Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:52:51 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cách mạng văn hoá liệt truyện - Tập 2  (Đọc 56826 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #20 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2010, 03:44:29 pm »


4. Bắt Lưu Thiếu Kỳ ra khỏi Trung Nam Hải

Lưu Thiếu Kỳ ở trong Trung Nam Hải, vẫn như thường lệ, kiên trì hằng ngày xem đại tự báo. Lưu Bình Bình, Lưu Nguyên Nguyên kể lại tình hình mà các cô nhìn thấy khi đi xâu chuỗi ở các tỉnh Vân Nam, Hồ Nam, Hồ Bắc, Thiểm Tây, Sơn Tây, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Thiên Tân cho Lưu Thiếu Kỳ và Vương Quang Mỹ nghe. Khi thấy các con nói đến những cuộc đẩu tố bằng bạo lực trên quy mô lớn bắt đầu xảy ra ở các nơi như Trường Sa, Vũ Hán, Thành Đô, Thiên Tân v.v... Lưu Thiếu Kỳ chăm chú lắng nghe và trở nên lặng lẽ trầm tư, ông rất ít nói chuyện. Thực ra, chỉ trong bài “Thủ trưởng nói chuyện” đăng trên một tờ báo nhỏ, Lưu Thiếu Kỳ đã biết cả nước đã rơi vào tình cảnh như thế nào, Đảng đã bị phá hoại đến mức như thế nào, Đảng bị phá tan, đất nước bị nạn, quần chúng bị tai ương, mà tất cả vẫn chưa nhìn thấy đâu là điểm cuối cùng. Đang lúc ông lo lắng như lửa đốt, ăn không ngon ngủ không yên, thì một tổ chức quần chúng của Học viện Kiến trúc Công trình đột ngột yêu cầu Lưu Thiếu Kỳ viết kiểm thảo. Lưu Thiếu Kỳ đã mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần, không làm sao mà viết được, đành phải nhờ Vương Quang Mỹ viết hộ. Sau khi đưa đi, Lưu Thiếu Kỳ lại lấy lại, viết thêm một câu: “Đây là do Trung ương Đảng và Mao Chủ tịch giao cho tôi chủ trì công tác của Trung ương”. Chính vì thêm mấy chữ ấy mà mấy trăm chiếc loa mở hết cỡ chĩa vào Trung Nam Hải hò hét như điên cả ngày lẫn đêm.

Hách Miêu, người đầu bếp đã làm việc bên cạnh Lưu Thiếu Kỳ 18 năm, đột ngột bị bọn Lâm Bưu, Giang Thanh vu cho là “gián điệp” nên bị bắt, điều đó đã gây áp lực rất lớn cho những nhân viên làm việc bên cạnh Lưu Thiếu Kỳ, họ càng không dám gần gũi với Lưu Thiếu Kỳ nữa.

Những cuộc đả kích liên tiếp làm cho tinh thần và sức khỏe của Lưu Thiếu Kỳ ngày càng sụt giảm. Ngày 4 tháng 7, Văn phòng Trung ương Đảng thông báo cho Lưu Thiếu Kỳ rằng, ý kiến của Trung ương là yêu cầu Lưu Thiếu Kỳ viết một bản kiểm điểm gửi cho “Trung đoàn chiến đấu Bát Nhất mới” của Học viện Kiến trúc Công trình Bắc Kinh. Quả thực là Lưu Thiếu Kỳ không thể viết ra được điều gì mới, đành phải dựa vào nội dung của bản kiểm thảo mà ông đã đọc trong Hội nghị công tác của Trung ương để sửa chữa và viết lại. Nhất là bản kiểm điểm lại thêm câu này, nên đã bị phái tạo phản chỉ trích là “bằng chứng thép và bản tuyên ngôn nhận tội giả, quay lại phản công thật”. Do sự kích động của Tổ cách mạng văn hóa Trung ương, hàng ngàn phái tạo phản ở Bắc Kinh và các nơi khác tổ chức thành lập “mặt trận bắt Lưu”, tụ tập hàng vạn người đóng trại ở bốn chung quanh, bao vây Trung Nam Hải, rêu rao đòi lôi Lưu Thiếu Kỳ ra khỏi Trung Nam Hải.

Buổi sáng ngày 18 tháng 7, Lưu Thiếu Kỳ và Vương Quang Mỹ nhận được tin tối hôm đó sẽ mở cuộc mít tinh phê phán đấu tố họ. Lưu Thiếu Kỳ dự cảm thấy hôm nay có lẽ sẽ là ngày sinh ly tử biệt. Lưu Thiếu Kỳ nói với Vương Quang Mỹ: “Cái hay là ở chỗ lịch sử do nhân dân viết”.

Sáng sớm các con của Lưu Thiếu Kỳ đến nhà ăn của cán bộ công nhân viên trong Trung Nam Hải ăn cơm, bên cạnh bàn ăn mà họ vẫn thường ngồi treo một tờ đại tự báo, trên đó nói: Theo “Chỉ thị” của Giang Thanh và Thích Bản Vũ, tối nay sẽ tổ chức cuộc mít tinh để phê phán và đấu tố Lưu Thiếu Kỳ. Về đến nhà, họ nói lại cho Lưu Thiếu Kỳ biết. Lưu Thiếu Kỳ ý thức được rằng cuộc vật lộn sống chết đã cấp bách lắm rồi. Buổi trưa, ông lấy hai bản văn kiện từ trong túi áo ra đưa cho các con xem, một bản là toàn văn lời bình của Mao Trạch Đông khẳng định bản kiểm điểm của Lưu Thiếu Kỳ, một bản là toàn văn lời phê duyệt của Mao Trạch Đông ca ngợi và mở rộng “kinh nghiệm Đào Viên”. Đây là lần đầu tiên Lưu Thiếu Kỳ cho các con xem văn kiện của Trung ương và cũng là một lần duy nhất. Trước đây, ngay đến bàn làm việc của mình ông cũng không cho con cái bén mảng tới. Bây giờ đã đến bước cuối cùng, ông cho rằng không thể để cho trong lòng con cái lưu lại một bóng mờ nào, Lưu Thiếu Kỳ nhìn các con với ánh mắt mong đợi: “Các con đều đã xem cả rồi, điều đó chứng tỏ cha mẹ chưa bao giờ lừa dối các con”.

Buổi tối, một đám tạo phản xông vào sân trước nhà Phúc Lộc Cư, tay năm tay mười bắt Lưu Thiếu Kỳ lần lượt áp giải đến hai nơi Nhà ăn đại táo phía tây TrungNam Hải và phòng lớn ở Tây Lâu. Cuộc phê phán và đấu tố kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ, không cho Lưu Thiếu Kỳ nói một câu, nhưng lại cưỡng ép buộc ông phải đứng cúi đầu suốt từ đầu đến cuối. Ông định rút khăn lau mồ hôi, thì bị phái tạo phản dùng tay đập rơi xuống đất.

Lưu Thiếu Kỳ hiểu rằng, ông đã rơi vào tay của bọn người xấu, tất cả mọi sự tranh luận đều vô ích. Từ đó ông không bao giờ viết thư hoặc trình bày nữa, nói chuyện cũng ngày càng ít, cuối cùng đến một câu cũng dứt khoát không nói, dùng im lặng để biểu thị sự kháng cự không lời.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #21 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2010, 03:45:53 pm »


5. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Án oan số một

Để có thể thu được những “tài liệu tội chứng” của Lưu Thiếu Kỳ, Giang Thanh, Khang Sinh, Tạ Phú Trị v.v… thực sự đã không tiếc mọi sự trả giá, không từ một thủ đoạn nào, đem hết sức lực trong người ra để thực hiện. Họ lập ra một “tổ chuyên án Lưu Thiếu Kỳ” khổng lồ, dùng khối lượng lớn nhân lực vật lực để sục sạo tài liệu trong phạm vi cả nước.

Tháng 9 năm 1968, do sự thúc ép liên tục của Giang Thanh và Khang Sinh, “tổ chuyên án Lưu Thiếu Kỳ” do Tạ Phú Trị chỉ huy đã ngày đêm hăng hái chiến đấu, cuối cùng đã chỉnh lý được ba tập của cái gọi là “tài liệu tội chứng” lần lượt đưa đến tay Giang Thanh ở lầu 11 Điếu Ngư Đài.

Sau khi đọc duyệt, Giang Thanh đã dùng thứ ngôn ngữ cực đoan để xác định tính chất của vấn đề Lưu Thiếu Kỳ. Ngày 16 tháng 9, bà ta phê duyệt với giọng khoa trương thanh thế: “Tôi phẫn nộ! Tôi căm giận! Nhất định phải tiến hành cuộc đại cách mạng văn hóa vô sản đến cùng! Lưu Thiếu Kỳ là tên đại phản bội, đại nội gian, đại công tặc, đại đặc vụ, đại phản cách mạng, có thể nói là kẻ thù giai cấp nham hiểm nhất, hung ác nhất, xảo quyệt nhất, độc ác nhất với đủ năm cái độc”. Lâm Bưu, Khang Sinh, Trần Bá Đạt cũng đều ghi ý kiến, Lâm Bưu còn đặc biệt ghi rõ: “Xin gửi lời chào tới đồng chí Giang Thanh, người đã chỉ đạo một cách xuất sắc tổ chuyên án và đã đạt được những thành tựu to lớn!”.

Từ ngày 13 đến ngày 31 tháng 10 năm 1968, Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương mở rộng lần thứ 12 khóa 8 đã được triệu tập trong cao trào đại cách mạng Văn hóa. Cuộc hội nghị này rất không bình thường. Trong 195 ủy viên trung ương đảng, ủy viên dự khuyết trung ương đảng có 52,7% số người bị quy là “phản bội”, “đặc vụ”, “thông đồng với nước ngoài”, “phần tử chống đảng”, đã tước mất quyền tham dự Hội nghị của họ. Trong số 97 ủy viên trung ương, ngoài 10 người qua đời từ hội nghị toàn thể lần trước đến nay ra, cho phép tham dự hội nghị này chỉ có 40 người. Khi họp, phải bầu bổ sung 10 người từ ủy viên dự khuyết trung ương thành ủy viên trung ương, mới miễn cưỡng đạt số quá bán. Cho phép ủy viên dự khuyết trung ương tham gia hội nghị chỉ có 9 người. Còn mở rộng cho các nhân viên của Tổ cách mạng văn hóa Trung ương, tổ làm việc của Quân ủy Trung ương và những người mới được đề bạt từ đại cách mạng văn hóa đến nay có tới 74 người, quá nửa tổng số người tham gia.

Giang Thanh, Khang Sinh, Tạ Phú Trị ngồi lì trong Điếu Ngư Đài khẩn trương xếp đặt, tổng hợp 3 “tài liệu tội chứng” do bức cung mà có được để viết lại thành “Báo cáo thẩm tra về tội lỗi của tên phản bội, nội gian, công tặc Lưu Thiếu Kỳ”, sau khi được Trương Xuân Kiều sửa chữa đã giao cho Hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ 12 khóa 8. Trong báo cáo đã đề xuất “Xóa bỏ tất cả mọi chức vụ trong và ngoài đảng của Lưu Thiếu Kỳ, khai trừ đảng tịch vĩnh viễn, đồng thời tiếp tục thanh toán tội lỗi phản bội Đảng, phản bội đất nước của Lưu Thiếu Kỳ và đồng bọn”.

Dưới áp lực chính trị mạnh mẽ và tình hình rất không bình thường, Hội nghị toàn thể đã phê chuẩn “Báo cáo thẩm tra” được viết nên bởi những chứng cứ giả vào ngày cuối cùng, từ đó đã dựng lên một cái án oan lớn nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng chính trong cái không khí căng thẳng đến nghẹt thở này, ủy viên Trung ương Đảng Trần Thiếu Mẫn vẫn không sợ sức ép mạnh mẽ, khi thảo luận “Báo cáo thẩm tra” đã từ chối không biểu thị đồng ý, khi Hội nghị Toàn thể biểu quyết thông qua đã kiên quyết không giơ tay.

Lúc này tại Phúc Lộc Cư trong Trung Nam Hải, Lưu Thiếu Kỳ đã ốm nặng, ông không hề hay biết về Hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ 12 khóa 8 và mọi tình hình về chuyên án. Trong toàn bộ quá trình lập án, thẩm tra, định án đối với ông, không có ai để lộ cho ông biết tin tức có liên quan đến chuyên án, càng không có ai đến nghe ông trình bày bất cứ điều gì. Để bảo vệ sinh mệnh chính trị của mình. Ông đã từng năm lần bảy lượt tranh luận bằng lời, viết trên giấy, nhưng tất cả chỉ như hòn đá ném xuống ao bèo, bặt vô âm tín.

Người nhà Lưu Thiếu Kỳ đã không thể đến thăm ông, chăm sóc ông. Lúc này, vợ ông là Vương Quang Mỹ đang bị giam ở một phòng giam tối tăm ẩm mốc ở nhà tù Tân Thành; con trai cả Lưu Doãn Bân làm Phó Tổng công trình sư tại một công xưởng quốc phòng nọ ở Bao Đầu, đã lao vào đường tàu tự vẫn sau khi bị đấu tố vào cuối năm 1967; con gái lớn Lưu Ửi Cầm công tác ở Ủy ban Kế hoạch Khu tự trị Nội Mông, đang bị giam trong “chuồng bò”, không được về nhà; con trai thứ là Lưu Doãn Nhược làm kỹ thuật viên ở Viện 1 thuộc Bộ Cơ khí số 7, năm 1967, sau khi bị Giang Thanh chỉ tên đã bị bắt giam. Bốn người con vị thành niên vốn vẫn sống cùng với Lưu Thiếu Kỳ và Vương Quang Mỹ cũng đã bị đuổi ra khỏi nhà từ lâu, phiêu bạt khắp nơi; Bình Bình 19 tuổi bị giam trong phòng giam một người; Nguyên Nguyên 17 tuổi chạy trốn khắp nơi, tháng 12 năm 1968 lại bị bắt vào trại tạm giam; Đình Đình 15 tuổi sống một mình ở trong trường, luôn luôn bị kiểm tra; Tiểu Tiểu mới chỉ 7 tuổi, cũng phải chịu ức hiếp, kỳ thị.

Sự đả kích nặng nề về tinh thần và mức sống giảm sút quá mức đã làm cho sức khoẻ của Lưu Thiếu Kỳ suy sụp nhanh chóng. Sau tháng 3 năm 1968, bệnh tình của ông nặng lên rõ rệt. Ngày 12 tháng 4, trong báo cáo “Phản ánh tình hình của Lưu Thiếu Kỳ” do Cục Cảnh vệ Trung ương chỉnh lý đã viết: “Theo bác sĩ kiểm tra: tinh thần và trí tuệ của Lưu không minh mẫn, biểu hiện định hướng phân biệt không rõ ràng, biểu hiện tình cảm không hoạt bát, hai chân di chuyển khó nhọc, đi bộ không bước chân được. Khi mặc áo, lắp răng giả, mấy lần phát hiện thấy mặc ngược và lắp ngược, khi người khác nói cho biết chỗ sai, vẫn không biết sửa”.

Ngày 9 tháng 7, khí quản nhánh của ông bị viêm cấp tính, chuyển thành khí quản nhánh phế quản viêm, sinh mạng vô cùng nguy cấp.

Từ đó về sau, Lưu Thiếu Kỳ chỉ có thể nằm trên giường suốt ngày, đau khổ vì bị bệnh nặng giày vò. Ông đã mất khả năng tự lo liệu cuộc sống cho mình, nhưng không có được sự chăm sóc đáng có. Bên cạnh ông không có ai là người thân, ông không biết vợ con mình hiện nay đang ở nơi nào, cảnh ngộ ra sao? Chỉ có giám thị nghiêm ngặt vẫn như cái bóng theo ông từ sáng đến tối.

Sau ngày 11 tháng 10 năm 1968, ông không thể ăn bằng mồm được nữa, nhân viên bác sĩ y tá đành cho ông ăn bằng ống xông qua mũi. Phương thức duy trì cuộc sống này, kéo dài mãi cho đến khi ông qua đời.

Tối ngày 17 tháng 10, một chiếc máy bay kiểu IL-14, đã đỗ từ rất sớm để đợi lệnh tại sân bay quân sự Tây Giao. 19 giờ 23 phút, Lưu Thiếu Kỳ nằm trên chiếc cáng, được đưa lên máy bay một cách vội vã, dưới sự giám sát của hai nhân viên tổ chuyên án.

Lúc máy bay hạ cánh xuống sân bay Khai Phong tỉnh Hà Nam đã là 21 giờ 30 phút. Lưu Thiếu Kỳ bị khiêng xuống máy bay và đưa thẳng tới địa điểm giám hộ, một thiên tỉnh nhỏ của nhà số 1, cơ quan ủy ban Cách mạng thành phố Khai Phong.

Đến Khai Phong chưa được vài ngày, bệnh tình của Lưu Thiếu Kỳ đã ba lần phát nặng. Lần thứ ba là vào ngày 10 tháng 11, Lưu Thiếu Kỳ bị sốt cao mà không giảm.

6 giờ 45 phút ngày 12 tháng 11 năm 1969, vị Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoá đã chết một cách thảm thương trong ngục Khai Phong.

Đêm khuya hôm ấy, di thể của ông được khiêng lên một chiếc xe gíp, đưa đến nơi thiêu xác, chân ông thò cả ra ngoài xe!

Nhân viên chuyên án đã điền vào tờ giấy thiêu xác như sau:

“Họ tên: Lưu Vệ Hoàng; nghề nghiệp: Vô nghề nghiệp, nguyên nhân chết: Chết bệnh...”

Thế là, di thể của Lưu Thiếu Kỳ được đưa vào lò hỏa thiêu một cách im hơi lặng tiếng.

Đông đảo người dân Trung Quốc không hề hay biết gì về cái chết của Lưu Thiếu Kỳ!

Cuộc đại cách mạng văn hóa chưa từng có trong lịch sử vẫn tiến hành bừng bừng như lửa.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #22 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2010, 07:22:59 am »


4
Thâm nhập vào địa ngục, Chu Ân Lai trộn bùn nhão
Để bảo vệ Lưu Đặng, nhân vật thứ tư chết mắt vẫn mở trừng trừng


1. Cuộc điều đình gian nan ở Hoài Nhân Đường

Bắt đầu từ năm 1967, Chu Ân Lai đã dốc sức cho việc ổn định tình hình. Thượng tuần tháng 1, sau khi Thượng Hải cướp quyền, tổ chức tạo phản ở các tỉnh, thành phố, khu, cũng sôi nổi cướp quyền, cơ cấu Đảng, chính quyền ở các nơi đã tê liệt, dẫn đến tình hình ngày càng hỗn loạn hơn.

Cơ cấu Đảng và chính quyền đã bị tê liệt, lại không thừa nhận “phái tạo phản” đã cướp quyền, vậy Chu Ân Lai phải dựa vào lực lượng nào đây? Được Mao Trạch Đông đồng ý, ông cùng Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, kiêm Tổng thư ký Diệp Kiếm Anh phối hợp chặt chẽ, dùng biện pháp quân quản.

Tiếp đó lại xảy ra cái gọi là “dòng nước ngược tháng Hai”, do rất nhiều nhà cách mạng cũ trong tầng lớp lãnh đạo của đảng đã chống lại Lâm Bưu, Giang Thanh và đồng bọn. Tiêu điểm của cuộc chống đối này là có cần ổn định quân đội hay không, có cần đảng lãnh đạo hay không, trên thực tế là sự phê bình mạnh mẽ đối với cách làm sai lầm của “đại cách mạng văn hóa”.

Ngày 13 tháng 2, Chu Ân Lai triệu tập và chủ trì một cuộc hội ý của Bộ Chính trị (có Trương Xuân Kiều, Vương Lực, Diêu Văn Nguyên tham dự) tại Hoài Nhân Đường, trong cuộc họp này lại triển khai tranh luận. Ngày 16 lại họp, đấu tranh đi tới mức quyết liệt.

Chiều hôm ấy, phòng họp Hoài Nhân Đường trong Trung Nam Hải, một trận kịch chiến đã bắt đầu. Đây chính là cái gọi là sự kiện “đại náo Hoài Nhân Đường” mà sau này vẫn lưu truyền rộng rãi. Trong phòng hợp, trận tuyến hai bên rõ ràng. Chu Ân Lai ngồi giữa bàn hội nghị, bên phải là Trần Nghị, Diệp Kiếm Anh, Từ Hướng Tiền, Lý Phú Xuân, Lý Tiên Niệm, Đàm Chấn Lâm. Đây là những người tượng trưng cho “phái hữu”, còn có Dư Thu Lý và Cốc Mục.

Ngồi bên trái có: Khang Sinh, Trần Bá Đạt, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Tạ Phí Trị. Giang Thanh bận việc vắng mặt, Vương Lực đến tham dự, những người này tượng trưng cho “phái tả”.

Hai bên trợn mắt nhìn nhau, đám mây chiến tranh bao phủ, chỉ chạm vào là bùng nổ, hai bên đều đang suy tính làm sao để đánh trúng điểm yếu của đối phương.

Đồng chí Trần Phi Hiển đã tham gia cách mạng từ nhỏ, là “chú nhóc đỏ” rốt cuộc đồng chí ấy có vấn đề gì mà các anh bắt giữ không thả? Đàm Chấn Lâm một con người có tính cách thẳng thắn, trong lòng không một chút tà tâm nịnh bợ, đã nổ phát súng đầu tiên, ông dùng đôi mắt sắc lạnh tức giận nhìn thẳng vào mặt Trương Xuân Kiều, lớn tiếng chất vấn: “Bí thư của mấy đại khu, rất nhiều Bí thư tỉnh ủy có vấn đề gì? Vì sao không để họ đến Bắc Kinh?”

Đàm Chấn Lâm nêu ra vấn đề lãnh đạo các đại khu và tỉnh đến Bắc Kinh, là vì sau khi một số Bí thư Tỉnh ủy, Thành uỷ bị đấu tố diễu đi ngoài đường, nên Mao Trạch Đông đã ba lần liên tục trong các trường hợp khác nhau đã chỉ thị rằng phải đưa các Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy lên Bắc Kinh để bảo vệ họ. Chu Ân Lai đã gạt bỏ mọi ngăn trở trên nhiều phương diện đưa một bộ phận Bí thư Tỉnh ủy đến Bắc Kinh, nhưng có một bộ phận vẫn bị giam giữ ở địa phương, Trần Phi Hiển là một người trong số đó. Trước khi vào phòng họp, Đàm Chấn Lâm đã gặp Trương Xuân Kiều, kẻ đã thao túng cơn gió đen “cướp quyền tháng Hai” ở Thượng Hải. Đàm Chấn Lâm hỏi ông ta: “Đồng chí Trần Phi Hiển đến chưa?” Trương Xuân Kiều đáp một cách xảo quyệt: “Quần chúng không bằng lòng!” Lúc này, Trương Xuân Kiều thấy Đàm Chấn Lâm lại đưa ra chất vấn, để chọc tức ông, Trương Xuân Kiều cố ý nói mát: “Những việc này đều phải bàn với quần chúng, chúng ta đều phải tôn trọng ý kiến của quần chúng mà!” Nói rồi liền dùng ánh mắt khiêu khích liếc nhìn Đàm Chấn Lâm.

“Quần chúng cái gì?” Đàm Chấn Lâm nổi giận đùng đùng, cắt ngang lời ngụy biện vô trách nhiệm của Trương Xuân Kiều, hỏi vặn một cách thẳng thắn không sợ hãi gì: “Lúc nào cũng quần chúng, quần chúng, có cần Đảng lãnh đạo nữa không?” Tay ông chỉ vào mấy người trong Tổ cách mạng văn hóa Trung ương: “Mục đích của các người chính là muốn đánh đổ tất cả các cán bộ cũ. Những cán bộ cũ 40 năm trước bây giờ rơi vào cảnh nhà tan cửa nát, vợ con chia lìa!” Ông càng nói càng tức, đập tay xuống bàn, quát lớn: “Khoái Đại Phú là cái gì? Chẳng phải là tay chân ác ôn của các người hay sao! Hắn là một tên phản cách mạng! Đã tạo ra bức tranh một trăm thằng xấu. Lần này là lần tàn khốc nhất trong lịch sử, vượt qua bất cứ lần nào trong lịch sử”. Ông tức giận từ trong lòng, căm ghét từ trong gan, đâm lao thì phải theo lao, chẳng cần gì cả, cái gì cũng đưa ra hết! “Cứ như thế này, thì các anh làm, tôi không làm nữa, không theo nữa! Chặt đầu, ngồi nhà lao, khai trừ đảng tịch, tôi cũng phải đấu với các anh đến cùng!” Giọng ông tăng cao đến tám độ: “Đời tôi đã phạm ba cái sai, thứ nhất, tôi không nên sống đến hôm nay; thứ hai, không nên cùng Mao Trạch Đông làm cách mạng; thứ ba, không nên gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Nói xong, ông cầm áo, cắp cặp đi ra ngoài.

“Không được đi, phải ở lại đây để đấu với họ!” Trần Nghị đầy tức giận quát lên.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #23 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2010, 07:23:25 am »


Đàm Chấn Lâm giận quá mất khôn, như đang mê tỉnh lại, đi làm gì? là lùi bước, là tháo chạy khi lâm trận, phải ở lại đây đấu với họ, đấu đến cùng. Ông lại quay về chỗ cũ ngồi xuống ghế.

Trần Nghị tiếp tục phát biểu. Ông chĩa thẳng mũi dùi vào Lâm Bưu và đồng bọn đang núp dưới lá cờ của Mao Trạch Đông, để tiến hành hoạt động hai mặt phản cách mạng, lên án: “Trong phong trào chỉnh phong ở Diên An, chỉnh cán bộ cũ rất dữ, phong trào cấp cứu ở Diên An đã xử sai bao nhiêu người! Bây giờ có người còn phải mang gánh nặng, đến Thủ tướng Chu cũng bị chỉnh”. Ông trừng mắt nhìn lướt qua Khang Sinh đang cố ra vẻ bình tĩnh ngồi chếch ở phía đối diện, có ý như chỉ ông ta nói: “Ngoài chỉnh người, còn có thể làm gì? Chính nhờ dựa vào chỉnh người để dựng cơ đồ!”.

Phút chốc, mặt Khang Sinh trắng bệch, nhưng ông ta đã từng được Trần Nghị dạy cho bài học, quả thật nếu đánh trực diện một chọi một, thì vị tất đã là đối thủ của Trần Nghị, ông ta lại nhìn mấy vị nguyên soái và Phó Thủ tướng ngồi đối diện, ai cũng trừng mắt nhìn, không, ông ta ngầm quyết định chủ kiến, lúc này mà ra đấu, nếu không hợp lực thì không thể nào phản công được; ông ta lại nhìn thế trận phía mình, Trần Bá Đạt thì ầm à ầm ừ, ba người không chọi nổi một. Trước tiên phải nuốt cơn giận này, cái nhỏ mà không nhẫn chịu thì mưu lớn sẽ hỏng, nhưng lời của Trần Nghị lại đâm trúng vào chỗ đau của ông ta. Ông ta xen vào một câu đánh trống lấp với khẩu khí là lạ: “Chính tôi là kẻ chỉnh người mà!”.

“Bài học lịch sử này không thể quên”. Trần Nghị lại nhìn Khang Sinh, nói một cách xúc động. “Lịch sử chẳng phải đã chứng minh, rốt cuộc ai là người đã chống lại Mao Chủ tịch hay sao? Sau này còn phải xét, còn phải chứng minh”.

“Cán bộ cũ là tài sản của Đảng và Nhà nước”, Diệp Kiếm Anh phối hợp, “đối với cán bộ phạm sai lầm vì sao lại phủ định tất cả? Phải trị bệnh cứu người chứ, không thể động một tí là đánh đổ! Cứ tiếp tục như thế này, thì sự an toàn về thân thể làm sao còn có thể đảm bảo? Làm sao còn có thể làm việc?”.

“Rất nhiều cán bộ bị lôi ra để đấu tố”. Dư Thu Lý người đã từng chịu đau khổ, tức run cả người phẫn nộ đập bàn nói: “Đối xử tàn bạo với cán bộ như thế, cứ tiếp tục như thế, lần sau còn bắt nữa tôi sẽ không đi, các anh làm thế nào thì làm!”.

Lý Tiên Niệm nói tiếp: “Xã luận của tạp chí “Hồng kỳ” số 13, kêu gọi tấn công mạnh mẽ vào đường lối phản động tư sản, cả nước sẽ loạn”.

“Xã luận của tạp chí “Hồng kỳ” số 13, đồng chí đã xem chưa?” Chu Ân Lai đưa ánh mắt nghiêm khắc nhìn Khang Sinh hỏi.

Khang Sinh với bộ mặt quen nói dối không bao giờ đỏ, lắc đầu. “Tôi chưa xem”.

“Một việc lớn như vậy”, Chu Ân Lai tức giận “Vì sao không đưa cho chúng tôi xem?”

“Dùng biện pháp giam cầm đối với con em cán bộ không phải là giáo dục mà là trừng phạt”, Nhiếp Vinh Trăn tiếp lời. “Mao chủ tịch đã đặc biệt thêm một điều vào trong mệnh lệnh 8 điều của Quân ủy, cán bộ các cấp đặc biệt là cán bộ cao cấp đều phải nghiêm khắc giáo dục quản lý con cái. Nếu cha mẹ không giáo dục, thì trách nhiệm thuộc về bố mẹ. Không thể vì đánh đổ cán bộ cũ mà lôi con cái ra đấu tố, liên lụy đến gia đình thân thích, bây giờ bức hại cán bộ cũ như vậy, chính là người rơi xuống giếng kẻ ném đá theo, không yên lòng được!”.

Nghĩ đến rất nhiều cán bộ cũ bị đấu tố lăng nhục một cách tàn nhẫn, Đàm Chấn Lâm nói: “Tôi chưa bao giờ khóc, hiện nay tôi đã khóc ba lần, khóc nhưng không có chỗ để mà khóc, phía sau phía trước là thư ký, là con cái, chỉ còn có cách khóc vụng!”.

“Không nên xuất phát từ tình cảm cá nhân!” Tạ Phú Trị, người phụ trách công tác kiểm tra, sau này được chứng minh là đã ngả theo Lâm Bưu và “bọn bốn tên” từ lâu, đối đáp lại, “Phải nhìn toàn cục chứ!”.

“Tôi khóc không phải là vì cá nhân, mà là vì toàn Đảng!” Đàm Chấn Lâm chọi lại Tạ Phú Trị.

Hội nghị giải tán trong không khí buồn tẻ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #24 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2010, 07:24:15 am »


2. Mao Trạch Đông tức giận: “Ai chống lại Tổ cách mạng văn hóa Trung ương, tôi sẽ kiên quyết chống lại người ấy!”

Tối ngày 18 tháng 2, Mao Trạch Đông đã triệu tập Hội nghị Bộ Chính trị. Lý Phú Xuân, Đàm Chấn Lâm, Lý Tiên Niệm, Trần Nghị, Diệp Kiếm Anh, Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh Trăn, vốn được gọi là “tam lão tứ soái” (ba vị lão thành bốn ông nguyên soái - N.D), vừa vào cửa đã được Mao Trạch Đông tiếp đón bằng vẻ mặt không vui. Những vị nguyên soái đã cùng chung hoạn nạn với Mao Trạch Đông mấy chục năm, không ai không ngẩn người vì thái độ lạnh nhạt như vậy của Mao Trạch Đông hôm nay, trong lòng họ đều hiểu rõ, nhất định có kẻ xấu đã kể tội của họ trước, hẳn là Giang Thanh đã tâu trước với Mao Trạch Đông rồi.

Hội nghị do Chu Ân Lai chủ trì. Chu Ân Lai đã sớm có dự kiến trước, vừa thấy thái độ tức giận của Mao Trạch Đông lộ ra trên nét mặt, ông đã biết là Mao Trạch Đông sẽ đích thân ra tay. Ông đã sớm suy xét, hội nghị hôm nay, sẽ gay gắt kịch liệt hơn Hội nghị bài ngửa ở Hoài Nhân Đường lần trước. Quan điểm của “tam lão tứ soái” hoàn toàn giống như mình. Việc phát biểu của họ trong Hội nghị bài ngửa ở Hoài Nhân Đường mình đã ủng hộ họ. Nhưng, hôm nay lại để mình chủ trì hội nghị phê phán “tam lão tứ soái”, đây không phải là đã đặt mình vào thế khó xử hay sao? Hơn nữa, “tam lão tứ soái” cũng là chịu tội thay mình! Mình chủ trì hội nghị, giương mắt nhìn chiến hữu của mình bị phê phán, đây là thứ mùi vị gì, cảnh ngộ gì? Mình đang diễn vai gì, điều này còn đau đớn hơn là bản thân mình bị phê bình.

Cuối cùng ông quyết định cho mình một biện pháp, phải cố gắng với tất cả sức lực của mình để gỡ tội, giải vây phụ họa, dù thế nào cũng không thể để cho họ trúng tên ngã ngựa tất cả, nếu quả đúng là “tam lão tứ soái” đều bị đánh đổ, thì đây không còn là vấn đề bất hạnh của mấy người mà là sự bất hạnh của nhân dân cả nước, sự bất hạnh của toàn Đảng. Mình có trách nhiệm và cũng có nghĩa vụ phải ngầm ủng hộ họ, không chỉ có thế, ngay trong hội nghị cũng phải khéo léo tiếp ứng cho họ. Đây là một cuộc đọ sức giữa chính nghĩa và gian tà, giữa ánh sáng và bóng tối, không thể vì bảo vệ mình mà hy sinh chiến hữu, họ vì Đảng, vì nhân dân, cũng là vì mình mà chiến đấu xông pha! Bây giờ họ đang rơi vào vòng vây, mình có thể khoanh tay ngồi nhìn hay sao?

Mặc dù tâm trạng nặng nề, nhưng Chu Ân Lai vẫn phải làm ra vẻ thản nhiên để chủ trì hội nghị. Ông diễn vai này quá khó khăn, vừa phải bảo vệ chiến hữu lại vừa phải theo Mao Trạch Đông, có lúc còn phải thay cho đối thủ của mình là Tổ cách mạng văn hóa, phụ họa theo vài câu.

Người nổ phát súng đầu tiên là Mao Trạch Đông. Nếu là lúc bình thường, thì thái độ của Mao Trạch Đông luôn luôn điềm đạm nhã nhặn, thậm chí nói nói cười cười, nhưng hôm nay lại rất khác thường, vừa vào họp, đã cho “tam lão tứ soái” biết tay ngay, ông muốn dùng thủ đoạn uy hiếp để trấn áp mấy người muốn ngăn cản đại cách mạng văn hóa, ông nói với vẻ mặt tức giận giọng điệu gay gắt: “Các anh đã liên kết với nhau trong hội nghị Hoài Nhân Đường làm cái chuyện tập kích bất ngờ, chống lại Tổ cách mạng văn hóa Trung ương, chống lại Trung ương, rốt cuộc thì các anh muốn làm gì? Đây chẳng qua chỉ là muốn làm cuộc chính biến cung đình, muốn để Lưu Thiếu Kỳ nắm lại chính quyền. Hội nghị Toàn thể Trung ương lần thứ 11 các anh đều đã giơ tay. Vì sao mới chỉ có mấy ngày, các anh lại phản đối quyết định của Hội nghị Trung ương lần thứ 11? Vì sao trước mặt phục tùng, sau lưng chống lại, vì sao nay thế này mai thế khác? Khi thảo luận quyết định tiến hành đại cách mạng văn hóa, các anh cũng tán thành, tôi không thấy có ai trong các anh bỏ phiếu phản đối, nhưng vì sao sau khi cuộc đại cách mạng văn hóa phát động lên thật thì các anh lại phản đối nó?

Mấy vị nguyên soái và mấy vị phó thủ tướng đều ngạc nhiên nhìn Mao Trạch Đông trong vẻ mặt đầy giận dữ.

Đàm Chấn Lâm trong lòng không một chút tà tâm nịnh bợ, không khiếp sợ, không chùn bước trước cơn thịnh nộ của Mao Trạch Đông, ông không còn nín nhịn được nữa nói xen vào: “Tôi cho rằng những lời phát biểu của tôi trong hội nghị không sai gì cả, nó phù hợp với tinh thần của Hội nghị Trung ương lần thứ 11 khóa 8. Lẽ nào lại nói đại cách mạng văn hóa có thể không cần sự lãnh đạo của Đảng? Có thể không cần ổn định quân đội? Có thể đánh đổ tất cả cán bộ cũ?”

Trần Nghị cũng ngay thẳng thật thà từ một khía cạnh phối hợp với Đàm Chấn Lâm, ông nói: “Tôi có ý kiến đối với Tổ cách mạng văn hóa Trung ương, rất nhiều cách làm của họ là sai lầm. Thiên hạ đã bị họ làm cho rối loạn, công nhân không làm việc, học sinh không đi học, cán bộ cơ quan không đi làm, tương lai...”.

“Tổ cách mạng văn hóa chấp hành tinh thần của Hội nghị Trung ương lần thứ 11”. Mao Trạch Đông giật nảy người, các phó thủ tướng và các vị nguyên soái xưa nay vẫn ngoan ngoãn nghe theo lời của mình, sao bây giờ lại khác thường như vậy, đối chọi quyết liệt như vậy đây là sự thách thức đối với quyền uy của mình! Ông không còn nhẫn nại được nữa, liền cắt ngang lời của họ một cách thô bạo: “Tổ cách mạng văn hóa chấp hành tinh thần của Hội nghị Trung ương lần thứ 11. Sai lầm chỉ một, hai, ba phần trăm, còn chín mươi bảy phần trăm là đúng đắn. Ai chống lại Tổ cách mạng văn hóa Trung ương, tôi sẽ kiên quyết chống lại người ấy!” Mao Trạch Đông dùng đôi mắt căm phẫn, dữ tợn nhìn lướt qua “tam lão tứ soái”.

Đàm Chấn Lâm vẫn một lòng, vừa thấy Mao Trạch Đông nói như vậy, ông đã đâm lao thì phải theo lao, không đếm xỉa gì hết, tức giận cãi lại: “Tôi không nên sớm vào Đảng 40 năm, không nên theo đồng chí làm cách mạng, cũng không nên sống đến 65 tuổi!”.

Bao nhiêu năm nay, Mao Trạch Đông được tâng bốc như những đám sao làm tôn lên cho vầng trăng thêm tỏ, quyền uy tuyệt đối chí cao vô thượng với “muôn năm, muôn muôn năm, vạn thọ vô cương!” mà ông đã nghe quen, đến hôm nay, lại có người công khai trực diện cãi lại ông, làm ông bị bẽ mặt, làm sao ông có thể chịu được!

Cuộc giao chiến này hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của Chu Ân Lai. Mao Trạch Đông nổi giận, điều này nằm trong dự đoán của ông nhưng Đàm Chấn Lâm dám đụng chạm, đối chọi quyết liệt mỉa mai lại như vậy đã vượt quá xa sự tưởng tượng của ông. Vừa bắt đầu, cuộc họp đã găng, hơn nữa còn leo thang. Mặc dù trước đó ông đã nói với từng người trong”tam lão tứ soái” là phải nhường nhịn, phải nhận sai, phải kiểm thảo. Đây là kế sách hay duy nhất để bảo toàn thực lực. Trận ác chiến ở Hoài Nhân Đường, qua việc gây chia rẽ, kích động, đổ thêm dầu vào lửa, đã làm Mao Trạch Đông tức giận, lại thêm việc mặt đối mặt đấu khẩu với ông ta, đấy chẳng phải là con thiêu thân lao vào lửa tìm lấy cái chết hay sao? Cách làm này đúng với ý muốn của Giang Thanh và đồng bọn. Không thể tiếp tục phát triển như vậy!

Chu Ân Lai vội vàng can khéo, nói một cách thành thật: “Trong Hội nghị Hoài Nhân Đường, mấy đồng chí cũ, chưa hiểu rõ đại cách mạng văn hóa, nên đã nổi cáu. Trách nhiệm chủ yếu là ở tôi. Sau Hội nghị họ cũng đã nhận thấy làm như vậy là không đúng, đã có gặp tôi để kiểm điểm, họ cũng cảm thấy đã nói một số điều không phải với Chủ tịch, cũng muốn tìm cơ hội, để kiểm điểm trước Chủ tịch”.

Trong bụng Mao Trạch Đông rất rõ, kẻ ủng hộ sau lưng của mấy vị nguyên soái và phó thủ tướng này chính là anh, Chu Ân Lai đấy, ngoài mặt thì anh phụ họa với tôi, trên thực tế anh đã gỡ tội, giải vây cho họ. Nhưng Mao Trạch Đông xưa nay vẫn giỏi lợi dụng mâu thuẫn, để tiêu diệt từng bộ phận, ông không xuất kích cả bốn mặt. Đánh đổ Lưu, Đặng, Đào đã làm cho thiên hạ đại loạn, nếu động đến Chu Ân Lai, thì cùng không thể giải quyết. Thế là, ông dùng thái độ khoan dung đối với Chu Ân Lai. Nhưng đối với “tam lão tứ soái” lại không một chút nhượng bộ, ông nổi giận đùng đùng: “Họ hoàn toàn không nhận là sai! Đồng chí Ân Lai, tôi đề nghị vấn đề này phải họp để thảo luận nghiêm chỉnh, một lần không được thì hai lần, một tháng không được thì hai tháng, Bộ Chính trị giải quyết không được, thì phát động toàn thể đảng viên giải quyết”. Nói xong, ông tức giận đứng dậy đi ra khỏi phòng họp!

Đêm đã về khuya, trong sân Tây Hoa Sảnh, bóng cây đung đưa, gió lạnh thấu xương. Từ xa vọng đến tiếng gào thét như đâm vào thần kinh con người trong chiếc loa mở hết cỡ: “Kiên quyết đập tan dòng nước ngược tháng Hai!”, “Thà chết bảo vệ Tổ cách mạng văn hóa Trung ương!” “Đả đảo Đàm Chấn Lâm kẻ ủng hộ đắc lực của “dòng nước ngược tháng Hai”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #25 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2010, 07:24:53 am »


3. Nhẫn nhục gánh trọng trách vì mai sau

Hai tay bắt chéo ôm lấy ngực, Chu Ân Lai ngẩng nhìn bầu trời đen nặng chĩu thần bí. Ông đang suy nghĩ về cuộc đọ sức khủng khiếp trong hội nghị.

Kế sách hay duy nhất để bảo tồn thực lực, chính là rút lui khỏi quan trường khi còn thuận lợi, vì Mao Trạch Đông đã trực tiếp “tham chiến”, không nhận rõ tình thế đã thay đổi này cứ cố sức mà xông lên, thì không chỉ giao chiến với Giang Thanh và đồng bọn mà còn đánh giáp lá cà với Mao Trạch Đông, như vậy cũng trúng kế của đối thủ. Không thể đi nước cờ mạo hiểm lành ít dữ nhiều này. Làm không tốt sẽ rơi vào một kết cục toàn quân bị tiêu diệt. Nếu muốn phản công thì cũng không còn khả năng nữa. Một nhà chiến lược đích thực thì trong giờ phút then chốt phải có giải pháp tình thế, có kế hoãn binh, chỉ cần có thể biến nguy hiểm thành vô sự, có lợi đối với chiến cục thì đều phải dùng.

Chu Ân Lai xem xong, lại thong thả đi đi lại lại, trầm ngâm suy nghĩ một lúc, rồi về phòng làm việc, cầm lấy máy điện thoạt: “Cần Tây Sơn,... Đồng chí là Kiếm Anh phải không? Tôi là Chu Ân Lai, tôi biết là các đồng chí đang ở đó, cùng bàn bạc một chút về hội nghị cũng hay?... Tôi chẳng có việc gì, chỉ có ba đề nghị với các đồng chí. Thứ nhất, phải bình tâm lại, ăn tốt ngủ tốt, không nên nằm bệnh viện, sẽ phối hợp với các đồng chí đến cùng; Thứ hai, phải kiên quyết giữ vững vị trí của mình, nhất thiết phải nắm chắc công việc, trận địa của mình quyết không thể rời bỏ. Rời bỏ trận địa là lùi bước, là đào ngũ; Thứ ba, cái cần kiểm điểm thì kiểm điểm, phải chú ý đến sách lược và nghệ thuật đấu tranh, các đồng chí đều là những nhà quân sự trải qua nhiều thử thách, chiến lược chiến thuật hiểu hơn tôi, không thể bộc lộ cái dũng cảm của kẻ thất phu. Làm như vậy, không phải là sợ ai. Trước đây khi giành thiên hạ, vì nhân dân, không để ý đến chuyện sống chết, bây giờ để nắm chắc quyền lực mà nhân dân giao cho, chịu đựng một chút nhục, phê phán có là cái gì đâu!”.

Diệp Kiếm Anh đặt điện thoại xuống, lại đem mấy điều Chu Ân Lai nhắc nhở nói lại nguyên xi với mấy chiến hữu cùng có mặt.

Mấy người không ai bảo ai mà cùng ngẫm nghĩ về hàm ý của những lời Chu Ân Lai nói trong điện thoại.

“Thủ tướng nghĩ sâu hơn nhìn xa hơn chúng ta!”. Diệp Kiếm Anh nói một cách ý vị sâu xa, “đây là một cuộc đọ sức mà lực lượng hai bên chênh lệch rất lớn. Đối với chúng ta mà nói, mới đầu chúng ta bị Giang Thanh và đồng bọn làm cho tức rối cả lên, hạ quyết tâm tiến hành đến cùng quyết một trận sống mái, kết quả là Mao Chủ tịch đã ra tay, chiến cuộc đã thay đổi, đã xuất hiện cục diện bất lợi cho chúng ta. Như vậy là, bày ra trước mặt chúng ta có hai cách lựa chọn: Một là bất chấp tất cả, quyết không rút quân giữa chừng, đối kháng đến cùng”. Ông lắc đầu, “Nếu không có Chủ tịch tham chiến thì Giang Thanh, Khang Sinh, Trần Bá Đạt hoàn toàn không phải là đối thủ của chúng ta, nhưng hễ Chủ tịch tham chiến thì sẽ phức tạp. Từ phía Giang Thanh mà xét, họ hy vọng chúng ta mất lý trí, không tính đến hậu quả, trực tiếp giao chiến với Chủ tịch, họ muốn mượn tay Chủ tịch để khiến toàn quân của chúng ta bị tiêu diệt, họ không tốn một chút hơi sức mà có thể trừ bỏ được một đối thủ mạnh, tôi cân nhắc thấy Thủ tướng đã hiểu thấu nước cờ hiểm này và nhắc nhở chúng ta không nên trúng kế, không nên làm việc theo tình cảm riêng, phải lý trí phải bình tĩnh”. Ông trầm ngâm suy nghĩ một lúc, “vậy sự lựa chọn thứ hai sẽ là rút lui, sự nhắc nhở của Thủ tướng chính là muốn chúng ta chỉ hạn chế sự bất bình ở Giang Thanh, ở Tổ cách mạngvăn hóa Trung ương, không phải là bất bình với Chủ tịch, lùi là để mà tiến!” Ông dừng lại một chút, rồi nói tiếp: “Thủ tướng còn dặn chúng ta, phải nghĩ xa một chút, phải có nhãn quang chiến lược, không nên dựa vào sự nông nổi tình cảm nhất thời. Đấu tranh phải chú trọng đến sách lược và nghệ thuật...”.

“Chúng ta không nên phụ ý đồ tốt đẹp của Thủ tướng”. Diệp Kiếm Anh như đã có suy nghĩ nói tiếp: “Xuất phát từ chiến lược lâu dài, chúng ta phải làm kiểm điểm, Thủ tướng đã nói đỡ cho chúng ta, làm như vậy, sẽ có lợi cho đất nước cho nhân dân. Đánh trận cũng còn phải chú trọng đến chiến thuật vu hồi đấy! Cuộc đọ sức trên vũ đài chính trị cũng giống như cuộc đọ sức trên vũ đài quân sự, có lúc cần phải có tinh thần dũng cảm tiến tới mạnh như Trương Phi, có lúc cũng phải có mưu kế như Gia Cát Lượng, đó gọi là trí dũng song toàn”.

“Tôi đã hiểu ý của Thủ tướng”. Trần Nghị mau mồm mau miệng cười ha hả nói, “Vì Đảng vì nhân dân cũng phải kiểm điểm, đây không phải là kiểm điểm với Tổ cách mạng văn hóa Trung ương, bọn chúng có là cái gì, chẳng qua cũng chỉ là mấy kẻ mới phất bởi âm sai dương trái, ma xui quỷ khiến, gặp vận may thôi! Thắng lợi trong một lúc, ở một nơi, không có nghĩa là chúng sẽ giành thắng lợi cuối cùng. Xem ai sẽ là người cười sau cùng!”.

Mấy người đều đồng thanh bàn luận về Chu Ân Lai. Vì không muốn để quyền lực rơi vào tay những kẻ có dã tâm, những kẻ có âm mưu, ông đã nhẫn nhục gánh vác trọng trách, ngày đêm vất vả đắn đo cân nhắc, mấy người chúng ta cũng nên chia vui sẻ buồn với ông, gánh vác bớt công việc cho ông, không thể để một mình ông gánh cái gánh nặng ngàn cân này.

Vì trong lòng Chu Ân Lai hiểu rõ muốn đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, Mao Trạch Đông cần có sự giúp đỡ của Lâm Bưu. Nhưng thế lực của Lâm Bưu cứ như quả cầu tuyết càng lăn càng lớn nên Mao Trạch Đông rất không yên tâm về Lâm Bưu. Giang Thanh và Khang Sinh sao có thể đối chọi với Lâm Bưu rốt cuộc họ cũng chỉ là một bọn văn nhân, không có ảnh hưởng trong quân đội, ông cần có một lực lượng thứ ba, mà bản thân ông và “tam lão tứ soái” thuộc lực lượng thứ ba này. Hiện nay ông chỉ có thể lợi dụng mâu thuẫn để tồn tại và phát triển. Luôn luôn giải vây cho “tam lão tứ soái”, nâng đỡ họ, lợi dụng mọi cơ hội làm cho tinh thần của “tam lão tứ soái” phấn chấn lên nhằm hạ bớt uy phong của Lâm Bưu và Giang Thanh.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #26 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2010, 07:25:48 am »


4. Đào Chú vào Kinh

Khi “tam lão tứ soái” càng ngày càng khó sống, Đào Chú được điều về Bắc Kinh. Mặc dù ông có một chỗ dựa vững chắc, nhưng vẫn bị những làn sóng hung dữ của cách mạng văn hóa nhấn chìm.

Cuối tháng 5 năm 1966, Trung ương thông báo cho Bí thư Thứ nhất cục Trung Nam là Đào Chú đến Bắc Kinh và điều động Đào Chú lên Trung ương công tác, giữ chức Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, còn đảm nhiệm chức Bí thư thường trực của Ban Bí thư, kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Tổ cách mạng văn hóa Trung ương.

Việc Đào Chú đến đã làm cho Quốc Tân Quán lúc ấy không một chút yên tĩnh lại cuộn lên một dòng u ám, các thành viên trong Tổ cách mạng văn hóa, triển khai một loạt thủ đoạn lôi kéo gạ gẫm.

Ngay buổi tối hôm Đào Chú đến Bắc Kinh, trên con đường rợp bóng cây yên tĩnh ở Điếu Ngư Đài, xuất hiện hai bóng người một caơ một thấp. Nhân viên cảnh vệ thấy bóng người có thể biết ngay đấy là Khang Sinh ở nhà số 18 và Trần Bá Đạt ở nhà số 15.

Từ sau khi Văn phòng Tổ cách mạng văn hóa Trung ương chuyển đến Điếu Ngư Đài, thì hai bóng người ấy luôn luôn xuất hiện, lúc ẩn lúc hiện, giống như hai âm hồn vậy. Lúc này, họ đang kết bạn để đi thăm người hàng xóm mới của họ. Suốt dọc đường tất nhiên không thể thiếu việc “hà hơi” cho nhau biết “kiểu bạn đồng minh”.

“Đào Chú người ở Ngũ Kỳ, Hoàng Phố, có thể coi là bạn học của Lâm Bưu. Khi khởi nghĩa Vũ Xương cùng làm việc với Tiêu Khắc, là đại đội trưởng. Có điều, được trọng dụng thật sự vẫn là ở Đông Bắc, Lâm Bưu rất coi trọng ông, có thể coi ông ta là người của “Dã chiến quân thứ 4”. Khang Sinh rất nhấn mạnh vào mấy chữ “Dã chiến quân thứ 4”, với cái vẻ vênh vang của kẻ có uy quyền thở dài. Ông ta còn chìa ra một bàn tay để nhìn, giống như nắm trong bàn tay ấy đều là người, đều là những nhân vật quan trọng, không có gì không rõ như trong lòng bàn tay. Ngừng một chút, ông ta bổ sung một câu với ý nghĩa sâu xa: “Giống như quan hệ cán bộ ở Đông Bắc do Cục Phương Bắc cử đến”.

Trần Bá Đạt chỉ hơi gật đầu, không nói gì. Hôm nay ông ta chỉ chuyên xem tài liệu về Đào Chú, việc tìm hiểu về một người mới của Trung ương vừa được điều đến, tất nhiên không chỉ có thế.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #27 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2010, 07:26:33 am »


5. Nỗi đau đớn của việc “tiếp tục cách mạng”

Đào Chú nhậm chức được 4 ngày, thì ngày 8 tháng 6, đáp máy bay đi Hàng Châu tham gia một hội nghị do Mao Trạch Đông triệu tập. Hội nghị chú trọng thảo luận vấn đề đại cách mạng văn hóa có cử tổ công tác hay không. Khi máy bay rời khỏi đường băng, Đào Chú tin tưởng chắc chắn không một chút nghi ngờ là lần này sẽ có được một bản “chân kinh”.

Mao Trạch Đông triệu tập hội nghị lần này ở Hàng Châu, đa số những người tham dự đều mang một tâm trạng mơ hồ không yên.

Đặc biệt là Lưu Thiếu Kỳ người chủ trì công việc, khi ông báo cáo về tình hình Bắc Kinh bất cứ ai cũng đều dễ dàng nhận thấy tâm trạng mơ hồ không yên ấy, mặc dù ông là người nổi tiếng điềm đạm, bình tĩnh.

Lưu Thiếu Kỳ báo cáo một cách nặng nề về những người lãnh đạo trong Đảng ủy ở các trường cao đẳng, đại học, chuyên nghiệp bị bắt, bị đấu tố, Đảng ủy ở vào tình trạng tê liệt hoặc nửa tê liệt. Để ổn định trật tự của trường học, đã học theo cách làm của Trung ương đưa tổ công tác xuống Đại học Bắc Kinh, từ ngày 4 tháng 6, bắt đầu cử một số ít tổ công tác thí điểm ở các trường cao đẳng, đại học và trung học chuyên nghiệp. Hiện nay học sinh ở rất nhiều trường dồn dập kéo tới trụ sở của Trung ương Đảng, Quốc vụ viện và Thành ủy Bắc Kinh yêu cầu đưa tổ công tác vào ở trong trường...

Đối với chuyện “Thiên hạ đại loạn”, Mao Trạch Đông chưa bao giờ chau mày, nhẹ nhàng phẩy tay, không một chút lo lắng: “Có thể không cử, loạn thì cứ để cho nó loạn một trận”.

Trần Bá Đạt đứng phắt ngay dậy như bật lò xo: “Tôi đã đề nghị không cử tổ công tác, tin tưởng quần chúng, đó là chủ nghĩa Mác, vẫn không nên cử đi”. Đào Chú đỏ bừng mặt. Trước mặt Mao Trạch Đông ông không “xông xáo một cách lỗ mãng”, nhưng cũng đã phát biểu ý kiến: “Tôi là người tích cực chủ trương cử tổ công tác. Những người làm công tác thực tế chúng ta đều hiểu rằng cử tổ công tác là một trong những kinh nghiệm thành công của Đảng ta trong mấy chục năm nay. Từ thời kỳ cách mạng ruộng đất đến cải cách ruộng đất trong cả nước, đến “tứ thanh”, đó là điều đã được thực tiễn chứng minh”. Mao Trạch Đông chỉ nghe hai loại ý kiến tranh luận, không tỏ thái độ rõ ràng, trên nét mặt lộ vẻ uy nghiêm như đang suy nghĩ.

Ông đang nghĩ gì? Trong lòng những người dự họp đều không biết.

Sau khi Đào Chú được điều lên Trung ương, liền can thiệp vào hoạt động của Tổ cách mạng văn hóa Trung ương.

Trước đó không lâu, ngày 8 tháng 7, Mao Trạch Đông từ miền Nam về Bắc Kinh, nghe báo cáo suốt một đêm, ngày hôm sau mới gặp Lưu Thiếu Kỳ đang chờ đợi. Mao Trạch Đông nói một cách rất nghiêm túc: “Sau khi về tới Bắc Kinh, cảm thấy rất buồn, quạnh quẽ vắng vẻ. Có một số trường đã đóng chặt cổng rồi. Thậm chí có một số trường đã trấn áp phong trào học sinh. Ai trấn áp phong trào học sinh? Chỉ có bọn quân phiệt Bắc Dương. Phàm những kẻ trấn áp phong trào học sinh đều không có kết cục tốt! Phong trào đã phạm sai lầm về phương hướng và đường lối”, Mao Trạch Đóng trả lời vừa ngừng lại, liền với giọng ra lệnh: “Nhanh chóng xoay chuyển ngay, đánh cho nát nhừ mọi khuôn sáo!”. Mao Trạch Đông khi nói đến từ “nát nhừ” thì thái độ phẫn nộ đã không gì rõ ràng hơn.

Toàn bộ mâu thuẫn và đau khổ của Đào Chú là ở chỗ: Về tư tưởng ông thống nhất với Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình; nhưng quá trình mấy chục năm cách mạng lại quyết định ông chỉ có thể theo Mao Trạch Đông “tiếp tục cách mạng”. Ông đã nhìn thấy rõ ràng cuộc “đại cách mạng văn hóa” mà Mao Trạch Đóng phát động càng ngày càng dựa vào Tổ cách mạng văn hóa Trung ương, nhưng ông vẫn để cho mình tin tưởng một cách ngoan cường rằng: Tôi chỉ theo Mao Trạch Đông làm cách mạng không pha trộn với bọn người trong Tổ cách mạng văn hóa Trung ương các anh.

Từ ngày 1 đến ngày 12 tháng 8 năm 1966, Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 11 khóa 8 được triệu tập.

Ngày 5 tháng 8, Mao Trạch Đông công bố bài đại tự báo “Nã pháo vào Bộ Tư lệnh”. Tuy không chỉ đích danh nhưng không gì rõ ràng hơn là chĩa vào Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình. Bài đại tự báo đã công khai nêu ra rằng ở Trung ương tồn tại quan điểm của hai Bộ Tư lệnh, hơn nữa còn liên hệ đến khuynh hướng sai lầm hữu khuynh năm 1962 và sai lầm hình thức thì “tả” nhưng thực chất là hữu năm 1964, bày tỏ quyết tâm là phải thanh toán cả món nợ mới và món nợ cũ.

Mao Trạch Đông đã đích thân “nã pháo”, Đào Chú với tư cách là một “nòng pháo” đã từng nổi tiếng trong Đảng, đã từng kiên định đứng về đường lối cách mạng của Mao Trạch Đông trong nhiều cuộc đấu tranh chính trị quan trọng, đã rơi vào tình cảnh khó khăn, rơi vào nỗi đau đớn cực lớn.

Ông uống nước trà nhiều thì ra mồ hôi nhiều, tư tưởng ông cũng quay cuồng dữ dội.

Đúng, trong lịch sử, ta đã từng ba lần nã pháo vào đồng chí Thiếu Kỳ, đó là vì có ý kiến trong công tác. Nhưng chẳng phải là đồng chí Thiếu Kỳ đã chủ động tâm sự với ta hay sao. Phê bình lẫn nhau và tự phê bình để tăng thêm hiểu biết cũng là để tăng thêm đoàn kết.

Sau khi trò chuyện, ta đã tỏ thái độ. Sự băn khoăn đã được giải tỏa, không còn ý kiến gì nữa. Như vậy, nếu bây giờ lại nêu ra những vấn đề đã được giải quyết này để tham gia bao vây tấn công, ta sẽ là loại người gì? Huống hồ, ba lần nổ súng vào Thiếu Kỳ, Thiếu Kỳ chưa bao giờ để bụng vẫn đối xử tốt với ta, cũng rất coi trọng và ủng hộ công tác ở Cục Trung Nam. Nay ông gặp nạn, nếu ta... Ôi, Đào Chú, ta làm người có một nguyên tắc: không làm cái chuyện ném đá theo người đã ngã xuống giếng. Đây là vấn đề nhân phẩm. Trước đây chưa làm, bây giờ không thể làm, tương lai cũng sẽ không làm...

Đối với đồng chí Lưu Thiếu Kỳ ta có ý kiến gì mới không? Tự hỏi lương tâm, không có!

Phải nói việc cử tổ công tác cũng như tổ công tác đã chấp hành một đường lối tư sản thì ta cũng có một phần.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #28 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2010, 07:29:33 am »


6. “Nhân vật thứ tư” không đi theo Lâm Bưu

Hội nghị Trung ương lần thứ 11 khóa 8 kết thúc vào ngày 12 tháng 8, đã có thông báo. Đào Chú được bầu làm ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng, lại được bầu làm cố vấn cho Tổ cách mạng văn hóa Trung ương.

Tâm trạng của Đào Chú lúc ấy quả thực khó mà nói ra được.

Trong danh sách của Thường vụ Bộ Chính trị, mới đầu Đào Chú được xếp ở gần cuối. Danh sách được đưa đến chỗ Mao Trạch Đông, Mao Trạch Đông cẩn thận xem lại rồi cầm lấy chiếc bút chì xanh đỏ lớn, dùng đầu chỉ đỏ khoanh tròn tên “Đào Chú” ngoặc đưa lên sau “Chu Ân Lai”, trước “Trần Bá Đạt”.

Thế là Đào Chú trở thành “nhân vật thứ tư” của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vì việc này mà Đào Chú vừa xúc động, vừa cảm kích lại vừa bất an.

Ông xin gặp Mao Trạch Đông, mang trong lòng một tâm trạng phức tạp nói: “Chủ tịch, tôi mới lên, xếp hàng trên sẽ không hay, tôi cho rằng, nên xếp tôi ở sau Phú Xuân”.

Mao Trạch Đông dùng ánh mắt thân tình nhưng lại thấu hiểu nhìn Đào Chú, mỉm cười: “Chính là vì mới lên đấy!”.

Đào Chú hơi cúi đầu, thiết tha đề nghị: “Xếp đồng chí Trần Bá Đạt vào vị trí thứ tư là tương đối thích hợp, đồng chí ấy làm việc bên Chủ tịch đã lâu, lĩnh hội tư tưởng của Chủ tịch nhanh hơn tôi...”

Những lời Đào Chú nói là thành thực, mặc dù ông và Trần Bá Đạt có mắc mớ. Nhưng bất kể là vấn đề cử tổ công tác hay nã pháo vào Bộ Tư lệnh xem ra đều là Trần Bá Đạt đúng.

Mao Trạch Đông tỏ ra hiểu rõ, gật gật đầu rồi đưa cánh tay từ trong ra ngoài hất nhẹ: “Đã định rồi, không thay đổi nữa. Tôi sẽ gặp Bá Đạt nói chuyện”.

Đào Chú ngước mắt nhìn Mao Trạch Đông, đôi mắt bỗng đỏ lên, ngấn lệ.

Ông đã xúc động, ông là một người rất hay xúc động.

Mao Trạch Đông lại hơi chau mày. Mao Trạch Đông cũng là một người hay xúc động, nhưng trong vấn đề chính trị nghiêm túc, ông không thích xen vào tình cảm riêng tư. Cũng có nghĩa là, Mao Trạch Đông không thích trong chính trị có hơi hướng của tình cảm riêng.

Việc triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 11 khóa 8 đánh dấu cuộc đại cách mạng văn hóa bắt đầu bước vào cao trào.

Tối hôm sau, sau khi kết thúc Hội nghị, Đào Chú cùng Chu Ân Lai đến thăm Lâm Bưu.

Thời tiết giữa mùa hè nóng nực, để tránh nóng, Lâm Bưu đã chuyển tới Đại lễ đường Nhân dân một ngôi nhà cao hơn 40m, thể tích to rộng, ở phòng Chiết Giang.

Khi Đào Chú ngồi trên chiếc xe chạy như bay theo chiếc xe dẫn đường trên đường Trường An, nghe tiếng vo vo của bánh xe quay tít, khuôn mặt gầy xanh của thủ trưởng cũ luôn luôn hiện ra trước mắt.

Đó là một khuôn mặt với sắc mặt mãi mãi không thay đổi. Bất luận là ở Mân Tây (miền Tây Phúc Kiến - N.D), Cán Nam (miền Nam Giang Tây) hay ở Diên An, bất luận là ở Đông Bắc, hay ở Bắc Kinh, ở Quảng Châu, khuôn mặt mà Đào Chú nhìn thấy một sắc mặt như đá không thay đổi.

Khi đôi mắt của ông ta sâu đến khó lường thì nói chung đều là lúc ông ta đi lại không bao giờ dừng. Khi ánh mắt của ông ta sắc nhọn hoặc thâm hiểm thì luôn nghiến răng dứt khoát. Ông ta nổi tiếng bởi “không đánh trận khi không chắc thắng”, cũng nổi tiếng bởi “dám mạo hiểm”.

Suốt đời ông ta làm bạn với câu thành ngữ “Thần tiên ma quỷ khôn lường”. Đánh trận thần tiên ma quỷ khôn lường, “chính trị” thần tiên ma quỷ khôn lường, vẻ mặt thần tiên ma quỷ khôn lường, tâm linh thần tiên ma quỷ khôn lường. Trong Đại hội Đảng khóa 9, ông ta là “thần”, đến Đại hội Đảng khóa 10 đã biến thành “quỷ”, và từ đó được đậy nắp quan tài.

Có điều là trong mùa hè như thiêu như đốt năm 1966, khi Đào Chú đến thăm Lâm Bưu ở Đại lễ đường Nhân dân, nói một cách thực lòng ông vẫn mang một tình cảm tôn kính. Lúc ấy, những người có thể nhìn thấy Lâm Bưu cuối cùng sẽ là quỷ chỉ lác đác có vài người. Cái quá trình mà mọi người dễ dàng nhìn thấy ông ta là một học sinh trường quân sự Hoàng Phố, rồi đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng, sư đoàn trưởng... cho đến bộ trưởng quốc phòng và “phó thống soái”.

Đối với Đào Chú mà nói, còn có thể tự mình cảm nhận được cuộc sống gần giống một tín đồ Thanh giáo ở Lâm Bưu: Uống nước lọc, nhai đậu nành, thậm chí không uống một hớp chè. Đại khái là vẫn quyến luyến với cuộc đời chinh chiến đã qua chăng? Ngoài đi dạo, sự vận động của ông ta là ngồi xe cho xe chạy lắc lư, để có sự lắc lư này, khi Lâm Bưu đến Quảng Châu, người đón tiếp ông ta còn phải kiếm một chiếc xe mô-tô, lắp cố định trong phòng, lắp ống xả ra ngoài phòng, để hằng ngày ông ta được lắc lư một lần.

Đối với những sự quái gở này của Lâm Bưu, Đào Chú cũng như rất nhiều người, lúc ấy đều lý giải từ “mặt tích cực”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #29 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2010, 07:29:58 am »


Đèn ở đại sảnh phía Tây bỗng bật sáng.

Các phòng ở Đại lễ đường Nhân dân đều danh xứng với thực; là thành quả của thời kỳ “đại nhảy vọt” mười kiến trúc lớn ở Bắc Kinh quả là có sự suy xét và giá trị của “sự nghiệp trăm năm”. Đại sảnh phía Tây dài gần 50 mét rộng hơn 20 mét, hai đầu đặt hai tấm bình phong cao lớn có hai cánh, ngăn ở cửa, một tấm vẽ hình chim công, một cánh khác là bài từ “Mãn Giang hồng” bút tích của Mao Trạch Đông được phóng to, trần rất cao, làm cho người đi vào có cảm giác cao rộng; so với sự nóng bức của thế giới bên ngoài thì không khí ở đây mát rười rượi, thấm vào gan vào ruột. Trên đỉnh trần treo mấy chùm đèn lớn, nhưng chỉ thắp một chùm, những bóng đèn nhỏ trên đèn treo hợp thành một đồ án ánh đèn rất đẹp. Nền nhà phủ kín thảm len, đi lên trên không một tiếng động; vòng quanh bày mấy chục chiếc xa-lông lớn nhỏ, vết tích của con người như có như không, càng gây nên cái cảm giác trống trải buồn tẻ.

Đào Chú cùng Chu Ân Lai đi qua đại sảnh phía Tây, theo sự hướng dẫn của nhân viên phục vụ bên trong đi vào phòng Chiết Giang, Lâm Bưu đi ra cửa bắt tay chào hỏi.

Theo một số vệ sĩ, Lâm Bưu dù có gặp Mao Trạch Đông, nếu không phải nói chuyện phiếm thì trên mặt cũng rất ít có những nụ cười, ngồi ngay ngắn, mắt nhìn thẳng, với một dáng vẻ làm công việc chung nghiêm túc.

Hôm nay, gặp Chu Ân Lai và Đào Chú, ông ta lại để lộ những nụ cười nhăn nhúm. Cái cười ấy, vừa nhiệt tình, lại hàm chứa đôi nét ngượng nghịu, ở danh sách trong Đảng ông ta đã thăng lên vị trí thứ hai, chỉ kém Mao Trạch Đông, mà ông ta đã từng trong một thời gian dài là một trong số rất nhiều người phải chấp hành những quyết sách sau khi Chu Ân Lai quyết định.

Chủ yếu là Chu Ân Lai nói chuyện với Lâm Bưu, phần lớn thời gian Đào Chú chỉ ngồi chăm chú nghe, muốn cố gắng tìm ra được một điều gì trong đó. Vì nhận thức của Đào Chú đối với “đại cách mạng văn hóa” trước sau là “trừu tượng thì rõ, cụ thể thì lại mơ hồ”, “nghe thì cả thế giới đều như có việc ấy, nhưng khi làm thì lại không có chuyện như thế”.

Hạ Quang Huy, thư ký của Lý Phú Xuân, từng nhớ lại: “Lúc ấy, “đại cách mạng văn hóa” nổ ra, quả là thiên hạ đại loạn. Đào Chú và Lý Tiên Niệm thường xuyên đến nhà Lý Phú Xuân. Mấy người cùng suy nghĩ về những lời của Mao Chủ tịch có ý nghĩa gì? Cụ thể làm thế nào, đạt đến kết quả gì? Chẳng ai đoán ra cả. Họ còn giữ được dấu ấn sâu sắc của thời đại Diên An, không có cách gì, cũng không thể nào lý giải được cái gọi là “đại cách mạng văn hóa” ấy?

Theo cách nói lúc bấy giờ, Lâm Bưu là “chiến hữu thân thiết nhất” của Mao Trạch Đông. Đào Chú mang rất nhiều hy vọng có thể có được một số “Chân kinh” từ nơi Lâm Bưu.

Nhưng đã nghe hồi lâu mà không thu được những điều cần thiết. Lâm Bưu chỉ nói những câu nguyên tắc, không có những câu trả lời cụ thể hoặc biểu lộ thái độ đối với bất cứ vấn đề cụ thể nào.

Đào Chú nhìn vị thủ trưởng cũ của mình, lần đầu tiên trong lòng hiện lên một cảm giác thần bí bất an. Gian phòng Chiết Giang hình vuông rộng bằng phòng đánh cầu lông, thảm nền màu xanh nhạt, xa-lông màu xanh nhạt, rèm treo bốn chung quanh cũng màu xanh nhạt, chỉ có mấy bóng đèn sáng, ánh sáng mờ tối cũng biến thành màu xanh mờ tối như ánh sáng sao, cho đến sắc mặt trắng bệch của Lâm Bưu nay cũng biến thành màu xanh nhạt.

Nhìn thấy màu xanh có thể làm cho người ta mát mẻ dễ chịu, nhưng chìm ngập trong màu xanh sẽ sinh ra cảm giác nghẹt thở. Việc gì cũng sợ đi tới cực đoan, nhưng với sự quái gở của Lâm Bưu thì ngay đến màu sắc trong phòng cũng đi đến cực đoan.

“Anh Lâm”, cuối cùng vì không chịu nổi Đào Chú đã xen vào một câu hỏi, ông vẫn giữ cách xưng hô đã quen trước đây, “Hiện nay trong xã hội rất loạn, quần chúng phút chốc nổi lên, đã thành lập các tổ chức, rất sôi sục. Vậy tổ chức các cấp của Đảng Cộng sản chúng ta sẽ có tác dụng gì, mọi người chẳng hiểu căn nguyên”.

Lâm Bưu nhìn Đào Chú, vẫn khuôn mật thản nhiên không hề biến sắc. Tất nhiên, trong lòng Lâm Bưu vẫn luôn đặt “nhân vật thứ tư” này về phía mình. Khi khảo sát cán bộ ông ta rất coi trọng nguồn gốc lịch sử. Việc “lấy người để phân tuyến” của ông ta bây giờ cả thiên hạ đều biết, nhưng lấy người để phân tuyến quyết không chỉ là xem anh có đi theo ông ta hay không, vì có người muốn theo ông ta mà ông ta lại không cho theo đấy. Vì không tin được. Trước tiên ông ta lựa chọn những người đã “trải qua thử thách lịch sử”, đã từng được lịch sử chứng minh là người “đi theo ông ta”.

Ở Đông Bắc, Đào Chú đã đi theo Lâm Bưu.

Hồi ấy, chiến tranh giải phóng Đông Bắc đang trong những ngày khó khăn nhất, Lâm Bưu đã từng nói: “Hiện nay ở Đông Bắc chúng ta chưa có căn cứ địa, vẫn chưa có nhà... Nếu chúng ta không có nhà, không có phòng ở thì chẳng khác gì những kẻ lang thang, kẻ lông bông trôi dạt chỗ này chỗ kia, gặp bão táp mưa giông thì không có nhà để trở về, không có phòng để mà ở, và sẽ bị giông bão thổi bay, bị mưa rào nhấn chìm, gặp mùa đông rét buốt sẽ bị chết đói chết rét... chết không có đất để chôn”.

Đào Chú đã từng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Liêu Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Liêu Tây, Bí thư Tỉnh ủy Liêu Cát, Bí thư Tỉnh ủy Liêu Bắc, không còn nghi ngờ gì nữa, Đào Chú đã có những đóng góp quan trọng, đã lập công lớn trong việc xây dựng căn cứ địa, xây dựng cái “nhà” này. Về sau được điều về làm Phó Chủ nhiệm Cục Chính trị Dã chiến quân thứ 4, từ Đông Bắc đến Kinh Tân (Bắc Kinh - Thiên Tân) rồi đến Trường Giang...

Vì Đào Chú ở Đông Bắc đã đi theo Lâm Bưu, cho nên Lâm Bưu cho rằng Đào Chú đang “đi theo ông ta”, thực ra ai cũng có thể thấy được là Đào Chú đang đi theo Đảng.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM