Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:07:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đất miền Đông: Cuộc chiến đấu trên đường 13  (Đọc 85948 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #110 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 01:07:03 am »

Báo cáo lên tiểu đoàn việc Biên không còn ở trận địa và những phán đoán của mình. Đại đội trưởng Lê Cam ngồi im một lúc Anh nhớ lại những lời Biên vừa nói với anh, nhớ lại những gì anh thấy từ ngày Biên bổ sung về đại đội. Lê Cam nói một cách quả quyết: ".Ông nội phản, trốn thật rồi" Nhưng trốn đi đâu? Cam tự hỏi. Anh bỗng đứng lên nhìn về phía trận địa của địch. Phía đó vẫn yên lặng từ đầu hôm đến giờ. Cam không tin một người có cái gan cheo như Biên, lại có thể từ chỗ này trốn sang phía đó. Anh lắc đầu. nhưng để đối phó với tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Cam đến từng hầm thông báo việc Biên bỏ súng lại và đã trốn đi. Cam đặt thêm người cảnh giới, rồi gọi Học về, Cam nói:
- Nếu hắn nhắm mắt sang bên đó thiệt và tụi địch có gan tập kích ta, thì Học này, mày cho hoả lực chặn mặt này, tao đưa trung đội thằng Quỳ vòng mặt kia khuýp lại nghe. Phải đánh cho tụi nó một trận ra mật xanh mật vàng, mày nhất trí không?
- Nhất trí!
- Ta sẽ hốt gọn. Học này, nếu hắn đầu hàng, thì tụi địch bắt hắn lên máy bay chiêu hồi, hắn nói hết tình hình cho địch biết, tụi địch sẽ đánh mạnh đó, kết hợp chiến tranh tâm lý mà, nhưng anh em mình cứ vững như đe nghe không? Mày nói với anh em trong trung đội điều đó rồi chuẩn bị đi.
Học rít qua kẽ răng:
- Chúng ta đã thế rồi, sống bám chốt bám đường, chết kiên cường dũng cảm, bọn địch phải bước qua xác chúng ta mới lên được Tàu Ô, đại đội trưởng đừng lo. Nhưng tôi đề nghị sáng nay bọn địch có lên lấy xác cứ để cho chúng nó lấy đi. Để xác chúng ở gần, thối không chịu được, chuột rất nhiều, sợ anh em mình sinh bệnh.
- Không cho tụi nó lấy xác giảm được pháo.
Học lắc đầu:
- Bọn địch thì chúng nể gì mấy cái xác chết kia, không lấy được chúng ném bom xăng đốt cháy. anh không nhớ trận Đầm Be - Oát - thơ - mây à?
Cam gật đầu rồi khoát tay:
- Thôi được, ngày mai cho tụi nó lấy, nhưng phải đề phòng tụi nó lợi dụng xác chết để đánh vào trận địa.
Học đi rồi, Cam sang hầm của Quỳ. rồi vòng ra tận bãi xác chết- Cam nằm xuống quan sát. nghe ngóng, vẫn yên lặng. Cam nghĩ chắc Biên theo suối Tàu Ô về cứ, rồi một là chạy lên biên giới. hai là chạy về nhà. Nhưng chạy trời đâu khỏi nắng, kiếp đầu hàng hay đào ngũ đều là kiếp ăn mày. Cam nằm một lúc rồi trở về hầm.
Vừa bước được mấy bước, Cam bỗng nghe phía Bàu Bàng, Lai Khê súng bất ngờ nổ rộ lên. Cam quay lại. anh thấy rất nhiều chớp lửa nháy lên liên tục, có cả những chớp lửa rất cao. " Trăm phần trăm là đánh rồi" - Cam đoán chắc như vậy, rồi về trận địa. Cam đi khắp một lượt các hầm, anh em ra hết cửa hầm nhìn về phía súng nổ. Cam nói nhỏ với từng người:
- Bàu Bàng - Lai Khê đó, sư đoàn nổ súng rồi nhưng tụi ta ở đây sẽ gay go hơn đó, sẵn sàng chịu đựng nghe các cha!
- Sao vậy đại đội trưởng?
- Là vì... - Cam có vẻ lúng túng - Là vì thế nào thằng Quân đoàn 3 cũng bắt thằng Sư đoàn 25 đánh mạnh hơn, thanh toán cho xong tụi ta để quay xuống Bàu Bàng. Tụi nó hết trơn lực lượng cơ động rồi.
Có tiếng một chiến sĩ nào đó thốt lên rất nhanh:
- Đừng hòng! Chúng làm sao thanh toán được chúng ta.
Cam thích chí đập tay xuống đất:
- Khá lắm! Ở trong Nam người ta không nói " đừng hòng" mà nói "sức mấy", sức mấy mà thanh toán được tụi này. Hãy vững bụng nghe anh em !
Cam không nói thêm một điều gì nữa. Anh hiểu nhiều. biết nhiều, nghĩ nhiều, nhưng không diễn đạt ra lời cho có đầu có đuôi được. Anh biết đọc, biết viết cũng là nhờ một anh bạn trong gánh xiếc bày cho. Sau những đợt tố cộng dã man của Ngô Đình Diệm năm 1959, cha bị bọn ác ôn đập vỡ sọ ở Vĩnh Trinh, anh ruột bị bỏ bao trôi trên sông Thu Bồn, Cam bỏ nhà vào Sài Gòn. vừa kiếm nghề làm ăn vừa trốn lính. Nhưng nghề làm ăn gì cũng phải có lưng có vốn. Cam không có tiền, Cam chỉ có cái vốn duy nhất là sức khoẻ. Nhưng có đổ sức bao nhiêu cũng không đủ ăn. Cam xin vào gánh xiếc- ở đó anh sống được bốn năm, anh có vợ, có con, nhưng rồi cái dây thòng lọng quân dịch bỗng quàng lên gánh xiếc. Cam tạm lánh về quê, hơn tháng sau trở vào, gánh xiếc tan, vợ anh mất về tay lão chủ. Bạn bè kẻ phải vào lính, hoặc đi kiếm nghề khác.
Không gặp được vợ, không tìm được con, Cam lại về quê, anh vào du kích xã. Nhân một đợt trên về lấy quân bổ sung cho chiến trường Tây Nguyên, Cam xin đi. Lên Công Tum, Cam được bổ sung vào một đại đội sản xuất, rồi sang một đội vận tải. Hai nhiệm vụ này Cam làm rất giỏi. Nhưng Cam vẫn không yên tâm. Nỗi đau mất cha, mất anh, nỗi đau quê hương bị tàn phá, nỗi đau mất vợ, lạc con. cùng với nhiều nỗi đau khác, làm cho Cam sôi sục ruột gan muốn trực tiếp cầm súng chiến đấu . Năm 1968  Trung đoàn 29 vào Tây Nguyên. Cam đi vận tải lương thực cho trung đoàn. đến nơi trung đoàn sắp hành quân đi chiến đấu, Cam nằn nì mãi với đại đội trưởng Đại đội 111. Cam được xếp vào tổ hoả lực. Trong trận đó Cam lập công xuất sắc. Cam thôi không về đoàn vận tải nữa. Cứ mỗi lần đoàn vận tải cử người đến đòi là Cam trốn. Ngươi đến đòi ra về, Cam lại có mặt. Cuối cùng đoàn vận tải đành để Cam ở lại trung đoàn. Trận Đầm Be lần một. Cam vừa bắn trung liên, vừa thổi còi nghi binh, tiểu đội Cam đánh thốc vào sườn một đại đội địch, bắt sống ba chục tên. Cam lên tiểu đội, trung đội. rồi đại đội. Cứ qua một đợt chiến đấu, Đại đội 111 vượt dần lên, cho đến cuối năm ngoái, trong trận đánh chiến đoàn dù đặc nhiệm ở Đầm Be - Oát - Thơ-mây, thì cả trung đoàn đều thừa nhận vị trí đứng đầu của Đại đội 111 Đoàn Vũ rất tin Đại đội 111. rất tin Cam, nên anh đã đưa đại đội Cam vào giữ trận địa chốt cống ông Tề, và bây giờ giữ trận địa chốt cuối cùng ở nam cầu Tàu Ô. Cam hiểu điều đó, Cam chỉ mong rằng mình đừng chết, đừng bị thương nặng, Cam sẽ cùng anh em trong đại đội giữ đến cùng khoảnh đất này, Cam tin thế nào cũng giữ được.
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #111 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 01:12:56 am »

Trời chưa sáng. pháo địch từ Chơn Thành đã bắn lên trận địa, đạn nổ thành hàng ngang. Loạt đầu cách chỗ Cam đứng chừng năm mươi mét, loạt thứ hai gần hơn, loạt thứ ba ngay trước mặt. Loạt thứ tư chụp vào khu vực hầm của đại đội, nhưng loạt thứ năm lại vọt ra phía sau. Bọn địch bắn sát bờ phía nam, bắn vào giữa suối Tàu Ô, bắn cả lên bờ phía bắc rồi cứ thế bắn xa dần.
"Tụi nó bắn kiểu gì vậy? Tụi nó định giở trò gì đây?" – Cam lẩm bẩm thành tiếng, mắt nhìn theo từng làn đạn pháo đang dịch dần lên phía bắc, bỗng Cam cúi xuống hầm gọi to:
- Thận ơi. ra trực hầm đi. tao sang các trung đội đây.
- Anh cứ đi đi, em trực phía này rồi!
Tiếng Thận, liên lạc đại đội từ cửa hầm bên kia vọng sang. Cam phóc lên hầm. Tranh thủ lúc pháo dịch chuyển làn, Cam chạy tới chỗ Học.
- Này, tụi nó bắn kiểu gì lạ vậy mày? Tao e thằng pháo dọn đường trước  cho thằng 49 đánh xuống đó. Mày thôi khỏi lo phía rước nghe, mày cảnh giác phía bờ bên kia, nếu thằng 49 xuống thì đánh ngay, bắt tụi nó ở lại bên kia, tụi nó lội suối thì bắn tỉa, nếu tụi nó lên được bờ bên này thì sống chết gì cũng phải hất tụi nó xuống suối hết nghe Học. Giao trọn phía sau lưng cho mày đó, nhớ chưa?
- Nhớ đại đội trưởng yên tâm mà. Từ trên cao này bắn xuống suối thì ngon lắm.
- Vậy nghe, tao sang thằng Quỳ đây.
Cam quay ngoắt lại chạy theo một đường xiên tới trung đội Quỳ. Quỳ mới được bổ nhiệm thay Hậu, Quỳ là một tay chiến đấu có nét hao hao giống Bình, chậm rãi nhưng rất chắc. Cam chỉ cần khoát tay là hiểu ý. Quỳ cũng đang đứng ở cửa hầm quan sát địch bắn pháo. Thấy Cam, Quỳ hỏi trước:
- Có tình hình gì không anh? Sao hôm nay chúng nó bắn pháo lạ quá
Tiếng pháo nổ từ phía bắc nghe gần lại, Cam nhìn, rồi vội vọt xuống hầm. Bọn địch bắt đầu bắn thụt về, đạn nổ ở bờ phía bắc. Cam nói:
- Tụi nó đang bừa đó, tao nghi thằng 49 sẽ đánh xuống, việc gì tụi nó lại không vòng qua chốt đơn vị bạn. Từ chốt đến bờ suối trống không, này Quỳ, tao đã giao cho thằng Học chịu trách nhiệm hướng sau lưng. Tao với mày chịu hướng trước mặt. Mày nhớ bắt liên lạc với Đại đội 112 bên kia đường,, Phải để ra một B.41, một trung liên, một tổ ba người bảo đảm khúc đường còn lại với chỗ tiếp giáp hai đại đội nghe không, để tụi nó lên được chỗ đó thì đi tù đó nghe. Hướng bên phải có tao, mày đừng lo. Mày nhớ chưa?
Quỳ mỉm cười vì nghe Cam nói đến đi tù. Địch lên được chỗ tiếp giáp và khúc đường cuối cùng đó. thì Quỳ và anh em trong trung đội chắc không kịp rửa chân, cởi dép lên bàn thờ gia đình chứ còn đâu để đi tù. Quỳ chìa tay ra:
- Tôi nhớ rồi, nhưng đại đội trưởng có chịu bắt tay không?
Cam mở tròn mắt nhìn Quỳ:
- Bắt tay gì?
- Cam kết.
- Khá lắm - Cam đét mạnh bàn tay mình vào bàn tay Quỳ rồi nắm chặt - Thằng nhỏ này khá lắm, tao sợ gì mà không cam kết.
Cam rút tay ra đập lên vai Quỳ tỏ ý rất bằng lòng. Chờ đứt loạt pháo Cam lao về hầm. Hầm của Cam nối thông với hầm thông tin, hầm quân y và hầm đặt cối 60. Thận gọi đó là sở chỉ huy đại đội. Tuần lễ trước, từ hầm này sang hầm khác phải bò trên mặt đất rất nguy hiểm. Thận là người đầu tiên dùng xẻng đào chiến hào giữa hai đợt chiến đấu, nhưng lối tranh thủ đó chẳng được bao nhiêu. Cam ủng hộ sáng kiến của Thận, anh tổ chức cho các trung đội đào chiến hào vào ban đêm. ăn cơm xong là đào, nghỉ tập kích đêm để đào, sau ba đêm các hầm trong khu vực được nối liền với nhau bằng những đoạn chiến hào chữ chi, bây giờ chỉ còn việc nối liền các khu vực lại với nhau. Nhưng đó là một việc lớn, quân số ít ỏi của đại đội không đủ sức làm- Tuy vậy các chiến sĩ vẫn cứ tranh thủ đào, được đến đâu hay đến đó.
Pháo địch bừa đi bừa lại khu vực nam và bắc cầu Tàu Ô cho đến sáng. Cam nóng ruột không chịu được. Mặc cho pháo đang bắn, anh bò ra ụ chiến đấu nhìn về phía bãi xác. Cam giật mình khi thấy chừng nửa đại đội địch đã có mặt ở đó, lớp đang đào hầm, lớp kéo xác chết. Cam đập tay vào cây M.79 giọng giận dữ:
- A. tụi chó chết này gớm thiệt, mò lên khi pháo bắt đầu bắn.
Cam gọi Thận ra hầm, chỉ cho Thận thấy rồi nói:
- Mày đứng đây, hễ tụi nó thò đầu lên là tỉa, để tao sang bắn cối.
Cam khom người sang hầm thông tin, anh nói với Tâm vừa sử dụng máy PRC.25 vừa phụ trách điện thoại:
- Báo về tiểu đoàn. địch đã lên lới bãi xác, xin cối tiểu đoàn bắn vào đó.
Khôi nheo mắt ước lượng cự ly rồi xách nòng cối ra, quỳ xuống, tựa nòng cối vào đùi bắt đầu thả viên đạn thứ nhất. Cam nhìn chăm chăm vào bãi xác đợi viên đạn cối nổ. Một lát, từ phía sau đội hình địch bốc lên một bụm khói trắng tiếp theo là tiếng nổ đanh- Cam lắc đầu:
- Trật rồi. mày đưa nòng cối cho tao.
Cam nắm nòng cối, anh quỳ xuống cạnh Khôi. ước đi ước lại. thả trái đạn thứ hai. Bụm khói trắng nở bung, giữa đội hình địch, Cam thả liền hai trái nữa rồi trao nòng cối cho Khôi. Khói tan. Cam thấy bọn địch núp hết dưới cộng sự, lát sau chúng lại tiếp tục đào hầm. Tụi nó không chạy, phải đánh cách khác thôi - Cam nghĩ một chút rồi nói tiếp
- Thấy tụi nó mò lên là bắn nghe không, Khôi. Đừng bắn nhiều, bắn từng trái, bắn cho thật chắc, phải tiết kiệm đạn tao về bên này.
Cam tạt qua hầm quân y, y tá Thư còn ngủ, Cam dựng Thư dậy, anh gắt:
- Pháo địch bắn vậy mà ngủ được thì nhất mày đó Thư! Địch lên bãi xác rồi, chuẩn bị cây AK đi, lúc tụi nó vô gần thì đánh cho tợn, nhớ chưa?
Thư vừa giụi mắt vừa đáp:
- Báo cáo đại đội nhớ rồi !
Cam nhìn Thư nghĩ thầm " Tội nghiệp thằng nhỏ, ngày ngày lo săn sóc thương binh. đêm lo đào hầm, người xanh như tàu lá". Cam dặn thêm :
- Nhớ quan sát xung quanh, thấy gì phải báo cáo ngay nghe Thư bữa nay sẽ ác liệt đó, cứ bình tĩnh, đừng có sợ.
Thư đã tỉnh hẳn, đôi mắt hiền nhìn Cam như cười:
- Em mà sợ à đại đội trưởng? Sợ thì làm sao bò đi các hầm đưa thương binh về đây được. Đại đội trưởng về hầm chỉ huy đi, em chịu hướng này cho.
Cam gật đầu, anh về hầm. Bọn địch ở bãi xác vẫn chưa bắn phát nào. Cam đưa mắt nhìn ra phía đường, trung đội Quỳ đang nổ súng. Cam chột dạ quay ngay về phía hậu cứ. Cam thấy chừng một đại đội địch không biết từ hướng nào lên, đang đào công sự ngang trận địa của trung đội Học, gần sát bờ nam suối Tàu Ô, cách hầm Cam chừng một trăm năm mươi mét. Cam đang suy nghĩ cách đối phó, thì từ phía Học súng bắt đầu nổ vang. Cam quay lưng lại, bên kia cầu Tàu Ô bọn địch cũng đã xuất hiện, có cả xe bọc thép.
- "Chốt đơn vị bạn ở bắc Tàu Ô vậy là mất rồi - Cam nghĩ thầm - Chiến đoàn 49 đã tràn xuống- Bốn mặt đều có địch"
Cam quan sát kỹ lần nữa rồi nói nhỏ với Thận:
- Tranh thủ lúc tụi nó chưa bắn, mày bò sang nói với thằng Quỳ cứ để cho địch lên tới tầm lựu đạn hãy đánh, phải hết sức tiết kiệm đạn. Bọn địch chưa đánh ngay đâu, tụi nó củng cố chỗ đứng chân cho chắc rồi mới tiến công, bắn tỉa là chủ yếu. Nói với thằng Học chú ý thêm cánh sườn, nhớ nghe, đi đi.
Thận gật đầu, thu súng về rồi trườn nhanh giữa các hố bom- Đúng như Cam phán đoán, suốt cả buổi sáng bọn địch ở ba hướng bên phía sườn, phía trước không bắn phát nào, chỉ có bọn Chiến đoàn 49 thỉnh thoảng bắn sang từng loạt M.79 và cối 81 ly. còn mấy chiếc xe bọc thép gầm rú liên tục, chừng như muốn dùng tiếng máy uy hiếp. Đây là những chiếc xe bọc thép còn lại sau trận Đức Vinh của trung đoàn thiết giáp số 9, vượt qua suối Tàu Ô lên Tân Khai hồi tháng 5.
Cam đứng ở cửa hầm chăm chú nhìn hết hướng địch này sang hướng địch khác. Hướng địch bất ngờ và nguy hiểm nhất là hướng bên sườn. trên đường về hậu cứ. Thực Cam không nghĩ ra tình huống đó. Rõ ràng lối bắn pháo rất lạ lúc gần sáng của địch, là để chúng triển khai đội hình bao vây cả bốn mặt. Triển khai xong. chúng sẽ cùng một lúc đánh lấn tới. Cam không thay đổi sắc mặt. chỉ có đôi mắt lúc nào cũng gườm gườm, anh chờ Thận về giữ hầm. rồi sang hầm thông tin. Thấy anh, Tâm né ra một bên. nói ngay:
- Báo cáo đại đội, có lẽ đại đội địch từ phía nam lên cắt mất đường dây rồi.
- Cậu lên máy báo về tiểu đoàn. Cậu thấy bọn địch ở cả bốn hướng rồi chứ? Báo cự ly mỗi hướng, hành động cụ thể của chúng. Tớ dự đoán đến chiều địch mới tiến công, yêu cầu tiểu đoàn chi việc trực tiếp bằng súng cối. Chủ yếu bắn vào Chiến đoàn 49 bên kia suối, không cho chúng vượt sang suối. Tối nay đại đội sẽ tập kích cụm địch trên đường về hậu cứ, đề nghị tiểu đoàn chuẩn bị kỹ cho bộ phận tiếp tế. Sẵn sàng móc ráp khi tập kích xong, yêu cầu tiếp tế thêm lựu đạn, đạn M.79, đạn nhọn, gạo sấy, cái chính là đường tiếp tế. Báo với tiểu đoàn: đại đội đã có kế hoạch chiến đấu để tiểu đoàn yên tâm. Nhiều việc đó, cậu nhớ không?
- Em nhớ.
- Tiểu đoàn chỉ thị gì, cậu sang báo ngay. Phải sẵn sàng chiến đấu đừng sợ, tụi nó hùng hổ vậy chớ không làm được gì đâu.
Tâm mỉm cười.
- Đại đội trưởng biết em ở Bàu Lòng rồi chứ gì? Ở Bàu Lòng dưới hầm sụp em còn mở máy làm việc được, đại đội trưởng đừng lo.
Cam gật đầu. Cam không biết động viên thế nào cho hay- Cam chỉ nói " đừng sợ, tụi địch không làm được gì đâu, ta sẽ đánh cho ra nó ra mật xanh, mật vàng". Nói rồi Cam gật đầu và cười. Thế nhưng chiến sĩ nào cũng bảo Cam đừng lo. Họ tin Cam và Cam cũng rất tin họ. Gần mười năm chiến đấu, đánh nhiều chiến dịch lớn. nhưng chưa chiến dịch nào dài ngày, liên tục như chiến dịch này. Cũng chưa có trận chiến đấu nào dài ngày, liên tục va ác liệt như trận Tàu Ô này. Chưa bao giờ Cam và anh em phải ở lâu dưới hầm tháng này qua tháng khác như ở đây Chưa bao giờ địch vây kín bốn mặt như bây giờ. Cam hiểu mình, anh muốn sống cho đến khi giải phóng Sài Gòn, tìm lại vợ con, bạn bè, hỏi tội tên tư sản đã giày xéo lên hạnh phúc của anh, về thăm lại quê hương. Nhưng nếu cần, Cam sẵn sàng hy sinh ở đây, nơi chỉ cách Sài Gòn già một ngày đi bộ. Cái vẻ bình tĩnh Cam có được, chiến sĩ trong đại đội có được, chính là do Cam đã xác định được, các chiến sĩ đã xác định được.
Cam vừa trở lại hầm, thì cùng một lúc cả bốn hướng bọn địch bắt đầu dùng M.79, súng cối,  đại liên bắn xối xả vào trận địa. Cam đội mũ sắt, đứng nép vào hầm ếch bên ụ chiến đấu, đôi mắt gườm gườm nhìn từ hướng này sang hướng khác. Tiếng nổ của M.79. súng cối không to như đạn pháo, nhưng nghe chối tai. Những loại này không làm sụt hầm, nhưng lọt được vào cửa hầm thì rất nguy hiểm, một trái có thể sát thương cả hầm. Bọn địch bắn nhiều vậy có thể lọt xuống hầm lắm. Trận địa mờ mịt khói trắng, mảnh đạn chạm nhau lanh canh, siết vù vù trong không khí, dày như màn mưa dông. Bọn địch bắn suốt một giờ liền. Qua ám hiệu nhận được từ hầm của Quỳ, Cam biết trung đội Quỳ có một hy sinh. một bị thương, trung đội Học có hai bị thương, khu vực đại đội không ai việc gì. Cam chờ bọn địch tiến về phía mình, nhưng bọn địch không đi, chúng dán người trên đất bò rất chậm, vừa bò vừa lợi dụng địa hình.
- Bắn tỉa Thận ơi!
Cam ra lệnh cho Thận, rồi đưa cây M-79 lên cửa ụ chiến đấu. Cam nghiến răng lại.
Đến lượt M.79 nổ bung trên lưng bọn địch ở hướng bên sườn. Bọn địch không dám bò nữa. Cam hướng M.79 vào bọn địch ở bãi xác, Thận đang điềm tĩnh bắn từng viê,. cứ một phát súng nổ là một tên địch giãy lên rồi nằm vật ra Cam bắn tiếp hai viên. Bọn địch nằm im. Cam chạy sang hầm súng cối, bắn về phía đường 13 và phía bắc cầu Tàu Ô.
Thủ đoạn mới bị phát hiện, bị chặn đứng, bọn địch cả ba hướng đều lùi về tuyến xuất phát, chúng kéo theo những xác chết, tiếp tục đào hầm. Khoảng một giờ sau chúng tập trung súng cối bắn đợt thứ hai. Lần này địch không bò lên. Chúng dùng M.79 bắn từng phát vào những nơi nghi là cửa hầm, rồi thúc dần đội hình từ phía sau lên nối liền với ba cụm phía trước. Những hành động mới của địch không lọt khỏi mắt Cam. Anh hiểu bọn địch muốn dùng M.79 và súng cối bắt các chiến sĩ của anh phải cúi đầu dưới hầm, để chúng tự do hành động, gây ra sự căng thẳng, không dồn dập như bom và pháo cỡ lớn. nhưng dai dẳng, triền miên.
- Thận ơi! - Cam ngoắt tay ra hiệu cho Thận bò về phía mình. Cam chỉ tay lên nóc hầm - mày khoét một cái lỗ ở góc kia nhé. khoét vừa đủ nhìn thôi, tụi nó muốn bịt mắt anh em mình. Mày hiểu ý tao không?
- Em hiểu rồi.
Thận lấy xẻng thọc vào góc hầm nạo từng miếng đất. một lát Thận nói giọng vui vẻ:
- Quan sát tốt lắm anh Cam ơi. bọn địch không phát hiện được đâu còn em thấy rõ cả ba hướng.
- Mày sửa chỗ đứng cho thoải mái. tiếp tục quan sát đi, tụi nó bò lên thì báo ngay để tao tỉa.
Nói vậy chứ Cam tin bọn địch không bò lên nữa. Chúng sẽ giữ nguyên sự chế áp bằng súng cối và M.79, để đến tối, hoặc khuya, hoặc gần sáng, dũi dần đội hình lên cho tới tầm ném lựu đạn. Bọn địch đang tìm cách siết dần vòng dây thép quanh cổ anh.
Cam hiểu điều đó, anh cắn môi, nhìn chăm chăm vào những trái lựu đạn da láng nằm im ở góc hầm. Bọn địch muốn thanh toán những thước đất cuối cùng ở Tàu Ô bằng vòng vây người và bằng lựu đạn. cái việc mà gần ba tháng nay các loại bom, các loại pháo không làm nổi.  Một cuộc chiến đấu mặt đối mặt bằng lựu đạn - Cam nói từng tiếng chậm rãi. lạnh lùng
- Được lắm. Tụi tao sẵn sàng chấp nhận.

Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #112 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 01:17:22 am »

chương MƯỜI  MỘT

Hôm đến Lai Khê. trước mặt tướng Viên, tướng Minh, nhận trọng trách thay Sư đoàn 21 giải toả Tàu  Ô, Tân Khai. Lê Văn Tư hăm hở, cuồng nhiệt, ba hoa bao nhiêu, thì hôm nay, sau hai tháng tròn vật lộn với mảnh đất không đầy mười lăm ki lô mét vuông. Lê Văn Tư đâm ra buồn bực, nản chí và ỉu xìu bấy nhiêu. Sáng hôm chia tay Nguyễn Văn Minh, Lê Văn Tư không thèm đi máy bay. hắn phóng xe Gíp mang cờ hiệu của hắn thong dong trên đoạn đường hai mươi ki lô mét từ Lai Khê lên Chơn Thành. Đến Bàu Lòng hắn dừng xe bên đường, tay chắp sau lưng, bước từng bước dài, xem xét trận địa chốt chặn của Việt cộng. Hắn đứng rất lâu, trước những chiếc hầm đơn sơ. không rộng, không sâu, lát bằng cây và phên tre, đắp lớp đất mỏng không quá ba mươi phân. Với những chiếc hầm mỏng manh này. Việt cộng đã chặn đứng lữ đoàn dù số 1 suốt ba ngày, buộc tướng Minh phải dùng trực thăng bốc lính dù đổ xuống Chơn Thành theo chiến thuật cóc nhảy. Sau lữ dù số 1, Cộng quân còn chặn đứng các trung đoàn của Sư đoàn 21 hơn nửa tháng trời. Nhìn những chiếc hầm đang sạt lở dần, Lê Văn Tư mỉm cười, bĩu môi, hắn nhún vai, xoè tay, lắc đầu. Hắn cho rằng Việt cộng không tài giỏi gì, chẳng qua tại Lê Quang Lưỡng (l'), Nguyễn Vĩnh Nghi dở mà thôi. Vào tay hắn. hắn quét sạch chỉ trong vài ngày. Lên Chơn Thành, Lê Văn Tư dốc sức vào chuẩn bị cho Chiến đoàn 46 tiến công, hắn trực tiếp khảo sát trận địa, trực tiếp vạch kế hoạch, trực tiếp tổ chức hiệp đồng, trực tiếp chỉ huy. Trận đánh hắn hy vọng nhiều nhất, tin tưởng nhất và cũng lớn nhất trong đời binh nghiệp của hắn không thành. Lê Văn Tư có phần hoang mang, nhưng hắn có nhiều lý do để biện bạch. lý do cơ bản nhất là lực lượng của sư đoàn sang chưa đủ. Lê Văn Tư thay đổi chiến thuật, dùng hoả lực phi pháo có mức độ, có tập trung từng trọng điểm trong khu vực Tàu Ô, nhưng lại dùng rộng rãi hoả lực phi pháo đánh phá phía sau, phá huỷ đường sá, cắt đứt tiếp tế làm rối loạn hậu cứ đối phương, đưa hai chiến đoàn mở ra hai gọng kìm kẹp chặt hai bên sườn trận địa đối phương, cho Chiến đoàn 49 bí mật thọc thẳng bằng đường bộ lên Tân Khai, điều trước đây Nguyễn Vĩnh Nghi không dám làm. Sự táo bạo có phần phiêu lưu của Lê Văn Tư đã thành công. Triển khai xong lực lượng, Lê Văn Tư xoa hai tay vào nhau. Hắn đinh ninh sẽ bóp bẹp khu vực Tàu Ô như bóp bẹp một quả trứng. Với chiến thuật đó, hắn hy vọng kết hợp thành công hai ưu thế. nhiều sắt thép và quân số đông, để đè bẹp sức kháng cự của Cộng quân. Hắn tin tưởng sẽ khai thông hoàn toàn đường 13, điều Nguyễn Vĩnh Nghi không làm nổi. đưa Sư đoàn 25 vào Thị xã An. Lộc trước khi sư đoàn dù và sư đoàn thuỷ quân lục chiến vào thị xã Quảng Trị. Lê Văn Tư còn chăm chú theo dõi cuộc viếng thăm của Nguyễn Văn Thiệu ở Thị xã An Lộc ngày 7 tháng 7.
 Sự có mặt của Tổng thống giữa cái thị xã đã hoàn toàn đổ nát sau ba tháng ròng bị bao vây. bị tiến công. Lê Văn Tư cho đó là cái thế mới của quân lực trên mặt trận này. Báo chí, đài phát thanh, đài vô tuyến truyền hình ở Sài Gòn. Ở Oa-sinh-tơn và một số thủ đô các nước Đồng minh. coi sự kiện Bình Long là một chiến thắng vẻ vang của Đồng minh. Lê Văn Tư thuộc lòng lời tuyên bố của Thiệu ở An Lộc ngày 7 tháng 7 đăng trên tờ Tiền Tuyến: " Hôm nay tôi đến đây, tôi thăm các anh em có mặt ở đây, thăm anh em đang chiến đấu xung quanh thị xã này. Tôi thăm tất cả những người đã nằm xuống, đã chấp nhận hy sinh cùng toàn quân, toàn dân để bảo vệ cho Bình Long này . Bình Long này không phải là tiêu biểu cho một trân chiến, không phải tiêu biểu cho một mặt trận của quân đoàn 3, Quân khu 3, Bình Long là một tiêu biểu của quốc gia và cả một tiêu biểu quốc tê"
Hôm nay tôi tuyên bố "Bình Long anh dũng là một tiêu biểu quốc gia". Rồi đây, mỗi thị thành phải có một con đường. một công trường mang danh hiệu "Bình Long anh dũng". Tôi chắc rằng những chiến tích ở đây đã vang dội trên thế giới. và tôi sẽ thể hiện điều đó bằng cách gửi chiến thắng này đến tất cả các quốc gia tự do trên thế giới.
Chỉ có Việt Nam Cộng hòa là nước đầu tiên, chỉ có quân lực Việt Nam Cộng hòa là quân đội đầu tiên đã đánh sụp đổ, đánh tiêu tan, đánh ngã gục các chủ thuyết chiến tranh nhân dân và chiến tranh giải phóng do bọn Cộng sản chủ xướng. Chúng ta là người lãnh đạo, quân đội và nhân dân sẽ lãnh đạo cho thế giới tự do nào muốn chống lại chủ thuyết đó. Đây không phải là một chiến thắng thông thường của Việt Nam Cộng hòa đối với cả cái chủ thuyết của đế quốc Cộng sản. Đây là chiến thắng của cả thế giới tự do mà Việt Nam Cộng hòa đại diện, là tiền đồn anh dũng, đã thắng cả một chủ tluyết và một mưu đồ xâm lược của thế giới Cộng sản ".


Lê Văn Tư tiếc chưa giải quyết nhanh được khu vực Tàu Ô để cùng sư đoàn lên An Lộc đón Tổng thống trong tiếng kèn chào, và tiếng đại bác. Sau cuộc đột kích của Tổng thống Thiệu xuống Bình Long, Lê Văn Tư được biết các giới chức quân sự cao cấp, có thẩm quyền ở Bộ tổng tham mưu, ở Bộ chỉ huy quân sự Mỹ, và các giới chức thân tín ở Phủ tổng thống, đã vạch một kế hoạch phản công toàn diện, nhằm chiếm lại vùng Lộc Ninh. Bù Đốp, khôi phục lại tình hình như trước ngày 20 tháng 3 năm nay, đẩy các sư đoàn Cộng quân đã kiệt sức, gần như tan rã về bên kia biên giới. Nỗ lực chính của cuộc phản công này là Sư đoàn 18 của Chuẩn tướng Lê Minh Đảo và Sư đoàn 25 của Lê Văn Tư.
Sau chiến dịch tuyên truyền rầm rộ về "chiến thắng Bình Long". Lê Văn Tư quay về với dải đất mười lăm ki lô mét vuông trước mặt. Hắn cũng muốn Tàu Ô sẽ là một Bình Long thứ hai, nên hắn đã mời một số phóng viên các báo hàng ngày ở Sài Gòn, các hãng thông tấn phương Tây, các hãng vô tuyến truyền hình trong nước và ngoài nước tới Chơn Thành. Hắn mời các phóng viên lên tận chiến tuyến, lưu các phóng viên ở sở chỉ huy, cho các phóng viên xem những trận ném bom và những cuộc bắn pháo. Không hiểu bọn phóng viên đã viết những gì, nhưng ít hôm sau. Lê văn Tư nhận được điện của vợ đòi lên thăm bằng được ' đại bản doanh cuả anh".
Thế nhưng suốt bốn mươi ngày được phi pháo đêm ngày yểm trợ, mỗi ngày Sư đoàn 25 cũng chỉ nhích lên được dăm sáu chục mét. Cộng quân lại dùng hầm, những chiếc hầm Lê Văn Tư đã nhìn thấy ở Bàu Lòng cùng với lối đánh sở trường, bám chặt vào sư đoàn khiến sư đoàn không cựa quậy được, dìm sư đoàn sát đất. ngập trong mưa nắng và bùn lầy. Rõ ràng Tàu Ô không phải là một quả trứng như Lê Văn Tư tưởng tượng. Hắn đã bóp phải một cục thép. Quãng đường từ ngã ba xóm Ruộng lên Tàu Ô không phải chỉ có bốn ki lô mét mà dài vô tận. vào lúc các giới chức có thẩm quyền ở Sài Gòn cho rằng trên mặt trận này, Cộng quân đã hoàn toàn kiệt sức. Việc chống cự dai dẳng ở Tàu Ô chỉ là hành động tuyệt vọng trong cơn giãy chết. Việc pháo kích lẻ tẻ vào Thị xã An Lộc, chỉ là sự nuối tiếc cuối cùng của một tham vọng quá lớn. Vào lúc mọi người đang trông chờ Sư đoàn 25 thanh toán nốt những ổ đề kháng hấp hối ở Tàu Ô, theo dõi cuộc phản kích ào ạt của Sư đoàn 18 ra vùng đồn điền Quản Lợi và sân bay Téc Ních, thì đùng một cái, giống như sét đánh giữa trời quang. Cộng quân đã bất ngờ dùng một lực lượng đặc công khá lớn đánh phá căn cứ Lai Khê, dùng cả một sư đoàn bộ binh, có pháo mặt đất và pháo cao xạ tầm thấp yểm trợ, bao vây căn cứ Bàu Bàng, tiến công vào quân biệt động trên một tuyến dài bốn cây số từ Bàu Bàng đến Đồng Sổ, kề sát Lai Khê. Cuộc tiến công đã được chuẩn bị rất kỹ, giữ được hoàn toàn bí mật, đến nỗi tình báo và biệt kích của ."Đồng minh " không hay biết một chút gì. Cuộc tiến công nổ ra làm cho Thiệu lo lắng- Thiệu triệu ngay tướng Minh về Sài Gòn điều trần tình hình. Một sư đoàn bộ binh xuất hiện đường hoàng sau lưng Lê Văn Tư, làm hắn hết sức lo lắng. Nhưng việc đối phương đưa xuống sau lưng hắn cả pháo nặng và cao xạ phòng không là điều quá sức tưởng tượng của hắn.
Trong óc Lê Văn Tư hình thành ngay sự so sánh. Hồi tháng 5 khi Nguyễn Vĩnh Nghi còn ở đây. Cộng quân chỉ xuống có một rung đoàn. Nay đang tháng 8, Cộng quân lại xuống với cả một sư đoàn. Cộng quân mang theo pháo cơ giới, mang theo cao xạ. thì rõ ràng Cộng quân sẽ không rút đi như một trung đoàn dạo trước. Cộng quân sẽ ở đó và còn tiến sâu xuống nữa.
Ngoài tình hình chiến sự đột nhiên nổ ra dữ dội sau lưng, mấy bữa nay, từ phía tây bắc Tàu Ô bỗng xuất hiện một khẩu pháo có tầm bắn xa, đường đạn rất căng, nghe hao hao giống đường đạn của loại "vua chiến trường" 175 ly. Khẩu pháo đó tác xạ vào các trận địa pháo, vào ngay cả sở chỉ huy của Lê Văn Tư. Cái chiến thuật hai gọng kìm hai bên, kết hợp với chiến thuật trên đe dưới búa, lấy thủ đoạn vừa dũi vừa lấn, mà Lê Văn Tư đang nóng lòng chờ kết quả cuối cùng, đã bị những viên đạn pháo này thách thức và trả lời dứt khoát. Trong hai tháng đọ sức ở Tàu Ô, Lê Văn Tư phải thừa nhận rằng, sắt thép, kể cả B.52 đều không khuất phục được Việt cộng- Hắn chỉ còn hy vọng vào số quân dông với thủ đoạn vừa dũi vừa lấn, làm tiêu hao mòn mỏi dần lực lượng và ý chí đối phương.
Nhưng sự xuất hiện của một sư đoàn bộ binh sau lưng, sự xuất hiện của khẩu pháo lạ ở tây bắc Tàu Ô, đã làm Lê Văn Tư tiêu tan mọi hy vọng cuối cùng. Quãng đường 20 ki lô mét Chơn Thành – An Lộc chưa giải toả xong. thì quãng đường 15 ki lô mét Bàu Bàng - Chơn Thành đã bị cắt đứt. Sư đoàn 18 kẹt Ở An Lộc, Sư đoàn 25 kẹt ở đây, Sư đoàn 5 chỉ còn là cái xác không hồn, bọn biệt động quân sức mấy giải toả nổi. Lực lượng tổng trù bị đang biến thành những đàn thiêu thân trong lò lửa ở Quảng Trị. Cộng quân nhằm đúng những thời điểm đó để tiến công vào cửa ngõ Sài Gòn. Lê Văn Tư thở dài, lắc đầu. Đến lúc này thì lời tuyên bố của tổng thống ở An Lộc đã sụp đổ, những bài báo Tư đã đọc, những lời lẽ tuyên truyền Tư đã nghe đều rỗng tuếch. Lê Văn Tư buộc phải thừa nhận rằng, hắn hoàn toàn không hiểu nổi những người lính của Cộng sản dưới những chiếc hầm ở Tàu Ô. Còn tướng Minh, tướng Viên, tướng Uây En và cả Tổng thống nữa cũng hoàn toàn không hiểu gì về việc điều hành chiến lược, chiến dịch của Cộng sản.

(I) Tư lệnh lữ dù 1
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #113 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 01:21:00 am »

Sau trận pháo kích của khẩu pháo lạ ở tây bắc Tàu Ô. Lê Văn Tư quyết định dời sở chỉ huy vào quận lỵ Chơn Thành và hắn ở ngay trong những hầm bê tông cốt sắt Nguyễn Vĩnh Nghi đã ở. Hắn không muốn ăn đạn pháo kích như thiếu tướng Ri Sác Tan Man mới thay Hol linh So làm trưởng đoàn cố vấn quân sự Mỹ ở quân đoàn 3 Ri Sác Tan Man cùng bốn sĩ quan tuỳ tùng xơi gọn một trái pháo. khi vừa từ trực thăng bước xuống An Lộc ngày 9 tháng 7 vừa rồi.  Lê Văn Tư không đi dạo trên chiến tuyến. không ngắm cảnh đêm trên trận địa, cũng không ngồi máy bay trực thăng, máy bay trinh sắt như trước. Suốt ngày, suốt đêm, hắn ở lì trong hầm. nói chuyện tới ba tên chiến đoàn trưởng bằng máy điện đàm siêu tần số. Vào nửa đêm, khi bốn hề hoàn toàn yên lặng, hắn mới lên khỏi hầm. mắt trước mắt sau như một thằng ăn trộm, hắn nhẹ nhàng bước qua bãi cỏ hẹp, hai bên có tường cao, tới căn nhà hầm lợp tôn. nửa nổi nửa chìm, bề ngoài trông như một gian nhà kho. Hắn đẩy cửa, lách vào rất êm, đưa hai tay sờ soạng như một thằng mù. Hắn ngồi xuống giường, cởi bở bộ binh phục, rồi rúc đầu vào bộ ngực đồ sộ và cặp đùi thon thả của Mỹ Hạnh. Mỹ Hạnh và nhóm ca sĩ tạp nham, hầu hết là những bộ mặt quen thuộc ở các hộp đêm, ở các phòng trà, lần này không phải do một dân biểu quốc hội đứng ra thuê và làm trưởng đoàn như dạo lên viếng thăm Sư đoàn 21 . mà do một sĩ quan chiến tranh chính trị sư đoàn, cải trang thành một viên chức về Sài Gòn nhặt nhạnh lên. Cái nhóm vừa ca sĩ vừa đĩ điếm này lên Chơn Thành hồi đầu tháng 8, định ở vài tuần, nhưng chưa kịp về Sài Gòn, thì con đường Chơn Thành - Bàu Bàng bị cắt đứt. không có điều kiện trả về được. Lê Văn Tư giải quyết bằng cách cho một số lưu động xuống sở chỉ huy hai Chiến đoàn 46 và 50. Số kia khá hơn ở lại Chơn Thành. Tên sĩ quan chiến tranh chính trị thông cảm sâu sắc với Lê Văn Tư. bố trí cho Mỹ Hạnh ở gần ngài chuẩn tướng, an ủi, động viên chuẩn tướng trong những giờ căng thẳng mệt nhọc. Đám ca sĩ. đĩ điếm.này được nuôi bằng gạo sấy và đồ hộp của lính. Riêng Mỹ Hạnh được Lê Văn Tư chia phần cơm của mình.
Sáng nay Lê Văn Tư đến chỗ máy điện đàm rất sớm. Sau gần một giờ nói chuyện, hắn về hầm với vẻ mặt phấn khởi, sung sướng. hắn vội trách mình sớm bi quan, sớm thất vọng. Hắn không ngờ Chiến đoàn 49 đã hành động tốt như vậy. Thế trận chuyển hóa và chuyển hóa thế trận - Binh thư kim cổ đều đã đề cập. Phải chăng đây là sự chuyển hóa đó? Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 49 vừa báo cáo đã thanh toán xong một trận địa chốt phía nam Tân Khai, vòng qua một trận địa chốt thứ hai. đưa chiến đoàn và 9 chiếc M.113. M.118 còn lại của thiết đoàn 9 xuống khu vực cầu Tàu Ô, chuẩn bị đánh vào sau lưng trận địa Việt Cộng. Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 46 báo cáo đã bao vây được trận địa chốt cuối cùng của địch, cách địch nơi gần nhất 150 mét, nơi xa nhất 200 mét. Như vậy, không kể chiếc cầu Tàu Ô bị đánh sụp, Việt cộng chỉ còn 150 mét đất chiều dài, và khoảnh đất cuối cùng chừng một vạn rưỡi mét vuông. Niềm hy vọng sắp tiêu tan bỗng nhiên loé sáng.
Lê Văn Tư ra lệnh cho các chiến đoàn trưởng tiếp tục chuẩn bị bằng cách tiếp tục khép kín vòng vây, duy trì hoả lực bộ binh thường xuyên, ngăn chặn mọi sự tiếp tế, tải thương, bổ sung quân số của đối phương từ phía sau ra, tiếp tục dũi lấn sát hơn nữa, nắm thật chắc vị trí từng công sự, điều đại bác không giật 57 ly cùng hoả tiễn M.72 lên phá huỷ từng hầm, sẵn sàng đánh một trận bằng vũ khí cầm tay cuối cùng. Lê Văn Tư muốn đánh một trận thật chắc ăn, muốn đối phương phải đói khát, muốn vờn những cái móng sắc vào đám Việt cộng đã mệt nhoài mà cấu xé, mà nhai ngấu nghiến.
Trong suốt hai tháng năm ngày ở Chơn Thành. chưa bao giờ Lê Văn Tư vui và sảng khoái như hôm nay. Lê Văn Tư cuối cùng đã làm được điều mà Nguyên Vĩnh Nghi không làm được. Báo chí, đài phát thanh sẽ nói đến Tàu Ô và Lê Văn Tư sẽ quay ngược đội hình của sư đoàn lại, cùng với hai trung đoàn chiến xa và thiết giáp. Cùng với 50 khẩu pháo cỡ lớn. hắn sẽ tràn xuống quét sạch bọn chốt đường, đánh cho sư đoàn Việt cộng tơi tả, tịch thu pháo lớn và súng cao xạ, cứu nguy cho vùng trung tuyến. Làm xong nhiệm vụ đó. tiếng tăm Lê Văn Tư nhất định nổi như cồn, và việc tổng thống đích thân gắn huân chương lên ngực, ban thưởng thêm một ngôi sao bạc. là điều chắc chắn sẽ diễn ra.
Lê Văn Tư đi đi lại lại trong hầm, dáng điệu giống như những ngày đầu đến Chơn Thành- Hắn muốn ngồi trực thăng lên cầu Tàu Ô trực tiếp khích lệ binh sĩ. Nhưng sợ quá mạo hiểm. Hắn muốn điện về cho Nguyễn Văn Minh. nhưng lại muốn dành cho Minh sự bất ngờ. Sáng mai cuộc tiến công cuối cùng sẽ bắt đầu. chậm lắm chiều mai hắn có thể cho trực thăng đậu xuống Tàu Ô, tối mai tướng Minh sẽ nhận được tin mừng. Lê Văn Tư dừng lại trước bàn. hắn thấy khát, hắn với tay nhấc một chai la ve hiệu 33 đầu sư tử, loại la ve ngon nhất ở Sài Gòn hiện nay. Hắn đập cổ chai, dốc ngược vào cốc nốc một hơi. Uống xong hắn thấy người lâng lâng, rạo rực, hắn gọi tên lính hầu ở hầm bên sang nói nhỏ, rồi lên hầm, ngó trước ngó sau không thấy ai, hắn bước nhanh đến gian nhà hầm ở phía sau.
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #114 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 01:32:45 am »

Nhầm. Xin lỗi các bác.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tư, 2010, 02:05:29 am gửi bởi altus » Logged
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #115 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 02:10:10 am »

Trong nhà, trên chiếc giường nệm khá rộng. Mỹ Hạnh mặc đồ lót màu hồng, ghi ta ôm trong lòng. hai chân bắt chéo, đang vừa búng nhẹ móng tay nhuộm đỏ lên dây đàn vừa hát gì đó nghe không rõ lời, nhưng giọng hát hết sức buồn. Thấy Lê Văn Tư bất thần bước vào, Mỹ Hạnh vội bỏ đàn, kẻo tấm khăn mỏng che lên người. Lê Văn Tư nhún vai mỉm cười:
- Anh chứ ai mà em giữ kẽ.
Mỹ Hạnh lắc đầu
- Không, thưa chuẩn tướng, em chưa thấy chuẩn tướng tới thăm em ban ngày lần nào, ngài lại đang mặc binh phục.
Lê Văn Tư ngồi xuống phía dưới chân Mỹ Hạnh, hắn dang rộng hai tay như sẵn sàng ôm ghì lấy Mỹ Hạnh. Tư nói, miệng sặc hơi bia:
- Chuẩn tướng hay có thống tướng đi.nữa thì trước người đẹp vẫn cứ mờ mắt đi. Bộ binh phục chuẩn tướng này không liên quan gì đến những vòng tay và những cái hôn của chúng ta. Nó không có nghĩa lý gì cả em ạ. Còn việc không lần nào đến thăm em ban ngày. là vì anh lo nghĩ việc đánh nhau, không có thì giờ. Cái đất Tàu Ô này làm anh khốn khổ. Nhưng hôm nay đến ban ngày vì anh đang rất vui. Anh sắp hành quyết bọn Cộng quân ở Tàu Ô. Trước khi làm việc đó anh muốn đến thăm em, muốn được ngắm em ban ngày. muốn được sống những giờ phút của thời tiền sử hoang dã, muốn được ngả người trong lòng em, muốn được ngủ say trong lòng em. muốn được bàn tay diệu kỳ của em vuốt mãi lên vầng trán đã hằn những nếp nhăn chinh chiến. Đó là tất cả lý do anh đến thăm em vào một giờ em không ngờ tới. Chiều anh đi Mỹ Hạnh.
- Em sẽ chiều chuẩn tướng - Mỹ Hạnh vẫn khép chặt cặp đùi. và giữ chặt tấm khăn quàng trên người - Nhưng chuẩn tướng tính thế nào chớ cứ giam em mãi ở cái buồng ngột ngạt này sao? Em nhớ Sài Gòn lắm rồi, em thèm ăn, thèm uống, thèm xài, em còn bạn bè, còn công nợ. Em phục vụ chuẩn tướng hơn nửa tháng rồi. nhưng chuẩn tướng chỉ biết giày vò em cho thoả thích, ngoài ra không đáp ứng được yêu cầu nào của em cả. Chuẩn tướng cũng bạc bẽo như những người đàn ông khác.
Lê Văn Tư bỏ tay xuống, đôi mắt ngẩn ngơ nhìn Mỹ Hạnh:
- Những điều em yêu cầu anh làm sao giải quyết ngay được- Em muốn về Sài Gòn ư? Việt cộng cắt mất đường rồi. Em không phải vợ chính thức của anh, không thể dùng máy bay quân lực đưa một mình em đi được. Mà em có đi được thì vò võ một mình ở đây, anh chịu sao nổi. Em muốn ăn uống. tiêu xài? Ở đây, cảnh chiến trường được thế này là quý lắm rồi. Còn công nợ, anh đã giao trọn em một tháng lương chuẩn tướng rồi còn gì. Ở Sài Gòn chừng đó ngày em kiếm được bằng ấy tiền không? Có điều em gọi là sự giày vò cho thoả thích, biết nói thế nào được, anh chẳng đã làm nô lệ cho em đó ư? Một chuẩn tướng cầm trong tay một vạn quân, đã dùng hai bàn tay này xoa bóp cho em đó ư? Một chuẩn tướng thét một tiếng cả vạn người phải răm rắp tuân lệnh, cho ai sống được sống, bắt ai chết phải chết, chẳng đã quỳ xuống dưới chân em vâng dạ theo lời em phán truyền đó ư? Cái phần làm nô lệ cho em là như thế, nhưng cái phần thoả thích thì Tư này xin cảm ơn em. Trong đời anh chưa gặp ai như em. Em hát hay, em đàn giỏi, em đẹp, em sành tất cả các ngón chơi, em làm anh si mê. Mỗi nốt ruồi cỏn con trên  người em cũng đều hấp dẫn vô cùng - Lê Văn Tư vừa nói vừa làm điệu bộ khiến Mỹ Hạnh phải bật cười:
- Thôi được em xác nhận lời chuẩn tướng nói, nhưng chuẩn tướng nhớ cho rằng cổ em, hai bàn tay em còn trống trơn đây nè.
Lê Văn Tư gật đầu, mở to mắt:
- Em muốn nói đến vòng. đến nhẫn, đến hạt xoàn chứ gì? Được Chuẩn tướng Tư này xin hứa khi về Sài Gòn sẽ có đầy đủ cho em.
- Chuẩn tướng lấy gì bảo đảm.
Lê Văn Tư lúng túng nhìn khắp người, sực nghĩ ra, hắn cười to:
- Lấy cái cấp chuẩn tướng và cái chức Tư lệnh Sư đoàn 25 ra bảo đảm với em. Em bằng lòng chưa?
Mỹ Hạnh vui vẻ gật đầu. giọng bỗng ướt rượt:
- Vậy bây giờ chuẩn tướng muốn gì? Chuẩn tướng muốn sống thời kỳ tiền sử hoang dã ư? Chuẩn tướng hãy cởi bộ binh phục ra, cởi hết, chuẩn tướng hãy quỳ xuống góc nhà kia, bò tới đây em cũng sẽ cởi hết, và từ trên giường bò xuống, thời tiền sử làm gì có giường phải không chuẩn tướng? Nào bắt đầu.
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #116 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 02:15:02 am »

Sau nửa ngày và một đêm không ăn không uống, sống thời kỳ tiền sử với Mỹ Hạnh, không phải ở trong rừng mà trong gian nhà hầm lớp tôn, sáng ra Lê Văn Tư cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Bao nhiêu sức lực dường như bị Mỹ Hạnh rút cạn. Lê Văn Tư lảo đảo về hầm chỉ huy. Sau cốc cà phê sữa tên lính hầu pha sẵn, sau bữa ăn sáng, Lê Văn Tư thấy tỉnh ra, nhưng vẫn còn rất mệt. Hắn rùng mình nhớ lại đêm tiền sử vừa trải qua, hắn công nhận Mỹ Hạnh quả là một con đàn bà vô địch. Lê Văn Tư định nằm ngủ, nhưng sực nhớ đến trận đánh cuối cùng. hắn vội sửa sang binh phục, nhìn đồng hồ, rồi lên khỏi hầm, bước tới chiếc trực thăng đậu sẵn trước sân.
Chiếc máy bay lên thẳng nổ máy, cánh quạt quay nhanh dần. rồi bất ngờ nhấc bổng Lê Văn Tư lên cao. Trời hôm nay không đẹp như ý muốn của Tư, gió mạnh, mây nhiều, bầu trời thấp như sắp đổ mưa. Lê Văn Tư nhìn những đám mây mọng nước bay vùn vụt qua cửa máy bay trôi nhanh về phía sau, hắn linh cảm thấy điều không hay. Hắn nhìn xuống mặt đất. mặt đất tối om như ngập trong biển nước màu đen. Cho máy bay bay cao không thấy gì, bay thấp để nhìn cho rõ thì sợ đạn Việt cộng, trực thăng vốn là mồi ngon của súng bộ binh. Cuối cùng Lê Văn Tư ra lệnh cho tên phi công cho máy bay bay ở độ cao trung bình. Hắn chụp ống nghe máy điện đàm vào tai, sửa lại tư thế ngồi. bắt đầu gọi các chiến đoàn trưởng. Giọng Lê Văn Tư khàn khàn sau đêm thức trắng.
- Phi Long. Phi Hùng. Phi Hổ các con chuẩn bị xong chưa? Giờ ba con ta đi dạo vườn sắp sửa bắt đầu rồi đó. Nào từng đứa một, báo cáo cho ta biết đi. Sao? Phi Long con nói lại ba nghe không rõ- Lê Văn Tư áp chặt ống nghe vào tai, mặt gần như tái đi. Hắn hỏi lại Chiến đoàn 46 - Con nói sao? Ba nghe không rõ, nói lại đi-
Hắn sửa công tắc nhưng vì trời xấu nên nhiều tạp âm. tiếng chiến đoàn tưởng Chiến đoàn 46 nghe rè rè:
- Thưa ba, ba đứa cháu của ba đi làm ăn xa, bị bọn gác vườn đánh trọng thương, con phải đưa xác chúng về nhà nên chưa thể đi dạo vườn cùng hai em và ba được, bọn gác vườn đánh rất trúng. tụi nó gan góc lắm. Ba thông cảm cho khó khăn của con.
- Thôi được - Lê Văn Tư thở dài gọi tiếp - Còn Phi Hùng? Tình hình của con ra sao?
Tiếng chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 49 không rè nhưng vội vã và như đang lo sợ:
- Thưa ba có một bọn cướp rất đông, đang kéo tới sau lưng con. Con có nguy cơ bị kẹp từ hai phía, ba cho phượng hoàng đến đẻ trứng hay cho giã gạo tiếp tế ngay chứ không thì khó khăn lắm.
- Còn Phi Hổ - Lê Văn Tư cau mặt, giọng gắt gỏng, hắn nói toạc ra chứ không muốn dùng mật ngữ nữa - Nói đi Phi Hổ.
- Trình ba sườn con bỗng nhiên bị đau nhức lên không chịu được con cảm thấy như có một cái dùi đâm từ sườn thấu bao tử, con không đủ sức đi dạo vườn.
Lê Văn Tư nhăn nhó, hắn úp mặt vào lòng bàn tay, người run lên. Vậy là hỏng to rồi, ba đại đội của Chiến đoàn 46 triển khai ba phía trận địa Việt cộng đều bị tập kích đêm qua. Ở bắc Tàu Ô, sau khi mất chốt, Việt cộng tập trung lại lực lượng bám sát hông, sát sườn Chiến đoàn 49, còn Chiến đoàn 50 thì bị đánh mạnh ở đoạn gần chốt Mỹ. Việt cộng ép sát vào chốt Mỹ, muốn cắt đội hình Chiến đoàn 50 ra làm đôi. Thế này thì không thể đánh được, phải tạm hoãn thôi. Lê Văn Tư ngửng đầu, chiếc máy bay đang quần những vòng tròn trên vùng trời Tàu Ô, lúc hiện, lúc khuất trong mây. Lê Văn Tư rùng mình, hắn thấy ớn lạnh. Hắn vội chụp máy
vào tai, bật công tắc, giọng hắn khản đặc:
- Này các con, cuộc dạo vườn của ba con ta vậy là tạm hoãn, để ba suy nghĩ và chuẩn bị thêm. Các con cứ tiếp tục công việc của mình. Ba sẽ cho phượng hoàng tới đẻ trứng và cho giã gạo tiếp tế như các con yêu cầu. Mong các con bình yên, mạnh giỏi - Nói xong Lê Văn Tư ra hiệu cho tên phi công quay về Chơn Thành .

Ra khỏi máy bay, Lê Văn Tư lảo đảo bước về hầm chỉ huy, hắn loạng choạng như một tên say rượu. Vừa tới cửa hầm, hắn thấy tên sĩ quan tuỳ tùng từ đâu hiện ra, đứng nghiêm trước mặt, tay trái đưa ra một tờ giấy:
- Trình chuẩn tướng, có điện của Trung tướng Minh - Tên sĩ quan có vẻ mừng rỡ - Tôi định gọi điện báo cáo lên chuẩn tướng. nhưng may quá chuẩn tướng đã về.
- Dạ, Trung tướng Minh sắp đến đây.
- Mấy giờ ông ta đến?
- Ông ta nói gì vậy? Tên sĩ quan liếc nhìn đồng hồ:
- Dạ. trình chuẩn tướng mười giờ sáng nay. còn ba mươi phút nữa.
Tư cầm tờ giấy. hắn khoát tay:
- Thôi được anh chuẩn bị cho tôi thứ gì tiếp trung tướng.
- Thưa chuẩn tướng có đưa bọn ca sĩ...
Lê Văn Tư lắc đầu. trợn mắt:
- Anh khùng rồi sao? Chỉ cần mấy chai la ve 33 thôi.
Tên sĩ quan đưa tay lên vành mũ sắt:
- Xin tuân lệnh!
Lê Văn Tư xuống hầm. Hắn ném chiếc mũ sắt lên giường. rồi gieo mình lên chiếc ghế nệm xoay được bốn phía. Lê Văn Tư thấy người trống rỗng, buồn nản đến cực độ. Hôm qua hắn đang vui. Trong lúc say sưa, hắn tưởng như đã sờ thấy tấm huy chương và ngôi sao bạc, nhưng chỉ một đêm, phải, trong khi hắn đang đê mê bên cạnh Mỹ Hạnh. thì Ở Tàu Ô. Cộng quân đã đập banh ba cái vòi. phải mất hàng tháng trời trả giá mới khoan lên được. Đập nát ba cái vòi đó đuổi theo Chiến đoàn 49, ép mạnh Chiến đoàn 50 vào chốt Mỹ. Cộng quân đã cắt cụt niềm hy vọng cuối cùng của hắn.
Lê Văn Tư đưa hai tay ôm đầu, mái tóc dày xoã che hết mặt. Tiếng đại bác nện thình thình ở phía Bàu Bàng làm hắn ngao ngán. Hắn đưa cặp mắt đờ đẫn nhìn vào góc hầm. Trong lịch sử chiến tranh xưa nay, chưa có một cuộc chiến tranh nào khó khăn, phức tạp như cuộc chiến tranh này. Chưa có dải đất nào trên thế giới tiếng súng nổ rền hơn hai mươi lăm năm như dải đất này. Người Pháp đi, người Mỹ vào. Cái sức mạnh ghê gớm của quân lực Hoa Kỳ thực thi suốt tám năm ròng trên dải đất này, cuối cùng vẫn không đem lại kết quả gì. Người Mỹ đã thành công trong khẩu hiệu "thay màu da của xác chết" của họ. Cái gánh nặng chiến tranh cuối cùng trút lên đầu quân  lực Việt Nam cộng hòa, trút lên vai những người như Lê Văn Tư.

Có tiếng động cơ trực thăng từ phía nam lên. Lê Văn Tư nhìn đồng hồ, vội vàng đứng dậy, rút khăn lau mặt, chụp mũ lên đầu, hắn liếc qua chiếc bàn, rồi lên hầm. Chắc tướng Minh sẽ chất vấn hãn nhiều việc lắm. Còn hắn, hắn sẽ phải trả lời cụ thể ra sao về cái đất Tàu Ô này?

Chiếc trực thăng đậu xuống mảnh đất hẹp xung quanh có hàng rào dây thép gai. Lê Văn Tư bước tới gần cửa máy bay, dập hai gót giày vào nhau, đưa tay lên vành mũ:
- Chào trung tướng !
Nguyễn Văn Minh không chào, hắn chìa tay ra và bỗng trố mắt nhìn Lê Văn Tư:
- Kìa, sao mặt chuẩn tướng xanh thế kia?
- Thưa trung tướng, tôi vừa bay ở Tàu Ô về. Mời trung tướng vào hầm chỉ huy. Tôi mới nhận được điện của trung tướng. Có việc quan trọng phải không trung tướng?
Nguyễn Văn Minh vừa đi vừa nói:
- Có. rất quan trọng, nhưng anh hãy nói xem, tình hình Tàu Ô ra sao? Liệu có kết thúc được không?
Lê Văn Tư báo cáo lại kế hoạch của hắn. rồi thở dài:
- Nhưng thưa trung tướng. Việt cộng đã tiến hành cuộc đọ sức bằng lưỡi lê và lựu đạn trước khi chúng tôi khởi sự. Cho đến bây giờ tôi mới hiểu tại sao tụi nó cứ lì ra ở Tàu Ô như thế. Tâu Ô là một cái bàn đạp để Cộng quân lấy đà nhảy xuống phía nam.
Nguyễn Văn Minh xoay người trên chiếc ghế nệm, khuôn mặt béo tốt có cặp mắt hum húp trông đần độn- Minh thở xì ra:
- Chính vì vấn đề đó mà tôi tới đây.
- Trung tướng vẫn còn ở Lai Khê đấy chứ
Minh lắc đầu:
- Không, không thể ở đó được, sau trận đặc công, Cộng quân thường xuyên pháo kích vào căn cứ, chúng tôi về Biên Hòa cả rồi.
- Đêm tụi nó đánh Lai Khê..
- Rất may, đêm đó tôi về Biên Hòa, ở đó thì chưa biết sao! Cộng quân ném thủ pháo vào cả cái phòng chúng ta vẫn thường họp đó
- ở đây tụi nó cũng có một khẩu pháo lạ thường xuyên pháo kích vào các trận địa pháo, vào cả sở chỉ huy của tôi, sức tàn phá không lớn, nhưng rất căng thẳng - Lê Văn Tư liếc nhìn Minh. hắn không muốn Minh hỏi về Tàu Ô, hắn thăm dò trước - Thưa trung tướng, liệu có đẩy địch ra khỏi Bàu Bàng được không?
Nguyễn Văn Minh lại thở xì, hắn hỏi Tư:
- Ai đẩy? Bọn biệt động quân thì sức mấy? Tiểu đoàn 51 bị mất gần hết quân số ngày hôm qua ở nam Bàu Bàng. Tình hình Cộng quân bây giờ không giống như hồi chúng xuống Bàu Lòng. Cộng quân đã thành công trong việc giữ chân tướng Nghi, giữ chân anh ở đây, đúng như anh nói. Tàu Ô là một bàn đạp để tụi nó giữ đà, lấy đà Nguyễn Văn Minh rút khăn lau mồ hôi trán rồi nhìn thẳng vào mặt Lê Văn Tư. hắn nói tiếp:
- Anh Tư, Bộ tổng tham mưu và Bộ chỉ huy quân sự Mỹ đã chấp nhận đề nghị của tôi để anh triệt thoái khỏi Tàu Ô.
- Triệt thoái khỏi Tàu Ô? - Lê Văn Tư vừa mừng vừa lo - Thưa trung tướng rồi tôi sẽ làm gì và đi đâu?
- Anh sẽ quay xuống mở chốt Bàu Bàng, anh sẽ phải trục sư đoàn Cộng quăn ra khỏi đoạn đường đó. Tôi báo với anh một điều không lấy gì làm hay lắm. Sau trận Lai Khê, đặc công Việt Cộng chia làm nhiều toán thâm nhập vùng ven Sài Gòn, chúng đang chuẩn bị chiến trường cho một kế hoạch mới, vì vậy chúng ta buộc phải rút khỏi Tàu Ô, về giữ vùng ven. Sư đoàn Cộng quân đang ở vùng Bàu Bàng chắc chắn sẽ theo gót bọn đặc công tiến sâu xuống, Đó là việc không thể chấp nhận được.
Lê Văn Tư lo lắng thực sự, mặt hắn tái hẳn đi:
- Nhưng thưa trung tướng, làm sao tôi có thể phá được chốt Bàu Bàng, khi ở đó có cả một sư đoàn địch, có cả trọng pháo yểm trợ. Ở Tàu Ô chúng tôi ở dưới đất, còn ở Bàu Bàng chúng tôi phải đi trên đường - Lê Văn Tư nhấn mạnh - Đi trên đường thì nguy hiểm lắm. Còn triệt thoái khỏi Tàu Ô? Thưa trung tướng. rút cũng rất khó Chiến đoàn 49 đang bị bám sát phía sau, nó đi đường nào để  về Chơn Thành? Hai Chiến đoàn 46 và 50 đều bị địch cài chặt bên sườn hễ nhúc nhích là tụi nó biết ngay.
Nguyễn Văn Minh nhún vai, thông cảm những điều Lê Văn Tư vừa nói, hắn đưa hai ngón tay bóp vào thái dương rồi bỗng ngửng đầu hỏi Tư:
- Bản đồ chiến sự mới nhất của anh đâu?
Lê Văn Tư mở cặp lấy bản đồ trải ra bàn. Nguyễn Văn Minh rút chiếc kính lúp trong túi áo đặt lên từng ô vuông trên bản đồ, hai ngón tay siết vào nhau đánh tách một cái:
- Dùng B.52 huỷ diệt hai trận địa chốt nam cầu Tàu Ô. Chiến đoàn 49 sẽ băng qua khói bom mà về Chơn Thành. được không?
- Nhưng thưa trung tướng. khoảng đất chốt còn lại của địch rất hẹp, sợ B.52 ném sai, trúng vào đội hình Chiến đoàn 46. Chiến đoàn 50.
Nguyễn Văn Minh lắc đầu:
- Nếu có toạ độ thật chính xác thì B.52 không ném sai đâu, điều đó hoàn toàn bảo đảm- Nhưng để an toàn hơn, anh cho hai chiến đoàn co dần đội hình lại. Hai chiến đoàn này cũng phải có kế hoạch nghi binh để rút bí mật, rút trật tự, tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng tháo chạy hỗn loạn. Như vậy chẳng khác gì làm bia thịt cho Cộng quân. Về hết Chơn Thành, anh cho hành quân xuống Bàu Bàng ngay.
Lê Văn Tư vẫn không hết lo ngại:
-Thưa trung tướng nếu như Cộng quân truy kích về Chơn Thành ?
Nguyễn Văn Minh mở to đôi mắt húp nhìn Lê Văn Tư:
- Cộng quân sẽ truy kích một quãng, chứ chưa đến độ đánh tràn vào Chơn Thành đâu. Chứng chưa có sẵn lực lượng để làm việc đó chúng sẽ không đánh vào chi khu Chơn Thành. mà chúng vòng xuống để chặn đường của anh. Vì vậy anh phải về nhanh trước khi Cộng quân tăng thêm lực lượng quãng Thâm Rớt - Bàu Lòng.
Lê Văn Tư thở một hơi nhẹ. hắn vẫn chưa hết thắc mắc về Tàu Ô:
- Thưa trung tướng, chúng ta sẽ nói như thế nào về Tàu Ô?
Nguyễn Văn Minh bật cười:
- Anh Tư, tôi thấy thần kinh anh dạo này trục trặc sao đó. Cái mảnh đất Tàu Ô này đã làm anh lo lắng đến vậy ư? Anh khác nhiều so với hồi anh mới sang đường 13. Mảnh đất Tây Ninh còn dễ chịu hơn ở đây rất nhiều phải không? Anh phải thông cảm hoàn toàn với Lê Văn Hưng và Nguyễn Vĩnh Nghi. Con đường "máu và nước mắt" mà! Nhưng có tên phóng viên nào ở đây không?
- Thưa trung tướng, không
- Vậy thì hay rồi, anh và tô,. chúng ta nói sao bọn phóng viên nghe vậy. Anh đừng lo, về Biên Hòa tôi sẽ mời bọn phóng viên tới nói anh đã giải toả khu vực Tàu Ô - Tân Khai. Việt cộng đã bị quét sạch khỏi Tàu Ô- Sau chiến tích phi thường đó, Sư đoàn 25 đang tiến quân xuống nhằm quét sạch Cộng quân vùng Bàu Bàng. Và đây là những chiến lợi phẩm thu được ở Tàu Ô - Minh cười to - Tôi sẽ cho họ xem một số vũ khí, thứ đó có thiếu gì, ai mà biết được đó là vũ khí thu được ở Tàu Ô, hay ở đâu. Nếu cần tôi sẽ cho bọn chiến tranh chính trị đưa mấy tên chiêu hồi, trong đó có một tên sĩ quan của Trung đoàn 29 ra làm nhân chứng, sẽ chụp hình, sẽ phỏng vấn. Việc đó hoàn toàn không khó, cái khó là làm sao an toàn rút khỏi Tàu Ô.
Lê Văn Tư im lặng một chút rồi hỏi tiếp:
- Thưa trung tướng kế hoạch này bao giờ tiến hành?
Nguyễn Văn Minh xem đồng hồ. hắn gật đầu:
- Hôm nay là 26 tháng 8, đêm 27 rạng ngày 28 sẽ bắt đầu. anh tính xem B.52 nên ném bom vào giờ nào?
- Thưa trung tướng cũng phải để trời sáng, Chiến đoàn 49 mới nhìn được hướng đi - Sực nhớ ra. Lê Văn Tư hỏi tiếp - Thưa còn chín chiếc M.113 thì làm sao?
Nguyễn Văn Minh gõ tay lên bàn, rồi lại bật đánh tách:
- Cho thương binh vào xe chở đi, ráng đưa về, cùng lắm thì bỏ lại Điều cốt yếu là phải bảo toàn lực lượng.
Nguyễn Văn Minh ngừng lại. hắn đang cân nhắc điều gì đó, định nói tiếp, nhưng hắn bỗng quay đầu về phía sau, nghiêng tai lắng nghe. Có tiếng ghi ta và giọng hát trầm, rười rượi từ đâu đó vọng lại.
Cuộc đời buồn thiu
Những ngày đìu hiu...
Nắng sớm mây chiều...
ôi hồn phiêu diêu...

Nguyễn Văn Minh hất hàm về phía Lê Văn Tư, đôi mắt như hai dấu hỏi. Lê Văn Tư đỏ mặt, lúng túng:
- Thưa trung tướng có bọn ca sĩ ở Sài Gòn lên đây, nhưng kẹt đường chưa về được.
Nguyễn Văn Minh cười ranh mãnh:
- Và ngài chuẩn tướng đã giữ lại cạnh mình cô ca sĩ ngon nhất trong bọn. Cô ca sĩ đó đã làm cho ngài chuẩn tướng ốm rộc đi.
Lê Văn Tư hơi cúi đầu lảng tránh cái nhìn xoi mói của Minh. Tư ấp úng:
- Dạ. thưa trung tướng. hai tháng rưỡi nay tôi không về Sài Gòn. dạ cho khuây khoả chút xíu thôi, đâu dám làm gì, còn người ốm là tại lo nghĩ nhiều quá.
Nguyễn Văn Minh vẫn giữ nụ cười, nhưng đôi mắt sành sỏi của hắn đã nheo lại nhìn Lê Văn Tư:
- Tôi không phản đối, nhưng con sư tử Hà Đông của chuẩn tướng biết được, thì hắn sẽ cào xé chuẩn tướng nát tươm ra. Này cô ta hát hay đấy chứ, phái tân nhạc - Minh nháy mắt - chắc là ngon lắm phải không?
- Dạ cũng tàm tạm.
Nguyễn Văn Minh nhìn đồng hồ:
- Tiếc quá - Minh đứng dậy - Tôi phải về rồi. không được ở lại thưởng thức. Thôi. anh khỏi phải lên hầm- Anh vạch kế hoạch triệt thoái đi. Nhớ hết sức giữ bí mật và nghi binh.
Lê Văn Tư đứng thẳng người:
- Xin tuân lệnh-
Lê Văn Tư chờ Minh lên trực thăng. rồi hắn quay lại đổ cả người xuống giường. Hắn không đủ sức chống lại sự mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần đã lên đến tột độ.

Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #117 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 02:17:30 am »

Trời đổ mưa. Ngay những phút đầu mưa đã nặng hạt và đổ mau. Gió vần vũ, mây tụ lại nhiều, lớp này chồng lên lớp khác, nước cứ thoải mái tuôn xuống vuốt mặt không kịp. Trận địa dập dềnh trong bể nước.
Đại đội trưởng Lê Cam ngồi ở cửa hầm. Anh đang bàn công việc với Hoàn. Hoàn và bảy tân binh vừa ra tới nơi được một lúc thì trời đổ mưa. Sáu tân binh chia về ba trung đội. Riêng Chi, Hoàn giữ lại làm liên lạc đại đội, thay cho Thận. Đảng uỷ trung đoàn đồng ý đề nghị của chi bộ Đại đội 111 kết nạp Thận và Thư làm đảng viên dự bị của chi bộ, đề bạt Thận lên chức tiểu đội trưởng tiểu đội hoả lực Học xuống làm trung đội trưởng trung đội hai thay Hậu.
Trời mưa, nhưng Cam vẫn cảnh giác. thỉnh thoảng anh lại nhìn ra cửa hầm, không thấy gì, anh quay lại tiếp tục nói chuyện:
- Cậu tính sao? Tập trung đảng viên tới đây à? Nhưng lễ kết nạp không có cờ Đảng, không có ảnh bác Hồ có phạm nguyên tắc không?
Hoàn nói:
- Kết nạp ở trận địa châm chước được. Tôi đã hỏi trên về những chi tiết đó. Trên đồng ý, nhưng phải trang nghiêm, phải làm cho những đảng viên mới thấy sâu sắc trách nhiệm.
- Vậy được rồi bảo Thận báo tin cho các đảng viên, cho Thư. Tranh thủ làm ngay khỉ đang mưa, địch chưa có hoạt động gì.
Hoàn tụt vào tầng hai gian hầm, thoáng cái Thận đã bước lên tầng trên, rồi bò lên cửa hầm biến đi trong màn mưa.
Mấy phút sau, Học, Quỳ, Quỳnh, Khôi, Tạo, Thư lần lượt bò vào hầm. quần áo ướt mèm, những vòng băng trắng trên tay Quỳnh, trên đầu Khôi hiện lên nhờ nhờ- Họ ngồi sít lại bên nhau trong chiếc hầm hẹp. Lê Cam gọi tên từng người. Những tiếng "có" rắn rỏi, khoẻ khoắn vang lên. Chi bộ còn có chừng ấy đảng viên- Sau khi điểm danh xong Lê Cam đằng hắng. Nghe tiếng đằng hắng. ai cũng biết Lê Cam xúc động, lát sau anh nói:
- Ta họp chi bộ bất thường có ba việc quan trọng. Việc thứ nhất, Chiến đoàn 49 ở sau lưng, Chiến đoàn 46, Chiến đoàn 50 đang kẹp chặt hai bên sườn trận địa của tiểu đoàn và đại đội- Lê Văn Tư muốn đánh trận cuối với anh em ta. Ta cũng sẽ đánh trận cuối cùng với Lê Văn Tư. Đề nghị chi bộ hạ quyết tâm như rứa!
Việc thứ hai, đảng uỷ trung đoàn đã đồng ý và chuẩn y đề nghị của chi bộ ta về việc kết nạp đồng chí Thận và đồng chí Thư vào Đảng, làm đảng viên dự bị của chi bộ.
Việc thứ ba. đảng uỷ trung đoàn đã ra quyết định khai trừ tên Hậu. tên Biên ra khỏi Đảng.
Im lặng một chút. Lê Cam nói tiếp:
- Ta bàn từng việc. Trước hết là việc thứ ba. Việc ni không phải bàn cãi chi, đó là thông báo của trên nhưng tên Hậu, tên Biên đều ở trong chi bộ ta, nên các đồng chí có ý kiến chi cứ phát biểu. Riêng tui, tui nói như ri. Tui căm ghét tên Hậu, tên Biên. Hai thằng đó đã làm xấu quân đội, làm xấu Đảng. Tên Hậu sợ gian khổ, sợ chết. cuối cùng cũng bị bom đạn quật đổ. Vậy là tự hắn đã giết chết hắn một cách nhục nhã. Tên Hậu bỏ chạy lúc anh em ta không ngại gian khổ, không sợ hy sinh, giữ vững từng thước đường. Tên Hậu muốn tìm sự sống cho riêng mình, nhưng hắn đã nhận lấy cái chết xấu xa- Trong chiến đấu, sống chết là chuyện xảy ra hàng ngày. hầu hết đồng chí mình, anh em mình đều đã xác định được phải sống ra sao. và nếu có chết thì phải chết thế nào cho xứng đáng. "Sống giữ chốt giữ đường, chết kiên cường dũng cảm". Đồng chí mình. anh em mình đã thề với nhau như vậy. Còn tên Biên, hắn là tên phản bội, tội của hắn còn nặng gấp trăm lần tên Hậu, hắn cũng sợ gian khổ, hắn cũng sợ ác liệt hy sinh.,nên hắn đã phản bội đầu hàng - Hực, Lê Cam thấy tức nghẹn cổ,anh đấm mạnh vào ngực mình, anh nghiến răng. các đảng viên không nhìn rõ mặt anh,nhưng ai cũng biết anh đang vô cùng căm giận. Lê Cam nuốt ực một cái, anh nói tiếp
- Tên Biên chắc đang sống bằng cơm thừa canh cặn Mỹ - ngụy quăng cho, nhưng với anh em đồng chí mình, tên Biên coi như chết rồi. Trong cuộc chiến đấu lâu dài,ác liệt như ri, không phải bây chừ mới có một tên Biên đại đội phó đầu hàng- Anh em mình đã biết ở chiến trường miền Đông này có mấy thằng đầu hàng phản bội như thằng Chuyên tham mưu phó sư đoàn, thằng Tám Hà phó chính uỷ phân khu, thằng Phan Mậu trung đoàn phó, mấy tên đó cấp bậc cao hơn tên Biên nhiều, nhưng tụi nó có được chi đâu. Tụi nó đang sống kiếp chó chớ không phải kiếp người. Rồi sẽ tới ngày cách mạng hỏi tội tụi nó, không chạy thoát được đâu: - Hực.-- Xà... cái kiếp của những tên đầu hàng phản bội chỉ là kiếp chó, kiếp chó... - Lê Cam nhấn mạnh từng tiếng; anh trút căm giận vào những tiếng đó, một lát anh nói tiếp: - Các đồng chí biết rồi đó. chiến tranh như lò lửa, vàng sẽ ra vàng, thau sẽ ra thau, không lẫn lộn được, ông bà nói vàng mười không sợ lửa. Đồng chi ta, anh em ta phải quyết chí rèn luyện để ai cũng là vàng mười cả. Các đồng chí có đồng ý không?
- Đồng ý! - Cả chi bộ đồng thanh đáp.
Còn việc thứ nhất - Lê Cam nói. giọng bình tĩnh. chắc chắn
- Sư đoàn đã tiến công thắng lợi ở Bàu Bàng, Lai Khê, chi viện trực tiếp cho trung đoàn ta. Sư đoàn 290 đánh Sư đoàn 18 rất tốt ở Quản Lợi cũng trực tiếp chi viện cho trung đoàn ta. Đại đội ta được bổ sung thêm người, vũ khí đủ, hầm hào còn nguyên, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, cả đại đội một lòng một dạ. Đại đội 112 bên kia đường cũng vững như đại đội ta. Vậy không có lý gì không giữ được trận địa. Tui đề nghị ta hạ quyết tâm.
- Quyết tâm! - Cả chi bộ gần như thét lên. Tiếng quyết tâm không to, họ đã quen nói nhỏ rồi. những tiếng quyết tâm tròn, nặng và rất đanh thép.
- Các đồng chí có ý kiến chi. phát biểu đi.
Học:
- Vì thắng lợi của chiến dịch, vì danh dự của trung đoàn. quyết tâm đánh đến thắng lợi hoàn toàn.
Quỳnh:
- Quyết giữ vững từng tấc đất! Còn hơi thở còn chiến đấu!
Quỳ:
- Súng còn đạn còn bắn. còn lựu đạn còn ném, hết súng hết đạn thì xông lên cắn xé chúng ra!
Tạo:
- Còn một người còn quyết giữ trận địa!
Khôi:
- Quyết sống quyết chết với địch!
Thận:
- Tôi sẵn sàng hy sinh!
Thư:
- Tôi cũng sẵn sàng hy sinh!
Lê Cam buông một tiếng dứt khoát:
- Biểu quyết.
Tất cả các nắm tay đều giơ lên. Lê Cam đứng giữa hầm sờ đếm nắm tay từng người. Lê Cam lùi về chỗ cũ. anh nói tiếp - Vậy là chi bộ đã hạ quyết tâm, từng đảng viên đã phát biểu. Các đồng chí về truyền đạt lại cho quần chúng, lãnh đạo quần chúng thực hiện quyết tâm.
- Đồng ý
Mọi người đáp lại lời Lê Cam.
- Đến việc thứ nhì. kết nạp đồng chí Thư, đồng chí Thận vào Đảng. Lý lịch của hai người chi bộ đã hiểu, thử thách của hai người chi bộ đã thấy, thành thích của hai người chi bộ đã biết, khuyết điểm của hai người chi bộ đã rõ- Tui và đồng chí Hoàn là người giới thiệu thứ nhất, thứ nhì. Chúng tôi xin bảo đảm về hai đồng chí trước chi bộ. Chi bộ có ý kiến chi nói không?
- Không! Nhất trí kết nạp hai đồng chí vào Đảng như quyết định của trên.
- Vậy là từ giờ phút này, trên trận địa Tàu Ô ni đồng chí Thận, đồng chí Thư đã trở thành đảng viên dự bị của Đảng- Thời gian dự bị của mỗi đồng chí là chín tháng. Các đồng chí có ý kiến đi.
Pháo địch từ Chơn Thành bất thần gầm lên. Tất cả mọi người lắng nghe. Đạn nối đuôi, rít như xé màn đêm, lao xuống khu vực suối Tàu Ô. Chiếc hầm kèo chao đi chao lại.
Dứt loạt pháo, Lê Cam nói:
- Các đồng chí phát biểu đi!
Học lên tiếng:
- Chi bộ nhất trí rồi, đề nghị hai đảng viên mới phát biểu.
Thận nói, tiếng nói nhanh và sắc:
- Thưa chi bộ, tôi phát biểu như vừa rồi. Tôi quyết làm tròn mọi nhiệm vụ trên giao, sẵn sàng hy sinh cho nhân dân. cho lý tưởng của Đảng.
Thư tiếp theo, giọng trầm và chắc, cậu y tá vốn ít nói. Nghĩ nhiều hơn nói:
- Thưa chi bộ, tôi không nói được điều tôi nghĩ, nhưng tôi sẽ chiến đấu và công tác thật tốt. nếu cần phải chết cho thắng lợi của cách mạng thì tôi sẽ chết một cách xứng đáng. Chi bộ cứ tin ở tôi. Tôi không biết nói gì thêm nữa. Hết!
Pháo Chơn Thành bắn loạt thứ hai, rồi loạt thứ ba. Các đảng viên ngồi sít lại, họ lắng nghe và phán đoán. Lửa từ những viên đạn trọng pháo nối tiếp nhau nháng lên làm cho trận địa sáng rực, ánh sáng lọt qua cửa hầm soi rõ từng khuôn mặt trong chốc lát. Học đã tranh thủ nhìn quanh một lượt những khuôn mặt của các đồng chí mình, khi ánh sáng tắt. Học nói ngay:
- Lê Văn Tư bắn súng chào đó - Có nhiều tiếng cười khúc khích. rồi tiếng Học tiếp tục - Thế giới người ta bắn hai mươi mốt phát. nhưng ở đây Lê Văn Tư bắn một trăm năm mươi phát. Ngài chuẩn tướng chơi rộng rãi quá. Lễ kết nạp đảng viên như thế này kể cũng đáng ghi nhớ các đồng chí ạ.
Hoàn gật đầu nghĩ thầm " cái thằng rất lạc quan và khá thông minh, trong cuộc chiến đất sinh tử này nếu hắn không ngã xuống thì hắn sẽ tiến bộ nhanh". Hoàn liên tưởng tới những đảng viên dã ngã xuống, những đảng viên còn lại, những đảng viên mới được kết nạp, liên tưởng tới những điều Hoàn nghĩ lâu nay, chờ cho tiếng cười của anh em chấm dứt. Hoàn lên tiếng:
- Nội dung cuộc họp chi bộ bất thường đã xong, những việc cần bàn ta đã bàn, những điều cần nói đồng chí bí thư và các đồng chí đều đã nói. Trước khi các đồng chí về hầm chiến đấu, tôi muốn kể các đồng chí nghe chuyện một đảng viên trong chi bộ ta. Đó là đồng chí Bình. Đồng chí Bình sống và chiến đấu như thế nào, anh em ta đều biết. Nhưng có một chuyện anh em ta chưa biết. Đó là những vật kỷ niệm đồng chí Bình mang theo và giữ lâu nay. Chắc các đồng chí không đoán được những vật kỷ niệm đó là cái gì phải không? Tôi xin nói ngay, đó là những hòn đất, phải. những hòn đất gói kỹ trong giấy kiếng, mỗi gói mỗi màu đất khác nhau, mỗi gói đều có nhãn ghi địa danh nơi lấy đất, gói màu nâu nhạt là phù sa sông Hồng, gói mầu nâu đỏ là đất đồi Vĩnh Linh, gói màu nâu đậm là đất ở đường 9 Trung Lào, gói màu trơ là đất ở Tây Nguyên. Gói màu xám trắng là đất Prây-ven Đông bắc Cam pu chia, gói màu tro đậm là đất đường 13 miền Đông Nam Bộ, mỗi gói đất chỉ bằng nửa bao diêm thôi, nhưng mỗi màu đất đã nói lên đặc điểm của từng vùng. từng nơi đồng chí Bình đã đi qua. đồng chí Bình đã chiến đấu Tôi còn tìm thấy trong hòng của đồng chí Bình những tờ giấy kiếng chưa có đất. nhưng đã có nhãn ghi địa danh nơi sẽ lấy đất như đất vùng ven Sài Gòn, đất Sài Gòn. đất  đồng bằng sông Cửu Long, đất mũi Cà Mau. Các đồng chí ơi! - Giọng Hoàn trở nên xúc động. Hoàn nói giọng nghẹn đi! - Tôi đã sắp những gói giấy ấy theo ngày tháng ghi trên nhãn. theo cuộc hành trình ra chiến trường của đồng chí Bình- Đồng chí Bình chỉ mới lấy được đất trên đường 13 thì đã ngã xuống. Tôi sẽ thay đồng chí Bình tiếp tục lấy đất vùng ven Sài Gòn, đất Sài Gòn, đất đồng bằng sông Cửu Long, đất mũi Cà Mau , cho vào những tờ giấy kiếng đồng chí Bình đã viết nhãn, tôi sẽ ghi vào đó ngày tháng và địa danh cụ thể. Những 'gói đất đó là tài sản của chi bộ ta, đại đội ta. nếu tôi hy sinh. các đồng chí sẽ tiếp tục thay tôi lấy đất cho vào các bao giấy kiếng kia. Những gói đất đó là biểu hiện tình yêu Tổ quốc của chúng ta. là biểu hiện ý chí và quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc của chúng ta, là biểu hiện tinh thần Quốc tế vô sản của chúng ta. Các đồng chí có đồng ý không?
- Đồng ý!
Cả chi bộ cùng đáp một tiếng rắn chắc. mạnh mẽ- ở dưới tầng hai chiếc hầm thùng. Chi cũng nắm chặt tay giơ lên.
Các đồng chí ơi - Hoàn nói tiếp - Tầm quan trọng của đường 13, của mảnh đất Tàu Ô này chúng ta đã biết. chúng ta đã giữ Tàu Ô được một trăm ngày rồi. Chúng ta sẽ giữ mãi cho đến khi bọn địch phải chịu thua. Nhất định như thế. Tàu Ô cách Sài Gòn tám mươi ki lô mét. Sài Gòn là mục tiêu cuối cùng, là cái đích cuối cùng của cuộc chiến đấu này. chúng ta phải hướng mọi suy nghĩ. mọi quyết tâm, phải hướng mọi mũi súng vào mục tiêu đó- Chúng ta phải lấy cho được đất vùng ven, đất Sài Gòn bỏ tiếp vào những bao giấy kiếng của đồng chí Bình. Các đồng chí có nhất trí không?
- Nhất trí!
Những nắm tay rắn chắc của các đảng viên lại giơ lên. Trái tim họ đập những tiếng trầm và nặng, những trái tim còn rất non trẻ, nhưng chiến tranh đã luyện cho những trái tim ấy trở thành gang thép
Lê Cam cúi xuống thì thầm với Hoàn, rồi đứng lên:
- Tình hình khẩn trương, chi bộ không có điều kiện họp lâu để bàn bạc các việc khác. Tui đề nghị giải tán cuộc họp. Các đồng chí về nói lại với anh em nội dung ba việc chi bộ họp tối nay, nói đầy đủ rõ ràng, để truyền đạt quyết tâm và sức lực cho anh em. Bây giờ các trung đội trưởng ở lại, còn các đồng chí khác về trận địa.
 Các đảng viên lần lượt chui ra khỏi hầm. Trong hầm còn lại Thận, Quỳ, Hoàn, Chi. Đại đội trưởng Lê Cam thì thầm với Hoàn một lúc, bàn xong công việc. Cam nhìn ra ngoài cửa hầm, bảo Thận:
- Chuẩn bị đi trinh sát, để súng lại, mang M.26 thôi.
Từ phía trong Học nói vọng ra:
- Để ngớt mưa lại đi anh Cam. mưa thế này ướt hết.
Cam cười:
- Cái thằng này. đánh giặc chai lì rồi mà còn dốt vậy sao? Lúc trời mưa là lúc địch sơ hở nhất- Tụi nó đội pông sô tùm hụp lên đầu. thỉnh thoảng có chớp mình nom rất rõ, có tiếng động cũng lẫn vào mưa, tụi nó không nghe được.
Học cười xoà:
- Thôi chịu anh rồi, nhưng đừng đánh trước đấy, phải để dành cho chúng tôi với, chúng tôi chờ.
- Khỏi lo, địch đông vậy, một mình tụi này "gánh" sao hết.
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #118 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 02:18:52 am »

Lê Cam nói rồi vọt lên hầm, Thận bật người theo. Sau ba trận tập kích đêm qua, một trận do chính Tiểu đoàn trưởng Xương lấy trinh sát, thông tin, tổ chức đánh bọn địch hướng đường về hậu cứ. hai trận do Lê Cam và Quỳ tổ chức đánh - Suốt ngày hôm nay bọn bộ binh nằm im tại chỗ, thỉnh thoảng bắn một chặp M.79 và súng cối rồi lại im. Pháo Chơn Thành bắn đều đều, nhưng đạn nổ nhiều phía bắc Tàu Ô- Bẻ quằn được ba mũi khoan thọc sâu vào ngực, Lê Cam thấy đỡ tức thở. Nếu không kiên quyết tập kích, thì suốt ngày hôm nay, không hiểu anh em trong đại đội sẽ thế nào, trận địa có còn không? Đã nhiều lần tập kích đêm, nhưng chưa đêm nào trận tập kích lại giòn giã và kết quả như đêm qua. Các chiến sĩ đều nhận rõ tình thế mất còn của trận địa, nên không còn cách nào khác là phải chủ động giáng lựu đạn vào địch, tiêu diệt chúng thật thoải mái, thật sảng khoái, rồi có hy sinh cũng vui lòng- Xác định quyết tâm như thế, nhưng kết thúc hai trận tập kích, không chiến sĩ nào hy sinh bị thương cũng không. Hai trận tập kích diễn ra khi trời vừa nhập nhoạng, bọn địch đang kỳ cạch mở đồ hộp. Anh em ẩn mình dưới hố bom hố pháo tới tấp lẳng lựu đạn, thứ lựu đạn M.26 có cái tốt là không phải rút nụ xoè, nên người ném hoàn toàn giữ được bí mật. Sở dĩ Cam quyết định đi trinh sát giữa mưa vì lý do như Lê Cam vừa nói, nhưng còn lý do nữa. Cam sợ bọn địch cũng lợi dụng trời mưa lấn đội hình lên. Lối bắn pháo rất lạ tảng sáng đêm trước đã làm Lê Cam cảnh giác.

Lê Cam và Thận đi rồi, trong hầm còn lại Học, Quỳ, Hoàn và Chi. Hoàn có ý định giữ Chi lại làm liên lạc thay Thận. Hoàn được đề bạt đại đội phó. Vết thương ở bàn tay trái chưa lành hẳn, nhưng việc Hậu đào ngũ về phía sau, Biên đào ngũ về vùng địch, bị biệt kích bắt được ở gần Chơn Thành, làm cho Hoàn tức giận, căm ghét bọn nhẫn tâm bỏ đồng đội, quay lưng lại phía đồng đội. Hoàn hiểu tình hình trận địa rất khó khăn, việc Hậu và Biên đào ngũ có thể ảnh hưởng đến tư tưởng anh em, nên Hoàn bàn kỹ công việc phía sau với Côi, rồi dẫn bảy trong số mười tân bính vừa được bổ sung ra trận địa. Tiểu đoàn trưởng Xương giải quyết xong cụm địch, là Hoàn đưa anh em vượt qua ngay. Có thêm bảy tân binh, quân số ở trận địa lên tới mười tám người. Số người tăng quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn cả. Hoàn phát hiện được qua hội nghị chi bộ vừa rồi là lòng tin và tinh thần anh em được tiếp thêm sức mạnh. Cùng với kết quả hai trận tập kích, đảng viên phấn khởi tin tưởng. nhất định cả đại đội phấn khởi, tin tưởng.
Mưa nặng hạt, nước tuôn xuống các kẽ nứt xung quanh hầm nghe rất rõ. Nhờ có vải pông sô che trên nóc, có rãnh và hố chứa nước ở ngoài chiến hào, nên trong hầm vẫn khô, muỗi ít hẳn đi. nhưng chuột bị mưa xua đuổi kéo vào hầm, nhảy cả lên người. Trong hầm không ai để ý đến cảnh đó, trừ Chi thỉnh thoảng lại ngọ nguậy, nửa cố chịu, nửa muốn kêu lên, nhưng thấy ba cán bộ ngồi quanh thản nhiên như không, Chi cũng quen dần. Học là người gợi chuyện đầu tiên:
- Này Chi, tớ hỏi thật và cậu cũng phải nói cho thật nhé, bọn tớ đều xa hậu phương năm sáu năm rồi, chẳng được cái thư nào. Ngoài tin tức trên đài, bọn tớ không biết gì thêm. Tớ hỏi cậu ở nông thôn còn nhiều thanh niên không?
Chi chưa kịp trả lời thì Quỳ đã nói chen vào:
- Cậu thấy mỗi đại đội còn vài chục, mong đỏ mắt không thấy tân binh bổ sung, cậu lo hậu phương hết người chứ gì?
Học cáu:
- Im, mày chỉ được cái đâm ngang, ai hỏi mày, để Chi nó trả lời xem.
Chi hiểu rõ hơn ý câu hỏi của Học qua câu nói của Quỳ. cậu ta cười đồng tình với Quỳ, cậu ta hỏi lại Học:
- Có phải ý anh muốn hỏi như ý anh Quỳ nói không?
- Đúng - Học nắm tay lại dứ vào hông Quỳ - Tớ thấy năm 1969  - 1970. ngoài ấy cho vào một đội quân số bổ sung toàn những ông trong ngoài bốn mươi, có ông con cũng đang ở chiến trường, ông thì thời đánh Pháp tái ngũ, ông nghĩa vụ động viên lại. ông ở các ngành ra đi, có ông răng đen, có ông móm mém, nhìn các ông vào thật ngao ngán. Còn sau này quá nhỏ con. Tớ hỏi thật, bây giờ người ta còn cân kéo, khám khiếc gì nữa không hay là cứ gọi ào đi?
- Anh nghĩ gì lạ thế? Em cứ tưởng ở chiến trường các anh không bao giờ nghĩ đến những chi tiết ấy. Vẫn cân vẫn đo, vẫn khám chứ anh. Nhưng chắc người ta hạ thấp tiêu chuẩn xuống, chứ cứ như tiêu chuẩn hồi mới có chế độ nghĩa vụ quân sự thì đúng là không lấy đâu ra quân bổ sung được. Thanh niên còn nhiều, anh đừng lo, lớp em là lớp đẻ năm 1954 - 1955. Những người tuyển quân họ gọi chúng em là lớp sau Giơ nê - Chi điểm nhanh 54, 55. 56, 57, 58 - ồ. tha hồ người anh ạ, lớp 54 đi hết, gọi đến lớp 55. cứ thế mà gọi, như măng mọc từng mùa ấy, có điều công nhận như anh nói là, bọn em sau này quả người nhỏ, một đống tuổi đầu nhưng trống cứ như con nít. Chiến tranh phá hoại, kinh tế có khó khăn. cũng ảnh hưởng đến sức lớn và vóc dáng con người các anh ạ. Mấy năm Giôn xơn đánh phá, bọn em cũng quần quật suốt ngày suốt đem, nào sửa đường sá. nào giúp bộ đội đào trận địa. nhiều việc lắm.
Học hỏi tiếp:
- Nhưng nhà ai cũng phải có người đi bộ đội cả chứ? Không nam thì nữ, nghe nói đó là chỉ thị của Chính phủ.
Chi quay về phía Học, trời rất tối, không thấy gì. nhưng Chi có cảm tưởng Học đang mở to mắt nhìn mình, Chi lắc đầu:
- Không hoàn toàn trăm phần trăm đâu anh ạ, đại bộ phận như thế, có nhiều gia đình con cái lớn đứa nào đi đứa ấy, rải khắp Đông Dương. Nhưng cũng còn có nhà, nhất là một số nhà có máu mặt, họ tìm cách cho con cái đi ngành này. ngành nọ. Họ bỏ tiền ra đút lót để con cái được đi học nước ngoài. Họ tính toán ghê lắm, có mất đi một vài nghìn bạc, nhưng được ra nước ngoài là họ vẫn sẵn sàng ngay. Các anh tính, con đi năm năm, hai lần về phép, lần thứ nhất đưa về cái xe đạp, cái máy khâu, bán đi coi như hòa vốn, lần thứ hai đưa về xe đạp và máy khâu nữa coi như lời, con có bằng này bằng nọ tránh được bom đạn, vậy là lời to. Trong xã em có hai nhà như thế. Tết vừa rồi mấy đứa con của hai nhà đó về cả, chúng nó mang về không biết bao nhiêu của, pháo dài hàng mét, nổ suốt ba ngày Tết, cưới xin linh đình, đài bán dẫn, máy hát mở suốt ngày, suốt đêm. Trong khi đó, ông bác ruột em ở cùng lối với hai nhà đó lại có ba anh hy sinh ở chiến trường, một anh báo từ năm 1969 . hai anh báo tử năm 1971. Thực là bên cười bên khóc, ông bác em chịu không được, ông ấy chửi toáng lên ngay sáng mồng một Tết, đồng bào cả xóm kéo ra đường, ai cũng đồng tình với bác em.
Ngừng một lát. Chi tiếp:
- Cán bộ địa phương đến thẳng hai nhà đó yêu cầu họ bớt mọi thứ đi. Mấy ông cha bà mẹ nghe nói có giật mình, nhưng mấy đứa con thì lý sự ghê lắm, chúng nó nói tới quyền tự do, chúng nó tranh cãi với cán bộ. Nhìn thấy chúng tức không chịu được.
- Tớ mà có ở đó thì tớ quật chết tươi - Quỳ rít lên - Tớ sẽ nói thẳng vào mặt chúng nó: "Chúng tao đi chiến đấu. chúng tao gánh hết hy sinh gian khổ. cho chúng mày đi học sau này xây dựng đất nước, chớ nếu chúng mày đi để buôn bán. để trốn khỏi chiến tranh thì nhục nhã lắm. tao nhổ vào mặt chúng mày" - Quỳ đấm bịch xuống đất - Phải ném những thằng đó ra chiến trường, cho chúng nó sống dưới những cái hầm như thế này, để chúng nó hiểu chiến tranh là như thế nào? Hiểu nỗi khổ của những thằng lính ở chiến trường là như thế nào?
Học tỏ ra bình tĩnh, Học hỏi tiếp:
- Nhưng người ta đút lót thế nào?
Chi lắc đầu:
- Chuyện đó em không biết cụ thể, chắc họ móc ngoặc trong bóng tối.
Từ nãy đến giờ Hoàn im lặng lắng nghe, đến đây thì Hoàn không chịu được nữa. Hoàn hỏi:
- Này Chi, cậu nói rõ xem mẹ cậu nói gì với cậu trước lúc cậu đi. Cậu nói cho chúng tớ nghe lời bà cụ, nào, bà cụ nói gì?
Chi hơi ngạc nhiên, Chi nhắm mắt, hình dung ra con đường làng, hình dung ra hình ảnh và những lời nói của mẹ lúc chia tay- Chi nói:
- Mẹ em bảo "Con đi cho cứng chân khoẻ tay. cố gắng cho bằng anh bằng em. đừng làm điều gì xấu để tai tiếng cho gia đình. cho làng xóm con nhé ! " . Mẹ em nói thế các anh ạ.
- Đấy các cậu nghe rõ chưa? - Giọng Hoàn trầm hẳn xuống - Trên đất nước ta có hàng vạn hàng ức bà mẹ như thế, nói với con tương tự như thế. Nếu không có những bà mẹ như thế, thì làm sao có lực lượng để tiếp tục chiến đấu. Còn cái bọn tìm mọi cách cho con cái trốn tránh nhiệm vụ, trốn tránh chiến tranh, cái bọn ăn cắp, ăn trộm của Nhà nước, của nhân dân, cái bọn móc ngoặc, lợi dụng chức quyền làm giàu trong chiến tranh ít thôi, nhưng đáng nguyền rủa. Cái bọn thối tha đốn mạt ấy là lũ dòi bọ. sâu mọt, bọn chúng không khác gì bọn phản bội, phản bội mồ hôi xương máu của nhân dân, của bộ đội. Cái bọn đó, các cậu ạ, thế nào chúng cũng bị pháp luật trừng trị. chỗ ngồi của chúng là trong nhà đá. Đến lúc nào đó nhân dân sẽ móc họng chúng ra. Còn nếu như pháp luật chưa trừng trị chúng, nhân dân không móc được họng của chúng, thì chúng sẽ bị nguyền rủa, sẽ sống trong sự phỉ nhổ của mọi người. Mặc bọn chúng với pháp luật, với nhân dân. Chúng ta đừng quá quan tâm tới chuyện đó.
Hoàn ngừng lại một chút, rồi tiếp tục hỏi Chi:
- Này, Chi có đúng ở nông thôn người ta viên từng viên pha. đạm nhét vào gốc lúa phải không?
Chi lại ngạc nhiên, cậu ta mở tròn xoe mắt nhìn đại đội phó, nhưng trong hầm tối, không ai thấy cặp mắt của cậu ta cả. Chi nói, giọng lắng xuống:
- Đúng đấy anh Hoàn và các anh ạ. Đạm rất hiếm nên không thể vãi tràn lan được.
Quỳ hỏi ngay:
- Nhưng lúa có tốt không? Năng suất có cao không?
- Nhất định là tốt rồi các anh ạ, bông lúa nào cũng mẩy, hạt như hạt cườm, phải kiên trì, phải tốn nhiều công. xã viên bảo một hột lúa là một giọt mồ hôi đấy.
Học tiếp theo lời Chi:
- Thì đúng quá rồi còn gì. Thật chưa đâu đánh giặc như dân ta các cậu ạ. Viên từng viên phân đạm nhét vào từng gốc lúa, cũng như anh em mình ở đây, hễ ngơi tay bắn là cầm cây xẻng khoét đất
cho hầm sâu thêm.
Hoàn ngắt lời Học:
- Thế còn học hành, hội họp, chợ búa thì sao? Chiếc mũ rơm như thế nào? Lại cả áo giáp rơm cho trâu bò nữa? bọn mình chỉ được nghe qua đài thôi Chi ạ. Bọn mình không hình dung được.
- Anh hỏi nhiều câu thế em nhớ sao được. Bọn Mỹ cũng ném bom thành từng chiến dịch đấy các anh ạ. Các ông cán bộ bảo thế. Phải biến đêm thành ngày thôi, học ban đêm, họp chợ ban đêm, sửa phà sửa cầu, đắp đường cũng làm ban đêm. Đêm nào cũng sôi sục từ đầu hôm cho đến sáng. Còn mũ rơm, áo giáp rơm là để chống mảnh, chống bom bi. Cũng có kết quả, nhưng nếu mảnh hay viên bom bi trúng chỗ phạm thì cũng thương vong.
Hoàn gật đầu hỏi tiếp:
- Như ở đội sản xuất của cậu thì sao hả? Bà con có biết được tin tức không? Có theo dõi tình hình chiến trường không? Họ nói thế nào?
Có - Chi nói nhanh - Theo dõi liên tục các anh ơi. Suốt mấy ngày tết Mậu Thân cả làng không ai đi đâu, bà con tụ tập đầy nhà, đầy sân đầy vườn những nhà ai có đài bán dẫn. Nhà ai có con gửi thư về, cả đội kéo đến nghe, đọc đi đọc lại ba bốn  lần. Nhưng thư ít lắm, khi tiễn chân chúng em đi, ai cũng dặn phải viết thư về, nhưng đi xa rồi là thôi, không ai viết về cả, ở nhà thắc mắc lắm. Lúc ra đi, em em nhắc đi nhắc lại vào đến nơi .phải viết thư về ngay, vào đến nơi rồi mấy ngày chờ xuống đơn vị có bút, có giấy, có thì giờ. nhưng sao em không muốn viết. Nhớ mẹ thì em nhớ lắm, nhưng lại không muốn cầm bút. Em không hiểu tại sao?
- Tại vì cuộc chiến đấu hấp dẫn chứ sao nữa - Học nói ngay - Bọn mình hồi mới vào cũng thế thôi. Nỗi nhớ biến vào mồ hôi và máu, biến vào trong đất, trong tiếng súng cậu ạ- Nhưng này Chi. con trai con gái đi vãn, chắc ít đám cưới lắm nhỉ?
- ít đi nhưng vẫn có cưới xin - Chi ngoảnh sang bên này rồi ngoảnh sang bên kia, giọng chân thật - Bà con rút kinh nghiệm thế nào đấy, nên có nhiều đám cưới gọi là cưới tranh thủ, ra hỏi vừa cưới chỉ dăm bảy ngày.
Học cười:
- Tớ hiểu rồi. Từ 64, 65 đến nay, chỉ thấy người đi mà không thấy người về, các cụ lo lắm chứ, nghĩ nhiều lắm chứ. Tranh thủ may ra thằng con mình để lại một đứa cháu, và nếu như thằng con có ngã xuống trên chiến trường thì cũng đã có một đứa cháu rồi. Có phải thế không? Còn cậu, mẹ cậu có cưới tranh thủ cho cậu không Chi?
- Chưa Chi lắc đầu Em chưa. Em chưa có gì đâu.
- Này nói to quá nghe không? - Tiếng Cam từ phía ngoài vọng vào - Chủ quan vừa vừa chớ mấy ông nội.
Câu chuyện chấm dứt một cách đột ngột, mọi người quay về với tình hình thực tế.
Học nhanh nhảu:
- Trời vẫn mưa phải không đại đội trưởng? Liệu có tập kích được không?
Lê Cam nói gì với Thận, rồi chui vào hầm chữ A, người Cam ướt như chuột lụt, Cam hỏi:
- Các cậu còn cả đây không?
- Còn cả - Học, Hoàn và Quỳ cùng đáp.
Này - Cam cúi sát vào. giọng tự nhiên nhỏ lại. có vẻ quan trọng - Này. bọn Chiến đoàn 46 cọ đội hình lại rồi.
Học hỏi ngay:
- Co thế nào đại đội trưởng?
- Co lại chớ sao.,tao và thằng Thận bò đến chỗ hồi hôm không thấy thằng nào, bò đến chỗ đêm kia cũng không thấy thằng nào. Tụi tao bò ra tận đường cũng không thấy, chỉ có xác chết tụi nó nằm rải rác, gặp mưa nứt bể ra, thối không chịu được. Tao đồ chừng tụi nó rút về cống ông Tề hay sao đó không biết. Thiệt lạ quá. Tụi mày thử làm tham mưu coi.
Học nói trước giọng có vẻ hồi hộp:
- Rút xa như vậy thì một là chúng sẽ giội B.52, hai là chúng bỏ cuộc.
Quỳ tiếp ngay:
- Bỏ cuộc sao được. Chiến đoàn 49 còn ở sau lưng chúng ta kia kìa, chẳng lẽ thế trận như vậy chúng lại không đánh trận cuối cùng nữa sao?
Hoàn vừa về hậu cứ. Hoàn hiểu rõ tình hình chiến sự ở vùng Bàu Bàng. Hoàn kể những điều biết được cho mọi người nghe rồi nói:
- Tôi thấy ý kiến của đồng chí Học có lý, hai khả năng đó đều có thể xảy ra cùng một lúc. Cần chuẩn bị cho anh em. báo cáo ngay về tiểu đoàn
Cam vừa nghe vừa rình chụp con chuột đang cắn vào chân. Hoàn nói xong thì Cam cũng chụp được con chuột. Cam bóp con chuột chết tươi. ném ra ngoài cửa hầm, xoa tay vào thành hầm nói giọng thản nhiên:
- Chắc chắn là tụi nó có âm mưu gì mới đây. Trườn bò suốt hai tháng rưỡi trời. chết không biết bao nhiêu mới tới tầm lựu đạn. tự nhiên lại lặng lẽ co về đâu phải chuyện bình thường. Tụi nó đánh lên mình đánh lại. nếu tụi nó rút chạy mình truy đuổi. Còn B.52 thì đâu có lạ phải không? Từ giờ đến sáng phải tăng cường cảnh giới, hết sức cảnh giác. Thôi các đồng chí về phổ biến cho anh em đi, nhớ là không được nói chuyện to, đừng chủ quan mà chết cả lũ đó nghe! Ba giờ sáng tôi và Thận sẽ đi trinh sát lần thứ hai, có gì báo sau. Đường dây thế nào không biết?
Hoàn đáp:
- Đường dây tốt, tôi vừa kiểm tra trước khi trời mưa.
 - Để tôi sang gặp anh Xương, các đồng chí về đi. Trời hết mưa rồi à, Quỳ? - Cam gọt giật - Mày bò sang bên kia đường liên lạc với Đại đội 112 xem tình hình bên đó ra sao, có gì báo ngay. còn Học nhớ nghe ngóng thằng 49. Để cho tụi nó lội suối sang là ăn mày đó nghe!
- Rõ!
- Rõ!
Quỳ và Học cùng đáp. giọng chắc nịch.
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #119 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 03:29:01 am »

III

Đoàn vũ lắng tai nghe. Không có tiếng máy bay. Anh bấm công tắc chiếc đèn pìn cổ ngoéo của Mỹ soi lên bàn cát, ánh sáng xanh nhạt của chiếc đèn soi rõ trận địa của Tiểu đoàn 19 phía nam suối Tàu Ô, rồi dịch lên những vị trí đêm qua anh em tập kích.Đoàn Vũ chỉ tay xuống những vành răng cưa màu xanh nói với Nguyễn Tính:
- Theo Xương báo cáo thì Cam và Thận đã đến tận đây.
- Tận đây hay tận đây? - Nguyễn Tính chỉ vào vị trí vừa tập kích hỏi lại:
- Không, tận đây, tức là vị trí ngày hôm trước của địch chứ không phải ở chỗ bãi xác. Còn hướng đường về hậu cứ hoàn toàn không còn địch nữa, Xương đi kiểm tra rồi. Ở hướng đường 13 chúng cũng lùi xuống. Nghĩa là chúng lùi về vị trí cách đây ba ngày mà cũng chưa chắc như thế, vì Cam và Thận chỉ tới vị trí cách đây hai ngày thôi, khả năng co đội hình để B.52 giội bom thì rõ rồi, có thể chúng bị khá đau trong ba trận tập kích đêm vừa rồi, âm mưu dùng bộ binh và vũ khí bộ binh để đánh chiếm chốt bị đập gãy, nên chúng lại sử dụng B.52 - Đoàn Vũ rọi ánh sáng vào khu vực trận địa chốt của cả hai Đại đội 111 và 112 hai bên đường 13, anh nói tiếp -
- Có giội bom thì cũng chỉ còn hai khu vực nhỏ này thôi, không cần phải co đội hình xa như thế. Cứ cho rằng giội bom xong, bọn bộ binh sẽ chạy lên chiếm chốt, chúng cũng phải mất hơn nửa tiếng. thời cơ qua rồi. Bọn địch cũng đã dùng cái bài ấy ở cống ông Tề. hẳn chúng còn rất nhớ, vì vậy tôi cho rằng việc địch lợi dụng trời mưa to để co đội hình là chúng có ý định rút lui khỏi Tàu Ô một cách bí mật.
Đoàn Vũ nhìn Nguyễn Tính như hỏi, rồi tắt đèn. Nguyễn Tính hỏi:
- Nhưng còn Chiến đoàn 49 và xe bọc thép ở bên kia suối Tàu Ô thì sao?
Đoàn Vũ bấm đèn soi trên dòng suối, soi rộng ra vùng phía bắc suối, vùng đông đường, vùng chốt Mỹ, vùng xóm Ruộng, rà đi rà lại đoạn đường 13 từ xóm Ruộng lên Tàu Ô, anh nói quả quyết;
- B-52 nổ xong, xe bọc thép và Chiến đoàn 49 vượt suối Tàu Ô ở quãng này - Anh chỉ vào phía đông bãi sình. nơi giáp với rừng có Tiểu đoàn 1/50 (l) đang ở đó - Tiểu đoàn 1/50 này yểm trợ cho xe bọc thép và Chiến đoàn 49 rút, tới chỗ này chúng sẽ quặt vào chốt Mỹ và tuồn ra đường 13. Tiểu đoàn 1/50 sẽ cuốn theo Chiến đoàn 49, pháo Chơn Thành, và cả máy bay lên thẳng vũ trang, yểm trợ cho toàn bộ đội hình của địch rút khỏi Tàu Ô, sở dĩ Chiến đoàn 46 phía trận địa tiểu đoàn 19 co đội hình trước, vì bọn này ở gần trận địa của ta, suốt cả đội hình của no bị tiểu đoàn 17, tiểu đoàn 11 gài chặt, không dễ dàng cuốn chiếu như chiến đoàn bên đông đường nên chúng bí mật chuẩn bị trước.
Đoàn Vũ tắt đèn. Anh cuốn nhanh điều thuốc, châm lửa rít những hơi thật dài. Nguyễn Tính nhìn đốm lửa sáng của điếu thuốc lập loè trên môi Đoàn Vũ. anh thấy khuôn mặt gầy, cương nghị của Đoàn Vũ hiện ra rồi biến đi theo ánh áng lập loè của điếu thuốc,
Nguyễn Tính vừa nói như đang tiếp tục suy nghĩ:
- Bọn địch rút khỏi Tàu Ô là một điều chắc chắn sẽ xảy ra. nhưng đã xảy ra ngày mai chưa? Những trận đánh Ở Bàu Bàng đã đủ "đô". buộc quân đoàn 3 phải từ bỏ ý định đánh chiếm Tàu Ô. đưa Sư đoàn 25 quay về đối phó ở trung tuyến chưa?
Những hiện tượng Cam và Xương vừa báo cáo, những ý kiến phân tích của Đoàn Vũ, những diễn biến trong tuần lễ cuối tháng 8 trên suốt chiều dài chiến dịch, đều chứng minh khả năng địch có thể rút khỏi Tàu Ô. Nhưng anh muốn suy xét, tìm hiểu, cân nhắc thật kỹ xem, cái khả năng đó sắp xảy ra chưa? Suốt 105 ngày trung đoàn chốt chặn Tàu Ô, đảng uỷ và thủ trưởng trung đoàn đã cố gắng hết sức, để bản thân thủ trưởng, đảng uỷ và toàn thể cán bộ chiến sĩ trong trung đoàn không bị bất ngờ trước mọi âm mưu thủ đoạn, dù lớn, dù nhỏ của địch. Đó là một công việc hết sức khó khăn, căng thẳng, hết sức gian khổ, phức tạp. phải huy động hết cái vốn kinh nghiệm, cái vốn hiểu biết, của bao nhiêu người có được qua hai cuộc chiến tranh- Nhờ sự chỉ đạo trực tiếp của sư đoàn, của Bộ tư lệnh mặt trận, sự nỗ lực và quyết tâm bản thân, trung đoàn đã thắng được mọi âm mưu thủ đoạn của địch.
Nguyễn Tính không muốn những ngày cuối cùng lại bị bất ngờ vì đơn giản, chủ quan, sơ hở vì mệt mỏi hoặc cả vì tự mãn. Anh cố tìm những lý lẽ chính xác, biện chứng, ẩn trong toàn bộ diễn biến mới nhất để chứng minh khả năng địch rút khỏi Tàu Ô là việc sắp xảy ra. Nguyễn Tính bông đập mạnh bàn tay lên đùi như phát hiện được điều gì đó rất quan trọng:
- Đúng rồi anh Vũ ạ, với địch thì việc có giải toả được Tàu Ô lúc này cũng không có giá trị, không còn có ý nghĩa về quân sự nữa, khi một sư đoàn của ta đã đứng vững, đứng đường hoàng ở vùng trung tuyến. Tháng trước, chúng quyết tâm giải toả Tàu Ô là để tiến lên An Lộc cùng với Sư đoàn 18 phản kích lớn ra vùng giải phóng Lộc Ninh, nhưng Sư đoàn 25 không làm được việc đó, buộc Sư đoàn 18 phải phản kích một mình. Cuộc phản kích đó không còn
nhằm tiến ra vùng giải phóng Lộc Ninh, mà chỉ nhằm nới rộng vòng vây đối với thị xã. Có đúng thế không? Vậy thì có dốc sức vào giải toả Tàu Ô cũng không làm thay đổi được thế trận nữa. Đúng rồi! Đáng lẽ chúng phải rút khỏi Tàu Ô vài ngày sau khi ta tiến công Lai Khê, đang bao vây Bàu Bàng, tiêu diệt Tiểu đoàn 51 biệt động quân kia. Chúng phải rút về đổi phó khi ta chưa kịp dàn thế trận ở sau lưng chúng kia. Nhưng có lẽ vì chúng quá cay cú vùng đất Tàu Ô này. nên không có quyết định hợp lý đó. Rút bây giờ thì muộn và nguy hiểm. Sư đoàn đã chuẩn bị xong trận vận động phục kích cấp sư đoàn ở bắc Bàu Bàng rồi. Thôi. không còn nghi ngờ gì nữa, chuẩn bị kế hoạch đánh địch tháo chạy thôi anh Vũ ạ. Chuẩn bị ngay đêm nay chứ không thì muộn mất, chúng đã chạy là chạy rất nhanh đấy, kinh nghiệm Ở Đầm Bè, Tô Tia, Xơ nun(l) còn mới lắm.
Đoàn Vũ cuốn điếu thuốc thứ hai. rít từng hơi dài. Ý kiến phát hiện của Nguyễn Tính rất chính xác. Hơn tháng nay lo giữ từng thước đất. đầu óc anh không lúc nào rảnh rỗi, lùi ra vài bước. nhìn toàn bộ diễn biến trên dải chiến dịch. Đoàn Vũ mỉm cười, nghĩ thầm thằng địch đã làm cho mình mụ đi, mình chỉ nhìn thấy những việc cụ thể hàng ngày, mình cũng chỉ mới là thằng cán bộ nghĩ thạo, làm thạo công việc chiến thuật, còn công việc chiến dịch. Thì còn chấp chới lắm. Đoàn Vũ tự an ủi, anh ném mẩu thuốc, rồi bấm đèn soi rộng trên bàn cát, anh nói sau một lúc suy nghĩ:
- Theo tôi. chúng ta nên tập trung binh hoả lực đánh vào đội hình Chiến đoàn 49 và Tiểu đoàn 1/50 ở bên đông đường. Thời gian bọn này rời công sự tháo chạy khá dài, bãi sình là chướng ngại lớn của chúng. Tiểu đoàn 18 chuyển đại đội đang ép chốt Mỹ lên ngang với đội hình Tiểu đoàn 1/50. Cả tiểu đoàn đánh vào đội hình khi chúng chạy ngang bãi sình, dồn chúng vào chốt Mỹ, toàn bộ hoả lực của trung đoàn sẽ bắn phá cái túi đó, đến mức độ nhất định, hoả lực sẽ chuyển xuống xóm Ruộng. Tiểu đoàn 18 chuyển sang truy kích bên đông đường, còn bên tây đường. tôi đề nghị rút Tiểu đoàn 11 của đơn vị bạn tăng cường ra khỏi các vị trí hiện nay, bí mật tiến xuống chiếm lĩnh phía sau đội hình Chiến đoàn 46, phía nam ngã ba xóm Ruộng. Tiểu đoàn 11 sẽ truy kích địch xuống tới Ngọc Lầu, dựa vào trận địa cũ của Trung đoàn 65 ở đó sẵn sàng đánh địch- Tiểu đoàn 19, Tiểu đoàn 17 truy kích dọc theo hai bên đường. rồi trở về trận địa cũ, củng cố ngay công sự, phân tán rộng đội hình đề phòng địch tập kích hóa học và B.52. Trong suốt thời gian đó khẩu 85 ly nòng dài và súng cối 120, 82 tích cực kiềm chế các trận địa pháo địch. Hoả lực phòng không tích cực bắn máy bay chi viện cho  bộ binh truy kích.
Đoàn Vũ im lặng suy xét lại lần nữa những ý kiến vừa nói. anh kết luận:
- Với hình thái địch ta như vậy không còn cách đánh nào khác hơn. Chúng ta chỉ có khả năng đánh thiệt hại nặng từng chiến đoàn. từng tiểu đoàn, chứ khả năng tiêu diệt gọn thì khó, quân số của ta ít quá. Các loại đạn hoả lực còn ít quá.
Nguyễn Tính thấy hợp lý, đúng là không còn cách đánh nào
hay hơn nữa. anh nói:
- Tôi nhất trí, chúng ta hạ quyết tâm chứ?
- Hạ quyết tâm!
Đoàn Vũ đứng ngay dậy, anh nắm chặt bàn tay gầy gầy của
Nguyễn Tính. anh hỏi:
- Có cần họp đảng uỷ nữa không?
Nguyễn Tính lắc đầu:
- Không cần, anh triển khai đi; tham mưu trưởng, chủ nhiệm chính trị, tham mưu phó xuống ba tiểu đoàn bên này, tôi sẽ chuẩn bị phần công tác chính trị và viết điện cho Tiểu đoàn 18 . Còn bộ phận hoả lực thì giao cho trợ lý pháo binh.
- Đồng ý
Đoàn Vũ đáp nhanh, anh đi về phía hầm chỉ huy.
Nguyễn Tính cũng trở về hầm của mình, anh viết điện cho Tiểu đoàn 18, đọc lại, rồi xé, viết tiếp lần thứ hai, đọc lại, gạch xóa. viết thêm, đọc lại lần nữa, rồi gọi liên lạc đưa bức điện sang bộ phận thông tin vô tuyến. Cậu liên lạc đi rồi, Nguyễn Tính khoanh tay trên bàn. Chăm chú nhìn vạt ánh sáng từ ngọn đèn dầu được che kín toả ra đủ soi kín trang giấy trắng. Anh vụt nhớ tới đêm mồng 5 tháng 5 ở Điện Biên Phủ, đêm đó trong chiến hào, bộ đội được nghe mệnh lệnh tổng công kích do các chính trị viên đi dọc theo chiến hào phổ biến. Nguyễn Tính phải đưa thương binh về phía sau nên không nghe
được toàn bộ mệnh lệnh. Lúc anh trở về tới chiến hào thì chỉ kịp xách súng chạy theo trung đội vượt qua cầu Mường Thanh. Anh không có ý so sánh những ngày cuối cùng ở Điện Biên Phủ với những ngày cuối cùng ở Tàu Ô, nhưng anh muốn nhân danh bí thư đảng uỷ trung đoàn, nhân danh chính uỷ trung đoàn, thay mặt những người lãnh đạo và những người chỉ huy nói với chiến sĩ, cán bộ trong toàn trung đoàn một vài lời, trước khi anh em nhảy lên khỏi hầm truy kích địch. Anh vừa muốn viết thành một bản mệnh lệnh, lời lẽ hùng hồn, nghiêm trang như kiểu một mệnh lệnh tổng công kích, nhưng anh đắn đo - Bệnh viết dài, bệnh văn hoa của anh đã bị chế giễu... Không. anh sẽ không viết mà anh sẽ nói. Nhưng nói gì? Hay là viết? Viết thì lưu trữ được, biết đâu sau này sẽ thành tài liệu quý? Anh sẽ viết những lời bình thường. Anh sẽ tóm tắt thật cô đọng, thật dễ hiểu. làm sao có sức thuyết phục. làm cho anh em xúc động và tự hào về tất cả những gì đã diễn ra, đã trải qua hơn ba tháng trời trên mảnh đất Tàu Ô này.
Nguyễn Tính ôm đầu, nhưng anh không nghĩ ra được câu nào hay cả. Anh đứng dậy, sực nhớ ra những công việc cần kíp. Anh bước nhanh ra ngoài. ở trong hầm chỉ huy có khi anh sẽ tìm ra được những ý hay, những câu cần thiết.

(I) Các trận chiến đấu ở vùng đông bắc Cam pu chia
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM