Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:57:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhà tù Phú Quốc – biểu tượng của tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cườn  (Đọc 71048 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyenchihau
Thành viên

Bài viết: 3


« vào lúc: 08 Tháng Ba, 2010, 01:39:19 pm »

Nhà tù Phú Quốc (Kiên Giang) là di tích lịch sử cấp quốc gia được xếp hạng năm 1993. Từ một nhà tù với quy mô gần 500 nhà giam, đến nay chỉ còn lại 4 nhà nguyên gốc cùng một số cổng chào, bộ khung cửa nhà thờ và các nền đá… Nhiều khách tham quan đã đến thăm khu di tích lịch sử này – nơi một thời từng được mệnh danh là “địa ngục trần gian”.

Những năm qua, tỉnh đã phục hồi, tôn tạo một số hạng mục công trình như: 5 nhà tiền chế gồm nhà giam, nhà ăn, nhà bếp và hai nhà canh giữ của giám thị; phục hồi đường ngầm vượt ngục, một đoạn hàng rào kẽm gai, chòi canh, chuồng cọp, đài tưởng niệm ở nghĩa địa tù binh và nhà trưng bày bổ sung di tích… Năm 2005, các hạng mục này được hoàn thành đi vào hoạt động phục vụ khách tham quan, mỗi năm đã có hàng trăm ngàn lượt người đến thăm di tích.



 
Khách tham quan chuồng cọp nhốt tù binh Phú Quốc. Ảnh T.L
Từ thời thực dân Pháp tiếp đến thời Mỹ-Ngụy, Nhà tù Phú Quốc đã tồn tại 20 năm (1953 - 1973). Đây là nơi tập trung điển hình về tội ác của chế độ thực dân, đế quốc. Ở đây kẻ thù tự do đặt ra nhiều kiểu hành hạ con người một cách  dã man. Quản tù là những tên khát máu hành hạ tra tấn tù binh, vì thế hơn 4.000 người đã hy sinh trong tù. Với ý chí kiên cường, dũng cảm, mưu trí, anh em tù binh đã đối phó lại chúng bằng nhiều hình thức đấu tranh từ thấp đến cao, phân hóa hàng ngũ địch, diệt ác ôn, tổ chức nhiều cuộc vượt ngục .vv… Nhà tù Phú Quốc thực sự là một bằng chứng xác thực ghi dấu tội ác vô cùng dã man của bọn xâm lược, đồng thời nói lên tinh thần bất khuất đấu tranh kiên cường của các chiến sĩ cách mạng.

 

I. Nhà tù Phú Quốc thời thực dân Pháp:

 

Tháng 9/1946, thực dân Pháp trở lại chiếm đóng Phú Quốc. Địch chọn Phú Quốc để lập nhà tù lớn nhất Đông Nam Á, giam cầm các chiến sĩ cách mạng, vì hòn đảo này có vị trí quân sự chiến lược, xa đất liền, xa các cơ quan báo chí ngôn luận để chúng dễ bề đàn áp tù nhân. Giữa năm 1953, Pháp dùng doanh trại của đám tàn quân Quốc Dân đảng để xây dựng nhà tù, gọi là Căng Cây Dừa. Nhà tù có diện tích khoảng 40 ha, hình chữ nhật, chia làm bốn trại A, B, C, D. Toàn Căng có hàng rào thép gai dày bao quanh, phía trên mắc dây điện trần và đèn bảo vệ. Chòi canh thường xuyên có lính gác. Mỗi cổng lại có một tiểu đội lính tuần tiễu được trang bị tiểu liên và súng trường. Vành ngoài có công sự chiến đấu. Số lượng tù binh thời kỳ này có khoảng 6.000 người. Đến tháng 4/1954 thì có khoảng 14 nghìn tù nhân đều là nam giới.

Chi bộ trong Nhà lao Cây Dừa đã lãnh đạo tù nhân đấu tranh, viết nội san bí mật, tổ chức nhiều cuộc vượt ngục thành công. Chỉ tính từ tháng 7/1953 - 9/1953 đã có 5 cuộc vượt ngục lớn. Hiệp định Giơnevơ được ký kết (7/1954) Pháp trao trả cho ta số tù binh ở Nhà tù Phú Quốc.

 

II. Nhà tù Phú Quốc thời Mỹ_Ngụy:

 

Cuối năm 1955, ngụy quyền Sài Gòn lập lại Nhà lao Cây Dừa mà chúng gọi là Trại Huấn chính Cây Dừa. Trại chiếm diện tích khoảng hơn 20.000 m2. Xung quanh có ba lớp rào dây kẽm gai cao 2,6m. Ngoài ra có 14 tháp canh. Nhà tù Phú Quốc trong thời kỳ này cũng có tổ chức Đảng hoạt động bí mật và lãnh đạo anh em tù đấu tranh. Ta còn bắt mối được ba nội tuyến nằm sâu trong hàng ngũ địch, nhờ đó mà ta có thể thường xuyên đưa thuốc men, tin tức vào trong tù. Từ năm 1957 địch đưa tù chính trị ra Côn Đảo, còn Phú Quốc chỉ giam giữ tù binh. Sau Đồng khởi 1960, mức độ chiến tranh ngày càng ác liệt, Nhà lao Cây Dừa được Mỹ-ngụy chuyển đến xây dựng tại thung lũng An Thới kéo dài 5 cây số.

 

Khung cảnh trại giam

Mới đầu trại có 6 khu. Sau Mậu Thân 1968, địch mở rộng đến 11 khu, nhưng khu thứ 11 chưa kịp sử dụng. Mỗi khu trại giam lại chia làm 4 phân khu A, B, C, D, mỗi phân khu có từ 9 đến 18 nhà giam, mỗi nhà dài 20m, rộng 5m giam giữ từ 80 đến 120 người. Tổng số có đến 400 nhà, vách dựng bằng tôn thiếc, mái lợp thiếc, cửa cũng bằng tôn thiếc. Trưa nắng nhìn cả trại giam chói rực lên nhức mắt. Hầu hết nền nhà đều bằng đất nhưng sau những vụ đào hầm trốn tù, địch trám xi măng. Từng phân khu có hàng rào kẽm gai bao quanh, chỗ dày có thể từ 10-15 lớp rào, chỗ mỏng cũng 5 -7 lớp rào. Những bãi mìn dày đặc xung quanh nhà tù. Bao quanh nhà tù là một vành đai trắng, rộng hàng cây số, không một bóng nhà dân. Ban đêm trong những lớp rào có thả chó và ngỗng mai phục người tù trốn trại và đèn điện sáng trưng như ban ngày.

 

Bộ máy đàn áp

Nhà tù chia làm năm ban: Ban điều hành, Ban giám thị, Ban an ninh, Ban chiến tranh chính trị, Ban quân y. Chỉ huy trại giam là cố vấn người Mỹ, với 4 tiểu đoàn quân cảnh. Ngoài ra còn có một trung đội quân khuyển toàn là chó becgiê giống Anh. Riêng lực lượng hải quân tương đương một sư đoàn giăng kín ngoài biển… Tỷ lệ cứ 2 người tù có 1 người lính trông coi. Giám thị điểm danh cả ngày lẫn đêm liên tục để chống tù vượt ngục. Có một tốp trực thăng chiến đấu cũng thay nhau ngày đêm quần đảo trên bầu trời Phú Quốc tạo nên cảm giác ảm đạm ngột ngạt cho tù nhân. Bộ máy đàn áp nhà tù lên tới 4.000 người gồm cả hải, lục, không quân.

 

Thành phần tù binh Phú Quốc

Những người bị địch bắt đưa về nhà tù này gồm đủ các miền: Bắc, Trung, Nam. Số tù tăng lên nhiều từ năm 1968, cao nhất vào khoảng 40.000 người, tù nhân được chở từ đất liền ra bằng máy bay. Có người bị bắt khi địch đi càn, bị móc hầm bí mật, bị phục kích, chiến đấu bị thương rồi bị bắt. Một số tù là cán bộ dân chính đảng, là họa sĩ, nhạc sĩ, nhà báo…

 

Tình trạng ăn ở của tù binh

Nhà biệt giam không có giường sạp gì, một nhà giam 120 người chen chúc sống; không được đi cầu tiêu, chỉ có 2 cái thùng đựng phân trong nhà. Thân thể tù binh cả mấy tháng trời cũng không được tắm rửa lại phải nằm xếp lớp như lớp cá cạnh nhau. Vậy mà phải quen mùi cơm hôi, cá thối, rệp dưới lưng, quen luôn cả mùi phân ở thùng phuy đặt ở đầu nhà. Đêm nằm, dòi bọ từ đó túa ra chui cả vào miệng. Hàng ngày tù binh có lính áp giải vào rừng lấy củi, mây, gỗ hoặc đào công sự, hoặc làm đủ thứ việc nặng nhọc, làm tạp dịch phục vụ cho vợ con lính, người tù phải tự nấu cơm ăn, mỗi phân khu có một bếp ăn. Bữa ăn mỗi người chỉ được hai chén cơm hẩm với mấy miếng cá khô mà anh em tù gọi là cá long hội (nói lái là cá lôi họng) và một ít canh dưa leo. Còn ở khu biệt giam cấm cố thì lại càng tồi tệ, kẻ thù dùng cả bữa ăn để hành hạ tù binh, nước mỗi ngày cũng chỉ được mỗi người một ca vừa uống vừa để rửa. Quần áo thì chúng phát cho loại vải dày, nâu xẫm hoặc là những bộ quần áo cũ của lính Pháp, quần cộc. Trên lưng áo tù đều có đóng dấu hai chữ tù binh (T.B).

 

Những thủ đoạn hành hạ, tra tấn, giết hại tù binh

Ngay từ khi bước chân vào trong tù, tất cả mọi người bị địch bắt đều bị đánh phủ đầu để lấy cung, để uy hiếp nhằm làm nhụt tinh thần. Sự hành hạ, tra tấn, giết hại tù binh ở Nhà tù Phú Quốc ngày càng khắc nghiệt. Người tù bị phạt phơi nắng trên những dàn thiếc nóng như rang ngoài trời, da thịt ở bụng, ở ngực phỏng rộp lên, nhiều chỗ da non bị cháy xém, người yếu sức thường là ngất xỉu. Nếu cựa quậy chúng phang thẳng cánh dùi cui vào đầu hoặc sẵn sàng bắn bỏ. Người tù bị còn bị phạt leo cây nhum đầy gai nhọn, chúng bắt người tù leo lên ngọn rồi tụt xuống, không leo chúng đánh. Chỉ cần vài ba cái nhoài người là đùi, ngực, tay, chân bị nhòe máu. Phạt bắt ăn cơm trộn cát với nước tiểu: không ăn chúng đánh, đang ăn ói ra chúng cũng đánh và bắt hốt hết lên ăn nữa. Địch còn dùng gậy đập nát các đầu ngón chân, ngón tay, có thằng ác ôn còn bẻ răng tù binh làm bộ sưu tập răng để chơi. Rồi còn dùng dao rạch dương vật người tù cho đỉa trâu vào đó rồi khâu lại. Độc ác hơn nữa là phạt giam vào chuồng cọp. Chuồng cọp là một cái lồng bằng kẽm gai, cao 1m, dài 2m. Vào chuồng cọp thì không nằm, không đứng, cũng không bệt đít xuống được, nếu mỏi quá chỉ cần thay đổi động tác chút xíu là các cọc nhọn sắc cứa nát da thịt ngay. Nóng chúng cho kê lò than gần kề, lạnh chúng hắt thêm nước vô. Đêm đến chúng thường lôi người ra đánh, tiếng la rú, tiếng hét thật hãi hùng. Có người đang đêm cũng bị gọi đi tra tấn, bị đóng đinh vào mắt cá chân, vào đầu gối, thậm chí vào đầu. Rất nhiều bộ hài cốt còn cả những cái đinh 10 phân đóng vào xương chân, xương đầu gối, xương sọ. Những vật chứng này hiện còn bảo quản tại Nhà trưng bày của di tích Nhà tù Phú Quốc. Còn rất nhiều hình thức khác hành hạ, tra tấn tù binh dã man không khác gì hình phạt thời trung cổ.

 

Tổ chức và lãnh đạo đấu tranh của Đảng trong nhà tù

Các Chi bộ do tù binh tự thành lập theo kiểu du kích. Thường anh em dựa vào sự đã quen biết nhau từ trước, ở cùng quê hoặc cùng đơn vị để xác lập lòng tin, biết nhau là đảng viên rồi mới rỉ tai nhau lập một tổ, đủ 3 đảng viên thì nâng thành Chi bộ hoạt động phải rất bí mật và khôn khéo. Trong một nhà giam có thể có nhiều Chi bộ nhưng Chi bộ nào chỉ có thể biết đảng viên trong Chi bộ đó. Lúc đảng viên họp thực ra là ngồi tụm nhau ở một góc nhà giả đánh cờ hay đi ra ngoài hàng rào giả vờ đi tiểu để hội ý chớp nhoáng. Chỉ có Bí thư Chi bộ mới biết ai là Bí thư Đảng ủy. Người Bí thư Đảng ủy thường không để lộ diện trong các cuộc đấu tranh hay sự kiện nào. Khi kẻ thù phát hiện ra một chút manh mối nào là diệt ngay người đứng đầu, lôi đi tra tấn, truy tìm tổ chức của ta.

Đại bộ phận tù binh bị đẩy vào Nhà lao Phú Quốc vẫn giữ trọn lời thề danh dự thứ ba “Nếu bị địch bắt, dù trong trường hợp nào cũng giữ vững khí tiết là chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam … quyết không cung khai phản bội”. Những cuộc đấu tranh và bị đàn áp đẫm máu ở nhà tù xảy ra thường xuyên. Chẳng hạn vào năm 1965, lần ấy chúng bắt anh em tập hợp chào cờ Ngụy và hô đả đảo cộng sản. Anh em không chịu hô thế là chúng dùng dùi cui, báng súng đánh tới tấp, anh em đánh trả lại, chúng xả súng giết chết 78 người. Đầu tháng 9/1969 ở khu A4 biết được tin Bác Hồ mất, sáng hôm sau ngay trước cửa trại xuất hiện một băng vải đen rộng 10cm dài 200 cm viết chữ trắng “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”. Bọn giám thị bị bất ngờ nhưng chúng cũng chỉ dám lẳng lặng gỡ xuống rồi lặng lẽ đem đi chứ không gầm gào như mọi khi. Ít ngày sau bên khu sĩ quan ném đá sang báo tin, anh em bên ấy đã chích máu vẽ Bác Hồ ngay trên tường thiếc. Sau đó bọn giám thị bắt tù cạo rửa, tưới nước thế nào cũng không sạch, làm cách nào thì đôi mắt và hàm râu Bác vẫn hiện ra.

 

Vượt ngục

Nhiều anh em lúc mới bước chân vào nhà tù đã nung nấu ý định trốn tù. Có những vụ từ trong tự thoát ra. Có những vụ được lực lượng vũ trang bên ngoài hỗ trợ. Các vụ vượt ngục ở Nhà tù Phú Quốc có ba dạng trốn là: Vượt rào, đánh lính khi áp giải để chạy trốn,  đào hầm thoát ra ngoài. Dụng cụ đào hầm tự chế bằng nắp cà mèn, cán muỗng. Cách đào phân công ba người một ca không mặc quần áo và đào vào ban đêm. Việc đào hầm không khó, khó nhất là làm sao giữ được bí mật. Vì vậy các đồng chí lên đầy đủ kế hoạch như lượng đất phải ép vào hai bên thành của hầm hoặc lợi dụng trời mưa đem đi đổ để xóa dấu vết, quan sát nếu có chỉ điểm thì trừ khử ngay.

Theo tổng kết có 42 vụ vượt ngục, trong đó có 16 vụ vượt rào, 15 lần đi riêng lẻ, 7 cuộc đánh quân cảnh, 4 lần đào hầm. Hơn 400 người ra đi nhưng chỉ có 239 người về được căn cứ kháng chiến .

 

Nghĩa địa nhà tù

Nghĩa địa nhà tù đặt ở sườn đồi thấp giáp nhà thờ. Năm 1985, chúng ta đưa được 835 bộ hài cốt về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ. Khi tìm hài cốt đã thu lượm được nhiều chiếc đinh mười phân còn đóng dính vào xương mu bàn chân, đầu gối và đỉnh đầu. Nghĩa địa này có lúc địch cho xe ủi san lấp đất lên rồi chôn tiếp tù binh lên lớp chết trước. Ngoài ra, kẻ thù còn mang tù binh ra thủ tiêu ngoài biển. Có không dưới 4.000 tù binh bị giết chết tại đây.

Năm 1973, sau khi Hiệp định Paris được ký kết,  Nhà tù Phú Quốc bị giải tán. Tù binh được trao trả. Những câu chuyện khủng khiếp về một “địa ngục trần gian” giữa biển khơi vẫn còn trong ký ức không thể nào quên và những gì diễn ra với số phận của hơn 40.000 tù binh nơi đây là không thể kể xiết. Một khúc bi tráng về tù binh Nhà tù Phú Quốc ghi vào lịch sử. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích này là việc làm rất cần thiết và quan trọng.

Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #1 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2010, 05:16:57 pm »

 Mình rất hoan nghênh Nguyenchihau lập ra Topic nầy , nhưng cần đưa thêm nhiều tài liệu vào nữa , Hồi ký của các đ/c cựu tù binh Phú Quốc , bạn có thể liên lạc với Ban Liên Lạc Tù Binh Vượt Ngục Phú Quốc , còn nhiều đề tài phong phú và đáng cho chúng ta và các thế hệ trẻ sau nầy học tập lắm . Nếu cần thiết mình sẽ giới thiệu với bạn chú Minh , trưởng ban LLTBVNPQ , người đã từng tổ chức đào hầm đưa 27 đ/c đảng viên  vượt ngục an toàn hoàn hảo về với Cách Mạng .
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #2 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2010, 10:49:37 pm »

Chiều nay mình đã gặp chú Minh ( Nguyễn Hữu Minh ) , chú đồng ý cho mình đưa toàn bộ hồi ký vượt ngục của chú lên mạn , ở topic nầy . Không biết bác Nguyenchi hau có nhất trí với mình không ?
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #3 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2010, 01:34:21 am »

Mình đợi lâu quá không thấy chủ nhà đâu cã , đói bụng nên mình vào lục nồi trước đây ! Chủ nhà về tính sau .

Lần đầu gặp chú Minh .
 Khi mình tham gia công tác địa phương , mình gặp một ngườii đàn ông trên 60 tuổi lúc nào cũng mặc chiếc áo bộ đội sờn vai , ít nói tánh tình hiền hòa như cục đất , nói giọng nghệ An , lúc nào chú cũng nhiệt tình với địa phương , gặp lần đầu tiên là mình đã có cảm tình và vừa kính trọng , trọng ở tính điềm đạm của thế hệ cha chú , có cảm tình ở chổ tình đồng đội , đồng chí rất dể nhận ra nhau . Khi làm quen thân rồi mình mới biết , người đàn ông hiền hòa nầy thầm lặng nầy đã từng một thời oanh liệt , lập được nhiều chiến công cho đất nước . Chú ấy chính là lính đặc công Rừng Sát năm xưa là một trong bốn chiến sỹ đã từng đánh trái thủy lôi sừng ngay ngã bảy Thiềng Liềng , thuộc sông Lòng Tào Rừng Sát , trái thủy lôi ấy đã làm chìm chiếc tàu Mỹ được coi là lớn nhất sông Lòng Tàu trong suốt thời gian chống Mỹ , chiếc tàu chìm làm rùm beng giới báo chí Sài Gòn lúc bấy giờ , đó là chiếc tàu Bouton Victoria , mang theo hàng trăm xe bọc thép M 113, vài chiếc máy bay còn nguyên kiện , và hàng trăm chuyên viên kỹ thuật xuống đáy dòng sông . Sau trận thua đau đó bọn Mỹ tăng cường đánh phá càn quét khu vực rừng Sát . Đang làm nhiệm vụ gác chú bị bất ngờ do bọn Mỹ đổ bộ từ lúc nào mà chúng đi từ phía sau lưng tới , sau khi bắn gục một tên Mỹ đen đi đầu , chú bị chúng bắn bị thương và bị bắt , một lòng không khai báo , chú bị chúng đánh ngất đi , chúng tưởng chết , bèn lôi xác vứt trên boong , để chở về hướng Nhà Bè , nhờ có cơn mưa , bọn lính Mỹ vào trú mưa , cũng nhờ có nước mưa bắn vào mặt mà chú tỉnh lại , sau đó với hai tay bị trói ra sau lưng , chú lăn mình rớt xuống sông , với tài bơi lôi của đặc công nước dù bị trói hai tay chú cũng bơi được vào bờ và ẩn mình trong gốc cây bình bát , bọn Mỹ quay lại tìm ,chúng bắn nát hai bên bờ , đến tối chúng bỏ về . Đó là lần vượt ngục thứ nhất .
  Lần thứ hai , khi tình nguyện đi lấy nước uống , lúc nầy chúng bao vây chổ lấy nước , mỗi lần đi lấy nước là phải đổi bằng máu và mạng sống của anh em . Lần nầy cũng lọt vào ổ phục kích chúng bắn chú bị thương và bắt sống đưa về nhà giam Tân Hiệp Biên Hòa , sau khi đánh đập chán chê chúng cho ra Phú Quốc , nơi đây chính là địa ngục của trần gian . Nhìn vào hàm răng của chú toàn răng giả , vì khi vào là chúng đánh gảy răng , rồi sau đó đổ nước xà phòng vào bụng , chúng đánh gảy răng để anh em ta không cắn răng lại được , chúng cho cái phểu vào mồm , cứ thế chúng đổ nước xà bông vào . Nhìn hai chân của chú hai vết sẹo dài từ đầu gối đến mắc cá chân hai vệt da mỏng tanh , vết sẹo nầy do chúng còng hai cổ chân , sau đó chúng đưa ống sắt lên hai ống chân , rồi một thằng đứng lên dùng hai chân lăn ống sắt cán dần lên ống quyển , một tiếng không khai , chúng cán đến bầm dập , ngày sau lại cán tiếp , cho đến chảy máu , lòi xương trắng hếu , vết thương vòi bọ bu quanh , vẫn không khai , chúng phải bỏ vào chuồng cọp , chị có một cái quần đùi , chuồng cọp ngoài trời mưa thì phơi mưa nắng thì phơi nắng , người lúc nào cũng khom khom . Chúng nghiên cứu làm chuồng cọp sao cho ta ngồi thì không thẳng lưng , mà nằm cũng không được . Chưa có ai vào đây nữa tháng mà còn sống .
  Giới thiệu với các bạn bao nhiêu thôi . Ngày mai mình sẽ gỏ nguyên tập hồi ký của chú ấy .
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Ba, 2010, 07:23:09 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #4 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2010, 07:22:10 pm »

 Cám ơn đ/c Menthuong đã gọi giúp đ/c nguyenchi hau ở CLB bút tre về nhà .
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #5 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2010, 12:56:40 am »

 Mình gỏ gần xong hồi ký của chú MINH , cúp điện một phát mất hết , thật là chán cái ông điện lực , đã tăng giá lại còn thiếu trách nhiệm.
 
 Hồi ký của chú Nguyễn Hữu Minh . (Viết theo nhật ký ) .
.... 15/8/1963 tôi được xuất ngủ về địa phương , xã Nam Thanh , Nam Đàn , Nghệ An làm phó bí thư chi bộ hợp tác xã nông nghiệp , được Hợp tác xã khen ngợi làm sản xuất giỏi , được thưởng con heo giống .
 Ngày 10/4/ 1964 trên điều động tôi trở lại quân đội thuộc đơn vị C 2 D2 đoàn 271 quân khu 4 , ngày 10/6/64 lại điều về A 15 D 200 Sư Đoàn 338 .
 Ngày 12/10/1964 tôi lên đường vào nam chiến đấu , làm tiểu đội trưởng thuộc đoàn làm nhiệm vụ bảo vệ kiêm phục vụ đoàn chuyên gia bạn Trung Quốc và Cộnh Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên , đoàn vừa đi vừa xuống các địa bàn từ Đà Nẳng đến Tam Kỳ Quảng Nam , trực tiếp quay phim những trận đánh đồn Núi Gió , trận đánh Hạ Thành và trận đánh Ba Gia đồn Ké , mãi thánh 7/65 đoàn mới tới Trung Ương Cục Miền Nam , bàn giao đoàn cho ban tổ chức Trung Ưong . Khoảng 10/8/1965 , tôi được phân công về 5001 Đ đơn vị đặc công Rừng Sát thuộc huyện Cần Giờ , làm trưởng ban quân trang thay cho bố Huệ , đến tháng 6/ 1966 , tôi được phân công về tổ trinh sát , cùng đơn vị tham gia chiến đấu , vào khảng ngày 15/7/66 đơn vị phân công  4 đồng chí , trong đó có tôi làm nhiệm vụ trinh sát , nghiên cứu , để nắm tình hình hoạt động và luồng chạy của tàu địch , xác định chính xác vị trí , độ sâu của địa điểm đặt thủy lôi , để chuẩn bị cho trận đánh tàu vận tải quân sự lớn của địch . Tổ phải ngày đêm bám trận địa , chỉ mang theo gạo , lương khô , nước uống , để nghiên cứu kỹ và xác định tình hình thật chính xác . , phải nói là rất là ác liệt vì dưới sông tàu địch đi tuần liên tục , chúng bắn phá nát hai bên bờ sông , trên đầu thì máy bay quần thảo , trên bộ thì biệt kích . Có khi phải lặn ngâm mình dưới nước , có khi phải moi lỗ trong bùn , chôn người vào đó để tránh đạn và ngụy trang  , sau hơn một tháng trinh sát bám trận địa , ngày 22/8/1966 chúng tôi được lệnh xuất trận mang trái nổ vào trận , chuẩn bị chọn thời điểm chính xác để đưa thủy lôi vào vị trí đánh mà tổ đã chọn . Đúng 8 giờ 8 phút ngày 23 tháng 8 - 1966 chiếu tàu Barton ruger Victoria , tàu vận tải quân sự trọng tải 10.000 tấn , từ từ trườn vào vị trí . Hai trái thủy lôi , mỗi trái nặng hơn một tấn nổ cùng một lúc , lửa khói bao trùm chiếc tàu , nước sông bị hất cạn tàu bị hạ xuống dòng sông , sau đó nước tràn trở lại nhấn chìm chiếc tàu to lớn trong tức khắc mang theo 200 chiếc xe bọc thép M 113  , 26 chiếc xe tăng M48 , 15 khẩu pháo 155ly , 15 khẩu pháo 105 ly , ba linh kiện máy bay phản lực và một số bom đạn còn nguyên đai nguyên kiện , hơn một trăm lính Mỹ theo tàu bị chết ( tài liệu do báo chí địch đưa tin ).
  Cuối tháng 10/1966 tôi được phân công về đội 4 phụ trách trợ chiến , ngày 17/11/ 66 địch mở trận càng quét lớn hòng tiêu diệt lực lượng đoàn 10 ĐCRS . Chúng đổ quân nhiều đợt , pháo bắn cấp tập , máy bay ném bom suốt ngày , ta diệt 145 tên Mỹ , trận này ta thắng lớn , tiểu đội tôi phụ trách hy sinh một đồng chí . Tháng 6 năm 1967, đơn vị phân công tôi đi gác chốt ở bờ sông Gò Rạch Lá , xã lý Nhơn , Cần Giờ , để theo dỏi và nắm tình hình tàu địch hoạt động trên sông . Bất ngờ biệt kích Mỹ từ phía sau lưng âp tới , tôi quay phắt lại và bắn chết tên Mỹ đen đi đầu , vì súng K44 nên lên đạn chưa kịp , thì chúng bắn tôi bị thương ở chân trái , đồng thời ch1ng ùa lại bắt tôi , chúng đánh đập và tra trấn ngay , tên phiên dịch hỏi tôi ai chỉ huy , có bao nhiêu người , dóng ở đâu . Tôi trả lời là chỉ biết cầm súng đánh , ai chỉ huy , làm gì , đôn vị cấm không được tìm hiểu , đó là nguyên tắc giữ bí mật của Cách Mạng . Chúng cho là tôi ngoan cố và đánh đập tôi đến khi tôi không còn biết gì nữa . Đến khi tỉnh dậy tôi thấy trời mưa và đang nằm trên tàu đang chạy trên sông , đồng thời nhớ lại là mình bị giặc bắt , quan sát kỹ thấy lính chui xuống hết dưới tàu để trú mưa , chỉ còn lại hai tên địch trùm bạt kín mít để che mưa , tôi nhanh chóng lăn mình rớt xuống sông và lặn vào bờ . Nhờ trời mưa to nên chúng không thấy , khi chúng phat hiện thì tôi đã lặn đến bờ , chúng quay lại bắn vào bờ ,nhưng vì trời sắp tối và lại mưa nên chúng bỏ đi , tôi trốn thoát , bị lạc mất phương hướng , lạc đường không biết mình đang ở đâu , hỏi dân thì sợ địch giả dạng , tôi sống cã tháng trời nhờ bắt cua ốc , đồ hộp của lính Mỹ bỏ lại khi chúng đi càn và tự lo cho vết thương . Tôi đi thẳng về hướng núi Thị Vải vì tôi biết ở đó có ngôi chùa là cơ sở của Cách Mạng , tôi được các ni cô chăm sóc lành vết thương và hồi phục sức khỏe . Khi gặp tổ hậu cần của đoàn 10 đi công tác , tôi tháp tùng về lại đơn vị . Do sức khỏe còn yếu nên đơn vị bố trí tôi lại làm trung đội phó bảo vệ quân y . Đến tháng 8/ 1968 tôi được giao phụ trách quản trị hành chánh và kiêm công tác bảo vệ quân y .  Ngày 23/4 /1969 nhận lệnh của đồng chí Lê Bá Ước điều động tôi về làm đội phó trinh sát Đoàn 10 , có mặt lúc 7 giớ ngày 25 /4/1969 . Tôi được nghỉ để chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới . Đến tối ngày 24/4/1969 , quây Y hết nước ngọt đề uống . Thời kỳ nầy đơn vị đoàn 10 rất thiếu nước ngọt . Địch biết được nên hầu hết các giếng nước ngọt chúng đều phong tỏa , hoặc phục kích , mỗi lần đi lấy nước là phải đổi bằng máu , sợ anh em chưa rành , tôi xung phong đi lấy nước và bị lọt vào ổ phục kích của chúng , chúng bắn tôi bị thương và đồng chí Hoằng hy sinh , chúng bắt tôi đưa về căn cứ Nhà Bè tra trấn , tôi khai tên khác là " Nguyễn văn Long " quê ở Quảng Trị , theo gia đình vào làm phu mỏ Bồng Miêu , tôi đi dân công , đi lấy nước thì bị các ông bắt , tôi không biết gì cã . Một tuần sau chúng đưa tôi ra khám chí Hòa , đánh đập tra trấn tiếp tôi cũng một lời khai như vậy , khoảng 10 ngày sau ch1ng lại đưa tôi sang trại giam Hố Nai  Biên Hòa tiếp tục tra tấn và đánh đập tôi vẫn khai như vậy . Không khai thác được gì chúng đày tôi ra đảo Phú Quốc ngày 9 tháng 6 năm 1969, vào trại giam phân khu 4 B . Nơi đây là địa ngục của trần gian .... (Còn Tiếp )
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #6 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2010, 10:22:17 pm »

 Tiếp tục hồi ký của chú Nguyễn Hữu Minh :
  Sau khi ra nhà giam Phú Quốc khoảng 15 ngày sau thì tôi bí mật bắt được liên lạc với tổ chức Đảng trong nhà tù và cùng sinh hoạt bí mật tại chi Đảng khu B 4 . Khoảng ngày 15 tháng 8 năm 1969 . Đảng bộ trại giam khu B4 bí mật tổ chức diệt ác ôn chiêu hồi , phát hiện và diệt một tên chiêu hồi . Chúng nghi tôi nên chúng bắt tôi lên ban điều hành tra trấn rất dã man , trong đó có cã đ/c ÚT Long , hiện ở phường Trường Thọ Thủ Đức , đ/c út Long bị chúng dùng đèn 100watt , chụp chiếu lên hai con mắt đến nổi bị nổ đui hai mắt . Chúng đánh tôi vào hai bả vai , hai gan bàn chân , hai đầu gối , chúng tra trấn tôi bằng điện , tôi cũng không khai , sau đó chúng dùng cây gổ vuông đánh gảy ba cây răng cửa để chúng đổ nước xà phòng , sau đó chúng gác chân tôi lên băng ghế , sau đó chúng dùng cây đòn tròn dài , một đầu chúng cài vào móc sắt , đầu cón lại một tên lính đè vào ở thế đòn bẩy để cán lên ống chân trái của tôi trước , chúng cán đến da thịt nát ra nhìn thấy xương trắng từ đầu gối cho đến mắt cá chân , tôi không khai báo gì và chỉ trả lời với chúng là : chỉ vì hận thù cá nhân , tôi không biết ai giết và cũng không biết tổ chức nào cã . Chúng cho tôi là ngoan cố , chúng đánh đập tra trấn tôi như vậy rất nhiều lần , cứ mỗi lần đánh xong là chúng nhốt tôi vào chuồng cọp , khoảng 10 ngày chúng lại lôi ra đánh đập và tra trấn tiếp . Gần ba tháng nhốt chuồng cọp mãi đến khi tôi quá kiệt sức , tôi nghĩ mình không thể còn sống được nữa , tôi chữi vào mặt tên trung úy Hiển , hắn liền cầm thước bản đánh mạnh vào đầu , nhưng trược sang bên thai dương làm toạc da đầu như nhát chém , tôi ngất đi , tưởng tôi chết , chúng lại ném tôi vào chuồng cọp , các vết thương làm mủ , dòi bọ đục vào những vết thường .
  Trước đây khi tôi bị nhốt trong chuồng cọp thì thường bọn chiêu hồi đưa cơm , một hôm có anh Năm Thành đưa cơm có hỏi tôi : " anh có đau lắm không ? " , và tôi nhờ anh năm Thành vào báo cho anh em trong láng , đấu tranh để chúng đưa tôi ra khỏi chuồng cọp , không tôi chết mất . Sau đó nhờ tổ chức cho đấu tranh , bọn giám thị phải thả tôi cho vào ở chung cùng với anh em tù binh ở trong trại , anh em đã chăm lo vết thương cho tôi và chăm sóc tôi như là một đứa bé mới sinh , lúc chúng đưa ra khỏi chuồng cọp tôi bị liệt toàn thân chỉ nằm một chổ nên tôi từ từ hồi phục , các đ/c như Trần văn Ứng hiện đang ở Hiệp Bình Chánh Thủ Đức , đ/c Năm Thành là phó bí thư tỉnh Ủy tỉnh Long An , đã nghỉ hưu hiện ở Hậu Nghĩa Đức Hòa Long An , đ/c Bảy Thành tỉnh ủy viên ban tuyên huấn Long An đã nghỉ hưu .
  Trong tù với tên là Nguyễn văn Long , tôi được tổ chức Đảng bí mật bầu tôi làm tổ trưởng Đảng , rối bí thư , bí thư liên chi bộ , lấy biệt danh lá C2.77 ( ngày 27/7 sửa lệch đi một chút cho dễ nhớ ) . Đến tháng 2/1970 chúng chuyển tôi về kh A 2 và tổ chức đấu tranh đòi yêu sách : " không được cưỡng ép chiêu hồi , đòi nhà thầu cung cấp thực phẩm ăn uống phải tươi , không được hôi thối , không cho ăn gạo mốc . Chúng tôi đấu tranh tuyệt thực 10 ngày , chúng phải nhượng bộ . Khoảng tháng 11/1970 chúng lại chuyển tôi về kh A 5 , tôi vẫn bí mật làm bí thư chi bộ phòng 7 , cùng toàn Đảng Bộ khu nhà giam , đã cũng cố lại tổ chức thật chặc chẻ , từ Đảng Ủy , chi Ủy chi bộ cũng cố thật vững chắc các chi đoàn Thanh Niên làm nòng cốt và trụ cột của Đảng , động viên và phát động quần chúng một lònh trung kiên bất khuất với Đảng , Cách Mạng nhất định thắng lợi . Lúc nầy nhờ có tổ chức bí mật chặc chẻ , anh em đấu tranh quyết liệt , mạnh mẽ nên bọn chúng đã ngán sợ , bọn quân cảnh không dám vào trại giam lẻ tẻ vì bị anh em cướp súng đánh lại , nên bọn chúng phải thả lỏng phần nào . Chúng tôi tổ chức cho quần chúng học văn hóa , sinh hoạt văn nghệ , chính trị . Tết nguyên đán năm 70-71 lợi dụng chúng cho qua lại các trại tù trong mấy ngày tết , lúc nầy tổ chức ta đã mạnh , bọn chiêu hồi đã ớn , lợi dụng mấy ngày tết địch nới lỏng , tôi thay mặt tổ chức đi chúc tết các phòng giam và động viên anh em trong tù :" ta hãy chịu đựng gian khổ khó khăn dù có ác liệt dù có hy sinh , chúng ta hãy tuyệt đối trung thành với Đảng , với Cách Mạng với nhân dân , chúng ta hy sinh cho sự nghiệp của dân tộc cho tổ quốc được vẽ vang , ta ở trong tù tuy có gian khổ ác liệt trước bàn tay đẩm máu của kẽ thù , dù một mất một còn . Nhưng khẳng định ta nhất định thắng , địch nhất định thua , Mỹ nhất định phải cút về nước , Việt Nam ta Việt Nam ta nhất định được độc lập theo lời Bác Hồ Chí Minh đã dạy . Đó là nội dung những lời phát biểu của tôi để chúc tết và động viên anh em ở trong tù , tuy táo bạo nhưng tôi tin chắc là anh em giữ bí mật cho tôi , nếu không địch hay được thì chúng sẽ giêt tôi ngay tức khắc , nhưng tôi cũng không sợ , tôi chỉ muốn cũng cố tinh thần anh em và anh em đã giử vững thật tốt tấm lònh trung kiên với Đảng với Cách Mạng , qua đó tổ chức nhận thấy tinh thần anh em thật tốt nên bàn đến việc tổ chức đào hầm vượt ngục . Khoảng ngày 15 tháng 1 năm 1971 Đảng Ủy cùng chi bộ bí mật bàn tổ chức vượt ngục .   ( còn tiếp )
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Ba, 2010, 12:37:21 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #7 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2010, 10:43:30 am »

Cám ơn Hai Ruong@,đọc cảm động quá vì là người thật việc thật.Đọc sách báo nói nhiều đến chuồng cọp nhưng có lẽ đây là lần xúc động nhất.Em cho chị hỏi thăm sức khỏe của Đ/c Nguyễn hữu Minh.Cảm phục tinh  thần kiên cường của người Cộng sản này.Chúc cụ khỏe mạnh sống lâu với con cháu và kể lại thật nhiều hồi ức.Em ơi cụ bao tuổi rồi ?
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #8 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2010, 09:37:26 pm »

 Chị HATUYENHA ơi ! Chú Nguyễn Hữu Minh sinh năm 1935 , đến nay 75 tuổi , cũng toàn có cháu ngoại không thôi . Năm rồi chú đã có cháu ngoại tình nguyện đi bộ đội NVQS  rồi . Chú hiện là trưởng ban liên lạc hội Tù Binh Vượt Ngục Trại Tù Phú Quốc , tham gia truy tìm hài cốt đợt vừa rồi kết hợp với các nhà ngoại cảm tìm gần 1000 bộ hài cốt của đồng chí đồng đội . Chú  vừa là chi hội trưởng Hội TTKC khu phố , công tác rất nhiệt tình , còn là thầy thuốc chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc gia truyền nhờ học trong tù rất hiệu nghiệm , chữa khỏi nhiều người , chú không hề lấy công một đồng nào cã .
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #9 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2010, 10:40:23 pm »

Hồi ký của chú Nguyễn Hữu Minh ( tiếp tục ).
  Đảng Ủy cùng chi bộ lập kế hoạch phân công công tác đào hầm vượt ngục :
 1- Đồng chí Vương Minh Tuấn bí thư Đảng Ủy quê Nghi Thái - Nghi Lộc -Nghệ An làm trưởng đoàn , phụ trách chung ( đ/c là thương binh ) .
 2- Đồng chí Nguyễn văn Long ( Nguyễn Hữu Minh ) Nam Thanh - Nam Đàn - Nghệ An bí thư chi bộ làm phó ban , phụ trách tổ trưởng tổ đào gồm 15 đồng chí .
 3- Đồng chí Thuần chi ủy viên phó ban chịu trách nhiệm tổ cất giấu đất gồm 15 đ/c quê Quảng Nam Đà Nẵng .
 4- Đồng chí Thắng chi ủy viên phụ trách tổ bảo vệ 10 đ/c .
  Ngày 2 tháng 2 năm 1971 khởi công anh em rất tích cực , đào thật tốt , đến ngày 11 tháng 5 năm 1971 là đường hầm hoàn thành . Trong thời gian làm đường hầm đồng thời chuẩn bị các thứ cần thiết để vượt ngục . Bí mật họp bố trí phân công người nào đi trước , người nào phải ở lại bảo vệ đường hầm để tổ chức những đoàn vượt ngục sau nầy . Người nào thật cần thiết cho Cách Mạng thì vượt trước . Đồng chí tuấn là trưởng đoàn đ/c là thương binh nên tình nguyện ở lại . Tôi là Nguyễn văn Long phụ trách trưởng đoàn vượt ngục . Đồng chí Thuần phó đoàn ( sau đó hy sinh ở đảo Phú Quốc do pháo địch bắn theo đường vượt ngục ) . Khoảng 8 giờ tối ngày 11 tháng 5 năm 1971  , sau khi ăn cơm xong , địch điểm danh xong là bắt đầu vượt tổ chức phân công 28 đ/c lần lượt xuống hầm , tổ đầu mở miệng hầm , tổ bảo vệ ở lại có nhiệm vụ đậy nắp hầm và ngụy trang trở lại . Đến 1 giờ đêm ngày 12 tháng 5 năm 1971 thì đoàn vượt ra khỏi hầm lúc nầy còn 27 đ/c , một đ/c sức khỏe yếu quá nằm lại hầm . Tổ bảo vệ có nhiệm vụ ở lại đậy và bảo vệ nắp hầm , nếu có kẽ xấu định tố giác cho địch thì giết ngay để đảm bảo cho đoàn vượt , gần sáng có nhiệm vụ xuống hầm kiểm tra xem ai còn lại thì mang lên tắm rửa sạch đất . Theo kế hoạch đã bàn , khi kiểm tra thì phát hiện còn xót một người . Đoàn 27 người vượt rừng tìm về với Cách Mạng . Để về căn cứ Càch Mạng an toàn tôi cho đoàn đi cắt rừng , không được đi theo đường mòn vì sợ địch phục kích . Huyện Ủy đảo Phú Quốc sau khi nghe tin có ngườii vượt ngục cũng cho người tỏa đi khắp các ngã để đón lõng sợ địch phục kích tiêu diệt đoàn . Vì tôi dẫn anh em cắt rừng nên các ngã cũng không đón được , đoàn tôi đã lọt vào khu căn cứ du kích xã Hàm Ninh an toàn gặp lại anh em rất mừng . Sau đó Huyện Ủy cho an dưỡng , cấp phát quân tư trang và làm thủ tục khai báo từng người . Sau đó phân công tạm về từng địa bàn tham gia chiến đấu . Tôi được phân công về phân đội trợ chiến và đã tham gia đánh nhiều trận ở Phú Quốc , như trận chống càn khu Tượng , đánh đồn Gành Gió , đánh lính công binh ủi đường , tôi thu được một dây lưng có một bình ton và một dao lê , nay tôi đã gữi kỹ vật nầy cho ban quản lý di tích lịch sữ tỉnh Kiên Giang . Đến ngày 6 tháng 7 năm 1972 Trung Ương bí mật cho thuyền ra đón anh em về đất liền qua ngã Kam Pu Chia và về Trung Ương Cục nhận nhiệm vụ mới . Tôi được bố trí về Tiểu đoàn 182 bảo vệ Trung Ương cục Miền Nam cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 . Tháng 3 năm 1977 tôi được cử đi học trường Nguyễn Ái Quốc 7 , thời gian học 6 tháng . Sau đó về làm ban cải tạo nông nghiệp huyện Thủ Đức .( Còn tiêp)
  Tập sau : nói rỏ về cách đào hầm vượt ngục
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM