu

 Bởi thế cho nên :

         Chán chả muốn chết nữa ! ! !
taydoc711
Thành viên
*
Bài viết: 503

Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


« Trả lời #234 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2008, 12:04:02 am »

Hải quân của quân đội Việt nam bắt đầu được thành lập từ những năm 1960, mới đầu là hai mươi lăm pháo thuyền của Trung hoa và ba mươi tàu tuần duyên do Liên xô viện trợ. Sau 1975, cùng với những thuyền bè do hải quân Việt nam cộng hoà để lại, hải quân Việt nam đã có hơn một ngàn tàu chiến lớn nhỏ. Vào thời điểm đó, trang bị vũ khí quân đội ta vậy là rất hùng hậu phải không hả các bác
Logged

Hai mươi mốt năm nay chưa bao giờ ta bỏ nhậu

 Bởi thế cho nên :

         Chán chả muốn chết nữa ! ! !
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #235 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2008, 02:27:35 am »

 Đọc mấy đoạn bôi đỏ có cảm giác các tài liệu được lấy từ wiki Huh
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #236 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2008, 08:03:34 am »

Chiến tranh Đông Dương 3 - Hoàng Dung.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #237 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2008, 08:37:48 am »

Thấy chưa, VN có cả MIG-23 kìa!

 Grin
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #238 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2008, 08:55:55 am »

Bài của bạn Taydoc711 chép từ đẩu ra vậy? Văn phong không phải là của người Việt rành tiếng Việt. Có vài chi tiết về MT của ông Hen Som Rinh không chính xác:
1/ Quân số của MT nầy vào thời điểm đầu năm 79 thật sự cao hơn nhiều vì khi phản chiến quân của ông Hun Xen đã là 3 D.
2/ Đoàn 778: là 1 đơn vị khá hồn tạp do 1 đại tá VN khá nổi tiếng từ thời đánh Mỹ làm tư lệnh (tư nhiên quên mất tên) và đại tá Ba Cung (rất rành tiếng K) làm chính ủy. Đoàn có nhiệm vụ giúp MT xây dựng lực lượng và cải tạo 1 sốt tù binh Pol Pot. Cứ đóng tại Long Giao, từ T2-T5 năm 79 đóng tại Bổ Túc Tây Ninh, giữa T5 về lại Long Giao.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #239 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2008, 11:15:01 am »

Bài của bạn Taydoc711 chép từ đẩu ra vậy? Văn phong không phải là của người Việt rành tiếng Việt. Có vài chi tiết về MT của ông Hen Som Rinh không chính xác:
1/ Quân số của MT nầy vào thời điểm đầu năm 79 thật sự cao hơn nhiều vì khi phản chiến quân của ông Hun Xen đã là 3 D.
2/ Đoàn 778: là 1 đơn vị khá hồn tạp do 1 đại tá VN khá nổi tiếng từ thời đánh Mỹ làm tư lệnh (tư nhiên quên mất tên) và đại tá Ba Cung (rất rành tiếng K) làm chính ủy. Đoàn có nhiệm vụ giúp MT xây dựng lực lượng và cải tạo 1 sốt tù binh Pol Pot. Cứ đóng tại Long Giao, từ T2-T5 năm 79 đóng tại Bổ Túc Tây Ninh, giữa T5 về lại Long Giao.

Chiến tranh Đông Dương 3 - Hoàng Dung, bên vnthuquan.net có đấy bác ạ.

Tác giả là 1 ông Việt ở tuốt bên Tây nên có nhiều cái sai cũng là bình thường.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM