Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 08:02:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cách mạng văn hoá liệt truyện - Tập 2  (Đọc 56806 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #80 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 10:04:19 pm »


7. Cây bút cùn đi đến đâu ở đấy nước mắt tràn trề, máu đỏ thấm đẫm

Diêu Văn Nguyên bạn sống chết có nhau của Trương Xuân Kiều cũng là một tên đồ tể giết người không ghê tay.

Mã Liên Lương diễn vai chính trong “Hải Thụy bãi quan” bị cây bút cùn đánh dẹp, chiêng trống của cách mạng văn hóa vừa gióng lên đã nuốt hận qua đời.

“Hải Thụy dâng sớ” bị liên lụy. “Hải Thụy dâng sớ” và “Hải Thụy bãi quan” bị vu là một “chửi mắng” một “cách chức”, Nam hô Bắc ứng, diễn viên chính “Hải Thụy dâng sớ” là người sáng lập “Kỳ phái”, nhà biểu diễn Kinh kịch nổi tiếng, đảng viên Cộng sản Chu Tín Phương bị coi là phản cách mạng, bị lăng nhục phải chết oan trong đêm tối.

Một “Mã” một “Kỳ” đều là tinh hoa của Kinh kịch Trung Quốc đều bị cây bút cùn Diêu Văn Nguyên sổ toẹt!

Do phản bác lại luận điệu hoang đường của Diêu Văn Nguyên, nên ba học giả nổi tiếng của Thượng Hải là Lý Bình Tâm, Chu Cốc Thành, Chu Dư Đồng đều bị coi là “Thôn ba nhà của Thượng Hải”.

Giáo sư Lý Bình Tâm nhà sử học nổi tiếng giảng dạy tại Khoa Sử Đại học Sư phạm Hoa Đông, Thượng Hải bị Diêu Văn Nguyên vu cho là “giáo viên phản diện tự nhảy ra”, là “chống Đảng chống chủ nghĩa xã hội”. Năm 1966, ông bị bức hại đến chết lúc mới 53 tuổi. Trước khi qua đời, ông vẫn nối sang sảng: “Có mấy vấn đề trước khi sự việc xảy ra tôi không ngờ tới: thứ nhất, nhân vật lịch sử bị phủ định tất cả; Thứ hai, phủ định tất cả các quan lại thanh liêm, bất luận thế nào cũng không hợp lô-gic; Thứ ba, bây giờ đột nhiên từ thảo luận học thuật hoàn toàn chuyển sang đấu tranh chính trị. Vấn đề bây giờ rất khó nói, rất có thể người không có vấn đề hôm nay, ngày mai đã có vấn đề. (Ngô Hàm) sao lại có thể phất cờ đỏ để chống cờ đỏ được? Bây giờ dù thế nào cũng là một chiếc mũ chụp lên đầu…”.

Nhà sử học Tiễn Bá Tán, Giáo sư Ông Độc Kiện, Tưởng Tinh Dục tác giả của “Nam Bao Công - Hải Thụy”, Hứa Ân Ngôn nhà biên kịch “Hải Thụy dâng sớ”… lần lượt bị đưa ra phê phán đấu tố.

Sự liên lụy dẫn đến do Diêu Văn Nguyên phê phán “Hải Thụy bãi quan”, đã sáng tạo nên một “kỳ tích” trong lịch sử Trung Quốc, khiến người ta nhìn thấy phải rùng mình!

Ngày 5 tháng 8 năm (1966,) Mao Trạch Đông viết “Nã pháo vào Bộ Tư lệnh - bài đại tự báo của tôi”, được coi là Bộ Tư lệnh Lưu, Đặng “người đứng sau bí mật” của “Bành, La, Lục, Dương” bị pháo kích, làm cho cách mạng văn hóa đạt tới cao trào thứ nhất.

Giang Thanh náo nức khôn cùng, trong bài phát biểu có tựa đề “Vì nhân dân lập công mới”, bà ta đã đánh giá “công tích lịch sử” của Diêu Văn Nguyên phê phán “Hải Thụy bãi quan” như sau: “Sau khi bới ra được một Ngô Hàm là cả một đống!”. Từ chỗ bới ra được Ngô Hàm, tiến tới “bới” được “Thôn ba nhà”, “bới” được “Thành ủy Bắc Kinh”, “bới” được “Bành, La, Lục, Dương”, “bới” được “Bộ Tư lệnh Lưu Đặng”, Diêu Văn Nguyên đã lập “công đầu” trong cách mạng văn hóa.

Một năm sau khi bài “Bình vở kịch lịch sử” mới biên soạn “Hải Thụy bãi quan” ở Thượng Hải đã xảy ra “Sự kiện An Đình” chấn động cả nước, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên bay về Thượng Hải để xử lý “Sự kiện An Đình”, Trương Xuân Kiều liên minh với “Tư lệnh” của “Bộ Tư lệnh tạo phản cách mạng công nhân Thượng Hải” Vương Hồng Văn, thế là “bọn ba tên” trở thành “bọn bốn tên”.

Tháng 4 năm 1969, Đại hội Đảng khóa 9 họp, Diêu Văn Nguyên nhảy lên ủy viên Bộ Chính trị, trở thành một trong hai mươi bốn nhân vật hàng đầu của Trung Quốc trẻ tuổi nhất - mới 38 tuổi.

Diêu Văn Nguyên khởi động bộ máy dư luận và trở thành Tổng giám đốc “Công ty mũ Trung Quốc” (là chụp mũ, gán tội - N.D) và “Công ty tin vịt Trung Quốc”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #81 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 10:05:07 pm »


8. Thành viên quan trọng nòng cốt trong bốn người.

Ngày 10 tháng 3 năm 1973, Chu Ân Lai căn cứ vào lời phê duyệt trong thư đối với Đặng Tiểu Bình của Mao Trạch Đông, đã chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị. Hội nghị đã ra “Quyết định về việc khôi phục sinh hoạt tổ chức Đảng, chức vụ Phó Thủ tướng Quốc vụ viện của đồng chí Đặng Tiểu Bình”. Quyết định này có nghĩa là Đặng Tiểu Bình chính thức xuất hiện trở lại.

Ngày 12 tháng 4, trong Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thết tiệc nguyên thủ quốc gia Căm-pu-chia Hoàng thân Nô-rô-đôm Xi-ha-núc. Đặng Tiểu Bình đã xuất hiện! Đó là sau khi ông bị đánh đổ lần đầu tiên xuất hiện công khai với tư cách Phó Thủ tướng Quốc vụ viện.

Tối hôm ấy tiệc chưa tan nhưng những người đổ xô ra cầu thang không phải là các quan chức ngoại giao mà là phóng viên báo chí các nước. Họ đi thẳng đến Tổng cục Bưu điện nơi gần nhất để đưa một tin quan trọng ra toàn thế giới: Đặng Tiểu Bình đã xuất hiện trở lại!

Có điều trong bốn người Đặng Tiểu Bình, Vương Hồng Văn, Hoa Quốc Phong, Lý Đức Sinh mới đầu được Mao Trạch Đông chú ý nhất là vẫn là Vương Hồng Văn.

Từ ngày 20 đến ngày 31 tháng 5 năm 1973, Trung ương Đảng đã triệu tập Hội nghị công tác tại Bắc Kinh, thảo luận các vấn đề có liên quan về việc triệu tập Đại hội Đảng khóa 10. Theo đè nghị của Mao Trạch Đông, quyết định ba người Vương Hồng Văn, Hoa Quốc Phong, Ngô Đức tham dự Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng và tham gia công tác của Bộ Chính trị.

Theo đề nghị của Mao Trạch Đông, Hội nghị còn đưa ra một quyết định “giật gân”: thành lập ủy ban trù bị Đại hội khóa 10, do Vương Hồng Văn làm chủ nhiệm, Chu Ân Lai, Khang Sinh, Diệp Kiếm Anh, Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Lý Đức Sinh làm phó chủ nhiệm.

Vương Hồng Văn phút chốc được đưa lên vị trí nổi bật như thế, có nghĩa là anh ta đã trở thành nối nghiệp, được Mao Trạch Đông tuyển chọn lần thứ ba!

Địa vị trong Đảng của Giang Thanh thì thụt lùi, Diệp Kiếm Anh ngồi trước mặt bà ta.

Từ ngày 24 đến ngày 28 tháng 8 năm 1973, Đại hội Đảng khóa 10 được triệu tập tại Bắc Kinh. Mao Trạch Đông là Chủ tịch Đoàn Chủ tịch, Chu Ân Lai, Vương Hồng Văn, Khang Sinh, Diệp Kiếm Anh, Lý Đức Sinh là Phó Chủ tịch Đoàn chủ tịch. Điều đó chứng tỏ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức một ê-kíp lãnh đạo mới. Trong Đại hội, Chu Ân Lai đọc Báo cáo chính trị, Vương Hồng Văn đọc Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng. Giang Thanh vốn trước đây rất muốn trở thành nhân vật thứ ba, nhưng nay đã bị Vương Hồng Văn thay thế. Vậy là, địa vị của Giang Thanh đã tụt xuống rất nhiều! Bà ta vốn là nhân vật thứ 4 chỉ sau Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Khang Sinh, bây giờ chỉ là một trong hai mươi mốt ủy viên Bộ Chính trị.

Có điều tuy Giang Thanh có bị “hạ chức”, nhưng Vương Hồng Văn lại được “nâng lên”. Vương Hồng Văn là người được Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên nâng đỡ, cũng giống như Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên được bà ta nâng đỡ vậy. Vương Hồng Văn trở thành cư dân mới của Điếu Ngư Đài, trở thành người bạn mới của Giang Thanh.

Thế là, “ba người nòng cốt” Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên đã tăng thêm một thành viên quan trọng: Vương Hồng Văn.

Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn đã kết thành một “liên minh”, đã hình thành nên một thế lực không nhỏ trong Bộ Chính trị.

Mục tiêu công kích của Giang Thanh, chẳng nói cũng rõ, đó là Chu Ân Lai!
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #82 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 09:55:23 pm »


4
Đoàn tàu hỏa ầm ầm một mạch hướng về Bắc Kinh chạy tới
Vợ chồng Lâm Bưu không kịp khóc trong hai mươi bốn tiếng cuối cùng


1. “Hạm đội liên hợp”

Trong Hội nghị Lư Sơn, đối với Lâm Bưu, Mao Trạch Đông công khai thì bảo vệ, nhưng ngầm ngầm thì đánh đổ, thế lực của Giang Thanh ngày càng mạnh, làm cho Lâm Bưu hốt hoảng không thể không chọn đường hành động trước.

Trước khi Lâm Lập Quả đảm nhận Phó Chủ nhiệm Văn phòng Bộ Tư lệnh Không quân kiêm Phó ban Tác chiến, đã được Ngô Pháp Hiến phê chuẩn thành lập “Tổ điều tra nghiên cứu” do Lâm Lập Quả làm tổ trưởng tại Văn phòng Bộ Tư lệnh, thành viên có Chu Vũ Trì, Vương Phi, Lưu Bái Phong, Lưu Thế Anh (nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Bộ Tư lệnh Không quân). Trên danh nghĩa, nhiệm vụ của “tổ điều tra nghiên cứu” là nêu vấn đề, đưa kiến nghị cho Đảng ủy Không quân; nhưng trên thực tế, nó đã trở thành công cụ thu thập tình báo, bí mật liên hệ v.v... tiến hành âm mưu hoạt động của tập đoàn phản cách mạng Lâm Bưu.

Đến mùa thu năm nay, Lâm Lập Quả sau khi xem hai bộ phim Nhật Bản “Sơn Bản 56” và “A, Hải quân” liền đặt tên cho tổ chức phản cách mạng này là “Hạm đội liên hợp”.

Tập đoàn phản cách mạng Lâm Bưu không những thành lập “Hạm đội liên hợp” ở cơ quan Không quân, mà còn xây dựng tổ chức phản cách mạng của chúng ở các nơi như Thượng Hải, Quảng Châu v.v...

Giang Đằng Giao dựa vào gợi ý của Lâm Bưu và Diệp Quần, đã sai Vương Duy Quốc nguyên Chính ủy bộ đội 7341 thành lập một “tổ tìm người” thay Lâm Lập Quả tuyển chọn “phi tần”. Tháng 3 năm 1970, Lâm Lập Quả đến Thượng Hải, đổi “tổ tìm người” thành “tổ Thượng Hải” để hoạt động phản cách mạng. Ngày 3 tháng 4, Lâm Lập Quả phát súng cho các thành viên của “tiểu tổ”.

Tất cả những điều đó chứng tỏ, Lâm Bưu và đồng bọn nguy hiểm đến thế nào, nhưng về bản chất thì lại yếu ớt. Họ sợ nhân dân, sợ quần chúng. Mặc dù trong nội bộ tổ chức phản cách mạng của chúng, cũng không thể không dùng những thủ đoạn lừa bịp và sự thống trị phát xít để khống chế những thanh niên dốt nát bị chúng lợi dụng do mắc lừa.

Lưu Thiếu Kỳ đã bị đánh đổ, Lâm Bưu đã được Điều lệ Đảng ở Đại hội Đảng khóa 9 quy định rõ ràng là “người kế nghiệp”, muốn nhân dịp Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc họp lên làm “Chủ tịch nước”, vội vã mưu tính chiếm quyền lực cao nhất. Mao Trạch Đông ngày càng mất đi sự tín nhiệm đối với Lâm Bưu, đã nhìn rõ dã tâm lang sói của Lâm Bưu và đồng bọn, đã nhiều lần thẳng thừng nêu ra việc không lập Chủ tịch nước, đồng thời bắt đầu phòng bị từng bước một, hạn chế âm mưu tiếm quyền của Lâm Bưu.

Tháng 8 năm 1970, âm mưu cướp quyền của Lâm Bưu và đồng bọn ở Lư Sơn bị bại lộ. Trần Bá Đạt một thành viên chủ yếu của tập đoàn phản cách mạng Lâm Bưu và Giang Thanh bị tố giác, Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Diệp Quần, Lý Tác Bằng, Khâu Hội Tác bị Mao Trạch Đông phê bình. Trung tuần tháng 10 năm 1970, Mao Trạch Đông lần lượt phê duyệt bản kiểm thảo của Ngô Pháp Hiến và Diệp Quần. Trung tuần tháng 11, Mao Trạch Đông phê phán nghiêm khắc Hoàng Vĩnh Thắng, toàn Đảng toàn quân triển khai phong trào “Phê Trần (Bá Đạt) chỉnh phong”. Ngày 20 tháng 12, Hội nghị Hoa Bắc bắt đầu. Ngày 24 tháng 1 năm 1971, Chu Ân Lai nói chuyện tại Hội nghị Hoa Bắc, đã vạch trần một cách hệ thống tội ác của Trần Bá Đạt…

Một loạt tình hình xảy ra làm cho tập đoàn phản cách mạng Lâm Bưu hốt hoảng, một mặt họ thiêu hủy tài liệu, ký kết đồng minh tiến công và phòng thủ, giả vờ kiểm thảo, mưu đồ che giấu chân tướng sự thực nhằm thoát khỏi cơn nguy hiểm. Mặt khác, bắt đầu sắp xếp kế hoạch âm mưu hoạt động vũ trang chính biến phản cách mạng.

Sau “sự kiện 13 tháng 9”, từ nơi ở của Lâm Lập Quả đã phát hiện bản ghi chép về những điểm chính của bài phát biểu sau Hội nghị Lư Sơn. Những điểm chính của bài nói chuyện này, phản ánh sự đánh giá của Lâm Bưu và đồng bọn đối với Hội nghị Lư Sơn, bộc lộ một cách trắng trợn dã tâm chính trị và âm mưu phản cách mạng của chúng.

Nói với Tiêm 7, W,C

Đây là một lần Tổng diễn tập của cuộc đấu tranh trong tương lai.

Trận thế của hai bên đều đã rõ ràng, Trần là người anh hùng trong đấu tranh, Ngô là con gấu chó.

Lần này, phía ta trên dưới đều tốt, nhưng ở giữa không ăn khớp, ba là không có một tham mưu trưởng tốt.

Trình độ chính trị của những người này thấp, thường ngày không học tập, đến lúc cần thì trong đầu không có dự định gì, không có một ý niệm toàn diện, chỉ huy chiến dịch quân sự còn có thể nhưng chỉ huy chiến dịch chính trị thì không được. Nói cho rõ một chút là cuộc đấu tranh chính trị sau này không thể dựa vào họ để lãnh đạo, quyền lãnh đạo thực sự phải nắm trong tay chúng ta.


(“Tiêm 7” là biệt hiệu của Giang Đằng Giao, “W” là biệt hiệu của Vương Duy Quốc, “C” là biệt hiệu của Trần Lệ Vân, nguyên ủy viên chính trị của bộ đội 7350, Trần là chỉ Trần Bá Đạt, Ngô là chỉ Ngô Pháp Hiến - Người dẫn chú).

Chính trong tình hình này, Lâm Bưu đã đưa “Hạm đội liên hợp” phản cách mạng do Lâm Lập Quả cầm đầu bước vào tuyến thứ nhất, càng đẩy mạnh những âm mưu hoạt động phản cách mạng của chúng hơn nữa.

Tháng 10 năm 1970, sau khi Lâm Lập Quả đặt tên cho tổ chức phản cách mạng của họ là “Hạm đội liên hợp”, đã quyết định mở rộng phạm vi điều tra và tăng thêm “nhân viên điều tra”.

Tháng 11, Lâm Bưu nói với Lâm Lập Quả: “Phải gặp mặt các cán bộ cấp quân đoàn trở lên, không gặp mặt thì sẽ không có quyền chỉ huy”.

Ngày 1 tháng 12, Lâm Lập Quả bố trí chỉnh đốn “đội ngũ cốt cán” của cơ quan Không quân. Lâm Lập Quả nói: “Người ta tiến hành làm trong sạch đội ngũ và chỉnh đốn Đảng còn chúng ta thì thanh lý đội ngũ cốt cán. Muốn làm trong sạch đội ngũ, phải tìm khâu yếu kém, có hay không có phái giả, nội gian. Không để cho kẻ xấu trà trộn vào”. Trong sổ ghi chép của Lưu Bái Phong ghi ngày 2 tháng 12 năm 1970 thu giữ được có chép những ý kiến bước đầu về “chỉnh đốn” đội ngũ cốt cán của cơ quan.

Chiều ngày 8 tháng 2 năm 1971, “Hạm đội liên hợp” triệu tập “Hội nghị Hạm đội” bố trí thu thập tình báo, Chu Vũ Trì đã nói về tính chất quan trọng của tình báo trong hội nghị này; so sánh bên trên và bên dưới thì bên trên quan trọng hơn; so sánh tình hình chết và tình hình sống thì tình hình sống quan trọng; tình trạng chờ đợi và tình trạng chủ động thu thập tư liệu phải chủ động khai thác tình hình mới, đồng thời yêu cầu mỗi người mỗi thời kỳ phải liên tục nắm cho được một hai vấn đề.

Ngày 12 tháng 2, Lâm Bưu, Diệp Quần, Lâm Lập Quả đã đến Tô Châu. Ngày 21, Lâm Bưu sai Lâm Lập Quả đến Hàng Châu, tiến hành xâu chuỗi phản cách mạng, Lâm Lập Quả và Vu Tân Dã nhiều lần bí mật bàn với Trần Lệ Vân nguyên ủy viên Chính trị đơn vị bộ đội 7350.

Lâm Bưu, Diệp Quần, Lâm Lập Quả trải qua những hoạt động khẩn trương Lâm Lập Quả ra mặt, tập hợp những thành viên chủ yếu của “Hạm đội liên hợp” gồm Chu Vũ Trì... định ra kế hoạch vũ trang đảo chính phản cách mạng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #83 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 09:57:33 pm »


2. Kế hoạch tội ác “Kỷ yếu “công trình 571””

Giang Nam vào tháng 3, đúng vào mùa cây cỏ xanh tươi, ong bướm chim muông bay lượn. Nhưng tổ quốc của chúng ta lại đang phải chịu tai họa lớn do tập đoàn phản cách mạng Lâm Bưu và Giang Thanh gây nên. Một nhúm kẻ có dã tâm và âm mưu phản cách mạng đã sai lầm cho rằng: ý nguyện của nhân dân có thể đè nén lâu dài, chân tay họ có thể bị trói mãi mãi. Vì thế chúng đã dám đùa giỡn với vận mệnh của đất nước và dân tộc trên bàn tay mình.

Ngày 18 tháng 3 năm 1971, Lâm Lập Quả đã đưa Vu Tân Dã và Hứa Tú Tự (nguyên Trưởng phòng Phòng kỹ thuật binh chủng ra-đa thuộc Bộ Tư lệnh Không quân và là thành viên “Hạm đội liên hợp”) từ Hàng Châu đến Thượng Hải. Tối hôm ấy, đồng thời thông báo cho Chu Vũ Trì đang ở Bắc Kinh đến ngay Thượng Hải và giao hẹn với người tiếp đón họ là Lý Vĩ Tín (nguyên là Phó Trưởng phòng Ban thư ký Cục Chính trị đơn vị bộ đội 7341 và là thành viên quan trọng của “Hạm đội liên hợp”). “Tử tước hiệu” (biệt danh của Diệp Quần) nói, “ở Thượng Hải cần phải ẩn nấp, an toàn”.

Ngày 20 tháng 3, Chu Vũ Trì đến Thượng Hải. Ngày hôm sau, Lâm Lập Quả bèn triệu tập Chu Vũ Trì, Vu Tân Dã, Lý Vĩ Tín đến họp bàn bí mật, chúng “phân tích” tình hình. “Hiện nay thực lực và quyền thế của thủ trưởng (chỉ Lâm Bưu - dưới đây đều gọi như thế) đều chiếm ưu thế, nhưng hiện nay đang có thay đổi”. Chúng nghiên cứu vấn đề “nối nghiệp của Lâm Bưu”, cho rằng có thể có ba khả năng:

Một là, Lâm Bưu “nối nghiệp một cách hòa bình”. Chu Vũ Trì nói, năm sáu năm nữa là chuyện thường, có thể sẽ ngắn hơn. Lâm Lập Quả nói, năm sáu năm nữa vẫn chưa chắc đã thay thế được, cho dù là năm sáu năm thì tình hình cũng sẽ thay đổi rất lớn, rất khó nói là địa vị của thủ trưởng có thể giữ được.

Hai là, Lâm Bưu “bị người khác tranh chỗ”. Chu Vũ Trì cho rằng, ngay bây giờ thì không được. Lâm Lập Quả cho rằng, uy tín của Mao Trạch Đông cao, chỉ cần Mao Trạch Đông nói một câu là Lâm Bưu có thể bị đổ bất cứ lúc nào, do đó hắn điên cuồng đòi sắp xếp bố trí cuộc đảo chính vũ trang phản cách mạng.

Ba là Lâm Bưu “cướp ghế trước”. Cũng có nghĩa là trực tiếp hãm hại Mao Trạch Đông. Nhưng chúng lại sợ làm không nổi vì Mao Trạch Đông có ảnh hưởng lớn, uy tín cao. Chu Vũ Trì tỏ ra hiểm ác hơn: “Tất nhiên, nhất định phải làm như thế thì cũng có thể nghĩ ra cách, như: giam lỏng Mao Trạch Đông để đàm phán, cũng có thể giết Mao Trạch Đông rồi đổ tội cho người khác”. Ông ta nói một cách thâm hiểm: “Dù thế nào thì lúc ấy thủ trưởng đã nắm quyền có thể do thủ trưởng đứng ra nói chuyện”. Cuối cùng chúng đi đến kết luận tranh thủ “quá độ hòa bình”, chuẩn bị tốt “khởi nghĩa vũ trang”. Chúng nghiên cứu những điểm quan trọng trong việc thực hiện cuộc đảo chính vũ trang phản cách mạng này, sắp xếp thành lập tổ chức vũ trang “đội hướng dẫn” v.v… Cuối cùng, Lâm Lập Quả dựa vào từ đồng âm của “Vũ trang khởi nghĩa”, đặt cho kế hoạch tội ác này là “Kỷ yếu “công trình 571””. Lâm Lập Quả nói với Vu Tân Dã. “Căn cứ vào tình hình trước mắt, thủ trưởng bảo trước tiên phải đặt kế hoạch. Theo tôi, kế hoạch này sẽ theo cái khung chung đã được bàn ở Hàng Châu, rồi anh sẽ viết. Tôi đã nói tình hình bàn bạc của chúng ta ở Hàng Châu cho Tử tước hiệu nghe rồi”.

Từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 3, chúng đã viết xong kế hoạch.

Sau “sự kiện 13 tháng 9”, từ một cứ điểm bí mật trong Học viện Không quân của chúng, đã tìm ra một bản “Kỷ yếu “công trình 571”” do Vu Tân Dã viết. Toàn văn chia làm 9 phần: (1) Tính khả năng; (2) Tính tất yếu; (3) Điều kiện cơ bản; (4) Thời cơ; (5) Lực lượng; (6) Khẩu hiệu và cương lĩnh; (7) Những điểm quan trọng trong thực thi; (Cool Chính sách và sách lược; (9) Bảo mật và kỷ luật. “Kỷ yếu” đã vu cáo chính quyền chuyên chính vô sản của nước ta là vương triều phong kiến treo biển xã hội chủ nghĩa, lấy “Đánh đổ Tần Thủy Hoàng hiện đại B-52” (B-52 là cách gọi bêu xấu của họ đối với Mao Trạch Đông), “Lật đổ vương triều phong kiến treo chiêu bài xã hội chủ nghĩa” làm khẩu hiệu và cương lĩnh, nêu ra việc phải hành động trước để kiềm chế đối phương về quân sự”, âm mưu lợi dụng họp tầng lớp lãnh đạo để “vét gọn một mẻ lưới” hoặc dùng thủ đoạn đặc biệt “như ném bom, gây tai nạn xe cộ, ám sát, bắt, dùng các phân đội nhỏ du kích ở thành phố v.v... để phát động cuộc đảo chính vũ trang phản cách mạng, giết hại Mao Trạch Đông, nhằm “cướp chính quyền trong cả nước”, hoặc tạo nên “cục diện cát cứ”, xây dựng vương triều họ Lâm. “Kỷ yếu” còn nêu rất rõ chính sách và sách lược như sau: “Phất lá cờ B- 52 để đánh lực lượng của B-52”.

Theo kế hoạch phản cách mạng này, Lâm Bưu lập tức hành động.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #84 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 09:59:34 pm »


3. Đoàn tàu chạy suốt không dừng

Đứng trước một hồ nước đục, Mao Trạch Đông đã chuẩn bị rải phèn chua.

Mùa hè năm 1971 trôi qua.

Tập đoàn phản cách mạng Lâm Bưu khẩn trương chuẩn bị cuộc đảo chính vũ trang, mang trong lòng nỗi lo lắng không yên chờ đón mùa thu thứ hai sau Hội nghị Lư Sơn.

Trung tuần tháng 8 năm 1971, Mao Trạch Đông rời Bắc Kinh đi miền Nam thị sát. Tại Vũ Hán, Trường Sa và Nam Xương, lần lượt nói chuyện nhiều lần với những người phụ trách Đảng, chính quyền, quân đội của các tỉnh và khu: Hồ Bắc, Hà Nam, Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Giang Tây, Giang Tô, Phúc Kiến. Trong các buổi họp này, Mao Trạch Đông không chỉ phê bình Trần Bá Đạt, Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Diệp Quần, Lý Tác Bằng, Khâu Hội Tác v.v... mà còn nhiều lần phê bình Lâm Bưu khi nói đến cuộc đấu tranh trong Hội nghị Lư Sơn, ông nói: “Có người vội muốn làm chủ tịch nước, muốn chia rẽ Đảng, vội cướp quyền”. “Sự việc ở Lư Sơn vẫn chưa xong, vẫn chưa giải quyết”. Đồng thời chỉ rõ: Lâm Bưu “tất nhiên phải chịu một phần trách nhiệm”.

Mao Trạch Đông nói: “Tôi không tin là quân đội của chúng ta lại làm phản, tôi không tin Hoàng Vĩnh Thắng có thể chỉ huy giải phóng quân làm phản! Dưới quân đoàn còn có sư đoàn, trung đoàn, còn có các cơ quan cục, chính trị, hậu cần, anh điều động quân đội làm việc xấu liệu họ có nghe anh không?”. Mao Trạch Đông tuy không nói đến tên nhưng nói đến kẻ cầm đầu “Hạm đội liên hợp” là Lâm Lập Quả: “Một người mới hai mươi mấy tuổi đầu mà tâng bốc là “siêu thiên tài”, điều đó chẳng có lợi gì”.

Trên đường đi, Mao Trạch Đông nhiều lần dẫn đầu những người được tiếp kiến hát “Quốc tế ca” và “Ba kỷ luật lớn và tám điều chú ý”, giảng giải ca từ của hai bài hát này. Mao Trạch Đông bảo: “Không những phải hát mà còn phải giải thích, còn phải theo đó mà làm”.

Cuộc nói chuyện trên đường thị sát ở miền Nam của Mao Trạch Đông đã đẩy nhanh việc bố trí đảo chính của Lâm Bưu và Diệp Quần. “Kỷ yếu “công trình 571”” đã sớm có sự tính toán và đối sách: “Về chiến lược có hai thời cơ: Một là lúc chúng ta chuẩn bị xong có thể nuốt chửng họ. Hai là, lúc phát hiện thấy kẻ địch há miệng muốn nuốt chửng chúng ta. Khi chúng ta bị nguy hiểm nghiêm trọng thì lúc này dù đã chuẩn bị hay chưa chuẩn bị tốt, cũng phải “quyết làm đến cùng”.

Lâm Bưu, Diệp Quần đã tính đến tình hình mới của việc Mao Trạch Đông đi thị sát miền Nam. Đã quyết tâm “làm đến cùng”.

Ngày 7 tháng 9, Lâm Lập Quả ra lệnh bước vào chuẩn bị chiến đấu cấp 1 cho “Hạm đội liên hợp”.

Buổi chiều cùng ngày, Chu Vũ Trì ở Bắc Đới Hà nhận chỉ thị của Lâm Bưu và Diệp Quần, đáp máy bay trực thăng về Bắc Kinh. Ông ta lập tức gặp Tổng chỉ huy đảo chính là Giang Đằng Giao. Cho ông ta xem bản ghi chép bài nói chuyện của Mao Trạch Đông nhằm vào Lâm Bưu khi đi thị sát miền Nam, sau đó buồn bã nói: “Bây giờ xem ra họ sẽ ra tay đối với bọn ta rồi. Theo tôi chúng ta phải ra tay trước thì hơn. Mao hiện đang ở Hàng Châu, sẽ rất nhanh chóng về Bắc Kinh để dự lễ Quốc khánh. Lúc đi qua Thượng Hải ta có thể bắt tay thực hiện”.

Giang Đằng Giao trầm tư một lát, nói: “Vậy phải bảo Vương Duy Quốc”.

Chu Vũ Trì nói ngay: “Không được, Vương Duy Quốc quá thô thiển”. Giang Đằng Giao không phụ sự chăm sóc của Lâm Bưu, đứng ra nói: “Vậy thì chỉ có tôi đi được thôi!”.

Chu Vũ Trì sốt ruột: “Nếu đi thì đi nhanh lên”

Giang Đằng Giao thong thả nói: “Hàng Châu bây giờ là lúc thời tiết đẹp nhất, Mao sẽ không thể về trước ngày 25 tháng 9 đâu”.

9 giờ 40 phút tối ngày 8 tháng 9, Lâm Lập Quả đáp chuyên cơ E-bớt từ Bắc Đới Hà xuống sân bay quân sự Tây Giao, Bắc Kinh. Hơn 10 giờ đêm hôm ấy, Lâm Lập Quả họp với Giang Đằng Giao, Lý Vĩ Tín ở “phòng chữ H”, một cứ điểm bí mật tại sân bay Tây Giao.

Giang Đằng Giao vừa vào, Lâm Lập Quả đã nói: “Chính ủy, trước tiên hãy xem cái này đã”. Giang Đằng Giao chìa tay cầm tờ giấy, đó là tờ giấy khổ 19×27cm, có chữ do Lâm Bưu viết bằng bút chì đỏ:

“Mong làm theo mệnh lệnh do Lập Quả và đồng chí Vũ Trì truyền đạt.

Lâm Bưu, ngày 8 tháng 9”

Lâm Lập Quả hỏi: “Thế nào?”

Giang Đằng Giao đáp: “Làm thôi!”
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #85 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 10:00:38 pm »


Lâm Lập Quả đưa ra phương án: “Tình hình bây giờ rất khẩn cấp, quyết định ra tay ở Thượng Hải. Chúng ta đã nghiên cứu ba biện pháp. Một là dùng súng phun lửa, hỏa tiễn B.40 bắn vào xe lửa của B-52 (chỉ Mao Trạch Đông); Hai là, dùng pháo 100 ly cải trang thành pháo cao xạ bắn thẳng vào xe lửa; Ba là, để cho Vương Duy Quốc đem theo súng lục, sẽ bắn hạ khi B-52 tiếp kiến”. Lại nói với Giang Đằng Giao: “Anh sẽ đến Thượng Hải chỉ huy thống nhất! Chỉ có anh mới đảm nhiệm được. Đợi sau khi tiếng súng ở Thượng Hải nổ, thì ở Bắc Kinh, Vương Phi chỉ huy tiểu đoàn cảnh vệ trực thăng của Không quân sẽ tấn công Điếu Ngư Đài”.

Để cướp công của người khác, Giang Đằng Giao lại đề ra một phương án: “Đốt kho xăng ở gần đó, lấy danh nghĩa là cứu hỏa, nhân lúc hỗn loạn để ra tay”. Ông ta vẽ ngay nơi đỗ của đoàn tàu chuyên dụng của Mao Trạch Đông và vị trí kho xăng, nói: “Làm cho tốt, dòng xăng sẽ chảy đến đoàn tàu hỏa, cả người lẫn xe đều đi tong”.

Để động viên tinh thần, Lâm Lập Quả nói: lần này sẽ thưởng theo công lao. Thủ trưởng đã nói là ai hoàn thành nhiệm vụ này sẽ là người lập công dựng nước”.

Chu Vũ Trì nói thêm với Giang Đằng Giao: “Nếu anh hoàn thành được nhiệm vụ thì chức Phó Thủ tướng và Ủy viên Bộ Chính trị do anh chọn”.

Lâm Lập Quả lại hỏi: “Anh xem mấy biện pháp này có được không? Có chắc ăn không?”

Giang Đằng Giao làm ra vẻ là Tổng Chỉ huy mặt trận: “Nếu dùng được cả thì có thể nắm chắc được sáu bảy phần”.

Chu Vũ Trì đẩy bàn đứng dậy: “Nắm chắc được bảy phần thì làm. Đánh trận thì bảy phần chắc ăn và ba phần mạo hiểm”.

Giang Đằng Giao nghĩ đến mật hiệu liên lạc liền nói: “Nếu B-52 đến Thượng Hải mà “nổ súng” thì gọi “Vương Duy Quốc ốm nặng”, “nếu đánh thành công” thì gọi là “Vương Duy Quốc đã khỏi bệnh”. “Đánh hỏng” thì gọi là “Vương Duy Quốc nguy kịch”.

Đến sáng ngày 9 tháng 9, Lâm Lập Quả suốt đêm không ngủ, lại chạy đến Học viện Không quân, triệu tập các thành viên của “Hạm đội liên hợp” họp, gồm Lưu Bái Phong, Lưu Thế Anh, Lý Vĩ Tín, Trình Hồng Trân. Lâm Lập Quả bước vào phòng họp, vứt mũ và quân phục lên xa-lông, lộ ra khẩu súng lục giắt ở lưng, quát lên: “Đóng cửa sổ lại!”.

Mọi người lặng im, chỉ nghe tiếng của Lâm Lập Quả: “Hiện nay có người chống lại Lâm Phó Chủ tịch. Chúng ta thề chết để bảo vệ? Nuôi quân ngàn ngày chỉ dùng trong một buổi. Chúng ta phải đem hết sức, một người phải bằng mấy người, mười mấy người”. Nói xong, lấy mệnh lệnh viết tay truyền cho mọi người xem.

Lâm Lập Quả lại đưa ra thủ đoạn thưởng theo công trạng: “Trong cuộc khởi nghĩa vũ trang này, Giang Đằng Giao là Tổng Chỉ huy mặt trận. Thành công, Vương Phi sẽ là Tư lệnh Không quân, Lưu Thế Anh sẽ là Phó tư lệnh, Lý Vĩ Tín có thể làm Bộ trưởng Ngoại thương. Những người khác sẽ được trọng dụng, thành bại là ở lúc này”.

Trịnh Hồng Trân nói xen vào: “Được làm vua thua làm giặc!”.

Lâm Lập Quả nói thêm: “Thua cũng không phải là giặc. Thành công thì mọi việc sẽ tốt, thất bại thì sẽ đánh du kích”.

“Tổng chỉ huy mặt trận” sau rèm thực sự là Diệp Quần ở Bắc Đới Hà. Bà ta đã tổng hợp quyết sách của Lâm Bưu và cơ mưu của bà ta để tạo nên những cuộc nói chuyện bằng điện thoại dài hết lần này đến lần khác.

Theo điều lệ quy định, các cuộc nói chuyện bảo mật quân dụng, thì các cuộc nói chuyện giữa Diệp Quần và Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến và những người lãnh đạo cao cấp là cơ mật tuyệt đối, không ai được và cũng không có cách gì để nghe trộm. Chỉ một ngày 9 tháng 9, các cuộc nói chuyện giữa Diệp Quần và “bốn đại kim cương” ở Bắc Kinh bằng điện thoại đều là cơ mật cao cấp hầu như không có sự gián đoạn, đến nỗi trực ban tiếp dây tại Tổng đài ở trong tình trạng rất khó xoay xở. Vì hôm ấy Hoàng Vĩnh Thắng đã cầm máy nói chuyện với Diệp Quần liên tục một tiếng rưỡi đồng hồ, làm cho Ngô Pháp Hiến đợi đến mức không chịu nổi. Điều đảng tiếc là các cuộc nói chuyện này không được ghi âm, nên khó có thể kiểm tra, trở thành sự đáng tiếc trong lịch sử.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #86 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 10:27:17 pm »


Ngày 10 tháng 9, Diệp Quần đã nói chuyện bằng đường điện thoại bảo mật với Hoàng Vĩnh Thắng đến 5 lần, trong đó có một lần dài tới hai tiếng mười lăm phút.

Ngày 11 tháng 9, Diệp Quần bắt đầu “ra roi” yêu cầu “Hạm đội liên hợp” phải hành động nhanh chóng.

Sáng hôm ấy, Lâm Lập Quả gọi điện thoại cho Vương Phi: “Chủ nhiệm Diệp vừa gọi điện thoại thúc giục chúng ta, bà còn đích thân gọi điện thoại cho anh, thế hiện nay buộc phải hành động, không thể do dự được nữa. Biệt danh của anh là “A Phi”, biệt danh của Chu Vũ Trì là “Đồng Linh”.

Điện thoại của Lâm Lập Quả vừa dứt thì điện thoại của Diệp Quần từ Bắc Đới Hà gọi tới. Vương Phi là nhân vật chỉ huy thực sự của Bộ Tư lệnh Không quân, Diệp Quần phải nắm chặt ông ta.

Diệp Quần: Lâm Phó Chủ tịch rất tín nhiệm anh, việc giao cho anh làm cần khẩn trương nắm chắc. Tính mệnh của cả gia đình tôi đều trông cậy vào các anh. Nghe nói anh có nhiều lo ngại, luôn muốn “rút thang”. Sợ cái gì? Dù có chết cũng là liệt sĩ mà!”.

Vương Phi vội vàng biện bạch: “Không phải là sợ. Khi tôi tham gia cách mạng cũng không nghĩ tới là mình có thể sống tới 50 tuổi! Chỉ sợ là làm không tốt, sẽ liên lụy đến anh chị”.

Diệp Quần nghe được sự lo lắng từ đáy lòng của Vương Phi như “đi trên lớp băng mỏng”, như đứng trên bờ vực thẳm, bèn nói: “Lâm Phó Chủ tịch xưa nay nói thế nào là như thế nấy, không tính toán đến sự chín muồi thì không bao giờ bảo các anh làm. Làm xong sẽ không đối xử bạc với các anh. Vấn đề gì cũng sẽ dễ dàng. Tương lai các anh đều có chữ “thường” làm biệt hiệu”. Sau khi dụ dỗ là sự uy hiếp mập mờ: “Bây giờ không làm cũng không được nữa rồi. Người ta cũng sẽ không tha cho các anh. Các anh cũng không chạy được. Bây giờ một sợi dây đã buộc chặt vận mệnh của chúng ta vào với nhau rồi, muốn thoát ra cũng không được. Chỉ có cùng sống cùng chết, chung số phận!”.

Giọng nói đượm một chút buồn, Vương Phi vội nói: “Đó là tôi nghĩ nhiều đến khó khăn thôi”.

Diệp Quần tiếp lời: “Có khó khăn thì nghĩ cách khắc phục! Có việc nào không có khó khăn đâu? Ở chỗ Giang Đằng Giao là thời cơ tốt ngàn năm có một, ông ta (chỉ Mao Trạch Đông) đã đến căn cứ địa của chúng ta, không nên để lỡ thời cơ tốt, phải quyết đoán ngay”.

Diệp Quần lại ra vẻ quan tâm săn sóc: “Gia đình anh có khó khăn gì không? Tiền có đủ chi không? Con cái anh nhiều, nếu không đưa đến được thì tôi sẽ giúp anh”.

Sau khi Vương Phi bị Diệp Quần “ra roi”, liền đến sân bay Tây Giao, để bàn bạc với Lâm Lập Quả, Chu Vũ Trì và Giang Đằng Giao, quyết định bảo Quan Quang Liệt, Chính uỷ một sư đoàn ở Vũ Hán điều súng phun lửa đến Thượng Hải, để Giang Đăng Giao sử dụng. Buổi tối, họ gọi Lỗ Mân, Trưởng ban tác chiến Không quân đến, yêu cầu ông ta lái máy bay đến Thạch Phóng ở gần Thượng Hải để ném bom vào đoàn tàu chuyên dụng của Mao Trạch Đông.

Lâm Lập Quả nói như mê như say: “Các anh đến Thượng Hải thực hiện thành công, tôi sẽ tổ chức cuộc mít tinh một trăm ngàn người hoan nghênh các anh, đến lúc ấy, các anh sẽ là trụ cột của đất nước, đều là những công thần. Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh, không phải là anh (Giang Đằng Giao) làm thì tôi không thể nào yên tâm được”.

Giang Đằng Giao cũng hơi có chút bốc đồng: “Tôi làm Chính ủy, Lỗ Mân làm tư lệnh”.

Theo họ, tất cả mọi chuyện đều như ý, hồ như chẳng có một chút sai sót nào. Nhưng họ đã gặp phải một đối thủ mà họ chưa từng gặp bao giờ. Đúng buổi tối mà họ hết sức phấn khởi, mua chuộc lẫn nhau bằng danh lợi, cũng tức là tối ngày 11 tháng 9, một tin ngắn được đưa từ Thượng Hải đến, làm sững sờ “Hạm đội liên hợp”. Đoàn tàu chuyên dụng của Mao Trạch Đông vừa dừng ở Thượng Hải, đã nhanh chóng rời đây đi về phía Bắc.

Theo người mục kích ở biệt thự Liên Hoa Thạch tại Bắc Đới Hà kể lại, khi tin này truyền đến Bắc Đới Hà, Diệp Quần và Lâm Bưu đã ôm đầu khóc nức nở.

Theo bản cung khai viết trong tù của Lý Vĩ Tín, người tham dự vụ này ở cứ điểm bí mật tại sân bay Tây Giao Bắc Kinh, sự miêu tả khó có được về thái độ và cử chỉ của Lâm Lập Quả và những người có mặt ở đó sau khi nghe tin này:

“Tôi phát hiện thấy cửa phòng mà họ đang họp mở toang, đi đến cửa nhìn thì Lỗ Mân đã đi không biết từ lúc nào, bên trong chỉ còn bốn người: Lâm Lập Quả, Chu Vũ Trì, Lưu Bái Phong, Vu Tân Dã, không khí trong phòng khác thường, cái không khí ngạo mạn vừa xong đã bị vẻ mặt ngơ ngác thay thế, ánh mắt mọi người đờ đẫn, cúi đầu lặng im, té ra Mao Trạch Đông đã đi lên phía Bắc, trở về Bắc Kinh. Lâm Lập Quả rơi nước mắt, “nhiệm vụ mà thủ trưởng giao cho, tôi đã không hoàn thành. Thủ trưởng đã giao tính mạng cho tôi. Tôi biết lấy gì để đến gặp thủ trưởng”. Chu Vũ Trì, cũng điên cuồng nói: “Bây giờ buồn phỏng có ích gì, chỉ có đợi đến ngày Quốc khánh, Thủ trưởng lấy cớ bị ốm không đến, tôi sẽ lái máy bay trực thăng đâm vào Thiên An Môn!” Nói xong nhìn xung quanh nói tiếp: “Máy bay trực thăng cần hai người, trong các anh ai sẽ cùng đi với tôi?”. Lúc ấy, không có ai nói gì. Mưu kế thần tình của Mao Trạch Đông như vậy, là dựa vào tin tức nào mà không dừng lại lâu tại Thượng Hải, cũng chẳng có ai biết. Nhưng xem việc đi đứng của Mao Trạch Đông ở Hàng Châu và Thượng Hải thì khiến cho người ta thấy rất thích thú.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #87 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 10:31:35 pm »


Vào nửa đêm ngày 8 tháng 9, tại Hàng Châu các nhân viên công tác trên đoàn tàu chuyên dụng vừa ăn xong cơm, Mao Trạch Đông đột ngột ra lệnh, lập tức chuyển đoàn tàu chiến đang đỗ theo hướng đi sân bay Kiến Kiều, Hàng Châu sang hướng Thiệu Hưng ngay trong đêm. Khoảng 3 giờ chiều ngày 10, Mao Trạch Đông không thông báo trước, quyết định đoàn tàu chuyên dụng lập tức rời Hàng Châu: “Bây giờ điều xe quay lại, chúng ta sẽ đi ngay, không thông báo cho ai biết cả”. Trước khi đoàn tàu khởi động, Trần Lệ Vân nghe tin vội vàng chạy đến, trong tâm trạng bất an, ông ta không đi lên phía trước, như mọi khi bắt tay từ biệt Mao Trạch Đông.

Sẩm tối ngày 10 tháng 9, đoàn tàu chuyên dụng đến Thượng Hải, dừng lại ở Vườn hoa Ngô Gia gần sân bay Hồng Kiệu. Mao Trạch Đông không xuống xe lửa, ông bảo thư ký riêng gọi điện thoại cho Nam Kinh, báo cho Hứa Thế Hữu đến Thượng Hải ngay lập tức. Hứa Thế Hữu đi máy bay đến Thượng Hải ngay, vừa xuống máy bay, đã lên xe đến thẳng đoàn tàu chuyên dụng của Mao Trạch Đông. Sáng ngày 11, Mao Trạch Đông tiếp kiến những người phụ trách ở Thượng Hải ngay trên toa xe lửa. Vương Duy Quốc, người phục trách ra tay hạ sát Mao Trạch Đông ở Thượng Hải bị ngăn lại ở ngoài, không được phép vào trong xe. Anh ta thở dài, rồi ngồi phịch xuống xa-lông trong phòng đợi tàu.

Chiều hôm ấy, đoàn tàu chuyên dụng của Mao Trạch Đông đột ngột rời Thượng Hải, lao vun vút trên cánh đồng mênh mông ở miền Nam. Tối hôm ấy, đoàn tàu chuyên dụng bình yên vượt qua chiếc cầu đường sắt Thạch Phóng nơi mà Lâm Lập Quả và Giang Đằng Giao… âm mưu đánh sập.

“Thưa Chủ tịch, phía trước là Bang Phụ, có dừng không ạ?” Một người ngồi bên cạnh Mao Trạch Đông hỏi.

“Không dừng”.

“Tế Nam sắp đến rồi; có dừng không ạ?”

“Không dừng”

“Sắp đến Thiên Tân rồi, có dừng không ạ?”

“Không dừng”.

Đoàn tàu chuyên dụng chạy với tốc độ cao, suốt dọc đường không dừng ở đâu cả, chạy thẳng tới Bắc Kinh. Sắp đến Phong Đài, Mao Trạch Đông đột ngột hạ lệnh dừng tàu lại Phong Đài, đồng thời triệu tập những người phụ trách cửa bộ đội Bắc Kinh và thành phố Bắc Kinh lên tàu nói chuyện hơn hai tiếng đồng hồ.

Đoàn tàu chuyên dụng của Mao Trạch Đông cuối cùng dừng lại ở Ga Bắc Kinh vào lúc hoàng hôn ngày 12 tháng 9.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #88 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 10:33:03 pm »


4. Ngày cuối cùng của Lâm Bưu

Từ nửa đêm ngày 11 tháng 9 đến nửa đêm ngày 12 tháng 9 năm 1971, là 24 tiếng cuối cùng ở Bắc Đới Hà của Lâm Bưu và Diệp Quần, một ngày một đêm này cũng là giờ phút lâm chung trước khi bị sụp đổ của Vương triều họ Lâm. “Thượng đế muốn ai diệt vong thì trước tiên làm cho người ấy điên cuồng”. Câu ngạn ngữ ấy của phương Tây đã ứng nghiệm. 24 tiếng đồng hồ cuối cùng này, Lâm Bưu, Diệp Quần và Lâm Lập Quả thật giống như những kẻ điên cuồng. Nửa đêm ngày 11 tháng 9, đối với Lâm Bưu và Diệp Quần mà nói thì đó đúng là tiếng chuông báo tang. Đoàn tàu chuyên dụng của Mao Trạch Đông bình yên qua Thượng Hải chạy với tốc độ cao nhất về phía Bắc, tin này truyền đến ngôi biệt thự số 96 ở Liên Hoa Thạch tại Bắc Đới Hà, làm cho Diệp Quần tê dại ngã vật trên xa-lông, rất lâu không động đậy được gì. Diệp Quần ôm lấy Lâm Bưu nức nở khóc như ngày tận cùng của thế giới đã đến vậy.

Diệp Quần khóc, nhưng không hề mất đi sức phán đoán. Bà ta đã dự đoán một cách dứt khoát rằng, thời gian không còn bao nhiêu nữa.

Diệp Quần vội vàng thu dọn hành trang, hành trang của bà ta đặc biệt, khác với mọi người.

Bà ta đặc biệt mang theo một cuốn “Từ điển Nga Hoa” và một cuốn “Từ điển Anh Hoa” và hai tập hội thoại Nga Hoa và Anh Hoa. Sự suy nghĩ chu đáo tỉ mỉ biết nhường nào. Nếu chạy đến Hương Cảng thì có thể dùng tiếng Anh, bà ta cũng đã học được mấy câu, dựa vào cuốn từ điển và hội thoại, có thể ứng phó được. Nếu chạy lên miền Bắc, đến thủ đô nước Nga, thì đây là trở lại chốn xưa, vào thập niên 50, bà ta đã cùng với Lâm Bưu đến Liên Xô dưỡng bệnh, cũng đã mời giáo viên người Nga dạy tiếng Nga, sau này cũng dịch được một số thứ, chưa biết chừng trong lúc khẩn cấp vẫn có thể tỏ rõ được tài năng ngôn ngữ của mình!

Chạy lên phía Bắc theo Liên Xô, phải đi qua Mông Cổ. Ở quốc gia hoang mạc này, Diệp Quần không biết nhiều. Bà ta đã kiếm được tám bản đồ địa hình vẽ bản đồ hành chính của Mông Cổ. Bà ta dùng ngón tay run run lần điểm mấy thành phố lác đác trên bản đồ: U-lan-ba-to, Sa-in-san-đơ, Cô-bu-đô-xai... Bà ta gọi tham mưu đến, hỏi thăm: “Các quân khu của Liên Xô đóng ở đâu?”

Diệp Quần là thành viên của Tổ văn phòng Quân ủy, lại là chủ nhiệm Văn phòng của Lâm Bưu, bà ta biết tình hình phòng thủ không phận của đất nước, nhưng lại không yên tâm, liền hạ lệnh đem bản đồ bố trí ra-đa ở các khu Đông Bắc, Hoa Bắc, Tây Bắc đến để bà ta sử dụng.

Các bảng tần số của Đài phát thanh của các nước lân cận có thể dùng vào việc dẫn đường hàng không, Diệp Quần cũng yêu cầu đem đến để chuẩn bị dùng. Có lẽ muốn tập hợp một chính phủ ngụy nên Diệp Quần còn bảo thư ký đem tập danh sách cán bộ từ cấp phó quân đoàn trở lên trong toàn quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và bản đăng ký tình hình bố trí lực lượng đến.

Sẩm tối ngày 12 tháng 9, Diệp Quần gọi Lâm Đậu Đậu đến, Lâm Đậu Đậu bước vào phòng của bà ta, thấy Diệp Quần đang chỉnh lý những tờ phiếu, thu dọn văn kiện. Lưu Bái Phong ngồi bên cạnh, hai mắt đỏ ngầu nhìn chằm chằm vào Lâm Đậu Đậu đang đi vào.

Lâm Đậu Đậu gọi “mẹ”, Diệp Quần như từ trong cơn mê chợt tỉnh, ngẩng đầu, lạnh lùng nói: “Sáng sớm mai, bố và mẹ sẽ đưa các con đi Đại Liên. Con bảo Chương Khải Lâm thu dọn đi”.

Lâm Đậu Đậu hỏi: “Sáng mai mấy giờ đi ạ?”

Diệp Quần khó chịu: “Sao con lắm chuyện thế! Mẹ cũng không biết mấy giờ đi! Dù sao thì hôm nay các con cũng nên đi ngủ sớm. Ngày mai mẹ cho người đến gọi các con. Con đi đi!”

Lâm Đậu Đậu bị đuổi đi. Cô cảm thấy rõ ràng một không khí khác thường. Đi qua hành lang, cô va phải Lâm Lập Quả đang chạy như một con ruồi mất đầu. Lâm Lập Quả hốt hoảng nói: “Ngày mai sẽ đi, đến Quảng Châu, quân phiệt cát cứ”. Nói xong liền chạy xộc vào phòng ngủ của Lâm Bưu.

Không ngờ, lại một đợt sóng xung kích rất mạnh ập đến ngôi biệt thự số 96 ở Liên Hoa Thạch, đó là tin Thủ tướng Chu Ân Lai đang truy xét chiếc chuyên cơ E-bớt của Lâm Bưu.

Lâm Bưu, Diệp Quần, Lâm Lập Quả đóng chặt cửa phòng, bàn bạc vội vã. Trong lòng họ hốt hoảng sợ rằng nếu chậm trễ, Bắc Kinh sẽ hạ lệnh bắt. Rõ ràng kế hoạch bay về phía Nam không thực hiện được, làm sao bây giờ?

“Ngồi chờ chết, chi bằng đi một bước mạo hiểm”. Đó là tín điều xưa nay của Diệp Quần. Ba người trong gia đình họ Lâm hấp tấp quyết định: “Đổi hướng bay về hướng Nam bằng bay về hướng Bắc, sẽ bay ngay đến Iếc-cút-skơ ở Liên Xô”. Thời gian lúc này là đúng 11 giờ đêm ngày 12 tháng 9.

Trong giờ phút cuối cùng này, để ngăn chặn khá năng bị truy đuổi, bà ta tự ra tay, dùng kế lừa dối trong tam thập lục kế.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #89 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 10:34:49 pm »


11 giờ 22 phút đêm, Diệp Quần dùng điện thoại bảo mật gọi điện cho Chu Ân Lai ở Bắc Kinh.

Diệp Quần cố nén tâm trạng rối bời, chậm rãi nói: “Báo cáo Thủ tướng, Lâm Phó Chủ tịch muốn di chuyển một chút”.

“Di chuyển ở trên không hay di chuyển ở dưới đất?” Chu Ân Lai cũng bình tĩnh đáp, không tỏ vè gì khác thường.

“Di chuyển trên không”, Diệp Quàn đáp.

“Ở đấy có máy bay không?” Chu Ân Lai ướm hỏi.

“Không có”.

Vừa thử đã lộ rõ chân tướng, rõ ràng là chiếc chuyên cơ số 256 của Lâm Bưu đang đỗ tại sân bay Sơn Hải Quan, hơn nữa mấy hôm trước họ còn điều đến một máy bay IL-14, vì sao Diệp Quần vẫn nói dối là không có máy bay? Sân bay Sơn Hải quan lúc ấy thuộc Hải quân quản lý, Chu Ân Lai lập tức gọi điện cho Lý Tác Bằng: “Chiếc chuyên cơ số 256 đang đỗ ở Sơn Hải Quan không được bay. Nếu muốn bay phải có lệnh của bốn người là tôi, Hoàng Vĩnh Thắng Ngô Pháp Hiến và đồng chí cùng ký mới được cất cánh”.

Nhưng Lý Tác Bằng truyền đạt mệnh lệnh đến sân bay Sơn Hải Quan của Hải quân lại cố ý thay đổi chỉ thị của Chu Ân Lai rằng một thủ trưởng trong bốn thủ trưởng chỉ thị cho bay mới được bay.

Đêm hôm ấy, điện thoại báo cáo tình hình từ Bắc Đới Hà truyền về Bắc Kinh hết lần này đến lần khác. Tiếng chuông điện thoại ở Văn phòng ở Đại sảnh phía đông Đại lễ đường Nhân dân réo liên tục, Chu Ân Lai ra ra vào vào không biết bao nhiêu lượt, cuộc họp ở phòng Phúc Kiến trên thực tế ở trong tình trạng ngừng trệ.

11 giờ 40 phút đêm, Diệp Quần gọi thư ký Lý đến phòng khách của Lâm Bưu. Lâm Bưu ngồi trên xa-lông, làm ra vẻ: “Đêm nay làm thế nào cũng không ngủ được. Đồng chí chuẩn bị đồ đạc, đợi máy bay của Ngô Pháp Hiến đến sẽ đi”. Diệp Quần xem đồng hồ đeo tay, nói xen vào: “Chúng tôi đi trước, đến sân bay Sơn Hải Quan, đợi Ngô Pháp Hiến ở phòng chờ”.

Thư ký Lý nói là sẽ đi điều động xe ô tô ngay, rồi đi ra khỏi phòng khách của Lâm Bưu. Diệp Quần theo sát ngay, nói khẽ với thư ký Lý: “Bảo ngay lái xe, thủ trưởng sẽ đi ngay”.

Liếc nhìn chung quanh không có người, Diệp Quần bèn nắm cánh tay thư ký Lý lôi vào phòng rửa mặt, vội vã nói nhỏ: “Nhanh lên nhé! Khẩn cấp lắm rồi, không thể mang bất cứ đồ đạc gì, có người muốn đến bắt thủ trưởng, nếu chần chừ thì sẽ không đi được nữa! Anh đi điều xe nhanh lên”.

Lâm Lập Quả đang gọi điện thoại cho Chu Vũ Trì ở Bắc Kinh trong phòng ngủ của Diệp Quần: “Thủ trưởng sẽ đi ngay, các anh càng nhanh càng tốt”. Đã không còn thời gian để nói thêm nửa câu nữa rồi.

Thư ký Lý đem đến cho hai chiếc túi du lịch lớn để Lâm Bưu đựng đồ đạc, xe hơi của Lâm Bưu đã đến đỗ trước phòng khách của Lâm Bưu. Thư ký Lý hỏi lái xe riêng của Lâm Bưu tên là Dương: “Xe có trục trặc gì không?” Lái xe đáp: “Không. Đi đâu?”.

Đang nói thì Lâm Bưu, đầu trọc để trần không đội mũ, không khoác áo dài, được Diệp Quần, Lâm Lập Quả và Lưu Bái Phong hộ vệ đi ra khỏi phòng khách, chui ngay vào xe. Thư ký Lý cũng lên xe.

Vừa lên xe, Diệp Quần đã ra lệnh: “Đến sân bay Sơn Hải Quan”. Lại lấy lòng: “Anh Dương và thư ký Lý có tình cảm giai cấp sâu nặng với thủ trưởng”

Xe hơi vừa chuyển động, Lâm Bưu hỏi con trai: “Đến Iếc-cút-skơ bao xa, thời gian bay là bao nhiêu?”.

Lâm Lập Quả đáp: “Không xa, nhanh thôi”.

Khi xe chạy đến trước ngôi nhà số 58, biệt thự Liên Hoa Thạch, Đại đội trưởng Thương thuộc bộ đội cảnh vệ đứng bên đường giơ tay, ra hiệu dừng xe. Diệp Quần nói một cách dữ dằn: “Bộ đội 8341 không trung thành với thủ trưởng, cứ xông lên!”.

Xe hơi vượt qua nhà số 58 rất nhanh.

Lúc này xảy ra một khúc nhạc nhỏ.

Trong lòng thư ký Lý thấy hồi hộp thấp thỏm. Nếu bay đi Liên Xô, đối với anh quả là một việc lớn khó có thể tưởng tượng được, anh ta còn nghĩ đến vợ đến con.

Đột nhiên, thư ký Lý quát lên: “Dừng xc!”

Lái xe không biết xảy ra chuyện gì, liền đạp phanh gấp. Trong nháy mắt thư ký Lý mở cửa xe nhảy xuống đất.

Diệp Quần tức tối quát: “Thư ký Lý, anh muốn làm gì?”

Thư ký Lý đáp: “Làm kẻ phản bội, tôi không đi?”

Lâm Lập Quả không chần chứ rút súng nhằm vào thư ký Lý bóp cò, cánh tay Lý bị trúng đạn máu cháy ròng ròng. Thư ký Lý cũng rút súng bắn lại, viên đạn đập vào tấm kính chắn đạn ở chỗ ngồi của Lâm Bưu. Chiếc xe Hồng Kỳ cao cấp của Lâm Bưu chạy như bay trong màn đêm dày đặc trên con đường ven biển Bắc Đới Hà.

Mấy tiếng súng, phá tan bầu không khí yên tĩnh của khu nghỉ mát, làm kinh động các nhân viên công tác và các chiến sĩ cảnh vệ ở biệt thự Liên Hoa Thạch. Lâm Đậu Đậu nhìn chiếc xe hơi chạy xa dần, biết sự việc xấu nhất không thể tránh khỏi đã xảy ra.

Trên xe, Làm Lập Quả bất ngờ quát: “Nhanh, Nhanh lên. Tốc độ xe Hồng Kỳ mỗi giờ là 80 - 100 cây số cơ mà”.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM