Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 03:58:23 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cách mạng văn hoá liệt truyện - Tập 2  (Đọc 56810 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #70 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 09:55:39 pm »


3
Thảm thương không nỡ nhìn “bốn đại kim cương” gia hình tàn khốc
Giở đủ mọi trò tinh quái “bọn bốn tên” muốn được Mao yêu


1. Công lao của Diệp Quần

Lâm Bưu vừa lên nắm chính quyền, liền tổ chức ngay ê kíp họ Lâm của mình. Năm hổ tướng dưới tay của ông ta được sắp xếp thành ê kíp họ Lâm. Năm người ấy, văn có Trần Bá Đạt, võ có “bốn đại kim cương”.

Nói đến “bốn đại kim cương” thì phải bắt đầu từ một người đàn bà đó là Diệp Quần.

Diệp Quần lá một người tliích hoạt động, thích ồn ào, thích hư vinh, không chịu nổi sự tĩnh mịch, hoàn toàn khác với Lâm Bưu. Lâm Bưu đối với bà ta tuy không vừa lòng cho lắm, ghét bà ta nói năng lộn xộn, lảm nhảm dài dòng, tức giận đối với việc bà ta thường lấy danh nghĩa của ông ta làm một số việc ở bên ngoài mà ông ta không biết, thậm chí có một lần bà ta bị ông ta đánh vì đã vượt quyền hành sự, nhưng vì sức khỏe của Lâm Bưu không tốt, rất nhiều việc cần Diệp Quần đứng ra làm, Lâm Bưu rất cần nghe được những tin tức từ Điếu Ngư Đài v.v... từ chỗ bà ta (những tin tức này không thể đọc trên báo chí và văn kiện) có lúc bà ta quanh quẩn với Giang Thanh, Trần Bá Đạt, Ngô Pháp Hiến... đối với Lâm Bưu cũng có rất nhiều điều bổ ích, cho nên Lâm Bưu không thể xa rời Diệp Quần.

Còn bốn tướng võ, là cái nền chủ yếu của vương triều họ Lâm: “Một người thịnh vượng thì tất cả đều thịnh vượng, một người thiệt hại thì tất cả đều thiệt hại”, họ là chân tay đắc lực của Lâm Bưu.

Trải qua Đại hội 9, Đại hội 10, “bốn đại kim cương” đã nắm được một phần thực quyền tương đối lớn trong Đảng, chính quyền, quân đội, chức vụ như sau:

Hoàng Vĩnh Thắng, ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Tổ trưởng Văn phòng Quân ủy.

Ngô Pháp Hiến, ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng kiêm Tư lệnh Không quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, thành viên Tổ văn phòng Quân ủy.

Lý Tác Bằng, ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng kiêm Chính ủy thứ nhất Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, thành viên Tổ văn phòng Quân ủy.

Khâu Hội Tác, ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Nhưng, ai ngờ được rằng người dẫn dắt cho “bốn đại kim cương” bước lên thuyền giặc của Lâm Bưu chẳng phải ai khác đó chính là Diệp Quần.

Ai biết được rằng, người chỉ huy tuyến trước chỉ huy “bốn đại kim cương” xung phong hãm trận cho vương triều họ Lâm cũng là Diệp Quần.

Ai tin được rằng nhà mưu lược khống chế “bốn đại kim cương” ngoan ngoãn tuân theo, bảo sao nghe vậy vẫn là Diệp Quần.

Diệp Quần và “bốn đại kim cương” kẻ buông câu, người lên thuyền, từ đó kết thành lịch sử bí mật của những kẻ sống chết có nhau, khiến cho những người không hiểu rõ chân tướng kinh hãi, khiến cho những tín đồ lương thiện trố mắt sững sờ không nói gì được, thậm chí làm cho đá cũng phải than thở.

Đây là một màn kịch cực kỳ tuyệt vời trong vở kịch sống về âm mưu hiện đại, là sự bộc lộ không sót một tí gì về một linh hồn xấu xa nhơ bẩn. Trước hết bắt đầu từ việc lên thuyền giặc của Ngô Pháp Hiến.

Sau khi cách mạng văn hóa bắt đầu, cuộc đấu tranh trong nội bộ Không quân gay gắt, một cuộc tố cáo phê phán Ngô Pháp Hiến nổi lên, kéo dài đến một tháng rưỡi, Tư lệnh Không quân Ngô Pháp Hiến cảm thấy địa vị của mình không chắc chắn, không biết làm thế nào cho phải, cuống cuồng như kiến bò miệng chảo nóng. Đặc biệt là Bộ trưởng Quốc phòng Lâm Bưu người chủ trì công tác hàng ngày của Quân ủy Trung ương trước sau vẫn giữ thái độ im lặng càng làm cho Ngô Pháp Hiến đứng ngồi không yên, đêm khó chợp mắt. Ngô Pháp Hiến được bổ nhiệm Tư lệnh Không quân là do Lâm Bưu đề nghị. Ngày 9 tháng 5 năm 1965, hai ngày sau khi nguyên Tư lệnh Không quân Lưu Á Lâu qua đời, Lâm Bưu gọi Ngô Pháp Hiến đến bảo: “Không quân là một miếng thịt mỡ, rất nhiều người muốn nhúng tay vào, tôi đề nghị anh đổi sang làm Tư lệnh Không quân. Anh không nên nói ra, vì vẫn chưa báo cáo Mao Chủ tịch phê chuẩn”. Ngô Pháp Hiến xúc động quá đáp: “Tôi nhất định sẽ không phụ sự kỳ vọng của Lâm Phó Chủ tịch đối với tôi”. Nhưng lúc ấy, Lâm Bưu và Diệp Quần đối với việc Ngô Pháp Hiến có tận trung hết mức hay không thì còn phải xem xét.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #71 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 09:56:32 pm »


Có một việc, đã làm cho Diệp Quần nhận ra Ngô Pháp Hiến là đối tượng có thể buông câu được. Sau khi Lưu Á Lâu qua đời khi thanh lý những di vật của ông, đã phát hiện một bức thư của Lâm Bưu gửi cho Lưu Á Lâu khi ông ta ở Hàng Châu năm 1953, có nội dung: “Đồng chí Á Lâu, những lời mà tôi bảo đồng chí chuyển tới đồng chí Cao Cương. Xin đừng nói lại với Cao Cương nữa...”. Đầu óc Ngô Pháp Hiến không được linh hoạt cho lắm, trong chốc lát còn chưa hiểu ý gì, liền gọi điện cho Diệp Quần: “Lưu Á Lâu đã giữ lại một bức thư như thế...”. Diệp Quần nghe thấy vậy, liền bảo Ngô Pháp Hiến đưa bức thư cho bà ta ngay hơn nữa còn dặn không được để lộ cho bất cứ ai. Ngô Pháp Hiến lập tức làm theo, đem thư dán kín gửi cho Diệp Quần. Sau khi Diệp Quần nhận được thư gọi điện cho Ngô Pháp Hiến: “Lâm Bưu rất cảm ơn đồng chí đã phát hiện bức thư này, Lâm Bưu nói đồng chí rất trung hậu”. Ở đây cần phải có một chút chú giải, vào năm 1953, vốn dĩ Lâm Bưu đã từng tham gia vào hoạt động của Cao Cương mật mưu cướp đoạt quyền lực cao nhất của Trung ương, bức thư này là một chứng cứ thép, nhưng sau này Lâm Bưu biết âm mưu của Cao Cương đã bị bại lộ nên lập tức ỉm đi.

Hành vi “trung hậu” này của Ngô Pháp Hiến đã được đền đáp. Mùa xuân năm 1966, Diệp Quần lại thả ra một miếng mồi, gọi điện thoại thông báo cho Ngô Pháp Hiến” “Lâm Bưu đã quyết định nâng bậc cho anh từ bậc 6 lên bậc 5. Để nâng bậc cho anh Lâm Bưu cũng đã nâng bậc cho một đồng chí khác, đó là vì để cho anh không nổi trội”.

Từ đó, Ngô Pháp Hiến mang ân mang huệ với Lâm Bưu và Diệp Quần và thề sẽ trung thành với họ. Nhưng trong cuộc đại cách mạng văn hóa này, xu thế rất mạnh và ác độc liệu Lâm Bưu có còn bảo vệ ông ta nữa hay không? Trong lòng Ngô Pháp Hiến hồi hộp thấp thỏm.

Một buổi sáng đầu tháng 8 năm 1966, Ngô Pháp Hiến đang lo ngay ngáy thì đột nhiên nhận được điện thoại của Diệp Quần từ Đại Liên gọi đến, không biết lành hay dữ, bối rối đến mức cầm ngược máy điện thoại, nghe một lúc mới biết cầm ngược máy.

Diệp Quần vẫn ôn tồn bình tĩnh: “Ngô Tư lệnh, tôi là Diệp Quần, Lâm Phó Chủ tịch hỏi thăm anh”.

Ngô Pháp Hiến nghe được câu ấy như trút được gánh nặng, nước mắt trào ra quanh bờ mi. “Quyết tâm của Lâm Bưu là bảo vệ anh, nhưng vì sao không cho anh biết điều ấy? Đó là để cho những người phản đối anh biểu diễn cho hết, bộc lộ cho hết. Hiện nay Lâm Phó Chủ tịch đã chính thức tỏ thái độ, chỉ thị của anh ấy đã truyền đạt đến Quân chủng Không quân, tuyên bố anh là người giương cao ngọn cờ hồng vĩ đại tư tưởng Mao Trạch Đông trong Không quân. Định là qua mấy hôm nữa, đợi sau khi chúng tôi về Bắc Kinh sẽ xử lý, nhưng sợ anh không trụ được, xảy ra vấn đề, cho nên ở Đại Liên chúng tôi đã tỏ thái độ, Lâm Phó Chủ tịch còn báo cáo với Quân ủy Trung ương”.

Diệp Quần nói đến đây thì Ngô Pháp Hiến, một người đàn ông đã ngoài 50 tuổi đã khóc hu hu, rồi gào lên trong máy nói: “Chúc Lâm Phó Chủ tịch vạn thọ vô cương!”.

Sau khi Lâm Bưu chết, Ngô Pháp Hiến vào tù, trong bản cung của viên Tư lệnh Không quân đã nói thật rằng: “Tất cả mọi thứ của tôi đều do Lâm Bưu đề bạt, cho nên, trong đầu tôi chỉ có một mình Lâm Bưu, Lâm Bưu bảo tôi làm thế nào tôi làm thế ấy”, “Tôi là một con chó săn của Lâm Bưu”.

Sau khi con chó săn ấy lên thuyền giặc, đối với chủ bảo sao nghe vậy, ra sức tâng bốc, a dua làm theo, ông ta nói, Lâm Bưu là “thiên tài, thiên tài trời sinh”, “Thiên tài Mao Chủ tịch là do thiên tài Lâm Bưu phát hiện”, “Không có Lâm Bưu thì không có quân đội ta, sẽ không có đất nước này của chúng ta”.

Có điều rất vô lý là đối với Lâm Lập Quả, con trai Lâm Bưu, Ngô Pháp Hiến cũng cúi đầu lắng nghe, quả thật là một con chó săn đích thực.

Tháng 3 năm 1967, Lâm Lập Quả tròn 23 tuổi, Lâm Bưu và Diệp Quần giao Lập Quả cho Ngô Pháp Hiến, cài vào Không quân. Đây là đứa con trai của Lâm Bưu không phải đảng viên, nhưng lập tức được bổ nhiệm làm thư ký Văn phòng Đảng ủy Không quân. Mấy tháng sau, Ngô Pháp Hiến và Chu Vũ Trì (một tên thủ phạm chính trong tập đoàn Lâm Bưu, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Bộ Tư lệnh Không quân - Người dẫn chú) đã đám nhận giới thiệu Lâm Lập Quả vào Đảng.

Lâm Lập Quả luôn luôn được Lâm Bưu coi là “con ngươi” của ông ta, Lâm Bưu đem “con ngươi” đặt vào Không quân chỗ giàu tính chất cơ động nhất là có ý đồ khác.

Ngày 2 tháng 10 năm 1969, Lâm Bưu triệu kiến Ngô Pháp Hiến ở nhà mình tại Mao Gia Loan. Trong phòng bí mật, Lâm Bưu đã thổ lộ chân tình:

Lâm Bưu: “Lập Quả, công tác ở chỗ anh tốt chứ!”

Ngô Pháp Hiến: “Rất tốt, Lâm Lập Quả ở Không quân, nên chúng tôi có thể thường xuyên nghe được chỉ thị của đồng chí!”

Lâm Bưu: “Trong đầu tôi luôn luôn nghĩ đến vấn đề Không quân, đặc biệt là vấn đề huấn luyện tác chiến của Không quân. Tôi dựa vào Lập Quả để tìm hiểu tình hình, báo cáo các vấn đề. Ý kiến của tôi là muốn Lập Qủa kiêm nhiệm Phó ban tác chiến Không quân. Anh cứ yên tâm, con trai tôi ở Không quân là để nâng đỡ anh, không đào móng tường anh đâu”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #72 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 09:57:37 pm »


Lâm Bưu cho con trai Lâm Lập Quả vào Không quân đương nhiên không phải là để đào “móng tường” của Ngô Pháp Hiến mà có mưu tính khác. Ngô Pháp Hiến hiểu rõ điều đó.

Ông ta ra chỉ thị: “Tất cả Không quân đều báo cáo với đồng chí Lập Quả, tất cả Không quân đều có thể do đồng chí Lập Quả điều động và chỉ huy (gọi tắt là “hai tất cả”).

Thế là, trong Không quân Ngô Pháp Hiến làm Tư lệnh, các việc quái gở xuất hiện liên tục. Các ủy viên chính trị trong Không quân gặp Lâm Lập Quả một cán bộ cấp dưới đều phải đứng nghiêm chào. Lâm Lập Quả đi chơi Trường Thành, Ngô Pháp Hiến cùng các lão tướng Không quân đã phải đỡ nách cho một thanh niên mới hơn hai mươi tuổi đi lên Bát Đạt Lĩnh... ( Khu du lịch Trường Thành - N.D).

Một điều quái đản ly kỳ hơn là dưới sự chỉ huy của Ngô Pháp Hiến đã tuyên bố mở ra phong trào tâng bốc “thiên tài” xoay quanh Lâm Lập Quả.

Một ngày vào hạ tuần tháng 6 năm 1970, Ngô Pháp Hiến bảo vợ ông ta kiêm chủ nhiệm Văn phòng Ngô Pháp Hiến Trần Tuy Kỳ gọi điện thoại bảo Vương Huy Cầu một mình đến khu Tây Sơn. Ngô Pháp Hiến, người cầm đầu Quân chủng Không quân này, muốn bàn việc gì với Chính ủy Không quân? Ai có thể ngờ được rằng, Ngô Pháp Hiến đã tự hạ thấp mình, một cán bộ bậc 5 đã từng tham gia trường chinh, đã thổi phồng tâng bốc Lâm Lập Quả mới vào bộ đội Không quân được hơn hai năm, rằng: Lâm Lập Quả không đơn giản... Lâm Lập Quả có thể chỉ huy tất cả Không quân, điều động tất cả Không quân. Một Tư lệnh như tôi, đồng chí có biết không? Không ra làm sao! Phải dựa vào Lâm Lập Quả. Lâm Lập Quả có thiên tài như vậy, sẽ phải dựa vào đồng chí ấy. Chúng ta phải nghe Lâm Lập Quả”.

Ngày 6 tháng 7 năm 1970, trong Hội nghị Văn phòng Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Không quân, vợ Ngô Pháp Hiến là Trần Tuy Kỳ, gây dư luận đầu tiên “Phải học tập đồng chí Lâm Lập Quả, đồng chí Lâm Lập Quả sống bên cạnh Lâm Phó Chủ tịch, Chủ nhiệm Diệp (chỉ Diệp Quần - Người dẫn chú) lĩnh hội được chỉ thị của Lâm Phó Chủ tịch một cách sâu sắc, chủ yếu vẫn là thiên tài của đồng chí Lập Quả xét về các mặt đều là thầy của chúng ta”.

Sau đấy, những lời a dua tâng bốc Lâm Lập Quả ngày một nhiều. Chẳng hạn: “Chỉ thị của đồng chí Lập Quả phải kịp thời truyền đạt, làm theo, kiên quyết làm theo”, “thái độ đối với đồng chí Lập Quả và thái độ đối với Mao Chủ tịch là nhất trí”. Luận điệu quái gở không thiếu điều gì. Đảng ủy Cục Chính trị Quân chủng Không quân do tay chân thân tín của Lâm Bưu nắm giữ đã thông qua nghị quyết tuyên bố để quán triệt “hai cái tất cả” cần “thường xuyên nghĩ tới”, “mọi việc phải xin ý kiến”, “mọi chỗ đều phải bảo vệ” Lâm Lập Quả, nào là “phải thành thật phục tùng sự điều động của đồng chí ấy”, nào là “phải ngoan ngoãn tuân theo sự chỉ huy của đồng chí ấy”, Lâm Lập Quả “yêu cầu cái gì thì làm cái đó” v.v... và v.v...

Ngày 31 tháng 7 năm 1970, vai chính siêu “thiên tài” ra sân khấu. Trong cuộc mít tinh của cán bộ Bộ Tư lệnh Không quân, Lâm Lập Quả đã đọc một bản về cái gọi là “Báo cáo nói và dùng” với nội dung học một cách sống động dùng một cách sống động tư tưởng Mao Trạch Đông. Hôm ấy, Ngô Pháp Hiến và Trần Tuy Kỳ đều ở Tây Sơn, trước khi sắp bắt đầu cuộc “nói và dùng”, họ vẫn chưa ngủ dậy. Ngô Pháp Hiến vừa nghe thấy chuyện này, bảo ngay Trần Tuy Kỳ đích thân đến ngay hội trường. Lâm Lập Quả nói dòng dã một ngày đầy rẫy những lời vô bổ, lời nói suông và những lời nói dối. Thậm chí còn nịnh nọt xằng bậy rằng những người bị bệnh tâm thần và người bị điên, chỉ cần đọc những lời trích của Mao Chủ tịch, người bệnh liền “nước mắt rưng rưng”, đột nhiên bệnh khỏi hoàn toàn, v.v… và v.v... Những bùa chú hiện đại được giải thích là tràn đầy tư tưởng Mao Trạch Đông, tràn đầy “phép biện chứng duy vật”, đã “chỉ rõ phương hướng” cho Không quân. Còn Trần Tuy Kỳ sau khi Lâm Lập Quả kết thúc “Báo cáo nói và dùng” đã dẫn đầu giơ tay hô “Học tập đồng chí Lâm Lập Quả” không dưới mười mấy lần, đúng là con hát mẹ khen hay.

Ngô Pháp Hiến cũng đích thân xuất trận, khoác lác rằng “Báo cáo nói và dùng” của Lâm Lập Quả là đã phóng “một vệ tinh chính trị”, Lâm Lập Quả là “toàn tài, chỉ huy tài, tài hơn người” là “lãnh tụ tốt nhất của quần chúng”, “nhà chính trị kiệt xuất”, “nhà quân sự ưu tú”, “nhà tư tưởng lỗi lạc”, “nhà lý luận thiên tài”, “nhà khoa học xuất sắc”, “ngọn đèn sáng trong đêm đen”, “ngôi sao lớn của vũ trụ”, “thủ lĩnh của giai cấp vô sản”, “mặt trời hồng của thập niên 70”, “người nối nghiệp thế hệ thứ ba”. “Báo cáo nói và dùng” của Lâm Lập Quả đã in ra tới hơn 700 ngàn bản, phân phát rộng rãi.

Một nhân sĩ am hiểu tình hình nói với tác giả sách này rằng: “Mọi lời nói và việc làm sau khi lên đò theo giặc của Ngô Pháp Hiến, có thể dùng 6 chữ để khái quát đó là: đáng ghét, đáng cười, đáng nhục!”.

Khâu Hội Tác lên đò theo giặc, trong những lần biểu diễn lại có một kiểu riêng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #73 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 09:58:18 pm »


Tháng 10 năm 1965, Khâu Hội Tác với tư cách là Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Quân chủng Không quân, vì gian dâm với một cô nhân viên phục vụ bị bại lộ, ở trong tình trạng rất cùng quẫn, có xu thế bị đổ. Khâu Hội Tác đành đến khóc lóc với Lâm Bưu và Diệp Quần.

Diệp Quần đã nhìn thấy một cơ hội khống chế người tuyệt hảo đã đến.

Bà ta liền triệu kiến Khâu Hội Tác và vợ ông ta là Hồ Mẫn: “Tôi đã bàn với Lâm Phó Chủ tịch, 101 (chỉ lâm Bưu - Người dẫn chú) nói: Anh sai lầm ở chi tiết nhỏ, đây là chuyện vì cái nhỏ mà mất cái lớn. Nhưng anh là người giương cao ngọn cờ hồng vĩ đại tư tưởng Mao Trạch Đông, nổi bật chính trị, đã thay đổi được sai sót lớn nhất của Tổng cục Hậu cần trước đây chỉ thấy vật chất mà không thấy con người...

Họ muốn họp phê bình anh thì anh cứ đi họp, anh tự mình đối phó với họ, nhưng phương châm do chúng ta nắm. Ít lâu sau, Lâm Bưu bèn ra một chỉ thị đặc biệt đối với công tác hậu cần trong Quân Giải phóng, khẳng định thành tích công tác của Tổng cục Hậu cần, bảo vệ cho Khâu Hội Tác vượt qua bước khó khăn.

Tháng 1 năm 1967, phong trào đại cách mạng văn hóa của cơ quan Tổng cục Hậu cần đã ập xuống đầu Khâu Hội Tác. Ngày nào Khâu Hội Tác cũng bị đấu tố, cuộc sống khó có thể duy trì. Khâu Hội Tác bảo vợ ông ta gọi điện cầu cứu Diệp Quần. Diệp Quần thấy thời cơ đã đến, nếu cứ tiếp tục đốt thì Khâu Hội Tác sẽ cháy thui, liền trả lời: “Đang nghĩ cách, hãy cố kiên trì một chút”. Vào đêm khuya ngày 24 tháng 1, Diệp Quần mặc quân phục Quân Giải phóng, đi xe đến Tổng cục Hậu cần, đem lệnh viết tay do Lâm Bưu và Trần Bá Đạt ký ngày 24 tháng 1, trong đó ghi rõ ràng: “Lập lức thả Khâu Hội Tác, không được tự do giam giữ. Lâm Bưu, Trần Bá Đạt, 10 giờ ngày 24 tháng 1 năm 1967”.

Lệnh viết tay của Phó Thống soái và Tổ trưởng Tổ cách mạng văn hóa Trung ương thì ai dám chống lại, Diệp Quần đón Khâu Hội Tác đã hết sức mệt mỏi, tinh thần uể oải lên xe của mình, đi thẳng đến Tây Sơn để bảo vệ.

Ở Tây Sơn, Khâu Hội Tác trấn tĩnh lại, nghĩ lại tình cảnh bị phê phán đấu tố, bị đeo biển, “bị” ngồi kiểu “phản lực”, nhìn lệnh viết tay của Lâm Bưu, Trần Bá Đạt để trên bàn, cũng như những lời của Diệp Quần trước lúc đi: “Lâm Phó Chủ tịch tin anh, dựa vào anh”, liền viết một bài tỏ lòng trung thành với tựa đề: “Không giờ được cứu”.

Không giờ được cứu

10 giờ 40 phút ngày 24 tháng 1 năm 1967, là lúc tôi mới sinh ra, là giờ phút mà suốt cả đời tôi, suốt cả đời vợ tôi, con trai con gái tôi không thể nào quên được.

Tôi nghe nói “Văn phòng của Phó Chủ tịch Lâm cử người đến bảo anh đi”, thì tôi biết là mình đã được cứu, sụ cảm động không sao kìm nén được, như một trái bom nổ tung từ trái tim. Lúc ấy tim tôi đau nhói, sau khi tôi uống một viên thuốc, tôi cũng chẳng quản gì nó nữa. Nhưng tôi đã dùng sự nhẫn nại lớn nhất để không rơi nước mắt, vì tôi đã thề.

Cuối cùng đồng chí ấy
(chỉ Diệp Quần - Người dẫn chú) nói: “Anh Lâm ra lệnh cho tôi phải giải quyết việc này trong vòng 6 tiếng, nếu không anh Lâm sẽ đích thân đến cơ quan tìm gặp anh. Anh biết tính của anh ấy, đến giờ không thấy tôi về, anh ấy sẽ đi, thì gay go”.

Anh Lâm đích thân ra tay, đồng thời cử phu nhân đi đón một người, theo tôi được biết đây là lần đầu tiên, viết đến đây không thể không cảm động, không thể không làm cho người ta phải rơi những giọt nước mắt ấm nóng.


Khâu Hội Tác
Ngày 25 tháng 1

Nguyên chú: Ngày 25 tháng 1 năm 1967, Lâm Phó Chủ tịch cử đồng chí Diệp Quần đến nhà cứu tôi. Từ 8 giờ đến 12 giờ, Lâm Phó Chủ tịch đã mấy lần gọi điện thoại đến hỏi thăm tình hình, xe hơi của đồng chí ấy đã nổ máy ba lần chuẩn bị đích thân đến chỗ tôi.

Từ đó về sau, cứ mỗi lần đến ngày 24 tháng 1, Khâu Hội Tác đều viết thư cho Diệp Quần, bày tỏ lòng trung thành.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #74 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 09:59:24 pm »


Ngày 24 tháng 1, tròn một năm, Khâu Hội Tác đã viết thư bày tỏ lòng trung thành, áng kỳ văn ấy như sau:

Đồng chí Diệp Quần:

Hôm nay là ngày mà suối đời tôi không thể nào quên.

Ngày này năm ngoái, là giờ phút tôi ở vào trong tình cảnh vô cùng nguy hiểm. Với sự quan tâm vô cùng thân thiết của Lâm Phó Chủ tịch, đồng chí đã dũng cảm đến cơ quan tôi, cứu tôi ra, đã cứu vãn được sinh mệnh của tôi. Ngày này đã qua được một năm, hồi tưởng lại tình cảnh lúc ấy, lòng tôi có bao điều muốn nói với đồng chí, nhưng dù có bao nhiêu lời...

Đồng chí Diệp Quần, đồng chí là người học trò tốt nhất của Lâm Phó Chủ tịch. Từ xưa đến nay luôn quan tâm đến tôi, quan tâm đến sự tiến bộ về chính trị của tôi, quan tâm đến công tác của tôi, quan tâm đến sức khỏe của tôi, đặc biệt là trong giờ phút then chốt của cuộc vật lộn giai cấp trong đại cách mạng văn hóa vô sản, đồng chí càng thể hiện tình hữu ái giai cấp nồng nàn đối với tôi, tôi mãi mãi không bao giờ quên! Đồng chí là cô giáo hiền của tôi, tôi xin học tập đồng chí! Xin kính chào đồng chí! Tôi cũng sẽ giống như đồng chí suối đời theo Lâm Phó Chủ tịch làm cách mạng, dù cho sông cạn đá mòn cũng không thay lòng đổi dạ!

Cả gia đình tôi với tấm lòng vô cùng cảm kích hồi tưởng lại ngày này năm ngoái, đó là ngày mà cả gia đình tôi mãi mãi không thể quên được! Cả gia đình tôi học tập đồng chí, Xin kính chào đồng chí! Xin gửi đến đồng chí lời cảm ơn chân thành.


Khâu Hội Tác
Ngày 24 tháng 1 năm 1968

Diệp Quần đọc bức thư tỏ lòng trung thành của Khâu Hội Tác, cười hiểu ý. Bà ta hiểu một cách chuẩn xác Khâu Hội Tác đã lên đò một cách thực lòng thực dạ.

Diệp Quần lại đọc bức thư của Hồ Mẫn vợ của Khâu Hội Tác gửi cho bà ta. Trong thư nói:

Đêm ngày 24 tháng 1 năm 1967 làm chúng tôi đời đời không sao quên được, đồng chí đã theo lệnh của Lâm Phó Chủ tịch, xông vào nơi nguy hiểm và khó khăn, cứu sống tính mạng của Khâu Hội Tác, cả nhà chúng tôi già trẻ đều cảm kích suốt đêm không ngủ, cảm kích đến trào nước mắt thấm ướt cả gối, nóng lòng mong có điều kiện để cả nhà cùng đến khấu đầu tạ ơn đồng chí và Lâm Phó Chủ tịch... Bệnh của Khâu Hội Tác đã được Chủ nhiệm Diệp chữa trị nhiều về chính trị, hiệu quả còn hơn các thứ thuốc hóa học...

Khâu Hội Tác đã coi Lâm Bưu và Diệp Quần như cha mẹ sinh ra ông ta lần nữa thì có chuyện gì mà ông ta không làm. Bây giờ chỉ xin nêu một ví dụ nho nhỏ. Tháng 9 năm 1970, con trai Khâu Hội Tác tổ chức lễ cưới, vợ Khâu Hội Tác là Hồ Mẫn đã đưa con trai và con dâu đến Mao Gia Loan nơi ở của Lâm Bưu xin cầu kiến. Vừa thấy Lâm Bưu, Hồ Mẫn đã nói với con dâu: “Hãy nhanh cúi đầu chào bác Lâm đi!” Cô con dâu vội quỳ xuống cúi đầu lễ Lâm Bưu. Lâm Bưu kẻ hát to nhất bài “chấn hưng vô sản tiêu diệt tư sản” mặt mày tươi rói, rất thích thú với cái lễ tiết phong kiến này. Diệp Quần đứng bên vội nói: “Nhanh đứng dậy đi. Bây giờ không nên làm việc ấy”. Lâm Bưu lại đáp cái cúi lạy ấy bằng một lời “Chúc các cháu bách niên giai lão!”. Khâu Hội Tác không thể ngày nào cũng đến khấu đầu tạ ơn, vẫn luôn muốn biếu một lễ vật tinh xảo lịch sử gì đó để hằng ngày Lâm Bưu có thể nhìn thấy, chọn ngọc thạch, mã não, ngà voi, kính quang học nhưng chẳng có cái nào vừa ý, cuối cùng đích thân chọn được một chiếc ngà voi và một cái bình bằng thủy tỉnh hữu cơ biếu Lâm Bưu, nói là những lễ vật này có giá trị bảo tồn mãi mãi.

Diệp Quần thấy Khâu Hội Tác trung thành rấl mực liền viết một bài thơ có tựa đề “Vịnh Cúc” để tặng Khâu Hội Tác.

Khâu Hội Tác đón nhận bài thơ với niềm vui khôn tả, liền thuê người khắc bài thơ lên nghiên mực, rồi tặng lại Diệp Quần.

Việc lên đò giặc của Hoàng Vĩnh Thắng, Lý Tác Bằng cũng đại đồng tiểu dị, cũng do một tay Diệp Quần sắp đặt.

Dưới sự chỉ huy của Diệp Quần, Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Lý Tác Bằng, Khâu Hội Tác “bốn đại kim cương” đã kết thành một bọn sống chết có nhau với Lâm Bưu. Họ thường xuyên tụ họp bí mật, mời ăn biếu lễ, thăm thú chơi bời du ngoạn, đề thơ tặng nhau, chụp ảnh lưu niệm. Thảo nào Diệp Quần đã từng dùng một câu: “Quan văn quan võ cùng nổi dậy bảo vệ ngọn cơ hồng” để bày tỏ sự phấn chấn khi tổ chức được cái bè đảng của Lâm Bưu này. Bà ta tự giải thích câu thơ này rằng: “Đây là một câu cảnh tỉnh, chúng ta có quan văn cũng có quan võ, văn võ đều có đủ. Quan văn là Trần Bá Đạt, quan võ là Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Lý Tác Bằng, Khâu Hội Tác. Bây giờ quan võ quan văn phải cùng nổi dậy bảo vệ ngọn cờ đỏ của Lâm Phó Chủ tịch”. Diệp Quần thường xuyên nói với bốn tướng võ Hoàng, Ngô, Lý, Khâu rằng: “Quyền lực của quân đội đã tập trung trong tay mấy người các anh, không nên giao quyền cho người khác”.

Trên vách tại nơi ở của Hoàng Vĩnh Thắng đã treo một bức đại tự do tự tay Diệp Quần viết “Không tin ngày nay không có tôi hiền” để bộc bạch tấm lòng của viên võ tướng cam lòng làm tôi hiền của vương triều họ Lâm.

Lý Tác Bằng cũng nhờ có công sức của Lâm Bưu và Diệp Quần bảo vệ mà một tay nắm được Hải quân. Cảm cái ân ấy, Lý Tác Bằng đã thề: “Cùng sống và làm việc với Lâm Phó Chủ tịch, sống cùng sống với Lâm Phó chủ tịch, chết cùng chết với Lâm Phó chủ tịch”.

Chính vì vậy, Diệp quần rung đùi hả hê, đắc ý nói rằng: “Sáu người chúng tôi (chỉ Lâm, Diệp, Hoàng, Ngô, Lý, Khâu) có quan hệ mà bom nguyên tử cũng không phá nổi. Sự thực có phải như thế hay không, chỉ có Thượng đế mới biết.

Sau khi “bốn đại kim cương” lên con đò của họ Lâm, nhe nanh múa vuốt trong cách mạng văn hóa, hãm hại vô số người trung thành, lương thiện, vô số những vị công thần, leo lên cái thang máu được xếp bằng những cái xác người thẳng tới nơi vàng đỏ nhọ lòng son, dốc túi đánh canh bạc cuối cùng mưu sát Mao Trạch Đông, nhưng đã thất bại. Từng tên đổ nhào trở thành những tên tội phạm dưới thềm.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #75 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 10:00:09 pm »


2. Ngô Pháp Hiến bất chấp đạo trời phép nước

Ngô Pháp Hiến đã bước lên con đò của Lâm Bưu thì không còn tự chủ được nữa. Để theo sát Lâm Bưu, leo lên trong đại cách mạng văn hóa, ông ta đi theo Lâm Bưu bức hại người vô tội, gạt bỏ những người không ăn cánh, gây nhiều tội ác.

Ông ta không những trực tiếp tham gia vào việc vu cáo bức hại La Thụy Khanh, hơn nữa sau khi chân trái của La Thụy Khanh bị thương gãy xương đùi, ông ta đã cố ý kéo dài thời gian phẫu thuật, dẫn đến việc La Thụy Khanh bị tàn tật suốt đời.

Ông ta tích cực tham gia hoạt động vu cáo, bức hại nguyên soái Hạ Long, đồng thời sau khi Hạ Long bị bức hại đến chết, lại ra lệnh dùng máy bay đưa phu nhân Hạ Long đến một nông trường hẻo lánh ở Quý Châu để giam giữ. Từ tháng 4 năm 1968, Ngô Pháp Hiến đã cùng Trần Bá Đạt, Tạ Phú Trị lợi dụng cái gọi là vụ án truyền đơn, “Ban chấp hành bất thường Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc” lấy danh nghĩa là truy tìm kẻ đứng đằng sau, âm mưu hãm hại những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước, chĩa mũi nhọn vào Đặng Tiểu Bình.

Tháng 11 năm 1968, trong buổi nói chuyện tại cuộc mít tinh của cán bộ không quân đóng tại Bắc Kinh, Ngô Pháp Hiến đã tùy tiện công kích, mắng nhiếc Nguyên soái Chu Đức, vu cáo Chu Đức là “luôn luôn chống lại Mao Chủ tịch”, bảo “ủy viên trưởng (Chủ tịch quốc hội) Chu Đức là quân phiệt, mấy chục năm không cải tạo tốt”.

Ngô Pháp Hiến còn tham gia vào “tổ chuyên án Lục Định Nhất”, dựa vào những tội trạng được bịa ra, vu cáo Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Đảng là “đặc vụ”, là “kẻ phản bội”, đồng thời ra lệnh bắt Lục Định Nhất.

Ngô Pháp Hiến còn đả kích bức hại hàng loạt cán bộ quần chúng trong quân chủng Không quân. Tháng 12 năm 1980, tại Tòa án đặc biệt xử tội ông ta, ông ta đã cung khai “Đánh đổ một loạt cán bộ và chinh phục một loạt cán bộ. Diệp Quần đã bảo tôi, đánh gục tất cả các cán bộ chống lại anh. Lâm Bưu cũng nói, anh không đánh đổ họ, thì cái chức Tư lệnh Không quân của anh sẽ không vững đâu. Vì thế, tôi đã làm trái với lương tâm vu cáo hãm hại Trương Đình Phát và một loạt cán bộ”.

Trong một bản danh sách báo cáo lên trên về Bộ Tư lệnh Không quân do Ngô Pháp Hiến phê chuẩn vào tháng 3 năm 1969, có 64 người bị đặt vào mâu thuẫn địch ta, trong đó bao gồm những cán bộ cao cấp như Phó Tư lệnh Không quân Thành Quân, Lưu Chấn, Trương Đình Phát, Phó Tham mưu trưởng Hà Đình Nhất... Ngô Pháp Hiến còn trực tiếp chỉ huy vu cáo bức hại Cố Tiền Tham mưu trưởng Không quân Quân khu Nam Kinh và Lưu Thiện Bản Phó ban Giáo dục Học viện Không quân, đồng thời đích thân phê chuẩn việc phê phán đấu tố và bắt giam hai người này. Trong thời gian giam giữ, đã dùng các thủ đoạn tàn khốc đày đọa đến chết Cố Tiền và Lưu Thiện Bản.

Lâm Bưu muốn mượn đại cách mạng văn hóa để trừ bỏ những người chống lại mình, nhưng lại trái với ý muốn của ông ta, trong quân đội có rất nhiều người bất mãn, để tăng cường việc khống chế quân đội, thanh trừ những người bất hợp tác, tháng 3 năm 1968, Lâm Bưu cấu kết với Giang Thanh tạo nên sự kiện Dương (Thành Vũ.), Dư (Lập Kim) và Phó (Sùng Bích). Ngô Pháp Hiến cũng tham dự vào âm mưu này. Sau La Thụy Khanh, Dương Thành Vũ đảm nhận chức Tổng Tham mưu trưởng, do có thái độ bảo vệ các vị tướng soái cũ trong quân đội, vì vậy Lâm Bưu từ lâu đã có ý đồ gạt bỏ Dương Thành Vũ. Dư Lập Kim là một trong ba người “Dương, Dư, Phó”, là chính ủy Quân chủng Không quân, vốn là người cộng sự của Phương diện quân thứ 2 của Hồng quân, có ý kiến khác trong việc thẩm tra Hạ Long, đồng thời đã từng cùng Dương Thành Vũ tháp tùng Mao Trạch Đông đi thị sát miền Nam, nhưng không thông báo tình hình với Lâm Bưu và Diệp Quần. Trong một số việc khác, cũng không làm việc theo ý chỉ của Lâm Bưu, nên Lâm Bưu không thể dung tha. Ngô Pháp Hiến thì vâng theo ý chỉ của Lâm Bưu và Diệp Quần, bắt đầu ra tay trước tiên trừ Dư Lập Kim, tìm cớ bắt thư ký của Dư Lập Kim. Sau khi Dương Thành Vũ biết việc này, đã yêu cầu Ngô Pháp Hiến tiến hành kiểm tra soát xét lại. Ngô Pháp Hiến không những không chấp hành, trái lại còn tố cáo với Lâm Bưu, vu cáo Dương Thành Vũ và Dư Lập Kim câu kết giành quyền ở Không quân. Lâm Bưu lập tức lấy cớ này, liền cùng Giang Thanh bày mưu tạo ra “Sự kiện Dương, Dư, Phó”.

Tối ngày 22 tháng 3, Ngô Pháp Hiến gọi điện thoại cho Dư Lập Kim, thông báo cho Dư Lập Kim đến nhà Ngô Pháp Hiến họp. Dư Lập Kim vừa vào cửa lập tức bị bắt, đồng thời bị tra tấn. 1 giờ sáng ngày 23, Dương Thành Vũ cũng bị bắt tại nhà và đưa đi. Tối hôm ấy, Ngô Pháp Hiến dẫn Vương Phi, Chu Vũ Trì và một số người đến lục soát văn phòng của Dương Thành Vũ, đem những bản ghi chép, ảnh và thư từ viết tay tìm được nộp cho Giang Thanh và Diệp Quần. Ngô Pháp Hiến còn tâng công: “Tối nay, tôi chẳng kể nếp tẻ gì đã bắt ngay hai ba mươi người bọn họ!”.

Cho đến sau khi tập đoàn phản cách mạng Lâm Bưu sụp đổ, Dương Thành Vũ và Dư Lập Kim mới được minh oan sửa sai.

Sau “Sự kiện Dương, Dư, Phó”, Ngô Pháp Hiến được đề bạt làm Phó Tổng Tham mưu trưởng kiêm Tổ phó Văn phòng Quân ủy. Tháng 4 năm 1969, Đại hội khóa 9 của Đảng họp, Ngô Pháp Hiến với những “chiến tích” bức hại những người vô tội leo lên địa vị ủy viên Bộ Chính trị.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #76 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 10:00:49 pm »


3. Chiếc thang máu của Hoàng Vĩnh Thắng

Lúc Hoàng Vĩnh Thắng theo Lâm Bưu, cũng là lúc ông ta ra sức bức hại những người trung thành lương thiện. Ông ta đã dùng vô số thi thể và máu của những người vô tội rải lên con đường đi tới quyền lực của mình.

Tháng 5 năm 1967, Lâm Bưu và đồng bọn nêu ra việc “Phải điều tra vấn đề Đảng bí mật ở Quảng Đông”, vu cáo tổ chức Đảng ở Quảng Đông không trong sạch. Thực tế là chĩa mũi dùi vào Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh là người đã từng lãnh đạo công tác Cục Phương Năm hồi ấy. Lúc này Hoàng Vĩnh Thắng chủ trì công việc ở Quảng Đông đã đích thân phê chuẩn phải thành lập cái gọi là tổ chuyên án truy xét Đảng bí mật ở Quảng Đông. Sau đó, thành lập Tổ chuyên án “Thẩm tra vấn đề Đảng bí mật ở Quảng Đông”. Tháng 3 năm 1968, Hoàng Vĩnh Thắng lại trực tiếp phụ trách việc này, ra tay tạo dựng vụ án oan Đảng bí mật ở Quảng Đông. Người lãnh đạo Đảng ở khu Hoa Nam hồi ấy là Phương Phương bị bức hại đến chết, nguyên Trưởng ban tuyên truyền tỉnh ủy Quảng Đông của Đảng bí mật, Trưởng ban Mặt trận thống nhất tỉnh ủy Việt Bắc (Bắc Quảng Đông) Nhiêu Chương Phong cũng bị bức hại thảm khốc và bị chết trong nhà tù. Mẹ, con trai, cháu, em trai của Bành Bái lãnh tụ của phong trào nông dân thời kỳ đầu của Đảng đều bị bức hại đày đoạ đến chết. Lâm Thương Vân, ủy viên thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, nguyên Phó Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông, là đảng viên lão thành vào Đảng năm 1927, năm ấy đã 76 tuổi, bị gán cho tội danh “phản bội đầu hàng định”, bị tra tấn bức cung đến chết một cách bi thảm. Trong vụ án này có hơn 7100 người bị bắt giam phê phán, đấu tranh phi pháp, trong đó 12 người lãnh đạo cấp quân đoàn, cấp sư đoàn có đến mấy trăm người, bị liên lụy có gần 1 vạn người.

Hoàng Vĩnh Thắng còn tích cực tham dự vào việc bức hại Hạ Long. Ông ta hạ lệnh giữ lại 8 bức thư khiếu nại minh oan do Hạ Long viết, đồng thời trong cuộc nói chuyện với các nhân viên trong tổ chuyên án đã tuyên bố: “Vụ án Hạ Long rất lớn, đó là tên đại thổ phỉ, đại quân phiệt, đại âm mưu. Vụ này rất lớn, diện rất rộng, có rất nhiều người. Phải trên cơ sở này mà tiếp tục cố gắng. Bản thân việc thụ lý án là một cuộc đấu tranh giai cấp, phải đào cho được quả bom nổ chậm chôn bên mình Mao Chủ tịch, phải đánh mạnh truy mạnh, phải đoàn kết nhất trí, cùng chống kẻ địch...”. Do sự bức hại, đày đọa, ngày 9 tháng 6 năm 1969, Nguyên soái Hạ Long đã phải hàm oan qua đời.

Trong việc tổ chức các vụ âm mưu hãm hại các nhà cách mạng lão thành khác, Hoàng Vĩnh Thắng cũng đã sắm một vai quan trọng. Tháng 6 năm 1968, do Hoàng Vĩnh Thắng mớm lời, dựa vào thủ đoạn bức cung, dựng lên một tài liệu giả vu cáo Diệp Kiếm Anh, cùng Dương Thành Vũ, Tiêu Hoa v.v... đã “họp bàn bí mật”, bày mưu bí mật làm chính biến, để cướp quyền lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Ngày 3 tháng 11 năm 1970, Hoàng Vĩnh Thắng còn đích thân phê chuẩn báo cáo “Hủy bỏ mọi chức vụ, khai trừ vĩnh viễn đảng tịch, xử tù vô thời hạn, tước mọi quyền lợi công dân của Bành Đức Hoài”, do Tổ chuyên án Bành Đức Hoài đề xuất. Nguyên soái Bành Đức Hoài công lao có một không hai, sau khi bị các hành vi đày đọa phi nhân tính, đã ôm hận qua đời năm 1974. Nguyên soái Nhiếp Vinh Trăn, là thủ trưởng cũ của Hoàng Vĩnh Thắng. Từ năm 1933 đến năm 1944, ông ta đều làm việc dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Nguyên soái Nhiếp Vinh Trăn. Nhưng trong một lần nói chuyện vào tháng 11 năm 1968, Hoàng Vĩnh Thắng đã tuyên bố: “Cả đời Nhiếp Vinh Trăn chưa làm được việc gì tốt”. Trong các cuộc họp báo cáo ở Bộ Tổng Tham mưu, sáu binh chủng và Học viện Chính trị, Hoàng Vĩnh Thắng đã công khai vu cáo, nói xấu những nhà cách mạng cũ như Nhiếp Vinh Trăn v.v...: “... Trong “Tin vắn” của các đồng chí có nói: “Công lớn, thanh danh lớn, địa vị cao”. Có một số người, họ có bao nhiêu công? Công phản cách mạng thì có đấy. Trần Nghị, Chu Đức, Nhiếp Vinh Trăn có công lao gì? Có một số kẻ phất cờ đỏ để chống lại cờ đỏ, như Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức v.v..., phải lột mặt nạ của chúng”. Sau khi Hoàng Vĩnh Thắng nhậm thức Tổng Tham mưu trưởng, lập tức tuyên bố: “Bộ Tổng Tham mưu đã có không ít kẻ xấu”, nên đã thanh trừng bức hại đông đảo cán bộ quần chúng trong Bộ Tổng Tham mưu. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Lâm Bưu và Hoàng Vĩnh Thắng, Bộ Tổng Tham mưu có tới 792 án oan, án giả, án sai, có 839 người bị hại, trong đó cấp quân đoàn trở lên có 52 người. Trong đại cách mạng văn hóa, Bộ Tổng Tham mưu có 51 người bị bức hại đến chết.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #77 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 10:01:33 pm »


4. Phương châm “ba mạnh” của Khâu Hội Tác

Nếu nói Khâu Hội Tác xu phụ Lâm Bưu từng ly từng tý thì việc làm hại những người vô tội lại vô cùng độc ác. Trong những thành viên chủ yếu của tập đoàn phản cách mạng Lâm Bưu thì Khâu Hội Tác trực tiếp tham gia gây nên những tội ác nhiều nhất và cũng khủng khiếp nhất.

Thời kỳ đầu cách mạng văn hóa, Khâu Hội Tác cũng đã từng bị công kích, đã từng nếm nỗi khổ bất chấp đạo trời phép nước của phái tạo phản. Nhưng, sau khi được Lâm Bưu giúp đỡ vững chân rồi thì lại trả thù điên cuồng bất kể trời đất đối với những người phản đối.

Ngày 27 tháng 2 năm 1968, Khâu Hội Tác đã tự tay viết bản quy định phương châm “ba mạnh” trong việc thụ lý các án ở Tổng cục Hậu cần: “… Chỉ nói lý thôi thì không đủ, cần phải chuyên chính với kẻ địch. Đối với những kẻ từ chối không thú nhận chẳng lẽ không có cách nào hay sao? Cần phải có biện pháp... Cần phải đấu tố mạnh (kiên quyết tấn công vào thái độ phản cách mạng của hắn), phải thẩm vấn mạnh (có thể tiến hành thẩm vấn nhiều ngày liền), phải chuyên chính mạnh (kẻ địch từ chối không thú nhận thì phải chỉnh hắn)”.

Ngày 18 tháng 3 năm 1968, trong hội nghị chuyên án của Tổng cục Hậu cần, Khâu Hội Tác đã chỉ thị: “... phải tàn bạo, đối với kẻ thù phải tàn khốc, thủ đoạn đấu tranh là chuyên chính, đối với kẻ địch phải liên tục thẩm vấn, làm liền mấy ngày đêm, khi cần thiết thì cùm chân cùm tay... theo tôi đấu bốn, đấu năm, đấu sáu đều được, có chết không đấu hắn cũng chết; không chết thì có đấu hắn cũng không chết, 16 điều không có điều nào quy định phải đền mạng mà!”.

Từ năm 1967 đến năm 1971, Khâu Hội Tác đã lập trại giam, tra tấn bức cung, trực tiếp bức hại 462 cán bộ quần chúng ở Tổng cục Hậu cần, trong đó có 8 người gồm Thanh Bình, Chu Trường Canh, Trương Thụ Sâm... bị bức hại đến chết.

Theo phương châm “đấu tố mạnh, thẩm vấn mạnh, chuyên chính mạnh” của Khâu Hội Tác, đã đày đọa vô nhân đạo những người bị giam giữ, những hình phạt đày đọa thân xác đã có tới hơn 50 kiểu “xa luân chiến” (ngày đêm luân phiên thẩm vấn), từ ghế cao thấp, “đánh phản cốt” (dùng gậy đánh vào xương sau gáy, đánh vào mồm), “ăn Nguyên tiêu” (tập thể cùng đánh), dùng tẩu thuốc đốt mắt cá chân, bức tự đánh mình, úp bát vào đầu, dùng tẩu thuốc làm bỏng mồm, hạn chế uống nước, bức phải uống nước bẩn, thậm chí uống nước tiểu, đá hỏng bộ phận sinh dục của những người bị giam giữ, tra tấn bằng điện v.v... và v.v... vô nhân đạo đến mức không ai có thể tưởng tượng nổi.

Lương Băng nguyên là Cục phó Cục Quân giới thuộc Tổng cục Hậu Cần vì phản đối Khâu Hội Tác nên đã bị giam giữ. Trong thời gian bị giam giữ, đã bị dùng tới 23 kiểu cực hình. Trong “xa luân chiến”, một lần liên tục thẩm vấn dài nhất là 17 ngày đêm, thậm chí còn bị bức ăn bánh bao có dính phân, bị đày đọa tàn khốc, làm cho thân thể Lương Băng bị suy kiệt, cuối cùng bị liệt nửa người. Nhìn những cảnh tàn ác bất nhân ấy không ai tin được là nó đã xảy ra tại Trung quốc vào những năm 60 của thế kỷ 20 này.

Trong việc hãm hại đối với những người lãnh đạo quân đội cũ, Khâu Hội Tác cũng không chịu thua kém.

Trước cách mạng văn hóa, Khâu Hội Tác đã tham dự vào việc hãm hại Đại tướng La Thụy Khanh. Đại cách mạng văn hóa bắt đầu, Khâu Hội Tác vẫn không tha La Thụy Khanh. Trong thời gian La Thụy Khanh bị thương ở đùi phải nằm viện, ông ta vẫn báo cáo lên trên yêu cầu đấu La Thụy Khanh. Tháng 1 năm 1967, đã tổ chức cuộc mít tinh 1 vạn người đấu tố Bành Chân, La Thụy Khanh, Lục Định Nhất, Dương Thượng Côn và một số cán bộ cấp cao khác. Lúc ấy xương đùi trái của La Thụy Khanh bị gãy, vết thương chưa lành, vẫn phải quấn băng trắng, cổ đeo một tấm biển rộng khoảng 1 mét vuông, rồi dùng một cái sọt lớn khiêng ông đến hội trường để đấu tố.

Nguyên soái Diệp Kiếm Anh là Phó Chủ tịch Quân ủy, cũng là cấp trên cũ của Khâu Hội Tác. Thời kỳ trường chinh, Khâu Hội Tác làm việc bên cạnh Diệp Kiếm Anh. Vào thập niên 50, khi Diệp Kiếm Anh đảm nhận Tư lệnh Quân khu Hoa Nam, Khâu Hội Tác làm Chủ nhiệm Chính trị Quân khu. Lúc mới cách mạng văn hóa khi Khâu Hội Tác bị công kích, Diệp Kiếm Anh đã từng bảo vệ ông ta. Khi ông ta ẩn náu ở Tây Sơn, có hôm Diệp Kiếm Anh đến thăm ông ta tới 3 lần.

Nhưng, để nương nhờ Lâm Bưu hơn nữa, Khâu Hội Tác đã bất chấp tín nghĩa, lương tâm, đã chĩa mũi nhọn vào Diệp Kiếm Anh. Tháng 3 năm 1968, Hoàng Vĩnh Thắng tổ chức chỉnh lý tài liệu về Diệp Kiếm Anh, đồng thời thành lập tổ tài liệu chuyên nghiệp, Khâu Hội Tác chịu trách nhiệm triệu tập cuộc họp Tổ tài liệu, trực tiếp phê chuẩn những tài liệu bí mật về Diệp Kiếm Anh do Tổ tư liệu chỉnh lý. Nhưng Khâu Hội Tác vẫn ngờ là chưa đủ, nên lại sai Trần Bàng, Vương Hy Khắc và một số người tổ chức một nhóm ở Tổng cục Hậu cần, chỉnh lý lại cái gọi là tội lỗi của Diệp Kiếm Anh, mưu đồ tìm cớ hãm hại Diệp Kiếm Anh.

Tháng 10 năm 1967, Khâu Hội Tác lại sai thân tín của mình ở Tổng cục Hậu cần viết tài liệu tố cáo Hạ Long, đồng thời đưa tài liệu cho tổ chuyên án, để hãm hại Hạ Long.

Trong Hội nghị Trung ương lần thứ 12 khóa 8, Khâu Hội Tác đã trực diện công kích Nguyên soái Từ Hướng Tiền. Đối với Đại tướng Từ Hải Đông người có công lao to lớn lại bị ốm lâu ngày, Khâu Hội Tác cũng không tha, ông ta đã lợi dụng quyền hành có trong tay, đã bức hại Từ Hải Đông bằng cách không cho chữa chạy thuốc thang, làm cho bệnh của Từ Hải Đông ngày một nặng, và đã qua đời vào tháng 3 năm 1970.

Tổng cục Chính trị Quân giải phóng là cơ quan lãnh đạo cao nhất về công tác chính trị tư tưởng của Quân đội. Đối với cách làm “tả” do Lâm Bưu thực hiện trong quân đội, lãnh đạo Tổng cục Chính trị luôn luôn tẩy chay, vì thế bị Lâm Bưu cho rằng đó là nơi không tuân theo ông ta. Ngày 25 tháng 7 năm 1967, Lâm Bưu hạ lệnh: “Các đồng chí phải chiến đấu, phải đột kích, phải đập tan hoàn toàn diện Diêm vương” ở Tổng cục Chính trị.

Khâu Hội Tác, Hoàng Vĩnh Thắng nghe thấy thế vội vác giáo xông ra, bắt đầu những hành động đập nát Tổng cục Chính trị. Khâu Hội Tác sắp xếp việc thành lập “Tổ phê phán đấu tố cán bộ lãnh đạo Tổng cục Chính trị”, bắt bớ giam cầm những người lãnh đạo của Tổng cục Chính trị. Đồng thời, Khâu Hội Tác còn sai “Văn phòng cách mạng văn hóa” của Tổng cục Hậu cần biên soạn và in tài liệu dài tới 17 vạn chữ để vu cáo cán bộ Tổng cục Chính trị và phân phát khắp mọi nơi.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #78 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 10:02:59 pm »


5. Dã tâm của Lý Tác Bằng

Việc hãm hại Đại tướng Tổng Tham mưu trưởng La Thụy Khanh do Lâm Bưu sắp xếp vào năm 1965, đã trở thành sự kiện mở đầu của cuộc câu kết Lâm Bưu, Lý Tác Bằng. Khoảng giữa hè thu năm 1965, Lâm Bưu bảo Diệp Quần gọi điện cho Lý Tác Bằng nói là La Thụy Khanh “có dã tâm muốn làm Bộ trưởng Quốc phòng, lôi kéo người tổ chức thành một ê kíp, vừa thăng cấp lại vừa thăng chức”, Lý Tác Bằng trả lời ngay: “Quyết không bao giờ làm việc gì không phải với Lâm phó Chủ tịch”.

Ngày 27 tháng 11 năm 1965, Lâm Bưu khẩu truyền điện thoại, bảo thư ký nói với Lý Tác Bằng là Phó Tư lệnh Hải quân lúc ấy, trực tiếp gợi ý cho ông ta từ góc độ Hải quân tiến hành vu cáo La Thụy Khanh. Thậm chí Lâm Bưu còn dạy ông ta cụ thể từ bốn phương diện để viết rõ: “Biểu hiện của La Thụy Khanh trên từng vấn đề, ngoài những điều ấy ra còn vấn đề gì?” Lý Tác Bằng lập tức hợp mưu với Vương Hồng Khôn, Trương Tú Xuyên, nặn ra một tài liệu dài 7000 chữ, vu cho La Thụy Khanh là “mấy năm gần đây đối với vấn đề lãnh đạo Hải quân, đã tồn tại những sai làm nghiêm trọng, đồng thời có âm mưu lớn”, “muốn chiếm lĩnh trận địa Hải quân”.

Việc hãm hại La Thụy Khanh trên thực tế là một “cuộc thi” đặc biệt để Lâm Bưu chọn thân tín, Lý Tác Bằng, Ngô Pháp Hiến, Khâu Hội Tác, Hoàng Vĩnh Thắng... đã lấy việc hãm hại La Thụy Khanh để bảy tỏ “lòng trung” của họ đối với Lâm Bưu, từ đó thông qua cuộc thi này, trở thành bè đảng của Lâm Bưu. Một âm mưu hội tụ một loạt kẻ có âm mưu. Tập đoàn phản cách mạng Lâm Bưu bắt đầu hình thành như thế.

Từ việc bảo vệ quyền lợi, tranh giành quyền lợi mà tìm chỗ dựa đến việc làm vui lòng chỗ dựa mà cam tâm làm tay sai, hãm hại người khác, cuối cùng kéo cánh âm mưu tiếm đoạt quyền lực cao nhất. Lý Tác Bằng đã bắt đầu đi vào con đường hủy diệt của một kẻ có dã tâm như thế.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #79 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 10:03:39 pm »


6. Trương Xuân Kiều tiến quân vào Bắc Kinh

“Bốn đại kim cương” bên này của Lâm Bưu ra sức lạm dụng uy quyền vẫn chưa gặt hái được gì, còn “bọn bốn tên” ở bên kia thì mài dao xoèn xoẹt, sát khí đằng đằng.

Ngày 11 tháng 11 năm 1966, Tổ cách mạng văn hóa Trung ương cử Trương Xuân Kiều đáp chuyên cơ quân dụng trở về Thượng Hải, hội kiến với những người cầm đầu “Tổng hội công nhân”, lần này Trương Xuân Kiều đã quen Vương Hồng Văn. Vì làm “kịch mẫu cách mạng” mà Giang (Thanh), Trương (Xuân Kiều) bắt tay nhau; vì phê “Hải Thụy bãi quan” mà Giang, Trương, Diêu (Văn Nguyên) kết nghĩa, nay lại vì “sự kiện An Đình” mà thêm một đồng bọn Vương Hồng Văn. Trương Xuân Kiều muốn mượn Vương Hồng Văn để đánh tan Thành ủy Thượng Hải, vì thế ông ta rất thoải mái ủng hộ “Tổng hội công nhân”, lần hợp tác đầu tiên Trương, Vương rất thành công, Mao Trạch Đông lại không phản đối việc này, trong Hội nghị Bộ Chính trị ngày 16 ông nói: “Có thể tiền trảm hậu tấu, luôn luôn là thực tiễn có trước khái niệm có sau”. Trương Xuân Kiều nghe tin này, biết là mình “đã lập công lớn”.

Trương Xuân Kiều có dã tâm rất lớn, ông ta cho rằng tranh giành địa vị ở Trung ương quan trọng hơn so với Thượng Hải, ông ta phải “tiến quân về Bắc Kinh”.

Trương Xuân Kiều với đầy dã tâm, nắm được quyền Đảng và chính quyền ở Thượng Hải, ánh mắt của ông ta hướng về Bắc Kinh, mong muốn có được quyền hành về Đảng và chính quyền ở Trung ương.

Ngày 18 tháng 2 năm 1967, Chu Ân Lai triệu tập cuộc hội ý Bộ Chính trị và Tổ cách mạng văn hóa Trung ương tại Hoài Nhân Đường, Đàm Chấn Lâm, Diệp Kiếm Anh, Trần Nghị v.v... cùng với Trương Xuân Kiều, Khang Sinh, Trần Bá Đạt v.v... đã triển khai một cuộc “luận chiến lớn”, Đàm Chấn Lâm phẫn nộ lên án bọn vô lại: “Mục đích của các người chính là đánh đổ những cán bộ cũ. Các người đánh đổ từng cán bộ cũ. Bao nhiêu cán bộ cách mạng đã 40 năm phải nhà tan cửa nát, vợ chồng con cái chia lìa...”. Diêu Văn Nguyên, Vương Lực ngồi bên cạnh Trương Xuân Kiều như những thư ký ghi lại từng viên “đạn pháo” từ phía đối diện bắn tới. Còn Trương Xuân Kiều thì mặt lạnh như băng, không nói một lời, ông ta cố hết sức ghi lại trong đầu từng câu nói của đối phương, ông ta không “đánh trả” ngay, sách lược xưa nay của ông ta là “áp đảo đối phương sau”. Lần này cũng vậy. Ngay đêm ấy, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Lực đối chiếu sổ ghi chép, Vương Lực chấp bút viết “Biên bản cuộc hội ý của Trung ương”, ngày hôm sau ông ta cầm biên bản đến chỗ Mao Trạch Đông kể tội các vị tướng soái. “Cuộc đối chọi tháng Hai” của các vị nguyên soái, tướng lĩnh và cán bộ cũ được bọn Trương Xuân Kiều nhào nặn thành “Dòng nước ngược tháng Hai”.

Trương Xuân Kiều đắc ý, ngày 24 tháng 2, Diêu Văn Nguyên xuất hiện ở Thượng Hải. Trương Xuân Kiều lúc này gần như là “Khâm sai đại thần”, ông ta mượn uy danh của Mao Trạch Đông. Trong thời kỳ lịch sử đặc biệt ấy, Tổ cách mạng văn hoá Trung ương đã thay thế Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Quyền hành lớn của Tổ cách mạng văn hóa Trung ương một thời nằm trong tay Trương Xuân Kiều.

Tổ phó Tổ cách mạng văn hóa Trung ương là Trương Xuân Kiều dựa vào con át chủ bài trong cách mạng văn hóa để lập nghiệp. Nhưng rốt cuộc vị tổ phó của cái tiểu tổ này là một chức vụ ông chẳng ra ông thằng chẳng ra thằng. Ông ta đứng vững ở Trung ương bắt đầu từ Đại hội 9. Nhảy một bước lên ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, trở thành nhân vật thứ bảy của Trung ương. Trong thông báo tin tức Hội nghị, tên của Trương Xuân Kiều đã xuất hiện: “Mao Trạch Đông, Lâm Bưu, Chu Ân Lai, Trần Bá Đạt, Khang Sinh, Giang Thanh Trương Xuân Kiều. Diêu Văn Nguyên v.v...”.

Trương Xuân Kiều không muốn yên vị ở chức ủy viên Bộ Chính trị, Lâm Bưu bị rơi máy bay chết, Trần Bá Đạt bị sụp đổ, làm cho Trương Xuân Kiều từ nhân vật thứ 7 nhảy lên nhân vật thứ 5. Ông ta nhăm nhe cái vị trí Phó Chủ tịch. Nhưng sự việc lại trái với ý muốn, ngày 30 tháng 8 năm 1973, Hội nghị Trung ương lần thứ 1 khóa 10 đã công bố kết quả bầu trung ương khóa 10: Chủ tịch Đảng Mao Trạch Đông, Phó Chủ tịch Đảng Chu Ân Lai, Vương Hồng Văn, Khang Sinh, Diệp Kiếm Anh, Lý Đức Sinh. Còn Trương Xuân Kiều thì sao? Tâm trạng của ông ta vô cùng chán nản: chỉ trúng vào ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị. Điều làm cho ông ta càng tức giận hơn là sự sụp đổ của Lâm Bưu lại dẫn đến việc sửa lại án xử sai về “Dòng nước ngược tháng Hai”, các vị tướng soái lần lượt được khôi phục danh dự, tại Đại hội Đảng khóa 10, Đặng Tiểu Bình đã trở thành thành viên của Chủ tịch đoàn. Trương Xuân Kiều đã hiểu được rằng, một cuộc đấu tranh quyết liệt mới sẽ lại bắt đầu. Tháng 4 năm 1974, Thủ tướng Chu Ân Lai, bị bệnh ung thư, bệnh tình ngày một nặng, đành phải vào nằm tại Bệnh viện Bắc Kinh. Trương Xuân Kiều và Đặng Tiểu Bình cùng là Phó Thủ tướng ngang hàng, hai người như nước với lửa, đối lập nhau gay gắt. Đặng Tiểu Bình là chướng ngại lớn nhất ảnh hưởng đến giấc mộng làm thủ tướng của ông ta. Về sự từng trải, về năng lực, về trí tuệ, về kinh nghiệm, Trương Xuân Kiều có là cái gì đâu, chẳng qua chỉ là một con tốt đen dựa vào việc “đánh đổ phái đi theo con đường tư bản chủ nghĩa” mà làm nên, ông ta không phải là đối thủ của Đặng Tiểu Bình. Điều làm cho Trương Xuân Kiều không yên là Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai ủng hộ Đặng Tiểu Bình. Đơn độc khó chống chọi, bốn người kết bè để cùng chống lại Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình, Vương (Hồng Văn), Trương (Xuân Kiều), Giang (Thanh), Diêu (Văn Nguyên) đã liên kết thành “Đồng minh thần thánh” – “Bọn bốn tên”. Trong “bọn bốn tên”, Trương Xuân Kiều là “quân sư”, Giang Thanh là “ngọn cờ”, Trương Xuân Kiều là “điểm”, Diêu Văn Nguyên là “cái gậy”, Vương Hồng Văn là cãi nhãn hiệu Phó Chủ tịch, họ là “tứ hợp nhất” kết thành bè đảng. Hạt nhân của “bọn bốn tên” là Trương Xuân Kiều.

Sau khi hy vọng làm Phó Chủ tịch Đảng tan vỡ, hai mắt Trương Xuân Kiều cứ chằm chằm nhìn vào vị trí Thủ tướng. Hiển nhiên là chỉ cần Chu Ân Lai còn khỏe một ngày thì Chu Ân Lai sẽ là Thủ tướng, trước mắt cái mà Trương Xuân Kiều có thể tranh được là “Phó Thủ tướng thứ nhất”. Vì “Phó thủ tướng thứ nhất” có hai ý nghĩa: Thứ nhất, hiện nay Thủ tướng đang ốm nặng, “phó thủ tướng thứ nhất” có nghĩa là sẽ chủ trì công việc hằng ngày của Quốc vụ viện; Thứ hai, hễ Chu Ân Lai qua đời thì “phó thủ tướng thứ nhất” sẽ đương nhiên trở thành thủ tướng.

Từ thư ký cơ yếu của Mao Trạch Đông đưa đến một tin: “Ai làm Phó thủ tướng thứ nhất? Đặng”. Điều đó đã làm cho Trương Xuân Kiều đứng ngồi không yên, ông ta cần phải tranh trước Đặng Tiểu Bình, ra sức thay đổi chủ ý của Mao Trạch Đông. Thế là ông ta nảy ra một ý, bảo Vương Hồng Văn đến Trường Sa kể tội Đặng Tiểu Bình. Nhưng, Trương Xuân Kiều là một “quân sư quạt mo” hoàn toàn tính sai, Mao Trạch Đông quyết định “Đề nghị bổ nhiệm Đặng Tiểu Bình làm Phó Chủ tịch Đảng, Phó Thủ tướng thứ nhất, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, kiêm Tổng Tham mưu trưởng”. Từ ngày 5 tháng 1 đến ngày 18 tháng 1 năm 1975, trong 13 ngày ngắn ngủi, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đã giao quyền Đảng, Chính phủ, quân đội cho Đặng Tiểu Bình. Trương Xuân Kiều thất bại thảm hại, giấc mộng làm thủ tướng tan tành mây khói.

Nhưng Trương Xuân Kiều không cam tâm, “mộng thủ tướng không hề tiêu tan”. Có người tố cáo tội của Đặng Tiểu Bình với Mao Trạch Đông rằng “Đặng Tiểu Bình phủ định đại cách mạng văn hóa, Đặng Tiểu Bình muốn xử lại án!” Trương Xuân Kiều rất vui mừng, “bọn bốn tên” từ trong khủng hoảng chính trị được giải thoát. Chính trong giờ phút then chốt này, người ủng hộ mạnh nhất Đặng Tiểu Bình là Chu Ân Lai lại qua đời ngày 8 tháng 1 năm 1976! Theo Trương Xuân Kiều, thủ tướng mới của Trung Quốc, không ai khác ngoài ông ta, Đặng Tiểu Bình vốn dĩ phải thay Chu Ân Lai trở thành thủ tướng, sắp bị cuộc phản kích xu hướng xử lại án hữu khuynh đẩy xuống vũ đài, “mộng Thủ tướng” của Trương Xuân Kiều có thể thực hiện.

Nhưng Trương Xuân Kiều không ngờ được rằng, thủ tướng mới không phải là ông ta mà là Hoa Quốc Phong. Trương Xuân Kiều mất bao nhiêu tâm sức mới đánh đổ được Đặng Tiểu Bình, vậy mà Mao Trạch Đông lại đem quyền lực giao cho Hoa Quốc Phong. Trương Xuân Kiều chán nản và phẫn uất, ông ta phải trả thù! Ông ta lại bắt đầu mưu tính làm sao để hạ bệ được Hoa Quốc Phong.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM