Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:00:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguyễn Trường Tộ - Con người và di thảo  (Đọc 146040 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #110 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2010, 07:56:30 pm »


DI THẢO SỐ 23

Báo cáo về một số việc cần làm*

(25 tháng 9 năm Tự Đức 19, tức 3 tháng 11 năm 1866)

Tôi Nguyễn Trường Tộ kính bẩm.

Hiện nay người Tây mới chế ra loại súng điểu thương mỗi phút (một giờ 60 phút) bắn được 100 phát. Không biết Triều đình có ưng mua một khẩu về làm mẫu chăng?

Lại có di Minh bẩm rằng, nếu thuận lời xin của anh ta, anh ta đã có nhiều anh em về Tây làm kế phản gián. Anh ta xin tự cải thành người Anh, trở về nước Anh phao tin khắp nơi để làm xao động Tây triều. Sau khi xong việc anh ta sẽ về nước ta trở lại cư trú và lấy vợ người mình (Người Tây vốn có cái lệ đó, cho nên anh ta làm được không trở ngại gì).

Trước đây có hai vị quan Tây, một là quan hai lục quân, một nữa là quan ba thủy quân đều đã từng nói với Nguyễn Hoằng, muốn Nguyễn Hoằng xin cho họ được lên Kinh làm người giúp việc. Đó là tình thật. Vì tính tình của người Tây thường thường như thế, tôi đã biết rõ, chứ không phải có ai khác xui khiến mà làm như vậy đâu. Xem thế thì điều “Tìm người để giúp bên trong” mà tôi đã bẩm trong Lục lợi từ trước đây đã có cơ hội rồi đấy.

Lại xin Triều đình đề phòng ở biên giới phía Bắc. Hiện nay nghịch đảng đã tụ tập ở Hương Cảng, cũng đã có người qua lại Gia Định để chiêu mộ người theo.

Lại bẩm nếu như Triều đình sai sứ đi Tây thì xin cho tôi được đi cùng để có thể cùng với phái bộ biện bác với Tây triều, vì nếu không có tên thì họ sẽ không coi ra gì. Việc xin này là vì công hay tư ngày sau Triều đình sẽ biết rõ. Về thông ngôn thì dùng Nguyễn Hoằng suốt từ đầu chí cuối mới được. Còn giám mục thì nhờ nói giúp cho một hai lời, như thế mới được việc. Nếu muốn thi hành kế gấp này thì xin khởi hành ngay mới được.

Tôi hễ biết thì nói, nếu không hợp sự lý xin Triều đình lượng thứ cho cái tội ngu muội không phải ấy.

Kính bẩm.
_______________________________________
*. Bản chữ Hán: Hv 189/1 tờ 122-123. Viết tại Sài Gòn trong lúc chờ tàu đi Pháp.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #111 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2010, 07:58:14 pm »


DI THẢO SỐ 24

Kế ly gián giữa Anh và Pháp*

(18 tháng 11 năm Tự Đức 19 tức 24 tháng 12 năm 1866).

Nguyễn Trường Tộ kính bẩm.

Năm trước trong bài Lục lợi từ ở đoạn thứ năm tôi có nói: Nếu vạn nhất xảy ra việc gì, thì thế lực của người Anh ở phương Đông mạnh mẽ sẽ tranh hùng với người Pháp để bù lại chỗ thua thiệt trước kia. Việc đó sẽ xảy ra khi nào nước Pháp có nội loạn, bấy giờ họ sẽ cướp lấy mối lợi bên ngoài của Pháp. Hiện nay nước Pháp chia làm ba đảng.

Một đảng nói: Ba, bốn năm nay, vô cớ đi đánh nhau với quân Mặc Tây Ca1 ở Tây Châu tiêu phí vô kể mà chẳng được cái gì cả để đến nỗi phí công vô ích. Đó là do lòng tham hay gây chuyện đánh nhau mà ra cả. Nay lại đóng thuyền hạm2 toan muốn đi theo vết chân cũ vua bác3 trước, khiến nước nào cũng rất ghét. Nếu cứ theo cái đà này thì nhà vua ắt sẽ bị mối họa đại loạn không thể lường được.

Một đảng khác cho rằng nhà vua làm nhiều việc độc đoán, không công bố các lẽ phải trái cho mọi người trong nước được biết, hơn nữa còn dần dần làm cho người trong nước mất tự do, bị nhiều điều bó buộc, không hợp với thể lệ của các nước phương Tây. Chi bằng phế bỏ mà đi theo phép lập Tổng thống như ở Hợp Chủng Quốc. Vì nước Pháp trước kia cũng đã có lệ ấy rồi.

Một đảng nữa cho rằng Giáo hoàng La Mã là cha chung của các nước. Đối với các nước phương Tây, nước Pháp được coi như là con cả của Giáo hoàng. Trong các công việc của Giáo hội, nước Pháp xưa nay vẫn đứng đầu. Năm trước ở La Mã có loạn, vua Pháp đã đem quân sang đánh giữ, nay không biết vì cớ gì lại rút về làm cho nước Pháp mất mặt với thiên hạ, không xứng với danh hiệu con cả.

Cả ba đảng này đều mưu việc phế lập, nhưng ý kiến bất đồng tất sinh mối loạn.

Lại 50 năm trước đây dòng nhà vua có người chạy sang nước Anh, hiện nay đang còn bên ấy. Người Anh cũng theo giúp đỡ để lấy tiếng là nước rộng rãi biết thu nạp người ngoài, điều đó cũng chưa biết được.
_______________________________________
*. Bản văn chữ Hán: Hv 189/1 tờ 133a-138
    Hv 634/4 tờ 27-37.
    Viết tại Sài Gòn trước lúc lên tàu đi Pháp.

1. Mặc Tây Ca tức Mêhicô, ý muốn nói đến cuộc chiến tranh tốn kém và vô ích do Napoléon III chủ trương ở Mêhicô (từ tháng 1-1862 đến tháng 3-1867).
2. Thuyền hạm: Năm 1859, Napoléon III cho đóng chiến hạm thiết giáp đầu tiên, trước cả Anh nữa, làm cho hải quân Pháp trở nên hùng mạnh.
3. Vua bác: tức Napoléon Bonaparte, ý nói chủ trương bành trướng gây chiến tranh khắp nơi như Napoléon Bonaparte. Napoléon III là con cả của Louis Bonaparte, em ruột của Napoléon I.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #112 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2010, 08:00:10 pm »


Mới đây Phổ Lỗ Sĩ đánh nhau với nước Áo Đại Lợi1 mà người Nga lại đem quân đến đóng ở biên cảnh phía Bắc Thổ Nhĩ Kỳ toan muốn đánh hùa. Người Pháp thì lại muốn lập một người phương Tây làm vua Mặc Tây Ca2, nếu việc không thành bị mọi người cười chê. Theo tình hình hiện nay như thế thì sự việc sau này chưa biết sẽ kết cuộc ra sao.

Tôi cho rằng nước họ tất có một phen đại loạn, mới phù hợp với lời bẩm trước kia của tôi rằng 10 năm có một kỳ khôi phục. Nếu có loạn thì không tránh khỏi việc họ lấy Gia Định đổi cho người Anh, bằng không người Anh cũng sẽ chiếm chỗ của Pháp, đúng như trong Lục lợi từ đã nói, mất Tần này thì lại sinh Tần khác. Vậy mong Triều đình sớm phòng trước để đợi sự biến xảy ra.

Khoảng tháng ba, tháng tư năm nay có một quan khâm sai người Tây đến thám sát ở Gia Định trở về tâu với vua Tây rằng: Sự thế ba tỉnh không có gì khả quan. Nay lại có người anh của vua Miên3 gây loạn, cậy có chỗ hiểm yếu chống lại Pháp, quân Pháp phải chạy tháo thân, nhuệ khí sút kém. Mọi người đều nói rằng Tây soái tất sẽ bị tội phải triệu về thôi!

Nay có một kế rất hợp với sự thế nhưng phải có người khéo ứng đối mới làm được. Năm trước Tây soái có viết thư nói với vua Xiêm La rằng tất cả những thuộc quốc của Xiêm La ở miền thượng du sông Khung4 không được bắt họ cống nạp nữa, hãy để họ tự trị. Cũng như năm trước họ đã bắt ta không được nhận Cao Miên làm nước thuộc hạ. Người Xiêm đã biết cái kế môi hở răng lạnh. Nay tuy người Pháp và người Anh cùng ở trên đất Xiêm, nhưng người Xiêm có cảm tình nồng hậu với người Anh hơn. Nay nếu ta cho người đi đường tắt đến nói với vua Xiêm rằng: Ta và họ vốn là đồng bệnh. Nay người anh của vua Miên đang làm cho Pháp khốn đốn. Sao ta không ngầm giúp vào để cho người Pháp nguy khốn thêm? Thế mới có lợi cho cả họ và ta. Lại khéo dùng lời lẽ bảo vua Xiêm nói với quan người Anh rằng, nước Miên vốn là nước thuộc hạ của ta, lại có lợi lớn của biển hồ. Từ khi người Pháp chiếm cứ đến nay, họ đã làm cho nước Miên hao tốn rất nhiều. Ta vì nghĩa mà muốn cứu, nhưng thế lực người Pháp to lớn, nếu không có người Anh giúp sức thì Miên không thể chi trì nổi mà cuối cùng sẽ rơi vào tay người Pháp mất. Người Pháp đã có thiên nhiên hiểm yếu của Gia Định, nếu đề họ chiếm trọn cả Cao Miên nữa thì chẳng lợi gì cho Anh. Nay nếu Anh nhân lúc người anh vua Miên đang thắng mà ngầm cùng ta giúp Miên, sau khi thành sự lợi sẽ chia đôi. Vả lại, người Anh đã có quân lính người Đồ Bà cùng một chủng tộc với người Miên, nếu cho lẫn trộn với lính Miên người Pháp cũng không thể phân biệt được. Như thế không có gì trở ngại. Lại nói: Người Pháp tham lam vô độ, sau này sẽ sinh bụng này khác. Nay nếu vua Xiêm làm cho Anh Pháp tách ra khỏi nhau thì đó cũng là một lợi lớn cho Xiêm. Nếu kế này được thi hành thì người Anh một là sẽ cùng người Xiêm chia nhau phần đất; hai là đóng căn cứ ở miền thượng du đợi lúc nào sơ hở thì tràn xuống phía Đông đánh chiếm sào huyệt Gia Định để bù lại chỗ thua thiệt ngày trước. Như vậy ắt người Anh sẽ nghe theo. Rồi sau đó ta cho người đến mật báo với người anh vua Miên (Phải dùng lời lẽ khéo léo xúi người anh vua Miên) rằng Anh Pháp vốn có thù với nhau lâu đời. Nếu mượn kế làm cho Anh Pháp hiềm khích nhau thì mới hả cái hận người Pháp đã bảo hộ vua Miên. (...). Người Pháp bấy lâu đã có bụng nghi, không biết người nào ngầm giúp anh vua Miên mà dám hung hăng như vậy. Nay nghe tin này họ chắc chắn sẽ gây chuyện với người Anh. Hơn nữa người Pháp được biết người anh vua Miên muốn lấy lại sáu tỉnh thì sẽ không nghi ta ngầm giúp cho người anh vua Miên. Vì rằng người Pháp đã từng bị người anh vua Miên làm khốn đốn, bị tốn uy vũ rất nhiều, không biết tìm lối nào để lấp liếm cái sở đoản và chữa thẹn cho mình. Nay nghe có người Anh giúp sức, tuy có vài ba phần chưa tin nhưng họ cũng vội vàng ra đương đầu để biểu dương với thiên hạ bảo vệ tiếng tăm cho mình. Nếu người Anh có đồng mưu thì sẽ nhận không chối và người Pháp sẽ gây hấn lớn với người Anh. Còn nếu người Anh không có đồng mưu thì sẽ mạnh bạo biện bác với Pháp. Người Pháp đã lỡ nói cũng sẽ không chịu nhận sai, thế tất sẽ có sinh sự xảy ra.

Hoặc là nói với người anh vua Miên rằng: “Người Pháp rất sợ người Anh, nay nếu nghe nói là người Anh ngầm giúp, một mặt thì mua khí giới của người Anh và bí mật mượn một người giỏi Anh văn làm các loại nhật ký hành sự và sắm các thức ăn dùng của người Anh. Có dấu chữ của người Anh rồi giả cách làm như thua chạy vứt bỏ vương vãi ra để cho người Pháp lượm được, hoặc thả cho trôi từ các thượng lưu sông về để Pháp lượm được thì tất họ sẽ nghi trong lính Miên có người Anh, họ sẽ không dám hành quân đi sâu. Nếu không sớm dùng kế này thì dù có nhờ vào sự kiên cố mà thắng được thì cũng chỉ tạm thời thôi, vì người Pháp quá xấu hổ thành ra giận mà nuôi chí phục thù không thôi, sau này khó giữ được khỏi hoạn nạn”. Nếu người anh vua Miên dùng kế sách này làm cho Anh Pháp tách rời nhau thì ở đây công của Tây soái không thành tất sẽ phải về triều chịu tội. Và cái kế “Con thỏ có ba hang” trước đây cũng không thi thố được. Vả lại ở phương Tây, thì người Anh hoặc sẽ nhân lúc nước Pháp có biến cố mà ra tay khống chế trước. Đó là cái lý thế tung hoành phải làm như vậy. Nhưng ta phải khéo biết cách ly hợp mới được. Ở nước Xiêm đã có nhiều người dân ta bên đó. Ở đấy họ rất được vua Xiêm tin dùng. Tôi cũng có quen biết, nếu muốn sang họ thì phải cải trang mà đi, giả làm người buôn bán, trước là thông ngõ ngách, dò xem ý họ thế nào, sau mới bí mật thổ lộ với vua Xiêm như thế, như thế thì Xiêm cũng như ta cùng một mối hận, tất sẽ cùng chung rửa hận. Nếu thấy khó thừa cơ hội được thì lặng lẽ trở về chỉ để một mình người anh vua Miên làm kế đó cũng được. Như việc đó mà không được thì cũng nên cùng với người Pháp đắp đê trút nước về bên Miên, để tránh hoạn nạn cho ta để trả thù vua Miên trước đây phụ ơn mà bỏ ta. Và nhân đó mượn uy chiêu dụ các dân ở thượng du sông Khung, như trong bài Khai hoang từ tôi đã bẩm để đợi khi nước Pháp có biến thì thừa thế mà lấy toàn bộ Cao Miên để làm sào huyệt phía Nam, vì khi ta hợp tác với người Pháp thì ta cũng đã có căn bản ở bên Miên rồi. Hai con đường như vậy không biết có được không?

Kính xin lục bộ đại thần soi xét.
_____________________________________
1. Chiến tranh Phổ - Áo xảy ra khoảng tháng 7-1866. Nga ủng hộ Phổ, Pháp thì lo ngại Phổ lớn mạnh bao trùm tất cả các dân tộc Đức, không muốn cho Phổ thắng Áo, nhưng Phổ đã đè bẹp Áo ngay trong trận đầu, Pháp muốn ra tay giúp Áo, nhưng bận ở Mêhicô.
2. Vua Mặc Tây Ca: Pháp đã giúp cho Đại Quận Công (Gard duc) Maximilien, người Áo lên làm vua ở Mêhicô từ 12-6-1864. Maximilien chỉ giữ được ngai vàng là nhờ sự hiện diện của quân đội Pháp. Tháng 3-1867, Pháp rút hết quân đội khỏi Mêhicô, Maximilien bị bắt và bị hành quyết tháng 5-1867.
3. Anh vua Cao Miên là Poukombo bắt đầu khởi nghĩa từ tháng 5-1866 và đánh cho Pháp thua nhiều trận liểng xiểng. Tháng 7-1867, Pháp xua đại quân và đẩy lùi được Poukombo. Tháng 12-1867 Poukombo bị bắt và bị hành quyết.
4. Sông Khung: Khung giang tức sông Cửu Long.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #113 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2010, 08:01:30 pm »


DI THẢO SỐ 25

Về hội nước ngoài*

(cuối năm 1866)

Kính bẩm.

Hội này, gọi là hội nước ngoài. Hội có hai công việc là cử người du hành và cử người quan sát các nơi làm các công việc như sau:

1. Dạy người tập làm các thứ có lợi cho việc sinh sống mà hay hơn các phương pháp cũ, như đào kênh dẫn nước tưới ruộng, hoặc đem các vật từ nước này đến trồng, hoặc các cách trồng dâu nuôi tằm làm cho phát triển, sinh sôi nảy nở thu hoạch được nhiều, thu lợi gấp bội.

2. Buôn bán. Hội này sai người đi khắp các khu buôn bán thăm dò giá hàng để hoặc bán đồ vật của mình, hoặc mua hàng hóa của người cho có lợi. Nếu nước nào có người tự quản lý được thì hội sẽ nhận hàng hóa tự đem đi bán, sau khi trừ các khoản tổn phí ra số tiền lời sẽ được tính lấy một phần mười bỏ vào hội.

3. Hội này sai những người giỏi nghề đi tìm khắp nước ta những chỗ nào có mỏ than, cùng các thứ kim loại khoáng chất. Nếu tìm được sẽ tìm cách khai thác cho có hiệu quả. (Nhưng khi mới tìm, mọi khoản tốn phí đều do hội này tự chi. Trong tờ giao ước nói rõ, nếu tìm được phải chia như thế nào, sau đó mới bắt đầu đi tìm. Khi đã tìm được rồi, hai bên cứ theo đúng tờ giao ước không được thay đổi ý kiến.)

Còn như nước nào cần hội giúp những phương pháp kỹ thuật mới như đào kênh, đắp đường, chữa thành chữa đồn, đắp cửa biển, lập công xưởng, đóng thuyền bè... và tất cả những công trình lớn thì phải cùng hội ước định giá cả trước rồi mới bắt tay vào làm. Hội cũng có thể thuê mướn người khác làm thế, cái đó tùy ở hội, mình chỉ ngồi chờ kết quả mà thôi. Còn mình muốn mua hàng hóa gì, vật liệu gì thì hội sẽ thân hành báo về cơ xưởng chính để mua đem sang, giá cả công bố rõ ràng không phải như việc mua đi bán lại của hiệu buôn.

Hiện nay tôi đã chọn được một hội tên gọi là Hội nước ngoài. Đây là một hội gồm những người có cơ sở giàu có. Hơn nữa người trong hội đều có cấp bằng chuyên môn về nghề nghiệp, chắc chắn có thực dụng đắc lực, không phải như loại người khoác lác phóng đại nói một đàng làm một nẻo.

Về việc này có hai cách tiến hành như sau: Một là, nếu mọi việc đều do nước ta đứng ra làm cho đến khi tìm được và bắt tay khai thác, hội chỉ cho một vài kỹ sư giúp việc thôi. Như thế, kể từ khi bắt đầu khai thác trở về sau trừ các khoản phí tổn về khí cụ vật dụng ăn uống và tiền công trả cho người Tây giúp việc ra, so lợi thu được thì mười phần ta được chín, hội được một. Hai là, nếu mọi việc đều do hội tự lo liệu thì cũng trừ những khoản chi phí như trên ra, số lợi thu được mười phần ta được một, hội được chín. Cả hai cách trên, dù do ta tự làm hay do hội tự liệu, từ lúc mới bắt đầu cho đến khi tìm được mỏ, mọi chi phí trong khoảng thời gian ấy đều do hội chịu cả. Chỉ kể từ khi bắt tay khai thác về sau thì hoặc do ta liệu hoặc do hội chịu, rồi số lợi còn được bao nhiêu cứ theo tờ giao ước mà chia nhau. Hai thể thức trên do ta tự chọn, hoặc muốn lập giao kèo rõ ràng trước khi khởi sự tìm hoặc để tìm được rồi mới lập giao kèo cũng được. Chỉ có điều là trong khi ký giao kèo mà ta thấy có chỗ trở ngại không ưng thuận khiến hội phải ra về hoặc người của hội đã tới Kinh mà ta không ưng thuận tự ý rút lui, thì hai trường hợp ấy ta phải trả tất cả các phí tổn cho hội. Còn như khi hội đã tìm khắp rồi mà không được gì mới thì chi phí ấy do hội chịu, ta không tốn gì cả. Ngoài ra, nếu ta cần thuê thợ chuyên môn hội cũng có thể cử người cho, nhưng tiền công mỗi tháng mỗi người cũng phải trên dưới 2.500 quan và phải trả phí tổn đi về cho họ nữa.

Các khoản trên đây, từ sau khi lập giao ước, nếu như người nào làm điều gì không đúng thì cứ hỏi tội. Tờ này dịch từ bản chính của hội ấy, nguyên bản tôi còn giữ.

Các khoản trên đây là những điểm chính do hội đã bàn định như vậy.

Kính mong Triều đình xem xét thế nào và sớm trả lời cho biết.

_______________________________________
*. Nguyên văn chữ Hán: Hv 189/1 tờ 105-107. Không ghi ngày, tháng, năm nhưng chắc chắn là được viết tại Sài Gòn cuối năm 1866, trước lúc Nguyễn Trường Tộ đi Pháp.
    Trong bài viết từ Pháp, Ngày 12 tháng 5 năm 1869 (Di thảo số 27), và trong một tờ viết tại Huế ngày 12 tháng 2 năm Tự Đức 21 (Di thảo số 29), Nguyễn Trường Tộ đều có nói tới “tờ bẩm về việc khai mỏ ở Gia Định”.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #114 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2010, 06:08:35 pm »


DI THẢO SỐ 26

Tờ trình về việc ký hợp đồng với hội nước ngoài*

(Ngày 9 tháng 4 năm Tự Đức thứ 20 tức ngày 12 tháng 5-1867)

Tôi Nguyễn Trường Tộ kính bẩm.

Hiện nay giám mục đã tìm được hội khai hoang, đã từng đi lại bàn bạc. Xem ăn nói ý tứ và hành trạng lâu nay của họ thì khoản này cũng có thể thực hành lâu dài được, như tờ bẩm trước của giám mục đã tóm tắt đại lược. Nhưng lấy ý kiến riêng của tôi nghiên cứu sự thể trước sau, và những chi tiết lợi hại sẽ sinh ra sau khi thi hành như thế nào mà so sánh, thì những lời nói của họ ở trong thư từ cũng còn nhiều chỗ mập mờ chưa rõ ràng. Sở dĩ tôi xin Triều đình bàn bạc lại các lẽ, là để cho kỹ càng thêm. Hễ có chỗ nào còn nghi ngờ theo từng khoản thì hỏi lại cho rõ, đợi họ trả lời ra sao, rồi lại bàn định lại một lần nữa. Lúc đó sẽ mời họ đến mới ổn thỏa hơn.

Vả việc này quan hệ lâu dài, mới bắt đầu khó quyết định sự lợi hại một cách vội vàng, ắt phải thong thả xem thời cơ mới khỏi ân hận về sau. Nhưng cũng xin Triều đình trả lời sớm, để giám mục báo tin với họ cho họ yên tâm. Sợ những tụi Tày buôn ở Gia Định biết được chúng dèm pha mà sinh khó khăn.

Nay tôi xin lấy kiến thức nông cạn chia ra từng khoản trình bày như sau:

Thứ nhất: Theo trong lời bẩm của họ, thì hoặc là họ tự kinh lý hết rồi ta lấy một phần. Hoặc Triều đình ta liệu lý hết rồi ta lấy chín phần. Xem hai đường ấy, dường như đều chưa ổn. Xin phân biệt như sau:

Một là: Ta đã sẵn có đất đai, ta ở gần còn họ ở xa, cho nên trước lúc họ tìm được mỏ để khai thác phải có nhiều việc đưa đón tốn kém, ta không thể thoái thác được, mà cũng có nhiều việc lặt vặt khó tính toán. Tuy nói là do họ tự làm lấy, ta chỉ thỉnh thoảng giúp đỡ họ việc lớn, rồi tính việc lấy tiền công. Nhưng đến những việc nhỏ nhen, thì cũng khó bề mở miệng. Lại như được mỏ bình thường thì chẳng nói làm gì, nếu may mà gặp được mỏ lớn, lúc đó ta cũng khó bề nói lại, mà có thể nói nữa thì sợ xảy ra biến cố khác. Như thế thì in tuồng như lấy đất ta, của ta mà nuôi người nước ngoài, e không khỏi hối tiếc về sau ư?

Hai là: Các đồ khí nghệ trong tờ hợp đồng họ cũng không nói rõ đến lúc tính toán lãi lỗ có khấu trừ tiền hay không. Nếu họ tự xuất các đồ khí nghệ ấy làm vốn, mà không chiết trừ vào tiền lời, đến khi đủ hạn, do họ tự liệu, thì chả nói làm gì. Nếu cứ mỗi lần chiết tính mà khấu trừ, lấy riêng ra để mua thêm đồ mới và tu bổ đồ hỏng thì những đồ ấy giống như những đồ dùng chung cho cả hai bên. Hoặc mọi việc do ta tự biện lấy cũng thế. Nên tính toán cách nào cũng chưa nói rõ.

Ba là: Lâu nay họ làm với các nước khác, kỳ hạn có khi lâu đến 6, 7, 8 mươi năm, như thế sợ là quá lâu. Nếu ta tự liệu lấy, thì không cần kỳ hạn, nhưng nếu họ ăn chín phần hay là ăn một phần thì cũng phải ngắn hạn mới ổn. Nếu không thì lúc đầu ta cần làm chung với họ là cực chẳng đã, đến sau khi ta đã đủ sức tự lập rồi mà họ vẫn cứ ngồi dai ăn bám, thì sẽ tính sao? Cái khoản hợp đồng dài hạn này thật là khó xử. Không biết bây giờ họ có chịu đổi lại làm ngắn hạn hay không?

Bốn là: Nước ta còn nhiều đất cấm, mà những mạch quý cũng có khi dài đến hai ba ngày đường. Vả lại hướng của các mạch ấy chưa thể định trước, khó bề kiêng tránh. Nếu khi đã tìm được mỏ rồi mà gặp phải nơi đất cấm, không thể xuyên qua mà họ không chịu thôi thì liệu thế nào?

Năm là: Họ vốn là người Pháp lại có quyền thế vật lực. Nếu trong tờ hợp đồng không có quan to của họ ký chứng, đến sau hoặc có sự xích mích thì ta cũng khó tranh chấp với họ. Lúc đó quan họ cũng sẽ nói rằng: Lúc đầu tôi cũng không được biết đến nên nay cũng khó phân xử. Đấy là lấy trường hợp ta bị thua thiệt mà nói. Còn nếu họ bị thua thiệt thì tuy quan họ không ký chứng, nhưng thế nào cũng sẽ bênh vực dân họ mà làm khó dễ với ta. Đó cũng là chuyện tình đời không thể tránh được. Vậy trong tờ giao ước, có cần phải quan họ ký chứng hay không, tôi chưa biết thế nào là đúng. Trước đây Gia Định có bẩm hai người khai hoang, không biết vì ý gì khi chúng tôi bàn bạc với họ, họ có dặn rằng: “ Trước khi công việc chưa nhất định không nên lộ cho nguyên soái biết”. Xem ý họ dường như có ý che giấu, không biết trong đó có mưu mô ngoắt ngoéo gì không? Có lẽ việc này có quan hệ đến việc xin làm chứng hay không nên làm chứng cũng chưa biết chừng.

Sáu là: Tôi đã dò hỏi thì họ nói các đồ dùng khi mới bắt đầu, ước chừng 5 vạn quan. Còn sau khi khai mỏ thì họ chưa nói. Nhưng tôi tưởng các đồ dùng trong khi khai mỏ, cũng không quá 7, 8 mươi vạn quan. Các khí cụ đó đều làm bằng đồng bằng sắt. Nếu dùng đúng phương pháp cũng chưa hẳn đã hư hỏng hết trong khoảng 8, 9 năm. Vả lại một khí cụ ấy cũng có thể thay đổi để dùng, đưa chỗ này qua chỗ khác, không phải khai một mỏ mà đã hết ngần ấy phí tổn được. Vì thế cho nên phí tổn lần đầu không thể ngoài một trăm vạn quan. Đến sau thời có thể lấy ít tiền lời mà chia cấp. Lại cũng có thể dần dần theo thể thức mà tự làm cái khác để dùng, không phải cứ mỗi năm mỗi xuất tiền vốn ra nữa. Như thế thì tiền tổn phí di chuyển cũng không nhiều lắm. Vả lại, các mỏ cũng có chỗ nhiều ít, khó dễ khác nhau, nếu gặp chỗ nhiều mà dễ như mỏ bạc ở núi A Nhĩ Thái (phía Bắc nước Hung) mỗi năm sản xuất ước chừng được hơn hai trăm vạn đồng. Chỗ khác cũng có nhiều mỏ, đào lấy đã 200 năm, nay còn chưa hết. Mỏ sắt nước Anh mỗi năm sản xuất ước chừng được 30 triệu thạch. Than đá ở đó mỗi năm sản xuất ước chừng 80.000.000 thạch, còn càng ngày càng ra không hết. Đến như kim cương, phần nhiều sản xuất ở vùng cát sỏi xứ Đại A. Một khối nặng chừng ba cân rưỡi, giá đến 10.000.000 lạng bạc. Còn như vàng bạc, đến chỗ cửa hang, nhiều khi có khối lớn sáng choang hoặc có khối nặng đến 7 nghìn cân, đến 100 cân trở xuống chẳng hạn. Nếu trời cho đất cát của ta mà có hạng ngọc quý, ngũ kim ấy, thì khí dụng và chi phí chẳng qua hết một hai phần trong ức vạn, không nghĩa lý gì mà ta chỉ được một phần họ được những chín phần. Vả lại lâu đến một hai kỷ1, chẳng hóa ra quá nặng ư? Vì thế cho nên, trong bài Khai hoang từ trước đây, tôi đã tính toán trước và xin mời gấp một vài người phương Tây, phân biệt các loài mỏ trước (dù mời người Tây cũng chớ nên lộ ý ra) rồi sau mới định là ta khai hay họ khai. Như vậy mới khỏi ân hận về sau. Về khoản khai hoang này, một mặt muốn hưởng lợi gấp, một mặt muốn cho họ biết vật đều có chủ thời không làm cũng không được. Nhưng nếu muốn được lợi gấp, mà không chậm đợi ba bốn năm để phân biệt lợi hại, thì có khi họ đã được ăn mà còn cười ta là dại thì làm thế nào? Các khoản quyền lợi tôi bẩm trong bài Khai hoang từ trước đã nói những cái được lâu dài về sau là như thế đó, chứ không phải nói những cái được lúc ban đầu mà thôi.

Bảy là: Nếu có bàn cãi nên thêm bớt như thế nào thì phải nói trước khi lập tờ giao ước, chưa bắt đầu vào việc, chứ nếu để sau mà nói đi nói lại, thì sinh nhiều khó khăn lớn. Chứng cớ rất nhiều, không thể kể hết. Nay tôi xin tạm kể một việc để xem.
______________________________________
*. Nguyên văn chữ Hán: Hv 189/3 tờ 1 - 73
    Hv 634/4 tờ 51 - 72
    Bài này được viết trong lúc Nguyễn Trường Tộ đang ở Pháp với Giám mục Hậu (Gauthier). Giám mục Hậu đã thỏa thuận được với một Công ty khai mỏ để giới thiệu với Triều đình Huế. Nguyễn Trường Tộ phân tách lợi hại về các khoản trong hợp đồng để Triều đình lựa chọn.

1. Mỗi kỷ 12 năm.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #115 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2010, 06:10:58 pm »


Nước họ có một hội khai cảng ở Biển Đỏ. Năm trước vua nước Ai Cập cho không hội ấy một khoảnh đất cát hoang mà không nói rõ sau phải trả lại. Đến nay nước Ai Cập thấy họ kiếm được nhiều lời, muốn đòi đất lại. Vua Pháp liền nói: Nếu muốn lấy lại thì phải bồi phí tổn 9.000.000 quan. Đây là cái hại do lúc đầu thương lượng không nói rõ.

Nay hội ấy xin lấy chín phần, có vẻ quá nặng. Tôi đã nhiều cách tìm hỏi các hội, về việc mấy lâu nay chia lợi như thế nào, thì không kể người trong hội hay ngoài hội, đều không chịu nói rõ. Tôi thiết nghĩ rằng tuy là người ngoài hội, nhưng đã từng làm việc cho nước ngoài nhiều như hiện nay người nước Nhật Bản cũng mời họ đến mở xưởng đóng thuyền, theo những phương pháp mới. Trung Quốc, Xiêm La, Miến Điện cũng vậy. Nay một khi ta hỏi đến họ, ắt họ dự đoán sau này sẽ có đường lối như các nước kia, nên không chỉ đường, để nhân chỗ lầm của ta mà thi kế bí mật kiếm lợi. Sở dĩ tất cả mọi người của họ đều không chịu nói rõ, có lẽ là vì thế. Nếu không thế, thì phương Tây ba bốn trăm năm lại đây đã từng cùng các nước khai rnỏ, rất là nhiều, chả lẽ không có một hội nào lập điều lệ phân minh, chỉ đợi đến khi có vàng bạc rồi mới tha hồ xâu xé như bọn quỷ giành thức ăn dưới hội Vu Lan1 ư? Mới đây có một người trong hội ấy, khi mới gặp giám mục, liền nói hội chúng hiện có bản in điều lệ cũ, hôm sau sẽ đưa cho xem. Hôm sau có hai người đến, đưa một miếng giấy viết; giám mục không nhận. Chúng lại trở về. Vài ngày sau lại đem đến một bản giấy viết, giám mục theo trong giấy dịch ra như thế. Giám mục không dám hỏi kỹ, sợ sinh điều quan ngại gì khác. Xem qua bọn chúng thì hình như có điều gì muốn giấu giếm. Tôi không biết rõ điều lệ của chúng. Mà nay tranh luận khinh trọng với hội chúng, đã không có quyền, lại nói mồm, không bằng cứ sợ chúng hiểu được ý tò mò của tôi, rồi sau này có cùng đi với chúng, chúng sẽ để ý che giấu, thì trong chỗ vô tình, khó mà dò được lòng kín của chúng. Tôi sở dĩ không dám hỏi kỹ chúng, chính vì lẽ đó. Cho nên phải đợi Triều đình cứ theo từng điều khoản mà hỏi chúng mới được.

Nhưng có một điều có thể ổn thỏa được là hội chúng đã nói rõ trước rằng: Đến khi tìm được mỏ rồi thì do ta tự liệu lý lấy cũng được. Nếu tìm không được thì họ về không, ta không tốn kém gì, lại như tìm được mỏ, thì không kỳ ta khai hay họ khai, cũng không trừ công phí ban đầu, chỉ tính từ khi khai quật về sau mà thôi. Như thế thì trước khi chưa tìm được, phải lập rõ hai bản giao ước. Như tìm được mà hội ấy tự liệu biện lấy thì cứ theo giao ước này. Nếu Triều đình ta tự biện thì theo giao ước kia, như thế mới phải. Vì trong lúc dò tìm cũng phải hai ba năm mới xong việc. Lúc bấy giờ nếu ta có người để tâm kín đáo cùng đi với họ cũng có thể xem xét dần dần mà phân biệt chọn lấy, tưởng cũng không đến hỏng việc. Nếu tìm không được mà về không thì ta chỉ mất công giúp đỡ mà thôi, dầu có tổn phí ít nhiều cũng vui lòng. Nhưng không tìm thì thôi chứ đã tìm thì tìm kỹ, tìm khắp, như thế thường thường tìm mỏ này lại gặp mỏ khác, như ở phương Tây phần nhiều người ta tìm mỏ than mà được bạc, tìm đồng lại được vàng. Vì mạch lạc các mỏ thường liên lạc với nhau, gần gũi nhau, cho nên chưa bao giờ có chuyện tìm mà không được cái gì cả. Như thế thì dù họ không vừa lòng, nhưng ta cũng nhân đó mà biết hết mạch đất để tìm vật dùng khác, món lợi khác.

Tám điều trên đây là theo trong tờ của hội ấy trình bày ra. Cách thứ nhất là mọi công việc đều do họ liệu lý, ta lấy một phần, cách này suy ra có những trở ngại về sau như thế đấy.

Nếu mọi việc đều do Triều đình trù liệu lấy, họ ăn một phần, trừ những chi phí công lao khó nhọc của người mình ra, thì các tờ bẩm trước đã nói rõ. Nay không nói lại nữa. Chỉ nói ta chịu thiệt với họ thì có ba điều:
_______________________________________
1. Tức là hội rằm tháng bảy, cũng gọi là Tết Trung Nguyên.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #116 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2010, 06:19:53 pm »


Một là công tác phục dịch và chi phí của người nước ta đều theo lối tiết kiệm, còn họ thì tiêu dùng quá xa phí, ta cũng khó ngăn cản. Tục ngữ nói rằng: “Giữ núi ăn núi” đấy là thường tình không tránh khỏi được. Nay ta trừ tiền công cho họ rồi mới chia lời. Nếu họ có bụng hiểm, chỗ không cần dùng nhiều công nhân Tây, họ cũng phái đến nhiều người, ngồi mà chia lời, hoặc chỉ phái một hai người sành nghề rồi xen vào nhiều người thợ vụng rẻ công thì ta biết đâu mà xét hỏi, e không khỏi như tệ thổi sáo gian ư1? Đấy là một điều khoản khó xử. Vì thế cho nên phải hỏi họ trước, mỗi mỏ chỉ cần dùng một người sành nghề, còn mấy người làm phụ, phải chia thứ bậc mà trả lương. Đến sau người mình đã tự làm lấy được không cần bày vẽ thì nên đem những người công nhân Tây đi khai mỏ khác mới ổn.

Hai là: Mọi việc do ta tự liệu biện, họ chỉ bày vẽ mà thôi. Tất cả đồ dùng và tiền công đều lấy ở tiền lời hết. Cứ như khoản họ tự liệu biện mà lấy 9 phần thì công phu, sức lực của người mình giúp đỡ, giá cả không bằng họ, vậy trong số tiền lời, phần tiền công của người mình thì được ít. Khoản này mà ta lấy chín phần thì họ ăn tiền công trong số tiền lời lại nhiều, làm sao mà công bình được. Hay là chỉ trong hai khoản này, một bên thì chỉ vẽ phương pháp, một bên thì đốc suất công việc, bên ta thì thêm vào, bên họ thì bớt đi, sao cho tiền công hai bên bằng nhau, để ngấm ngầm đề phòng họ. Đến ngày sau ta tự liệu biện lấy thì dù họ có ăn tiền công nhiều, cũng không đến nỗi quá sai lệch.

Ba là: Họ chỉ nhọc mệt bảo ban buổi đầu vài năm mà thôi, tuy có khó nhọc nhưng cũng đã hưởng được nhiều rồi, đến sau ta dần dần có thể phụ việc hoặc tự làm lấy được, không phiền đến họ chỉ bảo, họ cũng ngồi không lấy tiền công. Hoặc gặp được mỏ lớn, họ cũng không dự vào công việc, mà họ cứ lấy một phần, mà lại lấy lâu dài e không khỏi nghiêng lệch ư? Khoản ấy bình tĩnh mà nói, thì họ tuy sau được thong thả nhưng trước phải vất vả, lại có tổn phí đi tìm lúc đầu. Tổn phí bỏ ra đi tìm đó cũng vừa đủ tiền vốn, thì về sau họ được hưởng lợi lâu dài cũng hợp lý. Chỉ có bên nặng bên nhẹ chưa ổn mà thôi. Trong điều ước thì ở khoản này nên chỉ rõ ba đoạn: đầu, giữa và cuối, lần lượt giảm bớt đi bao nhiêu phần, tưởng cũng hợp lý. Nhưng ở đoạn giữa khi đã được lợi lớn rồi, thì tổn phí lúc đầu đi tìm hết bao nhiêu, nên tính trả lại cho họ mới hợp tình lý.

Ba điều trên đây là chỉ chỗ thiên lệch trong ấy. Lấy hai đường so sánh mà xem, để tìm chỗ đúng thì hoặc giả bên họ đem người có tài ra chỉ vẽ, họ tự xuất tiền ra chi dùng, bên ta có người trước sau đốc suất, ta tự cấp phát lấy. Còn đồ khí dụng tốn bao nhiêu, hai bên chịu chung đến khi tính lời thì trong 10 phần ta lấy trước một phần thuê đất, còn lại 9 phần, lại chiết lấy trả tiền công cho những người làm lao động. Còn dư nữa thì chia cho đều, những người thầy thợ của họ thì ăn phần lời bên họ, quan viên ta thì có triều đình định liệu. Như thế thì dù tiền công họ cao, họ ăn dùng xa xỉ, ta cũng không thiệt hại gì, mà hai bên cũng khỏi hiềm về nhiều ít. Hay là mọi việc do ta tự liệu lấy họ chỉ có người làm thợ thầy. Trong 10 phần, họ chỉ ăn một phần mà thôi, không được ăn tiền công riêng nữa. Như thế có lẽ hợp lý hơn. Hai điều khoản ấy, chưa biết ý họ thế nào. Còn khoản thứ ba, cứ tháng cấp tiền lương thì kể cũng ổn, họ chẳng qua là người làm mướn mà thôi, không có quyền gì, muốn làm muốn thôi đều quyền ở ta. Khoản này, trong tờ bẩm trước ở Gia định, tôi đã nói rõ. Cũng như đoạn cuối trong bài Khai hoang từ đã bẩm dò thám trước để phân biệt lợi hại thì cũng một đường lối như vậy. Nguyên trước chúng tôi dò biết được rằng khai hoang cũng có lệ chia lời. Đấy là bọn Tây buôn ở Gia Định nói ra, mà không phải thiên lệch như kiểu ăn một phần hay ăn chín phần. Cho nên khi ở Kinh tôi bẩm về việc thuê thợ có 13 khoản khó, là muốn khỏi bị họ chiếm phần hơn. Nay ta ăn chín phần, thì mọi phí tổn về ta và cứ tháng cấp lương, tuy lúc đầu có nhiều điều khó như thế cũng còn hơn là ta chỉ ăn một phần. Nếu nay họ có thể thương thuyết lại được như thế nào, mà hai bên đều được phải chăng, thì lúc đầu họ chịu khó nhọc vỡ hoang, ta lấy cái dễ, hưởng cái kết quả, thì cũng được. Vì nếu không có họ dẫn đường chỉ lối ta càng khó thành công. Cho nên phải mượn tài trí nước ngoài. Họ đem trí tuệ nghiên cứu hàng trăm năm mà đổi lấy tiền bạc vứt bỏ của ta thì tưởng cũng đã rẻ rồi. Như thế thì ta lấy cái lợi tự nhiên không hết của ta mà đổi lấy cái khôn khéo tích lũy của họ, thì sao mà chả được? Nếu nay quả họ chịu thương lượng lại, để cho hai bên được quân bình, thì ta nên mở rộng hết cửa ngõ, để mau có lợi.

Ý kiến chúng tôi như thế, không biết phải chăng thế nào. Hoặc giả Triều đình còn có chỗ nào quan ngại, thì nên chia ra từng khoản hỏi họ, để họ thương lượng lại, nên hay không nên, hợp hay không hợp đều trình bày rõ, gửi đến, lúc đó ta lại xét liệu và quyết định, rồi báo tin cho họ lên Kinh thì mới thỏa đáng.

Lại xin thưa thêm, hiện nay tôi đã biết được giá cả của nhiều thứ, lúc về sẽ xin bẩm rõ để Triều đình biết. Chỉ mua một vài hạng giá rẻ, từ hai ba nghìn quan trở xuống đem về, còn nữa đợi khi nào có dùng vào khai mỏ, theo số gửi mua cũng được. Ứớc chừng vào khoảng thượng hạ tuần tháng bảy mới về. Khi về tới Gia Định, chưa biết phương tiện của giám mục đi đường thủy đường bộ như thế nào. Còn tôi thì xin đi đường bộ về Kinh bẩm qua. Lại khi đi ven dọc núi sông, hễ chỗ nào tình thế có mạch lạc, tôi sẽ ghi nhớ kỹ, đợi sau đến thẳng chỗ đó tìm kiếm, khỏi phải trông ngóng thêm phí thì giờ.

Đấy là tôi có ý nhất cử lưỡng tiện, không biết được chăng? Nếu cho là phải thì xin tư trước cho quan kinh lược ba tỉnh trong, bảo tôi về Triều lĩnh bằng đi trước. Lại xin tư sức trước cho khắp cả nước biết, hễ ai tìm được mỏ mới, báo lên thì thưởng cho trước, đến sau khai khẩn được nhiều, lại thưởng thêm nữa. Nếu tìm được thì cắm tiêu trước, đợi khi hội chúng đến nơi thuê họ phân biệt thử đã, rồi thương lượng với chúng để chia ít nhiều phần lợi. Còn chỗ nào không có hình tích gì rõ ràng, thì cứ để mặc cho chúng đi tìm.

Lại xin tư cho các mỏ ở Tuyên Quang, Hưng Hóa, chọn lấy mỗi nơi một bao đất, hoặc có đá vôi, cũng nên đệ về, để đợi ngày sau thí nghiệm. Lại như các sự thế riêng, giám mục cũng đã nói với các quan to của họ, xem ngụ ý họ còn úp mở không nhất định, hình như họ cũng chưa chịu. Xin Triều đình xét kỹ và giao dịch cẩn thận đề phòng biến cố khác. Hơn nữa ta với họ đều có một bộ tim ruột riêng, khó bề giúp đỡ nhau, chỉ có thể tung hoành mới xong việc được.

Kính bẩm lục bộ đường đại thần đại nhân soi xét.
_______________________________________
1. Do tích đời xưa ở Trung Quốc có một ông vua thích nghe thổi sáo thuê 300 người thổi sáo cùng một lúc. Do đó khi thổi có nhiều người thổi hay nhưng cũng có một số người thổi dở thậm chí có người không biết thổi cũng trà trộn vào kiếm ăn, không thể phân biệt được.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #117 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2010, 06:23:32 pm »


DI THẢO SỐ 27

Tám việc cần làm gấp

(Tế cấp bát điều) *

(Ngày 20 tháng 10 năm Tự Đức 20, tức ngày 15 tháng 11 năm 1867)    

Tôi Nguyễn Trường Tộ xin đem những điều tạm thời cần phải làm để giải quyết những việc khẩn cấp thưa rõ như sau:

Trộm nghĩ đến cái thế lớn trong thiên hạ cũng giống như con người ta vậy. Con người từ thuở nhỏ rồi đến tuổi thiếu niên, tráng niên đến già lão kể là một đời. Phàm những việc làm lúc nhỏ, đến lúc thiếu niên mới biết những việc làm ấy là đáng buồn cười. Những việc làm trong lúc thiếu niên, đến tuổi tráng niên mới biết đã có nhiều lầm lạc. Duy những việc làm trong thời tráng niên mới là những việc làm định đoạt sự được mất. Nếu những việc làm ấy thành đạt được, mới có thể xóa bỏ những lỗi lầm trong thời thơ ấu và để lại hiệu dụng cho lúc tuổi già. Như thế mới làm tròn bổn phận con người.

Vận hội trong thiên hạ cũng thế. Những việc làm thời xưa chỉ đủ đem lại những nhu cầu cần thiết cho nhân loại, nhưng chưa đủ tập họp để làm nên công dụng hay ho gì. Những việc sửa sang giúp đời trị thế, cũng chẳng qua thời thế lúc bấy giờ phải làm như vậy, mới đủ dùng được như vậy mà thôi. Nhưng đến đời sau xem lại, những việc làm ấy không khác nào trò nghịch đất khi còn bé.

Người thời nay phần nhiều không hiểu được sự thế xưa nay dời đổi ra sao, cứ ca tụng thời xưa, cho rằng đời sau không thể nào bằng được. Làm việc gì họ cũng đều muốn đi ngược lại theo xưa. Bọn Tống Nho sỡ dĩ làm hại đất nước, làm đất nước hèn yếu không phát đạt đều do tư tưởng này mà ra cả.

Đem thế hệ ra mà bàn, chắc con cháu không được chê bai ông cha mà phải đem những việc làm của tiền nhân ra ca ngợi. Điều đó về lý thì cũng đúng. Nhưng nếu bàn về việc phải làm thức thời, mà bảo rằng tổ tiên xưa nghèo nay ta cũng phải nghèo không được bắt chước kinh doanh làm ăn, tổ tiên xưa là thường dân, nay ta cũng phải làm người dân thường, không được học hành để mưu cầu quan chức. Thế chẳng đáng buồn cười lắm sao? Người xưa làm cung tên để chống giặc, sử dụng giỏi có thể thắng. Nhưng nếu nay đem ra đối địch với đại pháo thì cung tên cũng chỉ là trò chơi con nít mà thôi. Cho dẫu có tài bắn hay cũng khó tránh khỏi thua bại. Suy một việc này, bao nhiêu việc khác cũng thế. Tại sao người thời nay cứ rảnh rang giảng giải luận bàn, bắt chước cái trò chơi trẻ con đó? Như thế có được gì chăng cũng chỉ là dùng tạm, ích gì cho tuổi trưởng thành và tuổi già được? Nước ta từ triều Lê trở về trước cũng như con người ở tuổi đồng niên vậy, từ Trần trở về trước như tuổi thiếu niên vậy, đến nay mới là tuổi cường tráng sức lực dồi dào, có cơ hội làm được nhiều việc. Thời đại nào có chế độ ấy. Con người sinh vào thời đại nào cũng chỉ đủ làm công việc của thời đại ấy mà thôi. Vậy thì người sinh vào thời xưa làm xong công việc của thời xưa. Rồi dần dần thời thế đổi dời, làm sao có thể mỗi mỗi ôm giữ phép xưa mãi được?

Con người ta ở tuổi ấu thơ suy nghĩ không quá khỏi cái sân nhà, dạo chơi không ra khỏi vườn nhà, chưa tính kế gì lâu dài, chưa mong cầu cái gì sâu sắc chưa ra khỏi xóm làng để dong ruổi bốn phương, đến lúc trưởng thành mới nghĩ đến chuyện rời nhà cửa mà dấn bước tang bồng. Thành hay bại là ở thời kỳ này vậy.
___________________________________
*. Bản Hán văn: Hv 189/2.
    Hv 634/2
    VHv 170
    Bản chụp của Tuần sau VĂN ĐÀN, do ông Phạm Đình Khiêm cung cấp cho chúng tôi.
    Tế cấp bát điều được viết trong lúc Nguyễn Trường Tộ đang ở Pháp.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #118 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2010, 06:25:52 pm »


Xét ra phong khí và vận hội trong thiên hạ, từ khi bắt đầu đến hồi kết cuộc, khác nào một đời người. Một nước ví với thiên hạ, cũng giống như một người. Từ xưa đến nay các nước không nước nào không như thế. Nói chung các nước nổi tiếng ở phương Đông như Trung Quốc, Mông Cổ, Ả Rập, Ba Tư tuy đã có lần quấy động xâm lấn các nước chung quanh nhưng cũng tựa hồ như những anh láng giềng đánh đấm lẫn nhau thôi chứ chưa có khả năng dọc ngang bốn bể như người phương Tây ngày nay. Châu Mỹ cũng thế, trước đây ba bốn trăm năm các bộ lạc sống rời rạc chưa thống thuộc nhau lại, đến khi bị người phương Tây đánh phá mới thức tỉnh, ngược xuôi chống trả, từ đó quen thạo chiến đấu, hăng hái khai thác, dần dần đến ngày nay thành lập quốc gia, kiến thiết đô thị, tất cả đều tự lập được. Họ đã đến lúc trưởng thành. Xem thế thì thời thế vận hội trong thiên hạ đã đến lúc tiến dần đến thời tráng thịnh, tung hoành bốn phương. Giả như có một nước nào ngày nay muốn đóng cửa không tiếp khách để hưởng yên vui một mình cũng không thể được. Bởi vì ta không đến người, người cũng sẽ đến ta. Nếu ta không thể chận bước người tiến tới thì chính ta cũng phải cất bước tiến lên để làm cân bằng cái lễ qua lại với nhau. Không thế, người đến ta ắt sẽ yêu sách một số lễ vật đem về, mà ta thì không thể đến người để uống một chén rượu đáp lễ. Thế chẳng phải là bị khách lấn áp chủ sao? Ví như những bọn cướp nếu bọn này không thể kêu gọi bè đảng đến đánh bọn kia, thì chắc chắn bọn kia sẽ dẫn đồng bọn đến đánh bọn này. Đó là thế tất nhiên. Chỉ khi nào bọn này có thể sang đánh được bọn kia, thì mới khỏi bị bọn kia đến đánh mình. Chỉ vì nay ta không thể phát huy vũ lực ra các nước chung quanh, nên mới bị các nước mang binh đến ta. Dù ta không chủ tâm đánh ai, nhưng cũng phải sửa sang biên thùy, siết chặt hàng ngũ trong nước, để có một lực lượng có thể đánh được người ta, nhưng chỉ chờ ai đến thì đánh mà thôi. Như vậy mới khỏi hoạn nạn.

Hiện nay chúng kết bè nhau sang đây, mở đường mà đến ngày một thêm nhiều. Người Anh đã xin nhà Thanh cho lập một quân cảng ở Quỳnh Châu là ý muốn gì? Y Pha Nho còn hậm hực chuyện cũ, chưa thôi dòm ngó. Tướng Pháp thì thường hỏi những người đi thuyền từ Bắc vào Gia Định xem động tĩnh của vua ta ra sao? Đã lập người kế vị chưa? Câu hỏi ấy có thâm ý chớ không phải không lý do, cũng chẳng phải cảm tình chân thật tốt đẹp gì cả. Nay họ lại thấy người Anh áp sát đường phía Bắc nước ta. Như vậy nước ta chẳng khác nào mảnh đất Kinh Châu đang nằm trong cái thế tương tranh. Cho nên họ không khỏi có âm mưu như Khổng Minh đối với Tam Quận xưa kia vậy. Dù tạm thời có hòa ước cũng không thể trông cậy lâu dài được. Hơn nữa họ chưa một ngày nào bỏ quên con đường Vân Nam - Tây Tạng. Còn các binh thuyền của họ ở phương Đông thì lần lượt kéo về Gia Định để chiếm giữ thế trọng yếu. Họ sẽ làm gì đây? Điều đó cũng có thể đoán biết trước được, như tôi đã từng trình bày trong bài Lục lợi từ năm trước. Lại như trong nước ta, từ Quảng Nam trở ra phần nhiều có những bọn bất mãn lần lượt trốn vào Nam có ý muốn được giúp binh mã để âm mưu phế lập như Thạch Kính Đường đời Hậu Tấn. Ta đã có những chỗ sơ hở có thể xen vào, còn người Pháp thì từ lâu lo sợ cái thế lực lớn mạnh của người Anh ở phương Đông. Nay lại thấy người Anh sắp ra tay, họ sợ bị người Anh đoạt mất. Âm mưu của họ, như tôi đã nói trong tờ trình trước, là sẽ thi hành 5 kế độc (1. Giúp bọn làm loạn chia cắt nước ta. 2. Giả hòa ước rồi đánh ta bất thình lình. 3. Lập ngôi soán vị rồi chuyên quyền. 4. Mượn đường diệt giặc. 5. Lấy êm bằng cách hối lộ). Ta phải gấp rút đối phó. Ngày xưa người Anh lấy Ấn Độ và Hạ Châu (bán đảo Mã Lai) như thế nào thì ngày nay đối với ta, người Pháp cũng bắt chước như thế. Hãy thử xem mới trong vòng 6 năm, chân đứng chưa vững mà họ đã lấy được 6 tỉnh mau lẹ như vậy, thì sau mười năm dồn lại sẽ như thế nào đây? Đó là nói về chuyện cấp bách ở nước ta, nếu đem tình hình phương Đông ra mà bàn thì người phương Tây đều cho rằng bất quá 50 năm nữa chắc chắn phải thay cũ đổi mới. Giả sử có một vài nước ngoan cố cứ muốn nằm dài ngủ mãi chắc chắn cũng sẽ bị họ quất roi cho thức dậy để sai bảo. Như năm xứ Ấn Độ là một bằng chứng.

Trong tờ nghị hòa năm trước tôi đã nói rằng người Nga từ Đông Bắc tiến về Đông Nam, Anh Pháp thì do Tây Nam tiến về Đông Bắc chúng đã bao trọn phương Đông rồi, giờ đây sẽ cùng nhau tóm lấy. Nay kênh đào Xu Ách của Ai Cập hoàn thành, các nước phương Tây vừa mới hưng thịnh chắc chắn sẽ sửa soạn tay chân, nối gót đàn anh, mà quấy động can qua. Như thế liệu phương Đông có thể an nhiên vô sự được không? Nay bọn họ lại muốn họp nhau làm con đường phía Đông, từ phương Tây thẳng đến Quảng Đông. Người Pháp nay muốn đặt đường dây điện tín dưới biển từ Quảng Đông đến Cần Giờ, rồi từ đó qua Hạ Châu đến Tích Lan rồi tiếp tục nối liền đến phương Tây (Hiện đã có đường điện tín từ Tích Lan sang Tây). Người Nga đã có đường điện tín từ thủ đô vượt Trường thành ở phía Đông vào Bắc Kinh. Như vậy phương Đông có cử động gì không đầy một ngày người phương Tây đều biết hết để bàn tính với nhau. Lại như các đảo lớn thuộc phía Bắc nước Nhật và Mông Cổ, Ngoại Minh giáp với Triều Tiên đều đã nhập hết vào bản đồ nước Nga. Người Nga còn toan mở xa lộ bọc ra ngoài phía Đông Bắc sông Hắc Long, đóng thuyền duyệt binh tính muốn cùng Anh Pháp thả câu đánh lưới các nước trong vùng biển Đông để chia nhau vơ vét hết lợi lộc. Người Pháp còn đang tính ngược sông Cửu Long chiếm Tây Tạng rồi sau đó phía Đông sẽ xuôi dòng sông Kim Sa xuống Tứ Xuyên vào giữa lòng Trung Quốc, phía Bắc sẽ dùng kỵ binh vượt Thanh Hải men theo phía Bắc Âm Sơn chiếm vùng thượng lưu sông Hoàng, từ phía Tây sẽ theo dòng Sở Hà vượt Nộ Giang đổ xuống, cướp lấy chặn đường phía trên của Miến Điện, rồi sang sông Tạng dòm ngó Mạnh Lạp Gia. Bởi vì con đường Tây Tạng bao gồm các vùng thượng du của phương Đông, nơi phát nguyên của những núi to sông lớn. Chiếm được nơi đây thì phía Đông có thể nắm đầu Trung Quốc, phía Tây thúc lưng năm xứ Ấn Độ, phía bắc trói tay các rợ Hung Nô, còn mặt Nam thì Miến Điện, Xiêm La và nước ta đều là cửa ngõ ra vào. Như vậy liệu có thể cự tuyệt không cho họ mượn đường ra vào được chăng?
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #119 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2010, 06:27:43 pm »


Về đường thủy, người Pháp tuy không giỏi bằng người Anh, nhưng đường bộ họ chẳng thua gì người Y Pha Nho đối với các nước Nam Mỹ. Cho nên họ đã biết rõ con đường mặt sau nước ta có hai dải núi lớn, từ núi Côn Luân chạy xuống, bao hai mặt Đông và Tây của dòng Cửu Long. Nước ta trở thành bình phong phía Đông, Xiêm La là thành lũy phía Tây. Cả hai đều có thể mượn để sử dụng làm căn cứ sào huyệt. Bởi hình thế hiểm yếu trong thiên hạ, chưa có nơi nào hơn đây. Hơn nữa hai dãy núi chạy từ Bắc thấp dần về phía Nam (Phàm các dãy núi nào chạy dài về Nam phần nhiều đều có khoáng sản) có nhiều nguồn lợi lâm sản và khoáng sản nhất phương Đông, đủ cung ứng kinh phí cho họ hưởng dụng. Cho nên vừa mới đến Gia Định, ngồi chưa yên chỗ, họ đã mưu tính ngay. Thực ra họ đã ôm ấp trong lòng từ trước khi đến đây, nên mới hành động mau lẹ như vậy. Còn nước Xiêm tuy đã hòa hiếu với Anh Pháp, nhưng vốn là nước giàu có mà kém trí lực, nên hai nước vẫn luôn luôn rình cơ hội phỗng tay trên. Người Anh thì muốn chiếm trọn phía Tây để cho năm xứ Ấn Độ ở phương Đông được mạnh thêm nên mới đào kênh Ma Lục Giáp để thông qua Vọng Các. Người Pháp muốn thu trọn phía Đông, hợp với nước ta làm cửa ngõ, để củng cố căn cứ ở Tây Tạng, Vân Nam. Vì vậy mà họ hết sức bảo hộ vua Miên, để có thể thông với biên thùy phía Đông của Xiêm. Thế mà người Xiêm có mắt như mù chẳng rõ mối manh, tự cho là yên ổn có thể phó thác trọn đời cho hai nước. Mặc dầu chúng cũng có chút ít lo lắng, như cho người sang du học phương Tây, và mở các lãnh sự quán ở các thương cảng lớn (như Hương Cảng, Thượng Hải, Ba Lê Tư, Lông Đôn). Nhưng người Tây cho người Xiêm thiếu thông minh, chắc chắn không thể tiến bộ lâu dài được. Chẳng qua cũng chỉ là bắt chước học đòi như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ mà thôi. Nước Xiêm nay tuy muốn bỏ cũ theo mới, nhưng chính việc đó cho thấy cái quê mùa ngu ngốc của chúng. Chúng vốn muốn học cái thuật tung hoành để củng cố thế lực, nhưng chúng có biết đâu rằng hai tên chúa cướp kia mừng thầm, vì tài chủ của bọn họ đóng cửa cài then, là giữ của giùm cho bọn họ. Cho nên hai nước ấy vui mừng thấy nước Xiêm như món đồ trong túi, không sớm thì muộn cũng lấy được thôi. Nếu không ai ôm trọn vào một tay mình thì lấy dải Mê Nam cắt chia đôi cho nhau. Ý nghĩ của bọn họ đã định như vậy. Còn bốn nước lớn thuộc vùng Tây Vực như Ba Tư, A Phú Hãn, Ti Lộ Chi, Ả Rập thì Ả Rập tuy là con đường qua lại, nhưng đất xấu dân nghèo, lại quen tính cướp bóc khó thuần dưỡng, hơn nữa nghe đến đạo Hồi là người ta không dám gần gũi. Cho nên từ lâu người phương Tây chán bỏ, chẳng qua chỉ dùng nó làm con đường tiếp viện cho đường phía Đông mà thôi.

Còn ba nước kia như Ba Tư v.v... xưa nay vốn là bãi chiến trường, nay đã kề sát phía Nam nước Nga. Người Nga mới từ Lý Hải (biển Caspienne) đóng thuyền tập binh để thọc vào phía Bắc Ba Tư, lại từ sông A Mẫu (Amou-Daria) đào đường ăn thông với phía Tây núi Thông Lĩnh (Himalaya), phía Tây thì cướp lấy mặt Đông của biển Đỏ dùng làm cái ao của phía Nam. Như vậy ba nước này chẳng khác nào Tam Xuyên của Tần ngày xưa, nó như cái bờ ao của nước Nga vậy. Anh Pháp cũng khó đóng vai như Tề Sở mà tranh lấy đất Trung Sơn của Tấn. Đó là do ở địa thế xa gần mà ra.

Ấn Độ đã thuộc Anh không phải bàn nữa. Miến Điện và Xiêm La là thân cá chậu. Còn lại nước ta và Nhật Bản coi như đô thị lớn của vùng Biển Đông, Triều Tiên bên cạnh như một cái phố nhỏ chỉ đủ cho bọn chúng điểm tâm buổi sáng, chẳng quan trọng gì. Nhật Bản tuy cứng mạnh hung hãn, nhưng các tiểu hầu phân chiếm từng mảnh ý chí sức lực không đều nhau, trở ngại cho việc tiếp ứng. Hơn nữa nước này bốn mặt bể bao bọc, chẳng có hàng xóm láng giềng với ai, rốt cuộc cũng khó tranh hơn với ba bốn địch thủ lớn, chuyên vẫy vùng trên biển. Mới đây Hợp Chủng Quốc lại mở đường xe lửa qua phía Tây Kim Sơn (San Francisco), thuyền bè của họ phần nhiều tụ tập về đây. Họ còn tính đào một con kênh tại eo đất nước Mễ Tây Cơ để thông ra Thái Bình Dương. Vì nước này giàu có nhất thiên hạ mà trong 80 năm trở lại đây các nước Nga Anh Pháp không dám xem thường. Sức mạnh của nước này chưa nước nào hơn được. Nay người Nga lại bán cho họ một phần đất phía Bắc. Mễ Tây Cơ lại phụ họa theo ở phía Nam thì nghiễm nhiên đã trở thành một địch thủ to lớn. Hợp Chủng Quốc xưa nay đối với thế giới có tiếng là “Ông già hòa bình” nhưng nay họ đã bỏ đường lối ấy. Họ lại thấy Nga và Pháp sắp rửa áo giáp ở Thái Bình Dương thì lý nào họ lại ngồi yên để xem miếng mồi ấy lọt vào tay ai. Chắc chắn họ cũng sẽ hươi gươm vác súng vào cái chợ lớn Trung Quốc mà đánh chén với các nước phương Tây. Còn nước ta và Nhật Bản như là hai con đường lớn của hai đầu chợ ấy, chắc chắn sẽ là nơi bọn chúng buông gánh nghỉ vai. Điều đó sớm muộn sẽ xảy ra không sao tránh khỏi.

Nhật Bản và Trung Quốc dần dần đã rõ cơ hội đó, nên Nhật Bản đã cho nhiều người sang các nước phương Tây du học, đồng thời để dò xét tình hình. Hiện có một hoàng tử và 35 người cùng đi với một linh mục mới đến Ba Lê và đã thiết lập ở đó một Đại học xá để phái người sang học. Nhà Thanh Trung Quốc trước đây có mời hai người Pháp ở Gia Định sang làm việc tại Thượng Hải (trong lúc chúng tôi đi Pháp). Nay họ lại đặt một viên quan tại thành Ba Lê (Giám mục Hậu có tiếp chuyện với viên quan này) để trông coi việc mua và chuyên chở máy móc về nước. Viên quan này được Triều đình nhà Thanh cấp lương mỗi năm 15 vạn quan (Viên quan này nay đã về Bắc Kinh). Họ còn mời người phương Tây đến thiết lập một xưởng máy lớn tại tỉnh Giang Tô. Thanh triều xuất cho những người này 25 triệu quan tự do sử dụng, lại mời các học giả phương Tây đến Bắc Kinh, như việc Khang Hy ngày xưa dạy các môn thiên văn, địa lý, cách trí v.v... và cho tranh luận so tài với các văn thân Trung Quốc. Vua Thanh hiện có ra một đạo dụ rằng: “Nhiều văn nho cho việc học người nước ngoài là sỉ nhục. Còn theo trẫm thì không bằng người ta mới là nhục. Nếu học người mà bằng được người mới tỏ ra mình cũng có tài không thua gì người, khiến người không dám xem khinh mình, như thế có gì là nhục? Nếu không học kẻ dưới để cho người ta mãi mãi đem tài trí kiêu ngạo mình, thử hỏi đàng nào xấu hổ hơn!”. Trong đạo dụ ấy có dẫn rất nhiều sự lý để khuyên răn, chỉ tóm tắt đại yếu như vậy.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM