Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:44:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tài liệu nghiên cứu nước ngoài về chiến tranh Việt Nam sau WWII  (Đọc 181646 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2010, 11:26:23 pm »

  Kế hoạch phòng ngự trung tâm, tháng 4 đến tháng 5-1965

 Một khi Chu xác định hướng phát triển chung cho Phòng Tuyến Ba và “tiểu Phòng Tuyến Ba”   vừa cho trước mắt   vừa cho tương lai   xa, ông và những nhà lãnh đạo khác chuyển sang việc lên kế hoạch phòng ngự chi tiết   theo đà xung đột gia tăng ở Đông Dương.   Ngày 8-4 Cơ quan Thương mại của Hội đồng Nhà nước đệ trình báo cáo đề ra những biện pháp khẩn cấp về hậu cần nhằm tăng cường khả năng chiến đấu của Trung Quốc. Báo cáo này cảnh báo rằng 467 trong số 847 kho chứa dầu của Trung Quốc, chiếm một nửa trữ lượng dầu của đất nước (1,07 triệu trong số 2,13 triệu mét khối) nằm ở các tỉnh phòng tuyến một, cùng 284 kho chứa dầu (0,72 triệu mét khối, hay 34%) ở phòng tuyến hai, và chỉ có 96 (0,34 triệu mét khối, hay 16%) đặt ở Phòng Tuyến Ba.

 Báo cáo khẳng định rằng mức tập trung các kho chứa dầu dày đặc ở phòng tuyến một, những kho trên mặt đất dễ bị tấn công, và việc thiếu đầu tư vào hạ tầng kho chứa dầu đã khiến dự trữ dầu của Trung Quốc lâm vào “tình trạng đáng lo ngại” nếu phải phục vụ cho phòng không và hậu cần trong thời chiến. Những tác giả của báo cáo đề xuất việc nhanh chóng thành lập đơn vị phòng không ở những kho chứa của phòng tuyến một, nhanh chóng di dời dầu vào dự trữ ở những cơ sở ngầm ở vùng đồi núi ngay khi xây dựng xong, đồng thời tăng khả năng trữ dầu ở Phòng Tuyến Ba. Việc tái bố trí thành phố nếu các kho chứa dầu không thể di dời hoặc nếu phải xây dựng trong vùng thành phố vì không có giải pháp thay thế thì chỉ được phép ở Vân Nam, Quảng Tây, Quý Châu, những nơi dầu dự trữ có thể dễ dàng cung cấp cho Bắc Việt hay làm nhiên liệu cho phương tiện vận chuyển chi viện quân sự trợ giúp Bắc Việt.

 Trong cuộc họp mật ngày 10-4 với các lãnh đạo đảng và chính phủ không được nêu rõ tên, Chu Ân Lai tóm lược tình hình an ninh của Trung Quốc. Mặc dù ông đã giải tỏa mối lo về khả năng một cuộc chiến toàn cầu mới, ông cho rằng khả năng đối đầu quân sự Trung-Mỹ   là cao   và sức cầm cự của Trung Quốc với cuộc chiến cũng đáng lo ngại.57   Trong bối cảnh phẫn nộ vừa xảy ra đối với điều họ tưởng là có  toan tính của   Liên Xô   nhằm môi giới đưa đến thỏa hiệp về Đông Dương   với    Mỹ   thông qua    tổng thống Pháp Charles de Gaulle,58 Chu tiên đoán rằng Mỹ và Liên Xô cũng đang thông đồng trong cuộc chiến Việt Nam để đưa Trung Quốc trở lại thời kì 20 đến 30 năm về trước. Nhưng ông nhấn mạnh rằng thông đồng giữa Liên Xô và Mỹ cũng có giới hạn. Nếu Mỹ muốn   bỏ bom chương trình hạt nhân của   Trung Quốc, ông khẳng định, dư luận quốc tế sẽ quay lưng với Mỹ và ủng hộ Trung Quốc. Chu kết thúc bằng việc nhắc đến tiến độ hoàn thành nhanh chóng của công cuộc Phòng Tuyến Ba để    Trung Quốc có thể   dựa   vào ba phòng tuyến khi xảy ra chiến tranh.59

 Trong cuộc họp mở rộng của Bộ chính trị ngày 12-4, lãnh đạo trung ương đã thông báo cho các lãnh đạo tỉnh và vùng tự trị về tình hình an ninh và giải thích đường lối “phòng ngự từ xa” vừa được soạn thảo.60 Đặng Tiểu Bình mở đầu cuộc họp bằng cách nhắc lại lịch sử; theo đó, Trung Quốc không được bị động như Liên Xô khi bị Đức tấn công vào tháng 6-1941: “Chúng ta không muốn mắc phải sai lầm đó.”61 Ông trích dẫn lời của Mao năm ngoái tại lăng mộ nhà Minh: “Stalin thiếu ba thứ khi xảy ra chiến tranh thế giới thứ hai: hầm trú bom, việc di dời các nhà máy [về tuyến sau], và lực lượng dân quân.”62

 Đặng không ngừng chỉ trích những tỉnh đã lãng phí thời gian sau thông báo của Chu một tháng trước, nhấn mạnh việc cần thiết phải xây dựng “tiểu Phòng Tuyến Ba”. Đồng ý với phê bình của Mao về việc thi hành Phòng Tuyến Ba quá trì trệ và hầu hết các tỉnh chỉ biết đòi thêm ngân sách trong khi không sẵn sàng tập trung binh lính, Đặng kêu gọi việc xây dựng các đơn vị dân quân cũng như tăng tốc thi hành kế hoạch Phòng Tuyến Ba trên cả nước và “tiểu Phòng Tuyến Ba” ở các tỉnh. Ông đặc biệt nhấn mạnh rằng nền công nghiệp quốc phòng trong từng “tiểu Phòng Tuyến Ba” phải có thể hoạt động độc lập trong trường hợp Mỹ nhảy vào.63

 Chuyển sang tình hình Việt Nam, Đặng nói đến khả năng chiến tranh. Nhắc đến sự gia tăng ném bom của Mỹ vào các mục tiêu giao thông liên lạc và sản xuất ngày càng gần Hà Nội và Hải Phòng cũng như các máy bay tầm cao của Mỹ trên bầu trời Hải Nam, ông cho là quá sớm để nói đến khả năng tham chiến của Trung Quốc - và nếu có, thì ở mức độ nào. Ông thiên về khả năng chiến tranh chỉ giới hạn ở Việt Nam, nhưng cũng cảnh báo rằng Mỹ có thể mở rộng công kích sang Triều Tiên, trường hợp xấu nhất này khẳng định cuộc đối đầu Mỹ Trung trên đất Trung Quốc. Đặng bác bỏ khả năng Liên Xô sẽ trung thành với Hiệp ước đồng minh kí năm 1950 và hỗ trợ Trung Quốc.64 Ông tuyên bố, “chúng ta phải chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất.”65

 Sau khi tóm lược mức độ việc trợ hiện tại cho Bắc Việt, Đặng đề cập đến nhiệm vụ cấp bách nhất trong nước. Ông kêu gọi động viên quần chúng nhân và quân đội chính quy, thành lập các đơn vị phòng không ở các xí nghiệp công nghiệp và các mắt xích liên lạc, tuyên truyền giáo dục quốc phòng và thành lập các ủy ban phòng không các cấp. Mặc dù Đặng kêu gọi các nhà máy không huy động quá nhiều tài nguyên cho việc chuẩn bị nhằm dự trữ tài nguyên quý hiếm cho sản xuất, ông cũng yêu cầu việc rèn luyện tâm lý cho công nhân để họ có thái độ sẵn sàng khi Mỹ ném bom có hệ thống vào các cơ sở công nghiệp.66

 Chu Ân Lai tiếp tục nhắc nhở tăng cường sức phòng vệ của đất nước và đẩy cao tuyên truyền đến các nước khác. Theo ông, vì các lý do chính trị nên quan hệ ngoại giao cần được cải thiện. Mặc dù chuẩn bị cho quốc phòng, nền sản xuất cần tiếp tục duy trì để nguồn thu nhập   ngoại tệ   chủ yếu từ xuất khẩu các sản phẩm chất lượng cao   có thể được dùng để viện trợ nước ngoài, tập trung vào   Bắc Việt Nam, Bắc Triều Tiên và Albania. Về đối nội, Trung Quốc cần tăng tốc “từng tháng một” các biện pháp Phòng Tuyến Ba và tổ chức những đơn vị phòng không và dân quân, nhưng tránh không gây hoang mang cho dân chúng.67

 Cuối cùng, Lưu Thiếu Kỳ nói về trách nhiệm viện trợ cho Bắc Việt, mặc dù ông miêu tả tình thế hiện nay ở Đông Dương giống như nước cờ bí. Nhắc lại phần lớn lời của Đặng và Chu, ông yêu cầu một hành động   biểu trưng, như bắn rơi máy bay hay đánh chìm tàu chiến Mỹ, nhằm thôi thúc tinh thần nhân dân Trung Quốc.68 Lưu nói thêm việc tàu sân bay của Mỹ bị   nhận chìm ở eo biển Đài Loan gây tổn thất nặng nề cho quân đội Mỹ. Ông đề cập đến khả năng tấn công hạt nhân của Mỹ vào Trung Quốc, và không cho rằng hầm trú bom thông thường có thể chống được bom hạt nhân.69 Tuy nhiên, rõ ràng vẫn chưa có một kế hoạch phòng ngự đặc biệt nào nhằm đối phó với chiến tranh hạt nhân.

 Trong   bài diễn văn tổng kết, Chu Ân Lai tóm lược lại những vấn đề chính. Ông yêu cầu tăng tốc xây dựng cơ bản trên cả nước đồng thời nhấn mạnh rằng công nghiệp quốc phòng, kế hoạch Phòng Tuyến Ba và viện trợ nước ngoài là những chính sách liên quan mật thiết đến tranh chấp đang gia tăng   ở   Đông Dương. Chu thông báo về kế hoạch “phòng ngự từ xa” trước mắt và kế hoạch Phòng Tuyến Ba trong lâu dài. Trong trường hợp   có mâu thuẫn giữa hai kế hoạch, “phòng ngự từ xa” sẽ được ưu tiên hơn. Chu cảnh báo rằng dù chính phủ tiếp tục tăng,   “thuốc súng”   hiện tại vẫn không đủ nếu có chiến tranh trên diện rộng. Bởi vậy, nền sản xuất quốc phòng phải được hết sức quan tâm. Đối với kế hoạch Phòng Tuyến Ba, ông cho rằng việc hoàn thành đường sắt Côn Minh là dự án quan trọng nhất   bởi vì nó có   vai trò di dời các nhà máy sang những vùng Phòng Tuyến Ba được chỉ định và vận chuyển hàng hóa xuống Bắc Việt. Đối với công cuộc “tiểu Phòng Tuyến Ba”, ông ưu tiên hàng đầu cho những tỉnh phía nam và duyên hải.70 Bốn ngày sau, 14-4, Trung ương Đảng phê chuẩn những chỉ thị chi tiết về “phòng ngự từ xa”.71 

 Ngày 20-4 Hội đồng Nhà nước yêu cầu thi hành theo như bản báo cáo ngày 8-4 về việc tái bố trí và [trong một số trường hợp] xây mới các kho chứa dầu và hệ thống pháo phòng không để bảo vệ.72 Một ngày sau, Hội đồng Nhà nước gửi thông tư cho các tỉnh yêu cầu tái thành lập các đơn vị dân quân phòng không, vốn đã bị giải thể sau sự kiện Đại nhảy vọt, và chuẩn bị các kế hoạch khẩn cấp nhằm đối phó với Mỹ.73

 Tuy nhiên, các lãnh đão Trung Quốc tin rằng việc tái bố trí quân   sự và các kế hoạch cấp tỉnh là không đủ để ngăn chặn Mỹ trong dài hạn. Giữa tháng 5, Đặng   đặt   ưu tiên cho   việc di chuyển tới   những vùng Phòng Tuyến Ba hay xây mới  ở đó   các xí nghiệp quân sự có kế hoạch hạt nhân hay tên lửa   so với các công nghiệp quốc phòng khác: “Chúng ta phải đề phòng trường hợp kẻ thù dùng vũ khí hạt nhân để tấn công những thành phố duyên hải; vì vậy, nên đặt việc xây dựng chương trình hạt nhân và tên lửa ở vùng khác. Chúng ta sẽ đổ tiền vào những nơi đó.”74

 Chu thông báo đề cương chung cho kế hoạch phòng ngự từ xa của chính phủ trong cuộc họp Bộ Chính trị ngày 11-5.75 Bốn điểm trong kế hoạch yêu cầu việc đảm bảo phòng ngự, viện trợ nước ngoài, thi hành Phòng Tuyến Ba và sản xuất quốc phòng trong điều kiện ngân sách eo hẹp với 17 tỉ NDT.76 Tuy nhiên, Chu cảnh báo về nguy cơ hoàn thành một cách “hỗn loạn” các mục tiêu đầy tham vọng như trong cuộc Đại nhảy vọt năm 1959, 1960. Cùng với khả năng bị Mỹ tấn công, nhiều hiểm họa cũng xuất hiện trong năm 1965 hơn là trong một nửa thập kỉ trước.77

 Theo như phát hiện gần đây   của   hai nhà sử học James Hershberg và Chính Đạo, trong khi tăng tốc kế hoạch “phòng ngự từ xa” để đề phòng cuộc chiến với Mỹ, lãnh đạo Trung Quốc   đã gửi tín hiệu cho   Washington biết rằng họ muốn chiến tranh Việt Nam giới hạn trong Đông Dương. Ngay từ 25-3, truyền thông Trung Quốc đã công khai thông báo viện trợ cho Việt Nam với mục đích đánh bại   xâm lược   Mỹ. Trong chuyến thăm Pakistan ngày 2-4, Chu hy vọng Tổng thống Mohammed Ayub Khan, có kế hoạch thăm Washington   ngay sau đó, sẽ chuyển lời tới Washington   cam kết của Trung Quốc không   gây   cuộc đối đầu trực tiếp với Mỹ, nhưng đồng thời Bắc Kinh sẵn sàng tham chiến nếu bị Mỹ tấn công. Lời cảnh cáo của Chu đã không thể đến được thủ đô nước Mỹ vì chuyến thăm của Ayub Khan sau đó bị hủy bỏ.

Cuối tháng 4 và tháng 5-1965, Chu nhắc lại thông điệp trên cho những nguyên thủ nước ngoài đến Trung Quốc. Lo ngại   những thông điệp   trên chưa   đến được Washington, Chu chuyển lời qua Tòa công sứ Anh ở Bắc Kinh ngày 31-5. Bảy ngày sau, tòa công sứ thông báo cho Bộ ngoại giao Trung Quốc rằng thông điệp đã được chuyển đến Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Dean Rusk.78
------------
 55. Zhang Yu, “Luo Ruiqing yu guofang gongye,” p. 56.
 56. “Report by Commercial Department on Strengthening the Air Defense and War Preparation Measures of the Oil Depots of the Commercial System,” 8 April 1965, JSSDAG, 3072, zhang 1864, pp. 5–10.
 57. “Report by Premier Zhou Enlai on the War Preparations,” 10 April 1965, Fujian Sheng Dang’anguan   [Fujian Provincial Archives, hereinafter referred to as FJSDAG], 101-4-384, pp. 16–24.
 58. See Lüthi, The Sino-Soviet Split, ch. 10.
 59. “Report by Premier Zhou Enlai on the War Preparations,” pp. 16–24.
 60. Two slightly differing transcripts of this meeting have surfaced in two provincial archives. See “Speeches of Liu, Zhou, and Deng in the Politburo, 12 April 1965,” FJSDAG, 101-4-384, pp. 71–77; and “Comrade Wang Wei Communicates the Speeches of Some Responsible Comrades Discussing    the ‘War Preparedness Instructions’ in the Politburo,” 12 April 1965, JSSDAG, 3011, zhang 1162, pp. 43–49. A short speech by Zhou Enlai from this meeting has been published in China. See Zhou Enlai, “Some Problems with Regard to Capital Construction,” 12 April 1965, Dangde wenxian, No. 3 (1995), p. 39.
 61. “Speeches of Liu, Zhou, and Deng in the Politburo, 12 April 1965.”
 62. “ComradeWangWei Communicates the Speeches of Some Responsible Comrades Discussing the ‘War Preparedness Instructions’ in the Politburo,” p. 43.
 63. “Speeches of Liu, Zhou, and Deng in the Politburo, 12 April 1965.”
 64. “ComradeWangWei Communicates the Speeches of Some Responsible Comrades Discussing the ‘War Preparedness Instructions’ in the Politburo,” p. 44.
 65. “Speeches of Liu, Zhou, and Deng in the Politburo, 12 April 1965.”
 66. Ibid.; and “Comrade Wang Wei Communicates the Speeches of Some Responsible Comrades Discussing the ‘War Preparedness Instructions’ in the Politburo,” p. 45.
 67. “Speeches of Liu, Zhou, and Deng in the Politburo, April 12, 1965”; and “Comrade Wang Wei Communicates the Speeches of Some Responsible Comrades Discussing the ‘War Preparedness Instructions’ in the Politburo,” pp. 45–47.
 68. “Speeches of Liu, Zhou, and Deng in the Politburo, 12 April 1965.”
 69. “ComradeWangWei Communicates the Speeches of Some Responsible Comrades Discussing the ‘War Preparedness Instructions’ in the Politburo,” p. 48.
 70. Zhou Enlai, “Some Problems with Regard to Capital Construction,” p. 39.
 71. Sun Dongshen, “Woguo sanci xibu kaifa de huigu yu sikao,” p. 46.
 72. “Comments by the State Council on the Report by Commercial Department on Strengthening the Air Defense and War Preparation Measures of the Oil Depots of the Commercial System,” 20 April 1965, JSSDAG, 3072, zhang 1864, p. 5.
 73. The order is mentioned in “Circular on Participating in the Work of the People’s Anti-Air Defense,” 6 May 1965, JSSDAG, 3072, zhang 1879, pp. 9–10.
 74. Han Honghong, “Deng Xiaoping,” 98. Liu gave a similar speech on 19 May. See “Liu Shaoqi’s Speech to the Central Military Commission War Planning Meeting on 19 May 1965,”  Dangde Wenxian,   No. 3 (1995), p. 40.
 75. The date of the Politburo meeting is not certain. One source lists 11 May. See ZELNP2, p. 729. The other lists 12 May. See “Parts of Comrade [Chen] Yun Transmitting Two Politburo Meetings (Draft Notes from May 15),” JSSDAG, 3011, zhang 1162, p. 53.
 76. ZELNP2, pp. 729–730.
 77. “Parts of Comrade [Chen] Yun Transmitting Two PolitburoMeetings (draft notes fromMay 15),” pp. 53–60.
 78. Hershberg and Jian, “Reading and Warning the Likely Enemy,” pp. 65–78.
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2010, 11:34:01 pm »

  Kế hoạch phòng ngự cấp tỉnh, tháng 4 đến tháng 5-1965

 Tư liệu về kế hoạch phòng ngự cấp tỉnh trong năm 1965 vẫn còn rải rác. Nhiều sử liệu chính thức thậm chí không đề cập đến, mặc dù   chúng đã đề cập rộng đến các vấn đề quân sự khác    những năm 1960.79   Thông tin nhỏ giọt trong những tài liệu   trên   cho thấy Quảng Tây đã thành lập các ủy ban dân quân phòng không vào ngày 5-5,80 sau đó là Giang Tô ngày 6-5,81 Vân Nam ngày 12-5,82 Phúc Kiến ngày 13-583 và Triết Giang ngày 14-5.84 Những bằng chứng có được cho thấy những tỉnh trên, đều thuộc phòng tuyến một, chú trọng đến công tác dân phòng nhưng lại không triển khai nhanh chóng. Một số tỉnh phòng tuyến một tổ chức các hội nghị về kế hoạch phòng ngự hoặc hỏi ý kiến Bắc Kinh về kế hoạch cụ thể trong năm 1965 và đầu 1966.85 Việc các sử liệu không nhắc đến kế hoạch phòng ngự các tỉnh khác, đặc biệt là phòng tuyến hai và ba, cho thấy chính các tỉnh phòng tuyến một lại quan tâm đến công tác dân phòng.

  Một số ít tài liệu từ phòng lưu trữ   tại   tỉnh Giang Tô cho biết thêm về kế hoạch dân phòng cấp tỉnh. Mệnh lệnh trung ương ngày 21-4 về việc tái tổ chức các đơn vị dân quân phòng không cấp tỉnh khởi động cho kế hoạch “phòng ngự từ xa” ở Giang Tô. Ngày 6-5, Ủy ban nhân dân tỉnh Giang Tô ban hành chỉ thị sơ bộ đến Ủy ban nhân dân các địa khu Nam Kinh, Vô Tích, Từ Châu, Thường Châu, Tô Châu, Nam Thông, Liên Vân Cảng và Trấn Giang về việc thành lập các ủy ban phòng không trong các cơ quan an ninh công cộng. Nhiệm vụ của các ban mới này, theo như chỉ thị, gồm hai phần: một là tuyên huấn về phòng không cho dân chúng và tổ chức phòng ngự. Hai là, thực hiện các biện pháp phòng không cùng kế hoạch kinh tế và thực hiện việc kiểm soát phù hợp với những yêu cầu của phòng không tác chiến.86

 Ngày 17-5, Ủy ban dân quân phòng không tỉnh Giang Tô đệ trình một báo cáo đến Đảng ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh với đề xuất chi tiết về nhiệm vụ của Ủy ban dân quân phòng không các địa khu. Do Giang Tô là tỉnh duyên hải, Ủy ban phòng không cấp tỉnh phải tính đến phòng ngự dài hạn đối phó với chiến lược ném bom gây bất ngờ của Mỹ, đồng thời đối phó với sự lan rộng của tư tưởng chủ bại trong dân chúng khi có chiến tranh. Ủy ban muốn các biện pháp tuyên truyền được thực hiện bởi những đảng viên   cấp hạng   mười bảy hoặc cao hơn nhằm khích lệ tinh thần quần chúng. Ngoài ra, Ủy ban đề nghị nghiên cứu việc   xử lý hàng hóa nguy hiểm, đề ra kế hoạch phân tán và bảo vệ các cán bộ nòng cốt, và tái bố trí các đơn vị công nhân, trường học về nông thôn trên các “tiểu Phòng Tuyến Ba”. Cuối cùng, báo cáo đề xuất các biện pháp nếu xảy ra chiến tranh, như việc cung cấp nước và điện liên tục, cứu hộ, chữa cháy và duy trì an ninh công cộng. Bản báo cáo được phê chuẩn và gửi đến Ủy ban nhân dân các địa khu ngày 26-5.87 Còn việc các tỉnh thực hiện đến đâu trong những tháng sau đó thì vẫn chưa được biết.
 
  Đánh giá của trung ương về phòng ngự sơ bộ, tháng 6 đến tháng 7-1965

 Mặc dù nhận tin từ Tòa công sứ Anh ngày 7-6  rằng lời cảnh báo đến Washington đã đến tay Bộ trưởng Ngoại giao Rusk, nhưng chính quyền Trung Quốc vẫn   chờ đợi việc Mỹ tấn công vào mùa hè năm 1965, khi La Thụy Khanh nói rõ trong bài nói chuyện “tối mật” với các lãnh đạo tỉnh ngày 23-6. Tham mưu trưởng quân đội La cảnh báo về khả năng tấn công hạt nhân của Mỹ vào các tỉnh duyên hải.88 Bản thân Mao ba ngày sau đó cũng tỏ ra quan   ngại đến các biện pháp Phòng Tuyến Ba, đặc biệt là do khó khăn trong việc di dời các xí nghiệp quy mô lớn từ vùng nguy hiểm vào sâu trong nội địa.89

 Trong hoàn cảnh đó Bắc Kinh đã gửi một nhóm tám chuyên viên Bộ Quốc phòng sang Việt Nam trong 40 ngày nhằm học tập kinh nghiệm phòng không của Bắc Việt.90 Đây là đề xuất của Bộ Chính trị ngày 14-5 nhằm học tập kinh nghiệm dân quân phòng không của Bắc Việt và cách Bắc Hàn che giấu những thành phố và xí nghiệp trong vùng đồi núi.91 Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy phái đoàn của Trung Quốc đã sang Bắc Hàn.

 Báo cáo về phái đoàn ở Bắc Việt, trình ngày 29-8, cung cấp nhiều thông tin bổ ích. Hầm tránh bom loại nhỏ rất hiệu quả trừ khi bị trúng bom trực tiếp. Việc đào hào giao thông cũng cần thiết để bảo vệ   người   thông tin liên lạc khi Mỹ liên tục ném bom. Kế sách tốt nhất để bảo vệ dân là di tản về nông thôn. Báo cáo đề cập đến việc các thành phố nhỏ ở Bắc Việt thường bị bỏ trống vào ban ngày để tránh thương vong do bom Mỹ, nhưng cũng thừa nhận rằng không thể làm vậy với những thành phố lớn. Báo cáo nhấn mạnh cách phòng ngự tốt nhất là chiến đấu lại; muốn như vậy, phải   có sự   cộng tác chặt chẽ giữa các đơn vị pháo binh và dân quân phòng không. Số liệu từ Bắc Việt, theo như báo cáo này, cho thấy 53 trong 430 máy bay địch bị bắn hạ. Cuối cùng, các tác giả của báo cáo đề cao vai trò tuyên truyền nhằm duy trì tinh thần của quần chúng và ngăn chặn tư tưởng chủ bại.92

 Đánh giá cuối cùng   trong bản báo cáo tới   hơi trễ   cho nên không   ngăn ngừa   được   tâm lý không tốt đang lan rộng ở miền Nam Trung Quốc.   Một mặt, báo cáo ngày 23-7 về các biện pháp dân quân phòng không ở Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam không chỉ đưa ra những thành công trong công tác dân quân phòng không, mà còn nêu tác động tiêu cực của “tư tưởng chủ hòa” làm “giảm cảnh giác trong quần chúng”.   Mặt khác, báo cáo lưu ý tới kiều dân Quảng Châu, đến đại lục từ 1949, đang   đòi hỏi rời   đất nước để tránh chiến tranh.93 Ở Vân Nam, nơi hầu hết người dân lo ngại   ở mức độ khác nhau   cuộc tấn công của Mỹ, “60% kỹ sư và cán bộ lành nghề” đều hết sức lo ngại việc xảy ra chiến tranh. Rõ ràng, công tác tuyên truyền nhằm cổ vũ tinh thần là chưa đủ.
  ----------
79. For example, Beijing Shi difangzhi bianzuan weiyuanhui [City of Beijing Gazetteer Compilation Committee], ed.,  Beijing zhi [Annals of Beijing], Vol. 30, Junshi zhi [Military Annals] (Beijing: Beijing chubanshe, 2002); Guangdong sheng difang shizhi bianzuan weiyuanhui [Province of Guangdong Historical Gazetteer Compilation Committee], ed., Guangdong sheng zhi [Annals of Guangdong Province], Vol. 22, Junshi zhi [Military Annals] (Guangzhou: Guangdong renmin, 1999); and Yunnan sheng difang zhi bianzuan weiyuanhui [Province of Yunnan Gazetteer Compilation Committee], ed., Yunnan sheng zhi [Annals of Yunnan Province], Vol. 49, Junshi zhi [Military Annals] (Kunming: Yunnan renmin, 1997).
 80. Guangxi Zhuangzu Zizhiqu difang zhi bianzuan weiyuanhui [Ethnic Minority Autonomous Region of Guangxi Gazetteer Compilation Committee], ed., Guangxi tongzhi [Gazetteer of Guangxi], Vol. 59, Junshi zhi [Military Annals] (Nanning: Guangxi renmin, 1994), p. 488.
 81. “Circular on Participating in the Work of the People’s Anti-Air Defense,” 5 May 1965, JSSDAG,   3072, zhang 1879, pp. 9–10.
 82. “Yunnan sheng difang zhi bianzuan weiyuanhui,”  Yunnan sheng zhi, Vol. 49, Junshi zhi, p. 30.
 83. Fujian sheng difang zhi bianzuan weiyuanhui [Province of Fujian Gazetteer Compilation Committee], ed., Fujian sheng zhi  [Annals of Fujian Province], Junshi zhi [Military Annals], Vol. 9 (Beijing: Xinhua chubanshe, 1995), p. 534.
 84. Zhejiang sheng junshizhi bianzuan weiyuanhui [Province of Zhejiang Military Gazetteer Compilation Committee], ed.,  Zhejiang sheng jun shi zhi [Military Annals of Zhejiang Province] (Beijing: Fangzhi chubanshe, 1999), p. 516.
 85. Guangxi Zhuangzu Zizhiqu difang zhi bianzuan weiyuanhui, Guangxi tongzhi, Vol. 59, Junshi zhi, pp. 492, 493, 497; Jiangsu sheng difang zhi bianzuan weiyuanhui [Province of Jiangsu Gazetteer Compilation Committee], ed., Jiangsu sheng zhi  [Annals of Jiangsu Province], Junshi zhi [Military Annals], Vol. 64 (Beijing: Junshi kexue, 2000), pp. 672, 705. A report found in the Jiangsu provincial archives speciªcally mentions Guangdong, Guangxi, and Yunnan. See “Report on the Inspections of the People’s Air Defense Work in Guangdong, Guangxi, and Yunnan,” 23 July 1965, JSSDAG, 3011, zhang 1879, pp. 10–15.
 86. “Circular on Participating in the Work of the People’s Anti-Air Defense,” 5 May 1965, JSSDAG,   3072, zhang 1879, pp. 9–10.
 87. “Ideas on Participating in People’s Militia Air Defense Work,” 17 May 1965, JSSDAG, 3072, zhang 1879, 1a–7. See also Jiangsu sheng difang zhi bianzuan weiyuanhui [Province of Jiangsu Gazetteer Compilation Committee], ed., Jiangsu sheng zhi [Annals of Jiangsu Province], Junshi zhi [Military Annals], Vol. 64 (Beijing: Junshi kexue, 2000), pp. 669, 686.
 88. “Notes of Comrade Luo Ruiqing’s Speech,” 23 June 1965, JSSDG, 3011, long 1162, pp. 66–71. The fact that this speech was found in a provincial archive indicates that the audience consisted of provincial leaders.
 89. Mao Zedong, “With Regard to the Question of Fighting War We Shall Have Two Strings to One Bow,” 26 June 1965, Dangde wenxian, No. 3 (1995), p. 41.
 90. See “Report on Studying and Inspecting the Experience of the Vietnam People’s Air Defense Work,” 29 August 1965, JSSDAG, 3011, zhang 1234, 15a. No precise date is mentioned for the delegation’s 40-day mission to North Vietnam.
 91. “Parts of Comrade [Chen] Yun Transmitting Two PolitburoMeetings (draft notes from 15   May),”    JSSDAG,   3011, zhang 1162, p. 60.
 92. “Report on Studying and Inspecting the Experience of the Vietnam People’s Air Defense Work,” 29 August 1965, JSSDAG,  3011, zhang 1234, 15a–21.
 93. “Report on the Inspections of the People’s Air Defense Work in Guangdong, Guangxi, and Yunnan,” pp. 10–15.
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2010, 11:43:37 pm »

  Những quyết định trong Kế hoạch 5 năm lần thứ ba, tháng 7 đến tháng 10-1965

 Bắt đầu từ giữa tháng 5, một hội nghị Trung ương Đảng ở Bắc Kinh thảo luận chi tiết về Kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1966-1970), trong đó có đề cập   đến cấp ngân sách cho công cuộc Phòng Tuyến Ba. Mở đầu, Mao than phiền rằng hoạch định kinh tế “bị sa vào phòng tuyến hai, và không chú trọng đủ vào Phòng Tuyến Ba; bây giờ, những thiếu sót phải được bù đắp.”94 Kết quả là ngày 21-7, Ủy ban kế hoạch nhà nước gửi cho Chu Ân Lai một báo cáo kiến nghị điều chỉnh và xét duyệt lại đề cương sơ bộ của Kế hoạch 5 năm lần ba. Dự báo cuộc tấn công quy mô của Mỹ đang đến gần, báo cáo yêu cầu phải “chạy đua với thời gian” và ưu tiên hàng đầu cho việc xây dựng nhà máy quốc phòng và phòng ngự từ xa.95 Mao cũng nhấn mạnh những ưu tiên đó trong cuộc họp Ban bí thư trung ương Đảng vào tháng 8: “Chúng ta không được để vuột cơ hội mà cần bù lại thời gian đã mất. Nếu xây dựng   nội địa   không tốt, chúng ta sẽ không thể ngủ yên một ngày nào.” Ông nhắc lại với mọi người trong cuộc họp về bài học thất bại của Iosif Stalin đã không chuẩn bị công sự và di dời các nhà máy về hậu tuyến trước khi Đức   tấn công năm 1941.96

 Theo đó, ngày 21-8-1965 Ủy ban kế hoạch nhà nước tính đến việc di dời quy mô lớn của các nhà máy trong kế hoạch tái điều chỉnh kinh tế quốc gia. Cơ quan này đệ trình đề cương sơ bộ cho Kế hoạch 5 năm lần thứ ba vào ngày 2-9 chú trọng bốn nhiệm vụ cốt lõi trong giai đoạn 1966-1970 theo thứ tự: kích hoạt phòng ngự sơ bộ, xây dựng nhà máy quốc phòng, tăng tốc   xây dựng Phòng Tuyến Ba, chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu công nghiệp trên cả nước.97 Theo đó, Hội đồng kế hoạch nhà nước phân bổ 48,243 tỉ NDT (49,43% trong 97,603 tỉ NDT dành riêng cho vốn đầu tư trên cả nước) cho công cuộc Phòng Tuyến Ba trong 5 năm tới.98

 Hội nghị Trung ương Đảng ở Bắc Kinh, bao gồm lãnh đạo các tỉnh, các bộ ngành, và   chỉ huy của tất cả các đơn vị quân đội chủ lực, được triệu tập từ ngày 18-9 đến 12-10 nhằm đưa ra đề cương chung, trao đổi ý kiến, và cuối cùng là đưa ra đề cương chi tiết Kế hoạch 5 năm lần thứ ba. Nhắc đến những hạn chế về tài nguyên trong nước, Hội nghị kết luận rằng những đòi hỏi tuyên bố trước đó của Kế hoạch 5 năm lần thứ ba phải chuyển trọng tâm kinh tế từ sản xuất lương thực và hàng hóa tiêu dùng sang sản xuất phục vụ quốc phòng.99 Sự thay đổi quan điểm này chính thức chấm dứt của giai đoạn củng cố kinh tế từ năm 1961 nhằm phục hồi nền kinh tế Trung Quốc sau thảm họa Đại nhảy vọt.
 
  Sự sụp đổ của kế hoạch Phòng Tuyến Ba và “Phòng ngự từ xa”, tháng 9-1965 đến tháng 6-1966

 Cùng với công cuộc Kế hoạch 5 năm lần thứ ba, hầu hết lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đều chuyển sang những công việc khác   trước khi   Cách mạng văn hóa   xảy ra   nhưng Đặng Tiểu Bình, một trong những nhà kiến thiết chủ yếu của công cuộc Phòng Tuyến Ba, vẫn   tiếp tục công việc thực hiện nó. Trong chuyến thanh tra với Bạc Nhất Ba và những đảng viên trung ương khác   ở Tứ Xuyên, Quý Châu, và Vân Nam, ông lại được cam đoan rằng trữ lượng phong phú của than, dầu mỏ, quặng sắt và các tài nguyên thiên nhiên khác ở vùng này rất phù hợp làm trọng điểm phát triển Phòng Tuyến Ba, nhất là khi tuyến đường sắt Côn Minh được hoàn thành.100 Khai thác từ “bài học Stalin”,101 Đặng công du cùng hơn hai mươi đảng viên trung ương trong chuyến đi khác vào tháng 3-1966 đến các tỉnh Phòng Tuyến Ba vùng Tây Bắc như Sơn Tây, Cam Túc, Ninh Hạ và Thanh Hải để thanh tra vũ khí trang bị, không quân và các nhà máy công nghiệp nặng đồng thời phê chuẩn việc mở rộng của các nhà máy này.102 Đó là những hành động cuối cùng đối với kế hoạch Phòng Tuyến Ba trước khi Cách mạng Văn hóa nổ ra.

 Có nhiều lý do dễ thấy khiến lãnh đạo trung ương không còn quan tâm đến Phòng Tuyến Ba và “phòng ngự từ xa”. Với những quyết định cơ bản trong định hướng Kế hoạch 5 năm lần ba vào mùa thu năm 1965, những tranh luận thực ra đã kết thúc. Ngoài ra, nguy cơ từ phía Mỹ đã tạm lắng. Buổi nói chuyện của Chu Ân Lai vào ngày 15-10 nhận định hoàn cảnh quốc tế không còn đáng ngại như nhận định của những lãnh đạo trung ương hồi đầu năm.103 Trong buổi nói chuyện với đoàn đại biểu Phúc Kiến ngày 25-11, Bộ trưởng ngoại giao Trần Nghị thậm chí còn quả quyết “Mỹ đã giảm sút sức mạnh” và “quyết tâm” để tấn công Trung Quốc.104 Sự quả quyết này là có cơ sở. Cuộc chiến giữa Mỹ và Bắc Việt Nam ở thung lũng Ia Drang từ 13 đến 19-11 cho thấy Việt Cộng đã thâm nhập mạnh mẽ vào miền Nam khiến quân Mỹ nản lòng. Sau trận đánh đó, chính quyền Johnson tỏ ra muốn điều đình với Bắc Việt bằng ngoại giao để tạm dừng cuộc chiến.105 

 Cuối cùng, mùa thu năm 1965 đánh dấu bước   phát triển chính trị quan trọng trước khi nổ ra cuộc Cách mạng Văn hóa vào năm sau đó. Tháng 11, Mao chuyển nơi làm việc từ Bắc Kinh sang Thượng Hải, chuẩn bị những bước đi kế tiếp đối phó lại những người đối lập ở Bắc Kinh. Mao không quay trở lại Bắc Kinh cho đến giữa năm 1966, vào lúc Cách mạng  Văn hóa mà ông châm ngòi từ xa đang diễn ra chống lại các đồng chí của ông.106

 Mặc dù   việc quá khích hóa về mặt ý thức hệ trong nội bộ    chính trị đã manh nha trong nước từ cuối mùa hè năm 1962, kế hoạch Phòng Tuyến Ba vẫn không bị ảnh hưởng cho đến mùa thu năm 1965. Trong nhiều năm, Mao đã chỉ rõ chủ nghĩa xét lại là sự lệch lạc về tư tưởng từ chỗ chủ nghĩa Mác-Lê Nin đúng đắn biến thành chủ nghĩa kinh nghiệm, một tư tưởng sai lầm mà ông chỉ ra rằng những lãnh đạo Liên Xô và đồng chí của ông đang mắc phải.107 Ngày 10-10-1965, tại cuối Hội nghị Trung ương Đảng nói trên, Mao cảnh báo với những bí thư tỉnh ủy rằng bộ phận trung ương Đảng đang bị lung lay bởi chủ nghĩa xét lại chống Đảng. Ông khẳng định vai trò của các tỉnh về việc xây dựng các tiểu Phòng Tuyến Ba độc lập về kinh tế và quân sự để sau này đánh bại phe xét lại.108 Trong thời gian đó, Bộ trưởng Quốc phòng Lâm Bưu, trước đó không tham gia kế hoạch Phòng Tuyến Ba, bắt đầu khai thác kế hoạch “phòng ngự từ xa” cho mục đích riêng. Ngày 12-9, ông ban hành thông tư đề nghị các lực lượng   dân phòng nhân dân loại bỏ những   cán bộ chính trị không tốt.109

 Vì vậy, khi nổ ra Cách mạng văn hóa, việc thi hành các biện pháp Phòng Tuyến Ba được phê chuẩn trước đó tiến triển chậm lại và sau đó ngừng hoàn toàn.110 Việc Lâm Bưu buộc tội La Thụy Khanh  cuối năm 1965 khiến công cuộc Phòng Tuyến Ba mất đi người đứng đầu quân đội.111 Hai bản lưu trữ cấp tỉnh nói rõ mốc kết thúc của kế hoạch quốc phòng và tiểu Phòng Tuyến Ba là tháng 5-1966.112 Việc Đặng Tiểu Bình bị “thất sủng” vào tháng 8-1966 khiến kế hoạch này mất đi người   cổ võ tích cực   nhất.113 Mãi đến khi bất ổn xảy ra đầu năm 1969 ở biên giới Trung-Xô các biện pháp Phòng Tuyến Ba mới hồi phục lại đầy đủ.114
----------
94. Li Yin, “Sanxian yuanqi,” p. 55.
 95. Dong Baoxun, “Yingxiang sanxian jianshe juece xiangguan yinsu de lishi touxi,” p. 90.
 96. Li Yin, “Sanxian yuanqi,” p. 55.
 97. Dong Baoxun, “Yingxiang sanxian jianshe juece xiangguan yinsu de lishi touxi,” p. 91; and Li Yin, “Sanxian yuanqi,” p. 55.
 98. Li Cunshe, “Woguo sanxian shengchan buju de jibe texheng,” p. 48.
 99. ZELNP2, p. 7561; and Li Yin, “Sanxian yuanqi,” p. 55.
 100. Han Honghong, “Deng Xiaoping yu sanxian jianshe,” p. 99.
 101. From a speech to the National Industry and Communication Work Conference on 26 February 1966. See Han Honghong, “Deng Xiaoping yu sanxian jianshe,” p. 98.
 102. Ibid., p. 99.
 103. “Statement by Zhou Enlai: Informal Meeting on 15 October [1965],” JSSDAG, 3011, zhang 1162, pp. 96–100.
 104. “Chen Yi’s Report on the Current International Situation, Given on 25 November to a Cadre Meeting of the Fujian Provincial Delegation,” FJSDAG, 101–12–101, p. 16.
 105. See Lüthi, The Sino-Soviet Split, ch. 10.
 106. Roderick MacFarquhar, The Origins of the Cultural Revolution, Vol. 3: The Coming of the Cataclysm, 1961–1966   (New York: Columbia University Press, 1997), pp. 443–445; Clive Ansley, The Heresy of Wu Han: His Play ‘Hai Jui’s Dismissal’ and Its Role in China’s Cultural Revolution   (Toronto: University of Toronto Press, 1971), pp. 89–90; Li Zhisui, with Anne F. Thurston, The Private Life of Chairman Mao   (New York: Random, 1994), pp. 440–442; Wu Lengxi,  Yi Mao zhuxi: Wo qinshen jingli de ruogan zhongda lishi shijian pianduan   [Remembering Chairman Mao: Part of a Series of Important Historical Events I Personally Experienced] (Beijing: Xinhua, 1995), pp. 149–151; and Roderick MacFarquhar and Michael Schoenhals, Mao’s Last Revolution (Cambridge, MA: Belknap Press of Harvard University Press, 2006), pp. 15–17.
 107. See Lüthi, The Sino-Soviet Split, chs. 7, 9.
 108. Dong Baoxun, “Yingxiang sanxian jianshe juece xiangguan yinsu de lishi touxi,” p. 92.
 109. “Summary Notes of the Work Conference of the General Staff Headquarters and General Political Department on the People’sMilitia,” 12 September 1965, JSSDAG, 3011, zhang 1155, pp. 27–32.
 110. Li Yin, “Sanxian yuanqi,” p. 55.
 111. Huang Yao and Zhang Mingzhe,Luo Ruiqing zhuan  [A Biography of Luo Ruiqing] (Beijing: Dangdai Zhongguo, 1996), pp. 512–536.
 112. Jiangsu sheng difang zhi bianzuan weiyuanhui,  Jiangsu sheng zhi, Vol. 64, Junshi zhi, p. 659; and Zhejiang sheng junshizhi bianzuan weiyuanhui, Zhejiang sheng jun shi zhi,  p. 519.
 113. MacFarquhar, The Origins of the Cultural Revolution, pp. 462–463.
 114. Li Yin, “Sanxian yuanqi,” p. 55; Wang Hongjuan, “Wenge shijian sanxian jianshe shulüe,” p. 112; and Chen Lixu, “Mao Zedong yu woguo sanxian jianshe,” p. 10.
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2010, 11:52:38 pm »

  Kết luận

 Chiến tranh Việt Nam leo thang buộc Trung Quốc thực hiện chương trình kinh tế chủ chốt Phòng Tuyến Ba   kéo dài thêm nhiều năm sau khi   xung đột ở Đông Dương chấm dứt. Dù mối quan hệ đang xấu dần đi với Liên Xô có thể làm kế hoạch   loại   này ra đời trễ hơn, với quy mô nhỏ hơn, động lực chính của nó vẫn là nguy cơ bị tấn công từ phía Mỹ. Mao Trạch Đông thổi phồng quá mức mối đe dọa của Liên Xô chỉ nhằm đối phó với những kẻ thù chính trị trong nước;115 trong khi, công cuộc Phòng Tuyến Ba về cơ bản nhắm đến nguy cơ tức thời và dễ thấy từ phía Mỹ. Những cuộc thảo luận nội bộ của giới lãnh đạo Trung Quốc về vấn đề Mỹ khá nghiêm túc, không bị cường điệu hay có những lệch lạc   ý thức hệ   như trong những cuộc tranh luận về mối quan hệ với Liên Xô.116 Tuy nhiên, sự cô lập của Trung Quốc với thế giới và   quá khích về ý thức hệ của Mao vốn được biết đến từ năm 1962 đã tô đậm thêm suy nghĩ ảm đạm và phản ứng mẫn cảm của Trung Quốc đối với sự đe dọa từ Mỹ.

 Ngay khi đề xướng Phòng Tuyến Ba ra đời năm 1964, nó đã trở thành tâm điểm trong việc hoạch định chính sách năm 1965 và sau đó lại đột ngột sụp đổ ngay trước khi nổ ra Cách mạng văn hóa. Chỉ từ mùa thu năm 1965 khi nguy cơ từ Mỹ đã lùi xa và Mao Trạch Đông bắt đầu những động thái cho Cách mạng văn hóa thì những xung đột tư tưởng giữa các lãnh đạo trung ương mới trở nên gay gắt, diễn ra ngay cả trong kế hoạch Phòng Tuyến Ba. Mặc dù Bắc Kinh tiếp tục thực hiện Phòng Tuyến Ba trong Cách mạng văn hóa, những cố gắng vẫn bị cản trở bởi tư tưởng   chính trị quá khích. Chỉ một năm sau khi thông qua Kế hoạch 5 năm lần thứ ba, hai nhà lãnh đạo quan trọng nhất của Phòng Tuyến Ba, La Thụy Khanh và Đặng Tiểu Bình đã bị “thất sủng”. Khi Phòng Tuyến Ba được khởi động lại vào năm 1969, kế hoạch này có tác động lớn đến cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc cho đến khi kết thúc hoàn toàn vào năm 1979.

 Mặc dù bề ngoài, những dấu hiệu tự cung tự cấp của Phòng Tuyến Ba có vẻ giống với ý tưởng công xã của cuộc Đại nhảy vọt,   rất dễ nhận ra   những khác biệt chủ yếu. Cuộc Đại nhảy vọt nhằm thiết lập một xã hội tiền Cộng sản với những tổ chức tự quản về chính trị, kinh tế và quân sự (công xã nhân dân),117 trong khi Phòng Tuyến Ba hoàn toàn với mục đích chiến lược quân sự. Phân tán địa lý và tự túc kinh tế không phải là kết quả từ các ý tưởng xây dựng xã hội lý tưởng của Mao mà là hệ quả những gì Mao và những đồng chí của mình xem là cần thiết về quân sự. Hơn nữa, không giống viễn cảnh về một tương lai tốt hơn như trong Đại nhảy vọt, thế yếu về quân sự là mấu chốt của Phòng Tuyến Ba, khi Chu Ân Lai bày tỏ với người nghe vào tháng 4 năm 1965. Khi tình trạng cô lập của Trung Quốc chấm dứt vào cuối những năm 1970 và đất nước bắt đầu nhìn ra bên ngoài, tâm lý đề phòng quân sự của Phòng Tuyến Ba mới chấm dứt.

 Nhìn rộng hơn về lịch sử, đề xướng Phòng Tuyến Ba giống với kế hoạch phát triển của Stalin ở Xi-bê-ri. Những người Cộng sản Trung Quốc quả quyết rằng Liên Xô đã không được chuẩn bị khi Đức tấn công năm 1941, nhưng thật ra Stalin đã phát triển những trung tâm công nghiệp phía Đông dãy Ural ít nhất là từ cuối những năm 1920.118 Tuy nhiên, do sai lầm trong chiến lược quân sự và chính sách đối ngoại-chứ không phải sai lầm như phía Trung Quốc chỉ ra- đã buộc Liên Xô phải di dời một lượng lớn các xí nghiệp từ phần đất thuộc châu Âu sang Xi-bê-ri trong một thời gian ngắn để tránh sự tiến quân của Đức năm 1941.119 Nhưng dù những lãnh đạo Trung Quốc có hiểu sai những nguyên nhân cơ bản trong chính sách của Stalin năm 1941, họ vẫn rút ra những bài học đúng đắn.

 Khái quát hơn, kế hoạch Phòng Tuyến Ba thể hiện một trong những mô hình phát triển của Trung Quốc cho những tỉnh phía tây đất nước, mặc dù phát triển kinh tế không phải mục đích chính. Trong những năm đầu thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Mao đã tiếp nhận những quan điểm   mới nhất kiểu  Stalin về phát triển kinh tế.120 Với sự hỗ trợ kinh tế của Liên Xô, Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953-1957) đặt trọng tâm phát triển sâu trong đại lục.121 Trong số 694 dự án công nghiệp của Kế hoạch 5 năm, 472 (68%) dự án được đặt ở những tỉnh mà sau này là 11 tỉnh Phòng Tuyến Ba. Trong số 150 dự án Liên Xô hỗ trợ, 83 (55%) được đặt ở đó, bao gồm 35 trong 43 dự án phòng thủ Liên Xô (81,4%) và 48 trong 107 dự án công nghiệp dân dụng (44,9%).122 Mô hình phát triển thứ hai là cuộc Đại nhảy vọt (1958-1960). Mục tiêu không tưởng của công cuộc này không chỉ là mâu thuẫn với những kinh nghiệm kinh tế trước đó mà còn với lối tư duy chiến lược trong nền kinh tế kế hoạch kiểu Liên Xô và ngay cả trong chương trình Phòng Tuyến Ba sau đó vào những năm 1960. Với Đặng Tiểu Bình trở thành lãnh đạo tối cao sau 1978, Trung Quốc chứng kiến sự phục hồi của miền duyên hải với nền sản xuất xuất khẩu và sự giải phóng của nông dân khỏi những bó buộc còn lại của công cuộc cộng sản hóa, đưa Trung Quốc vào giai đoạn phát triển kinh tế đáng kinh ngạc.123 Chỉ đến năm 1999 Bắc Kinh mới bắt tay lại vào một chiến lược ở miền tây, quan tâm đến vùng trung tâm và phía Tây Trung Quốc.124
---------
115. See Luthi, Sino-Soviet Split, chs. 9–10.
 116. Ibid., ch. 10.
 117. Ibid., ch. 4.
 118. W. Bruce Lincoln, The Conquest of a Continent: Siberia and the Russians (New York: Random House, 1994), pp. 318–357; Stephen Kotkin, Magnetic Mountain: Stalinism as Civilization (Berkeley: University of California Press, 1995), pp. 29–71; and Benson Bobrick, East of the Sun: The Epic Conquest and Tragic History of Siberia   (New York: Poseidon, 1992), pp. 415–453.
 119. Lincoln, The Conquest of a Continent, pp. 358–363.
 120. Hua-yu Li, Mao and the Economic Stalinization of China, 1948–1953 (Lanham, MD: Rowman & Littleªeld, 2006).
 121. Dong Zhikai and Wu Jiang, “Woguo sanci xibu kaifa de huigu yu sikao,” p. 82.
 122. Chen Dongling, “Zhongguo Gongchangdang sanxian lingdao jiti de xibu kaifa sixiang yu   shijian,” p. 77; and Yang Huolin and Yang Yinjian, “Cong jihua pingheng dao da kaifa,” p. 12.
 123. Daniel R. Kelliher, Peasant Power in China: The Era of Rural Reform, 1979–1989 (New Haven: Yale University Press, 1992); David Zweig, Internationalizing China: Domestic Interests and Global Linkages   (Ithaca: Cornell University Press, 2002); and  Freeing China’s Farmers: Rural Restructuring in the Reform Era   (Armonk, NY: M. E. Sharpe, 1997).
 124. Dong Zhikai and Wu Jiang, “Woguo sanci xibu kaifa de huigu yu sikao,” p. 85.
 
 ©  Thời Đại Mới
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 06:12:03 pm »

Xấu xa hơn cả bọn ăn thịt người
Harry Kreisler phỏng vấn Daniel Ellsberg
 
Nguyên tác:
Worse than Cannibals
Guernica, tháng 1-2010

Lời giới thiệu của người dịch: Trong một phần tư thế kỉ Mĩ can thiệp ở Việt Nam (1950-1975), nhất là trong những năm quân đội Hoa Kỳ trực tiếp tham gia chiến trận (1965-1973) với hơn 3 triệu binh lính, hàng triệu người Mĩ đã lên tiếng chống lại chính sách chiến tranh, bằng những hình thức và mức độ khác nhau. Họ là những trí thức, sinh viên, thanh niên, mục sư, linh mục, nghệ sĩ… Họ là những người có tên tuổi do sự nghiệp, chức vị, như Martin Luther King, Noam Chomsky, Benjamin Spock, Jane Fonda… hoặc là những người mà dư luận chỉ biết tên qua hành động chống chiến tranh dũng cảm như Angela Davis, hai linh mục anh em Daniel và Philip Berrigan (vào tù vì chống chiến tranh), Norman Morrison (tín đồ Quaker, tự thiêu trước Lầu năm góc)… Đằng sau họ, chung quanh họ là hàng triệu người “vô danh” đã “biểu tình ngồi”, “biểu tình đứng”, “biểu tình đi vòng quanh”, đốt thẻ quân dịch, chấp nhận án tù hay lưu đầy để không tham gia cuộc chiến tranh phi nghĩa.

 Trong những con người ấy, Daniell Ellsberg giữ một vị trí đặc biệt. Anh thuộc thế hệ và loại người mà nhà báo Mĩ David Halberstam gọi là “The Best and the Brightest” (những con người ưu tú và xuất sắc nhất), những cá nhân giỏi giang được tuyển mộ vào chính quyền Mĩ, trở thành những cộng sự viên đắc lực nhất của tổng thống Hoa Kì. Sinh năm 1931, Daniel Ellsberg là một điển hình của mẫu người “văn võ toàn tài” kiểu Mĩ: tiến sĩ kinh tế học (Trường đại học Harvard, 1962), tốt nghiệp thủ khoa khoá đào tạo 1.100 thiếu uý Thuỷ quân lục chiến (Marine Corps Basic School, Quantico, Virginia). Sau hai năm phục vụ trong quân chủng “sừng sỏ” này, Ellsberg vào làm “phân tích viên” của tập đoàn RAND. Từ đó cho đến mùa hè năm 1969, với tư cách là nhân viên của “think tank” này, hay với tư cách là viên chức của chính quyền, ở Lầu năm góc, Việt Nam hay Nhà Trắng, Ellsberg đã làm việc với những cánh tay mặt của các tổng thống (Kennedy, Johnson, Nixon) như Robert McNamara (bộ trưởng quốc phòng của Kennedy và Johnson), Edward Lansdale (CIA, cha đỡ đầu của chế độ Việt Nam cộng hoà), Henry Kissinger (cố vấn an ninh của Nixon).
Là một trong vài ba người đã được đọc toàn bộ 7000 trang tài liệu “mật” mang tên “Hồ sơ Lầu năm góc” (Pentagon Papers) và đã chứng kiến từ bên trong chính sách “nói một đàng làm một nẻo” ở Việt Nam của “5 đời tổng thống” (từ Harry Truman đến Richard Nixon), Ellsberg bắt đầu tham gia những cuộc biểu tình chống chiến tranh, gặp những người sẵn sàng vào tù để lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa và vô vọng. Cuối cùng là quyết định công bố Pentagon Papers, như ông kể lại trong cuộc phỏng vấn này.

Điều mà bài phỏng vấn không đề cập là những gì diễn ra trước và sau khi công bố. Xin nhắc lại vài mốc chính:

* trong suốt năm 1970, D. Ellsberg tìm cách thuyết phục những thượng nghị sĩ phản đối chiến tranh – như J. William Fulbright, chủ tịch Uỷ ban đối ngoại Thượng viện, George McGovern, người sẽ ra tranh cử với Nixon năm 1972 – hãy công bố Hồ sơ Lầu năm góc ngay tại hội trường Thượng viện, nhưng không người nào dám làm việc này.

* D. Ellsberg đành cung cấp bộ tài liệu mật cho kí giả Neil Sheehan: ngày chủ nhật 13.6.1971, báo The New York Times công bố phần đầu trong 9 phần trích đoạn 7.000 trang hồ sơ. Toà án, theo yêu cầu của chính quyền Nixon, ra lệnh cho New York Times phải ngừng công bố. Ellsberg trao hồ sơ cho The Washington Post và 17 nhật báo khác trước khi “rút vào vòng bí mật” vì, tuy The New York Times không tiết lộ danh tính, ông tin rằng chính quyền sẽ biết chính ông là nguồn gốc của sự “rò rỉ” này.

* Ngày 29.6.1971, thượng nghị sĩ Mike Gravel (bang Alaska) cho đăng 4.100 trang Hồ sơ Lầu năm góc vào ấn bản của một tiểu ban Thượng viện. Tài liệu này sau đó được nhà xuất vản Beacon Press phát hành dưới tên gọi “ấn bản Gravel”. (trước đó một ngày, Ellsberg ra trình diện trước công lý, đến tháng 1.1973 mới bị xử -- xem dưới).

* Cuối cùng, Toà án Tối cao xử The New York Times thắng kiện chính quyền liên bang. Nhà Trắng trả thù bằng cách bôi nhọ Ellsberg. John Erlichman, trợ lý nội vụ của tổng thống Nixon, thành lập nhóm “Thợ hàn của Nhà Trắng” (White House Plumbers, hàm ý nhiệm vụ của nhóm này là “bịt kín” những “rò rỉ” hồ sơ mật). Nhóm này đột nhập phòng khám bệnh của Lewis Fielding, bác sĩ tâm thần học của Ellsberg, nhưng không tìm thấy “hồ sơ bệnh lí” của Ellsberg. Từ đó, nhóm “Thợ hàn” tiếp tục được  Nhà Trắng sử dụng để bới móc đời tư của các chính khách đối lập như Thượng nghị sĩ Edward Kennedy, và cuối cùng bị bắt quả tang đột nhập trụ sở Uỷ ban tranh cử của Đảng dân chủ tại toà nhà Watergate. Vụ “ bê bối Watergate ” đã dẫn tới việc Nixon phải từ chức năm 1974 để tránh bị truy tố và cách chức.

* Vụ ăn trộm văn phòng của bác sĩ Fielding, mãi đến ngày 3.1.1973 mới được công bố trong phiên toà xử Daniel Ellsberg vì vi phạm “Luật gián điệp 1917”, tại Los Angeles. Cùng với việc này, nhiều hành động phạm pháp khác của Nhà Trắng (nghe trộm các cuộc điện đàm, mua chuộc quan toà…) đã được đưa ra ánh sáng, nêu rõ trách nhiệm của những người thân cận tổng thống (Haldeman, tổng thư kí Nhà Trắng, Mitchell, bộ trưởng bộ tư pháp..) và của chính tổng thống Nixon. Cuối cùng, ngày 11.5.1973, toà án Los Angeles đã bác bỏ tất cả các tội trạng của Daniel Ellsberg và bạn ông là Anthony Russo. Một năm sau, Richard M. Nixon phải từ chức.

Nguyễn Ngọc Giao
 
 Giới thiệu của Tạp chí Guernica:Phần tử quấy rối” trứ danh nhất của nước Mĩ kể lại chuyện ông chuẩn bị vào tù, chuyện tổng thống dối trá tràn lan, và tại sao chiến tranh kéo dài.


Sang năm 2011 sẽ là 40 năm kể từ ngày Daniel Ellsberg tiết lộ Hồ sơ Lầu năm góc cho nhật báo New York Times. Sự kiện này đã vạch trần sự dối trá của chính quyền trong việc thông tin về chiến tranh Việt Nam và góp phần thúc đẩy việc tổng thống Nixon từ chức. Năm mới cũng có thể chứng kiến việc cuốn phim tài liệu The Most Dangerous Man in America: Daniel Ellsberg and the Pentagon Papers (Người đàn ông nguy hiểm nhất của nước Mĩ: Daniel Ellsberg và Hồ sơ Lầu năm góc) được vào chung kết giải Oscar (nó đã được vào vòng đầu hồi tháng 11.2009). Cuốn phim nói về “ phần tử quấy rối ” có lẽ nổi tiếng nhất nước Mĩ, đồng thời cũng là biểu tượng cho lòng dũng cảm và tinh thần trách nhiệm của phong trào phản chiến ngày nay. Ở thời điểm mà đất nước của ông đang dính líu vào hai cuộc chiến tranh gây ra tranh cãi, lời nói của Daniel Ellsberg, năm xưa và bây giờ, vẫn gây tiếng vang lớn.

Tháng giêng năm nay, Hoa Kì bắt đầu triển khai thêm gần ba chục ngàn binh sĩ trong cuộc chiến ở Afghanistan, thì khi Daniel Ellsberg nói về quá trình quyết định của tổng thống, về cách thức mà chính quyền trình bày các quyết định ấy với công chúng, nhất là trong tình huống các cuộc chiến tranh trở thành thứ tâm bệnh di truyền thừa hưởng từ quá khứ, sự mô tả của ông âm hao như một lời tiên tri. Trong cuộc phỏng vấn công bố dưới đây, ông nói: “ Điều mà tôi rút ra từ năm 1969 và từ Hồ sơ Lầu năm góc, là Nixon, người thứ năm trong chuỗi những tổng thống Mĩ (dính líu vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam), đã quyết định kéo dài cuộc chiến tranh vì ông ta hi vọng hão huyền rằng mình có thể đạt được một kết cuộc tốt đẹp hơn là nếu ông ta chấp nhận thương lượng cách nào rút ra êm thấm, và cơ bản có nghĩa là chấp nhận thất bại. Ông ta hy vọng đạt kết quả tốt hơn thế nhiều” (bài phỏng vấn sẽ được công bố trong cuốn Political Awakening: Conversations with History, nhà xuất bản New Press sẽ ấn hành vào tháng 3.2010).  

Cuộc đời của Daniel Ellsberg (năm nay 78 tuổi) là cả một hành trình khác thường. Sinh trưởng ở thành phố Detroit, ông đỗ tiến sĩ kinh tế học ở Harvard trước khi đầu quân vào Thuỷ quân lục chiến. Sau đó vào làm việc cho Rand Corporation. Với cương vị chuyên gia về Việt Nam của công ti này, Ellsberg được Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara yêu cầu tham gia vào một nhóm tuyệt mật có nhiệm vụ nghiên cứu các tài liệu mật về quá trình tiến hành chiến tranh Việt Nam, sau này sẽ được gọi chung là Hồ sơ Lầu năm góc. Hiếm ai có trải nghiệm (và dũng cảm) để có thể khẳng định một cách có thẩm quyền về những tổng thống Mĩ như Ellsberg trong cuộc phỏng vấn dưới đây khi ông nói: “Thật sự là họ chẳng mấy khi ngại nói dối về các vấn đề đó. Trình bày sự việc cho công chúng theo một đường hướng không tương ứng gì với thực tại, đối với họ là “thuận tiện” và có lợi về chính trị”.

Cho nên khi tổng thống Obama nói với sinh quân Học viện West Point (và qua đó, với thế giới) rằng quyết định của ông là do ông “tin tưởng rằng nền an ninh của chúng ta được định đoạt ở Afghanistan và Pakistan”, Ellsberg nhảy chồm lên thì cũng không có gì lạ. Những lí do được nêu ra để giải thích rằng an ninh của Hoa Kì bị đe doạ ở Afghanistan – một chính phủ thối nát, phi nghĩa đối với nhân dân Afghanistan, bầu cử thì gian lận, dân chúng ủng hộ các lực lượng chống đối không phải vì ưa thích đám này, mà vì họ muốn người ngoại quốc (nhất là lính Mĩ) cuốn gói đi – “nghe hệt như chuyện Việt Nam trước đây”, Ellsberg nói.


Daniel Ellsberg

Mời theo link dưới xem:
 Bản dịch của Nguyễn Ngọc Giao
© Thời Đại Mới
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Ba, 2010, 06:27:54 pm gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 10:49:53 pm »

Tội phạm chiến tranh của Mĩ ở Đông Dương
 và nhiệm vụ nói lên sự thật của chúng ta
Fred Branfman

 Chúng ta đang sống trong một thời đại mà khái niệm sự thật chẳng còn mang ý nghĩa thực tế, và khó mà phân biệt được đâu là thực tế và đâu là và huyền thoại.  Chúng ta cũng khó mà phân biệt được chính khách với giáo sĩ, hay lực sĩ, hay thương gia.  Thành ra, có lẽ chúng ta cũng chẳng nên để ý đến những lời tuyên bố thiếu thành thật từ những người có dính dáng ít nhiều đến cuộc tranh cử tổng thống Mĩ hiện nay.  
 
Nhưng có một vài dối trá chẳng những vô lí, mà còn gớm guốc và bệnh hoạn.  Và chúng ta cần phải sửa lại cho đúng với sự thật.  Một trong những lừa dối trắng trợn nhất hiện nay là bài quảng cáo trên tivi Mĩ về vụ "Swift Boat Veterans", mà trong đó một vài cựu chiến binh Mĩ tố cáo John Kerry đã nói dối khi ông ta tuyên bố rằng chính sách của chính phủ Mĩ và hành động tàn ác của một số lính Mĩ tại Đông Dương có thể xem là tội phạm chiến tranh (war crimes).  Quốc gia này chưa có một thất bại nào to lớn hơn là sự suy đồi đạo đức của chúng ta, không dám nhận trách nhiệm trước cái chết của hàng trăm ngàn nông dân Đông Dương bị chúng ta sát hại trong quá trình vi phạm những luật lệ chiến tranh.  Những người cầm tay lái dư luận trong giới truyền thông của xứ sở này cũng chẳng màn nghiên cứu sự thật lịch sử để giáo dục cho con em chúng ta về những tội phạm chiến tranh của Mĩ tại Đông Dương.  

 Sự vi phạm các qui tắc chiến tranh rõ ràng nhất của Mĩ là những đợt pháo kích vào các làng xã gây thương vong cho thường dân tại Đông Dương.  Hành động này vi phạm Điều mục số 25 của Qui ước Hague 1907 mà Mĩ là một trong những nước phê chuẩn.  Điều mục này viết: “Cấm tất cả các tấn công hay bỏ bom, hay bất cứ phương tiện nào, vào các thị trấn, làng xã, nơi cư trú, hay bin-đinh không có sự bảo vệ.”

 Trong cuốn sách cổ điển The Village of Ben Suc, tác giả Jonathan Schell mô tả máy bay bay qua những cánh đồng mênh mông, những vùng được các giới chức quân sự Mĩ tuyên bố là “tự do bắn phá” và tha hồ thả bom xuống các làng xã bất kể có hay không có dân phía dưới.  Cuốn sách này gây một ảnh hưởng lớn đến John Kerry trong thời chiến.  

 Tôi đã trực tiếp phỏng vấn hơn 2.000 nông dân chạy trốn những trận bom của Mĩ ở Lào.  Mỗi người nông dân chất phác cho tôi biết làng xã của họ đều bị bom đạn của Mĩ san bằng thành bình địa, và bằng chứng này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay nếu ai đó chịu khó ghé thăm Đồng bằng Jars ở miền Bắc nước Lào.  Phần lớn những trận dội bom nhắm vào các vùng nông thôn không phòng vệ, bởi vì du kích Pathet Lào và bộ đội Bắc Việt Nam di chuyển trong rừng núi và máy bay không thể nào phát hiện từ trên không.  

 Tại Cambodia, các quan chức Mĩ tuyên bố rằng họ sẽ không dội bom xuống một làng nào nếu không có lệnh từ “Quan bom” ("Bombing Officer") từ Căn cứ không quân Nakhorn Phanom ở Thailand.  Nhưng đây là một sự nói láo trắng trợn.  Tôi đã từng thu băng các cuộc đối thoại, thảo luận giữa các phi công và sĩ quan không lưu khi họ dội bom.  Các cuộc đối thoại này cho thấy các phi công Mĩ chẳng bao giờ hỏi “Quan bom” có nên thả bom hay không; họ tự hành động theo ý họ.  Sự thật này cũng từng được Sidney Schanberg đề cập đến trên tờ New York Times vào tháng 5 năm 1973.  Sau này tôi còn có dịp phỏng vấn một Quan bom tại Căn cứ Không quân Nakhorn Phanom, và ông ta cho biết công việc duy nhất của ông ta là làm sao bảo vệ an toàn cho các tình báo viên CIA tại những nơi bị dội bom.    

 Mĩ đã dội xuống Đông Dương 6.727.084 tấn bom, hơn 3 lần số bom dội xuống Âu châu và Thái Bình dương trong thế chiến thứ II.  Chúng ta sẽ không bao giờ biết được có bao nhiêu người Đông Dương vô tội đã chết vì những trận dội bom phi pháp, nhưng theo ước đoán của cựu Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara thì khoảng 3,4 triệu người Việt Nam, Lào và Cam-bốt đã chết tromg chiến tranh.  Bởi vì phần lớn những cái chết này do bom đạn của Mĩ gây ra, con số thường dân vô tội bị chết phải lên đến vài trăm ngàn người.

 Phát biểu trong chương trình “Meet The Press” vào tháng Tư năm 1971, John Kerry cho biết, “Tôi đã từng dính dáng đến những vụ tàn sát và liên lụy đến những tội ác mà hàng ngàn binh lính khác phạm phải; tôi cũng bắn phá vào những vùng được xem là bắn phá thoải mái; tôi đã từng dùng súng để uy hiếp người dân, để đánh phá đường giao thông, từng tham dự vào những đợt truy lùng và tiêu diệt, từng đốt cháy làng xã.  Tất cả những hành động này đi ngược lại với những luật lệ về chiến tranh trong Qui ước Geneva, và tất cả đều do cấp trên ra lệnh trên giấy trắng mực đen, và chính những người ra lệnh này cũng là những tên tội phạm chiến tranh.”  

 Đây là những sự thật, những gì đã xảy ra trên thực tế ở Đông Dương, và John Kerry xứng đáng được khen ngợi khi ông can đảm dám nói và nói lớn tiếng.  Những cựu chiến binh điều trần trước phiên tòa “Winter Soldier” tại Detroit về tội phạm chiến tranh đã gây một ảnh hưởng lớn đến John Kerry, và là động cơ cho ông nói lên sự thật trên chương trình Meet the Press.  Ấy thế mà những người quảng cáo Swift Boat dám sỉ nhục đến những cựu chiến binh can đảm này, dám nói rằng họ đã nói dối!    
 Gần đây, tờ Toledo Blade đã được trao giải thưởng Pulitzer vì những bài báo làm chấn động dư luận quốc tế về một nhóm lính biệt kích Mĩ đã phạm phải tội phạm chiến tranh tại Việt Nam.  Chẳng những thế, tờ Toledo Blade còn cho biết nhiều quan chức cao cấp nhất như Donald Rumsfeld (nay là Bộ trưởng Quốc phòng) từng biết rõ những tội phạm này nhưng cố tình làm ngơ để cho lính Mĩ thẳng tay giết người Việt Nam.  

 Vì công lí là công lí của kẻ mạnh, cho nên chẳng có một quan chức cao cấp nào trong bộ máy chiến tranh của Mĩ bị trừng phạt, hay bị kỉ luật, bởi vì những tội phạm mà chín họ ra lệnh.  Chúng ta không dạy cho con em chúng ta rằng quốc gia này có khả năng vi phạm những qui ước chiến tranh, rằng quốc gia này đã từng gây nên những tội phạm chiến tranh.  

 Điều này chẳng những là một sỉ nhục đến những người vô tội đã nằm xuống mà còn là một sỉ nhục đến lịch sử.  Nó làm tổn hại đến quyền lợi quốc gia của chúng ta.  Nếu những quan chức cao cấp bị trừng trị vì những tội phạm chiến tranh của họ tại Đông Dương, thì có lẽ chúng ta sẽ không phạm phải những xì-căng-đan trong nhà tù Abu Ghraib ngày nay.  Nếu những quan chức cao cấp bị trừng trị vì những tội ác của họ trong thời chiến thì có lẽ chúng ta sẽ không kinh qua những hận thù của khối Hồi giáo đối với chúng ta.  

 Nhưng ở đây vấn đề còn có một ý nghĩa lớn hơn.  Trong tương lai khả năng mà nước Mĩ gây ảnh hưởng tích cực đến thế giới – và duy trì lòng trung thành của giới trẻ –  tùy thuộc vào uy tín đạo đức của chúng ta, vào khả năng ghi nhận rằng không chỉ Mĩ mà còn có nhiều người khác trên hành tinh này cũng có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc như chúng ta.  Nước Đức thời hậu chiến ghi nhận trách nhiệm về tội ác của Đức trong thế chiến thứ II, không chỉ vì nạn nhân của chiến tranh, mà còn vì tương lai nước Đức.  Người Đức hiểu rằng một quốc gia không dám nhìn nhận cái sai trái của mình trước con em mình và trước thế giới thì không thể nào khôi phục trung tâm đạo đức được.  

 Trịnh Công Sơn, một thi nhạc sĩ hát rong (poet-troubadour) của Việt Nam từng viết những câu sau đây:

“Xác người nằm trôi sông
phơi trên ruộng đồng
Trên nóc nhà thành phố
 trên những đường quanh co
Xác người nằm bơ vơ
dưới mái hiên chùa
 Trong giáo đường thành phố
 trên thềm nhà hoang vu.  
Mùa xuân ơi, xác nuôi thơm cho đất ruộng cày
Việt Nam ơi, xác thêm hơi cho đất ngày mai
Đường đi tới
dù chông gai
Thì quanh đây đã có người.”

 Nước Mĩ sẽ không thể nào khôi phục vị thế đạo đức trên trường quốc tế hay quên được nỗi ám ảnh cuộc chiến Đông Dương, nếu chúng ta không dạy cho con em chúng ta rằng chúng ta là tác giả tạo nên những xác người này, và chúng ta đã vi phạm các qui tắc chiến tranh.  Nếu Mĩ muốn trở thành một quốc gia được xây dựng trên nền tảng sự thật, chúng ta hãy bắt đầu với một trong những chân lí quan trọng nhất: đó là chúng ta phải nhận lãnh trách nhiệm về những cái chết của thường dân mà chúng ta gây nên trong cuộc chiến Đông Dương.  
 
Nguyễn Văn dịch

Fred Branfman, từng là Giám đốc Dự án Chiến tranh trên không (Project Air War) vạch trần những trận dội bom của Mĩ vào các làng xã ở Đông Dương.  Ông hiện về hưu và tập trung vào việc viết sách.  Ông hiện sống tại Santa Barbara, bang California.

War Crimes in Indochina and Our Troubled National Soul. Nuclear Age Peace Foundation, 1998
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Ba, 2010, 12:48:54 am gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2010, 03:10:29 am »

Xin giới thiệu một bài viết của cựu nhân viên CIA về tương quan lực lượng giữa VNDCCH - VNCH và chiến lược của đôi bên trong năm 1975, bài viết hoàn toàn bác bỏ luận điệu rằng VNCH thiếu thốn đủ thứ khi người viết cho rằng Quân lực Việt Nam Cộng hòa “không hề là hổ giấy” cho đến khi đầu hàng ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Bài viết này do Đoan Trang lược dịch và chú thích, có lẽ do cô không rành về quân sự nên thuật ngữ cô dịch không được chính xác, xong chỉ là một chút sạn nhỏ, sau đây là lời giới thiệu và bản dịch của Đoan Trang:

Vào mùa xuân năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam đối diện với vấn nạn thiếu đạn dược nghiêm trọng, trong khi Quân đội Việt Nam Cộng hòa của chính quyền Sài Gòn “không hề là hổ giấy”. Merle L. Pribbenow, cựu nhân viên CIA về Đông Dương, nhận định như vậy về tình hình hai bên trong một bài nghiên cứu chi tiết có tựa đề: “Tổng tiến công Mùa Xuân 1975: Đấu pháp chiến lược kết thúc chiến tranh có một không hai”.


Merle L. Pribbenow tốt nghiệp Đại học Washington năm 1968, chuyên ngành khoa học chính trị. Ông là nhân viên Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) ở Đông Dương, có 27 năm kinh nghiệm nghiên cứu về Việt Nam, trong đó có năm năm làm việc tại Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn tính đến ngày 29-4-1975. Kể từ khi về hưu (năm 1995), ông đã viết ba bài nghiên cứu lịch sử chiến tranh ở Việt Nam và dịch một cuốn sách của Bộ Quốc phòng Việt Nam sang tiếng Anh, xuất bản tháng 5-2002 tại Mỹ.

Gần một phần tư thế kỷ trước, một đất nước thuộc thế giới thứ ba đã giành thắng lợi trong trận đánh cuối cùng của một cuộc chiến tranh gian khổ kéo dài, nhờ áp dụng một chiến lược tấn công hiện đại, dứt khoát và bất ngờ. Ngày nay, bài học rút ra từ chiến thắng này vẫn thật đáng nhớ, khi chúng ta đang sống trong một thời đại có khuynh hướng cậy vào công nghệ hơn là vào tư duy chiến lược và mặc định rằng các kỹ năng chiến lược của đối phương cũng lạc hậu như nền kinh tế, cấu trúc xã hội và nền tảng công nghệ của họ.

Vào ngày mồng 4 tháng 3 năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam (miền Bắc) tiến hành chiến dịch cuối cùng trong cuộc chiến 30 năm của họ bằng một loạt đợt tấn công vào các vị trí của miền Nam ở đèo Măng Giang, Tây Nguyên. Chiến dịch của họ - kết thúc thắng lợi hoàn toàn không đầy hai tháng sau đó - không giống như bất kỳ trận đánh nào trong lịch sử kéo dài của cuộc chiến tranh.

Khác biệt là ở chỗ, lần đầu tiên, nghệ thuật làm chiến dịch của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) không đặt cơ sở vào ý chí sẵn sàng hy sinh nhiều hơn đối thủ. Ngoài ra, họ cũng chỉ nhắc một cách chiếu lệ tới học thuyết cũ về một cuộc toàn dân nổi dậy. Thay vì tất cả những cái đó, chiến dịch của QĐNDVN dựa vào các kỹ năng đánh lừa, nghi binh (vu hồi), gây bất ngờ, tiếp cận gián tiếp , đánh lần lượt từng cụm căn cứ - nói tóm lại, một chiến dịch rất trí tuệ. QĐNDVN cuối cùng đã vươn tới một chiến dịch xứng tầm với một lực lượng quân đội chuyên nghiệp, hiện đại, thứ mà các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã nỗ lực rất lâu để xây dựng.

Nhiều sử gia vẫn cho rằng trong bối cảnh viện trợ quân sự của Mỹ cho miền Nam giảm toàn diện sau năm 1973, bất kỳ một cuộc tấn công lớn nào của cộng sản cũng sẽ thắng lợi. Tuy vậy, lực lượng đương đầu với QĐNDVN hồi đầu năm 1975 - Quân đội Việt Nam Cộng hòa (QĐVNCH) - không hề là hổ giấy. Khi QĐVNCH gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về hậu cần và tinh thần chiến đấu, phần lớn lãnh đạo của họ kém năng lực, thì những người lính trong QĐVNCH, vốn dày dạn trận mạc, lại vẫn duy trì được một lượng đạn dược và trang thiết bị khổng lồ (như đã thể hiện qua số lượng cực lớn các phương tiện chiến tranh mà quân Bắc Việt thu được khi chiến tranh kết thúc). Cứ cho rằng sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam là không thể tránh khỏi, nhưng kết cục có lẽ đã đẫm máu và kéo dài hơn nhiều nếu những người cộng sản chọn một kế hoạch tấn công khác, theo kiểu truyền thống hơn . Đòn tiêu diệt mạnh nhất của toàn bộ chiến dịch tổng tiến công thực ra chính là đòn tâm lý choáng váng mà chiến lược tài ba và đầy bất ngờ của họ đã nện vào tổng tư lệnh Việt Nam Cộng hòa.

Kế hoạch ban đầu

Những hạt mầm của chiến dịch Tổng Tiến công 1975 của miền Bắc Việt Nam đã được gieo từ hai hội nghị quân sự cấp cao tổ chức tại Hà Nội vào tháng ba và tháng tư năm 1974 để đánh giá tình hình chiến sự. Hai hội nghị này đi đến kết luận rằng QĐNDVN đã giành lại được thế chủ động ở miền Nam, lần đầu tiên kể từ chiến dịch Quảng Trị 1972. Sau Hiệp định ngừng bắn ký tại Paris tháng giêng năm 1973, QĐNDVN đã mở rộng đáng kể tuyến đường huyết mạch chuyên chở hậu cần của họ tới miền Nam - Đường Hồ Chí Minh. Do con đường không còn chịu sự tấn công của không quân Mỹ, miền Bắc Việt Nam nay đã có thể vận chuyển khối lượng khổng lồ trang thiết bị và hàng tiếp tế vào Nam: chỉ riêng trong năm 1973, đã có 80.000 tấn hàng quân sự được cung cấp, trong đó có 27.000 tấn vũ khí, 6.000 tấn chế phẩm xăng dầu, và 40.000 tấn gạo. 100.000 quân nhân mới của QĐNDVN đã hành quân dọc Đường Hồ Chí Minh vào Nam trong suốt năm 1973, và 80.000 người khác lên đường Nam tiến trong nửa đầu năm 1974. Sức mạnh quân đội của QĐNDVN ở chiến trường miền Nam, vốn bị mất đi một phần trong chiến dịch Quảng Trị 1972, giờ đây ở mức hùng hậu nhất trong lịch sử cuộc chiến tranh: 400.000 lính chính quy. QĐNDVN đã có thể thấy ánh sáng cuối đường hầm. Vấn đề họ đang đối diện là làm thế nào để đi tới đoạn cuối đó.


Bản đồ Nam Việt Nam trước 1975.

Sau hai hội nghị tháng ba và tháng tư, vào tháng năm, Bộ Tổng Tham mưu ở Hà Nội hoàn thành dự thảo, “Đề cương sơ bộ về một kế hoạch giành chiến thắng trong chiến tranh ở miền Nam”. Nghiên cứu này được gửi tới Tổng Tư lệnh của QĐNDVN, đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp, để ông duyệt. Ngày 18-1-1974, sau khi đánh giá cẩn thận đề cương này, Tướng Giáp gọi người phó của ông, Tướng Hoàng Văn Thái, và ra lệnh chuẩn bị cho một kế hoạch chiến dịch chính thức nhằm vào việc giành thắng lợi hoàn toàn ở miền Nam muộn nhất trong năm 1976. Quan điểm chung của ông Giáp là một cuộc tấn công hai giai đoạn, bao gồm một đợt công kích lớn của quân chủ lực vào Tây Nguyên, sau đó là một cuộc tấn công dốc toàn lực nhằm vào lực lượng bảo vệ Sài Gòn. (Nhiều sử gia – những người khẳng định Tướng Giáp ít hoặc không đóng vai trò nào trong Tổng Tiến công 1975 - cho rằng tới lúc đó ông đã bị hạn chế đến mức chỉ còn vị thế bung xung, do sức khỏe kém và do thất bại của ông trong hai chiến dịch 1968 và 1972. Tuy nhiên, những tư liệu của chính quyền cộng sản lại mô tả Giáp với tư cách một người tham gia rất nhiều vào việc lập kế hoạch và chỉ huy tổng thể chiến dịch từ lúc hình thành ý tưởng cho tới thắng lợi cuối cùng). Ngày 26-8-1974, sau khi xem lại một số bản dự thảo trước đó, Bộ Tổng Tham mưu hoàn tất “Kế hoạch chiến lược 1975-76" và ban hành trong ban lãnh đạo cấp cao của Đảng cũng như chuyển cho các chỉ huy quân sự cấp cao để xin ý kiến. Kế hoạch hoàn chỉnh cuối cùng được trình các lãnh đạo Đảng duyệt tại một phiên họp kéo dài của Bộ Chính trị vào tháng 10 năm 1974.

Mặc dù QĐNDVN biết họ đã giành được thế chủ động chiến lược ở miền Nam Việt Nam, kế hoạch ban đầu của Bộ Tổng Tham mưu vẫn khá thận trọng, bởi họ vẫn đang phải đương đầu với một số vấn đề nghiêm trọng. Các nỗ lực của cộng sản nhằm xây dựng lại căn cứ du kích ở vùng nông thôn Việt Nam đã thất bại trên diện rộng, chỉ đạt 30% trong tổng số mục tiêu sức mạnh quân sự trong kế hoạch 1973-74 của các lực lượng vũ trang địa phương ở miền Nam. Thêm vào đó, cơ sở chính trị ở nội đô cũng rất yếu, và quan trọng nhất là, các lực lượng chính quy của QĐNDVN đối diện với tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng về vũ khí hạng nặng và đạn dược. Thêm nữa, mặc dù giới lãnh đạo của Bắc Việt tin rằng họ có một cửa cơ hội vài năm có một để giành chiến thắng trước khi Mỹ phục hồi trở lại sau những bê bối chính trị trong nước, QĐNDVN tin rằng họ vẫn phải cảnh giác với sự can thiệp có thể có từ nước ngoài. Trong các chỉ thị ban đầu của Tướng Giáp, có yêu cầu các lực lượng quân đội của miền Bắc phải chuẩn bị cho khả năng cuộc tổng tiến công có thể khiêu khích Mỹ ném bom trở lại vào miền Bắc hoặc thậm chí đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ. Bộ Tổng Tham mưu quyết định rằng, xét các vấn đề này, QĐNDVN không thể đi tới một chiến dịch “tổng tấn công và nổi dậy toàn quốc” kiểu Tết Mậu Thân 1968, huy động lượng lớn du kích ở nông thôn và thành thị (mà họ không hề có), cũng như không có các nguồn lực để tiến hành một cuộc tấn công ồ ạt, trên toàn tuyến, theo kiểu truyền thống như chiến dịch Quảng Trị 1972.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Năm, 2010, 12:18:03 pm gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2010, 03:11:47 am »

Sự thiếu hụt về tăng thiết giáp và trọng pháo - điều kiện cần để tấn công vào các căn cứ ở cấp sư đoàn và trung đoàn vốn được trang bị rất đầy đủ của VNCH - đè nặng lên tâm trí những nhà hoạch định chiến lược của Bộ Tổng Tham mưu QĐNDVN, những người đã lập nên bản kế hoạch để trình Bộ Chính trị vào tháng 10 năm 1974. Sau này, người ta chủ yếu tìm hiểu xem tình trạng thiếu đạn trong quân đội VNCH tác động như thế nào đến sự sụp đổ của Miền Nam Việt Nam, mà không biết rằng chính QĐNDVN mới chịu thiếu hụt nghiêm trọng. Viện trợ quân sự của Liên Xô và Trung Quốc, đặc biệt ở danh mục “vũ khí tấn công” (xe tăng và pháo), đã giảm đáng kể từ sau Hiệp định Paris 1973. Những thiệt hại lớn của QĐNDVN trong chiến dịch Quảng Trị 1972 càng làm trầm trọng thêm vấn nạn thiếu hụt do sự suy giảm viện trợ này gây ra. Ngoài ra, phần lớn xe tăng và pháo của QĐNDVN ở trong tình trạng rất tồi tệ, phụ tùng thì thiếu. Nhiều đơn vị pháo binh của QĐNDVN, nhất là ở miền Nam, vẫn chỉ được trang bị súng cối hạng nhẹ, súng trường không giật (DKZ), hoặc ống phóng hỏa tiễn vác vai (B40).

Ở địa bàn hoạt động của Văn phòng Trung ương cục Miền Nam, tức là nửa phía nam của đất nước, bảy sư đoàn bộ binh (số 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9) và khung quân đoàn 4 chỉ được yểm trợ bởi năm tiểu đoàn pháo (hai trong số đó có trang bị pháo lấy được của Mỹ nhưng còn rất ít đạn) và ba tiểu đoàn tăng thiết giáp thiếu bộ đội. Khi Quân đoàn 2 của QĐNDVN chiếm Sài Gòn vào tháng 4 năm 1975, họ cũng chỉ có tổng cộng 89 xe tăng và thiết giáp chở quân, 87 cỗ pháo.

Tuy nhiên, vấn đề gay go nhất là nạn thiếu nghiêm trọng đạn cho xe tăng và trọng pháo (tức là pháo dã chiến và cối 85mm trở lên). Hồi chiến dịch Quảng Trị 1972, quân đội miền Bắc đã bắn hơn 220.000 viên đạn xe tăng và trọng pháo, trong đó 150.000 viên đã được sử dụng chỉ riêng tại mặt trận Quảng Trị. Cho đến năm 1974, toàn bộ kho đạn pháo và đạn tăng của QĐNDVN, bao gồm tất cả đạn dược của cả các đơn vị chiến đấu ở chiến trường lẫn của các kho dự trữ chiến lược, tổng cộng chỉ được 100.000 viên. Tình hình đạn dược nghiêm trọng tới mức các chỉ huy pháo binh phải thay pháo lớn ở một số đơn vị bằng các khẩu pháo đã lỗi thời 76,2mm và 57mm, lấy từ kho ra.

Vì những vấn đề này, Bộ Tổng Tham mưu QĐNDVN ban hành sắc lệnh rằng tất cả các vũ khí hạng nặng và đạn dược còn lại phải được sử dụng thật tiết kiệm, để dành cho một đòn quyết định, chỉ tiến hành khi trận cuối cùng diễn ra. Kế hoạch 1975-76 chỉ cho phép dùng hơn 10% kho đạn tăng-pháo còn lại của QĐNDVN trong cả chiến dịch 1975. 45% được phân phối cho chiến dịch 1976, phần còn lại để dự trữ.

Ngày 26-8-1974, Bộ Tổng Tham mưu hoàn tất “Kế hoạch chiến lược 1975-1976”. Tháng 10-1974, Bộ Chính trị họp thông qua bản kế hoạch hoàn chỉnh.

Nếu theo đúng kế hoạch ban đầu của Bộ Tổng Tham mưu, cuộc tổng tiến công sẽ phải kéo dài hết năm 1975, sang năm 1976. Sở dĩ phải thận trọng như thế bởi QĐNDVN lúc đó đối diện với rất nhiều khó khăn mà nổi bật lên là vấn nạn thiếu đạn và nguy cơ can thiệp từ nước ngoài.

Vì các lý do trên, Bộ Tổng Tham mưu nhận định rằng không thể tiến hành một chiến dịch “tổng tấn công và nổi dậy toàn quốc” kiểu tết Mậu Thân 1968, huy động lượng lớn du kích ở nông thôn và thành thị (mà họ không hề có), cũng như không đủ lực để tiến hành một cuộc tấn công ồ ạt trên toàn tuyến theo kiểu chiến tranh quy ước như ở Quảng Trị hồi 1972.

“Thời cơ chiến lược”

Kế hoạch tháng 10 thận trọng song cũng rất đề cao yếu tố thời cơ. Mục tiêu tổng quát của kế hoạch là bằng bất cứ cách nào khả dĩ, tạo ra cái mà QĐNDVN gọi là “thời cơ chiến lược”. Thời cơ chiến lược này có thể là một cuộc binh biến ở Sài Gòn, một cuộc đảo chính dẫn tới sự sụp đổ của chính quyền Miền Nam Việt Nam, hoặc một chiến thắng quân sự quyết định của các đơn vị quân chủ lực QĐNDVN. Kế hoạch lệnh cho tất cả các lực lượng cộng sản hành động ngay lập tức và quyết liệt, bất cứ khi nào thời cơ chiến lược xuất hiện, để khai thác thời cơ ấy bằng cách tổ chức tấn công toàn diện, nhằm giành thắng lợi hoàn toàn trong thời gian ngắn nhất có thể trước khi các nước “có xu hướng can thiệp”, chủ yếu ám chỉ Mỹ và Trung Quốc, kịp phản ứng.

Kế hoạch tấn công năm 1975 được chia thành ba giai đoạn và sẽ được tiếp nối vào năm 1976 bởi một cuộc “tổng tiến công và nổi dậy” để “giải phóng” hoàn toàn miền Nam. Giai đoạn đầu của kế hoạch 1975 là một cuộc tấn công có giới hạn trong địa bàn tác chiến của Văn phòng Trung ương Cục Miền Nam, kéo dài từ tháng 12 năm 1974 tới tháng 2 năm 1975. Giai đoạn hai, trung tâm của Tổng Tiến công 1975, sẽ bắt đầu từ tháng 3 năm 1975 với cuộc tấn công tầm cỡ quân đoàn vào tiền đồn gần biên giới Đức Lập trên Đường 14 tại phần cực phía nam của Tây Nguyên. Trận Đức Lập sẽ được hỗ trợ bởi các hoạt động phụ có tính chất nghi binh ở miền Đông Nam Bộ (toàn khu vực từ Sài Gòn tới rìa Tây Nguyên), vùng hạ du ở miền Trung Việt Nam, và khu vực Trị Thiên (phía bắc vùng hoạt động của Quân đoàn I VNCH). Giai đoạn ba, từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1975, kết hợp các cuộc tấn công truy đuổi ở phần phía bắc của miền Trung, củng cố lực lượng QĐNDVN trên phần còn lại của miền Nam, và chuẩn bị “kế hoạch bất ngờ” khi cần. Các mục tiêu kế hoạch cho năm 1975 là tiêu hao một phần đáng kể tổng lực của VNCH; làm thất bại chương trình “bình định”; mở rộng mạng lưới hậu cần tiếp tế của QĐNDVN xuống Đường 14 tới tận Đồng bằng Sông Cửu Long; chặt đứt đường liên lạc của đối phương; phá hoại nền kinh tế miền Nam Việt Nam; và kích động chống đối chính trị nhằm vào chính quyền miền Nam. Tất cả các mục tiêu khác nhau này đều hướng tới mục đích tối hậu: làm hao mòn sức kháng cự của miền Nam Việt Nam và tạo điều kiện cho sự xuất hiện “thời cơ chiến lược”.

Mặc dù Bộ Chính trị phê chuẩn kế hoạch của Bộ Tổng Tham mưu trong phiên họp tháng 10, nhưng họ không hoàn toàn thỏa mãn và quyết định gặp lần nữa vào tháng 12 để xem lại các bước tiến triển và duyệt lại kế hoạch nếu thấy cần thiết. Mọi sự cố xảy ra lúc này đều có thể làm thay đổi đáng kể kế hoạch của QĐNDVN. Tại phiên họp toàn thể hồi tháng 10, Bộ Chính trị đã nhận định rằng căn cứ tình hình nội bộ nước Mỹ (hậu quả chính trị của vụ Nixon từ chức), Mỹ sẽ không can thiệp trở lại vào cuộc chiến tranh một cách đáng kể. Điều này dẹp bỏ mối lo ngại chính yếu của các nhà hoạch định chiến lược miền Bắc, cho phép họ tự do cân nhắc khả năng tấn công mạnh hơn. Thêm vào đó, trong một cuộc giao tranh kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1974, Sư đoàn 304 của QĐNDVN đã phá được căn cứ Thượng Đức ở khu vực miền núi phía tây Đà Nẵng, và đánh bại một loạt cuộc phản công quyết liệt của hai sư đoàn VNCH - Sư đoàn số 3 và Sư đoàn Kỵ binh bay. Chiến thắng Thượng Đức thuyết phục các nhà lãnh đạo QĐNDVN rằng quân đội của họ giờ đây đã có thể đánh bại ngay cả những đạo quân tinh nhuệ nhất mà VNCH có thể xây dựng được.

Tuy nhiên, hai yếu tố tối hậu trong sự hình thành và phát triển chiến dịch cuối cùng của QĐNDVN, là hai điều mà các nhà hoạch định chiến lược ở bất kỳ nơi đâu đều cần đến: thời (thời cơ) và nhân (con người). Yếu tố con người trong trường hợp này là một vị tướng đầy tham vọng, Trần Văn Trà. Ông là tư lệnh quân đội của Trung ương Cục Miền Nam, một vị trí mà ông đã nắm giữ rồi thôi, rồi lại tiếp tục, suốt từ năm 1964 đến lúc đó. Tướng Trà bị nhiều ý kiến chê trách là người đã chịu trách nhiệm hoạch định cuộc tấn công thảm họa Tết Mậu Thân 1968 vào Sài Gòn, và hậu quả là sự nghiệp của ông bị chững lại từ hồi đó. Giờ đây, ông đã nhìn thấy một cơ hội để chuộc lỗi.

Như chúng ta đã biết, điểm chính trong kế hoạch tổng thể của Bộ Tổng Tham mưu là yêu cầu toàn quân phải chuẩn bị để khai thác ngay lập tức bất kỳ thời cơ chiến lược nào nảy sinh. Khi Tướng Trà nhận lệnh từ Bộ Tổng Tham mưu yêu cầu Trung ương Cục Miền Nam phải dự kiến các tình huống cho một cuộc tấn công thần tốc vào Sài Gòn trong trường hợp xảy ra một “sự biến chính trị - quân sự” (đảo chính), ông biến cái “dự kiến” này thành nền tảng kế hoạch của toàn Trung ương Cục Miền Nam cho năm 1975. Tướng Trà đặt việc chiếm Sài Gòn trong năm 1975, không kéo dài sang năm 1976, là mục tiêu cao nhất trong kế hoạch của Trung ương Cục Miền Nam. Ông yêu cầu Hà Nội ngay lập tức gửi cho mình 3-4 sư đoàn để triển khai kế hoạch này, và ông thay đổi giai đoạn một – giai đoạn tấn công của Trung ương Cục Miền Nam theo lời kêu gọi của Bộ Tổng Tham mưu - thành một chiến dịch lớn nhằm vào việc tạo cơ sở cho cuộc tấn công vào Sài Gòn, bằng cách chiếm quyền kiểm soát toàn tỉnh Phước Long. Bộ Tổng Tham mưu không đáp lại yêu cầu này, Tướng Trà bèn quay về Hà Nội để thuyết phục từng cá nhân.

Trở về Hà Nội vào cuối tháng 11 năm 1974, Trần Văn Trà được biết rằng Bộ Tổng Tham mưu đã bác phần lớn kế hoạch tấn công Phước Long của ông và không tán thành việc Trung ương Cục Miền Nam sử dụng trước bất kỳ xe tăng và trọng pháo nào trong các cuộc tấn công có quy mô nhỏ. Trần Văn Trà bắt đầu vận động các đồng chí cũ trong ban lãnh đạo Đảng, đặc biệt là Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, ngõ hầu lật ngược quyết định của Bộ Tổng Tham mưu. Sau nhiều nỗ lực, may mắn cuối cùng đã mỉm cười với Tướng Trà. Suốt những cuộc tấn công đầu tiên, quân của Tướng Trà cả phá các đồn nhỏ của VNCH ở Bù Đăng và Bù Na trên Đường 14. Tổng Tư lệnh Quân đội Trung ương Cục Miền Nam báo cáo về Hà Nội vào ngày 20 tháng 12 rằng trong đợt phá hai đồn này, các lực lượng QĐNDVN đã thu được nguyên vẹn 4 khẩu lựu pháo 105 mm và 7.000 viên đạn pháo. Kho báu ngoài dự tính này làm các nhà lãnh đạo ở Hà Nội choáng váng. 7.000 viên đạn pháo là hơn nửa số đạn Bộ Tổng Tham mưu có kế hoạch sử dụng trên toàn quốc trong suốt chiến dịch 1975. Tướng Trà bây giờ đã có thể lập luận rằng ông có thể sử dụng kho báu này cho cuộc tấn công vào thủ phủ của tỉnh Phước Long theo kế hoạch ông đã lên mà thậm chí không cần động tới số dự trữ đạn dược hiện tại. Trên thực tế, QĐNDVN có thể kỳ vọng sẽ chiếm được thậm chí còn nhiều đạn được hơn ở các căn cứ lớn hơn. Đó là một lập luận mà các nhà lãnh đạo không thể bác được. Tướng Trà được phép triển khai kế hoạch ban đầu của ông.

Vào ngày 6 tháng 1, Sư đoàn số 3 và số 7 của QĐNDVN hoàn tất việc chiếm tỉnh Phước Long bằng cách chiếm thủ phủ của tỉnh và thu được thêm 10.000 viên đạn pháo. Miền Nam thậm chí không có nổi một nỗ lực động tác giả để lấy lại Phước Long, và tuy Mỹ đe dọa hành động bằng cách cho tàu sân bay Enterprise chuyển hải trình về phía Miền Nam Việt Nam, nhưng Enterprise đã sớm quay lưng và mối đe dọa từ Mỹ tan thành mây khói.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Ba, 2011, 09:11:28 pm gửi bởi lonesome » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2010, 03:13:58 am »

Chiến thắng bất ngờ ở Phước Long cuối cùng đã thuyết phục các nhà lãnh đạo cộng sản rằng kế hoạch ban đầu của họ là quá thận trọng.

Đánh giá của Bộ Chính trị rằng Mỹ sẽ không tái can thiệp vào chiến cuộc đã tỏ ra là đúng đắn, những điểm yếu trong hàng phòng thủ của VNCH đã bị bộc lộ, và, cũng quan trọng chẳng kém, là cuối cùng đã có giải pháp cho vấn nạn thiếu đạn dược nghiêm trọng: đánh và chiếm các kho đạn dược của VNCH. Thêm vào đó, trận chiến ở Phước Long chứng tỏ cho Bộ Chính trị thấy rằng kế hoạch cho cuộc tấn công chính của QĐNDVN vào năm 1975, cuộc tấn công tháng ba vào Đức Lập bởi ba sư đoàn QĐNDVN, bây giờ đã lỗi thời và cần phải thay đổi. Kế hoạch được phê duyệt vào tháng 10 đặt ra hai mục tiêu chính cho trận Đức Lập: thứ nhất, đánh thông Đường 14 để sử dụng làm đường vận tải chiến lược cho cuộc tấn công cuối cùng vào Sài Gòn; thứ hai, kéo quân vào tiêu diệt một phần đáng kể binh lính VNCH khi họ cố gắng lấy lại các vùng lãnh thổ đã mất. Căn cứ vào các kinh nghiệm thu được từ Phước Long, bây giờ đã rõ ràng rằng nếu Đức Lập bị tấn công thì mục tiêu thứ hai sẽ không đạt được. Chiến thắng Phước Long chứng tỏ rằng VHCN vốn đã có ý định bỏ các khu vực ở xa và không quan trọng về mặt chiến lược như Đức Lập. Nếu VNCH không cố gắng chiếm lại Đức Lập, thì toàn bộ ba sư đoàn của QĐNDVN sẽ bị bỏ lại ở nơi không có ai để đánh, và như thế, yếu tố bất ngờ đã bị mất. Trần Văn Trà cho rằng chính ông là người đầu tiên đề nghị thay đổi mục tiêu tấn công sang Buôn Mê Thuột. Dù Tướng Trà có phải là người đầu tiên đưa ra ý tưởng đó hay không, thì các nhà lãnh đạo cộng sản cũng đã giang rộng vòng tay ôm lấy cơ hội chiếm Buôn Mê Thuột.

Buôn Mê Thuột là một thành phố có hơn 100.000 dân, “thủ phủ” của người dân tộc ở Tây Nguyên. Nơi đây có cơ quan đầu não và hậu cứ của Sư đoàn 23 VNCH, trong đó có khu căn cứ hậu cần Mai Hắc Đế đầy cám dỗ với những kho đạn pháo lớn. Thành phố nằm trên một giao điểm quan trọng sống còn, là nơi Đường 14 - chạy từ Kontum xuống phía nam tới cửa ngõ phía bắc của Sài Gòn - gặp Đường 21 - chạy theo hướng đông tới thành phố duyên hải Nha Trang. Nếu chiếm được Buôn Mê Thuột, các lực lượng QĐNDVN có thể di chuyển nhanh chóng bằng đường bộ lên phía bắc để chiếm Pleiku ở hậu phương, sang phía đông để cắt Việt Nam làm đôi, hoặc xuống phía nam để tấn công Sài Gòn. VNCH không thể để mất một vị trí chiến lược như vậy và sẽ bị buộc phải tổ chức phản công. Điều này càng đúng hơn bởi vì các gia đình của những quân nhân trong Sư đoàn 23 lại đều sinh sống ở Buôn Mê Thuột – quân đội VNCH chỉ đơn giản là không thể bỏ mặc vợ con mà tháo chạy, không chiến đấu. Trước đó 10 năm, thôn Bình Giã nhỏ xíu ở phía đông Sài Gòn đã được chọn làm mục tiêu của chiến dịch hợp đồng tác chiến liên trung đoàn đầu tiên của quân đội miền Bắc trong chiến tranh (tháng 12 năm 1964) chủ yếu vì lẽ, gia đình của nhiều lính thủy đánh bộ VNCH sinh sống ở Bình Giã. Các chỉ huy của QĐNDVN đã biết từ trước rằng VNCH sẽ buộc phải tấn công để chiếm lại thôn này, cứu người thân, nên họ đã giăng bẫy và tiêu diệt lực lượng viện binh của VNCH. Giờ đây, QĐNDVN lặp lại mẹo đó trên một quy mô rộng lớn hơn. Bởi vì Buôn Mê Thuột được bảo vệ rất mỏng (chỉ bởi Trung đoàn Bộ binh số 53 thiếu quân số, một tiểu đoàn xe tăng và pháo, và vài tiểu đoàn lính địa phương), một cuộc tấn công mạnh và bất ngờ vào thành phố sẽ nhanh chóng chế ngự những người bảo vệ nó. Một khi thành phố đã mất, các lực lượng QĐNDVN có thể triển khai phong tỏa và bẻ gãy các cuộc phản công của VNCH, trong khi đó viện binh của VNCH bị kẹt ở nơi đồng không mông quạnh, không kịp đào công sự bảo vệ.

Vào ngày 7-1-1975, theo nghị quyết của phiên họp Bộ Chính trị phê duyệt kế hoạch mới, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đặt ra các mục tiêu của cuộc tấn công: Ở Quân khu 5 và Tây Nguyên, sử dụng ba sư đoàn chủ lực tấn công Tây Nguyên, mở ra một hành lang nối kết phần phía nam của Tây Nguyên với phía đông của Nam Bộ, và tạo điều kiện cho quân chủ lực di chuyển nhanh vào đông Nam Bộ, hợp tác với quân chủ lực của Trung ương Cục Miền Nam tấn công Sài Gòn. Các trận giao tranh mở màn sẽ nhằm chiếm Buôn Mê Thuột, đánh thông sang Tuy Hòa và Phú Yên, cắt đôi vùng hạ du ở Quân khu 5 (và miền Nam Việt Nam), và tạo ra một hướng khác để từ đó mau chóng tiến về phía nam, uy hiếp Sài Gòn.

Các triển vọng đầy hứa hẹn đến mức Bộ Chính trị, theo một đề xuất của Tướng Giáp, đã ra lệnh cho Bộ Tổng Tham mưu chuẩn bị kế hoạch mới để chiếm toàn bộ Miền Nam Việt Nam trong năm 1975.

Hai ngày sau, Quân ủy Trung ương họp và đặt ra các mục tiêu cụ thể cho chiến dịch Tây Nguyên 1975:

- Tiêu diệt từ 4 đến 5 sư đoàn bộ binh địch, 1 đến 2 chiến đoàn thiết giáp, gây tổn thất nặng nề cho các đơn vị thuộc Quân đoàn 2 VNCH.
- Giải phóng các tỉnh Đắc Lắc, Phú Bổn, Quảng Đức, đặt thành phố Buôn Mê Thuột làm mục tiêu chính.
- Nếu thời cơ phát sinh, mở rộng cuộc tấn công lên phía bắc để giải phóng Pleiku và Kontum, hoặc sang phía đông để chiếm Phú Yên, Khánh Hòa.

Để thể hiện tầm quan trọng mà các nhà lãnh đạo đánh giá đối với chiến dịch, Tổng Tham mưu trưởng, Thượng tướng Văn Tiến Dũng nhận lệnh vào Buôn Mê Thuột ngay lập tức với tư cách phái viên của Bộ Chính trị và Bộ Tổng Tham mưu trong Chiến dịch Tây Nguyên.

Kế hoạch mới này của QĐNDVN đầy táo bạo và sáng tạo. Sau này, khi Sài Gòn đã sụp đổ, một vị tướng cao cấp của Miền Nam Việt Nam phát biểu rằng ông đã nhìn thấy ở chiến lược của QĐNDVN sự phản ánh thuật “tiếp cận gián tiếp” của B.H. Liddell Hart. Đòn đánh quyết định của QĐNDVN sẽ không nhằm vào quân đội chính của kẻ thù, mà vào những điểm chiến lược được phòng thủ yếu nhất mà đối phương lại không thể để mất được. Kế hoạch nhấn mạnh vào các nguyên tắc: tập trung binh lực, tốc độ, bất ngờ, nghi binh. Cuối cùng, việc chiếm Buôn Mê Thuột sẽ cho phép QĐNDVN lựa chọn bất kỳ nơi nào trong nhiều phương án để làm mục tiêu tấn công tiếp theo, do đó buộc VNCH vốn đã bị dàn mỏng phải vắt óc cố đoán xem QĐNDVN sẽ tấn công ở đâu tiếp theo. Việc triển khai kế hoạch này sẽ đặt Miền Nam Việt Nam vào một tình thế mà Liddell Hart rất thích bẫy kẻ thù của mình vào: “Lưỡng nan giữa muôn trùng gai”. Nó buộc các chỉ huy của VNCH phải phạm sai lầm và đảm bảo cho QĐNDVN chuẩn bị khai thác mọi thời cơ có thể.

Từ đây, mọi sự bắt đầu diễn tiến nhanh. Các đơn vị tham gia cuộc tấn công (gồm Sư đoàn số 10 và 320 của Mặt trận Tây Nguyên; Sư đoàn 968 từ Lào; Sư đoàn 316 tiến từ miền Bắc xuống phía nam; bốn trung đoàn bộ binh độc lập; các đơn vị tăng, pháo, và kỹ thuật; và 8.000 quân nhân tuyển mộ từ miền Bắc Việt Nam) bắt đầu tiến về điểm hẹn của họ. Mạng lưới tình báo tuyệt vời cho những người cộng sản biết rằng Miền Nam Việt Nam không hề hay biết gì về dự định thật của họ, cũng như họ đã giữ bí mật tuyệt đối lượng cung cấp hậu cần khổng lồ. Được đảm bảo như vậy, quân đội miền Bắc đã thực hiện một chiến dịch nghi binh vô cùng tinh xảo nhằm trực tiếp vào điểm mạnh nhất trong hệ thống tình báo của đối phương: hệ thống thiết bị điện tử và thám không của miền Nam Việt Nam và đồng minh Hoa Kỳ. Tại tất cả các đơn vị tham gia chiến dịch Tổng Tiến công, sóng vô tuyến đều im lặng tuyệt đối. Nhân viên tình báo của QĐNDVN gửi đi hàng trăm tín hiệu vô tuyến giả, tổ chức những đoàn xe tải di chuyển lộ liễu, và tiến hành các hoạt động làm đường – những con đường ma – tất cả đều nhằm làm Miền Nam Việt Nam tin rằng Sư đoàn số 10 và 320 của QĐNDVN đang tập trung về Pleiku và Kontum và hai thành phố ở phía bắc Tây Nguyên này là mục tiêu thật sự của Việt Cộng. Chiến dịch nghi binh hiệu quả đến nỗi các chỉ huy quân đội Miền Nam Việt Nam đã bỏ qua một số báo cáo từ các điệp viên và bản khai của tù binh cho thấy QĐNDVN thật ra đang sắp tấn công Buôn Mê Thuột.

Đến cuối tháng 2, tất cả các đơn vị QĐNDVN đều đã sẵn sàng. Ngày 1 tháng 3, Sư đoàn 968 tấn công vài đồn nhỏ ở phía tây Pleiku, thu hút sự chú ý của VNCH vào mối đe dọa đối với thành phố Pleiku. Ngày 4/3, chiến dịch của QĐNDVN bắt đầu với một cuộc tấn công của Sư đoàn 95A, phá tan vài đồn nhỏ của VNCH canh Đường 19 trên Đèo Mang Yang, do đó cắt đứt đường tiếp tế chính cho các lực lượng VNCH ở Tây Nguyên. Xa hơn ở phía đông, trên Đường 19, Sư đoàn số 3 QĐNDVN tổ chức tấn công cắt đứt tuyến đường huyết mạch này và uy hiếp Sư đoàn số 22 VNCH. Ngày tiếp theo, Trung đoàn số 25 của QĐNDVN cắt Đường 21 - con đường duy nhất còn lại nối từ bờ biển vào Tây Nguyên, nối Buôn Mê Thuột và Nha Trang. Các lực lượng VNCH ở Tây Nguyên giờ đây bị cô lập và hoàn toàn phụ thuộc vào tiếp tế từ trên không. Tuy nhiên, phương tiện vận tải hàng không nghèo nàn của không quân VNCH hoàn toàn không thích ứng với việc tiếp tế khẩn cấp ở quy mô này. Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu và Bộ Chỉ huy của ông nhận ra rằng nếu Đường 19 và 21 không được mở lại sớm, các lực lượng VNCH ở Tây Nguyên sẽ nhanh chóng cạn kiệt lương thực, hết nhiên liệu và đạn dược. Ngày 8 tháng 3, Sư đoàn 320 của QĐNDVN tràn ngập một huyện lỵ trên Đường 14 ở phía bắc Buôn Mê Thuột, cắt đường đi Pleiku và hoàn tất việc cô lập Buôn Mê Thuột. Sân khấu đã sẵn sàng cho cuộc tấn công cuối cùng của QĐNDVN, mà VNCH thì vẫn không đoán được Buôn Mê Thuột là mục tiêu.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Năm, 2010, 12:20:55 pm gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2010, 03:15:06 am »

Theo dõi các diễn biến từ Sài Gòn, Tổng thống Thiệu và Bộ Chỉ huy của ông không thể nào biết được đòn tiếp theo của cộng sản sẽ đánh vào đâu. Tiếp tục chiến dịch nghi binh của QĐNDVN và nhằm ngăn chặn lực lượng dự trữ của VNCH được chuyển lên để củng cố Tây Nguyên, trong những ngày trước khi đánh Buôn Mê Thuột, QĐNDVN tổ chức một đợt sóng các cuộc tấn công trên toàn Miền Nam Việt Nam. Ở phía bắc, vào ngày 5 tháng 3, công binh và du kích tấn công vùng hạ du Quảng Trị và Thừa Thiên, và ngày 8 tháng 3, Sư đoàn 324 của QĐNDVN đánh mạnh vào tuyến phòng thủ chính của VNCH ở tây nam Huế. Về phía nam, ngày 7 tháng 3, quân đội cộng sản tiến hành một loạt vụ tấn công vào khu vực Sài Gòn và Đồng bằng Sông Cửu Long, mà đỉnh cao là chiếm một huyện lỵ chính ở phía tây bắc Sài Gòn. Tổng thống Thiệu và các tướng nghĩ nát óc. Rõ ràng là một cuộc tổng tiến công tổng lực của phe cộng sản diễn ra đến nơi rồi, nhưng đâu là mục tiêu chính? Đâu là nơi nguy hiểm nhất? Với Thiệu và các tướng, câu trả lời đã hiển nhiên: thủ đô Sài Gòn. Kế hoạch nghi binh của QĐNDVN đã diễn ra một cách hoàn hảo.

Ngày 9 tháng 3, Sư đoàn 10 của QĐNDVN, với hai trung đoàn bộ binh (số 26 và 66) và được yểm trợ chỉ với hai khẩu lựu pháo 105mm, 50 viên đạn, tấn công và đánh chiếm Đức Lập cùng toàn bộ các vị trí phòng thủ ở đó trong vòng 24 tiếng. VNCH mất ở đây tổng cộng ba tiểu đoàn, 14 khẩu pháo và 20 xe tăng. Sau khi củng cố chiến thắng, Sư đoàn 10 tiến theo hướng bắc, lên Buôn Mê Thuột.


Xe tăng của ta tiến vào Ban Mê Thuột.

Rạng sáng 10 tháng 3, 12 trung đoàn QĐNDVN tổ chức tiến công bất ngờ mãnh liệt vào Buôn Mê Thuột. Sư đoàn công binh 198 và hai tiểu đoàn bộ binh đã bí mật lọt vào thành phố từ trước, sau đó tấn công hai sân bay của Buôn Mê Thuột, kho chứa hàng tiếp tế Mai Hắc Đế, và đầu não của Sư đoàn số 23 VNCH. 5 trung đoàn bộ binh (ba từ Sư đoàn 316, Trung đoàn số 24 thuộc Sư đoàn 10, và các chiến binh lão luyện của Trung đoàn 95B thuộc Sư đoàn 325) tiến vào thành phố từ ba hướng, dẫn đường là xe tăng và xe chở thiết giáp của Trung đoàn Thiết giáp số 273, và dưới một lưới lửa tạo bởi 78 súng hạng nặng của Trung đoàn pháo số 40 và 675. Trung đoàn chống máy bay 232 và 234 đi kèm các mũi tấn công, tạo ra một chiếc ô hỏa lực chắn máy bay rát đến mức các đợt tấn công bằng bom của không quân VNCH hầu như đều vô hiệu và gây hại cho chính quân đội họ ngang với cho đối phương. Sau 32 giờ giao tranh, các lực lượng QĐNDVN phá tan đầu não của Sư đoàn 23, bắt sống Phó tư lệnh Sư đoàn. Tướng Dũng báo về Hà Nội rằng quân của ông đã thu được 12 khẩu pháo và 100 tấn đạn pháo ở Buôn Mê Thuột. Điều này đảm bảo với Bộ Tổng Tham mưu rằng chiến dịch sẽ tiến triển mà không bị cản trở bởi nỗi lo thiếu đạn. Các nhà lãnh đạo Bắc Việt ngay lập tức nhận ra tầm quan trọng của chiến thắng này. Trong suốt cuộc họp Bộ Chính trị vào 11/3, Lê Duẩn thảo luận về khả năng thời cơ chiến lược - thời điểm để tiến hành cuộc tổng tiến công cuối cùng - sắp đến. Chiến thắng trong chiến tranh sẽ đến với bên nào sẵn sàng đón lấy nó. Miền Bắc Việt Nam đã sẵn sàng.


Giải phóng Ban Mê Thuột.

Hồi trống trận tiến công lúc đầu dường như nhằm vào Pleiku, sau là vào Sài Gòn và Huế, và bây giờ, thật bất ngờ, lại là cuộc tấn công Buôn Mê Thuột. Đó là những đòn tâm lý làm choáng váng các nhà lãnh đạo phía VNCH. Bối rối, tuyệt vọng, và hẳn là trong trạng thái sốc thực sự, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra hai quyết định trọng yếu vào ngày 10 và 11 tháng 3, đánh dấu chấm hết cho số phận của Miền Nam Việt Nam. Việc đầu tiên là Thiệu ra lệnh rút lập tức Sư đoàn Kỵ binh bay VNCH, vốn là nền tảng phòng thủ của Quân đoàn 1, để về chống đỡ cho Sài Gòn. Khi các chỉ huy của VNCH cố gắng rút những đơn vị này về và tái triển khai để lấp đầy lỗ hổng để lại sau khi Sư đoàn Kỵ binh bay đã rút đi, hệ thống phòng thủ của Quân đoàn 2 bắt đầu nghiêng ngả như một căn nhà xây bằng các lá bài.

Tiếp theo, đúng như Miền Bắc Việt Nam đã đoán trước, Thiệu ra lệnh phản công lập tức để chiếm lại Buôn Mê Thuột “bằng mọi giá”. Do đường lên Buôn Mê Thuột đã bị cắt, viên chỉ huy Quân đoàn II của VNCH, Tướng Phạm Văn Phú, buộc phải dùng trực thăng đưa hai trung đoàn còn lại trong Sư đoàn 23 của ông lên trận địa, thả 5 tiểu đoàn vào một khu đất ở phía đông Buôn Mê Thuột trong thời gian từ ngày 12 tới 14 tháng 3 mà không có xe tăng và chỉ có sự trợ lực giới hạn của pháo binh. Trung đoàn đã hạ cánh vào chính giữa “vùng chết” (quyết chiến điểm) mà QĐNDVN giăng ra. Sư đoàn 10 của QĐNDVN, vừa trở về từ Đức Lập, có xe tăng và pháo binh hùng mạnh yểm trợ, đã chờ sẵn. Trong một cuộc tấn công chớp choáng bốn ngày, Sư đoàn 10 tràn lên và đánh tan hoang phần còn lại của Sư đoàn 23 và Chiến đoàn Biệt động quân số 21. Trong lúc đó thì với những kẻ hấp hối trong đội quân một thời hùng mạnh của VNCH ở Tây Nguyên, khi đường tiếp viện đã bị cắt và không còn hy vọng được cung ứng thêm hay cứu trợ, số phận của họ đã được định đoạt. Mệnh lệnh ngày 14 tháng 3 của Thiệu rút các lực lượng khỏi Pleiku xuống theo Đường 7B ra biển là một hành động tuyệt vọng nhằm cứu vãn những gì còn lại của lực lượng VNCH ở Tây Nguyên. Mệnh lệnh ngu xuẩn, thực hiện thì dốt nát, nhưng trong tình hình ấy thì đó là điều có thể hiểu được.


Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh.

Khi các đoàn quân của Tướng Dũng hoàn tất việc tiêu diệt mũi rút lui của VNCH khỏi Pleiku, Tướng Giáp ra lệnh cho các lực lượng của ông xung quanh Huế đi vòng qua tuyến phòng thủ của VNCH – những dãy núi đã cản trở các cuộc tấn công trước kia của QĐNDVN. Ông Giáp ra lệnh cho Quân đoàn 2 QĐNDVN phái Sư đoàn 324 và 325 đánh trực tiếp vào vùng hạ du ở duyên hải, cắt đứt Đường 1 - đường rút lui chính của VNCH - và phá tan các đoàn quân tháo chạy trước khi họ có thể tập hợp và củng cố lại. Bị kẹt giữa đồng không mông quạnh, bị cô lập và cắt mọi đường tiếp tế, các đơn vị VNCH trên đường rút lui trong hoảng loạn đã bị quét sạch. Tới ngày 29 tháng 4, Huế, Đà Nẵng, và toàn bộ Quân đoàn 1 của VNCH đã nằm trong tay những người cộng sản.

Hồi kết

Trong khi đó, trong một phiên họp lịch sử của Bộ Chính trị vào ngày 18 tháng 3, Tướng Giáp đã đóng nhát búa cuối cùng vào cỗ quan tài của chế độ Miền Nam Việt Nam với một quyết định chiến lược lớn cuối cùng trong sự nghiệp quân sự chói sáng của ông. Tướng Giáp tuyên bố rằng cơ hội chiến lược chờ đợi từ bao lâu nay đã đến. Ông lệnh cho QĐNDVN ngay lập tức tổ chức một cuộc tổng tiến công trên toàn chiến trường để kiểm soát hoàn toàn Miền Nam Việt Nam ngay trong năm 1975. Lực lượng dự bị chiến lược cuối cùng của Miền Bắc Việt Nam - Quân đoàn số 1 tinh hoa - bây giờ đã đến lúc xung trận. Bộ Chính trị tức tốc phê chuẩn đề nghị của Tướng Giáp và ra lệnh tổng tiến công Sài Gòn từ mọi hướng.

Với quyết định này, kết cục của cuộc chiến không còn gì phải nghi ngờ nữa. Giấy báo tử coi 30 tháng 4 năm 1975 là ngày giỗ, nhưng phát súng hạ gục VNCH đã được bắn từ ngày 18 tháng 3 bởi Tướng Võ Nguyên Giáp. Chiến thắng cuối cùng này của Tướng Giáp đồng thời cũng là chiến thắng ít đổ máu nhất.

--------------------------------------------------------------------------------

(*) Liddell Hart (1895-1970), nhà tư tưởng quân sự nổi tiếng người Anh, đưa ra khái niệm chiến lược “tiếp cận gián tiếp”, nghĩa là thay vì tấn công trực tiếp thì đánh vào chỗ đối phương không ngờ tới (ví dụ tập hậu, tạt sườn…).

Nguồn chúngta.com
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Năm, 2010, 12:26:47 pm gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM