Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:04:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hình ảnh hầm Thủ Thiêm  (Đọc 44245 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #20 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2010, 05:12:23 pm »

hehe , có gì nhục , bọn nước ngoài đâu phải là trùm về cầu đâu ?có cái nó cũng phải học mình chứ ,mấy cái cầu cá tra cá vồ đó  Grin
Chắc mấy ông VN quen thói thủ tục đầu tiên nên Nhật nó ghét đi thuê TL chứ bị vụ HNS thằng Nhật nào dám nữa .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #21 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2010, 05:14:13 pm »

Bọn Nhật làm cầu dây văng nào đầu tiên mà ta học lóm thế Bác
-----------------------------------
 Theo em biết thì là cầu Kiền ở Hải Phòng, bác ạ! Grin Đây không phải cây cầu dây văng đầu tiên được xây dựng ở VN nhưng là nơi đầu tiên VN ta học và tiếp thu kỹ thuật cầu dây văng!

 Bác đã rõ ngọn ngành thế về việc chỉ định thầu ở đường Xuyên Á mà còn "nhục" này, "nhục" nọ làm gì? Không có kinh nghiệm thì phải chấp nhận ngồi xem mà học chứ sao? Grin

1. Cầu Mỹ thuận!

2. hầm Thủ thiêm trên đại lộ Đông - Tây Sài Gòn, hổng phải là đường xuyên Á!

Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #22 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2010, 05:17:17 pm »

Trong tất cả các công nghệ mà VN tiếp thu được thì xem ra xây dựng cầu là tiếp thu gần với thế giới hơn cả. Cầu sông Gianh tiếp thu công nghệ cầu bê tông dầm hộp đúc hẫng dự ứng lực (Pháp), sau đó làm khắp nơi. Bây giờ có thể là đến thời cầu dây văng, có ưu điểm khẩu độ lớn. Nhưng có lẽ chưa có cái thứ hai dây văng một hàng như cầu Bãi Cháy?
À, có, TB nói mới nhớ. Cầu dây văng cầu vượt Ngã Tư Sở một hàng dây. Trông rất giống giả cho nó đẹp, vì khẩu độ ấy có cần dây văng không? Nhưng thấy kết cấu có vẻ thật, nếu đi dưới gầm nhìn lên. Rồi còn bao chống nước,...

Công nghệ cầu dầm hộp BT Dự ứng lực đúc hẫng cân bằng đối xứng thì đầu tiên là cầu Phú Lương bác ạ. Nhập khẩu công nghệ của VSL, cỡ năm 1995.

Sau đó cái thứ 2 là cầu Lạc Quần thì phải, cái thứ 3 là cầu Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình).

Còn cầu vượt Ngã Tư Sở là 1 dạng cầu văng, các bác gúc từ extrados, là nó.
Logged
tran479
Thành viên
*
Bài viết: 793


« Trả lời #23 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2010, 05:21:52 pm »

Bọn Nhật làm cầu dây văng nào đầu tiên mà ta học lóm thế Bác
-----------------------------------
 Theo em biết thì là cầu Kiền ở Hải Phòng, bác ạ! Grin Đây không phải cây cầu dây văng đầu tiên được xây dựng ở VN nhưng là nơi đầu tiên VN ta học và tiếp thu kỹ thuật cầu dây văng!

 Bác đã rõ ngọn ngành thế về việc chỉ định thầu ở đường Xuyên Á mà còn "nhục" này, "nhục" nọ làm gì? Không có kinh nghiệm thì phải chấp nhận ngồi xem mà học chứ sao? Grin

1. Cầu Mỹ thuận!

2. hầm Thủ thiêm trên đại lộ Đông - Tây Sài Gòn, hổng phải là đường xuyên Á!


. MOD mà láo  Grin, chỉnh cả TL  Grin Grin, mình chả dám ...thấy mà chẳng dám hé môi  Grin . Bác TL giành công làm cầu Mỷ Thuận cho bọn Nhật , Cienco 6 kiện bi chừ  Grin
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #24 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2010, 05:29:42 pm »

Xin lỗi mọi người chút! Bác tran479 muốn tìm hiểu thông tin cho kỹ thì nên chịu khó hỏi anh Gúc nhé, đừng vội cười! Grin

Đây: http://gia24.vn/chungtayxaydung/forums/p/11759/24946.aspx

"Ý tưởng đầu tư phát triển công nghệ cầu dây văng thông qua hợp tác với Tư vấn Smec và Maunsell của Australia làm cầu Mỹ Thuận, như đã từng tiến hành việc học công nghệ đúc hẫng của Tư vấn VSL Thụy Sỹ ở cầu Phú Lương, đã được đưa ra ở TEDI lúc đó. Song việc này không thực hiện được ngay ở cầu Mỹ Thuận. Nguyên do Chính phủ Australia viện trợ đến 60% kinh phí xây dựng cầu Mỹ Thuận, toàn bộ thiết kế phần cầu chính dây văng được Tư vấn Australia thực hiện từ trong nước, xong rồi mới chuyển sang Việt Nam để giữ bí quyết riêng. Duy nhất chỉ có một kỹ sư của TEDI được tham gia vào đoàn cán bộ Việt Nam sang học tập, tham gia vào thiết kế cầu Mỹ Thuận tại Australia. Thiết kế cầu lớn, đặc biệt là thiết kế cầu dây văng có nhiều lĩnh vực chuyên môn rất sâu, cần phải có cả một ê kíp mới có thể đảm đương được. Do đó, ý tưởng tự lực làm cầu dây văng nhịp lớn của các kỹ sư tư vấn Việt Nam bị chậm mất một nhịp.

Song những kỹ sư tâm huyết với cầu dây văng ở TEDI thì không chịu dừng lại. Tận dụng tất cả những cơ hội có được, lãnh đạo Tổng công ty quyết tâm đào tạo cho được một ê kíp hoàn hảo cho công tác thiết kế cầu dây văng. Nhiều dự án liên danh, liên kết hợp tác với tư vấn nước ngoài được ký kết: dự án xây dựng cầu Bính (Hải Phòng), cầu Kiền (QL10), cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh), cầu Cần Thơ (tỉnh Cần Thơ)... Những kỹ sư cầu có trình độ cao ở TEDI được cử đi tham gia vào những dự án này với vai trò Đồng chủ nhiệm dự án, Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát… đã tích lũy những kinh nghiệm thực tế bên cạnh việc nghiên cứu công nghệ cầu dây văng qua tài liệu, sách vở. Sau khi có ký kết về chuyển giao công nghệ cầu Mỹ Thuận, Tổng công ty đã cử những kỹ sư có năng lực nhất vào đoàn cán bộ học tập chuyển giao công nghệ. Cũng những kỹ sư cầu này được cử sang Trung Quốc đào tạo, học tập công tác thiết kế ở công trình thi công cầu Ngũ Hà Khẩu thời gian hàng tháng tại công trường…

Đến thời điểm cuối năm 1999, đầu 2000, lúc đó, cầu Đắk Rông cũ ở tỉnh Quảng Trị bị sự cố, TEDI tha thiết đề nghị Bộ GTVT giao cho thiết kế cầu Đắk Rông mới theo dạng cầu dây văng. Được sự ủng hộ của UBND tỉnh Quảng Trị, Bộ GTVT quyết định làm cầu dây văng Đắk Rông và TEDI được tin tưởng giao vai trò tư vấn thiết kế, giám sát thi công xây dựng..

Như vậy, các kỹ sư Việt Nam đã bắt đầu con đường chinh phục công nghệ cầu dây văng, như thế giới đã từng làm trước đó mấy chục năm, với khẩu độ nhịp ban đầu còn khiêm tốn ở Đắk Rông là gần 100m."


Như vậy là học lỏm từ cầu Kiền, cầu Bính rồi mới được học chính quy sau khi cầu MT đã xong, phải không ạ?
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
MEO
Thành viên
*
Bài viết: 78


« Trả lời #25 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2010, 05:30:25 pm »

Cây cầu dây văng mà VN học được rất nhiều về công nghệ (mà chủ yếu là công nghệ căng cáp) là cầu Mỹ Thuận do công ty Baulderstone Hornibrook của Úc thiết kế và thi công ....có cả Cienco 6 Bộ GTVT đóng góp một ít phần thiết kế và đãm trách toàn bộ thi công , qua đó ta đã ": học lóm :" thiết kế và kỷ thuật thi công cầu dây văng , giúp ta tự thiết kế và tự thi công cầu Rạch Miểu .
 Thực sự ra đốt hầm Thủ thiêm dài 92,4m rộng 33,2m cao 9m cũng là 01 công trình nổi tương tự như 01 con tàu khoãng 20000 tấn với mớn nước gần 9m . Kỷ thuật cứu hộ-lai dắt 01 con tàu 20000 tấn không có gì khó khăn với các công ty lai dắt VN , cái khác ở đây khâu tiếp thị và các công ty lai dắt của ta quá manh mún , không thể đấu thầu các công trình lớn . Mình cũng là dân Hàng Hải , nói ngành Hàng hải :" nhục ": tức là mình tự thán !! Mình tự sỉ vã mình thôi chứ dám nói ai đâu  Grin Grin


 Cool  Cool  Cool
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2010, 05:34:42 pm »

Thực sự ra đốt hầm Thủ thiêm dài 92,4m rộng 33,2m cao 9m cũng là 01 công trình nổi tương tự như 01 con tàu khoãng 20000 tấn với mớn nước gần 9m . Kỷ thuật cứu hộ-lai dắt 01 con tàu 20000 tấn không có gì khó khăn với các công ty lai dắt VN
---------------------------------
 Chết thật, chưa đọc đoạn này! Grin

 Lai dắt tàu nổi với lai dắt đốt hầm chìm dưới sông, không bánh lái,... mà giống nhau thì em cũng chịu bác thật! Ôi, ngành hàng hải VN Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #27 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2010, 05:37:43 pm »

He he, trên cầu Mỹ Thuận đội văn nghệ quần chùng Cienco.6 đang hát chào mừng thì tại 1 quán ở TQK, tụi em cũng ngồi chúc mừng với 1 bác Cienco-6. Bác này cũng nhảy lên bàn múa hát ỏm xì tỏi!  Grin
Logged
ov10
Đại tá
*
Bài viết: 593


Đại diện qsvn tại TpHCM


« Trả lời #28 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2010, 05:44:22 pm »

Tàu lai VN không thiếu nhưng toàn là tàu quá lớn (của bên dầu khí 4000-8000CV) hay quá nhỏ (tàu lai của cảng dưới 2000CV) còn trong phạm vi công suất yêu cầu thì mình không có công ty nào có đủ 5 chiếc là chuyện thứ nhất.

Chuyện thứ 2 là sau vụ rùm beng nứt hầm thì phía Nhật hơi bị chim cú nên họ chọn nhà thầu phụ có kinh nghiệm để hạn chế rủi ro cũng có lý của họ.
Logged
vinaheart
Thành viên
*
Bài viết: 116


« Trả lời #29 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2010, 05:56:26 pm »

Xin lỗi mọi người chút! Bác tran479 muốn tìm hiểu thông tin cho kỹ thì nên chịu khó hỏi anh Gúc nhé, đừng vội cười! Grin

Đây: http://gia24.vn/chungtayxaydung/forums/p/11759/24946.aspx

"Ý tưởng đầu tư phát triển công nghệ cầu dây văng thông qua hợp tác với Tư vấn Smec và Maunsell của Australia làm cầu Mỹ Thuận, như đã từng tiến hành việc học công nghệ đúc hẫng của Tư vấn VSL Thụy Sỹ ở cầu Phú Lương, đã được đưa ra ở TEDI lúc đó. Song việc này không thực hiện được ngay ở cầu Mỹ Thuận. Nguyên do Chính phủ Australia viện trợ đến 60% kinh phí xây dựng cầu Mỹ Thuận, toàn bộ thiết kế phần cầu chính dây văng được Tư vấn Australia thực hiện từ trong nước, xong rồi mới chuyển sang Việt Nam để giữ bí quyết riêng. Duy nhất chỉ có một kỹ sư của TEDI được tham gia vào đoàn cán bộ Việt Nam sang học tập, tham gia vào thiết kế cầu Mỹ Thuận tại Australia. Thiết kế cầu lớn, đặc biệt là thiết kế cầu dây văng có nhiều lĩnh vực chuyên môn rất sâu, cần phải có cả một ê kíp mới có thể đảm đương được. Do đó, ý tưởng tự lực làm cầu dây văng nhịp lớn của các kỹ sư tư vấn Việt Nam bị chậm mất một nhịp.

Song những kỹ sư tâm huyết với cầu dây văng ở TEDI thì không chịu dừng lại. Tận dụng tất cả những cơ hội có được, lãnh đạo Tổng công ty quyết tâm đào tạo cho được một ê kíp hoàn hảo cho công tác thiết kế cầu dây văng. Nhiều dự án liên danh, liên kết hợp tác với tư vấn nước ngoài được ký kết: dự án xây dựng cầu Bính (Hải Phòng), cầu Kiền (QL10), cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh), cầu Cần Thơ (tỉnh Cần Thơ)... Những kỹ sư cầu có trình độ cao ở TEDI được cử đi tham gia vào những dự án này với vai trò Đồng chủ nhiệm dự án, Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát… đã tích lũy những kinh nghiệm thực tế bên cạnh việc nghiên cứu công nghệ cầu dây văng qua tài liệu, sách vở. Sau khi có ký kết về chuyển giao công nghệ cầu Mỹ Thuận, Tổng công ty đã cử những kỹ sư có năng lực nhất vào đoàn cán bộ học tập chuyển giao công nghệ. Cũng những kỹ sư cầu này được cử sang Trung Quốc đào tạo, học tập công tác thiết kế ở công trình thi công cầu Ngũ Hà Khẩu thời gian hàng tháng tại công trường…

Đến thời điểm cuối năm 1999, đầu 2000, lúc đó, cầu Đắk Rông cũ ở tỉnh Quảng Trị bị sự cố, TEDI tha thiết đề nghị Bộ GTVT giao cho thiết kế cầu Đắk Rông mới theo dạng cầu dây văng. Được sự ủng hộ của UBND tỉnh Quảng Trị, Bộ GTVT quyết định làm cầu dây văng Đắk Rông và TEDI được tin tưởng giao vai trò tư vấn thiết kế, giám sát thi công xây dựng..

Như vậy, các kỹ sư Việt Nam đã bắt đầu con đường chinh phục công nghệ cầu dây văng, như thế giới đã từng làm trước đó mấy chục năm, với khẩu độ nhịp ban đầu còn khiêm tốn ở Đắk Rông là gần 100m."


Như vậy là học lỏm từ cầu Kiền, cầu Bính rồi mới được học chính quy sau khi cầu MT đã xong, phải không ạ?

Không phải thế bác ạ, vì không học lỏm được từ Mỹ Thuận (...bị chậm 1 nhịp...) nên mới tổ chức học lóm ở các cầu khác sau này. Cầu Dakrong là bài tập nhỏ, cầu Rạch Miễu là bài tập lớn. Còn đồ án tốt nghiệp thì vẫn chưa ạ !
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM