Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:58:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhà tù Phú Quốc – biểu tượng của tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cườn  (Đọc 71043 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #10 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2010, 12:59:38 am »

Hồi ký của chú Nguyễn Hữu Minh : Đường Hâm Phân khu A 5 Vượt Ngục ngày 12 tháng 5 năm 1971 .
  Tình hình khoảng năm 1969-70 bọn địch thẳng tay đàn áp , tra trấn chúng tôi hết sức dã man , chúng dùng đủ mọi hình thức đánh đập cưỡng bức , dụ dỗ chiêu hồi , dùng chiến tranh tâm lý , lập trại tân sinh hoạt ( là trại nghe theo địch phản lại Cách Mạng ), ly dán đồng đội , làm cho anh em tù không còn tin tưởng lẫn nhau , để chúng dễ bề cai trị . Làm cho anh em tù binh phải ảnh hưởng tư tưởng , làm cho anh em tù binh tê liệt , không còn sức chiến đấu , sống cũng như đã chết về thể xác cũng như tinh thần . Tưởng rằng Cách Mạng không còn tin tưởng anh em và anh em không còn tin tưởng Cách Mạng . Nhưng vỏ quýt dầy có móng tay nhọn . Các Đảng viên dưới sự lãnh đạo bí mật của Đảng Bộ , Chi Bộ Đảng bí mật trong nhà tù , cũng cố lại tinh thần của từng đảng viên , quyết tâm giữ vững khí tiết của người Cộng Sản , cũng cố chi đoàn thanh niên . Động viên quần chúng một lòng kiên trung với Cách Mạng , tuyệt đối tin tưởng vào sự nghiệp Cách Mạng của dân tộc nhất đinh thắng lợi . Phong trào đấu tranh được đẩy mạnh , đưa ra các yêu sách chống cưỡng ép chiêu hồi , chống lập trại tân sinh hoạt . Cuối năm 1970 để chống lại sự đấu tranh của anh em tù binh , bọn địch tổ chức thanh lọc , một số anh em chúng cho là cứng đầu , ngoan cố luôn tỏ ra chống lại chúng , chúng phân tán đi các trại khác , chúng xáo trộn nhiều lần làm cho ta mất liên lạc , bị xáo trộn về tổ chức . Trong lúc xáo trộn bọn chúng cài người xấu vào để theo dõi phát hiện tổ chức và các hoạt động bí mật của Đảng trong trại giam hòng để chúng triệt tiêu . Các đ/c đảng ủy viên , chi ủy và các đảng viên nhiều lần bị chúng phân tán chuyển trại đã rút knh nghiệm hoạt động của từng trại giam , để vận dụng thực tế cho từng giai đoạn đấu tranh . Qua nhiều lần xáo trộn từ trại nầy qua trại khác tuy có lúc khó khăn , nhưng bên cạnh đó cũng có lợi thế mới , đó là được quan hệ rộng hơn , hiểu biết nhau nhiều hơn , qua đó nhanh chóng liên lạc , liên kết chặc chẻ với nhau , nắm bắt được phần tử xấu và người tốt . Các đảng viên nhanh chóng biết nhau , các cấp ủy , chi bộ nhanh chóng được hình thành , các tổ chức Đảng Ủy , chi Ủy , chi bộ , chi đoàn được cũng cố . Tổ chức phân loại quần chúng để lãnh đạo sâu xác và kịp thời lãnh đạo ổn định trong trại giam . Tổ chức học tập cho quần chúng , tuyên truyền giác ngộ quần chúng yếu kém , lưng chừng , cầu an . Cùng đoàn kết liên hệ chặc chẻ ,mật thiết giữ vững một lòng tuyệt đối trung thành với Đàng .
   Với niềm tin tất thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc , Cách Mạng Việt Nam nhất định thắng lợi . Đảng bộ đã lãnh đạo sâu xắc làm cho các phân khu chuyển biến nhanh chóng , trong đó phân khu A 5 , không có chiêu hồi , không có phần tử xấu . Bí mật tổ chức quần chúng học tập chính trị , học văn hóa , ngoại ngữ , học đông y châm cứu , bấm huyệt để trị bệnh cho anh em trong tù . Để che mắt địch anh em trong tù sinh hoạt bình thường vui vẽ . Hình thức quản lý ban điều hành phân khu A 5 đều cài người của ta vào từ trưởng ban đại diện , trưởng , phó phòng đều là đảng viên , đoàn viên ưu tú được tổ chức bí mật cử ra đảm trách , trưởng nhà bếp cũng do ta cà đặt , tổ chức cho anh em ăn uống tốt , chuẩn bị gạo rang cơm khô rang lạ bỏ vào bịt nylon , chôn dấu sẳn sàng cho các cuộc đấu tranh tuyệt thực lâu ngày , để đòi yêu sách cho tù binh khi cần thiết . Nhờ có sự lãnh đạo bí mật của tổ chức Đảng mà anh em đấu tranh có tổ chức , khôn khéo hơn hiệu quả hơn . Tết nguyên đán năm 1970-1971 , anh em đấu tranh đòi yêu sách để được đi chúc tết trong trại , qua đó tổ chức Đảng bí mật lợi dụng đi chúc tết để đến từng phòng động viên anh em tù binh quyết tâm giữ vững khí tiêt của người chiến sỹ Cách Mạng luôn kiên trung bất khuất , một lòng trung thành tn tưởng tuyệt đối cuộc Cách Mạng nhất định thắng lợi hoàn toàn , anh em tù binh rất phấn khởi .
  Khi thời cơ chín mùi , anh em thắt chặt niềm tin vào Đảng vào Cách Mạng . Đảng Ủy và chi Ủy phân khu A 5 họp bàn kế hoạch đào hầm vượt ngục , cấp ủy nhanh chóng nhất trí chọn 40 người và tổ chức phân công 3 bộ phân và chọn người phụ trách từng bộ phận ;
 
  • Tổ đào 15 người : Nguyễn văn Long ( Nguyễn Hữu Minh ) phụ trách .
    Tổ cất dấu đất 15 người :đ/c Thuần , đ/c Năm phụ trách .
    Tổ bảo vệ : 10 người . Đ/c Nguyễn văn Thắng phụ trách .list] .
       Bố trí hai người chịu trách nhiệm , nếu chẳng may đường hầm bị lộ , để tránh địch giết tràn lan .
      1- Đ/c Nguyễn văn Năng quê Thừa Thiên .
      2- Đ/c Nguyễn Thanh Tư quê Thừa Thiên .
     Hai người có nhiệm vụ đứng ra nhận trách nhiệm nếu khi việc đào đường hầm bị lộ .
      Ban tổ chức đường hầm A 5 gồm có :
       Đ/c Vương Minh Tuấn là bí thư Đảng Ủy , quê Thái Nghi Nghi Lộc Nghệ An làm trưởng ban phụ trách chung .
       Đ/c Nguyễn văn Long bí thư chi bộ làm phó ban , phụ trách tổ đào hầm .
       Đ/c Thuần chi ủy viên phụ trách tổ cất dấu đất .
       Đ/c Thắng phụ trách tổ trưởng tổ bảo vệ .
     Tổ đào hầm dùng sắt ấp chiến lược mà địch làm cột hàng rào , chặt mài vào nền xi măng làm xẻng , lấy cây thép 10 mài làm khoan, khoan lỗ thông hơi , chuẩn bị làm thang bằng tre , tháo rời khi xuống hầm ráp lại , bề ngang thang rộng bằng đường hầm , để làm chuẩn (làm dưỡng rập vào đưởng hầm đào cho thẳng ) , đào đến đâu kéo thang đến đó , nếu đào cong thì thang sẽ bị kẹt . Làm nắp miệng hầm , tổ cất dấu đất phải may túi vải như là bao cát , để đựng đất đưa lên không bị rơi vải . Lấy bao bố xẻ và đánh làm dây để kéo đất và báo động , để người dưới hầm chui lên kịp thời khi có quân cảnh vào điểm danh .
       Tổ bảo vệ may nón trùm đầu anh em để xuống đào không bị dính đất vào tóc , tắm rửa nhanh sạch và chuẩn bị nước sẳn để anh em lên có nước tắm liền . Riêng miệng hầm phải làm nắp hai ngăn , cẩn mật tuyệt đối , ngăn giữa có móc sắt kéo lên , lắp lại dễ dàng . Lấy đất sét trộn với cơm , tro , bết với bột xà phòng làm thành một thứ bột có màu trùng với nền xi măng . Để khi đậy nắp lấy bột đó trét thật chặt thật khéo , không nhìn thấy kẻ hở để phát hiện nơi đó là miệng hầm . Bắt đầu từ đêm 2 tháng 2 năm 71 , sau khi chúng điểm danh xong thì bắt đầu đào , cứ luân phiên nhau ba ca , mỗi ca 5 người , sau khi điểm danh là xuống đào cã ngày và đêm , khi người xuống làm anh em tập trung che khuất để cho ngưỡi xuống đào , miệng đường hầm bắt đầu từ phòng số 8 của phân khu A 5 , đường hầm dài 120 mét , . Trước khi đào hầm đã nghiên cứu chuẩn bị đầy đủ , đào thí nghiệm độ xốp của đất , đào 3 tấc ém la5i thật chặt thiếu 1/3 , như vậy đầu đường hầm 12o mét phải đào đoạn đầu dài 30 mét sau 1,2 mét , đoạn nầy phải đưa đất lên hoàn toàn . Phần còn lại của đường hầm thì chỉ cần người đào và người chuyển đất về đoạn đầu của đường hầm và đầm ém lại cho chặt chỉ chừa lại chiều cao đường hầm là 3,5 mét , rộng 0,5 mét , đủ để một người chui vào rất thoải mái . Người đào phải có buộc sợi dây vào người để khi có lính vào điểm danh là người bảo vệ ở trên dật dây báo động là dưới hầm phải lên ngay . Khoảng cách 4-5 mét phải khoan lỗ thông hơi .
       Đào lúc ban đầu phải đưa đất lên quậy vào nước đổ xuống giếng và tắm rữa đổ theo mương nước , về sau sợ bị lộ , cho tổ cất dấu đất , đêm trước đào hố đất nhỏ ngụy trang , đêm sau đưa đất đổ vào lỗ hôm trước lắp lại , ngụy trang thật cẩn thận , tuyệt đối không để đất mới rơi vãi ra ngoài , dễ bị địch phát hiện ....( còn tiếp )
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Ba, 2010, 10:17:08 am gửi bởi Hai Ruộng » Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #11 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 01:03:59 am »

 Hồi ký của chú Nguyễn Hữu Minh ( tiếp tục )
  Trong quá trình tiến hành đào hầm cũng đồng thời chuẩn bị cơm phơi khô rồi rang lên , rồi để trong bọc nylon chôn cất , để phóng hờ ăn đở đói khi trên đường vượt chưa gặp được các tổ chức Cách Mạng của ta . Chuẩn bị thuốc tây , bông băng đề phòng bị thương . Chuẩn bị cây chống và móc chữ S , để móc hàng rào thép gai , Mỗi người phải làm 30 cái chốt bằng dây cáp nhỏ , thay cho kim băng dùng để chốt lại mìn , pháo sáng mà địch dùng để gài trong các lớp rào kẽm gai , người đi đầu là chiến sỹ đặc công có kinh nghiệm rà và gở mìn , nếu không thì mìn nổ ta chết hoặc là chúng phát hiện , coi như chết cã đoàn . Tất cã đã chuẩn bị xong cùng với việc đào hầm cũng hoàn tất đúng theo thời gian qui định Cấp Ủy , ban lãnh đạo đào đường hầm tổ chức họp phân công , bố trí người nào đi người nào ở lại và phương pháp đối phó với địch . Tiêu chuẩn , chọn người nào ra đi có lợi nhất cho sự nghiệp của Cách Mạng và người nào có công lớn trong công việc đào đường hầm . Cấp Ủy và ban lãnh đạo phân tích rất kỹ và chọn ra được 28 người đê vượt ngục . Trong đó quyết định đưa 4 đ/c không tham gia đào hầm , nhưng vì có lợi nhiều cho Cách Mạng , khi 4 đ/c nầy được về với Cách Mạng . Các đ/c đó là :
 1- Đ/c Mười Thử cán bộ Đảng Ủy huyện Phù Cát Bình Định .
 2- Đ/c Út Thơ cán bộ Đảng Ủy tỉnh Mỹ Tho .
 3- Đ/c Trương văn Hòa là Anh Hùng Quân Đội quê Quãng Nam Đà Nẵng .
 4- Đ/c Huỳnh Ngọc Nhuận là bảo vệ đ/c Trương  văn Hòa .
Tập thể tham gia đào hầm đã nhất trí đưa bốn đ/c ấy ra để phục vụ Cách Mạng được tốt hơn . Còn lại anh em tham gia đào hầm là 40 người chỉ chọn ra có 24 người . Mười sáu người tham gia đào hầm ở lại được cấp Ủy làm công tác tư tưởng động viên anh em chuẩn bị bảo vệ đường hầm để anh em đi được an toàn . Trong ban lãnh đạo có đ/c Vương Minh Tuấn ở lại , đ/c Thắng quê Quảng Nam Đà Nẵng ở lại , đoàn cữ đồng chí Nguyễn văn Long ( Nguyễn Hữu Minh ) thay đ/c Tuấn phụ trách đoàn vượt ngục . Đ/c Thuần là phó đoàn , chịu trách nhiệm đưa anh em ra đi an toàn về với Cách Mạng . Như vậy đường hầm khu A 5 bắt đầu đào từ ngày 2/2/1971 đến tối ngày 11/5/1971 là hoàn thành . Khoảng 8 giờ tối sau khi điểm danh tối xong , toàn bộ anh em được cữ đi xuống hầm là 28 đ/c , người đi đầu mở miệng hầm lúc 10 giờ , đến 1 giờ sáng ngày 12/5/1971 , thì đoàn vượt ngục đã ra khỏi đường hầm và hàng rào kẻm gai an toàn tìm đường về với Cách Mạng . Bộ phận ở lại sau khi anh em xuống hầm xong thì đậy nắp lại và ngụy trang , cẩn thận đề phòng quân cảnh đi kiểm tra và cảnh giác canh chừng đề phòng có phần tử xấu chạy đi báo cho địch , nhưng trong trại không có người xấu n6n đoàn đi được an toàn , khoảng 2 giờ sáng tổ bảo vệ mở miệng hầm xuống kiểm tra thì còn tụt lại một người đ/c Nguyễn văn Định quê Nam Định  do sức khỏe yếu không đi nổi , tổ bảo vệ đưa lên tắm rửa cho sạch đất .
  Sáng sớm ban bảo vệ cho người đi báo với giám thị trại giam là có đường hầm vượt ngục . Mục đích là để bảo vệ an toàn cho anh em ở lại , khi địch tra hỏi thì đều trả lời là chúng tôi không hay , không biết . Nếu biết c1 đường hầm thì chúng tôi đã vượt ngục theo rồi , đúng như kế hoạch đã dự định . Sau khi anh em vượt ngục xong , nhờ có kế hoạch mưu trí đối phó mà địch không tra trấn anh em , chúng chuyển hết anh em cón lại qua các trại khác , trại khu A 5 bỏ trống . Đêm hôm sau lợi dụng A 5 bỏ trống địch mất cảnh giác , anh em trại B 5 lợi dụng sơ hở của địch , khu B 5 tổ chức cho người chui rào qua A 5 và đã vượt ngục thêm 17 đ/c nữa .
   Như vậy 27 đ/c về với Cách Mạng được an toàn . Đ/c Lê Xuân Hà là chiến sỵ đặc công đi trước để rà gở mìn và trái sáng . Đ/ c Tư và đ/c Lành chịu trách nhiệm mở đường . Lúc vượt ngục anh em chỉ mặc có một cái quần lót , mình trần , chân đất , vượt rừng , gai góc cào xé da thịt , mình mẩy rách nát , bầm tím suốt ba ngày đêm , phải ăn trái cây lá rừng , vì lúc chuẩn bị cơm khô rang , nhưng khi bò bị rách bọc đổ sạch hết , đành phải nhịn đói . Với những kinh nghiệm chiến trường của đặc công tôi dẫn anh em cắt rừng , không được đi đường mòn sợ địch phát hiện , hoặc lọt ổ phục kích , đi tìm rẩy lúa hoặc khoai của Cách Mạng . Rẩy nào có đường mòn đi lại bình thường là rẩy của dân . Rẩy nào không có đường mòn đi lại là rẩy của du kích , hoặc của đơn vị Cách Mạng . Cuối cùng chúng tôi tìm được rẩy của du kích xã Hàm Ninh , Phú Quốc . Huyện Ủy Phú Quốc hay tin có tù vượt ngục liền nhanh chóng cữ người đó lỏng các nẻo đường , nhưng chúng tôi cắt rừng , nên không đón không gặp . Sau khi gặp du kích , đưa anh em về căn cứ , anh em rất vui mừng phấn khởi . Huyện Ủy PHú Quốc tổ chức đón anh em rất ân cần chu đáo , cấp phát quần áo , chăn màn cho anh em nghỉ ngơi học tập . Làm các thủ tục kê khai tình hình của đoàn tù binh vượt ngục . Sa đó phân công tạm về từng địa bàn trong đảo Phú Quốc để nhận công tác , tiếp tục chiến đấu . Anh em hăng say , phấn khởi làm nhiệm vụ . Đã có nhiều đ/c chiến đấu rất ngoan cường dũng cảm , có những đ/c lại tiếp tục hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc giành độc lập cho đất nước . Có nhiều đ/c chiến đấu đạt được nhiều thành tích cho đến ngày 30/4/1975 . Đất nước hoàn toàn được giải phóng đó là ước mơ to lớn nhất của toàn dân tộc . Ước mơ đó đã trở thành sự thật như theo lời di chúc của Bác Hồ vô vàng kính yêu của dân tộc Việt Nam .
  Những người còn sống hôm nay cũng đã nghĩ hưu , về địa phương , tuy tuổi già sức yếu , nhưng vẫn nhiệt tình tham gia công tác trên địa bàn khu phố , ấp , xã là những tấm gương tiêu biểu , mẫu mực , xứng đáng người chiến sỹ cụ Hồ Chí Minh , Đảng và chính quyền địa phương rất tin tưởng và là điểm tựa cho thế hệ trẻ hôm nay .
 
  ( Còn tiếp ) Hồi ký về trận đánh dùng thủy lôi nhấn chìm chiếc tàu lớn nhất của Mỹ bị chìm trên sông lòng tàu , theo lời kễ của chú Minh .
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #12 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 01:03:21 am »

 Hồi ký của chú Nguyễn Hữu Minh (tt) .
 Trận đánh chìm tàu BATON ROUGE VICTORY , tàu vận tải quân sự 10.000 tấn của Mỹ
.
 Đoàn 10 đặc công Rừng Sát gồm những người con trung dũng kiên cường ở mọi miền đất nước . Họ đã được tuyển chọn về đây , Rừng Sát , nơi cửa ngỏ của Sài Gòn , yết hầu của giặc . Họ Ý thức được nhiệm vụ hết sức nặng nề nguy hiểm mà Tổ Quốc và nhân dân giao phó . Họ kiên trì chịu đựng gian khổ hiểm nguy , suốt ngày ngâm mình trong bùn sình , lặn hụp trong dòng sông nổi tiếng nhiều cá sấu . Họ đã âm thầm tạo được nhiều chiến công , đánh chìm tàu BaTon ROUGE VICTORY cũng là một chiến công tiêu biểu trong nhiều chiến công khác . Chiến công nầy đã làm cho kẽ thù choáng váng , chính phủ Mỹ bưng bít , cho đến bây giờ người Mỹ vẫn chưa biết được ta đánh như hế nào ?
  Trước khi kễ chú Minh nhấn mạnh rằng : đây là chiến công của tập thể , chiến công của sự nhìn xa trông rộng của lãnh đạo các cấp , nên có sự chuẩn bị sắp xếp  hết sức chu đáo , từ lúc cử người đi học cho đến việc đưa bốn trái thủy lôi sừng to lớn vào căn cứ kháng chiến bằng đường mòn Hồ Chí Minh trên biển . Kết hợp với công tác tình báo từ xa . Nhờ vậy mà anh em tạo được chiến công hiển hách mà thầm lặng trên .
   Tổ nghiên cứu đánh tàu gồm bốn đồng chí :
  1- Đ/c Hồ Xuân Cảnh làm tổ trưởng , quê Bình Định , tập kết ra Bắc , được cử đi học đánh thủy lôi ở Liên Xô -Trung Quốc - Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên , về Nam với cấp bậc thiếu úy ,  được điều về đặc công Rừng Sát .
  2- Đ/c Nguyễn Hữu Minh quê Nghệ An , được học cách đánh đặc công nước từ khi tái ngủ ở Sầm Sơn Thanh Hóa , ngày nào cũng phải bơi không phao trên 10 km . Sau nầy bị giặc bắt đày sang Phú Quốc , đơn vị tưởng đ/c hy sinh nên đã báo tử về địa phương .
  3 - Đ/c Hai Nguyên : Sau nầy hy sinh ở các trận đánh khác .
  4 - Đ/c Mạnh ; cũng hy sinh như là đ/c Hai Nguyên .
    Ngày 28 tháng 7 năm 1966 . Chiếc tàu vận tải của chính phủ Mỹ chở 8.500 tấn hàng là vũ khí , khí tài quan trọng cho quân đội Mỹ rời cảng ở San Francisco's đi về Đông Nam Á Châu , không ngờ đây là chuyến đi định mệnh của con tàu nầy . Sau khi con tàu rời bến ở Mỹ thì tại chiến khu Rừng Sát , đội nghiên cứu đánh tàu lớn này được thành lập . Hàng tháng trời bám dòng sông tìm trận địa thuận lợi để bố trí trận đánh . Lúc nầy trên dòng sông Lòng Tào , tàu quân sự Mỹ chạy qua chạy lại liên tục như con thoi , chúng bắn phá hai bên bờ sông đến nổi cây cối cũng chẳng còn , hàng ngày mỗi buổi sáng chúng dùng tàu rà mìn rà dọc theo bờ sông , có ngày chúng rà hai ba bận , mỗi khi có tàu lớn vào , chúng dùng cã máy móc hiện đại lẫn thô sơ , chúng dùng móc sắt như ba cái lưỡi câu lớn , để cho tàu kéo rà theo hai bên dòng sông , hầu móc đứt hết tất cã dây điện dùng đánh Mìn của ta , thời gian nầy ta không đánh làm chúng tưởng đâu là phương pháp rà mìn trên đã làm cho đặc công của ta bó tay , không làm gì được nữa . Trên đầu thì máy bay quần thảo suốt cã ngày , trên bộ thì thả biệt kích đi lùng . Gần một tháng trời , tổ nghiên cứu đánh tàu , phải tìm cho được qui luật của chúng , thường có tàu lớn đi trên sông , chúng có nhiều tàu hộ tống , hai chiếc tàu chiến súng ống tối tân dầy đặc chạy bảo vệ hai bên hông , trước khi chúng đi là chung dùng tàu nhỏ rà qua lại để phá đứt dây mìn , đảm bảo móc không còn sợi dây điện nào cã . Ngoài việc nắm được  qui luật dùng nhiều tàu nhỏ bảo vệ  tàu lớn . Tổ trinh sát còn phải dò cho được và thật chính xác luồng tàu lớn đi trên sông , bề ngang sông rộng khoảng 800 mét phải đoán chính xác con tàu đi luồng nào và chiều sâu của dòng sông , khi nước lớn nước ròng , khi triều cường , khi thủy triều kém . Để nắm bắt được nhửng thông số cơ bản trên tổ đặc công nước phải bơi lội gần suốt đêm cã tháng trời để đo và dò độ sâu , bất chấp hiểm nguy do tàu địch phát hiện bắn chết hay là vào bụng cá sấu .
  Sau khi thăm dò xong tổ báo cáo lên cấp trên , được cấp trên đồng ý với vị trí thả thủy lôi . Tổ nghiên cứu phải tìm cách làm sao mà đưa thủy lôi ra vị trí đánh . Đó là loại thủy lôi sừng của Liên Xô nặng gần một tấn . Làm sao đưa hai trái thủy lôi nặng như vậy ra vị trí đánh trong vòng một thời gian rất ngắn để không bị tàu địch đi tuần trên sông phát hiện , một bài toán hết sức nan giải , chúng tôi mới nghĩ ra cách chế tạo một cái cần cẩu bằng những cây đước cột lại như dạng cần cẩu , sau đó cẩu từng trái cho lên thuyền lớn hai trái đặt ở gần hai đầu chiếc thuyền , ngụy trang che dấu chờ ngày xuất phát .
  Nhờ vào tin tình báo chiếc tàu mục tiêu đi đến đâu cặp cảng nào chúng tôi đều biết , khi mục tiêu đến phao số 0 , chuẩn bị vào cửa sông Cần Giờ , chúng tôi đều nắm cã . Lúc 3 giờ 30 phút sáng ngày 23 tháng 8 năm 1966 , chúng tôi xuất phát mang hai trái thủy lôi sừng vào vị trí . Để đảm bảo cho tổ đưa thủy lôi đúng nơi qui định , cấp chỉ huy đã tổ chức hết sức chu đáo . Trên điều ba khẩu đội pháo DKZ 75 ra bố trí trận địa để chi viện cho tổ đặt thủy lôi ở hai đầu khúc sông , nếu phát hiện tàu địch đi tuần từ phía nào vào cũng phải bắn hạ cho bằng được để tổ thủy lôi ở đoạn giữa làm nhiệm vụ đặt trái . Chúng tôi dùng hai chiếc thuyền , một chiếc chở hai trái thủy lôi , một chiếc đi theo , khi đến vị trí đánh tàu chúng tôi nhấn chìm chiếc thuyền chở thủy lôi , rồi tất cã lên chiếc thuyền kia bơi vào bờ , chúng tôi chọn thời điểm đó tàu giặc chưa có chiếc nào chạy qua nên công việc được an toàn , xong việc , 3 khẩu đội DKZ rút về căn cứ , chúng tôi theo dõi trận đánh .
  Trái thủy lôi sừng do Liên Xô chế tạo trái nổ hình cầu có đường kính gần một mét , trên có bố trí năm cái sừng dài chừng ba tấc , bốn sừng chỉa ra 4 hướng và một cái ngay giữa chĩa lên trên . phía dưới cấu tạo có sẳn neo và hệ thống dây neo , điều chỉnh được . Ở trận đánh trên chúng tôi được tin tình báo cho biết độ mớm nước của tàu là 10 mét , khi tiến hành đo đạt chúng tôi kết luận vào thời điểm chiếc tàu đi đến địa điểm đặt thủy lôi lúc đó độ sâu của  mực nước sông tương ứng với thủy triều lúc đó và tính từ đáy sông lên đến mặt nước là 20 mét , như vậy chúng tôi cài đặt dây neo ở vị trí dài 12 mét . Trái thủy lôi sẽ lơ lững trong dòng sông cách mặt nước là 8 mét , như vậy tàu nhỏ có chạy qua cũng không chạm vào làm nổ thủy lôi , chỉ có tàu lớn có độ mớm nước ( độ lún của tàu xuống mặt nước ) lớn hơn 8 mét thì mới chạm vào thủy lôi . Năm cái sừng ở trên trái thủy lôi chính là năm cái ngòi kích nổ quả thủy lôi . Khi nhận chìm thủy lôi , phải tháo lớp vỏ an toàn bằng kim loại ra khỏi sừng thủy lôi , toàn bộ sừng làm bằng bóng thủy tinh , khi bóng thủy tinh bị vỏ tàu chạm làm vở thì nước tràn vào nối kín mạch điện , thế là ngòi nổ đã bị kích nổ . Vị trí đánh được chọn cách ngã bảy Thiềng Liềng khoảng 1 cây số về phía Sài Gòn vị trí nầy hai bên bờ đã bị chúng bắn đến cây cối trống trải vì thế mà chúng bất ngờ và chủ quan , chúng cho rằng ta không dám đánh ở nơi nầy .
  Sau khi nhấn chìm hai trái thủy lôi và cã chiếc thuyền chở trái , chúng tôi bơi sang chiếc thuyền còn lại rối bơi vào bờ , mọi chuyện đều trót lọt , đây cũng là dấu hiệu báo cho biết định mệnh của con tàu to lớn BATON ROUGER  VICTIRY đã sắp đến hồi kết thúc. Khi cài trái thủy lôi vừa xong thì trời cũng vừa sáng , lúc nầy hai bên bờ , trước kia là rừng cây cối , vậy mà tàu địch bắn trống hết không còn một cây nào cã , để ngụy trang chúng tôi phải chặt theo mỗi người hai cây mắm to bằng cổ tay để dựng lên che kín người . Lúc nầy tàu địch đã đi tuần qua lại , nhờ trái thủy lôi nằm sâu 8 mét nên tàu nhỏ đi qua không hề hấn gì cã , đến 8 giờ 10 phút chúng tôi nhìn thấy chiếc tàu thật to lớn , đang lù lù tiến vào , hai bên là hai chiếc tàu chiến nhỏ chạy trước chừng 100 mét chúng vừa chạy vừa bắn vào hai bên bờ , vừa kéo thả móc sắt rê dưới lòng sông để móc đứt các sợi dây điện đánh mìn , nhưng hai trái thủy lôi sừng nầy đâu có dây điện đâu để cho chúng móc , khi mũi chiếc tàu to vừa trờ khỏi vị trí đặt trái chừng 10 mét thì quầng lửa bừng lên , sau đó là khói che mất chiếc tàu to lớn , sức nổ hất cạn nước dưới lòng sông , chiếc tàu hạ xuống đáy sông ngay lập tức , sau đó nước trả lại nhấn chìm luôn con tàu trong nháy mắt , hai chiếc tàu bảo vệ chạy trước nên thoát chết , chúng chạy một mạch mất hút , không còn bắn phát nào nữa , trên đầu là chiếc máy bay bà già quần thảo bắn pháo báo hiệu , chúng tôi nhảy lên vì vui mừng và không ai bảo ai cùng nhau chạy khỏi vị trí đó , vừa chạy mỗi người vừa vác theo hai cây mắm để ngụy trang cho đến nơi giấu chiếc xuồng ở mé rừng , và nhanh chóng thoát về căn cứ an toàn .
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tư, 2010, 10:27:41 am gửi bởi Hai Ruộng » Logged
Lính tình nguyện
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #13 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 03:58:31 am »

Chú Hai ơi, tiếp nhé chú, cháu và mọi người vẫn theo từng bước chân của chú.
Logged
Trên Lầu
Thành viên
*
Bài viết: 128


« Trả lời #14 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 04:26:04 am »

« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tư, 2010, 05:02:36 am gửi bởi Trên Lầu » Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #15 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 09:42:40 am »

 Các bạn hay quá ! Đã tìm được hình chiếc BaTon rouge Victory , tối nay mình sẽ mời chú Minh sang nhà uống nước và cho chú xem hình chắc chú cảm động lắm . Cảm ơn các bạn .
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #16 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2010, 10:51:17 pm »

 Tối thứ sáu chú Minh đã đến xem tấm hình . Chú rất cảm động và mình sẽ cố gắng chép lại một tấm cho chú , ngày 11/4 nầy chú có dịp dự buổi họp mặt CCB Đoàn 10 . Theo lời chú Minh tấm hình nầy do chiếc máy bay L19 ,bay vòng vòng hộ tống phía trên chụp , lúc nầy chiếc tàu vừa rời khỏi ngã bảy Thiền Liền , quẹo cua vào sông Lòng  Tào sắp sửa đến chổ bị đánh chìm , có lẽ đây là tấm di ảnh cuối cùng của con tàu . Tấm ảnh cho thấy hai bên bờ sông , địch bắn phá đến nổi không còn cây cối nào cã , chỉ còn trơ đất . Bức ảnh cho thấy trên tàu xe tăng M41 và M113 rất nhiều . Chiếc tàu rất lớn so với hai chiếc tàu chiến hộ tống . Khi chúng đi vào chổ phục kích thì chúng thay đổi đội hình mỗi chiếc chạy một bên sông , trước chiếc tàu lớn khoảng 100 mét .
 Sau khi bị đánh Mìn Mỹ ém luôn nguồn tin nầy , nhưng cũng có một số báo phươn tây đưa tin .
 Theo chú MINH khẳng định bọn Mỹ chết trên 100 trên , vì lúc trước khi hai quả thủy lôi nổ thì chú nhìn thấy bọn lính lố nhố trên tàu . Theo mình là có cơ sở vì ngoài thủy thủ đoàn để điều khiển con tàu , thì còn phải có bọn kỹ thuật đi kèm để bảo quản  hoặc quản lý kỹ thuật , tăng , pháo nữa chứ .
  Mình phát hiện trên mạng có một tài liệu do thân nhân của 7 thuyền viên điều khiển con tàu làm đơn , đòi chính phủ Mỹ quan tâm coi như 7 thuyền viên nầy hy sinh cho cuộc chiến Việt Nam như là những lính Mỹ khác . Vì 7 thuyền viên điều khiển con tàu nầy không phải là lính MỸ mà họ là nhân viên của hảng tàu dân sự , được Chính Phủ Mỹ điều động chở vũ khí sang Việt Nam , tài liệu cũng còn giấu diếm chỉ thông báo là chở 8500 tấn hàng thôi , nhờ tấm hình nầy mà ta xác định là tàu chở hơn 100 xe tăng các loại , pháo lớn .v.v... như lời chú MINH kễ là đúng , vì lúc đó ta không những nắm rỏ hàng hóa mà còn nắm cã các thông số quan trọng của con tàu , để đánh thủy lôi , từ khi nó còn ở Mỹ .



 Mình gữi kèm theo bài viết kiện chính phủ Mỹ đòi chính sách của thân nhân 7 thủy thủ đoàn bị chết ở sông lòng tàu .
Remembering Vietnam's Forgotten Seamen
by Stephen Schwartz, San Francisco Chronicle October 20, 1997
On San Francisco's Embarcadero, near where their ship sailed off to Southeast Asia, a gray stone memorial honors seven West Coast merchant seamen who died in the Vietnam War.
The monument at the foot of Howard Street is a window to the waterfront's past - and a reminder of the current campaign to get full veterans' benefits for civilian seafarers. In the ongoing debate over the conflict in Southeast Asia, as in the recollection of most of America's wars, merchant seamen tend to be overlooked.
"They should be recognized as veterans," said Dan Horodysky of the American Merchant Marine Veterans group, which is lobbying for complete veterans' benefits for all civilian seamen who served in wartime.
Few of the merchant mariners to serve in America's wars have received such recognition. The one exception is seafarers who served in World War II: many of them were granted veterans' benefits in 1988, and two bills now before Congress would extend those benefits to thousands who were excluded in the first legislation.
The seven men memorialized on the Embarcadero tablet were members of the "black gang," the below-decks personnel -- named for their usual state of appearance while on the job stoking boilers in the old steamships -- aboard the Baton Rouge Victory. Neither their names nor the names of 37 other seamen who died in Vietnam are etched on the Vietnam Veterans Memorial in Washington, D.C.

The Baton Rouge Victory left port with a crew of 45 on July 28,1966. The Embarcadero was still teeming with seafarers then, but now the ships have vanished, the men who worked aboard them are largely forgotten, and restaurants and lofts dot the area.
The ship, which had been built at the end of World War II and was one of the first Victory ships taken out of the mothball fleet at Suisun Bay for service in Southeast Asia, was leased as a supply vessel by the federal government and operated by States Line. It was carrying a load of military trucks and other heavy equipment.
On August 23, 1966, the ship was proceeding along the Long Tao river, about 22 miles southeast of what was then Saigon, when a limpet mine, placed on the 8,500 ton freighter's hull, ripped through its belly. The explosive had been positioned by a swimmer and then detonated electronically by someone crouching on the riverbank.
Of the seven who died, Raymond Barrett, Earl Erickson, James McBride, Timothy Riordan and Robert Rowe were members of the Marine Firemen's Union, while Charles Rummel and John Bishop were officers and members of Marine Engineers' union.
The explosion was blamed on the Viet Cong. They had begun attacking ships with small arms fire in February of that year, and two other freighters had been slightly damaged mines in May. The Baton Rouge Victory was the first American vessel sunk in the Saigon ship channel.
In all, 44 merchant mariners perished while serving on U.S. merchant ships in Vietnam. As with the armed service personnel who died in combat, some are known only by their family names, and one is unidentified. Two are missing in action and presumed dead.
Logged
cangiuoclongan
Thành viên
*
Bài viết: 52

Chủ nghĩa dân tộc mù quáng là đại họa của dân tộc!


WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2010, 02:03:00 pm »

Link gốc nè bác Hai: http://www.vietnamproject.ttu.edu/uscgdiv13/images/Baton-Rouge-Victory.jpg


Nguồn: http://www.vietnamproject.ttu.edu

Còn đây là một link khác: http://academic.uofs.edu/faculty/gramborw/atav/baylis03.jpg

SS "Baton Rouge Victory" Sunk at Le Quattre Bras, Long Tau River 23 August 1966

Nguồn: http://academic.uofs.edu/faculty/gramborw/atav/pilot.htm
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Tư, 2010, 02:09:49 pm gửi bởi cangiuoclongan » Logged

Chủ nghĩa dân tộc mù quáng là đại họa của dân tộc!
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #18 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2010, 07:11:15 pm »

 Cảm ơn các bạn ! Các bạn gữi hình gữi tài liệu lên , chú Minh vừa mới xem xong hồi nảy , chú rất xúc động . Chú cho biết thêm . Sau khi chiếc tàu bị chìm , bọn Mỹ phải tổ chức nhiều trận càng để đánh phủ đầu vào ĐOÀN 10 , đồng thời chúng phải giải tỏa gần nữa tháng để cắt xẻ xác tàu ra thì dòng sông mới lưu thông được . Đến ngày 23/11/66 Mỹ mở trận càng lớn , chú Minh bị chúng bắt , đánh đến ngất , rồi chúng vứt trên bon tàu , nhờ mưa mà chú tỉnh dậy lăn xuống sông trốn thoát . Sau lại lọt ổ phục kích bị thương lại bị bắt và đưa sang nhà tù Phú Quốc . Chú lại tham gia tổ chức vượt ngục , đưa được 27 đảng viên về với Cách Mạng . Đơn vị Rừng Sác tưởng đâu chú hy sinh , gữi giấy bao về địa phương . Sau ngày giải phóng chú chuyển ngành không còn ở trong quân đội nữa , về địa phương cùng vợ con sống ở Thủ Đức . Những chiến công thầm lặng của chú trôi theo thời gian , chú cũng không quan tâm đến , nhiều khi trong lúc gặp anh em bộ đội , cao hứng chú có kễ cho vài người nghe , nhưng một số người xầm xì , vặn vẹo không ai tin cã . Có lần chú về Đoàn 10 thăm lại đơn vị , anh lính gác cổng không cho vào , vì chú không còn giấy tờ chứng minh mình là đặc công Rừng Sác . Đứng loai hoai một hồi may nhờ có đ/c Soạn nhìn thấy ai giống như đ/c MINH , Lúc đó đ/c Soạn mới biết đ/c Minh còn sống .
  Trong cuộc sống đời thường riêng mình , mình cảm thấy nhiều điều phải học hỏi ở chú . Chú nhiều chiến công như vậy , nhưng đời thường chú sống rất giản dị , thầm lặng , nhà nước có xét tới công lao hay không , chú không quan tâm đến . Ở địa phương thì chú rất nhiệt tình , khu phố giao việc gì chú cũng nhận ,làm có trách nhiệm , việc gì cũng hoàn thành . Ai nói gì thì nói , thấy gì có lợi cho Cách Mạng thì chú làm , nói sao cho có lợi cho Cách Mạng thì chú nói . Trong khi mình thấy có vài người , công lao cũng chưa bằng ai , nhưng lúc nào cũng cậy vào công trận của mình . Chính quyền sơ hở một tí , chẳng hạn như quên mời dự họp truyền thống ngày lễ , hay là quà cáp ngày TBLS , ngày tết chẳn hạn , đưa chậm một tí là chữi bới om xòm . Cứ mỗi lần mời dự  họp , trước dân , có dịp là họ to tiếng chê bai Nhà Nước đủ thứ , nhiều khi kêu cấp trên là thằng nầy , thằng nọ . Thật là đáng chán cho vài người nặng tính công thần nầy .
   Sống với xóm làng , chú giúp ai được thì giúp , không hề đòi hỏi công lao . Gom góp được ít tiền chú lại tự tổ chức với vài ba đồng chí có điều kiện đi tìm hài cốt đồng đội , chú tìm được hài cốt của nhiều đồng chí , tham gia nhiều đợt , có trường hợp tìm được hài cốt đồng đội cùng vượt ngục với mình , sau khi về TRung Ương cục bằng đường Kam pu Chia , đoàn lại bị pháo địch bắn phải hy sinh vài đ/c . Có trường hợp tìm được hài cốt đồng đội , rồi cón phải lần mò tìm nơi ở của thân nhân Liệt Sỹ , để trao trả hài cốt cho gia đình , đồng thời phải chịu khó , kiên  nhẩn giúp thân nhân liệt sỹ làm thủ tục công nhận là gia đình Liệt Sỹ vì thói hành chánh rườm rà của một số quan chức có bệnh vô cảm .
 
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Tư, 2010, 07:23:05 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #19 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2010, 05:51:06 am »

Chị cám ơn em quá Hai  Ruộng@ ạ, d/c Minh là Đảng viên Cộng sản chân chính đấy,chuyện của d/c thật đáng trân trọng.Đấy là mẫu người suốt đời chị luôn học tập họ,khi gặp bất cứ khó khăn uất ức gì thì nghĩ đến những tấm gương vô giá này để sống để tin tưởng.Em cũng đã giúp chị và các thành viên QSVN.net
hiểu kỹ và rõ hơn một người Cộng Sản.Chị xin kính chúc đồng chí luôn khoẻ,nhớ được nhiều hồi ức để kể.
Xin kính cẩn nghiêng mình trước một người Cộng Sản Việt nam Chân chính và những chiến công oanh liệt của anh.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM