Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 11:07:35 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đất miền Đông: Cuộc chiến đấu trên đường 13  (Đọc 85989 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #20 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2010, 01:29:45 am »

    Phan Nguyên nói chen vào:
    - Đoàn Vũ có lý. Khu vực chốt chặn của chúng ta chỉ có ở phía nam, chúng ta đang hướng mặt về phía nam, không để ý đến sau lưng mình.
Đàm Lê đứng dậy, vui vẻ:
    - Tốt lắm, chúng tôi bị thuyết phục rồi - ông hỏi Lê Nhu - Đồng chí vẫn ghi ý kiến của Đoàn Vũ đấy chứ?
    - Báo cáo Sư trưởng, tôi đã ghi đầy đủ.
    Đàm Lê quay sang Đoàn Vũ:
    - Đồng chí đóng xong vai Nguyễn Văn Minh Tư lệnh quân đoàn 3 rồi, còn bây giờ là Sư trưởng Sư đoàn 267 đồng chí sẽ làm những gì?
     Đoàn Vũ mỉm cười, nhìn thẳng vào Đàm Lê:
    - Đồng chí Sư trưởng sát hạch tôi?
    Đàm Lê lắc đầu:
    - Muốn hiểu như thế cũng được, nhưng tôi không có ý đó, nào đồng chí phát biểu đi.
    - Báo cáo, việc phải làm ngay là đưa Trung đoàn 29 - vâng, chỉ còn Trung đoàn 29 thôi, vào thay thế Trung đoàn 65, đưa Trung đoàn 65 ra củng cố nhanh, để lên ngay Đức Vinh trước khi địch đổ Trung đoàn 15 ngụy xuống đó. Không để bọn này liên lạc với lữ dù 1 ở phía bắc và lữ dù 3 ở phía nam. Đưa ngay sang phía đông đường 13 một tiểu đoàn bộ binh, làm lực lượng ngăn chặn bọn thiết giáp có thể vòng xa vượt lên Tân Khai - Đức Vinh, đồng thời là lực lượng ngăn chặn, tiêu diệt lữ dù 3 tháo chạy, cũng đồng thời là mũi lướt sườn vào đội hình chính của địch tiến công khu chốt chặn trong cả quá trình giữ chốt. Việc thứ hai, tổ chức nhanh trận đánh lữ dù 3, không để bọn này bắt liên lạc với bọn sẽ xuống Đức Vinh, không được để địch co cụm lớn. Việc thứ ba, huy động mọi lực lượng có thể huy động được, thiết lập trận địa vững chắc ở khu chốt chặn cuối cùng hai phía nam, bắc suối Tàu ô, phía nam suối là chủ yếu, để một thời gian nữa, sẽ phải bỏ xóm Ruộng, chốt Mỹ, cống ông Tề, rút lực lượng về đó. Việc thứ tư, duy trì sự đánh phá thường xuyên, tổ chức nhanh những trận đánh đau, hiệu suất cao vào khu vực Chơn Thành, hậu phương trực tiếp của khối chủ lực ngụỵ trên đoạn đường này.
     Đoàn Vũ dừng lại, nhìn xoáy vào bàn cát.
     Biết Đoàn Vũ đang lật đi lật lại vấn đề gì đó, Đàm Lê ôn tồn khêu gợi:
     - Còn ý kiến gì nữa không? Có ý kiến gì về sự liên quan đến toàn mặt trận, nghĩa là những đề nghị về sự phát triển của chiến dịch?
     Đoàn Vũ như chợt sáng ra, anh nói giọng phấn khởi, kiên quyết.
     - Báo cáo, tôi quyết tâm giữ vững thế đứng, thế đánh như đã điều động, bố trí, tìm mọi cách nâng cao hiệu suất chiến đấu, tiêu diệt nhỏ, tiêu diệt vừa, tạo cơ hội tiêu diệt lớn, để trên cơ sở đó cải thiện cơ bản tình hình so sánh lực lượng trên đoạn đường này, tiến tới rút được phần lớn lực lượng làm nhiệm vụ cơ động, sẵn sàng đối phó với những diễn biến mới có thể xảy ra.
       Đoàn Vũ dừng lại nhìn hết người này đến người khác, anh đưa tay vuốt mồ hôi. Cả Đàm Lê, Phan Nguyên và Lê Nhu cùng đứng dậy, ai cũng vui vẻ, phấn khởi. Chưa ai nói ra, nhưng Đoàn Vũ biết ý kiến anh đúng, có lẽ nhất trí với sư đoàn, được ba người chấp nhận, Đàm Lê và Phan Nguyên không ngạc nhiên, nhưng Lê Nhu thì ngạc nhiên thực sự. Lê Nhu cứ nhìn Đoàn Vũ trân trân. Anh thầm nghĩ "vừa chỉ huy đơn vị chiến đấu, lo bao nhiêu việc cùng một lúc, lại vừa suy nghĩ được sâu, được xa như vậy thì giỏi thật đấy".
      Ba người đứng quanh Đoàn Vũ, Đàm Lê vỗ vai anh:
      - Vậy là đồng chí đã tự trả lời cho chính vấn đề đồng chí hỏi về thế, lực hiện nay, về nhiệm vụ và hướng phát triển của chiến dịch. Trả lời một cách xuất sắc. Còn nhiệm vụ của Trung đoàn 29, của chính đồng chí, thì đồng chí cũng đã tự giác nhận lãnh, tự mình trịnh trọng giao cho mình rồi phải không?
      Ông cúi xuống cầm cây chỉ vào sa bàn - Chỉ còn vấn đề này rất quan trọng đồng chí chưa nói, đó là giá trị chiến dịch của khu chốt chặn Tàu Ô, đây đồng chí xem. Đàm Lê chỉ vào khu vực Tàu Ô nói tiếp - Do dáng đất rất tự nhiên, rất lợi hại, nên Tàu Ô sẽ là khu vực chốt chặn cuối cùng, là chiến luỹ duy nhất trên đoạn đường này. Giữ được nó tức là giữ được bàn đạp để tạo thời cơ và khi đã có thời cơ chúng ta sẽ từ bàn đạp này tiến mạnh xuống phía nam. Mất nó, tức là mất bàn đạp, mất luôn thế chiến dịch, đội hình dài, khá sung sức của địch lập tức tràn lên phía bắc, đẩy sư đoàn ta ra khỏi đường 13, đồng thời đẩy Sư đoàn 290 ra khỏi chu vi An Lộc, khôi phục hoàn toàn thế cũ trước trận An Lộc, tập kết lực lượng, phản kích đánh chiếm lại vùng giải phóng Lộc Ninh, Tây Ninh, Bình Long, Phước Long. Đấy, giá trị to lớn của khu chốt chặn Tàu Ô là thế. Vì vậy, bằng bất cứ giá nào cũng phải tìm mọi cách giữ bằng được Tàu ô. Thành quả đã đạt được và thành quả tiếp theo của chiến dịch đang đặt chính ở đó.
Cho nên ở đó sẽ diễn ra một cuộc đấu trí, đấu lực gay go, quyết liệt nhất của chiến dịch này. Đồng chí có thấy, có hiểu như vậy không?
      Đoàn Vũ đứng nghiêm:
      - Báo cáo Sư trưởng tôi thấy, tôi hiểu.
      Đàm Lê quay sang Phan Nguyên:
      - Chúng ta có cần phải nhắc lại nhiệm vụ của Trung đoàn 29 không anh Tư?
      Phan Nguyên lắc đầu:
      - Cách giao nhiệm vụ như thế là tốt nhất, sâu sắc nhất rồi, còn những vấn đề cụ thể sẽ nói sau anh ạ.
      Đoàn Vũ nhìn ba người đứng quanh như lần đầu gặp họ, hiểu họ. Anh chỉnh đốn lại trang phục, lùi ra ba bước, đứng nghiêm nhìn thẳng vào Sư trưởng Đàm Lê, anh nói rõ ràng, dứt khoát:
      - Báo cáo thủ trưởng sư đoàn, Trung đoàn 29 xin triệt để chấp hành mệnh lệnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sư đoàn giao phó.
      Đàm Lê, Phan Nguyên lần lượt bắt chặt tay Đoàn Vũ, riêng Lê Nhu, anh ôm chặt lấy Đoàn Vũ mà không nói được lời nào cả.
      Đàm Lê kéo cả ba người về hầm mình, ông thấy cậu liên lạc hai lần thập thò ở cuối sở chỉ huy. Có lẽ cậu ta đã dọn xong bữa liên hoan đáng ghi nhớ.
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #21 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2010, 09:14:23 pm »

                                                                                        III


      Đàm Lê đi với Đoàn Vũ tới cuối đường mòn của khu vực sở chỉ huy. Ông nói trong lúc ăn, sau bữa ăn, bây giờ ông vẫn tranh thủ nói. Ông nói, Đoàn Vũ nghe, Đoàn Vũ nói, ông nghe, thỉnh thoảng Phan Nguyên tham gia ý kiến, nhưng rồi cơn sốt trỗi dậy, Phan Nguyên về hầm. Còn lại ông với Đoàn Vũ. Đôi lúc cuộc nói chuyện gần như một cuộc tranh luận xung quanh những vấn đề cụ thể của trận chiến đấu sắp tới. Ông đoán trước những khó khăn ác liệt sẽ xảy ra với Trung đoàn 29, với Đoàn Vũ. Và dù đã vắt óc, tìm ra mọi dự kiến, mọi tình huống, ông vân không an tâm. Ông hoàn toàn tin ở Đoàn Vũ, tin Trung đoàn 29, nhưng ông còn muốn bằng những tìm tòi, suy nghĩ, bằng những kinh nghiệm thành công, thất bại nóng hổi, truyền đạt tới Đoàn Vũ, để người cán bộ dưới quyền có thêm cách vận dụng, xoay xở. Công việc khẩn trương, lút đầu, không phải lúc nào cũng nói chuyện được.
       Đàm Lê nhìn cho tới khi Đoàn Vũ rẽ ra trục đường chính mới quay về. Gần đến hầm, ông đứng ngay lại. Trước mặt, cách chừng mười mét có người chui từ trong rừng ra, mặt hướng về hầm của ông, đang vừa cười vừa nói với người thứ hai đi theo sau:
       - Thủ trưởng thấy chưa? Hoàn toàn đúng hướng đúng tấm, sai lệch có mười mét.
       Ông nhận ra tiếng người vừa nói là Đinh Công, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn đặc công của sư đoàn. Ông mỉm cười, đứng nép vào bụi cây, tiếp tục theo dõi. Người đang đi trong rừng nói vọng - Anh em bảo đặc công là ông trinh sát, chịu cậu rồi? Này, Sư trưởng có nhà không?
       Ông nhận ra người kia là Trần Thơ, Tham mưu phó sư đoàn, chỉ huy trưởng đơn vị hỗn hợp ở tây Chơn Thành.
       - Em chưa quan sát - Đinh Công hỏi nhỏ - nên bí mật đột kích, hay sang hầm tác chiến? Em ăn mặc lôi thôi quá.
       Trần Thơ bước ra đường, cũng quần đùi, áo cộc, khăn dù ngụy trang quấn quanh cổ.
       - Lộ rồi! - Đàm Lê rời chỗ nấp đi tới, Bị phát hiện từ xa rồi. Chưa nắm chắc mục tiêu đã vội chủ quan khoe khoang, còn chối cãi không nào?
       Cả Trần Thơ và Đinh Công cùng quay lại. Mặt Đinh Công đỏ ửng lên, giọng cà lăm:
       - Báo... Báo cáo... Sư trưởng, chúng tôi cắt rừng.
       Trần Thơ nói thêm:
      - Báo cáo, địch có thay đổi nên chúng tôi phải về xin ý kiến.
       Đàm Lê nhìn kỹ hai người, cả hai đều ăn bận như nhau, súng ngắn giắt lưng, mặt mày tay chân đầy những tro than ngụy trang, ông cười:
      - Không kịp rửa ráy sao? Thôi, rửa nhanh lên rồi sang luôn hầm chính uỷ.
       Phan Nguyên đang vừa run vừa viết, thấy Đàm Lê, Trần Thơ, Đinh Công vào, ông bỏ bút, bỏ kính xuống, Đàm Lê hỏi:
       - Địch thay đổi, các cậu ấy cắt rừng về, anh có nghe được không?
       Phan Nguyên đứng dậy bắt tay Trần Thơ, vỗ lên vai Đinh Công cười:
       - Được, nghe được, các đồng chí ngồi xuống, không sao, sốt xoàng thôi.
       Ông ngồi dịch vào phía trong, Đàm Lê ngồi bên cạnh, Đinh Công ngồi đối diện, còn Trần Thơ quay hẳn về góc hầm, bật lửa xoèn xoẹt, kê cả lửa ở bật lửa lên nõ điếu cày, nhấp mấy cái rồi rít một hơi thật mạnh, thật dài, nhả khói mù mịt cả góc hầm. Xong một quắn say sưa, thoả mãn, Trần Thơ nhét chiếc điếu cày rất xinh, rất vừa vào túi mìn mo, chuệnh choạng bước lại bàn, mặt đỏ rân, mắt đảo qua đảo lại. Đinh Công đứng dậy đỡ Trần Thơ ngồi vào ghế. Trần Thơ vừa nuốt nước miếng vừa thở:
        - Báo cáo hai anh, đi không kịp hút thuốc, thèm quá, ngon quá đã quá!
        Đàm Lê không nhịn được cười, dù đang vội muốn nghe ngay tình hình, nhưng ông cũng tranh thủ hỏi:
        - Này, cậu kiếm đâu ra thuốc lào thế? Ở trong này đâu có thuốc lào bán.
        Trần Thơ chưa kịp nói, Đinh Công đã lém lỉnh:
        - Báo... Báo cáo thủ trưởng, kho thuốc lào của thủ trưởng Thơ để ở các đơn vị ạ Sao? - Đàm Lê không hiểu, ông nhìn Đinh Công.
        - Dạ, anh em tân binh ở hậu phương mang vào. Biết thủ trưởng nghiện thuốc lào, anh em biếu mỗi người một nắm, hết đợt tân binh này tới đợt tân binh khác, hút đến ngày vào Sài Gòn chưa chắc đã hết!
        Phan Nguyên đang viết cũng bật cười. Đàm Lê nắm tay lại đe Trần Thơ, giọng vui vẻ:
        - Anh Mười à! Tôi biết bí mật của anh rồi, thảo nào anh cứ vắng mặt luôn. Nhưng chuyện đó tạm gác đã, nào, báo cáo đi.
        Trần Thơ hết say thuốc, anh ngồi ngay ngắn, bắt đầu nói:
        - Báo cáo thủ trưởng, qua điều tra, khai thác tù binh, chúng tôi bắt được một tên hạ sĩ của Trung đoàn 33. Sở chỉ huy cơ bản của Sư đoàn 21 vẫn ở Lai Khê, ở Chơn Thành chỉ có sở chỉ huy nhẹ của nó, không ở riêng, ở ngay trong chi khu, muốn tập kích sở chỉ huy nhẹ sư 21, phải đánh thẳng vào chi khu quân sự Chơn Thành.
        Đàm Lê quên hết những chuyện vui vẻ vừa rồi, nghe Trần Thơ nói vậy, ông bỗng cau mày lại, nhấn mạnh:
        - Đánh thẳng vào chi khu quân sự Chơn Thành? - ông đưa mắt nhìn Phan Nguyên rồi hỏi tiếp - Còn trận địa pháo và các cụm xe tăng thiết giáp?
        - Báo cáo những thứ này có sẵn, nhưng bọn địch phân tán các trận địa pháo ra nhiều nơi, ở xa nhau, mỗi trận địa pháo có một cụm xe tăng, một đơn vị bộ binh bảo vệ, chúng tránh ta pháo kích, tập kích.
        - Vậy là chúng ta không thực hiện được trận tập kích lớn như ý định? - Sư trưởng Đàm Lê thay đổi tư thế ngồi, hỏi tiếp - Có phải các anh muốn kết luận như vậy không?
        - Báo cáo, đánh vào chi khu quân sự Chơn Thành trong điều kiện địch tình, địa hình như thế, không phải là trận tập kích thông thường, là một trận tiến công quy mô như tiến công chi khu Lộc Ninh.
        Mặt Sư trưởng Đàm Lê bỗng ửng đỏ. Trần Thơ không hiểu hết ý ông dặn lúc đi chuẩn bị, ông nói giọng nhát gừng:
        - Đồng chí không phải giải thích. Tôi hiểu điều đó. Tôi không có ý định tiến công quy mô vào chi khu quân sự Chơn Thành lúc này, tôi chỉ muốn đánh một trận tập kích lớn trong đêm, đã giao cho các đồng chí làm nhiệm vụ chuẩn bị trận tập kích đó, không mục tiêu này thì mục tiêu khác - Dường như thấy mình muốn nổi nóng, Đàm Lê cắn chặt môi, rồi hạ giọng - Các đồng chí thấy rồi, chúng ta chưa đánh được trận nào thật hay cả, nhưng thôi, không tập kích lớn thì tập kích nhỏ, các đồng chí nói khả năng tập kích những trận địa pháo, những cụm xe tăng xem nào? - ông liếc nhìn Trần Thơ rồi bỗng nhiên mỉm cười - Hay cũng lại phải quy mô như tiến công chi khu Lộc Ninh?
        Chính uỷ Phan Nguyên cười nhìn Trần Thơ và Đinh Công. Sư trưởng Đàm Lê hết bực bội, tính ông vốn thế, nóng nguội kề bên nhau, sau khi nguội bao giờ ông cũng có vài câu láy lại người đã làm mình nóng, nhưng thường là những câu láy nhẹ nhàng, vui vẻ.
       Tiểu đoàn trưởng Đinh Công người thấp nhỏ, trắng trẻo nói hơi lăm, nhưng lại thường nói nhanh, trước mặt sư trưởng và chính uỷ Đinh Công càng nói lăm nhiều:
       - Báo... Báo cáo thủ trưởng... không... không có mục tiêu nào dùng... dùng cả tiểu đoàn đặc công tập... tập kích cả.
        Mặt Đinh Công đỏ tía, anh đưa mắt cầu cứu tham mưu phó rồi ngồi im. Tham mưu phó nói tiếp:
       - Báo cáo thủ trưởng, quả là không có mục tiêu nào phải dùng tới cả tiểu đoàn đặc công, chúng tôi tính mỗi mục tiêu chỉ cần một đại đội đặc công đảm nhiệm, có thể đánh đồng loạt trong một đêm, có thể đánh nhiều đêm. Tập kích trận địa pháo và xe tăng thì chủ yếu là phá huỷ, diệt bọn pháo thủ và lái xe, nên dùng đặc công hợp hơn dùng bộ binh. Vì vậy đề nghị sư đoàn nghiên cứu lại việc sở dụng Trung đoàn 29.
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #22 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2010, 09:19:50 pm »

      Chính uỷ Phan Nguyên thông cảm sâu sắc với tâm trạng của Sư trưởng Đàm Lê muốn đánh một trận tập kích lớn, chính ông là người đấu tiên trong thường vụ đảng uỷ tán thành ý kiến của Đàm Lê, khi Đàm Lê trình bày ý định đó. Nhưng địch đã có kế hoạch đối phó, không thể tổ chức tập kích lớn được. Suy nghĩ một chút, ông nói:
      - Thôi tình hình chưa cho phép đánh lớn thì ta đánh nhỏ, đánh nhỏ nhưng phải đánh chắc, đánh gọn - ông hỏi với giọng nghiêm nghị - Các anh có bảo đảm mỗi đại đội đặc công tập kích gọn một mục tiêu không?
      Đinh Công trả lời nhanh, tự nhiên không lăm tiếng nào:
      - Báo cáo thủ trưởng, tôi xin bảo đảm, nếu chỉ yêu cầu phá huỷ các loại vũ khí, tiêu diệt bọn lính sở dụng vũ khí, còn bọn bộ binh án ngữ xung quanh thì...
      Sư trưởng Đàm Lê gật đầu:
      - Đồng ý, chúng tôi không yêu cầu diệt bộ binh địch, các anh cứ làm gọn được một nửa số pháo, một phần ba số xe tăng thiết giáp của địch có ở khu vực Chơn Thành là đạt yêu cầu xuất sắc rồi - ông quay sang chính uỷ - có đúng vậy không anh? Một nửa số pháo là hai mươi lăm khẩu, một phần ba xe tăng thiết giáp là bốn mươi lăm chiếc. Sao? Có làm được không?
      Đinh Công đứng bật dậy đáp một cách chắc chắn:
      - Báo cáo thủ trưởng sư đoàn, chúng tôi làm được.
      Sư trưởng Đàm Lê vui vẻ ra hiệu cho Đinh Công ngồi xuống rồi nói:
      - Cứ xem đó như chỉ tiêu trong thời gian này giao cho các anh. Nhưng yêu cầu của sư đoàn là phải diệt gọn từng trận địa pháo, từng cụm xe tăng, chứ không phải đánh tiêu hao. Nếu đạt số lượng nhiều, nhưng đánh tiêu hao coi như không đạt yêu cầu.
      Đinh Công mau mắn:
      - Rõ, báo cáo thủ trưởng ngoài nhiệm vụ diệt gọn các trận địa pháo, các cụm xe tăng, nếu phát hiện được các sở chỉ huy trung đoàn, các kho hậu cần quan trọng chúng tôi cũng tổ chức đánh.
      Chính uỷ Phan Nguyên gật đầu, nhìn Đinh Công với ánh mắt tin yêu:
      - Tất nhiên là phải đánh và đánh cho đau, đánh đúng tính chất và chức năng của binh chủng. Sư đoàn coi hoạt động của các binh chủng đánh vào phía sau đội hình địch trong giai đoạn này, có ý nghĩa chiến dịch như một trận đánh lớn. Các đồng chí phải tích cực triệt phá ưu thế đó của địch, tạo điều kiện cho các đơn vị chốt giữ trận địa một cách vững chắc. Đồng chí Trần Thơ chỉ huy trưởng đơn vị cần nhớ đơn vị hỗn hợp này đặt dưới quyền trực tiếp chỉ huy của thủ trưởng sư đoàn, đánh theo yêu cầu của sư đoàn. Vì vậy, phải bước vào hoạt động ngay từ bây giờ. Chúng ta không tổ chức được trận tập kích lớn thì sẽ tổ chức một loạt trận tập kích nhỏ, nhỏ nhưng đau. Không biết các đồng chí đã hiểu rõ ý định đó của sư đoàn chưa?
      Tham mưu phó Trần Thơ quên cả việc vừa bị sư trưởng cự, nói ngay:
      - Báo cáo thủ trưởng, chúng tôi hiểu rõ, xin phép cho chúng tôi đi chuẩn bị.
      Sư tưởng Đàm Lê đứng dậy, nắm lấy bàn tay Trần Thơ lắc mạnh:
      - Đừng thắc mắc nghe không? Sang bên tác chiến thảo luận kế hoạch cụ thể đi, chúng tôi bàn công việc một chút.
      Đã quen tính sư trưởng, Tham mưu phó Trần Thơ chỉ cười. Sư trưởng Đàm Lê quay sang Đinh Công:
      - Còn anh, phải nhớ lời hứa, làm sai, làm không được đừng có trách tôi nhé.
      - Rõ!
      Đinh Công đứng nghiêm vừa cười vừa đáp một tiếng rất to.
      Trần Thơ định chào thủ trưởng, nhưng sực nhớ ra, anh mở túi mìn mo lấy ra chiếc phong bì làm bằng giấy vở học trò đưa cho Phan Nguyên.
      - Chính uỷ có thư. Thư của cô Ngọc Linh, chính trị viên trung đội bộ đội địa phương.
      - Ngọc Linh à? - Phan Nguyên vừa bóc thư vừa hỏi Đàm Lê - Anh còn nhớ cô ta không? Cái cô ai cũng bảo "dữ tướng" trong cuộc họp liên tịch tháng trước ấy mà.
      - À - Đàm Lê gật đầu - Nhớ rồi - Lập tức ông quay sang hỏi Trần Thơ - Các anh có hội họp bàn bạc gì với họ không? Nhớ việc phối hợp với lực lượng địa phương đấy, việc sử dụng cơ sở và du kích mật trong quận lỵ Chơn Thành tuyệt đối phải được sự đồng ý của cấp uỷ địa phương, không được phép tự tiện, phải biết dựa vào họ mà hoạt động, phối hợp dìu dắt họ - ông quay sang Phan Nguyên - Cô ấy nói gì, anh?
      Phan Nguyên đặt thư lên bàn, vẻ mặt hơi khác.
      - Cô ấy báo cáo tình hình đơn vị, tình hình hoạt động của địch, đề nghị sư đoàn thực hiện tốt hơn nữa việc phối hợp tác chiến, giúp đỡ về huấn luyện, trang bị, chúc sức khoẻ, hứa quyết tâm, mấy dòng cuối thư hỏi thăm riêng tôi, chia buồn về chuyện gia đình, lại còn động viên khuyến khích nữa. Đây, các đồng chí xem đi.
      Phan Nguyên không được vui, không biết ai đã kể cho cô ta nghe về chuyện riêng của gia đình ông, cả việc ông hay bị sốt nữa.
ông không bằng lòng.
     Trần Thơ và Đinh Công nhìn nhau, ngạc nhiên. Đọc xong thư, Đàm Lê nhận xét:
     - Cô ta giữ đúng cương vị là người chỉ huy một đơn vị độc lập phối hợp tác chiến, không thuộc quyền chỉ huy, không chú ý tới chức vụ cấp bậc, hoàn toàn sử dụng quyền bình đẳng trong giao thiệp thư từ. Còn đoạn cuối - ông quay sang Trần Thơ và Đinh Công - Tại sao lại có chuyện trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường? Không có chuyện riêng gì của cán bộ, thủ trưởng mà anh em không biết, biết rồi nói lung tung, các cậu cứ để anh em quây quần trà lá, hết chuyện khôn đến chuyện dại, hết chuyện hay đến chuyện dở là không tốt đâu. Hãy chú ý vấn đề đó. Tai vách mạch rừng, hoạt động gần địch, cứ bô lô ba la chết có ngày.
      Trần Thơ đứng nghiêm:
      - Chúng tôi sẽ kiểm tra lại.
      Phan Nguyên gạt đi:
      - Không cần phải kiểm tra, làm không khéo lại đâm lôi thôi. Đừng ai nhắc đến chuyện đó nữa. Người ta sẽ quên đi. Có điều là phải rút kinh nghiệm như anh Đàm Lê nói.
      - Rõ - Báo cáo hai thủ trưởng chúng tôi đi.
      Phan Nguyên, Đàm Lê lần lượt bắt tay từng người. Họ bước nhanh lên hầm.
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #23 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2010, 09:30:29 pm »

      Đàm Lê nhìn Phan Nguyên, ông đắn đo một chút rồi nói:
      - Thôi anh đừng bực mình nữa, tôi nghĩ cô ta chân thành, thực thà, chắc chắn là người có trách nhiệm.
      Phan Nguyên khẽ thở dài:
      - Không sao anh, ta bàn công việc đi.
      Đàm Lê ngồi xuống, vừa rót nước vừa hỏi:
      - Ý kiến anh đối với Trung đoàn 65, Trung đoàn 29 thế nào?
      - Cho thằng 29 củng cố hết thời gian dự định, để nó có sức bước vào chết chặn lâu dài là cần thiết, nhưng rút Trung đoàn 65 ra, nhanh chóng củng cố để sẵn sàng đối phó với âm mưu mới của địch trên đoạn Đức Vinh - Thanh Bình cũng rất cấp thiết, anh tính sao cho phải?
      Phan Nguyên bỗng hỏi:
      - Anh đã báo cáo lên Bộ chỉ huy ý kiến của chúng ta về đoạn Đức Vinh - Thanh Bình chưa? Ý kiến của Đoàn Vũ sáng nay làm sáng tỏ thêm ý kiến của chúng ta đã bàn, không nhanh tay thì bị động với địch đấy anh ạ. Phải rút trinh sát, công binh, nếu cần rút cả vệ binh sư đoàn, tổ chức thành một đại đội, cấp tốc lên đó, nghi binh, cài cắm sẵn, ít nhất cũng làm được nhiệm vụ kìm chân địch từ phút đầu. Phải báo cáo trực tiếp với tư lệnh mặt trận vấn đề đó.Còn 2 trung đoàn, thật đau đầu, đường nào cũng muốn cả, tôi nghĩ phải động viên thằng 65 ráng thêm mấy ngày nữa, trung đoàn vừa chỉ huy chiến đấu giữ chốt, vừa có kế hoạch củng cố khi về cứ, còn thằng 29 cũng vậy, không được dềnh dàng, tận dụng hết thì giờ. Chính uỷ phụ trách củng cố, trung đoàn trưởng phụ trách nghiên cứu chiếm lĩnh trận địa, phải sẵn sàng cao, hô một tiếng là vào thay thế được ngay, vừa chiến đấu vừa củng cố. Bao nhiêu là việc đặt ra, chúng mình cần xuống với anh em. Tôi sốt không phải lúc.
      Đàm Lê gật đầu, ông uống cạn cốc nước, và nói:
      - Với hai Trung đoàn 65, 29 phải làm đúng như vậy. Còn chuyện đánh lữ dù 3? Tôi thấy không nên phân tán bao vây cả 3 tiểu đoàn dù nữa. Nhiệm vụ bao vây, kìm chân, tiêu hao giao cho trinh sát, công binh, các đơn vị hoả lực. Phải tập trung Trung đoàn 11 đánh cho được cụm An pha, nơi có bộ chỉ huy lữ 3 và Tiểu đoàn 2. Phải đánh trước khi bọn địch đổ quân xuống Đức Vinh.
      Phan Nguyên vặn mình, vừng trán lấm tấm mồ hôi, hằn những nếp nhăn sâu, đôi mắt mở to, tập trung suy nghĩ một chút, ông hỏi:
      - Có kịp tổ chức không anh?
      - Kịp - Đàm Lê mở bản đồ chiến sự ớ khu vực Tân Khai.
      Hai mái đấu lốm đốm bạc chụm lại - Đây cụm An Pha ở chỗ này - ông chỉ - Nội trong vòng ba giờ có thể làm công tác tổ chức xong, chúng ta không thể để tình trạng nhùng nhằng ấy kéo dài nữa. Tiêu diệt, tiêu hao, trục bọn còn lại của lữ dù 3 ra khỏi khu vực Tân Khai sớm lúc nào có lợi cho ta lúc đó.
      Phan Nguyên mặt đầm đìa mồ hôi, cơn sốt đang hành hạ ông. Ông che tay lên miệng ngáp một cái dài rồi nói:
      - Tôi nhất trí, anh cứ yên tâm xuống dưới đó với Trung đoàn 11 đi, tôi sẽ lo hướng xóm Ruộng - Ngọc Lầu và Trung đoàn 29.
      - Anh đang sốt?
      - Rồi nó sẽ qua, tôi thấy đã đỡ đôi chút. Tôi sẽ sang ngay hầm tác chiến.
      Sư trưởng Đàm Lê đứng dậy:
      - Trước khi đi tôi sẽ làm việc với tư lệnh mặt trận. Ông đứng dậy nhìn Phan Nguyên - Anh phải gắng ăn uống, thuốc men cho mau khoẻ, anh ốm lúc này gay go lắm. Để tôi bảo quân y xuống tiêm cho anh.
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #24 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2010, 09:33:34 pm »

     Đàm Lê đi rồi, Phan Nguyên lại vặn mình, tay nắm mép bàn, môi mím chặt, cơn lạnh đột ngột vuốt mạnh suốt sống lưng - ông Vừa run vừa nhìn chằm chằm vào bức thư của Ngọc Linh để trên bàn. Mắt ông hoa lên, những dòng chữ đang như nhảy múa.
Trên hầm có tiếng bước chân, ông chưa kịp ngoảnh lại, cậu liên lạc đã bước xuống, tay bưng ca cháo đầy, hơi bay nghi ngút.
Cậu liên lạc đặt cháo lên bàn, nhìn chính uỷ với đôi mắt gần như cầu khẩn. Phan Nguyên hiểu cậu liên lạc muốn nói gì. Ông hỏi:
- Cháo gì vậy?
- Dạ, cháo chim?
- Chim à? - Chính uỷ Phan Nguyên ngạc nhiên - Chim gì?
Làm sao bắt được?
- Dạ loại chim gì không biết tên nhưng mập lắm, em đánh bây được Cậu liên lạc đưa ra hai gói nhỏ, một gói tiêu bột, một gói muối. Cậu ta lấy thìa đưa tận tay chính uỷ, nói gần như khóc:
- Em sang hậu cần, nhưng bên đó cũng chỉ toàn mắm ruốc, cá khô Loại chim này em thấy nhiều trong rừng, em sẽ đánh bẫy nữa.
Thủ trưởng gắng ăn lúc cháo đang nóng đi.
- Được mình ăn ngay, cậu đừng lo, mình không ốm nặng đâu.
Cậu liên lạc vẫn rỉ rả:
- Thủ trưởng gầy đi nhiều lắm, giá hôm xuống đường, thủ trưởng cho em mang theo đôi gà thì bây giờ có trứng ăn rồi.
Cậu ta vừa nói vừa cúi xuống lấy phích nước rồi lên hầm.
Chính uỷ Phan Nguyên nhìn theo cậu liên lạc, bỗng thấy lòng xốn xang lên. Cậu liên lạc mới mười tám tuổi này có những nét hao hao giống đứa con trai lớn của ông.

      Hơn chục năm ở chiến trường, thỉnh thoảng ông mới nghĩ tới con, nhưng từ hôm biết tin đích xác vợ bỏ đi lấy chồng, hai con về ở với ông nội, ông nghĩ tới con nhiều hơn. Nhiều lúc ông không muốn nghĩ, nhưng hình ảnh hai đứa con vẫn cứ hiện ra trước mặt, đó là những đêm khuya, khi bọn địch thôi bắn pháo và ném bom, khi những suy nghĩ về công việc dường như đã cạn, ông nằm xuống võng, tay chắp trên bụng, mặt nhìn lên lỗ thông hơi trên nóc hầm, ông thấy bóng dáng người cha bảy mươi tuổi cùng hai đứa con hiện ra gần đến mức tưởng như giơ tay là với được.
Năm 1943, mới mười sáu tuổi, Phan Nguyên theo người làng vào Nam làm đồn điền cao su. Năm 1945 cướp chính quyền rồi kháng chiến bùng nổ, Phan Nguyên bỏ đồn điền đi bộ đội, chiến đấu trên đất miền Đông. Năm 1954  tập kết ra Bắc Phan Nguyên mới về thăm gia đình. Sau hơn mười hai năm biền biệt, Phan Nguyên chỉ còn gặp được cha và em gái. Mẹ chết đói năm 1945, em trai đi bộ đội hy sinh ở Điện Biên Phủ, em gái lớn là du kích cũng hy sinh trong một trận càn. Mẹ chết, cha ở vậy nuôi đứa em gái cuối cùng. Phan Nguyên lấy vợ sau lần nghỉ phép thứ hai vào năm 1955. Vợ anh kém anh bảy tuổi, con một gia đình vừa làm ruộng vừa buôn bán vặt ngoài bãi sông. Đầu năm 1956, cả đơn vị anh chuyển sang xây dựng nông trường quân đội, chính trị viên phó tiểu đoàn Phan Nguyên về bàn với cha xin đưa vợ tới nông trường để tiện việc chăm sóc khi vợ sinh đẻ. Ông cụ thấy phải. Vợ anh tới nông trường bán căng tin cho đơn vị. Đầu năm 1956 vợ anh sinh đứa con đầu, đến giữa năm 1958 sinh tiếp đứa con thứ hai. Cuối năm 1959 Phan Nguyên được lệnh về tập trung ở Xuân Mai chuẩn bị đi B. Lúc đầu vợ anh lo lắng băn khoăn, thậm chí khóc rất nhiều, nhưng sau chị cũng yên tâm vì có tập thể giúp đỡ, có nhiều bạn bè của chồng và của mình. Kỷ luật bí mật hết sức chặt chẽ nên Phan Nguyên không về thăm cha được, anh chỉ viết mấy chữ nói rằng anh đi học xa, có thể lâu mới về, mong cha khoẻ và thỉnh thoảng lên nông trường thăm cháu. Phan Nguyên trở lại chiến trường Nam Bộ vào đầu năm 1960 với chức vụ chủ nhiệm chính trị trung đoàn.
Hơn mười năm ở chiến trường, năm nào ông cũng viết thư cho vợ con cho cha, không biết thư có đến tay những người ruột thịt không, nhưng ông đinh ninh vợ ông vẫn làm việc ở nông trường, hai đứa con đã lớn, đều được đi học, còn cha, tuy mỗi năm thêm mỗi tuổi, nhưng chắc vẫn còn khoẻ mạnh. Mấy năm trước nghe phong phanh vợ lấy chồng, ông không tin lắm, ông nghĩ vợ ông có thể có khuyết điểm, thậm chí phạm sai lầm về mặt đạo đức, có thể có con riêng, nhưng chuyện bỏ con đi lấy chồng khác là điều ông không nghĩ tới. Đầu năm nay, khi một người bạn thân là cán bộ bổ sung vào chiến trường, anh ta quen biết gia đình ông, vợ con ông và cũng là bạn của người đã cướp đoạt vợ ông, kể tỉ mỉ mọi chuyện, thì ông rất bàng hoàng đau đớn. Ông không tưởng tượng được một người bạn thân, hoàn toàn tin tưởng lại có thể đang tâm phá hoại gia đình bạn mình; và một người đàn bà đã hai con, cũng lại đang tâm bỏ con trong khi chồng đi chiến đấu, để lấy chồng khác. Sau những phút đau đớn, bàng hoàng lúc đầu, Chính uỷ Phan Nguyên lấy lại sự trầm tĩnh vốn có, ông dằn những câu chuyện đau lòng xuống để cùng sư đoàn bước vào chiến dịch. Ông tưởng công việc khó khăn bề bộn sẽ làm cho những chuyện riêng tư ấy lắng sâu xuống, nhưng không phải, lúc có hoàn cảnh, câu chuyện đó lại hiện ra. Lúc đầu Phan Nguyên còn nghĩ tới vợ, nhưng rồi hình ảnh người đàn bà bội bạc ấy dần dần mờ nhạt đi, thay vào đó, hình ảnh người cha và hai đứa con mỗi lần lại hiện ra càng đậm nét, ông cảm thấy nó sẽ hiện ra mãi mãi.
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #25 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2010, 09:35:34 pm »

- Thủ trưởng không ăn cháo đi, nguội mất rồi!
Cậu liên lạc trở lại lúc nào ông không hay. Phan Nguyên giật mình, chớp mắt nhìn cậu liên lạc đôi mắt đã đỏ hoe, ông cảm thấy mình có lỗi, vội cầm lấy ca cháo:
- Đừng đừng buồn, mình ăn ngay đây - ông xúc một thìa đưa lên miệng, nhắm mắt nuốt ực, ông khà một tiếng rồi nói tiếp, giọng vui vẻ - Còn nóng cậu ạ. Cháo chim ngon đấy, chim gì nhỉ? À, cậu không biết tên con chim này - Phan Nguyên lúng túng, miệng đắng, nhưng ông cố ăn hết ca cháo, ông thấy không cố ăn thì phụ lòng cậu chiến sĩ. Trong khi ông ăn cháo, cậu liên lạc pha nước, rồi đặt tiếp lên bàn mấy viên thuốc.
- Thủ trưởng uống luôn đi.
Phan Nguyên xua tay:
- Để mình uống sau thôi, không lại nôn mất.
Hình như sự có mắt của cậu liên lạc với cặp mắt đỏ hoe, với giọng nói rỉ rả, rất êm, rất ấm, đã làm cho ông ăn hết ca cháo. Mồ hôi vã ra, ông nuốt mấy viên thuốc, cảm thấy người khoẻ dần lên, ông cười:
- Mình thắng cơn sốt rồi cậu ạ! - ông đứng dậy vươn vai, cất bức thư của Ngọc Linh vào xắc, giắt bút lên túi áo, nói một cách vui vẻ - Cậu dọn giúp nhé, mình sang hầm tác chiến đây:
- Thủ trưởng đang sốt - Cậu liên lạc kêu lên với giọng bất lực, nhưng Phan Nguyên đã bước lên hầm, nói vọng xuống:
- Cậu đừng lo, mình hết sốt rồi, không sao đâu.
Cậu liên lạc bước lên hầm, nhìn theo chính uỷ đang vừa vịn tay vào cây vừa đi dần sang hầm tác chiến. Cậu ta đứng lặng và thở dài.
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #26 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2010, 09:39:17 pm »

Trời vừa hửng sáng, những tiếng cười, những câu chuyện kéo dài từ nửa đêm, tự nhiên kết thúc và im bặt. Tuy vắng mặt Sư trưởng Đàm Lê, nhưng sở chỉ huy vẫn nghiêm trang như những lần có sự kiện quan trọng. Những người có mặt ngồi ở vị trí của mình, sổ tay mở sẵn, thỉnh thoảng người này trao đổi với người kia, nhưng cũng nói rất khẽ.
Chính uỷ Phan Nguyên ngồi ở vị trí thường ngày, đôi mắt sâu thêm sau những cơn sốt và những đêm không ngủ, nhưng cái nhìn thì vẫn toả ra sự ấm áp, tin cậy và khuyến khích đối với mọi người.
Trưởng ban tác chiến Lê Nhu, không lúc nào ngồi yên một chỗ, anh vào ra từng hầm, lúc ghi chép, lúc gọi điện thoại, lúc tới báo cáo tin tức với chính uỷ, lúc thông báo tình hình cho mọi người nghe. Rõ ràng từng hướng đang có những hoạt động căng thẳng và khẩn trương Tất cả mọi người trong sở chỉ huy đang ngồi im, bỗng nhiên bị đẩy chúi về phía trước, xô đổ cả dãy bàn bằng tre. Mặt đất rung chuyển dữ dội, một luồng gió cực mạnh thổi thốc vào cửa hầm cuốn theo đất bụi mù mịt.
Tiếng một người nào đó kêu lên:
- B.52 đánh gần, vào hầm chữ A ngay.
Bom B.52 nổ gần thì không nghe được tiếng động cơ máy bay, chỉ thấy lửa nháy lên xanh lè, chớp liên tục như ánh lửa hàn và tiếng nổ dậy đất. Lê Nhu không vào hầm chữ A, anh lại chạy vọt sang từng hầm, tự tay quay từng máy điện thoại khi bom đang nổ.
Lúc này đường dây bị gián đoạn thì thật vô cùng tai hại. Mười phút sau Lê Nhu trở lại sở chỉ huy gọi to:
- Xong rồi, tất cả các đồng chí ra đi!
Lê Nhu đánh dấu tọa độ địch vừa ném bom lên bản đồ, kết luận:
- Loạt thứ nhất ở nơi có trận địa pháo của sư đoàn, loạt thứ hai đông - nam căn cứ An pha, loạt thứ ba đông - bắc suối Tàu Ô - Anh quay sang phía Chính uỷ Phan Nguyên nói một cách dứt khoát:
- Báo cáo Chính uỷ, có khả năng lữ dù 3 sẽ rút chạy theo hướng B.52 đã mở đường.
Chính uỷ Phan Nguyên gật đầu đứng dậy, ông vừa đi vừa nói với lại:
- Các đồng chí tiếp tục theo dõi đi, tôi nói chuyện với anh Đàm Lê.
Chính uỷ vừa vào khuất, thì từ phía Ngọc Lầu tiếng bom B.52 lại nổ, dội lên trầm và nặng. Mỗi loạt bom nổ dài hàng phút. Tất cả có chín loạt. Những người ở sở chỉ huy đưa mắt nhìn nhau, ánh mắt hiện lên sự xúc động, lo lắng. Hình như điều mọi người phán đoán đã là sự thật. Lê Nhu không vội vã như lần trước, anh sang hầm có điện thoại liên lạc với Trung đoàn 65.
Chính uỷ Phan Nguyên trở lại hầm chỉ huy trước Lê Nhu, ông nói:
- Đồng chí Lê Nhu nói rất đúng. Anh Đàm Lê cho biết ta đã đánh chiếm được căn cứ An Pha từ rạng sáng hôm nay, tiêu diệt gần hết tiểu đoàn dù số 2, trận địa pháo, bắn rơi nhiều máy bay lên thẳng, bắt sống một cặp phi công và nhiều tù binh, bộ đội ta một cánh đang chuyển sang truy lùng địch, một cánh phát triển về hướng tiểu đoàn dù số 3. Tiểu đoàn dù số 1 đang di chuyển dần về hướng đông nam. Có khả năng vài ngày nữa sẽ quét sạch lữ đoàn dù số 3 ra khỏi vùng Tân Khai, bọn này không có khả năng lên Đức Vinh - Thanh Bình, hoặc đánh chiếm Tàu Ô nữa - ông nhìn quanh một chút, bỗng hỏi:
- Lê Nhu đâu? Hình như vừa rồi B.52 ném ở phía nam phải không? Có báo cáo chưa? Lê Nhu đâu?
- Có tôi! - Lê Nhu từ phía sau bước tới - Báo cáo chính uỷ, Trung đoàn 65 cho biết B.52 ném bom xuống ngay trận địa của Tiểu đoàn 15, Tiểu đoàn 16, mỗi bên ba loạt, còn ba loạt cuối cùng ở phía tây đường 13, gần khu vực đứng chân của đơn vị hỗn hợp.
Chính uỷ Phan Nguyên quay phắt lại nhìn Lê Nhu, ông hỏi:
- Trúng ngay đội hình? Ai báo cáo?
- Trúng ngay đội hình, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 65 báo cao.
- Đồng chí tiếp tục liên lạc với Trung đoàn 65, sư đoàn ra lệnh trung đoàn phải cho ngay trinh sát và cán bộ tham mưu tìm mọi cách ra tận nơi nắm tình hình mọi mặt, hai giờ nữa phải có báo cáo đầy đủ Trung đoàn tập trung hoả lực chi viện cho hai tiểu đoàn, giữ vững trận địa cho đến tối hôm nay.
- Rõ!
Chính uỷ nhìn theo Lê Nhu một chút rồi quay lại, ông đưa mắt nhìn từng người thăm dò, nhận xét, ông nói:
- Tôi biết các đồng chí đang nghĩ tới anh em ở Ngọc Lầu.
Các đồng chí đã nghe tin đầu tiên. Hôm nay vừa trọn một tháng mười lăm ngày anh em đứng vững ở Ngọc Lầu. Quân dù bất lực, Sư đoàn 21 bất lực trước ý chí kiên cường của anh em ta. Chúng không còn cách nào khác, cuối cùng phải dùng B.52 rải thảm.
Trong khu chốt chặn, Ngọc Lầu là vị trí tiền tiêu, nó không phải là điểm then chốt. Cho đến nay nó đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Thường vụ đảng uỷ và thủ trưởng sư đoàn có ý định đưa Trung đoàn 65 ra nghỉ ngơi, củng cố, để làm lực lượng cơ động. Tạm bỏ Ngọc Lầu, đưa Trung đoàn 29 vào chiếm lĩnh Tàu Ô với nhiệm vụ chốt cứng, chặn đứng ở đó. Với khu vực Tàu ô, chúng ta sẽ giữ đến cây số đường cuối cùng, một trăm mét đường cuối cùng, tấc đường cuối cùng. Đêm nay một số các đồng chí xuống Trung đoàn 65, giúp anh em trong công tác thương binh tử sĩ, công tác củng cố, một số xuống Trung đoàn 29 giúp anh em trong công tác chiếm lĩnh, cấu trúc trận địa. Khẩu hiệu của chúng ta hiện nay là:
Cây cho Tàu Ô làm trận địa, đạn dược lương thực và các loại vật chất cần thiết cho Tầu Ô đánh lâu dài. Chiến dịch diễn ra hơn một tháng rồi, nhưng trận lớn nhất của sư đoàn từ đêm nay mới bắt đầu Đấy mới chính là cuộc đọ sức quan trọng nhất của sư đoàn ta với địch. Các đồng chí còn hiểu sâu sắc những điều đó, cụ thể hóa công việc của mình mà làm cho tốt.
Chính uỷ không vội vã, không tỏ ra sốt ruột hoặc quá xúc động. Những điều ông nói dường như được chuẩn bị từ lâu, bằng giọng nói trầm và ấm quen thuộc, ông thấy những diễn biến phức tạp những công việc khó khăn vượt trên sức mọi người, đòi hỏi sự nhất từ cao, sự nỗ lực lớn, nhưng tất cả đều đã được trù tính chu đáo ông chỉ tiếc là Trung đoàn 29 không kịp nghỉ ngơi, củng cố, dù sư đoàn đã tranh thủ hết mức thời gian hiếm hoi.
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #27 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2010, 09:46:17 pm »

Ra khỏi khu vực sở chỉ huy sư đoàn, Đoàn Vũ nhìn tới, nhìn lui rồi đi về phía trạm trực. Gần đến nơi, sực nhớ chưa gọi anh em đi theo cùng về, anh quay lại, nhưng từ bên đường, Tuệ liên lạc của anh đã bước ra, gọn gàng, nghiêm chỉnh:
- Báo cáo thủ trưởng, các cán bộ có mặt ở đây rồi.
Đoàn Vũ ngạc nhiên:
- Làm sao cậu đoán mình quay lại gọi cán bộ?
Tuệ bẽn lẽn:
- Dạ, từ sáng đến giờ, thỉnh thoảng em đến gần chỗ thủ trưởng làm việc, xem thủ trưởng có cần gì không, em biết thủ trưởng làm việc xong, em báo cho các anh tập trung sẵn ở đây đợi thủ trưởng.
- Cám ơn cậu - Đoàn Vũ xúc động thốt lên - Các cậu đã cơm nước gì chưa?
- Dạ ăn rồi - Tuệ cười, kéo túi mìn mo ra phía trước - Em còn kiếm được quà cho thủ trưởng đây.
Đoàn Vũ hỏi:
- Những thứ gì thế? Cậu xin à?
- Dạ không, em chỉ kể chuyện chứ không xin, anh em họ thương, họ biếu, không có gì to đâu ạ, một thỏi thuốc rê, ba bao quân tiếp vụ, mấy hộp thịt - Tuệ nhìn Đoàn Vũ vẻ lo lo, cậu ta nói thêm - của chiến lợi phẩm mà thủ trưởng.
- Cậu lại kể khổ chứ gì? - Anh cười - Thôi được, nhớ đừng có xin đấy, ai cũng thiếu, ai cũng cần cậu ạ.
Tuệ đứng im. Nghe liếng Đoàn Vũ, từ trong trạm trực, Đào - Đại đội trưởng trinh sát, Trường - Đại đội phó thông tin và Tiệp - Tiểu đói trưởng trinh sát, bước ra. Tất cả đều ở trong tư thế sẵn sàng hành quân. Đoàn Vũ nói trước:
- Tôi bận lu bù từ sáng đến giờ, quên dặn các đồng chí công việc.
Đào bước lên, đứng nghiêm, khuôn mặt tròn, trắng trẻo đỏ hồng lên.
- Báo cáo thủ trưởng, chúng tôi đã tranh thủ ai làm việc ấy - Đào chỉ vào túi mìn mo của mình - Báo cáo, đã có bản đồ khu vực Tàu Ô - cống ông Tề - ngã ba xóm Ruộng, tình hình mới nhất của Sư đoàn 21, các vị trí đứng chân cụ thể của chúng.
Đào quay sang Trường nói tiếp - Đồng chí Trường cũng đã xin được cơ số dây bổ sung, các phụ kiện máy thông tin hữu tuyến, một cái PRC.25 còn mới.
Đoàn Vũ gật đầu, vẻ bằng lòng, anh chỉ gốc cây đổ cạnh đoạn chiến hào đứt quãng:
- Ngồi trao đổi công việc một chút.
Anh ngồi xuống trước, Đào một bên, Trường một bên, Tuệ mở túi mìn mo lấy bao quân tiếp vụ để lên đầu gối Đoàn Vũ.
Tiệp, theo thói quen lẳng lặng đi ra cách chỗ cán bộ ngồi mười lăm mét, cảnh giới. Đoàn Vũ mở gói thuốc lá, rút từng điếu đưa cho Đào, Trường. Thấy Tiệp ngồi xa, anh gọi:
- Tiệp ơi, lại đây, không phải cảnh giới đâu, cậu cũng cần nghe nhiệm vụ.
Tiệp quay lại, khuôn mặt rám nắng hiện lên vẻ hăm hở, chờ đợi Tiệp giữ ý, ngồi cách Đào chừng sải tay. Đoàn Vũ với tay đưa thuốc cho Tiệp.
- Báo cáo thủ trưởng, em không hút thuốc - Tiệp đưa tay, ngăn lại.
- Hồi Ở Đầm Be. Oát - thơ - mây cậu có hút kia mà?
- Em bỏ từ dạo đầu năm, khi đi phục vụ thủ trưởng sư đoàn xuống chuẩn bị chiến trường ở bắc An Lộc. Hồi đó bọn bảo vệ, dân vệ thám báo liên tục lùng sục. Thủ trưởng ra lệnh cấm tuyệt đối. Nghe nói tổ trinh sát Sư đoàn 250 bị địch tập kích vào chỗ đứng chân, chỉ vì để bọn thám báo phát hiện được mùi thuốc lá thơm, em cạch.
Đoàn Vũ gật đầu, anh bỏ điếu thuốc vào bao, trao cho Tuệ.
Các cậu bỏ được thuốc, rất tốt. Trinh sát phải thế, thuốc lá không hay ho gì, hút chẳng qua vì căng quá thôi - Đoàn Vũ nói gần như thanh minh, cả trung đoàn ai cũng biết anh đốt thuốc có hạng.
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #28 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2010, 09:49:05 pm »

Đoàn Vũ kéo liền mấy hơi, từ sáng đến giờ, làm việc với thủ trưởng sư đoàn anh quên cả hút thuốc. Nhưng chỉ sau mấy hơi, anh đã giụi tắt đi để vào việc:
- Trung đoàn ta sẵn sàng bước vào chiếm lĩnh khu vực Tàu Ô cống ông Tề - chốt Mỹ - ngã ba xóm Ruộng, thay cho Trung đoàn 65 ra củng cố để làm lực lượng cơ động. Trung đoàn ta sẽ chốt giữ lâu dài ở khu vực đó. Tình hình rất khẩn trương, tôi muốn đi trinh sát trận địa ngay chiều và tối nay. Để ngày mai sợ không kịp, lỡ có lệnh cấp tốc, nhưng nội dung và công việc củng cố cũng rất nhiều, lại mới và quan trọng, tôi không về, ai truyền đạt cho đảng uỷ - Và lắng đi một chút, anh hỏi đột ngột:
- Này, các cậu đoán xem bây giờ bộ đội đang làm gì?
Đào nhìn đồng hồ, nói ngay:
- Theo tôi, bộ đội đã đào xong công sự, củng cố xong chỗ ăn chỗ ở, tắm giặt xong và chắc là đang họp.
Trường nói thêm:
- Các chính trị viên đại đội, tiểu đoàn lên trung đoàn nhận kế hoạch củng cố. Các đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng nghiên cứu kế hoạch tác chiến tại chỗ, điểm nghiêm trang bị, vũ khí.
Đào liếc nhìn Trường mỉm cười nghĩ thầm: - "Bố cu con nói đúng yêu cầu của thủ trưởng hơn mình". Đào tiếp luôn:
- Đúng thế thủ trưởng ạ, bài bản này có hơn năm năm rồi, mỗi năm thêm tiến bộ, thêm khoa học - Đào đang nóng lòng muốn ra xem Tàu Ô nên gà Đoàn Vũ - Thủ trưởng không về, chính uỷ cũng đoán biết được nội dung. Thủ trưởng cứ đi trinh sát trận địa, lúc về có thực tế phong phú, họp bàn mới đầy đủ, sâu sắc.
Đoàn Vũ nhìn Trường, hỏi:
- Đường dây nối xong chưa?
- Báo cáo, đoạn từ trung đoàn lên xong rồi, còn đoạn từ sư đoàn xuống xa hơn, phải hai giờ nữa mới xong. Trước khi ra đây tôi đã hỏi chủ nhiệm thông tin sư đoàn.
Đoàn Vũ quyết định dứt khoát:
- Tôi sẽ viết thư cho anh Nguyễn Tính, các đồng chí chuẩn bị sẵn sàng đi.
Đào Trường, Tuệ, Tiệp lùi ra xa quây lại với nhau, trò chuyện thì thầm. Tuệ mở túi mìn mo, lấy giấy làm phong bì, rồi chạy vù xuống trạm trực.
Đoàn Vũ mở sổ tay, rút bút bi, anh cắn môi một lúc, hí hoáy viết
Thân gửi anh Tính và các anh, Tôi không biết nói thế nào để các anh thông cảm, hiểu nhanh, hiểu đúng, hiểu sâu tình hình khẩn trương hiện nay. Tôi xin nói ngay, tôi vừa qua một lớp tập huấn chỉ có mười tiếng, liền trong mười tiếng, những kết quả bằng cả một năm học, có khi hơn thế.
Nhiều vấn đề của chiến dịch đặt ra mới lắm. Nhiệm vụ của đơn vị cũng vậy. Đơn vị ta phải làm thật nhanh, thật tốt, thật cụ thể mọi công việc, sẵn sàng cao, "đến nhà mới" đúng khu vực XYZ như chúng ta đã dự đoán. Cấp trên bảo chúng ta không được tham gia trận quyết chiến chiến dịch ở An Lộc hồi đầu tháng, thì bây giờ chúng ra là lực lượng chủ yếu trong trận quyết chiến chiến dịch sẽ diễn ra ở khu vực XYZ và trên đường này. Trận quyết chiến chiến dịch, các anh nhớ kỹ và hiểu kỹ ý nghĩa của nó. Về tôi sẽ nói thêm.
Vì thời gian cấp bách, tôi phải tranh thủ đi làm chức trách của mình, các anh hãy triển khai ngay công việc, cần thì trực tiếp hỏi Sư trưởng và chính uỷ bằng điện thoại. Tôi tin các anh hiểu được những điều tôi muốn nói, nhưng không tiện nói rõ trong thư này.
Chúc các anh mạnh giỏi Đoàn Vũ đọc lại một lần, rồi hai lần, xem có còn những chữ, những ý có thể lộ bí mật nào không. Đào, Trường phải đi với anh rồi, Tiệp cũng phải đi để tìm đài quan sát. Chỉ một mình Tuệ đem thư về đơn vị: Tuy đi trong hậu cứ, nhưng cũng phải đề phòng, biết đâu có bọn thám báo chui luồn. Thấy nội dung thư đã nói được tinh thần cần thiết, không có gì sơ hở, đủ để Nguyễn Tính và những người ở nhà đoán hiểu tầm quan trọng, sự khẩn trương, Đoàn Vũ gấp thư. 
- Báo cáo thủ trưởng, phong bì và cơm để dán đây - Tuệ từ sau lưng Đoàn Vũ bước ra. Đoàn Vũ cầm phong bì, bỏ thư vào, dán kín lại, nhìn Tuệ bằng cặp mắt vừa âu yếm vừa tin tưởng:
- Các cậu ấy phải đi với mình, cậu mang thư về cho anh Nguyễn Tính, càng nhanh càng tốt. Dọc đường, tuy an toàn, nhưng phải cảnh giác. Cậu đã biết phải làm gì trong trường hợp gặp địch, hoặc bom pháo.
Tuệ cầm thư, vẻ không yên tâm.
- Em về, ai bảo vệ thủ trưởng?
- Tôi - Từ chỗ Đào, Tiệp đứng bật dậy, cậu ta vẫy Tuệ nói nhỏ - Cậu cứ về đi, có tớ có anh Đào, anh Trường, đừng lo.
Tuệ mở túi áo ngực bỏ thư vào, mở túi mìn lấy bao quân tiếp vụ trao cho Tiệp:
- Cậu biết lúc nào thì đưa thuốc cho thủ trưởng hút chứ" Để thủ trưởng sầy da, chảy máu là tớ ăn thịt cậu nghe không?
Tuệ buộc túi phụ kiện vào sát chiếc máy PRC.25 mang máy lên vai, chào Đoàn Vũ, chào mọi người, rồi bước nhanh.
Đoàn Vũ nhìn theo, anh xoè lửa châm nốt điếu thuốc hút dở, rít liền mấy hơi, lại gí mẩu thuốc xuống đất, xoa hai bàn tay vào nhau, đứng dậy, vẫy ba người lại:
- Sẵn sàng chưa? Ra Tàu Ô trước, để chiều xuống chốt Mỹ, cống ông Tề, tối vào ngã ba xóm Ruộng. Mật khẩu, ám tín hiệu bắt liên lạc như cũ. Nào đi.
Tiệp xuống khẩu AK báng gấp theo tư thế sẵn sàng bắn, tiến lên trước, đầu trần, tay áo xắn quá khuỷu, quần cộc, dép bốn quai, thắt lưng mang đủ các thứ cần thiết, nhưng không phát ra tiếng động nào. Tiếp theo là Đào, khăn dù quàng cổ, hai múi xoà ra che kín cánh tay. Đào người dân tộc Tày, Ở tận Cao Bằng, da rất trắng, thừa hưởng của bố mẹ và thiên nhiên, mỗi lần đi trinh sát phải hóa trang rất lâu, người to cao, trông có vẻ bệu, nhưng lại khoẻ vào loại nhất nhì trung đoàn, nhanh như vượn. Trường đi sau cùng, gầy ngẳng vì tạng người, nhưng rất dẻo dai, có con trai đầu lòng từ năm mười bảy tuổi, nay đã hai tư, nhưng trông mặt ai cũng tưởng mười tám, đôi mươi, không có vẻ gì là một người cha cả, anh em đùa gọi "bố cu con ". Từ "bố cu con" giảng theo nghĩa ta, nghĩa tây thế nào cũng gây được cười cả.
Bây giờ là năm giờ chiều. Cái giờ người lính nhớ nhất trong một ngày chiến tranh.
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #29 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2010, 10:01:26 pm »

     Trong vạt rừng lớn, hai tầng cây, còn khá nguyên vẹn, cán bộ chiến sĩ Đại đội 111, Tiểu đoàn 19, theo thói quen, đang uống trà, hút thuốc, trò chuyện rôm rả. Đại đội trưởng Lê Cam có vóc người trung bình, nước da màu đồng đỏ - thứ nước da thách thức mưa nắng - đầu để trần, tóc rậm và quăn, lưu lại dấu vết của một thời nghệ sĩ, đôi mắt xếch đang mở to, nhìn hết tốp này đến tốp khác, ngón tay trỏ giơ lên, miệng lẩm nhẩm cộng trừ. Lê Cam đang điểm lại quân số của đại đội.
Cam đếm đi đếm lại ba lần, anh cau mày lẩm bẩm:
- Cha thượng sĩ Đông Dương báo năm mươi ba, mình đếm mãi có năm mươi hai, sao vậy ta?
Lê Cam nhìn lướt trên đầu chiến sĩ ra tận khoảng trống phía trước, anh xoè bàn tay bấm từng đốt, tiếp tục tính:
- Xuống đường chín mươi bảy, không kể hai cậu ốm. Ở lại giữ cứ Đầm Be, trận chiến đoàn năm mươi hai: sáu chết; chín bị thương; mươi ngày Ở Bàu Lòng: mười một chết; mười tám bị thương; hết thảy bốn mươi bốn, đây có năm mươi hai vậy mất đâu một đứa?
Đếm lại lần nữa, vẫn chỉ năm mươi hai, anh bực mình bước thoăn thoắt về phía trung đội một, hỏi to:
- Nè, thượng sĩ Đông Dương, cha nội báo năm mươi ba, tớ chỉ đếm được năm mươi hai, quỷ bắt mất một tên sao, cha nội?
Hoàn - thượng sĩ Đông Dương - Trung đội trưởng trung đội một đứng phắt dậy, cái đầu trái bưởi có mái tóc cắt ngắn gần như dựng cả lên, quay qua quay lại, tay lần theo đội hình đại đội, rồi vỗ đánh bốp một cái, cười to:
- Quỷ bắt mất đại đội trưởng rồi! - Hoàn bước tới trước mặt Lê Cam, miệng tròn vo - ông quên đếm chính ông, ông nội ạ. Đúng chưa?
Lê Cảm ngẩn mặt ra.
- Đúng phắp rồi - Lê Cam nghiêng đầu thanh minh - Tụi làm xiếc bọn mình thường vậy hà, cứ nhập cuộc là quên ráo trọi.
Hoàn nắm tay đại đội trưởng kéo tới bàn trà, bắt chước giọng Lê Cam.
- Làm chầu nước đã, chi mà vội rứa Lê huynh?
     Bàn trà của Hoàn bao giờ cũng đông khách dự, toàn loại khách không mời mà đến. Môi lần Hoàn bày trà, người đến trước tiên là Học, Trung đội phó chỉ huy tiểu đội hoả lực của đại đội, Bình trung đội trưởng Trung đội hai, thỉnh thoảng có Trung đội phó Hậu đang phụ trách trung đội trưởng trung đội ba, Thận liên lạc đại Đội thỉnh thoảng có Quỳ chiến sĩ súng máy. Đó là những cán bộ, chiến sĩ ở chung với Hoàn mấy năm nay, họ thường ngồi vòng trong, còn vòng ngoài là các chiến sĩ mới, loại này ít tham gia chuyện, lúc câu chuyện căng thẳng, hấp dẫn, họ cau mày, mím môi, nhô cả người vào, lúc câu chuyện dí dỏm, họ cười đến chảy nước mắt. Các chiến sĩ mới thích nghe những tình huống éo le, những trận đánh ác liệt, còn cán bộ, chiến sĩ cũ, thích nghe những tin tức mới, những câu chuyện lạ, mà tác giả những câu chuyện - đó chính là chủ nhân của cái bàn trà này - anh Thượng sĩ Đông Dương Hoàn - thường xuyên có sẵn trong đầu. Hoàn rộng rãi, hào phóng, có gói trà, cân đường, một chút dính bòng cũng không giữ lại, có gì, ai xin, cho ngay, lúc cần ngửa tay xin lại người khác.
Trước khi Lê Cam tới, anh em đang tra vặn Hoàn về quan hệ với Thúy, con sơn ca của văn công sư đoàn. Học là người khởi xướng. Và như một ông thẩm phán tinh khôn, Học giăng hết bẫy này đến bẫy khác trong từng câu hỏi, nhưng Hoàn lẩn được hết, bí quá Hoàn đánh bài cười trừ. Lê Cam cũng đã trải qua yêu đương và sự đau khổ của nó, nhưng anh cũng muốn nghe chuyện của Hoàn, anh đặt cái bát "B.52" xuống, khuyến khích Học:
- Tiếp tục bắt cha thượng sĩ ra trước vòng móng ngựa chớ cậu? Chịu thua nó sao?
Học ngồi xếp bằng, đôi mắt tinh ranh nhìn Hoàn, đưa ra một câu hỏi mới:
- Này, cô ấy có đẹp không Hoàn? Cậu đánh giá thế nào về hình thức?
- Đẹp không à? - Đôi mắt Hoàn vút trở nên mơ màng. Hình như có cái gì đó vừa làm xáo động trái tim cậu con trai hai mươi lãm tuổi này. Anh ta chớp chớp mắt, rồi mỉm cười - Biết tả thế nào được! Mỗi người có một cách nhìn về cái đẹp. Mỗi người con gái cũng có vẻ đẹp riêng. Có người đẹp nhưng không có duyên, có người có duyên nhưng không đẹp. Cái đẹp và cái duyên! Cái duyên và sự đằm thắm, đó là hương sắc của người con gái. Còn Thúy ấy à?
Cô ấy thật đằm thắm!
Học cười to:
- Này, cậu say rồi à? Triết lý gì mà rắc rối vậy? Bọn mình muốn hỏi cô ấy có đẹp không?
Hoàn vẫn mỉm cười:
- Cô ấy rất đằm thắm.
- Ô hô! - Học cười to - Cái cậu này say thật rồi. Rất đằm thắm?
Cái nhìn đằm thắm, nụ cười đằm thắm, lính tình đằm thắm. Thật là trừu tượng! - Học gí ngón tay vào trán Hoàn - Các "bọ" xem kìa, mặt chàng thượng sĩ đỏ lên, mắt chàng thượng sĩ mơ màng, nghe cả tim chàng thượng sĩ đang đập nữa. Chàng thượng sĩ chúng ta yêu rồi các cậu ạ! - Bỗng Học gật đầu, đôi mắt xa xăm - Nhưng hắn nhận xét sâu sắc đấy chứ. Rất đằm thắm! Xét cho cùng, người con gái được người con trai nhận xét, kết luận như vậy là đạt tiêu chuẩn cao rồi phải không các "bọ"? Bọn mình hoàn toàn ủng hộ - Chợt Học vươn cổ hỏi Lê Cam - Ý kiến của đại đội trưởng thế nào?
Lê Cam vung nắm tay lên hét to:
- Đồng ý hoàn toàn - Nhưng rồi anh chuyển ngay sang giọng vừa vui vừa bùi ngùi - Tình yêu của tụi bay đẹp, tụi bay sẽ được sung sướng, tình yêu của tao cũng đẹp, cũng sâu sắc nhưng đang uất ức đau khổ. Đợt Bàu Lòng, hôm rút khỏi chốt về cứ, tao đã viết thư định xin trung đoàn trưởng đột ấp, nhờ cô bác đem thư vô Sài Gòn cho vợ tao, chưa kịp xin đã bật một cú lên Tàu Ô chỉ có đất không, muốn gặp dân phải xuống Chơn Thành. Xa vậy đi sao được, ông Đoàn Vũ cũng không cho đi đâu. Thư tao còn để đây nè - Lê Cam chỉ túi áo - lúc nào cũng cộm cộm trên ngực - Lê Cam nhìn Hoàn như chợt nhớ ra, anh lại nói một lèo như sợ cả đám này sắp biến đi đâu mất - Tao cám ơn mày, Hoàn, mày tìm được chữ đằm thắm hay quá, đúng quá! - Đến đây, giọng Lê Cam trầm hẳn xuống - Tao xấu, nhưng vợ tao coi ưng lắm, tao biết điều đó khi trông đôi mắt thằng chủ đoàn xiếc. Lúc hai vợ chồng cùng biểu diễn, tao không nhìn được, vợ tao đứng sau lưng, nắm lấy vai tao, một chân bấm vô đệm mút, một chân giơ lên trời, đó là động tác khó nhứt.
Người xem hò reo, hoan hô, mắt tao để cả vô phía trước, lái những vòng lượn, nhanh, chậm, leo cao, xuống thấp, tưởng muốn mù mắt.

Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM