Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:05:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đất miền Đông: Cuộc chiến đấu trên đường 13  (Đọc 85938 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #120 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 03:31:27 am »

Lê Cam tới hầm đặt máy điện thoại để nghe lệnh của Tiểu đoàn trưởng Xương. Cam vừa cầm máy điện thoại, chưa kịp áp ống nghe vào tai thì B.52 và tiếng rít cứ nối tiếp từ trên cao lao xuống mỗi lúc một to. rồi tiếng bom nổ lộng óc, rền vang như một đợt sấm sét dài. Hơi bom giật chiếc tổ hợp ra khỏi tay Cam, ném mạnh vào góc hầm, tâng Cam nhảy chồm chồm trong hầm, đầu. vai và ngực Cam va mạnh vào lớp cây lát hầm. Tâm ôm ghì chiếc máy PRC – 25 chúi đầu và thành chữ A. Hầm ngập đầy khói và bụi làm Cam ho sặc sụa, rồi Cam bỗng thấy cả chiếc hầm anh và Tâm đang ngồi bị nhấc bổng lên cao, nứt toác ra, cả người anh bay trên khoảng không mấy giây liền. Anh quả quyết bom đã tung anh lên cao, vì cái cảm giác lúc này rất giống cảm giác khi chiếc mô tô bay ra khỏi cái thành gỗ vòng tròn trong lúc biểu diễn. Lê Cam mờ mắt, khói bom đã hết, nhưng những đám bụi hình nấm màu hung hung vẫn rơi rào rào như mưa trên trận địa- Anh thấy mình nằm sấp trên mặt đất trống trơn, chiếc hầm, điện thoại và Tâm bay đi đâu mất, Cam chống tay ngồi dậy, nhưng vướng, anh nhìn xuống rất ngạc nhiên thấy mình vẫn cầm cây M.79 trong tay. Cam đứng lên anh lảo đảo nghiến răng vượt qua cơn xây xẩm chạy mấy bước, anh đâm phải chiếc PRC - 25 vỡ đôi, gần đó Tâm nằm úp sấp hai tay dang ra như muốn ôm ghì lấy chiếc máy. Cam lật người Tâm lại. Cam giật mình, mắt, miệng, tai Tâm đều có máu đầm đìa, khuôn mặt rất trẻ, rất đẹp của Tâm phủ một lớp bụi đỏ. Biết Tâm đã hy sinh. Cam chạy về hầm mình. Chi đang quờ quạng quanh miệng hố hom, Thận hì hục đào bới chiếc hầm sập để cứu Hoàn. Cam phụ với Thận bẩy cây gỗ lát hầm lên, rồi kéo Hoàn ra. Hoàn bị ngạt. Cam bảo Thận làm hô hấp nhân tạo cho Hoàn. rồi chạy sang phía trung đội của Học. May quá, trung đội Học chỉ sập một hầm, ba anh em bị ngất, nhưng không ai hy sinh. Cam băng qua phía trung đội Quỳ, một trái bom lớn rơi trúng chiếc hầm sát đường bốc đi cả ba chiến sĩ. Hai hầm còn lại bị bật tung nắp. Cam nhảy đến bên Quỳ:
- Lợi dụng hố bom mà đánh nghe Quỳ, đừng sợ!
Từ phía Học, tiếng súng đột nhiên nổ vang. Tiếng Học nói to:
- Anh Cam ơi, Chiến đoàn 49 và xe học thép vượt suối Tàu Ô rồi chúng chạy về hướng bãi sình.
Cam đứng hẳn lên miệng hố bom. Đại đội 112 đang nổ súng vào đội hình Chiến đoàn 49 gần bãi sình. Trong đám bụi khổng lồ mù mịt trên vùng đất Tàu Ô. Cam nhìn thấy mấy chiếc xe bọc thép sa lầy, bọn địch từ trong xe nhào ra. Chiến đoàn 49 bị kẹp giữa hai làn đạn bắn chéo từ Đại đội 112 bắn sang và từ Tiểu đoàn 18 bắn lại Cam nhìn lên phía cống ông Tề. Cam bỗng la rất to:
- Anh em ơi. Bọn địch tháo chạy rồi - Cam quay qua quay lại, xung quanh trận địa không có địch, vũ khí bắn thẳng không còn hiệu quả. điện thoại đứt, máy bộ đàm hỏng. Cam sực nhớ. vội chạy về hầm đặt cối. Phải, chỉ có cây cối 60 mới bắn tới nơi bọn địch đang dồn lại, nhưng kìa, Hoàn đang hướng nòng cối về phía đông bãi sình thả đều đều từng trái cối vào nòng. Mặt Hoàn đen nhẻm. hai con mắt tròn xoe nhìn ra phía đường 13. Cam nhảy lên cồn đất cao nhất nhìn khắp bốn phía. Súng nổ ở cống ông Tề. Ở dọc đường sắt, súng nổ ở bìa bãi sình, súng nổ nhiều nhất ở chốt Mỹ. Tiếng AK, tiếng B.40, B.41, tiếng trọng liên 12 ly 8, tiếng súng cối 82, tiếng súng cối 120 ly. Tiếng súng hết sức quen thuộc đang đan dệt vào nhau, xoắn xít lấy nhau, bao tròn lấy khu vực Tàu Ô, nhấn chìm tiếng súng của địch xuống, quật ngã bọn địch đang tháo chạy. Cam nhìn lên trời, lạ quá, hai chiếc AD.6 và một chiếc L.19 liệng vòng rất cao. Đúng rồi địch không thể ném bom được, cũng không thể bắn pháo được, các chiến đoàn địch đang bị chặn đánh, bị bám riết. Cam nhìn quanh về phía sở chỉ huy tiểu đoàn, anh thấy nhiều bóng người đang lao ra phía đường- Cam đợi giờ phút phối hợp đó. Và
giờ phút tuyệt vời đó đã đến! Cam nhảy lên hét đến cháy họng:
- Xung phong truy kích các đồng chí ơi ! Đánh chết mẹ thằng sư 25 anh em ơi! X.-.u...n...g p.-.h-.-o...n...g-..!
Cam đưa cả hai tay khoát mạnh, anh nhìn thấy Học dẫn trung đội chạy lên. Hoàn xách cả nòng cối 60 dẫn các chiến sĩ ở khu hầm đại đội chạy lên, rồi Quỳ cũng dẫn trung đội chạy lên. Anh em vừa chạy vừa ngã, ngã vì mặt đất sập sình như sắp tan ra trên một bãi lầy lớn ngã vì những hố bom B.52 mới đào, ngã vì hơn một trăm ngày ngồi dưới hầm tê chân tê cẳng- Nhưng tất cả các chiến sĩ không ai dừng lại, họ lồm cồm bò dậy, bám theo nhau lao lên, họ vừa chạy vừa hét muốn vỡ ngực:
- Địch tháo chạy rồi anh em ơi! Đánh chết cha thằng sư 25 đi, anh em ơi !
Đại đội 111 từ trên bãi bom B.52, từ trong tầng bụi đỏ dày như mây lao ra đường 13 . Bên phải là Đại đội 113 bên trái là Đại đội 112, cặp theo đường sắt là Tiểu đoàn 17, cặp theo chốt Mỹ là Tiểu đoàn 18. Tất cả đều xông tới ngã ba xóm Ruộng. Trung đoàn đang trút căm giận và sảng khoái xuống đầu Sư đoàn 25. Tiểu đoàn 19 vượt qua cống ông Tề, vượt qua chốt Mỹ, anh em vừa chạy vừa bắn. Bọn địch vứt bỏ xe bọc thép, vứt bỏ tất cả để tháo chạy. Từ ba phía. tiếng hô xung phong dồn về trục đường 13 cuồn cuộn như sóng:
- Đánh bỏ mẹ thằng sư 25. anh em ơi!
Sau khi ra lệnh cho các tiểu đoàn rời công sự xung phong truy kích đội hình tháo chạy của sư 25. Trung đoàn trưởng Đoàn Vũ trao máy điện thoai cho Nguyễn Tính, anh vừa nhìn Nguyễn Tính với cặp mắt khẩn khoản vừa nói:
- Anh ở nhà tiếp tục theo dõi, bổ sung mệnh lệnh _ và điều chỉnh các đơn vị. tôi ra trận địa đây-
Thông cảm với tâm trạng Đoàn Vũ. Nguyễn Tính gật đầu.
Đoàn Vũ nhảy lên hầm. Tuệ, liên lạc không biết từ đâu hiện ra. súng ống mũ mãng đã sẵn sàng. Đoàn Vũ khoát tay:
- Chạy. chạy nhanh thì mới kịp.
Đoàn Vũ chạy lúp xúp theo lối mòn trong cứ. Đến đường trục anh tăng tốc độ. Anh giữ nguyên tốc độ đó cho đến khi ra tới sở chỉ huy Tiểu đoàn 19 . Anh dừng lại một phút. Sở chỉ huy Tiểu đoàn 19 chỉ còn lại mấy chiến sĩ giữ máy điện thoại. Tiểu đoàn trưởng Xương và chính trị viên Lâm đã dẫn anh em ở tiểu đoàn bộ xung phong rồi.
Đoàn Vũ nhằm hướng cắt thẳng ra cống ông Tề. Bây giờ anh không chạy nhanh được  nữa, hố bom, hố pháo nối liền nhau rải trước mặt anh, mặt đất không còn một chỗ nào nguyên thuỷ. Đất tơi ra, mủn ra. sụt tới mắt cá chân, có chỗ sụt tới đầu gối, hố bom đầy nước, nổi váng đen, vệt đường sắt hoàn toàn bị phá trụi, đường ray, tà vẹt bị mảnh hom mảnh pháo băm nát, bóp méo lại, chổng ngược lên, nghiêng ngửa trong hố bom. Mặt đất không còn một bụi cỏ, một gốc cây. Đoàn Vũ có cảm tưởng dưới lớp đất nhão này là một bể nước ngầm lớn. Lớp đất này còn phải rất lâu mới cứng lại được.
Trên lớp đất sập sình ấy, Đoàn Vũ thấy từng dãy công sự của Tiểu đoàn 17 cái còn chìm sâu, cái nổi lên, cái còn nguyên, vuông vức. cái xiêu vẹo có cái đang đào dở. Các chiến sĩ của anh đã ở cả trăm ngày dưới những chiếc hầm đó. Ở Điện Biên Phủ, Đoàn Vũ chỉ ở hầm có ba mươi ngày, hầm ở Điện Biên Phủ hoàn toàn không phải như ở đây, ở Điện Biên Phủ bộ đội có cả một thời gian để đào trận địa. Còn ở đây các chiến sĩ vừa đánh vừa đào, mỗi đại đội đều được khoanh lại trong một khu vực, đào hầm ngay dưới làn đạn cầu vồng và làn đạn bắn thẳng của địch. Các chiến sĩ của anh đã vượt xa anh hồi ở Điện Biên Phủ về mọi mặt.
Ra tới đường. Đoàn Vũ đứng lại một chút. Mặt đường là nơi duy nhất ít hố bom. hố pháo. "À! Bọn địch vẫn chừa con đường để sẵn sàng cho các loại xe của chúng chạy lên phía bắc đây. Thì ra thế !"
- Hình như có ai gọi anh ở phía bên kia đường. Đoàn Vũ chạy lên mấy bước, anh nhìn thấy Toàn, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 18 đang từ trong chốt Mỹ chạy ra. Thấy anh. Toàn reo lên:
- Sướng quá trung đoàn trưởng ơi ! Hơn ba tháng mới được chạy nhảy reo hò trên mặt đất đây!
Đoàn Vũ dang cả hai tay ôm lấy Toàn. Toàn nói như khóc:
- Hoàn thành nhiệm vụ rồi thủ trưởng ơi! Có chết cũng không còn ân hận gì nữa - Nước mắt Toàn chảy tràn trên da mặt đen sạm,
Toàn cười - Sướng quá chảy nước mắt thủ trưởng ạ. Bây giờ làm gì đây thủ trưởng?
Đoàn Vũ chớp mắt, anh cũng thấy cay cay ở mắt. Anh chỉ tay về phía đông Chơn Thành:
- Cậu triển khai tiểu đoàn phía đông bắc Chơn Thành theo đội hình vây lấn, nhiệm vụ cụ thể sẽ phổ biến sau. Nhớ chú ý phi pháo. Tiểu đoàn tổ chức một bộ phận thu dọn chiến lợi phẩm, mọi việc phải hoàn thành ngay trong ngày hôm nay. Tuyệt đối không được bắn bừa bãi, không được để xảy ra thương vong.
- Rõ! Báo cáo thủ trưởng, tôi phải chạy theo anh em đây.
Xuống đến ngã ba xóm Ruộng, Đoàn Vũ gặp Xương, Lâm. tiểu đoàn trưởng và chính trị viên Tiểu đoàn 19. Thuý Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 17. Nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 , các cán bộ vây lấy anh- Anh chưa kịp giao nhiệm vụ cho từng tiểu đoàn thì một cậu người thấp nhỏ từ phía ngoài xô vào xoè tay trước mặt anh. nói to:
- Báo cáo đồng chí trung đoàn trưởng. tôi xin phép được bắt tay đồng chí một cái-
Đoàn Vũ kêu to. hết sức vui sướng:
- A. Lê Cam - Đoàn Vũ ôm chặt Lê Cam trong người. anh áp mạnh má Cam vào má mình. rồi nắm lấy cả hai cánh tay Lê Cam:
- Các cậu bị B.52 phải không?
- Lê Văn Tư thù chúng tôi đó thủ trưởng ạ!
Đoàn Vũ nhìn Xương rồi lại nhìn Lê Cam. anh nói:
- Cậu  đưa  đại  đội về lại trận địa đi, sửa sang công sự làm nhiệm vụ trực ban.
Lê Cam ngạc nhiên:
- Trực ban gì nữa thủ trưởng, cho tụi tôi xuống Chơn Thành thôi
- Lệnh sư đoàn để một đại đội trực ban ở Tàu Ô. Thôi vui vẻ nhận nhiệm vụ đi. Các cậu quen địa hình rồi !
Trời âm âm, không nắng không mưa, hai chiếc AD.6 trút bom xuống phía đông xóm Ruộng rồi bay về hướng Biên Hòa, còn lại chiếc L.19 bay tít trên cao, lượn từng vòng rộng. mệt mỏi, chán chường. Bầu trời cao dần lên, không gian dường như được nới rộng ra. những dải mù, những dải khói bập bềnh, bập bềnh trôi về phía nam- Một làn khói mờ mờ trắng trắng phủ kín trận địa. Mặt đất Tàu Ô đang thở!
Sau khi ra các mệnh lệnh cần thiết cho các tiểu đoàn, Đoàn Vũ theo đường 13 quay ngược lên suối Tàu Ô. Đôi mắt anh không bỏ sót một vạt đất nào- Bọn Chiến đoàn 46 bên trái đường. Chiến đoàn 50
bên phải đường, chúng đã đào rất nhiều hầm hố ở hai bên đường. Chúng bám vào hai bờ đường nhích dần lên, mỗi một cái hầm đều đầy ắp bao gạo sấy, vỏ đồ hộp, vỏ đạn M.79. vỏ đạn M.72 những liều thuốc phụ của đạn súng cối, những hòm đạn đại liên, mũ sắt, áo giáp. quần áo rách và những vệt máu bầm đen. Nhiều xác chết nằm ngửa trên mặt đường. lớp thịt đã tiêu đi trong mưa nắng, quần áo đã dẹp
xuống da đầu đã tiêu đi trong mũ sắt, còn lại xương trán, xương gò má, xương cằm và những hố mắt trống không đang ngao ngán nhìn lên trời. Ngoài những xác chết nằm phơi trên mặt đất, có xác đã khô. có xác đang bắt đầu sình lên trên những đám đất cháy đen, còn nhiều xác bị chính bom pháo của chúng đào bới lên, đầu một nơi, chân một nẻo. Càng lên gần Tàu Ô, xác chết càng nhiều. Chiến đoàn 46 bị ép chặt bên sườn, đã không chuyển được bọn lính chết và bị thương về phía sau, chúng buộc phải vút bỏ lại trên đường, hai bên rãnh, buộc phải chôn ngay tại chỗ. Nhìn những đám xác chết. Đoàn Vũ hiểu tại sao chuột lại xuất hiện nhiều như thế.
Đoàn Vũ dừng lại trước những chiếc hầm lộ thiên cuối cùng của địch. Những chiếc hầm này chỉ cách hầm của anh em năm sáu mươi mét. Bọn địch chết ngồi trong hầm, đầu gục trong mũ sắt, mười ngón tay xoè như cào vào đất, hai chân banh ra giống như con nhái Những tên địch này đều mặc áo giáp, mang mặt nạ phòng độc, ngồi trên từng đống lựu đạn M-26, có cả loại lựu đạn khói, lựu đạn hóa học. Quả là Lê Văn Tư đã làm tất cả những gì hắn có thể làm, bắt những tên lính của hắn phải tới miếng đất này. Nhưng những toán địch đó chưa kịp ném lựu đạn hóa học, chưa kịp đeo mặt nạ phòng độc thì đã bị Đại đội 111 vượt lên hầm tiêu diệt trong hai trận tập kích cuối cùng. Những tên địch này không còn nhận được lệnh tháo chạy về Chơn Thành. Niềm hy vọng ngông cuồng của Lê Văn Tư cuối cùng đã chôn vùi trong những chiếc hầm lộ thiên đó.

Có một dạo, các giới chức quân sự cao cấp của Mỹ - nguỵ ở Sài Gòn, báo chí và các hãng thông tin phương Tây nói ầm lên rằng. sở dĩ quân cộng hòa chưa vượt lên được cái cửa ải Tàu Ô. vì Cộng sản đã đào những con đường hầm kiên cố xuyên qua nền đường sắt, xuyên qua đường 13 từ tây sang đông, nên đã kìm chân quân đội Sài Gòn. - Đường hầm kiên cố! - Đoàn Vũ lẩm bẩm và bỗng mỉm cười Một trăm lẻ chín ngày đêm! Thế là anh và trung đoàn đã đánh một trận đánh suốt một trăm lẻ chín ngày đêm! Trận đánh ác liệt nhất, gian khổ nhất và chắc chắn cũng dài nhất trong đời! Đến lúc này Đoàn Vũ hoàn toàn hiểu ý nghĩa sâu sắc của câu nói chiến sĩ dưới những chiếc hầm kia " Mình sẵn sàng bớt đi năm năm tuổi thọ sau này, để đổi lấy năm ngày giữ vững trận địa"
Ôi! Những chiến sĩ của anh! Những người đã ngã xuống. những người đã bị thương, những người vừa vọt lên hầm sau 109 ngày đêm chiến đấu, truy kích sư đoàn 25 xuống tận Chơn Thành. Họ là những người như thế!
Đoàn Vũ về đến sở chỉ huy đã năm giờ chiều. Anh ngồi xuống chiếc ghế dài bằng tre cạnh bàn cát. Tuệ mở bình toong, rót nước ra chiếc bát sắt đưa cho anh. Đoàn Vũ ngạc nhiên nhìn Tuệ. Anh vui vẻ uống cạn bát nước rồi ôm ghì lấy Tuệ. Thì ra từ sáng tới giờ, Tuệ vẫn đi theo anh. Trong suốt một trăm linh chín ngày đêm ở đây Tuệ vẫn ở bên anh, cậu ta không nói gì, nhưng cậu ta hiểu hết mọi suy nghĩ, mọi tâm tư tình cảm của anh. lúc anh cần gì cậu ta đã sẵn sàng tất cả.
- Cám ơn cậu - Đoàn Vũ vuốt ve mái tóc mềm của cậu liên lạc đang nép đầu vào cánh tay phải của anh - Cậu đừng giận mình Tuệ nhé. Cậu xuống xem có cơm chưa? Mình đói quá. chưa bao giờ thấy đói như hôm nay.
Tuệ vội chạy xuống bếp. Đoàn Vũ nhìn theo Tuệ, mắt tự nhiên rung rưng, anh cuốn thuốc hút, nhả từng làn khói xanh, khói toả mờ trên bàn cát.
- Báo cáo thủ trưởng có điện của sư đoàn.  Đoàn Vũ quay lại. thấy trưởng ban tác chiến trung đoàn đang đứng nghiêm, tay cầm bức điện. Đoàn Vũ cầm tờ giấy, anh hỏi:
- Điện đến lâu chưa?
- Báo cáo vừa mới đến.
- Các anh đi đâu hết?
Báo cáo thủ trưởng xuống các tiểu đoàn.
- Được - Đoàn Vũ gật đầu - Đồng chí về đi, không được rời sở chỉ huy. chắc có nhiều mệnh lệnh mới đấy.
- Rõ ! Xin phép thủ trưởng .
Đoàn Vũ mở bức điện. Điện của thủ trưởng Sư đoàn 290.
Gửi trung đoàn trưởng Trung đoàn 29
Trung đoàn 29 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nặng nề ở Tàu Ô. Theo lệnh Bộ tư lệnh mặt trận. trung đoàn tiến hành bàn giao trận địa cho Trung đoàn 71 . đưa toàn bộ trung đoàn về tọa độ 70 - 72, tranh thủ củng cố về mọi mặt. sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới. Từ ngày 1 tháng 9 trở đi. trung đoàn trở về đội hình của Sư đoàn 267. Mười hai giờ trưa ngày 1 tháng 9, trung đoàn trưởng và chính uỷ phải có mặt tại sở chỉ huy Sư đoàn 267.ở tọa độ X56- 64 nhận mệnh lệnh cụ thể.
Huỳnh Thao

Đoàn Vũ đọc lại bức điện lần nữa, anh mở bản đồ dò tìm tọa độ - nơi trung đoàn về củng cố gần chỗ trung đoàn đứng chân hồi ở Bàu Lòng lên. Còn sở chỉ huy sư đoàn thì ở vùng rừng Căm Xe Đoàn Vũ gấp bản đồ. Anh nhớ tới chiếc cầu Căm Xe bắc qua sông. Thị Tính, nhớ tới bầu trời vùng trung tuyến anh đã nhìn thấy vào buổi chiều tháng tư vừa qua. Không hiểu chiếc cầu ấy còn không?
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #121 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2010, 08:40:07 pm »

CHƯƠNG MƯỜI HAI

Mỹ Hạnh quyết định rời khỏi nơi ẩn náu. Đêm qua Lê Văn Tư không đến. Cô cũng không mong hắn đến. Mỗi đêm hắn lén lút mò tới đây, Mỹ Hạnh thấy hắn không phải là người nữa, mà là một con quỷ dâm dục đang điên loạn. Cô sợ hắn, cô ghét hắn, nhưng cô chưa làm sao thoát khỏi tay hắn được- Mấy lần cô định trốn, nhưng đường 13 từ Chơn Thành về Sài Gòn đã bị cắt đứt ở Bàu Lòng. Đường bộ duy nhất từ Sài Gòn tới được Chơn Thành. là một con đường vòng vèo từ Bàu Bàng qua Phước Vinh, lên Đồng Xoài. quặt trái qua cầu Nha Bích, chạy vào phía đông Chơn Thành. Con đường đá ấy đi qua nhiều vùng kiểm soát của du kích. Họa hoằn mới có đôi đoàn xe quân sự liều mạng phóng hết tốc lực, còn xe đò không dám chạy.
Mỹ Hạnh dằn vặt mình suốt đêm. Cô tự hỏi: Cô cần tiền chăng? Không. Lê Văn Tư không phải là đứa nhiều tiền- Ở Sài Gòn. nhiều tay tư sản, nhiều lão chủ hiệu Hoa Kiều còn giàu bằng mấy vạn Lê Văn Tư. Nằm trong vòng tay tụi đó. Mỹ Hạnh muốn gì được nấy, giường đệm lại trắng tinh, nước hoa thơm lừng, đồ ăn, đồ nhậu đầy ắp Còn ở đây, một gian nhà kho, vừa hôi hám, vừa lắm chuột bọ, giường gỗ, cơm lính. Cô cần khoái lạc nhục dục chăng? Không. Mỹ Hạnh vừa sợ, vừa chán ngấy. Về chuyện này, bọn tư sản Sài Gòn không có đứa nào hung dữ như Lê Văn Tư. Vậy cô cần gì mà cô lên đây. để mắc kẹt ở đây? Mỹ Hạnh lần mò, tìm kiếm, gạn lọc. Cuối cùng cô nhận ra rằng, cô lên đây vì cô quá chán chường, quá mệt mỏi, quá thất vọng! Cô chán chường cuộc sống cô đang sống, một cuộc sống đầy rẫy nhơ bẩn, nhưng khi cô nhận ra nó. hiểu được nó thì đã quá muộn. Hàng chục năm cô nhắm mắt ném vào cuộc sống ấy tài hoa, sắc đẹp, tuổi thanh xuân. Cũng có đôi lần cô mở mắt, cô giật mình. cô cố chống chọi lại sức cuốn hút của nó. Nhưng cô không chống nổi, cô lại nhắm mắt buông tay. Cô mệt mỏi vì cuộc sống quá phức tạp, một cuộc sống phải tính toán chi ly. phải đua chen, phải giành giật,. mạnh được yếu thua, khi thất thế lập tức bị ném vào đáy xã hội. Cô thất vọng vì những ước mơ, những ôm ấp cứ ngày một xa tắp, ngày một tàn lụi đi.
Cuộc chiến sôi động. Báo chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình. đưa tin dồn dập. Tin chiến sự nóng bỏng xuyên qua cuộc sống, đi thẳng vào vị trí óc từng người. Thủ đô kêu gọi phong trào "yểm trợ tiền tuyến - đánh bại giặc Cộng". Mỹ Hạnh không lưu tâm mấy tới những khẩu hiệu đó. Cô lên tiền tuyến vì sự tò mò, vì muốn thay đổi không khí đã quá nghẹt thở Từ ngày các sư đoàn chiến đấu Mỹ lần lượt rút đi. chưa lần nào cô ra những vùng đất có lửa đạn, những vùng đất mấy năm trước cô đã nhiều lần nhìn thấy. Cô không trực tiếp tham gia vào sự thắng bại của cuộc chiến tranh này. Nhiều lần. những tên lính Mỹ say rượu, nắm tay cô đặt vào dây giật cò của khẩu pháo, nhưng cô đã rút tay ra, nhún vai, quay mặt đi. "Pháo đĩ".  Không biết cô đã đọc hai chữ ấy ở đâu, nghe hai tiếng ấy lúc nào, nhưng hai chữ ấy, hai tiếng ấy làm cô ghê tởm. Với cuộc chiến tranh này, cô cho mình là người đứng ngoài cuộc. Mỗi lần đến các căn cứ quân viễn chinh Mỹ, ra các vùng có lửa đạn chỉ là vì tiền, vì những nhu cầu cho cuộc sống cô đang sống. Nhân tiện cô xem chiến tranh qua cảnh máy bay quần đảo, bổ nhào, qua cảnh xe pháo hành quân, tác xạ, qua cảnh khói lửa ngút trời. Cô muốn xem cảnh thực hơn là xem cảnh giả trên màn bạc. Lúc đầu thì cô chỉ là người đi xem, xem một cách vô tư. Nhưng rồi những cảnh máy bay Mỹ bị bắn rơi, xe pháo Mỹ bị đốt cháy, binh lính Mỹ khiếp sợ, khóc lóc, rên rỉ, đã mỗi ngày gợi tính tò mò của cô về sự thắng bại của cuộc chiến tranh này. Những sư đoàn Mỹ không làm gì được phía bên kia, cuối cùng đã cuốn gói, để cuộc chiến tranh lại cho các sư đoàn Việt Nam Cộng hòa. Cuộc chiến trở lại dữ dội từ đầu năm trước. Mỹ Hạnh tin sẽ có một bên thắng, một bên bại. Mỹ Hạnh không hiểu gì về những chuyện của chiến tranh. nhưng chỉ mỗi chuyện người Mỹ ra đi, những người đồng minh khác ra đi, để lại cho quân lực Việt Nam Cộng hòa nguyên vẹn cả cuộc chiến tranh, thì nhất định cuối cùng cuộc chiến sẽ ngã ngũ.
Lên Chơn Thành vì sự tò mò về thắng bại chiến tranh cũng có. Nhưng cái chính là sự tuyệt vọng, sự chán chường cuộc sống cô đang sống. Mỹ Hạnh không có gan uống một liều thuốc ngủ mạnh. không có gan nhảy từ tầng lầu cao xuống đường, không có gan đút đầu vào một vòng dây như bao nhiêu người cùng cảnh, cùng lứa đã làm. Cô muốn tìm cái chết kiểu khác, đỡ phải đấu tranh suy nghĩ. Chẳng hạn như một trái đạn pháo kích rớt đúng chỗ ở, hoặc giả một luồng đạn bắn thẳng- Cái chết bất thần ập đến, chẳng phải đắn đo, chẳng phải sợ hãi. Cho nên trận pháo kích của bên kia hôm đầu ở Chơn Thành cô không chạy tìm nơi ẩn núp như những người khác. cô ngồi hát và đợi. Thế nhưng những viên đạn pháo kích không rơi trúng chỗ cô ngồi. Gần đây binh lính trong sở chỉ huy Sư đoàn 25. cả Lê Văn Tư nữa, xì xào bàn tán về khẩu pháo lạ ớ tây bắc Tàu Ô. Cô cũng đã nghe tiếng rít của viên đạn phóng đi, nghe tiếng nổ của viên đạn từ khẩu pháo đó lao xuống một vài nơi trong quận lỵ Chơn Thành Nhưng cũng lại chưa có trái đạn nào rơi xuống nơi cô ẩn náu.
Đêm qua Lê Văn Tư không đến. Cũng cả đêm qua khu vực sở chỉ huy Sư đoàn 25 rậm rịch, ồn ào. Tiếng quát tháo, tiếng la mắng. tiếng chửi thề tục tĩu, lúc ở chỗ này, lúc ở chỗ khác, thường xuyên lọt vào tai Mỹ Hạnh. Có chuyện gì đó khác thường đang xảy ra? Hình như người ta đang thu dọn mọi thứ, đang sửa soạn, đang chuẩn bị ra đi. Hình như có sự vội vã, hốt hoảng.
Mỹ Hạnh choàng tỉnh lúc tiếng bom B. 52 nổ dậy lên ở phía bắc. Cô mặc vội bộ quần áo chẽn bình thường, đi giày, gói ghém các thứ đồ đạc cho vào chiếc túi xách, chụp chiếc mũ lưới, kiểu mũ đi rừng lên đầu. Cô ngồi đợi một biến cố, cô tin thế nào cũng xảy ra. Lúc trời sáng rõ, cửa mở, tên lính hầu của Lê Văn Tư như thường lệ, đem cơm nước vào cho cô, cô hỏi tình hình, hắn lắc đầu không nói. Cô gạn mãi, hắn giận dữ thốt lên một tiếng "" rồi bỏ đi. "Dù"  tức là vù, là chuồn, là rời khỏi nơi đây, nhưng không phải "dù" chậm rãi, từ từ, mà phải "dù" nhanh. Mỹ Hạnh không còn muốn ăn uống gì nữa. Bụng dạ cô rối bời. Xe đò không có, làm sao về Sài Gòn? Ở lại Chơn Thành thì chết đói. Từ mươi năm lại đây, lần đầu tiên cô rơi vào cảnh hoang mang, lâm vào tình trạng bí đường bí lối. Viên đạn pháo kích chưa thấy, luồng đạn bắn thẳng chắc gì đã gặp. Cô thấy phải bám chặt lấy Lê Văn Tư. may ra có đường thoát, không thì sẽ bị bỏ rơi lại thị trấn Chơn Thành trong cảnh thân cô, thế cô, không tiền bạc, không nơi bấu víu, không chỗ nương thân.
Khoảng mười giờ sáng, có tiếng máy bay trực thăng phành phạch trên đầu. Mỹ Hạnh bước ra cửa nhìn lên trời. Cô nhận ra chiếc máy bay chỉ huy Lê Văn Tư thường đi. Chiếc máy bay đang hạ dần độ cao đáp xuống khoảng trống trước nhà Lê Văn Tư ở. Mỹ Hạnh quay vào giường, mang túi du lịch lên vai, cô ngó lần nữa gian nhà kho, ngó chiếc giường gỗ xem còn bỏ quên thứ gì không. Đôi mắt cô dừng lại ở cây đàn ghi ta. Cô suy nghĩ. đắn đo, cuối cùng cô quyết định mang theo. Biết đâu cây đàn sẽ có ích cho cô trong những ngày khó khăn, gay go sắp tới. Mỹ Hạnh vác đàn lên vai. sửa sang lại quần áo, đi thẳng sang ngôi nhà trước mặt. Lê Văn Tư vừa bước vào nhà, chưa kịp lột mũ, lau mồ hôi đã thấy Mỹ Hạnh lừ lừ bước vào. Lê Văn Tư sững sờ, mở to mắt nhìn Mỹ Hạnh. Hắn chợt hiểu, vội ra cửa chặn lại. Lê Văn Tư hất hàm.
- Em đi đâu?
Mỹ Hạnh không có lối vào, buộc phải đứng lại trước mặt Lê Văn Tư. Sắc mặt cô bình tĩnh, kiên quyết, giọng nói cô chắc nịch:
- Thưa chuẩn tướng, em tìm đến chuẩn tướng. Ngài đi đâu cho em đi theo với.
- Đi đâu? Em bảo anh đi đâu? Anh vẫn còn ở đây.
- Thưa chuẩn tướng, ngài nói dối em làm gì. Suốt đêm qua các ngài đã chuẩn bị, suốt đêm qua em không ngủ, em biết hết. Các ngài định "dù" khỏi Chơn Thành. Chuẩn tướng, ngài đừng bỏ em lại
Lê Văn Tư vẫn vẻ ngạc nhiên trong đôi mắt đang mở to, hắn đổi giọng:
- "Dù"! Ai bảo cô chúng tôi "dù" Cô nhớ cho ở Chơn Thành không có sân bay cho các loại máy bay khác. " Dù" bằng máy bay trực thăng thì "dù" làm sao được cả một sư đoàn. Đúng, chúng tôi được lệnh bỏ Tàu Ô, bỏ cả Chơn Thành để về bảo vệ vùng ngoại vi Thủ đô. Cộng quân đã cắt đứt nhiều đoạn đường từ Chơn Thành xuống Lai Khê. Sư đoàn được lệnh về bằng đường bộ, vừa đi vừa đánh.
- Đó là chuyện của cán binh dưới quyền chuẩn tướng, còn chuẩn tướng, ngài sẽ đi bằng máy bay trực thăng chứ?
Lê Văn Tư nhún vai:
- Tất nhiên tôi sẽ đi bằng máy bay trực thăng.
- Vậy thưa chuẩn tướng, ngài cho em đi cùng.
Lê Văn Tư trợn mắt lên:
- Cô đòi gì lạ vậy? Chuyện đi máy bay trực thăng tôi đã trả lời cô hôm nọ rồi. Tôi chưa biết từ đây về Lai Khê, sư đoàn phải đi mất mấy ngày. Một sư đoàn Cộng quân đang rình phục trên quãng đường đó, biết sẽ xẩy ra những chuyện gì? Tôi còn phải bay để chỉ huy không thể nào cho cô đi được.
Cứ nghe giọng nói, cách xưng hô, điệu bộ và những gì lộ ra trong đôi mắt Lê Văn Tư. Mỹ Hạnh hiểu thêm viên tướng đang đứng trước mặt mình, nhưng cô vẫn cố nài nỉ:
- Thưa chuẩn tướng, em đã vì ngài, em đã hiến dâng tất cả những gì em có cho ngài - Ngập ngừng một chút. Mỹ Hạnh nói tiếp
- Em đã làm theo mọi yêu cầu của ngài. thưa chuẩn tướng, con mãnh hổ (1) của lòng em.
Lê Văn Tư nhún vai. lắc đầu, môi hắn bĩu ra:
- Tôi chịu!
Mỹ Hạnh không chịu được nữa. Mọi lời ngọt nhạt không ăn thua. Mỹ Hạnh quắc mắt, ánh mắt như lửa chiếu thẳng vào mặt Lê Văn Tư, khiến Lê Văn Tư không dám mở to mắt nữa. Mỹ Hạnh giằn từng, tiếng:
- Vậy ông định bỏ rơi tôi, phải không ông chuẩn tướng?
Đôi vai Lê Văn Tư động đậy, nhưng không dám động đậy mạnh.
- Tuỳ cô hiểu.
- A...a..a.. - Mỹ Hạnh giậm gót giày xuống đất làm Lê Văn Tư giật mình. Cô muốn đập cả cây đàn vào mặt Lê Văn Tư, nhưng cô kìm được, cô xỉa tay vào giữa mặt Lê Văn Tư, cô thét lên:
- Thằng đểu cáng, thằng bất nhân, tướng tá gì loại mày. Tao không cần chiếc máy bay lên thẳng của mày. Tao sẽ đi bộ với binh lính của mày về Sài Gòn. Tao vừa đi vừa kể hết chuyện của mày cho binh lính của mày nghe. Cho dơ mặt ngài Chuẩn tướng Lê Văn Tư- Mỹ Hạnh quay gót bước nhanh, được mấy bước, cô quay lại xỉa xói lần nữa: - Tao điên - Tao-.. nguyền... rủa... mày...
Lê Văn Tư đứng đực ra, mặt xám như chì. Lê Văn Tư biết chắc chỉ cần hắn nói một câu, quát lên một tiếng là Mỹ hạnh sẽ xông tới đập cây đàn vào mặt hắn, xé tan tành bộ binh phục hắn đang mặc. Đến nước đó, hắn chỉ còn cách chui xuống đất. Lê Văn Tư nghiến răng- Hắn nguyền rủa mọi tai ương đã cùng một lúc ập xuống đầu hắn. Bước vào mảnh đất -Tàu Ô rất khó. rút khỏi mảnh đất Tàu Ô cũng không dễ! Dường như Cộng quân đoán biết ý đồ, phát hiện được hành động chuẩn bị của quân Cộng hòa, nên chúng đã chủ động tiến công vào đội hình rút lui của cả ba chiến đoàn. Cộng quân tung ra những màn hoả lực chưa từng thấy ở Tàu Ô, chụp xuống những khu vực hiểm yếu quân Cộng hòa chạy qua. Bộ binh chúng bám sát gót các chiến đoàn, Chiến đoàn 50, Chiến đoàn 46 phải bảo vệ hai bên sườn cho Chiến đoàn 49 luồn qua bãi lửa Tàu Ô, nên bị thiệt hại rất nặng. Mỗi chiến đoàn mất gọn một tiểu đoàn. Chín chiếc xe bọc thép nằm lại giữa bãi sình. Không đem về được cây pháo nào, không đem về được tên lính bị thương nào. Bọn lính bị thương chắc đang đào bới mồ mả cả họ Lê Văn Tư.
Cuộc rút chạy chưa hoàn tất, từ trên máy bay Lê Văn Tư đã nhận được lệnh của Nguyễn Văn Minh "Anh không được để sư đoàn dừng lại ở Chơn Thành. Không chờ củng cố. Chiến đoàn nào ít thiệt hại cho đi trước. Chiến đoàn nào thiệt hại cho đi sau. Anh phải hành quân ngay xuống Bàu Lòng - Bàu Bàng phá cho được chốt, về thẳng Lai Khê, rồi về thẳng Thủ Dầu Một. Ngoại vi Thủ đô không còn lực lượng nào đáng kể. Lê Minh Đảo cũng buộc phải ngừng phản kích ra đồn điền Quản Lợi, sân bây Téc Ních, quay vào An Lộc, Cộng quân đã rút ra từ An Lộc ít nhất một trung đoàn ném thêm xuống vùng Bàu Lòng. Anh xuống chậm sẽ rất nguy hiểm " .
Trong lúc đang rối bời như vậy, Mỹ Hạnh lại lù lù hiện ra. xông tới như một con cọp cái. Lê Văn Tư nắm tay lại giơ lên trời. Hắn kêu lên một tiếng gì đó thảm thiết, bất lực. Hắn lảo đảo quay lại. Hắn đổ cả người xuống giường.

(1) Phù hiệu sư đoàn 25 thêu hình con cọp
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #122 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2010, 08:43:49 pm »

Sau cơn điên giận đến cực độ, lúc này Mỹ Hạnh đã hoàn toàn tỉnh táo Cô ngồi cạnh cột trụ cây số ở góc ngã ba, nơi tiếp giáp giữa đường từ quận ly Chơn Thành và đường 13. Cô đẩy chiếc mũ lên cao, chiếc túi da để bên cạnh, cây đàn kẹp giữa hai đầu gối. Cô tựa lưng vào cột cây số, đôi mắt bình thản nhìn những gì đang diễn ra trước mặt. Bây giờ, những người quen cũng khó lòng nhận ra cô. Chiếc mũ đi rừng của cô đang đội, bộ quần áo cẽẽ bình thường loại rẻ tiền, màu sắc dễ hòa lẫn cô đang mặc.,đôi giày cô đang đi.,nhất là vẻ mặt lạnh lùng, có cái nhìn bình thản.,vừa xoi mói.,vừa giễu cợt, trông cô giống như một phóng viên chiến tranh- Một phóng viên ham thích âm nhạc, nên dù khó khăn vẫn mang theo cây đàn.

Trước mắt cô.,từng đám, từng đám binh lính Sư đoàn 25 đang âm thầm đi xuống phía Nam. Họ kẻ đi chậm chạp, uể oải, không hàng lối.,không trật tự. Người đội mũ sắt.,người đầu trần, kẻ còn giày, người đi chân đất, giày há mõm.,chân sưng vù. Quần áo họ lấm lem bùn .đất. Họ như vừa được móc từ dưới đất lên, như vừa thoát khỏi cõi chết. Cô không thể nào đoán được những người lính ấy còn trẻ hay đã già.,mặt mũi họ bơ phờ.,hốc hác.,mắt trũng sâu, gò má nhô cao, râu ria như cỏ dại- Những người lính đi qua. nhiều  người không nhìn cô, đôi mắt đờ đẫn của họ hình như không thấy gì xung quanh nữa. Nhưng cũng có những người nhìn cô, họ hất hàm, miệng nhếch nụ cười thiểu não. Trong hố mắt sâu của họ đựng đầy vẻ tuyệt vọng, sự sợ hãi và nỗi chán chường. Họ bước đi theo bản năng, theo thói quen như một cái máy.
Quân lực hùng mạnh của Việt Nam Cộng hòa đó ư ?

Mỹ Hạnh chớp mắt. Cô thở dài. Cô không buồn phiền, không xấu hổ, không lo lắng gì về sự sa sút của Quân lực cô đang nhìn thấy. Cô thở dài vì trong vẻ nhìn của họ, có cái gì đó giống vẻ nhìn của cô. Những dằn vặt trong lòng họ chắc cũng giống những dằn vặt cô vừa trải qua. Và, lần đầu tiên cô nhận ra rằng, những nỗi dằn vặt và vẻ nhìn của cô, của họ, đều bắt nguồn từ cuộc chiến tranh này, đều do cuộc chiến tranh này tạo ra. Cái khác nhau là những  người lính kia chịu ảnh hưởng trực tiếp, còn cô chịu ảnh hưởng gián tiếp mà thôi. Lần đầu tiên, sự thật tàn nhẫn của chiến tranh sao dễ thấy, dễ hiểu, sao gần gũi với cô đến thế!

Mỹ Hạnh suy nghĩ miên man. Nhưng cô không nghĩ tiếp được nữa. Từ bên phải, một người lính đi cuối cùng đang thất thểu bước lại gần cô, đầu anh ta không mũ, chân anh ta không giày, tóc xoã xuống trán, che kín tai, phủ kín cổ, đầy.những đất là đất. Anh ta có lẽ ngoài bốn mươi, không, có lẽ chưa tới. Anh ta đến cách cô chừng ba bước thì dừng lại, ném chiếc ba lô thủng lỗ chỗ xuống vệ đường, ném cây AR.15 lên ba lô. rồi ngồi xoài ra. Anh ta đưa tay gạt mồ hôi trán, gạt mái tóc, anh ta nhìn Mỹ hạnh với cặp mắt dò hỏi, nhưng không có gì ác ý:
- Chào chị, chị chờ ai?
- Không - Mỹ Hạnh lắc đầu - tôi không chờ ai?
- Sao chị ngồi ở đây? Chị là phóng viên à? -
Mỹ Hạnh lắc đầu:
- Tôi... tôi là ca sĩ. Tôi lên đã lâu. bị kẹt lại.
- Chị là ca sĩ?
Người lính ngạc nhiên. Anh ta vừa hỏi vừa nhìn Mỹ Hạnh với cặp mắt như dò xét, như phán đoán, như muốn hiểu hoàn cảnh nào đã đưa người con gái đẹp ngồi bên cạnh đến bước đường này. Mỹ Hạnh hiểu cái nhìn đó, cô hất hàm về phía người lính, môi dưới trề ra:
- Tôi làm ca sĩ, cũng như anh làm lính ấy mà, anh ngạc nhiên lắm sao?
Người lính cũng hiểu vẻ nhìn, cái hất hàm và câu nói của Mỹ Hạnh. Trong cái xã hội phù hoa, trong cuộc sống giả dối, cay độc, khi mọi thứ che đậy, trang trí bên ngoài, bị lột bỏ, sự thật trần trụi đối diện với nhau, thì người ta nhanh chóng nhận ra nhau và hiểu nhau đến tận cùng. Người lính thong thả chớp mắt, cặp mắt anh ta hết sức buồn bã.
- Xin lỗi chị, tôi hiểu ý chị muốn nói, nhưng suy nghĩ của tôi có lẽ hơi khác. Ca sĩ là một cái nghề, người có tài thì vẫn nổi danh, rất được quý trọng, vì đó là nghệ thuật, nếu như người làm nghề ca sĩ hiểu và làm như thế. Còn lính, đối với tôi thì không phải là một cái nghề. Tôi trốn chui, trốn lủi, khi không biết trốn vào đâu được. tôi đưa tiền ra, nhưng kết quả tiền mất tật mang. Tôi vẫn bị bắt vô lính, bị ném ra mặt trận.
Với kinh nghiệm già dặn, Mỹ Hạnh vừa nghe vừa quan sát nét mặt người lính, cô ngắt lời người lính:
- Vậy là anh giỏi hơn tôi, anh còn biết nghề lính không phải là nghề của anh, anh còn biết trốn, anh làm lính vì bị bắt lính, còn tôi. cái nghề ca sĩ của tôi không cao quý, đẹp đẽ như anh nói đâu- Nói cho đúng thì tôi cũng có thể làm cái nghề ca sĩ đúng như anh nói, nhưng tôi đã nhầm, tôi bị cuộc sống xô đẩy.- tôi bị cuộc sống lừa gạt. Cái tuổi hai mươi của tôi, tôi đã đánh mất nó trong tay bọn Mỹ!
Tuổi trẻ.:. chu cha - Người lính kêu lên vẻ đau đớn - Chị tưởng tôi không có một tuổi trẻ đẹp đẽ và đầy ước mơ sao? Nếu không bị bắt lính thì tôi đã tốt nghiệp Đại học Văn khoa, tôi sẽ là
một giáo sư. Uớc mơ của tôi đã bị cuộc chiến tranh này giết chết, tuổi trẻ của tôi đã bị chiến tranh làm cho tàn lụi đi. Tôi cũng không hiểu sao tôi còn sống được tới hôm nay, còn được ngồi đây nói chuyện với chị - Người lính đột ngột quay người về phía bắc – Các bạn tôi tụi nó đã nằm lại ở trên kia, ở Tây Ninh, ở Bình Long, ở đường 13, tụi nó nằm lại giữa mưa giữa nắng, trần trụi, đau đớn. xác rữa dần ra. Cuộc chiến tranh này là của người Mỹ, của ông Thiệu của tụi tai to, mặt lớn ở Sài Gòn, của các tướng tá, chứ không phải của tôi - Người  lính nhìn Mỹ Hạnh rất nhanh, như muốn xét lại lần nữa phán đoán của mình, anh ta chậm rãi nói từng tiếng – Và chắc cũng không phải là của chị?
Mỹ Hạnh gật đầu:
- Cảm ơn, anh nói đúng, lần đầu tôi nghe một con người nói lên một sự thật, lần đầu tôi hiểu ra một sự thật.
Người lính gật đầu, anh ta hỏi:
- Nhưng làm sao chị bị kẹt lại?
- Ngài Chuẩn tướng Lê Văn Tư bỏ rơi tôi-
Người lính nghiến răng, bất ngờ bật ra mọt câu chửi thề:
- Đù mẹ mấy thằng tướng..
Dường như biết mình đã thốt ra một tiếng không đẹp trước người đàn bà mới quen biết, anh ta thở dài, nói tiếp:
- Xin lỗi.. xin lỗi... Nhưng mấy thằng tướng thì phải chửi cha tụi nó. Chị coi kìa, những thằng lính tụi tôi--. không thể tưởng tượng được.
- Các anh ở đâu về?
Người lính chỉ tay về phía bắc:
- Tàu Ô... Tàu Ô... mảnh đất khủng khiếp...  Người lính nhún vai thở dài - Tụi tôi không biết gì, không hiểu gì. Tại sao mấy cha tướng tá ném tụi tôi vô mảnh đất đó? Để làm gì? Chỉ để chết, chỉ để chết thôi - Người lính rít lên, anh ta chỉ chiếc ba lô - Chị coi đó. Cộng quân bắn theo, đạn không trúng người, thiệt may mắn cho tui quá chị ơi! Nè, nhưng chị định đi đâu?
- Tôi về Sài Gòn.
Người lính trố mắt nhìn Mỹ Hạnh, một lát anh ta hỏi:
- Chị định đi băng cách gì?
Mỹ Hạnh trả lời dứt khoát:
- Đi theo mấy anh, đi sau mấy anh.
Người lính lắc đầu. xua tay:
- Chị không đi được đâu, không về thấu Sài Gòn được đâu -
Người lính chỉ tay về phía những đám lính đang cúi đầu lê từng bước - Chiến đoàn 49 đó, tướng Tư ra lệnh cho chiến đoàn tụi tôi xuống Bàu Lòng - Bàu Bàng mở đường. Biết đi có lọt không? Nghe nói đoạn đường đó có rất nhiều Cộng quân.
Mỹ Hạnh nói với giọng kiên quyết:
- Anh biết đấy, ở lại Chơn Thành tôi sẽ chết đói, tôi phải về Sài Gòn, mẹ tôi đang chờ tôi. Chuẩn tướng của anh bỏ rơi tôi, tôi phải đi theo các anh vậy! -
Nghe Mỹ Hạnh nói người lính chợt hỏi:
- Chị người Bắc?
Mỹ Hạnh gật đầu:
- Tôi sinh Ở Hà Nội, theo gia đình vào Sài Gòn từ năm năm tư. Nhà tôi gần cầu Thị Nghè. đường Hồng Thập Tự.
Người lính nhìn Mỹ Hạnh chăm chú:
- Chị tên gì?
- Mỹ Hạnh. Còn anh?
Tôi là Lê Văn Đức. trung sĩ nhứt, phụ trách quân tiếp vụ của đại đội 3, tiểu đoàn 3, Chiến đoàn 49 - Người lính cúi đầu ngẫm nghĩ, một lúc anh ta ngửng đầu nói với Mỹ Hạnh: - Chị đi theo tụi tôi cực khổ nguy hiểm lắm đó. Chơn Thành - Lai Khê đâu hơn hai chục cây. Xuống được Lai Khê là có xe đò, nhưng chị quen súng đạn chưa?
Mỹ Hạnh mỉm cười:
- Tôi biết bò, biết núp, biết nghe tiếng các loại đạn, chuyện đó anh đừng lo. Nếu có trúng một viên đạn thì cũng không sao, chết nghĩa là thoát nợ đời, chết là hết anh trung sĩ ạ!
Người lính mở to mắt nhìn Mỹ Hạnh. Những ý nghĩ lạ lùng của một người con gái đẹp làm anh ta ngạc nhiên, nhưng vẻ mặt rất lạ của người con gái đã làm cho anh ta dường như hiểu được những câu nói của cô, anh thở dài đứng dậy. mang súng, mang ba lô:
- Thôi được, chị đi theo tôi. Tôi sống chị sống. Tôi chết chị chết, tính mạng phó mặc Trời phật. Chị cứ đi sau tôi, theo cho sát.
Mỹ Hạnh không chú ý tới thời giờ. Tất cả sức lực cô dồn cho đôi chân. Tất cả trí lực cô dồn cho đôi mắt. Chân bước đi, mắt nhìn vào chiếc ba lô rách, vào cái đầu bờm xờm của người lính. Người lính đứng lại, cô đứng lại, người lính nằm xuống, cô nằm xuống. Nhưng đến chiều thì cô bình tĩnh hơn. Cô đã có thể rời mắt khỏi người lính, nhìn vượt lên phía trước, nhìn ra hai bên đường. Con đường này cô đi lại nhiều lần, nhưng bây giờ cô mới nhìn rõ quang cảnh cụ thể. Đất hai bên đường cằn cỗi, vết xe tăng, xe ủi đã cũ. nhưng vẫn còn hằn sâu xuống đất. Hai bên đường không còn cây cối gì toàn cỏ dại- Phải xa hàng năm bảy trăm mét mới có cây. Sau đó là rừng chồi. Việt cộng ở dưới những lớp cỏ dại kia? Hay ở tận trong rừng chồi? Mỹ Hạnh tự hỏi và cô càng chăm chú nhìn ngó hơn. Việt cộng có thể đã ở dưới những bãi cỏ kia, có thể đang ở trong những đám rừng chồi kia. Họ đang chờ cho quân lực Việt Nam Cộng hòa lọt vào nơi họ lựa chọn, họ sẽ đội đất nhảy lên, sẽ từ trong rừng ào ào chạy ra. Vậy là hai bên đánh nhau. Người mạnh sẽ được, kẻ yếu thua. Người giỏi được, kẻ dở thua. Người gan được, kẻ nhát thua. Anh lính đi trước mặt có thể chết. Cả cô nữa cũng sẽ chết, chết vì một trái cối, chết vì luồng đạn bắn thắng. Nhưng nếu cô không chết vì một trái cối, vì một luồng đạn bắn thẳng, mà gặp một mũi súng chĩa vào ngực thì sao nhỉ? Mỹ Hạnh ngẫm nghĩ. Cô không đủ lý do giải thích, nhưng cô tin rằng những người lính Việt cộng sẽ không bắn cô, không bắn vào một người con gái vác cây đàn trên vai. Mỹ Hạnh tin như vậy. Cô càng thấy những linh cảm của mình là đúng. khi quyết định mang theo cây đàn.

Ngày thứ nhất yên ổn, đêm thứ nhất trôi qua. Mỹ Hạnh nhấm gạo sấy, uống nước lã múc từ vũng nước bên vệ đường. Cô quên hẳn mọi thói quen. Ngày thứ hai cô lầm lũi theo chân người lính. nhưng khoảng cách giữa cô và người lính càng về trưa càng xa ra. Đang đi, chợt Mỹ Hạnh đứng sững lại giữa đường, dỏng tai lên. Xa tít về phía trước, tiếng súng đột nhiên nổ dữ dội. tiếp theo từ hai bên đường, từ trước mặt đến gần chỗ cô đứng, tiếng súng máy nổ rộ lên. Đạn cầu vồng từ phía rừng lao vun vút xuống mặt đường. lao xuống hai bên đường, làm bung lên từng bụm khói hình nấm màu trắng. Khói phủ kín mặt đường, phủ kín hai vệ đường.
"Chạm súng rồi!" - Mỹ Hạnh nói thầm. Cô vẫn cứ đứng sững giữa đường-
Trước mặt cô, quân lính Việt Nam Cộng hòa đang tản ra, bám lấy hai mép đường, chui vào giữa đường rãnh thoát nước, bắn loạn xạ. Người lính quân tiếp vụ cũng nằm xuống bên vệ đường. Anh ta vừa bắn vừa gọi to:
- Mỹ Hạnh, núp đi, xuống rãnh đi, chị muốn chết à?
Mỹ Hạnh như sực tỉnh. Cô nhìn sang bên phải đường, thấy một gốc cây cụt, cô bước tới. nửa quỳ, nửa ngồi- Chưa có một luồng đạn nào bay tới chổ cô cả. Súng đạn nổ dữ dội ở phía đầu và đoạn giữa. Cô nghĩ mình đang đứng ngoài vòng chiến. Ý nghĩ đó làm cho cô bình tĩnh. Cô mở to mắt nhìn lên phía trước, nhìn ra hai bên đường Cô đang xem một trận đánh thật, chứ không phải trận đánh trên màn hình.
Đúng như điều hôm qua cô suy nghĩ và tưởng tượng; sau hàng chục phút bắn dữ dội. Việt Cộng đã từ dưới những bãi cỏ hai bên đường vọt lên, từ hai bên rừng ào tới- Họ vừa chạy vừa bắn, họ ném tạc đạn, hết tốp này đến tốp khác, họ xông ra mặt đường, họ mang lá xanh trên người, bóng họ nhấp nhô ẩn hiện trong những màn khói. Quả là Mỹ Hạnh cố ý theo dõi phía Việt cộng, cảnh cô chưa bao giờ thấy, nên cô đã quên khuấy quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Khi cô chuyển đôi mắt lên mặt đường, cô thấy nhiều đám lính Việt Nam Cộng hòa đã nằm im, đang bị bắt. hoặc đang chạy thục mạng vào rừng.
Đánh nhau thật là như vậy ư ? Câu hỏi hiện ra bất ngờ khiến Mỹ Hạnh gần như ngơ ngác. Cô chưa kịp hiểu thì chợt nghe tiếng thét từ phía trước ập tới:
- Hàng sống, chống chết, giơ tay lên!
Mỹ Hạnh định thần, một người lính Việt cộng lao tới chỗ anh trung sĩ quân tiếp vụ, người thứ hai lao tới chỗ cô. Cô chưa kịp giơ tay, cô thấy một mũi lê sáng trắng của cây súng chĩa vào ngực, anh lính Việt Cộng kêu lên vẻ lạ lùng:
- A... lính cái anh em ơi!
Anh ta chưa kịp nói gì thêm, cô đã nghe người lính Việt cộng thứ ba từ sau chạy tới, anh ta nói:
- Không phải lính, nó không mặc đồ lính, kìa cây đàn.
Mỹ Hạnh thấy anh ta quắc mắt lên:
- Mày có phải lính không?
Mỹ Hạnh lắc đầu. cô nói không ra tiếng: - Thưa . Tôi là ca sĩ.
Hai người lính Việt cộng đột nhiên phá lên cười. nhưng rồi họ nghiêm nét mặt lại:
- Bắt, nó là Thiên nga, Phượng Hoàng đấy- Bắt đi.
Mỹ Hạnh đã có lần nghe mấy tiếng đó. Cô không hiểu, cô lại lắc đầu:
- Thưa không, tôi không phải là Thiên nga, Phượng hoàng, tôi là ca sĩ.
Người lính Việt cộng la to, dứt khoát:
- Không biết, mày sẽ trả lời ớ trại tù binh - Đi!
Mỹ Hạnh vác cây đàn lên vai. Trước mặt cô có đến hàng trăm lính Việt Nam cộng hòa từng tốp, từng tốp ủ rũ bước đi, có cả anh trung sĩ quân tiếp vụ. Hai bên đoàn tù binh, là những người lính Việt cộng đi áp giải, súng lăm lăm trong tay, lá ngụy trang dập dềnh sau lưng như đang nhảy múa.
Có tiếng trực thăng đâu đây. Mỹ Hạnh nhìn lên trời. Cô thấy giữa khoảng không bao la, trơ trọi một chiếc trực thăng bay những vòng tròn mệt mỏi, bất lực. Cô đoán Lê Văn Tư đang ngồi trên đó, chắc hắn thấy rõ những gì đã diễn ra,. đang diễn ra ở đây.
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #123 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2010, 08:46:06 pm »

II

Mười giờ sáng ngày 3 tháng 9. Đoàn Vũ và Nguyễn Tính cùng Đào đại đội trưởng trinh sát, một sổ chiến sĩ thông tin tới vùng rừng Căm Xe. Đoàn Vũ dừng lại trước một ngã ba đường. Anh đang quan sát vết chân để nhận định hướng sở chỉ huy sư đoàn. thì ba chiến sĩ thông tin từ trong rừng ập ra vây quanh Đoàn Vũ. Họ reo lên:
- Chúng tôi bắt được các thủ trưởng rồi - Hoan hô!
- Ơ kìa, các cậu, chúng ta lại gặp nhau rồi!
Đoàn Vũ bắt tay từng chiến sĩ, anh nói:
- Nào đưa bọn mình về sở chỉ huy đi !
Một cậu thông tin chạy lên trước dẫn đường, còn hai cậu lẻn ra sau ôm chầm lấy những người quen biết.
Đi chừng ba mươi phút thì tới nơi. Cậu chiến sĩ thông tin quay lại nhoẻn cười:
- Mời các thủ trưởng vào hầm đi, đây là ban tác chiến, để em đi báo cơm.
Lê Nhu nghe tiếng rì rầm vội chạy lên, thấy Đoàn Vũ,
Nguyễn Tính. Lê Nhu bước nhanh tới ôm lấy Đoàn Vũ và Nguyễn Tính, Lê Nhu nói líu cả lưỡi:
- Ba giờ sáng ngày 28 đài kỹ thuật bắt được tin Sư đoàn 25 được lệnh của quân đoàn 3 rút khỏi Tàu Ô, tôi đã xin gọi điện trực tiếp cho các anh. Nhưng đường dây đứt không gọi được, đành phải gọi thẳng cho ban tác chiến Sư đoàn 290, không hiểu các anh có nhận được điện không?
Đoàn Vũ vừa bước xuống hầm vừa nói:
- Bọn mình đoán biết từ mười giờ đêm kia?
Lê Nhu mở to mắt:
- Làm sao biết giỏi vậy?
Đoàn Vũ mỉm cười:
- Anh em đi tập kích, tìm mãi không thấy địch, bọn mình phân tích những hiện tượng đó, đi đến kết luận bọn địch bỏ cuộc. vậy là triển khai kế hoạch đánh địch tháo chạy ngay trong đêm.
- Kết quả thế nào anh?
Diệt gọn Tiểu đoàn 1/50, 1/46 đánh thiệt hại nặng Chiến đoàn 46, còn Chiến đoàn 49 thoát được, thằng này chạy giữa, có thằng 46 và thằng 50 án ngữ hai bên nên không bị thiệt hại nhiều. Bắt sống bốn xe bọc thép, bắn cháy năm chiếc còn lại, vũ khí đạn dược khá nhiều. Nếu có thêm một trung đoàn đón lõng phía sau thì có khả năng diệt gọn Chiến đoàn 46, đánh thiệt hại nặng hai chiến đoàn kia.
Lê Nhu đập tay vào đùi Đoàn Vũ:
- Nhưng thằng 49 có thoát được đâu, nó bị sư đoàn diệt gọn ở Bàu Lòng chiều mùng 1 tháng 9 rồi.
- Sao? Chính thằng 49 à?
- Thằng 49. Bọn tôi chưa hiểu tại sao thằng 49 từ Tân Khai về Chơn Thành lại đi luôn về Bàu Lòng để bị tiêu diệt. Té ra hai thằng kia bị thiệt hại nặng. Vậy là chạy trời không khỏi nắng. Mọi việc đều có lý cả
Nguyễn Tính xuống sau, anh ngồi cạnh Lê Nhu, anh hỏi:
- Tình hình mấy bữa nay thế nào?
Lê Nhu lắc đầu :
- Vẫn phục kích, nhưng Lê Văn Tư hốt quá rồi, chắc chắn không dám phiêu lưu cho thằng 46, thằng 50 đi đường bộ đâu, hắn sẽ rút về phía sau bằng trực thăng.
- Còn lữ ba thiết giáp?
- Bọn này rách lắm rồi, số bị diệt ở xóm Ruộng, số bị đặc công tập kích vừa rồi mò xuống đây bị diệt nữa, chắc cũng không còn bao nhiêu. Sụt thế hung - Lê Nhu cười. hết nhìn Nguyễn Tính lại nhìn Đoàn Vũ - Tàu Ô! Ban tác chiến nhận được lệnh viết chiến lệ rồi, đoạn đầu nắm được, nhưng từ ngày xuống đây nắm không kỹ, lại phải nhờ hai anh thôi. Tàu Ô! Vậy là trọn vẹn rồi phải không hai anh? Thiệt không tưởng tượng được !
Đoàn Vũ gõ nhẹ ngón tay lên bàn, khuôn mặt anh sáng lên.
- Bọn mình đánh được nhưng viết không hay đâu, các cụ đi đâu vắng cả thế?
- Các cụ sang họp bên Tỉnh uỷ hai ngày nay rồi. Bàn kế hoạch thọc sâu đánh phá bình định.
- Bao giờ các cụ về?
- Có lẽ sắp về đến nơi rồi, tôi nhận được điện từ sáng kia – Lê Nhu nhìn ra cửa hầm, anh nói ngay - Liên lạc sang rồi, chắc các cụ đã về
Đoàn Vũ, Nguyễn Tính quay mặt ra cửa hầm. Cậu liên lạc đứng nghiêm báo cáo:
- Sư trưởng mời hai thủ trưởng sang sở chỉ huy. Lê Nhu đứng dậy:
- Hai anh sang đi. nhưng nhớ trước khi về ghé lại đây nghe- Tôi còn nhiều chuyện muốn hỏi hai anh đó.

Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #124 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2010, 08:49:40 pm »

Đoàn Vũ, Nguyễn Tính theo cậu liên lạc đi vào giữa một vùng rừng có nhiều cây cao, lá rậm và xanh, đây là loại rừng hai tầng cây. Trong suốt thời kỳ Việt Nam hóa chiến tranh, bọn Mỹ
không hiểu vì sao lại không rải chất độc và ủi phá cụm rừng này. Có lẽ vì vùng này không có lực lượng vũ trang nào hoạt động chăng? Là một cán bộ quân sự. Đoàn Vũ đã rèn cho mình thói quen quan sát địa hình. Một địa hình mới bao giờ cũng có sức hấp dẫn kỳ lạ. Trên địa hình và trong địa hình ấy, dưới mắt những người chỉ huy là hàng loạt giả thiết, hàng loạt bài tính hóc hiểm. Địa hình là một hiện thực khách quan, người chỉ huy muốn thành công trong những trận đánh, chỉ có cách khám phá nó, hiểu biết nó, lợi dụng và cải tạo nó để sử dụng nó. Đó là một nghệ thuật trong nghệ thuật quân sự. Nhưng Đoàn Vũ không quan sát được lâu. Từ xa, anh đã nhìn thấy Tư lệnh Hoàng Việt, Phó chính uỷ Hồng Nam, Sư trưởng Đàm Lê, Chính uỷ Phan Nguyên và một đồng chí nữa anh không biết tên. Các thủ trưởng của anh ngồi trong gian nhà lớp lá trung quân đang nói chuyện và có vẻ như đang chờ đợi
Đoàn Vũ và Nguyễn Tính đứng sau gốc cây, chỉnh đốn trang phục. Sửa sang xong, Đoàn Vũ tiến lên trước. Anh vừa vui, vừa xúc động, hình như hồi hộp nữa. Tư lệnh Hoàng Việt nhìn thấy Đoàn Vũ và Nguyễn Tính trước, ông đứng dậy nói to:
- Các cậu ấy đến kia rồi. Nào. chúng ta ra đón những người chiến thắng đi !
Phó chính uỷ Hồng Nam đứng ngay dậy lấy máy ảnh. mở nắp, lên phim, xem lại các con  số, ông đi nhanh, vừa vẫy tay chào
Đoàn Vũ, Nguyễn Tính. vừa chọn chỗ đứng thích hợp, ông đưa máy ảnh lên rồi nheo mắt lại.
Tư lệnh Hoàng Việt bỗng vỗ tay, tất cả những người có mặt đều vỗ tay. Tư lệnh Hoàng Việt bước ra tận mút đường, dang rộng hai tay ôm lấy Đoàn Vũ, rồi ôm lấy Nguyễn Tính. Hồng Nam bấm liền hai kiểu. Những người có mặt lần lượt ôm chặt hai người, đưa họ vào nhà. Tư lệnh Hoàng Việt đứng giữa nhà, đặt bàn tay trái lên vai Đoàn Vũ, đặt bàn tay phải lên vai Nguyễn Tính, ông ngắm kỹ từng người, ông nói:
- Gầy đi nhiều quá, nhưng trông các cậu ấy rất vui phải không? Còn chúng tôi ? - ông chỉ vào mình rồi chỉ những người khác hỏi Đoàn Vũ và Nguyễn Tính - Các cậu có thấy chúng tôi gầy đi không? Có à. Nhưng cũng vui chứ Ha... ha.. nào, ngồi xuống đây Chúng ta đều gầy đi, tóc bạc thêm. Đánh nhau căng thẳng ác liệt thế này ai mà béo được, phải không? Nhưng vui, rất vui là được rồi. Này, những ngày cuối cùng ở Tàu Ô gay go lắm phải không?
Hoàng Việt quay sang bên phải, sực nhớ, ông nói:   
- Quên, các đồng chí biết ai đây không? Chưa biết à? Thần chiến tranh đấy.
Tất cả mọi người lại cười to, Đàm Lê nói ngay:
- Báo cáo tư lệnh. chỉ huy thần chiến tranh chứ ạ.
- Phải... phải, tôi nói tắt. Đây là đồng chí Võ Bình sư trưởng sư đoàn pháo binh của chiến trường đấy. Những pháo thủ của đồng chí ấy đã cho tên thiếu tướng trưởng đoàn cố vấn Mỹ của quân đoàn 3 nếm mùi pháo kích. Còn hôm Nguyễn Văn Thiệu đột kích xuống An Lộc thì vì sao không bắn kịp hả?
Võ Bình thở một hơi nhẹ, nhắc lại trường hợp đó, ông vẫn thấy tiếc, ông nói:
- Báo cáo đồng chí tư lệnh, lỗi tại đài quan sát. Chiếc trực thăng chở Thiệu bay lên rồi mới biết, bắn vuốt đuôi. các chiến sĩ ở đài quan sát dằn vặt nhau mấy ngày liền.
Tư lệnh Hoàng Việt gật đầu.
- Kể cũng tiếc, nhưng thôi, đừng buồn nữa - ông quay sang Đoàn Vũ - Gay go lắm phải không?
- Vâng - Đoàn Vũ đặt hai tay lên bàn, sửa lại tư thế ngồi. anh tiếp giọng trầm tĩnh - ở hai chốt cuối cùng địch đã vào đến cự ly ném lựu đạn. Chúng đào hầm cách hầm của Đại đội 111 năm sáu chục mét. Chúng mang lên nhiều lựu đạn, có cả lựu đạn khói và lựu đạn hoá học. Bọn lính thằng nào cũng mặc áp giáp. đội mũ sắt. nhưng chúng chưa kịp hành động, các Đại đội 111, 112 đã tập kích trước diệt gọn hết.
- Tập kích trước? Tư lệnh Hoàng Việt vừa hỏi vừa nhô cả người về phía Đoàn Vũ - Tập kích như thế nào?
- Báo cáo thủ trưởng, ngay khi trời vừa tối, giờ bọn địch đang chủ quan, anh em đã bí mật bò lên khỏi hầm, dùng toàn lựu đạn Mã Lai ném vào hầm hố của địch.
- Rồi sau đó bọn địch không dám mò lên nữa phải không?
-Vâng, đúng như vậy, có thể đó là cố gắng cao nhất, cố gắng cuối cùng của địch.
Tư lệnh Hoàng Việt nhìn mọi người, ông vừa gật đầu vừa nói. giọng vui vẻ:
- Các anh thấy chưa? Địch vào gần như thế, chuẩn bị mọi thứ để thanh toán các chốt của ta, nhưng anh em đã tập kích trước, đã táo bạo và gan góc tiến công trước- Có phải lúc nguy nan nhất cũng còn cách lật ngược được tình thế bằng sự chủ động tiến công không? Tuyệt lắm! Nhưng cái gì đã chỉ đạo hành động chiến thuật đó?
Ông nhìn Đoàn Vũ và Nguyễn Tính, Nguyễn Tính đáp ngay:
- Báo cáo đồng chí tư lệnh, cái chỉ đạo là tư tưởng và phương pháp, là quyết tâm và hành động cụ thể.
Hoàng Việt gật đầu, ông nhìn mọi người rồi hỏi:
- Nhưng sao? Cái thực tế Tàu Ô này đã đủ sức để thuyết phục mọi người chưa? Còn cãi nhau về hình thức nữa không? Kể cũng lạ. Cán bộ mình trưởng thành từ chiến sĩ lên, đánh giặc mấy chục năm rồi, nắm trong tay tiểu đoàn, trung đoàn, hàng mấy sư đoàn, chỉ huy cả một mặt trận, kinh nghiệm chiến đấu, tri thức quân sự không phải nghèo- Chiến lược, chiến dịch, chiến thuật đều đã học, đã thực hiện, vậy mà có lúc vẫn cứ lầm lẫn. Cách mạng và chiến tranh không phải lúc nào cũng phát triển suôn sẻ, đúng hệt như dự tính chủ quan lúc đầu. Vận dụng chiến lược vào tình hình từng thời kỳ của cách mạng là một nghệ thuật lớn. Vận dụng các hình thức và phương pháp tiến hành chiến dịch trong chiến tranh cũng là một nghệ thuật lớn. Chiến tranh không phải là số thành của một bài tính cõng và bài tính trừ. Chiến tranh là một cuộc vật lộn ghê gớm, bởi thế nên mọi thứ giáo điều, mọi thứ công thức, máy móc, mọi thứ kinh nghiệm chủ nghĩa. mọi sự xa rời thực tiễn đều không thích hợp trong một chiến dịch, chúng ta hạ quyết tâm tổ chức một trận địa phòng ngự, một khu vực phòng ngự, phòng ngự chứ không phải chốt chặn, dùng một bộ phận Sư đoàn 267 làm nhiệm vụ đó thì sao nhỉ? Tôi cho tình hình không đến nỗi khó khăn và tổn thất như vừa qua, và Trung đoàn 29 cũng không phải gồng vai lên gánh hết gánh nặng của chiến dịch. Trong một chiến dịch tiến công, đại bộ phận lực lượng của chiến dịch tiến hành các hình thức tiến công, nhưng một bộ phận vì lý do địch tình, địa hình, vì thế phát triển chiến dịch, nên phải tiến hành phòng ngự thì có sao đâu, sẽ không vì một bộ phận phải phòng ngự đó mà đánh giá thiếu tư tưởng tiến công, vì có phòng ngự cũng chỉ tạm thời, cũng chỉ tạo đà, tạo thế tiến công. trong phòng ngự cũng phải tiến công, tiến công như Trung đoàn 29 đã chứng minh- Đó là trong phạm vi chiến thuật, trong bối cảnh và thời điểm của một chiến dịch, nghĩa là trong phạm vi hẹp. Còn trong phạm vi rộng lớn hơn của một chiến trường, bên cạnh nhiều chiến dịch tiến công, tôi nghĩ cũng không loại trừ có trường hợp phải tổ chức một chiến dịch phòng ngự, để bổ sung lực lượng, để tập kết quân, tập kết các phương tiện tiến hành chiến dịch, để chuẩn bị địa bàn mới. Nếu trường hợp đó có xảy ra thì cũng không có gì lạ Cũng đừng vì thế mà kết luận là thiếu tư tưởng tiến công. Là không cách mạng. Bài thơ 'Học đánh cờ' của Hồ Chủ tịch là sự khái quát của nghệ thuật làm cách mạng và tiến hành chiến tranh. Chúng ta cần phải suy nghĩ sâu sắc về những vấn đề đó.
Hoàng Việt nhìn từng người, ông bắt gặp những cái gật đầu. những đôi mắt đồng tình- ông nói tiếp:
- Cái Tàu Ô này là một chiến công lớn, một thành công lớn. Ở đó đã tập trung nhiều mâu thuẫn và phương pháp giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh. Ở đó tập trung những vấn đề về sức mạnh chiến đấu của một phân đội chiến thuật, vai trò và ví trí của phân đội chiến thuật trong đội hình chiến dịch tiến công. Ở đó tập trung những vấn đề về quân sự và chính trị, những vấn đề về tư tưởng và tinh thần, về quyết tâm và phương pháp, về đầu óc tổ chức và hành động cụ thể. Tàu Ô là một chứng minh hùng hồn về mọi mặt của một cuộc chiến đấu, của một chiến dịch. Rồi chúng ta phải khai thác, phải tìm tòi cho hết mọi giá trị của nó-
Này - ông bỗng quay sang Nguyễn Tính - Anh em chắc rất vui phải không?
Nguyễn Tính cười:
- Vâng, báo cáo các thủ trưởng, anh em rất vui, anh em tắm giặt, cắt tóc, cạo râu, may vá quần áo, hát hò, hơn một trăm ngày không được hát hò, nói năng thoải mái, anh em uống trà và rung cả đùi nữa ạ.
- Rung đùi? - Tư lệnh Hoàng Việt nhìn Nguyễn Tính dò xét - ừ, anh em rung đùi thì phải quá rồi. Nhưng còn các cậu? Có rung đùi không?
Nguyễn Tính đỏ mặt, biết trả lời sao đây? Quả thực anh cúng có rung đùi.
- Báo cáo thủ trưởng... - Nguyễn Tính ấp úng.
Hoàng Việt nhìn Nguyễn Tính, ông hiểu ngay, nét mặt ông bỗng trở nên nghiêm trang, ông nói giọng khoan thai, như nói với cả chính mình:
- Vậy là các cậu cũng rung đùi. Này, tôi nghĩ - Người chỉ huy. người lãnh đạo thưởng thức vinh quang của một cuộc chiến, của một chiến công phải bằng sự tỉnh táo, phải bằng cách đi sâu vào chiến công đó, tìm cho được những gì đã làm nên thắng lợi. và những gì còn hạn chế thắng lợi. Người chỉ huy, người lãnh đạo đừng để chất men của vinh quang ngấm vào người. Người chỉ huy, người lãnh đạo phải suy nghĩ tới những thử thách mới, những trận đánh mới, bởi vì cuộc chiến tranh chưa kết thúc, và trận đánh hay nhất, trận đánh cuối cùng của cuộc chiến tranh chúng ta vẫn chưa đánh, phải không?
- Vâng ạ - Nguyễn Tính đáp - Chúng tôi hiểu ạ!
Phó chính uỷ Hồng Nam hỏi:
- Các cậu sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới được chưa? Đơn vị sẵn sàng chưa?
Nguyễn Tính đứng dậy:
- Báo cáo đơn vị chúng tôi đã sẵn sàng.
Chính uỷ Phan Nguyên mỉm cười hỏi tiếp:
- Anh em có kêu, có trách gì sư đoàn không?
Nguyễn Tính cười, rồi lắc đầu:
- Chúng tôi sợ không hoàn thành nhiệm vụ đối với sư đoàn. đối với chiến dịch, chứ không kêu không trách gì sư đoàn cả.
Sư trưởng Đàm Lê cười to:
- Tôi biết thừa các anh rồi, không trách ra miệng, nhưng trách thầm trong bụng, nói riêng với nhau, các anh cũng có càu nhàu. cũng sốt ruột, cũng chấm dấu hỏi này, dấu hỏi khác phải không?
- Vâng ạ - Đoàn Vũ nói ngay - Những biểu hiện đó chúng tôi không dám chối, cũng có ít nhiều.
Võ Bình nhìn Đoàn Vũ. rồi nhìn Nguyễn Tính, ông vừa cười vừa nói:
- Các đồng chí cũng đừng trách tụi này nghe. Cây 85 nòng dài xuống chậm vì không chuyển đạn kịp. Vét hết chỉ được ba trăm năm mươi viên. Hôm Lê Văn Tư tháo chạy, cây pháo còn đúng hai mươi lăm viên. Nhưng bây giờ thì khỏi lo. Các đồng chí ráng mần ăn đợt mới cho tốt. Có tụi này chi viện. Tôi tiết lộ một bí mật nhé, chiến trường chúng ta rồi cũng sẽ có " Vua chiến trường" (*). loại đó mới đúng là thần chiến tranh.
Những người ngồi quanh ai cũng phấn khởi. hân hoan. Sư trưởng Đàm Lê mở bản đồ, nhìn Tư lệnh Hoàng Việt và Phó chính uỷ Hồng Nam .
- Xin phép thủ trưởng.
Tư lệnh Hoàng Việt gật đầu:
- Cứ giao sơ bộ đi. Các cậu ấy còn phải báo cáo đầy đủ diễn biến ở Tàu Ô rồi mới về được, còn phải thảo luận nhiệm vụ tiếp theo.
Đoàn Vũ và Nguyễn Tính chăm chú nhìn theo ngón tay Sư trưởng Đàm Lê đang lần theo đường 13, lần theo đường số 1 xuống sát vùng ven Sài Gòn. Đàm Lê nói:
- Phát huy thắng lợi kế hoạch B, sư đoàn được lệnh chuyển sang kể hoạch C, tiến xuống vùng ven Sài Gòn từ hai hướng: hướng đường 13 và hướng đường 1 - Nhiệm vụ chủ yếu là phối hợp chặt chẽ với các lực lượng địa phương, với nhân dân đánh phá chương trình bình định cấp tốc của địch, tiêu diệt các lực lượng kìm kẹp nhân dân, giải phóng thôn ấp, hỗ trợ đắc lực cho quần chúng nông thôn và đô thị trực tiếp đấu tranh với địch, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ ngoại giao hết sức quan trọng và khẩn trương. Trung đoàn 29 tiếp tục hoạt động độc lập một hướng chiến dịch. Trung đoàn sẽ vượt sông Sài Gòn sang Củ Chi, phối hợp với bộ đội địa phương, du kích và quần chúng trong các thôn ấp để đánh địch. Vùng đất sâu nhất trung đoàn phải đánh chiếm trong kế hoạch C là xã Tân Phú Trung, nằm bên phải đường 1, cách Sài Gòn mười lăm cây số đường chim bay.
Đoàn Vũ và Nguyễn Tính vội vàng mở ngay bản đồ riêng của mình- Tư lệnh Hoàng Việt, Phó chính uỷ Hồng Nam, Chính uỷ Phan Nguyên, Sư trưởng pháo Võ Bình đều ngồi dịch ra, nhường chỗ cho Nguyễn Tính và Đoàn Vũ trải bản đồ. Đoàn Vũ rút bút chì. nhưng bút chì cùn quá, anh mở ví tìm lưỡi lam gọi bút chì. Anh bỗng nhìn thấy bức thư của vợ anh nằm nguyên trong ngăn thứ hai của chiếc ví- Anh chớp mắt, môi mím lại, dạ mặt tái đi. Anh cầm chiếc lưỡi dao bào đặt lên đầu bút chì, thận trọng đưa từng nhát. Anh chỉ sợ mình run lên vì đau đớn, một sự đau đớn hễ nhìn thấy bức thư là lại bất chợt hiện lên đến xót xa.
Phan Nguyên nhìn thấy vẻ mặt Đoàn Vũ, ông thấy bàn tay Đoàn Vũ đang run lên, ông biết chuyện Đoàn Vũ nhận được thư vợ biết chuyện con trai Đoàn Vũ bị bom Mỹ giết hại, nhưng ông chưa có cơ hội tâm sự với Đoàn Vũ. Phan Nguyên hết sức thông cảm với đồng chí của mình, ông đứng dậy trao bút chì của mình cho Đoàn Vũ. đón lấy bút chì và lưỡi dao trong tay Đoàn Vũ; ông nhìn Đoàn Vũ như muốn nói "Hãy can đảm chịu đựng cậu ạ.! Hãy biết cách chịu đựng những mất mát". Đoàn Vũ cầm bút chì, mắt mở to nhìn chính uỷ. Sắc mặt anh trở lại bình thường, nhưng môi anh vẫn mím chặt. Anh cúi xuống bản đồ, mũi bút chì đỏ lần theo từng ô tọa độ. Anh nhắc thầm " Đường 1 , xã Tân Phú Trung, cách Sài Gòn 15 cây số đường chim bay"...

(*) Pháo tầm xa 130 ly
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #125 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2010, 08:53:35 pm »

CHƯƠNG MƯỜI BA

Sư trưởng Đàm Lê áp chặt hơn nữa tổ hợp vào tai, ông đang nghe Trần Thơ báo cáo những kết quả đầu tiên của trận đánh tiêu diệt Chiến đoàn 8 thuộc Sư đoàn 5. Giọng thuốc lào của Trần Thơ vốn hơi rè, qua máy thông tin càng rè thêm. rất khó nghe. Đàm Lê phải chúi đầu vào ngách hầm mới nghe được.
- Sao? Số bị thương các anh phóng thích là bao nhiêu? một trăn bốn mươi tên à? Còn số bị bắt? Hả? Bao nhiêu? - Đàm Lê nghiêng đầu nhìn Lê Nhu đang đứng bên cạnh, ông nói nhỏ - Mới đếm sơ đã tới bốn trăm năm mươi tên. - ông tiếp tục áp tổ hợp vào tai, ông không hỏi lại câu nào, chỉ lắng nghe, chừng ba phút sau ông bỏ máy, ông ngồi xuống ghế. nhìn quanh. như không biết làm gì, không biết nói chuyện gì, không biết nói câu gì trước. Một niềm vui khó tả đang cuồn cuộn trong người ông- Lê Nhu thấy niềm vui đó, niềm vui chưa từng có trong mấy năm nay. Nhưng Lê Nhu không hỏi, anh lặng lẽ nhìn sư trưởng, anh cũng để cho niềm vui từ sư trưởng lan sang người anh.
Bỗng Đàm Lê hỏi :
- Anh Phan Nguyên đâu nhỉ?
- Báo cáo sư trưởng, chính uỷ đang nói chuyện với tư lệnh mặt trận ở ngách hầm điện thoại bên kia.
- Này Lê Nhu - Đàm Lê nói giọng gần như thì thầm nhưng rất rõ từng tiếng - Gần một nghìn tên, không tên nào chạy thoát được. Phóng thích một trăm bốn mươi, bắt sống hơn trăm năm mươi, còn lại đều toi mạng. Trần Thơ kêu không đủ người áp giải tù binh, sợ tối đến tụi nó phá hàng chạy trốn. Thằng 11 , thằng 29 kêu không đủ người thu chiến lợi phẩm. Cậu tính sao hả
Lê Nhu điềm tĩnh:
- Báo cáo sư trưởng điều động thêm lực lượng của Trung đoàn 65 áp giải tù binh, còn thu chiến lợi phẩm thì huy động anh em các phòng ban quanh sư bộ đi thu.
- Phải đấy, cậu gọi thằng 65 đi. Trần Thơ đang rất lo. Còn chuyện chiến lợi phẩm triển khai sau, thu đêm nay không hết. sáng mai thu tiếp.
Lê Nhu vào ngách hầm thứ ba. Đàm Lê lại ngồi yên- Đôi mắt ông mở to nhìn lên tấm bản đồ chiến sự treo ở vách hầm- Trời còn sáng, mọi ký hiệu xanh đỏ hiện lên rất rõ. Trong suốt tháng 10, tháng 11 , bốn trung đoàn trong biên chế của sư đoàn, cùng lữ đoàn 49 đặc công của mặt trận thọc sâu, phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương, đánh phá kế hoạch bình định của địch, theo khuôn khổ kế hoạch C của chiến dịch trên một vùng rộng sát ngoại vi Sài Gòn từ bắc, sang tây bắc. Đến đầu tháng 12, sư đoàn được lệnh rút về đứng chân trong vùng giải phóng bắc Bến Cát, giữa tứ giác: Bàu Bàng - Rạch Bắp - Chơn Thành - Dầu Tiếng, chuẩn bị gấp rút tiêu diệt chi khu Dầu Tiếng, giải phóng quận lỵ Dầu Tiếng. Trận đánh này nằm trong kế hoạch thời cơ của mặt trận đường 13. Trận đánh lớn sẽ diễn ra trước khi hiệp định Pari ký kết.
Sau tám tháng ròng rã chiến đấu trên chiều dài từ biên giới Việt Nam - Cam pu chia xuống đến vùng ven Sài Gòn, bộ đội vô cùng mệt mỏi, căng thẳng. Nhưng khi có lệnh chuẩn bị tiêu diệt chi khu Dầu Tiếng, giải phóng quận lỵ Dâu Tiếng tranh thủ mở rộng thêm vùng giải phóng, thiết lập thêm địa bàn đứng chân trước khi hiệp định Pa ri ký kết, toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong sư đoàn rất phấn khởi. Họ trút bỏ mệt mỏi một cách kỳ lạ, họ lao vào chuẩn bị. hăm hở, sôi nổi như những ngày đầu bước vào chiến dịch. Người lính, từ cán bộ đến chiến sĩ hiểu rất rõ mục đích cuối cùng của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 sắp đạt được. Họ biết chắc, dù Mỹ - ngụy có vùng vẫy gì, có giãy giụa điên cuồng mấy đi nữa, thì một hiệp định có lợi cho cách mạng cũng sẽ được ký kết tại Pa-ri. Đồng chí Lê Đức Thọ, đồng chí Xuân Thuỷ, đồng chí Nguyễn Thị Bình và các đồng chí trong hai đoàn đại biểu của ta ở Pari đã sẵn sàng cầm bút. Việc ký kết hiệp định chỉ còn là vấn đề thời gian.
Người lính, từ cán bộ đến chiến sĩ, đều hiểu rằng cuộc tiến công chiến lược năm 1972 mới nhằm kết thúc một giai đoạn chiếntranh thôi. Hiệp định Pa ri được ký kết, sẽ có ngừng bắn. Họ sẽ  được xả hơi ít lâu, nghỉ ngơi, củng cố, để rồi lại bước vào một giai đoạn chiến lược khác. Họ thấy rõ mục đích cuối cùng của cuộc  chiến tranh chưa đạt được- Muốn kết thúc cuộc chiến tranh này. Thì họ phải vào được Sài Gòn, vào tận hang ổ và đầu não cuối cùng của kẻ thù. Nghĩa là họ phải tiến công nữa- Họ hiểu như thế, nên việc tranh thủ mở rộng vùng giải phóng, tranh thủ tạo lập bàn đạp đứng chân, để tiến công vào Sài Gòn, là một việc vô cùng cần thiết-
Bộ tư lệnh chiến trường và những người chỉ huy mặt trận đường 13 đã phân tích, cân nhắc rất kỹ giữa hai chi khu và quận lỵ của địch ở vùng trung tuyến- Đó là chi khu và quận lỵ Chơn Thành, chi khu và quận lỵ Dầu Tiếng. Cuối cùng những người chỉ huy cao cấp chọn quận lỵ và chi khu Dầu Tiếng. vì lẽ, chi khu và quận lỵ  này nằm giữa vùng bắc và tây bắc Sài Gòn. Nếu như sông Sài Gòn là đường trung tuyến của vùng tam giác sắt, thì chi khu và quận lỵ Dầu Tiếng nằm trên đường trung tuyến đó, nó án ngữ một vùng đất rất quan trọng. Tiêu diệt và giải phóng được Dầu Tiếng, các sư đoàn của ta sẽ cơ động thuận lợi, dễ dàng. Về hậu cần, sông Sài Gòn là đường tiếp tế rất tốt.
Bộ tổng tham mưu ngụy, cả Thiệu và Uây En đều rất lo lắng, khó chịu, khi thấy một khối chủ lực quan trọng của ta đang đứng vững trong vùng tứ giác bắc Bến Cát. Mỹ - ngụy chuẩn bị xúc tiến một kế hoạch phản công lớn, nhằm trục cho được khối chủ lực của ta ra khỏi vùng đất lợi hại đó. Mỹ - ngụy sử dụng toàn bộ Sư đoàn 5 vừa xây dựng lại, các liên đoàn biệt động quân, Chiến đoàn 46 Sư đoàn 25, cùng với các cụm pháo của quân đoàn 3, pháo của các sư đoàn bộ binh, được các loại máy bay ném bom, kể cả B.52 chi viện. Tất cả đều dốc vào cuộc phản công. Kế hoạch đó được coi là cố gắng lớn nhất của Mỹ - nguỵ trên hướng chiến lược này- Kế hoạch được triển khai hợp lý, có lớp lang, thực hiện dần từng bước- Trong quá trình thực hiện có điều chỉnh, có bổ sung, Mỹ - ngụy cũng đã rút được những bài học nào đó, có vẻ biết mình, biết người, không dám mở những trận giao chiến lớn đối với đối phương dù rằng thế đứng chân của các chiến đoàn và mọi phương tiện yểm trợ tối đa, đã cho phép mở những trận giao chiến quyết định. Ở phía nam Chiến đoàn 7 cùng các chi đoàn xe tăng thiết giáp đóng Ở Bàu Bàng. sẵn sàng thọc mũi dùi vào vùng tứ giác hướng đông. Chiến đoàn 8 - chiến đoàn chủ lực của Sư đoàn 5 từ Bến Cát thọc ra Rạch Bắp - Bến Tranh. thọc vào vùng tứ giác từ hướng đông nam. Chiến  đoàn 9 ở quận lỵ Chơn Thành theo lộ đá thọc vào vùng tứ giác từ hướng đông bắc. Chiến đoàn 46 ở Dầu Tiếng từ hướng tây bắc thọc xuống . Lực lượng địch có cả ở bốn góc của vùng tứ giác. Bọn địch dùng chiến thuật áp sát trước mặt, ép chặt hai bên sườn, bịt kín phía sau lưng, dồn Sư đoàn 267 vào giữa vùng rừng chồi của khu tứ giác. rồi dùng pháo bầy và B.52 huỷ diệt. Bọn địch tin chắc Sư đoàn 267 sẽ không chịu được đòn trừng phạt đó, sẽ phải bật lên Minh Hòa, Mình Thạnh. Nguyễn Văn Thiệu treo giải thưởng tám triệu đồng cho chiến đoàn nào lập công xuất sắc nhất.
Sư đoàn 267 được lệnh ngừng việc chuẩn bị đánh Dầu Tiếng. chuyển sang tiến công địch đang phản công.
- Tiến công, chứ không phải phòng ngự hay phản công – Tư lệnh Hoàng Việt nhắc đi nhắc lại với Đàm Lê những chữ, những câu trên, ông nói thêm - Địch có bốn chiến đoàn, các anh cũng có bốn trung đoàn, địch ưu thế về không quân, pháo binh, việc đó không mới lạ- Về bộ binh thế là một chọi một. Quân số địch nhiều hơn, nhưng chất lượng thì không cần so sánh, không nên so sánh. Các anh phải dùng lực lượng thích hợp kìm chân các Chiến đoàn 7, 9, 46 tập trung ưu thế lực tượng tiêu diệt cho được Chiến đoàn 8, mũi dùi chủ yếu của địch trong cuộc phản công này. Tiến công! Tiến công giỏi, sẽ thắng lợi to!
Những trận đánh Mỹ - ngụy trong chiến tranh cục bộ hiện ra, Những trận đánh ở Đầm Bê - Oát thơ mây, Xơ nun trên chiến trường đông bắc Cam pu chia hiện ra. Những trận đánh trong chiến dịch này hiện ra. Những kinh nghiệm và những hối tiếc của từng trận đánh hiện ra. Đầu óc Đàm Lê căng lên. Đảng uỷ và thủ trưởng sư đoàn hạ quyết tâm tiêu diệt Chiến đoàn 8 ngụy.
Suốt mười ngày liền từ mồng 9 tháng 1 đến 19 tháng 1, Đàm Lê và Phan Nguyên không rời sở chỉ huy. Họ ăn ngay tại sở chỉ huy và khi cần thiết họ ngủ ngồi trên ghế ở sở chỉ huy. Họ đã dùng các lực lượng thích hợp chặn đứng Chiến đoàn 7 ở Bàu Bàng, chặn đứng Chiến đoàn 9 ở Chơn Thành, chặn đứng Chiến đoàn 46 ở Dầu Tiếng, chặn đứng bọn biệt động quân ở Suối Dứa- Ngày 13  tháng 1 , bộ tư lệnh Sư đoàn 5 ngụy ra lệnh rút tiểu đoàn 3/8 ra khỏi đội hình Chiến đoàn 8 về Bình Dương, qua Củ Chi. lên Dầu Tiếng. nống ra làng 13 cùng một chi đoàn xe tăng, xe bọc thép, thiết lập căn cứ hành quân sâu trong vùng tứ giác, làm lực lượng yểm trợ, chi viện trực tiếp cho hai Tiểu đoàn 1 và 2 từ Bến Tranh lên. Thủ trưởng Sư đoàn 267 áp dụng một chiến thuật mới khá độc đáo là dùng Trung đoàn 65 chuẩn bị tiêu diệt cụm căn cứ hành quân ở làng 13. Dùng Trung đoàn 29, Trung đoàn 11 tiến quân hai bên sườn Chiến đoàn 8 thiếu, vừa tiến quân vừa nổ súng, kèm rất sát, buộc Chiến đoàn 8 phải đi vào vùng rừng chồi đầy tre gai và cỏ cây mắc cỡ, trước rừng chồi là một cái trảng lớn. đến đó, hai trung đoàn bao vây chặt Chiến đoàn 8. Trung đoàn 29 rút Tiểu đoàn 17, Trung đoàn 11 rút hai Tiểu đoàn 12, 13. cả ba tiểu đoàn cắt vòng lên phía bắc trảng, bố trí thành hình cánh cung lõm. Ở đó, Đàm Lê đã điều tới mười hai khẩu trọng liên 12 ly 8, mỗi khẩu ba cơ số đạn, hai cây ĐK 106 ly chiến lợi phẩm, hai giàn H.12 với ba cơ số đạn và hàng chục khẩu súng cối 82 - 120 ly. Trọng liên và ĐK được bố trí ở giữa nơi tiếp giáp của các tiểu đoàn. Tất cả các loại hoả lực hướng vào trảng trống. Lê Nhu đã làm xong con tính: cứ một phút, mỗi một mét vuông trên trảng trống có ít nhất mười lăm viên đạn bắn thẳng bắn chéo nhau xuyên qua.
Đêm 15 tháng 1 , Bộ tư lệnh Sư đoàn 5 ngụy phát hiện ra nguy cơ Chiến đoàn 8 có thể bị tiêu diệt, ra lệnh cho cụm căn cứ hành quân ở làng 13 bí mật rút về Dầu Tiếng. Trung đoàn 65 truy kích theo, diệt được hai đại đội bộ binh. Bộ tư lệnh Sư đoàn 5 ngụy cũng hạ lệnh cho Chiến đoàn 8 nhanh chóng bứt khỏi vùng rừng chồi chạy về Dầu Tiếng. Đàm Lê được tin, ông đập tay xuống bàn, xuýt xoa một hồi lâu ông ra lệnh cho Trung đoàn 29, Trung đoàn 11 siết chặt thêm vòng vây. Nửa đêm ngày 18 , máy bay B.52 rải thảm khu vực bắc trảng trống. B.52 mở đường cho Chiến đoàn 8 tháo chạy về Dầu Tiếng. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng lần cuối. năm giờ sáng ngày 19.  Đàm Lê ra lệnh công kích vào cụm quân gần một ngàn tên của Chiến đoàn 8 ở khu vực rừng chồi. Mười giờ sáng, đội hình của Chiến đoàn 8 vỡ tung. Binh lính địch nhìn thấy trảng trống, nhìn thấy vệt rừng B.52 mở đường, cả ngàn tên địch đạp lên nhau nhào tới. Khi những lớp sóng địch cách vòng cung lõm chừng năm mươi mét, thì cái cánh cung lõm ấy bật ra, biến thành một cánh cung lửa! Hàng mấy trăm con người ghì chặt súng vào vai- Họ trút lên đầu cả ngàn tên địch tất cả căm giận và sảng khoái.
Đàm Lê áp dụng phương pháp của người đi săn, ông tìm sẵn nơi bủa lưới, nơi đóng trổ lưới cuối cùng. Cái nơi đó thật lợi hại hoặc là con thú bị đâm chết, hoặc nơi đó thú thoát được vào rừng. Ông tìm mọi cách kèm riết con thú cả tuần lễ. Ông ép con thú đi vào nơi đã lựa chọn. để cuối cùng buộc con thú phải sa lưới ,Lê Nhu từ trong ngách hầm thứ ba bước ra. Đàm Lê quay lại.ông đập tay xuống bàn, tặc lưỡi, xuýt xoa:
- Nếu như ta ra lệnh cho thằng 65 đánh trước đi một đêm thì sao hả Lê Nhu? - Đàm Lê ngồi phịch xuống ghế, ông vò đầu bứt tai vẻ mặt thoáng buồn, thoáng vui. nom rất lạ. Ông thở dài. vẫn còn rất tiếc rẻ: trận đánh cuối cùng của chiến dịch cũng khá, nhưng chưa thật hoàn hảo. Không biết bao giờ mới đánh được một trận như ý muốn.
Lê Nhu rất hiểu tâm tư của sư trưởng. Anh mỉm cười, nói rất thật:
- Báo cáo sư trưởng, lúc đánh vô Sài Gòn thì sẽ hoàn toàn đạt được như ý muốn-
- Đánh vô Sài Gòn à? - Đàm Lê nhíu lông mày - ông lắc đầu, cười -Nhưng cũng không tóm gọn, tóm hết bọn đầu sỏ cao cấp đâu. Chúng nó sẽ cao chạy xa bay trước khi chúng ta vào Sài Gòn, máy bay chúng rất sẵn cậu ạ.
Đàm Lê vừa dứt lời, thì Phan Nguyên từ ngách hầm thứ hai bước vào, ông nói:
- Bộ tư lệnh mặt trận khen anh em ta đã đánh một trận xuất sắc, kết thúc chiến dịch tiến công năm 1972  một cách giòn giã. Bộ tư lệnh ra lệnh giải quyết gấp công việc ở đây, tối ngày mai 21 tháng 1 cả sư đoàn hành quân về đông đường 13, trung đoàn 25 Trung đoàn 65 xuống Chánh Lưu, Bố Lá, Trung đoàn 11 vượt Sông Bé, chiếm ngay đoạn đường Phước Vĩnh - Đồng Xoài. Trung đoàn 29 đứng đông đường 13- Vùng tứ giác này giao lại cho Sư đoàn 290. Phải tranh thủ chiếm lĩnh ngay vùng đứng chân mới, không để địch kịp tranh chấp trước khi hiệp định Pa ri ký kết.
Lê Nhu, theo thói quen, ghi ngay các mệnh lệnh vào sổ, rồi mở tấm bản đồ mới- Trời đã tối. Đàm Lê bấm đèn pin. Ba người chụm đầu trên bản đồ. Các cụm pháo địch ở bốn căn cứ quanh vùng tứ giác bắc Bến Cát bắn dồn dập vào vùng rừng chồi. Nhưng ở đây, trong sở chỉ huy.không ai nghe tiếng pháo nổ.
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #126 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2010, 08:56:44 pm »

Sư đoàn 290 giao Thị xã An Lộc lại cho Trung đoàn 24. hành quân xuống vùng giải phóng bắc Bến Cát thay thế Sư đoàn 267- Sư đoàn 267 chuyển hết sang đông đường 13. Trung đoàn 11 vượt sông Bé chiếm đoạn đường 14b từ Đồng Xoài đi Phước Vĩnh. Trung đoàn 65 tiến xuống vùng Chánh Lưu, Bố Lá, bên kia tỉnh lộ 15, bên kia quận lỵ Phú Giáo. Trung đoàn 29 đứng phía đông căn cứ Lai Khê. Ở tuyến sau, từ vùng Minh Hòa, Mình Thạnh, ngược lên những dải rừng phía tây Thị xã An Lộc, cặp theo bờ sông Sài Gòn. thấy xuất hiện nhiều tiểu đoàn xe tăng T.54, xe tăng lội nước PT76 và nhiều tiểu đoàn pháo tầm xa 130 ly. Những đoàn xe tăng và những cỗ pháo đồ sộ này còn nhuộm đầy bụi đỏ Trường Sơn- Xung quanh trị trấn Lộc Ninh, hai bên rừng, ven những con đường quan trọng, cả ở vùng trung tuyến, đã có nhiều trận địa cao xạ phòng không 57 ly. Rất nhiều đoàn tân binh mặt mày đỏ au, quần mới áo mới, vừa từ những chiếc jin 157, jin 130 chạy suốt từ hậu phương vào. Tân binh đi lại, ăn ở, trú quân đầy cả rừng cao su vùng Lộc Ninh, rồi hối hả hành quân bộ về các sư đoàn. Mặt đất vùng biên giới rung chuyển dữ dội vì những trận ném bom của máy bay B.52. Nguyễn Văn Thiệu sợ hãi, đã van nài Mỹ tiếp tục ném bom cho đến ngày ngừng bắn. Những tốp máy bay B.52 ba chiếc một, từ Thái Lan sang. từ Gu-am tới, gầm gừ trút bom, dựng lên những bức_tường lửa và khói dài hàng năm bảy ki lô mét. Máy  bay F.5E, máy bay AD.6 của ngụy đi đánh phá cầu đường. bị những cỗ pháo cao xạ 57 bắn rơi ngay loạt đạn đầu. Bọn phi công không kịp nhảy dù chết cháy cùng máy bay. Lần đầu tiên bọn giặc lái ngụy nếm mùi trung cao, chúng hớt hải trút vội bom rồi tháo chạy. Đồng bào vùng giải phóng Lộc Ninh chăm chú theo dõi những trận đánh máy bay của bộ đội phòng không mà cả cuộc chiến tranh này họ chưa bao giờ thấy. Những người dân vùng cao su, suốt mấy chục năm sống trong vòng kiểm soát của địch, đã đứng suốt đêm ngoài cửa, vui sướng nhìn những đoàn xe vận tải quân sự dài dằng dặc từ Trường Sơn vào. Họ thầm so sánh những đoàn xe Mỹ với những đoàn xe Giải phóng. Ở Cục hậu cần có đoàn cán bộ của Cục xăng dầu đang làm việc. Bộ đội xăng dầu đã đặt những đoạn đường ống đầu tiên trên đất Tây Nguyên, sẽ kéo dài đường ống vào tận miền Đông Nam Bộ. Hậu phương đang khẩn trương tăng cường mọi sinh lực mới cho những chiến trường xa nhất.
Trong lúc đó ở các cảng Sài Gòn, Đà Nẳng, Cam Ranh, rất nhiều tàu trọng tải hàng vạn tấn của Mỹ, của các nước Tây Âu, trút lên bờ những khối lượng vũ khí khổng lồ. Máy bay vận tải C.130, C 5 từ những căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á, ở Thái Bình Dương, bay thẳng tới, dập dìu lên xuống các sân bay lớn như Đà Nẳng, Phú Bài, Tân Sơn Nhất, Bình Thuỷ- Những chiếc máy bay vận tải đường dài ấy tuôn ra hàng loạt trọng pháo, xe tăng M.48, hàng loạt máy bay F-5E tháo rời, hàng loạt giàn tên lửa chống tăng. Ních xơn đang làm tất cả những việc hắn có thể làm trước khi buộc phải ký kết Hiệp định Pari. Khuôn mặt và nhịp điệu của chiến tranh những ngày cuối cùng của năm 1973 là như thế.

Phó chính uỷ Hồng Nam chưa có toàn văn bản Hiệp định trong tay, nhưng ông được biết bản Hiệp định ký kết là do hai đoàn đại biểu của ta thảo ra, qua gần bốn năm kiên trì đấu tranh - Sự kiện ta chưa từng có trong lịch sử của các cuộc đàm phán - Cuối cùng đã buộc Mỹ ngụy phải chấp nhận những điều khoản do chúng ta đưa ra. Bọn Mỹ từ khi bước vào cuộc đàm phán, chúng luôn luôn muốn dùng thế mạnh, đứng trên thế mạnh, nhưng cuối cùng chính chúng ta mới có thế mạnh, mới là người đứng trên thế mạnh- Cả thế giới đang hướng về Pari, nơi Hiệp định vừa được ký kết. Cả thế giới đang hướng về Việt Nam, nơi cuộc chiến tranh lớn nhất của phần cuối thế kỷ XX đã thực sự dừng lại ở trước một ngưỡng cửa mới, ít nhất cũng là trên danh nghĩa, trên văn bản chính thức. Còn những biểu hiện thực tế trên chiến trường, trên những vùng đất còn nóng bỏng lửa đạn, giữa hai lực lượng đối địch, thì chưa hình dung được sẽ diễn ra như thế nào, nhưng chắc chắn là quyết liệt, gay go và vô cùng phức tạp. Phó chính uỷ Hồng Nam rời Hà Nội vào những ngày Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc- Gần chục năm ở chiến trường, ông đã trải qua những bước thăng trầm của cuộc chiến đấu, những bước thăng trầm tất yếu phải diễn ra trong quá trình đọ sức với một kẻ thù như Mỹ - nguỵ. Nhưng cuối cùng chúng ta đã thắng, dù mới chỉ thắng thêm một giai đoạn chiến lược, mới kết thúc được một giai đoạn chiến lược. Mà cuộc chiến tranh nhằm giải phóng hoàn toàn  đất nước, còn phải tiếp tục trải qua những giai đoạn chiến lược khác tất yếu phải có. Nhưng dù sao, đây cũng là một cái mốc hết sức quan trọng của quá trình chiến tranh. Bọn Mỹ chưa hoàn toàn thua hẳn, vì chế độ Sài Gòn- đang tồn tại, nhưng việc bọn Mỹ phải hoàn toàn rút khỏi Việt Nam, rút khỏi Đông Dương đã là một thất bại nhục nhã nhất trong lịch sử của nó.
Phó chính uỷ Hồng Nam liếc nhìn tập bản tin tham khảo của Thông tấn xã giải phóng vừa gửi đến, ông cầm lên, xem lướt qua phần tin tức. rồi dừng lại trước một bài dài của tờ "Tuần tin tức". một tờ báo lớn ở Oa sinh tơn "Chiến tranh đã làm tăng thêm tất cả các mối căng thẳng trong nước Mỹ hiện đại. giữa các chủng tộc, giữa các giai cấp, giữa các thế hệ ở mức cao nhất. Nó đã khiến cho xã hội Mỹ hầu như tan vỡ. Đã đến lúc cuối cùng. giờ phút còn bị bao trùm bởi một trong những chuyện mỉa mai của lịch sử, đó là tang lễ của Giôn xơn. Nguyên nhân chính làm cho Giôn xơn chết là vì một cơn đau tim do xơ cứng động mạch. Nhưng đứng về một mặt rộng rãi hơn mà nói, Giôn xơn là nạn nhân cao cấp nhất của Mỹ bị thương vong trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Một nhân vật mà thành tựu ở trong nước bị phá hoại bởi cuộc chiến tranh cách xa nữa vòng trái đất. Cái " xã hội vĩ đại" mà ông ta tha thiết xây dựng đã tự thiêu huỷ trong một cuộc chiến tranh!.
Cuối cùng Mỹ bắt đầu thoát khỏi một cuộc chiến tranh sa lầy. từng làm khổ đau bốn tổng thống và làm mất chức một tổng thống. Đã chia rẽ đất nước một cách sâu sắc hơn bất cả sự kiện nào từ sau cuộc nội chiến, rốt cuộc đã bị đại đa số nhân dân Mỹ coi như một sai lầm bi thảm! Một cuộc chiến tranh không sản sinh ra những anh hùng dân tộc, không sản sinh ra những bài ca yêu nước rung động lòng người. thì cũng không thể sản sinh ra ngày kỉ niệm đình chiến đáng ghi trong tâm khảm. Nước Mỹ đã kiệt sức vì chiến tranh không thể ăn mừng được
".

Phó chính uỷ Hồng Nam đọc lại lần nữa bài báo, rồi ngồi lặng yên suy nghĩ. Bài xã luận của tờ "Tuần tin tức" ông vừa đọc, là một bài báo khá trung thực. Nhưng ông hiểu rằng đó là những kết luận về bọn Mỹ của một tình hình đã qua. Thực ra bọn Mỹ chưa chịu thua hoàn toàn- Với trận tập kích chiến lược bằng không quân chiến lược vào Hà Nội - Hải Phòng, bọn Mỹ muốn đưa miền Bắc lùi lại mấy chục năm. Trong khi đó bọn Mỹ sẽ đổ tiền, đổ của, đổ vũ  khí vào miền Nam, tiếp tục kế hoạch ViệtNam hóa chiến tranh. xây dựng ngụy quân. ngụy quyền Sài Gòn, duy trì chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam, mãi mãi chia cắt Việt Nam thành hai nước, đặt miền Nam trong quỹ đạo của Mỹ. Bọn Mỹ sẽ tuyên bố trước thế giới rằng, quân Mỹ đã rút đi nhưng Việt Nam cộng hòa vẫn cứ tồn tại một cách vững vàng, chắc chắn. Kế hoạch Việt Nam hóa và học thuyết Ních xơn cuối cùng đã thành công tốt đẹp. Ních xơn sẽ làm như vậy. Và việc Mỹ - ngụy không thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Pari là một điều chắc chắn sẽ xảy ra, cũng như Mỹ - ngụy đã không thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ cách đây mười chín năm. Nhưng dù sao Hiệp định Pari vẫn là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng của một chặng đường chiến đấu. Bằng Hiệp định Pa ri. chúng ta buộc Mỹ phải cút khỏi miền Nam Việt Nam. Bằng Hiệp định Pari, chúng ta sẽ có điều kiện tích luỹ và phát triển lực lượng, tích cực chuẩn bị mọi mặt cho tình hình mới. Trên chiến trường còn lại một mình ngụy quân, ngụy quyền. bằng một cuộc Tổng tiến công và nổi dậy cuối cùng, chúng ta sẽ quét sạch chúng. Giai đoạn chiến lược đó tất yếu sẽ diễn ra. Nó chỉ còn là vấn đề thời gian và thời cơ nữa mà thôi. Cuộc đụng đầu lịch sử chưa kết thúc hoàn toàn. Nhưng đã kết thúc phần cơ bản. Bọn xâm lược Mỹ đang lủi thủi kẻo nhau về nước. Cuối cùng, chúng phải ngậm đắng nuốt cay thừa nhận rằng, cái sức mạnh được coi là siêu phàm của chúng. một chuỗi dài những học thuyết, những âm mưu và kế hoạch thâm độc, không thể nào khuất phục được ý chí và tài năng của một dân tộc đã thét vang vào lịch sử những lời nổi tiếng: " Thà chết quyết không làm nô lệ!" Không có gì qúy hơn Độc lập Tự do! "

Phó chính uỷ Hồng Nam mở sổ tay, ông cắm cúi viết thật nhanh. Viết xong ông đứng dậy tắt đèn.,ông ôm cả cặp tài liệu sang hầm Tư lệnh Hoàng Việt. Cuộc họp của Thường vụ đảng uỷ mặt trận sắp sửa bắt đầu
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #127 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2010, 09:06:48 pm »

Trận địa trực ban của Trung đoàn 29 ở bên đông đường 13, cách vị trí Bàu Bàng chừng một cây số. Chiếc hầm phía ngoài trận địa cách bờ đường năm mươi mét. Đó là một chiếc hầm  chữ A hai tầng ba cửa, nối với một chiếc hầm thùng có nắp che rất dày, trong hầm có ba cặp cọc mắc võng, chính giữa là chiếc bàn nhỏ bằng nhôm lấy ở xe M.113 nằm chỏng gọng bên đường. Chiếc hầm thùng này nối liền với chiếc hầm thùng khác nhỏ hơn, nhưng lộ thiên, trong hầm cũng có những tấm nhôm, vẫn là những thứ gỡ từ xe M.113 đem về, kê thành bàn và chỗ ngồi, rồi tới một ngách hào ngắn, sâu đến bụng. Ngách hào và hầm thùng lộ thiên đều có thiết bị bệ bắn. Toàn bộ chiếc hầm khuất sau một bụi cây lớn, được ngụy trang rất khéo, đi trên đường không thể nào phát hiện được. Trong hầm thường có tổ cảnh giới. được trang bị một trung liên, một B.40 và hai AK. Cách chiếc hầm này chừng năm mươi mét, cặp theo nền đường sắt cỏ mọc đầy, là những dãy hầm chữ A,. từng cụm ba chiếc. nối liền nhau bằng những đoạn chiến hào ngắn. Hầm chữ A nào cũng có hầm thùng để ngủ. Phía sau những tuyến hầm của các trung đội bố trí theo hình cánh cung lõm, là hầm của ban chỉ huy đại đội, hầm đặt điện thoại về thẳng sở chỉ huy trung đoàn, hầm đặt- máy PRC.25, hầm quân y và một chiếc hầm anh em gọi là hầm khách. Ở đó cũng có bàn ghế, chỗ ngủ, là nơi tiếp đón các cán bộ trên xuống kiểm tra trận địa. Phía sau trận địa của đại đội trực ban, nơi bìa trảng giáp với rừng, là trận địa của toàn trung đoàn được bố trí dưới hai hình thức chiến thuật: phòng ngự chốt giữ và vận động tiến công. Bên tây đường 13 là trận địa trực ban của một đại đội thuộc Trung đoàn 73 Sư đoàn 290, sau trận địa trực ban là trận địa cơ bản của trung đoàn 73, cũng triển khai giống như bên phía Trung đoàn 29. Toàn bộ trận địa hai bên đường 13 được triển khai sau ngày 27 tháng 1 , một ngày sau khi Hiệp định Pa ri ký kết. Các chiến sĩ không phải đào hầm dưới các làn hoả lực của địch, vật liệu sẵn, chuẩn bị chu đáo, được lực lượng cả tiểu đoàn góp sức, nên chỉ một đêm, mấy chục chiếc hầm chiến đấu. hàng trăm mét chiến hào được đào đắp xong. Tuy Hiệp định đã ký kết, cuộc ngừng bắn đang được thực hiện, nhưng từ cán bộ đến chiến sĩ không ai tin Mỹ - ngụy sẽ chấp hành các điều khoản trong Hiệp định. Vì  vậy việc đào đắp trận địa vẫn là một việc thiết thân, vừa khẩn trương, vừa hấp dẫn.

Theo kế hoạch chiến đấu mới, Sư đoàn 290 đảm nhiệm khu vực đường 13. Trong chiến đấu, Trung đoàn 29 đặt dưới quyền chỉ huy của Sư đoàn 290. Tuỳ theo tình hình diễn biến. Bộ tư lệnh mặt trận có thể điều thêm các trung đoàn của Sư đoàn 267 ở bên kia Sông Bé, vận động về bên này đường 13 tiêu diệt địch- Sư đoàn 267 đảm nhiệm hướng đường 14b bên kia Sông Bé, vẫn là sư đoàn sẵn sàng thọc sâu vào sườn thị xã Thủ Dầu Một và vùng ven Sài Gòn theo hướng đông đường 13, hướng cơ động thuận lợi nhất. Cho đến lúc này, khi chiến dịch tiến công năm 1972 kết thúc, cán bộ và chiến sĩ trong khối chủ lực miền Đông chỉ còn một điểm chưa thật hài lòng, là sau lưng họ còn vướng bọn địch ở Thị xã An Lộc. Ở chi khu quân sự Chơn Thành. Ở Dầu Tiếng, sau lưng họ không được gọn gàng và sạch sẽ lắm- Tuy nhiên cái kiểu da báo ấy lại làm cho địch phân tán lực lượng, phải đối phó rất khó khăn. Trưa 30 tháng 1, ba ngày sau Hiệp định. Tư lệnh Hoàng Việt và một số sĩ quan tham mưu, chính trị, hậu cần mặt trận, xuống các sư đoàn tiến hành kiểm tra phương án tác chiến, trực tiếp quan sát mặt trận mới.

Bầu trời vùng trung tuyến rất cao, rất xanh- Nắng mùa xuân toả khắp không gian, toả khắp mặt đất cái màu vàng nhạt quen thuộc. Gió tràn trề, trườn qua những khu rừng cao su rộng lớn, để lại sau lưng những trận mưa lá vàng, gió tràn qua những trận địa đã hoàn toàn im tiếng súng, không còn một bóng người, không còn sự giành giật. Gió cuốn đi mùi tanh của máu, mùi hôi thối của xác chết, mùi khét của bom đạn, gộp chung lại là cái mùi của chiến tranh, thường bám nết lấy cỏ cây, ngưng tụ rất lâu trong từng thớ đất và chỉ có gió, có nắng mới đủ sức làm cho trong sạch. Mặt đất sạch sẽ, khô ráo, bốc lên hương vị lạ lùng của mùa khô ở phương Nam, mà hễ ngửi thấy, thì từ người chiến sĩ cho đến vị tư lệnh đều nghĩ ngay tới những trận chiến đấu, đều thấy rạo rực, hồi hộp đến nao lòng!

Tư lệnh Hoàng Việt đội chiếc mũ tai bèo đã sờn mép, mặc hộ quân phục màu xanh lá cây, đi dép cao su. Chiếc túi bản đồ đeo chéo qua người đập nhè nhẹ theo nhịp bước. Khuôn mặt trầm tĩnh, cương nghị vốn có của ông, hô nay trông vui hơn. nhưng lại có cái gì sâu lắng hơn. Ông nhìn rất lâu, rất kỹ - những nơi chôn cất tử sĩ những chiếc hầm, những hố bom, những gốc cây xơ xác, những lối mòn vạch ngang vạch dọc, những vết xích xe tăng. những đám đất cháy sém trên đường đi. Ông dừng lại ở Tàu Ô hơn nửa giờ, dùng ống nhòm quan sát rất kỹ dải chốt chặn từ đông sang tây, từ nam lên bắc. Ông xuống xem xét vài chiếc hầm của Đại đội 111 gần suối Tàu Ô, ông xem xét cả những chiếc hầm gần nhất của địch. Hoàng Việt bốc một nắm đất. Không, không phải là đất mà là bột, một thứ bột có màu xám tro pha lẫn màu vàng thành một thứ màu hung hung. Trên sáu mươi nòng đại bác cỡ lớn của địch đã bắn vào vùng đất này suốt một trăm hai mươi ngày đêm. Hàng mấy trăm lần chiếc máy bay đã đổ bom xuống vùng đất này suốt một trăm hai mươi ngày đêm. Bom và đạn đại bác đã biến đất thành bột. Nhưng bom đạn đã không khuất phục được các chiến sĩ gan vàng dạ sắt. Cuộc đọ sức trên một vùng đất đã kết thúc. Cuộc đọ sức của cuộc chiến tranh rồi cũng sẽ kết thúc. Sự kết thúc thắng lợi ở mỗi vùng đất, mỗi chiến dịch, mỗi giai đoạn chiến lược, sẽ dẫn tới sự kết thúc thắng lợi của cuộc chiến tranh. Hoàng Việt tin chắc như thế. Cái mảnh đất nhỏ hẹp hoang vắng này, từ nay đã trở thành một kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời chiến đấu của ông, được xếp ngang  hàng với những Mường Chanh. Mường Giôn. Xuân Trạch, Đông Khê. Ba Vì, Điện Biên Phủ, Bàu Bàng, Lộc Ninh.v...v... ông nghĩ thầm: "Trên đất nước từ Bắc chí Nam, chỗ nào có giặc đến, là chỗ đó có chiến công. Rồi phải xây dựng ở đây. trên con đường 13 này một khu tượng đài kỷ niệm".

Rời Tàu Ô, ông theo đường 13 đi thẳng xuống Ngọc Lầu, thăm trận địa trực ban của Trung đoàn 71 , nơi đã xảy ra những trận đánh đẫm máu giữa Trung đoàn 65 và lữ đoàn dù số 1, rồi tới Sư đoàn 21 hồi đầu chiến dịch. Ông rẽ sang tây đường. theo đường mòn xuống vùng giải phóng bắc Bến Cát, vào làm việc với thủ trưởng Sư đoàn 290, kiểm tra trận địa của Trung đoàn 73, dùng ống nhòm quan sát thị trấn Bến Cát và sông Sài Gòn, xem kỹ toàn khu vực Bàu Bàng, nơi diễn ra trận đánh Mỹ nổi tiếng đầu tiên ở miền Đông Nam Bộ. Trên mảnh đất xơ xác ngập dầy cỏ dại và hố bom lan ra tận đường 13, rất nhiều xác xe tăng M.48, M.41 xe thiết giáp, xe lội nước M.113. M.118, cái bể đôi, cái bay mất tháp pháo, cái cháy rụi, những xác xe này là của lữ đoàn xe tăng số 11 Mỹ và của lữ đoàn 3 xe tăng thiết giáp ngụy. Có những chiếc bị đánh gục cách đây bảy tám năm, có những chiếc bị đánh hồi đầu chiến dịch, có nhiều chiếc bị đánh cách đây ba tháng. Thời gian đã phủ lên mình những con quái vật hung hãn này cái màu đen xỉn, cái màu của sự tan rã, tàn lụi và huỷ hoại. Trong rất nhiều chiếc mũ sắt lăn lóc bên cạnh xác xe, những chiếc đầu lâu vẫn còn nguyên, gương hai hố mắt tối om, tròn xoay nhìn chòng chọc lên trời xanh, như vẫn còn u uất, như vẫn còn ngao ngán. Những hố mắt vẫn như hiện lên những dấu hỏi lớn. "Phải - Hoàng Việt nói thầm - Phải, chúng chỉ còn biết hỏi trời. nhưng trời cũng không giải đáp được !, Bên dưới những chiếc mũ sắt, là những hố xương rã ra, đen xỉn, mục nát dân trong những lớp cỏ thân cao, lá to. Có hoa màu xám, đồng bào địa phương thường gọi là "cỏ Mỹ". Đi mấy bước nữa, Hoàng Việt thấy một cảnh mới mẻ: xác hai tên lính ngụy ngồi tựa vào vòng xích chiếc xe tăng M.41 tháp pháo đã bay mất, còn trơ lại phần thùng dưới. Hai tên lính ngụy vẫn còn đầy đủ trang phục: mũ sắt đội đầu, quần áo trận, chân nguyên giày, ba lô đeo sau lưng. Hai đứa tựa vào nhau. tựa vào vòng xích xe tăng, sát hai bên cho hai tên lính ngụy ngồi là hai bụi chồi cây ép lại. Có lẽ nhờ những cành chồi giữ chặt. nên xác hai tên ngụy không đổ gục. Cứ trông qua tưởng như chúng đang ngồi nghỉ, mắt chúng đang nhìn đăm đăm ra đường 13. Nắng mùa khô ở vùng trung tuyến đã làm cho xác hai tên lính ngụy khô đét lại, phần thịt tiêu đi, nhưng phần da thì vẫn còn. dính sát vào xương. Có lẽ chúng là lính của Sư đoàn 25 trong trận đánh hồi tháng 12  năm ngoái. Phải chăng đó là hình ảnh cô đọng nhất của học thuyết Ních xơn "Việt Nam hóa chiến  cuộc ? "
Cái gọi là sức mạnh không tưởng tượng được, cùng những âm mưu thâm độc của Mỹ, cuối cùng đã để lại trên bãi chiến trường đầy đủ, nguyên vẹn mọi tang chứng! Tư lệnh Hoàng Việt thấy ngay một sự trùng hợp lý thú. Vùng đất diễn ra trận đánh Mỹ đầu tiên rất nổi tiếng trên hướng chiến lược này, giờ đây cũng lại là nơi đứng chân của hai sư đoàn bộ binh, mà cuộc đời chiến đấu của ông đã từng gắn bó, ông đã từ hai sư đoàn đó trưởng thành lên: sư đoàn 267 trong kháng chiến chống Pháp, Sư đoàn 290 trong kháng chiến chống Mỹ.
Tư lệnh Hoàng Việt hết sức sung sướng, hết sức xúc động. ông che tay ngang trán, nhìn lại lần nữa vùng đất vừa quen, lại vừa như lạ Vùng đất trong suốt cuộc chiến tranh này, luôn luôn gắn với những suy nghĩ, với những chiến dịch, với những trận chiến đấu, với những vui, buồn. Vùng đất ấy đang thở nhịp nhàng trước mặt
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #128 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2010, 09:10:59 pm »

Tư lệnh Hoàng Việt chậm rãi bước trên đường 13, con đường nham nhở vết bom đạn, mệt mỏi, trườn mình dưới nắng trưa về Sài Gòn. Phía sau lưng ông, cách chừng một trăm mét, các chiến sĩ đang hối hả dựng một ngôi nhà. Một sĩ quan tham mưu đi theo cho ông biết anh em làm nhà thông tin để đón tiếp đồng bào. Trong nhà sẽ có tranh ảnh, sách báo Cách mạng, có chỗ ngồi xem phim và  xem văn công. Sau khi làm xong, sẽ mở đường cho xe đò Sài Gòn - Chơn Thành qua lại. Hai chốt ở Bàu Bàng, Chơn Thành chỉ chốt chặn quân ngụy Sài Gòn, chứ không chốt chặn các loại xe đò. Và nhất là không "chốt chặn" tình nghĩa quân dân.
Tư lệnh Hoàng Việt nhìn lên phía trước. Trong mắt ông, chiếc tháp canh bằng bê tông ở cứ điểm Bàu  Bàng hiện lên vẻ bướng bỉnh, ngang ngạnh, thách thức, mặc dù pháo 85 ly nòng dài đã bắn đứt phần trên của tháp canh. Bàu Bàng là vị trí tiền tiêu của sư đoàn 1 Mỹ "Anh cả đỏ". Ở đó hiện giờ có một tiểu đoàn bộ binh nguỵ và một trận địa pháo 12 khẩu.

Tư lệnh Hoàng Việt ngắm con đường rất lâu. Cuộc giành giật từng thước đường suốt mười tháng ròng vậy là đã tạm chấm dứt, Mỹ - ngụy buộc phải bỏ lại trước mặt cả trăm cây số đường, lùi về giữ phần đất còn lại quanh Sài Gòn  bỏ lại tỉnh Phước Long, tỉnh Bình Long, tỉnh Quảng Đức đã hoàn toàn bị cô lập. Có bốn tuyến đường chính chạy về Sài Gòn. Đường 1 từ phía đông bắc. Đường 13 từ phía bắc. Đường số 1b từ phía tây bắc, và đường 4 từ phía tây nam. Trong bốn tuyến đường ấy, chúng ta mới thiết lập được thế trận vững chắc của bộ đội chủ lực trên tuyến đường 13 từ phía bắc, cách trung tâm Sài Gòn sáu mươi lăm cây số. Muốn tiến vào hang ổ cuối cùng của địch, chúng ta còn phải thiết lập thế trận trên ba tuyến đường kia, phải hoàn chỉnh cái vòng vây thép khổng lồ xung quanh Sài Gòn. Đó là nhiệm vụ của giai đoạn chiến lược sắp tới.
Cuộc tiến công chiến lược năm 1972  đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử giao cho nó. Hiệp định Pa ri đã ký kết. Một giai đoạn chiến lược khác của cuộc chiến tranh lâu dài nhưng tất thắng sắp bắt đầu! Bằng tinh thần bền bỉ, dẻo dai. bằng lòng dũng cảm hy sinh vô bờ bến, bằng sự sáng tạo vượt lên trên sức mình, các sư đoàn cuối cùng đã đứng vững vàng ở những bàn đạp hết sức lợi hại được trù tính từ lâu. Khối chủ lực miền Đông Nam Bộ, bằng kết quả chiến đấu suốt mười tháng trời, đã đặt được những nền móng chắc chắn, đặt được những tiền đề cụ thể về chiến dịch hết sức tốt đẹp cho giai đoạn chiến lược sắp đến, trên hướng chiến lược chủ yếu này-
Đứng trên đường 13, cách Sài Gòn sáu mươi lăm cây số. Tư lệnh Hoàng Việt thấy rất rõ những vấn đề hết sức quan trọng đó- Ông nghĩ tới những việc phải làm để tiếp tục củng cố và phát triển thế trận. Củng cố và phát triển những tiên đề chiến dịch, đã hình thành trong buổi giao thời của những giai đoạn chiến lược.
Tư lệnh Hoàng Việt quay sang hỏi người sĩ quan tham mưu:
- Trận địa trực ban của Trung đoàn 29 ở đâu?
Người sĩ quan đứng nghiêm:
- Báo cáo đồng chí tư lệnh ở bên trái, mời đồng chí tư lệnh đi theo đường này.
Người sĩ quan bước xuống vệ đường 13, rẽ theo lối mòn. Tư lệnh Hoàng Việt và những sĩ quan khác tiếp tục đi theo thành một hàng dài. Đến cách hầm trực ban chừng mười lăm mét, anh sĩ quan tham mưu bước nhanh tới định báo tin. Nhưng anh chưa kịp nói, thì trong hầm đã có tiếng hô " nghiêm" rất dõng dạc, và bóng một cán bộ người thấp, nhỏ, nhưng khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, đã vọt lên hầm, anh đi tới phía Tư lệnh Hoàng Việt, cách năm bước, anh đứng lại giơ tay chào:
- Tôi, Lê Cam Đại đội trưởng Đại đội 111 thuộc Trung đoàn 29, trực ban chiến đấu, báo cáo đồng chí Tư lệnh mặt trận, Đại đội 111 đang sẵn sàng!
- Được!
Tư lệnh Hoàng Việt chào đáp lại, ông bước tới đặt tay lên vai Lê Cam, đôi mắt của tư lệnh sung sướng nhìn khuôn mặt rám nắng của người đại đội trưởng trẻ. Ông ôm chặt lấy Lê Cam. Lê Cam áp đầu mình vào ngực ông, rồi ôm chặt lấy ông. Những sĩ quan đứng quanh rất xúc động, họ cũng muốn được ôm lấy Tư lệnh và người đại đội trưởng xuất sắc- Họ trân trọng cảnh đang diễn ra: Một vị tướng đang ôm chặt người sĩ quan cấp dưới của mình: Một người lính già đang ôm chặt người lính trẻ; Một người cha, người chú đang ôm chặt đứa con đứa cháu! Hai con người tiêu biểu, đại diện cho hai cấp, ở hai mũi nhọn của chiến dịch, họ luôn nghĩ tới nhau trong suốt cuộc chiến đấu, nhưng không nhìn thấy mặt nhau. Họ đặt hết lòng tin vào nhau, nhưng chưa có dịp chuyện trò với nhau, nên lúc này họ như hòa làm một!
Tư lệnh Hoàng Việt cùng Lê Cam bước xuống hầm. Tất cả cán bộ chiến sĩ xếp thành hàng từ  nãy vẫn đứng nghiêm trong chiếc hầm thùng rộng. Họ nhìn cảnh vừa diễn ra. Trong đôi mắt sáng ngời, non trẻ của họ, đẹp thay, đều lấp lánh nước mắt! Tư lệnh Hoàng Việt âu yếm nhìn khuôn mặt, nhìn sâu vào đôi mắt từng chiến sĩ. Mắt ông cũng rưng rưng. Ở Tàu Ô, ông đã đứng lặng đi trước những chiếc hầm chữ A sạt lở, méo mó, còn nồng nặc mùi lửa đạn, lòng đau như cắt khi thấy những vệt máu thấm đen vào đất. Những vệt máu ấy là tinh hoa chói lọi nhất của đời người lính! Và lúc này ở đây, những giọt nước mắt ông nhìn thấy kia, cũng là tinh hoa của đời người lính! "ôi chao, là những Dũng sĩ tuyệt vời của Đất nước! Những dũng sĩ tuyệt vời của ông!". Hoàng Việt thở mạnh, ông dang rộng hai tay như muốn ôm tất cả những chiến sĩ vào lòng. Trong giờ phút hết sức tự nhiên và rất xúc động này, ông hiểu thêm thế nào là hạnh phúc của một người lính già, thế nào là niềm tự hào chính đáng của một người làm tướng cầm quân!

Nghỉ - Giọng Hoàng Việt ấm áp - Các đồng chí ngồi xuống đi. Các đồng chí mệt lắm, tôi biết các đồng chí rất mệt! Ròng rã ba trăm ngày đêm chứ đâu dăm bữa nửa tháng gì. Trận Điện Biên Phủ dài nhất trong đánh Pháp cũng chỉ có năm mươi lăm ngày đêm. Trận Tàu Ô của các đồng chí một trăm linh chín ngày đêm, còn trận trên đường 13 trước sau đúng một trăm năm mươi ngày đêm ! Có thể coi đó là trận đánh dài ngày nhất trong đời chúng ta! ác liệt lắm. Vất vả lắm! Không có gian khổ nào bằng gian khổ của người lính ở chiến trường. Chúng ta hiểu như thế, nên chúng ta đã biết nghiến răng lại, chịu đựng tất cả, vượt qua tất cả mọi thử thách gay go để tiến lên, để đứng vững vàng ở vùng đất lý tưởng này trước khi tình hình mới xuất hiện.
Từ lệnh Hoàng Việt dừng lại, ông ngạc nhiên thấy các chiến sĩ vẫn đứng nghiêm, ông thấy mình cũng còn đang đứng. Ông vội vàng ngồi xuống chiếc ghế dài bằng tre, cán bộ chiến sĩ lần lượt ngồi xuống hai bên. Ông nhìn quanh hầm, ông gật đầu:
- Tươm tất, sạch sẽ, lại khang trang nữa. Tốt! Rất tốt! Chắc các đồng chí đã được thở những hơi khoan khoái?
Cán bộ, chiến sĩ dần dần vây quanh người ông. Họ chăm chú nghe ông nói, họ nhìn ông với cặp mắt kính trong, vừa tò mò. vừa vui sướng. Hoàng Việt trìu mến nhìn đi nhìn lại những chiến sĩ của mình: "Họ như thế đấy! - ông thầm nhủ - Họ đã chốt giữ một trăm linh chín ngày đêm ở Tàu Ô. Họ như thế đấy!". Ông đưa mắt nhìn ra cuối đường chiến hào. Ông thấy mấy chiến sĩ đang lúi húi dưới hầm, ông chỉ tay về phía đó, chưa kịp hỏi thì Lê Cam đã đứng dậy:
- Báo cáo đồng chí tư lệnh mặt trận, đó là một số chiến sĩ trong tiểu đội trực ban tranh thủ đào chiến hào.
- Tiếp tục đào chiến hào? - Hoàng Việt ra hiệu cho Lê Cam ngồi xuống, ông chỉ tay về phía Bàu Bàng - Vì cái tháp canh kia hả?
- Dạ - Lê Cam ngồi xuống tiếp tục nói - Thưa đồng chí Tư lệnh vì cái tháp canh đó và cả vì thói quen. Lúc rảnh rỗi, anh em vẫn tiếp tục đào hầm, giống như hồi ở Tàu Ô. Báo cáo đồng chí Tư lệnh. Ở ngoài trận địa ngồi không khó chịu lắm. Chúng ta đang thi hành lệnh ngừng bắn, nhưng thưa đồng chí Tư lệnh, cái cảnh hai phía vẫn chĩa súng vào nhau, nhưng lại đứng nhìn nhau thế này thật chưa quen ạ!
Hoàng Việt gật đầu, ông rất bằng lòng và tâm đắc:
- Chưa quen? Đúng! Vì cái tháp canh kia? Đúng! Nhất là vì tâm địa của kẻ thù các đồng chí ạ. Các đồng chí biết Nguyễn Văn Thiệu lên đài phát thanh Sài Gòn nói gì sau giờ ký Hiệp định Pari không? Hắn nức nở vì Mỹ ép hắn ký Hiệp định. Hắn hằn học, hắn giãy giụa, hắn kêu gào, một mực bốn lắc, bốn không. Hắn tuyên bố không ngừng bắn, không nhường một tấc đất cho Cộng sản. không nói chuyện với Cộng sản, không chính phủ liên hiệp ba thành phần - Hoàng Việt chỉ tay về phía các chiến sĩ đang đào hầm gật đầu - Các đồng chí tiếp tục đào hầm là rất đúng. Phải hết sức tỉnh táo, hết sức cảnh giác, phải sẵn sàng chiến đấu cao. Chúng ta phải nhanh chóng mạnh hơn nữa, bắt kẻ thù phải thi hành Hiệp định.
Lê Cam nhìn Tư lệnh Hoàng Việt vẻ suy nghĩ đắn đo, rồi bỗng mạnh dạn lên tiếng:
- Báo cáo đồng chí Tư lệnh. từ đây vô Sài Gòn, chỉ hơn sáu mươi lăm cây số, nóng ruột lắm thủ trưởng ạ!
Học ngồi cạnh, đoán được điều Lê Cam chưa dám nói, Học nói thay, cậu chàng này vốn rất mạnh dạn từ trước đến giờ.
- Thưa đồng chí Tư lệnh. vợ con đồng chí đại đội trưởng chúng tôi đang ở trong Sài Gòn. Mười năm nay không được tin tức gì. Đồng chí đại đội trưởng nóng ruột cũng đúng phải không ạ?
Tư lệnh Hoàng Việt gật đầu, ông nhìn Lê Cam với sự thông cảm. thương yêu. ông nói, giọng khoan thai:
- Chúng ta sẽ vào Sài Gòn. Không vào Sài Gòn thì làm sao kết thúc được cuộc chiến tranh giải phóng phải không các đồng chí? Chúng ta phải tạo thời cơ khi thời cơ đến thì phải sẵn sàng. Phải biết dằn lòng lại. Phải biết dồn sự dằn lòng đó cho sự sẵn sàng. Các đồng chí có hiểu ý tôi nói không?
- Dạ hiểu ạ!
Học nhanh nhẩu đáp trước. Vừa lúc đó Thúy từ ngách hầm thứ hai bước ra, tay cầm khay trà, tay xách siêu nước. Cái khay - cũng không thể gọi tên gì  khác hơn - là một miếng nhôm loại đặc biệt hình chữ nhật, xung quanh có gờ, anh em lấy trong xe M.113. trên khay hai chiếc ca Mỹ chồng lên nhau. đang bốc hơi, và có đến một chục cái "cốc" trắng bằng nhựa. Những cái "cốc" nhựa trắng này là những nắp nhựa bảo hiểm đầu đạn M.79 anh em làm thêm chân. Thấy Tư lệnh Hoàng Việt, Thuý dừng lại, vẻ lúng túng. Hoàn ngồi ngoài, đã kịp đứng lên. Hoàn quay mặt nhìn Thúy, chỉ muốn nói ba tiếng "cảm ơn em" nhưng trước đông người không dám nói. Hoàn sung sướng đỡ khay trà trên tay Thuý đặt xuống chiếc bàn tre. rót nước trà ra cốc. Tư lệnh Hoàng Việt nhìn Thúy, ông ngạc nhiên. hỏi
- Đồng chí là...
Học lại nhanh nhảu:
- Báo cáo đồng chí Tư lệnh. đồng chí Thuý ở đội văn công sư đoàn đấy ạ
Hoàng Việt nghĩ tới ngôi nhà anh em đang làm trên đường 13, ông hỏi:
- Bao giờ thì văn công biểu diễn được?
Thúy hết lúng túng. cô đứng nghiêm, đôi mắt đen như cười:
- Thưa đồng chí Tư lệnh, văn công sư đoàn sẽ biểu diễn khi trên cho phép các loại xe đò qua lại.
Hoàng Việt cười, nét mặt đôn hậu của ông rạng rỡ:
- Hay lắm, đồng bào trong vùng địch, đồng bào Sài Gòn càng hiểu cách mạng, càng hiểu Quân giải phóng chúng ta hơn. Các đồng chí phải coi mỗi lần biểu diễn giống như một trận đánh, một trận đánh bằng nghệ thuật. Kết quả của những trận đánh đó đi thẳng vào lòng người. Có phải thế không?
Hoàng Việt uống cạn cốc nước, ông ngắm nghía chiếc cốc nhựa trắng, gật đầu, mỉm cười âu yếm với mọi người, rồi ông đứng dậy:
- Cảm ơn các đồng chí, chúc các đồng chí mạnh khoẻ, cảnh giác và luôn luôn sẵn sàng. Chúng tôi đi đây - ông xem đồng hồ - Sư đoàn trưởng, trung đoàn trưởng của các đồng chí chắc đang đợi chúng tôi.
Hoàng Việt bắt chặt tay từng người rồi bước lên hầm. Các chiến sĩ đứng nhìn theo ông.
Nắng xuân rực rỡ tỏa xuống đôi vai vững chãi của ông.
Nắng xuân rực rỡ trải rộng trên vùng trung tuyến.


Sông Lam tháng 8 năm 1978
Sông Sài Gòn tháng 10 năm 1981
NAM HÀ



Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM