Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:19:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguyễn Trường Tộ - Con người và di thảo  (Đọc 145730 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #240 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2011, 09:49:09 pm »


*

Năm 1867 (Tức năm Tự Đức thứ 20), tháng 6, tiên sinh nhận được bản văn chiếu hội của Thương Bạc như sau:

Đại Nam quản lý Thương Bạc sự vụ đại thần Phan làm tờ chiếu hội như sau:

Nay tiếp hai bản tư văn của giám mục, một bản phúc trình của phái viên, một tập bẩm văn của giáo sĩ, bản chức và các vị chính khanh trong các Bộ đồng duyệt đã rõ biết đầy đủ.

Việc giám mục và các giáo sĩ tự xin đi Pháp là vốn muốn ra sức giúp Triều đình, chứ không phải để chỉ tìm người, tìm dụng cụ dùng cho việc công mà thôi. Các vị còn muốn làm sao cho hai nước qua lại với nhau, hai bên cùng có lợi, đem tình hòa mục đối đãi nhau. Như thế thật là ý tốt.

Nhưng mới đây nguyên soái Gia Định đem binh ép lấy ba tỉnh Long, Giang, Hà. Bản quốc đem thành tín ra đối xử chứ không tương tranh. Thế mà soái phủ nay đã không giữ lời giao ước. Như vậy là cái tình chiếu cố đã khác trước rồi.

Lại nghĩ chuyến đi này giám mục giáo sĩ đã cực nhọc mà nếu tấm lòng tốt ban đầu trở thành không toại nguyện thì thật lấy làm tiếc. Vì vậy nay vội thông đạt đầy đủ mong quý vị rõ và nên như thế nào xin quý vị tùy nghi trù liệu ngõ hầu mọi sự đều tốt đẹp. Bản chức rất mong mỏi.

Còn việc mướn người khai hoang, nếu thấy có người quả thật vì đời hiển danh, dạy vẽ cho các phương pháp khai thác mỏ và chế tạo dụng cụ mà tiền thuê vừa phải, không yêu sách thái quá, nên lượng thuê một vài người thôi, không nên mang nhân công theo về cho tổn phí nhiều. Đồng thời người ấy cũng phải là người đáng tin cậy, chắc chắn không có ý riêng tráo trở. Về sau hoặc mướn hoặc thôi không mướn nữa là do bản quốc quyết định có được chăng, không được sinh chuyện lôi thôi. Nay giám mục giáo sĩ nên tự liệu thuê mướn, bảo đảm không có gì đáng ngại mới được. Nếu không được như vậy, xin hãy đình hoãn khoản này.

Về bàn máy in ảnh thì không cần thiết lắm, để thong thả sẽ mua sau. Ngoài ra tất cả máy móc, thứ nào có thực dụng cần thiết mà giá rẻ như máy điện báo trị giá bảy, tám trăm quan chẳng hạn, giám mục giáo sĩ nên cùng phái viên xem xét chọn mua một hai cái. Các bộ sách Pháp nên giao giáo sĩ kiểm xem rõ ràng, sách nào thích dụng mà chưa mua, nên lựa mua ít nhiều.

Về giá thuê mướn, giá hàng hóa v.v... cũng nên đăng ký sơ lược để tiện cho những lần sau. Như vậy mới khỏi đi không rồi lại về không. Còn vật hạng mua được, nên tùy tiện thuê chở về để mau tiện thanh toán một lần luôn. Linh mục Điều cũng phải về cùng một thể, không nên lưu lại chờ đợi làm gì.

Về phần giáo sĩ, khi về nước đi đường bộ để quan sát các mạch núi thì đợi đến Bình Thuận sẽ cấp trạm dịch. Ngoài ra giám mục và các phái viên muốn đi đường thủy hay đường bộ tùy tiện.

Nay làm chiếu hội này cho giám mục Ngô, giáo sĩ Nguyễn Trường Tộ, phái viên Trần Văn Đạo, Nguyễn Tăng Doãn đồng chiếu.

Ngày 22 tháng 6 năm Tự Đức thứ 20.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #241 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2011, 09:50:04 pm »


Tháng 9 năm ấy lại tiếp chiếu hội của Thương Bạc như sau:

Đại Nam quản lý Thương Bạc sự vụ đại thần làm tờ chiếu hội như sau:

Nay tiếp được một tờ phúc văn, một tờ hóa đơn và bản sao hai phúc văn kỳ trước, bản chức đã cùng các vị chính khanh trong các Bộ duyệt xong đã rõ.

Theo phúc văn nói đã gởi phúc văn hai lần và được gần năm tháng rồi chưa thấy hồi âm. Hai phúc văn đó, một nói về việc đã tìm được người làm việc mong trên quyết định, một nói về việc đã chọn mua các loại máy móc. Bản chức đã duyệt xét xong và theo thứ tự gởi phúc văn trả lời, gởi qua soái phủ Gia Định nhờ chuyển lại. Nay theo bản sao hai phúc văn này thì sự việc cũng giống nhau, nên không phải nói lại nữa. Duy trong đó có một tờ nói về việc đã chọn được hai linh mục giỏi về hóa học, vật lý và các môn thiên văn địa lý. Các vị này đều là người dưới quyền của giám mục đang chờ để cùng về Kinh đô. Hai linh mục này đều là người trong Giáo hội, rất đồng tâm đồng chí với giám mục, không phải như người trong các hội hè khác. Vậy cứ giao cho các vị ấy tùy theo nghề mà dạy, tưởng cũng có ích cho thực dụng. Khi giám mục về nên đem hai vị linh mục cùng về thì tốt. Còn ba người về binh bị, tơ sợi, đốt đèn, tưởng chưa cần thiết lắm, xin đừng mướn. Về khoản sách vở, dụng cụ đã mua xong, theo đơn mua nói cũng khá đủ dùng, vậy hãy thuê chở về, ngoài ra không nên mua thêm gì khác. Sau này nếu cần gì sẽ nhờ riêng giám mục gởi mua cũng tiện.

Lại nữa phúc văn lần này có nói hai phái viên là bọn Trần Văn Đạo không chịu được lạnh mùa đông nên bệnh. Giám mục nên thu xếp cho họ về trước để khỏi bị lạnh gắt vào giữa mùa đông năm nay. Về phần giám mục và giáo sĩ cũng nên sắp đặt xong mà về cho khỏe.

Nay làm tờ chiếu hội này gởi kèm cùng hai bản sao phúc đáp kỳ trước để được rõ và thi hành.

Chiếu hội này kính gởi Giám mục Ngô, giáo sĩ Nguyễn Trường Tộ và phái viên Trần Văn Đạo, Nguyễn Tăng Doãn chiếu thi hành.

Ngày 20 tháng 9 năm Tự Đức thứ 20.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #242 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2011, 10:03:40 pm »


Năm 1868 (tức năm Tự Đức thứ 21), tháng 2, tiên sinh lại được phái đi Pháp công cán cùng với Nguyễn Hoằng. Mỗi người được đặc biệt cấp mười lạng bạc để về Nghệ An thăm nhà. Bộ Lễ làm bằng cấp như sau:

Nay làm bằng cấp:

Nay căn cứ theo lời bẩm của giáo sĩ Nguyễn Trường Tộ và thông ngôn Nguyễn Hoằng nói lần này vâng phái đi Tây nhưng đều còn có mẹ già kính xin cấp cho trạm dịch và mỗi người một cái cáng, ngày mai cùng về quê thăm một tuần nhật xong sẽ trở lại Kinh đô chờ phái đi. Bộ đã tâu và được phê chuẩn. Lại được châu phê như sau: “Ban cho mỗi người mười lạng bạc để phụng dưỡng. Khâm thử”.

Vậy khi được cấp bằng này cùng với tiền do ty của Bộ đệ cấp mỗi người mười lạng thì phải tuân phụng chiếu nhận. Lần này về thăm chỉ một tuần nhật phải về Kinh ngay không được kéo dài.

Nay lập bằng cấp này cấp cho Nguyễn Trường Tộ để căn cứ.

Ngày 19 tháng 2 năm Tự Đức thứ 21.



Sau vì bệnh cũ tái phát, tiên sinh phải ở lại quê nhà điều trị. Bộ Lễ làm bằng cấp như sau:

Nay làm bằng cấp:

Nay giáo sĩ Nguyễn Trường Tộ về Kinh đô, bệnh cũ lại tái phát. Khâm phụng cho cấp phí và trạm dịch về Nghệ An điều trị. Vậy nay làm bằng cấp này hãy nhận năm lạng bạc làm tiền lộ phí về quê dưỡng bệnh.

Nay lập bằng cấp này cấp cho Nguyễn Trường Tộ để căn cứ.

Ngày 26 tháng 3 năm Tự Đức thứ 21.



Năm 1870 (tức năm Tự Đức 23), quan tỉnh vâng lệnh Bộ Lễ sức tiên sinh về Kinh đô để dẫn học sinh qua Tây lưu học. Hộ lý tổng đốc quan phòng An Tĩnh Tôn Thất sao lục tờ sức như sau:

Nay sức hỏa tốc.

Hôm nay vừa tiếp được tư văn hỏa tốc của Bộ Lễ nói Tứ Dịch Quán ở Kinh đô cần người thông dịch, vậy nên phái người qua các nước phương Tây học ngôn ngữ. Xét giáo sĩ là người mẫn cán đã từng đi Tây, quen thuộc phong tục các nước, hãy cấp trạm dịch sức gọi về Kinh đô gấp chờ ở Bộ để chuẩn bị dẫn học sinh qua Tây lưu học. Đồng thời sức bảo sửa sang hành lý gấp về tỉnh lãnh bằng rồi lên đường. Nhưng ngày nào có thể đi được hãy biên giao cho người đưa trát này đem về phúc cho biết trước,

Nay làm tờ sức hỏa tốc này cấp báo cho Nguyễn Trường Tộ để căn cứ.

Giờ Ngọ ngày 11 tháng 12 năm Tự Đức thứ 23.



Sau vì bệnh cũ mỗi ngày một nặng, tiên sinh cố sức khước từ, Nguyễn Điều mới được phái đi thay.

Năm 1871 (tức năm Tự Đức thứ 24), bệnh của tiên sinh ngày một tăng đến ngày 10 tháng 10 âm lịch thì mất. Bấy giờ tiên sinh được 41 tuổi.

Tương truyền tiên sinh rất thích thịt dê. Trước đó bốn, năm ngày có người tặng tiên sinh một con dê non, liền sai làm thịt. Trước khi ăn, tiên sinh hỏi đã dọn dâng mẹ già chưa? Rồi nhân đó căn dặn học trò rằng: “Sự nghiệp con người ta trước hết phải có hiếu đễ. Tuy chuyện ăn uống nhỏ nhen cũng không được coi thường”.

Bệnh của tiên sinh có người bảo là ung thư ruột, có người bảo là chứng tụ máu. Trong bụng có một cục gì nho nhỏ chạy qua chạy lại. Sau khi tiên sinh mất, các bạn bè đến viếng, có người hiểu tâm sự của tiên sinh nhất đã than rằng: “Học thức như thế, hoài bão như thế, mà chẳng thi thố được một điều gì để rồi cuối cùng mang bệnh mà chết. Thương thay!” Rồi người nhà thấy trên tấm đắp có dấu máu rướm, mở ra xem, đó là khối trong bụng đã vỡ phun máu ra. Mộ tiên sinh được lập ở xứ Đá Mài làng Bùi Chu, tục gọi là mộ ông Tộ.

Than ôi! Tiên sinh là một nhà văn học, một nhà chính trị và cũng là một nhà tân học của nước ta thời cũ. Tư tưởng của người, học thức của người vượt quá xa người đương thời mấy vạn lần. Trong khi người cả nước say sưa lối học khoa cử, chỉ độc một mình tiên sinh xin bãi bỏ. Trong khi người cả nước như ngây như dại, đóng cửa tự hào, độc một mình tiên sinh lớn tiếng kêu gào, vạch trần tình hình thế giới. Tiên sinh còn điều trần bao nhiêu vấn đề về nội chính, ngoại giao, không thiếu mưu sâu chước giỏi, không phải không bằng mà còn hơn cả Fukuzawa và Gamayama của Nhật Bản nữa.

Tiếc thay lúc bấy giờ trong Triều đình vua thì mờ ám không biết dùng người, tôi thì ganh ghét những ai khác mình, khiến lời nói của tiên sinh không được nghe, kế sách của tiên sinh không được dùng đến. Tiên sinh đành phải ôm chí mà chết. Để rồi ngày nay cõi trần mịt mịt, nước cũ mờ mờ. Non sông vẫn vậy mà bờ cõi khác xưa. Khách có lòng mỗi khi đi ngang qua nhà cũ của tiên sinh, trông thấy bóng cau già ngày trước, cúi đầu trông đất, ngẩng mặt nhìn trời, mấy ai không trầm ngâm gạt lệ mà sinh lòng cảm khái.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #243 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2011, 08:15:08 pm »


PHỤ LỤC III

Biên khảo bổ túc vào tiểu sử của Nguyễn Trường Tộ1



ĐINH VĂN CHẤP

Nguyễn Trường Tộ người Bùi Ngõa, Nghệ An, sinh năm 1828 (Minh Mạng thứ 9) dòng dõi nho phong thanh bạch. Thân phụ là Nguyễn Quốc Thư làm nghề thầy thuốc theo đạo Da Tô.

Tộ lúc nhỏ theo học với tú tài Giai người trong xã, đọc sách biện luận nổi tiếng thần đồng. Khi lớn, Tộ theo học ba năm với Đinh Trọng Thư (Tức thầy Cống Hữu) ở Kim Khê, đọc sách gì cũng nghiền ngẫm nghĩa lý phân tích rõ ràng, rồi sau theo học quan huyện Địa Linh, mỗi khi làm văn đặt bút là xong bài ngay.

Một ngày nọ thầy trò đưa nhau lên núi Lô Sơn cùng nhau xướng họa. Tộ ngồi một mình điềm nhiên rồi chợt hỏi: “Núi này cao mấy thước, diện tích mấy thước, cách đảo Song Ngư mấy thước?” Mọi người đều im lặng không ai trả lời được. Tộ cười nói: “Đi chơi núi mà không biết núi cao bao nhiêu thì học cái gì?” Quan huyện rất nể trọng Tộ. Giám mục Ngô Gia Hậu nghe tiếng thông minh đem về nhà thờ dạy Tộ các môn khoa học. Lúc nhỏ, Tộ cũng giỏi về lối học khoa cử, thời bấy giờ có tên là trạng Tộ (tục danh thầy Lân) nhưng vì là giáo sĩ nên không được đi thi.

Năm Tự Đức thứ 13 (1860) lệnh cấm đạo quá nghiêm ngặt, Giám mục Hậu đưa Tộ sang Pháp, vào yết kiến hoàng đế Ý Đại Lợi là Phi Ô thứ 9 được vua tặng một trăm bộ sách. Sau Tộ đến Pháp lưu học ở thành Ba Lê mấy năm, khảo cứu chính trị, văn học, kỹ thuật nước Pháp thu nhập được rất nhiều. Tộ về nước gặp lúc Pháp Nam khai hấn, nguyên soái Pháp muốn dùng nhưng Tộ hết sức từ chối. Sau nghĩ vì tình thế nước ta hiện nay tạm hòa là hơn, vì thế Tộ đã uyển chuyển hợp tác với họ hy vọng có thể giúp cho hòa cuộc được thành.

Khi đại đồn thất thủ, soái Pháp giao cho Tộ lo việc văn thư giấy tờ. Tình thế chẳng khác nào mũi tên đã đặt lên cây cung rồi. Vậy mà lời lẽ của Tộ vẫn một điều xưng là triều quan, hai điều xưng là triều binh. Thấy quan lại Triều đình ta bị nhục thì xem như chính cha mẹ mình bị nhục vậy, âm thầm an ủi thu xếp. Lần ấy giấy tờ bàn hòa hai bên trao đổi qua lại đến vài mươi lần. Hễ thấy trong nguyên văn tiếng Pháp chỗ nào thiếu nhã nhặn, Tộ tước bỏ hết, còn chỗ nào có lý lẽ gì lợi ích cho nước thì dịch rõ ràng đầy đủ. Đến khi thấy hòa cuộc khó thành được, Tộ quyết định thôi việc, không nhận bổng lộc. Soái Pháp đem quan chức ra dụ thì lánh mặt bỏ đi, vì chí của Tộ đâu phải muốn làm việc lâu cho Pháp.

Nhân dịp phạm Phú Thứ vào Gia Định, Tộ dâng ba bản điều trần: Thiên hạ đại thế luận, Tế cấp luậnGiáo môn luận.

Từ năm Tự Đức thứ 15 trở về sau, Tộ làm rất nhiều bản điều trần có đến ngàn vạn câu, đại ý xin Triều đình giao thiệp với các nước châu Âu, lựa chọn học sinh cho đi các nước phương Tây học tập, mở trường dạy kỹ nghệ tại các tỉnh thay thế lối học từ chương khoa cử, lập ra chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, xây cất lại Kinh thành và thành trì để phòng bị khi thường khi biến, khai mỏ than, mỏ kim loại, lập nhà nuôi trẻ, mở hội chợ, lập sổ bộ sinh tử giá thú, mở trường võ bị và cả đến nhiều điều khoản về chính sách đê điều, nông chính, tài chính, chính sách về muối, kiểm lâm, thuế xa xỉ, chính sách về thay đổi làng xã, trấn áp bọn cường hào, cấm các thuyết phong thủy, các sách sấm vĩ mà bút tích ngày nay hãy còn tàng trữ tại Quốc sử quán và Nội các ở Kinh đô.

Tháng 2 năm Tự Đức thứ 19, Tộ có dâng một tờ bẩm do quan tỉnh Nghệ An đệ lên. Vua phê: “Nguyễn Trường Tộ có thể dùng được. Hay là cho quan chức để lấy lòng và dùng sức”.

Tháng 8 năm ấy, Trần Tiễn Thành, Phạm Phú Thứ tâu vua rằng đã đến thăm Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Hoằng xem lời lẽ ý tứ họ thì thấy họ không phải là người vong bản. Nhưng theo Nguyễn Trường Tộ nói thì y thể chất yếu đuối khó kham nổi việc công không dám nhận liều quan chức, xin ở ngoài vậy. Nhưng nếu Triều đình cần sai biểu điều gì sẽ không dám sợ khó mà chối từ.

Tháng 5 vua chuẩn cho Tộ theo lang trung Hồ Văn Long đến Quảng Bình để dò tìm mỏ than.

Tháng 4, Thương Bạc thảo thư gởi Tây soái. Vua phê: “Giao Tộ nghiên cứu thảo dịch được không? Họa chăng có đề nghị nào khác”.

Tháng 8 năm ấy, Tộ được phái cùng Ngô Gia Hậu, Nguyễn Điều v v… đi Pháp mua sách và máy móc, gồm có một quyển sách nói về các lớp địa chất, một quyển hình vẽ về thiên văn, một quyển về mỏ than và châu ngọc đá quý, một quyển tự vựng địa đồ, sách hàng hải, điện báo, sách trắc lượng và một bộ bàn sách, một bộ máy ảnh và các bình hóa chất, hai bàn máy điện báo và các sách ngoài các khoản Ngô Gia Hậu đã mua. Khi về được vua ban cho năm lạng bạc, một tấm kim tiền, năm tấm ngân tiền, một xấp hàng tơ lông màu lam đủ may một cái áo dài chật tay, một xấp lương sa Bửu Lam Nam Tố, một xấp trừu Tuyết Bạch Nam Hoa. Sau đó Tộ còn được giao cho làm thử các phương pháp dò tìm mỏ than và đúc kim loại.

Tháng 2 năm Tự Đức 21, đình thần dâng phiến về việc cứ sứ bộ 17 người đi Pháp, vua lại chuẩn cho Nguyễn Trường Tộ cùng đi. Khi về Cơ Mật Viện tâu rằng: “Theo kê trình của Nguyễn Trường Tộ thì nói có đem theo về giáo sư kỹ nghệ và tên Ca Xanh để chế tạo máy móc kỹ nghệ hoặc để xem thiên văn hoặc để dò tìm nguồn lợi dưới đất. Vua phê: “Đã đem về thì phải tiến hành làm, khỏi phụ lòng người ta. Nay nên cất trường đại học bên cạnh sứ quán. Lại đem về mấy giáo sĩ biết nghề gì, mỗi tháng cấp phí bao nhiêu, cùng Tộ về nhất nhất phải hỏi cho rõ rồi mới làm, đừng để họ chờ đợi lâu mà cười chê người mình”. Nhưng khoản này Triều đình bàn rằng giáo sư hưởng mỗi tháng ba trăm đồng quá nhiều, không thể dùng được.

Tháng 10 năm Tự Đức thứ 23, nhân một phong thư mật của quan tỉnh Nghệ An Ngụy Khắc Đản, Tộ nói đại khái về việc xin mở Lãnh sự tại Kinh thành Pháp. Triều đình bàn rằng nếu làm vậy thì Pháp cũng xin lập lãnh sự tại nước ta, thế tất không thể từ chối được e không khỏi sẽ sinh chuyện. Tộ nhờ Thự tổng đốc Nghệ An là Tôn Thất Triệt mật bẩm xin đi sứ sang Pháp và qua các nước Áo, Phổ, Nga v.v... quan sát tình hình và đến các Viện Công Hầu, Viện Thứ Dân thương thuyết các lẽ. Vua truyền: “Phái đi như thế nào cho chu đáo phúc tâu đầy đủ chớ để mất thời cơ”. Cơ Mật Viện và Thương Bạc phúc tâu nói rằng việc nước việc quân là quan trọng, cần phải thương nghị chu đáo và bí mật. Nay vội giao phó cho y sang các nước phương Tây thám sát, lỡ có điều gì chưa được chu đáo, sợ sẽ xảy ra những điều đáng ngại khác. Rồi Tổng đốc Bình Định Thân Văn Tiếp, Tổng đốc Thuận Hóa Nguyễn Uy, Tổng đốc Nghệ An Hoàng Kế Viêm đều dâng mật phiến đưa nhiều ý kiến dị đồng, rồi việc ấy bị bỏ qua.

Tháng giêng năm thứ 24, Nghệ An cấp ngựa trạm sức Tộ về Kinh đô sai dẫn học sinh đi Pháp. Tộ đến Kinh đô bị bệnh xin về tĩnh dưỡng. Tháng 3 Tộ lại mật trần một bản. Vua phê: “Luận thuyết có nhiều chỗ có thể áp dụng được nhưng cũng có nhiều chỗ khả nghi”. Tháng 5, Tộ lại điều trần. Vua phê: “Tộ sợ Triều đình không dùng nên đưa ra nhiều phương sách khác”. Ngày sau Tộ lại mật bẩm lên Hộ đốc An Tĩnh trong đó sửa đổi các khoản, viết rất nhiều trang giấy. Vua phê: “Tộ cũng là người tự phụ đáo để, thay đổi phương pháp mà làm ắt cũng lần lượt làm được. Giữ các phương pháp ấy lại cũng đủ để sửa trị công việc, cần gì phải quấy động làm gì. Khâm thử”.

Tháng 11 năm ấy Trường Tộ mất, hưởng dương 43 tuổi, khi chết thổ ra một cục máu lớn. Con là Nguyễn Trường Cửu, cháu là Nguyễn Trường Văn, Nguyễn Trường Võ đều thông minh dĩnh ngộ, thông hiểu tiếng Latinh, tiếng Anh và nhiều tiếng các nước, trong đó sở trường nhất là chữ Hán và tiếng Pháp.

Tộ từ thuở bé đã thận trọng việc giao du, tuyệt đường tài sắc, không cần ai biết mình. Khi lớn chu du ra nước ngoài, khảo cứu các môn cách trí, Tộ lưu tâm nhất về sự thế tung hoành phân hợp trên thế giới, thường ngày kết nạp các chính khách Âu Mỹ mưu tính để dùng cho nước mình. Tộ thường dâng sớ tự tiến cử, nói rõ sức có thể chỉ huy muôn binh. Tộ sở trường làm thơ. Như bài gởi Phan Thanh Giản có câu (dịch nghĩa như sau):

Thứ cá chậu ở Quảng Yên nào có sống được bao lâu. (Câu này ám chỉ sự kiện năm Tự Đức thứ 14, Tộ nói với Phan Thanh Giản về đảng giặc ở Quảng Yên).

Lừa kêu ở Gia Định thế đã cùng rồi (Câu này ám chỉ vụ Trương Định ).

Tộ còn có bài thơ như sau (dịch nghĩa):

Đi dệt mướn ở thôn Tây không phải vì nghèo,
Vì muốn nhận thấy rõ cái cơ yếu bí quyết của nhà người.
Để sau này xóm Đông nếu muốn học hỏi nghề dệt lụa cho vua
Thì sẽ đem hết đường kim mũi chỉ tỏ bày rạch ròi tử tế.


Lại có bài thơ rằng: (dịch nghĩa)

Mặt trời tuy ngự trên cao cũng có chỗ không chiếu soi tới.
Tấm lòng hoa quỳ bao giờ cũng thầm hướng về mặt trời.


Người bạn là tri phủ họ Phan đã từng có ý khuyên làm nội ứng, Tộ lấy câu sau đây trả lời: “Tôi không chịu làm việc dễ mà chịu làm việc khó”. Tộ đọc thư của Lý Lăng trả lời Tô Vũ đã từng sởn tóc nhỏ lệ cho rằng chỉ một lần sa chân lỡ bước mà nuốt hận ngàn đời. “Kẻ sĩ kỳ tài mà không gặp thời, mãi mãi thân danh đều bại liệt, luống ôm cái khí uất ức lâm ly chôn vùi nơi cát vàng cỏ úa mà thôi”. Đó chính là lời của Tộ trong bản điều trần ngày 20 tháng 3 năm Tự Đức thứ 16. Tất cả các bản điều trần đều mong Dực Tôn Anh hoàng đế áp dụng, Tộ cũng chưa cho là không gặp. Chỉ vì thời đã khác, thế đã trái, lòng người nhiều nghi kỵ không làm sao thực hành những điều sở học được, tiếc thay.

Nay mỏ than Quảng Yên, Thiết Cảng Bùi Ngõa (Nghệ An) (Thiết Cảng đã lâu năm chưa đào được, nhiều lần nhờ chỉ vẽ điều khiển, Tổng đốc Hoàng Tá Viêm tự tay viết thư mời Tộ đến xem xét. Tộ nói: Khoảng giữa Thiên Uy và Tây Yên dưới có nhiều đá bàn lớn đến vài chục thước, phải tránh quanh đi. Nhân đó cải tiêu phóng lại không đầy tháng đã xong), nhà thờ xã Đoài (Nghệ An) (làm theo quy chế Tây Âu sau 18 tháng hoàn thành), Ni cô viện Sài Gòn (Kỹ sư dự trù ba mươi vạn đồng, Tộ đốc công chỉ tốn mười vạn làm xong, tục gọi nhà trắng), nền cột cờ thành Gia Định (Soái Pháp ở Gia Định khi kiến trúc thành này mời Tộ vẽ bản đồ, làm xong, nguyên soái muốn thu dụng, Tộ từ chối. Khi Tộ ở Sài Gòn té lầu bị tật ở chân) đều là di tích của Tộ còn để lại.

Tháng 2 năm Khải Định thứ 9, vua chuẩn y lời xin của trú sứ Nghệ An lấy tên Nguyễn Trường Tộ đặt tên trường học ở đó. Tháng 8 năm thứ 10 lại chuẩn đặc cách truy tặng Tộ là Hàn lâm viện Trực học sĩ để bày tỏ cái ý trọng hậu ghi nhớ chí khí của người vậy.
____________________________________
1. Bản Hán văn: Hv 189/4 tờ 98-104.
    Chỉ là bản sao chép lại, bản chính không biết ở đâu, không ghi tác giả. Chương Thâu và Đặng Huy Vận (sđd trang 239) nói là của Đinh Văn Chấp.
    Đinh Văn Chấp người xã Kim Khê, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Sinh năm Quý Tỵ (1893). đậu cử nhân khoa Nhâm Tý (1912).
    Tác giả đã chủ yếu dựa vào Lê Thước, nhưng có sử dụng nhiều tài liệu khác như bài Trần tình và các bài tấu của triều thần (Phụ lục IV, V, VI...) Tác giả đã bổ túc vào tiểu sử Nguyễn Trường Tộ nhiều chi tiết, nhờ quen biết ở địa phương cũng như nhờ các tài liệu được nêu trên.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #244 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2011, 08:25:24 pm »


PHỤ LỤC IV

Những bài tấu, tờ trình năm 1866


IV. 1. TẤU CỦA TRẦN TIỄN THÀNH1

(Ngày 12 tháng 2 năm Tự Đức 19, tức 28-3-1866)

Thần Trần Tiễn Thành tâu:

Gần đây thần vâng mệnh hỏi Nguyễn Trường Tộ các khoản trong tờ bẩm của y. Nhân đó thần thử hỏi những điều ấy y nghe thấy được, hay do ước đoán.

Theo y nói, hiện nay ở Gia Định có linh mục Du Cơ Đăng rất được tướng Pháp quan Pháp tin trọng, thường đem việc nọ việc kia thảo luận với linh mục này, linh mục này lại rất yêu mến y, do đó y nghe được đại khái các sự việc. Lại nữa y vốn không làm việc cho Pháp, mà tướng Pháp quan Pháp cũng xem y là người của nước ta, biết ít nhiều sự lý, nên có lúc cùng y trò chuyện. Y thấy người Pháp lập tâm kiên nhẫn mưu tính sâu xa. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên là ba tỉnh có nguồn lợi về đất đai dồi dào họ thường ham thích và cố tâm chiếm đoạt. Như họ đã từng bí mật dò hỏi, muốn tung tiền bạc ra mua chuộc những tên xã tổng trong ba tỉnh, khoảng hơn một ngàn người, khiến bọn này lập tờ xin thuận theo Pháp. Để khỏi trở ngại, mỗi tờ bọn này đều ký tên và lăn dấu tay. Đó là cái kế để tóm lấy ba tỉnh này. Biết có làm được chăng? Người Pháp lại thường bảo rằng việc ta hòa với họ chẳng qua là giả dối, như có thể thấy đại khái việc làm lén lút của Thiên Hộ Dương và các khoản giặc cướp đều do Triều đình xúi giục. Mỗi mỗi y đều đem lý lẽ biện chiết với người Pháp.

Lại nữa Nguyễn Trường Tộ trước đây đã vâng mệnh đến dinh của thần để theo phái bộ, việc này đã báo cáo đầy đủ cho thần Nguyễn Chính biết. Chỉ vì thuyền này đã có người thông ngôn quen biết của thần Lê Đình Đức tên là A Hòe rồi, (Châu phê: Là ai? Có thực không?), tên này cũng có thể thông dịch được, cho nên thần Nguyễn Chính không đòi y đến. Thần và thần Phạm Phú Thứ chuyển sức Nguyễn Trường Tộ hãy trở về nhà trọ chờ quyết định. Nay vâng phê chuẩn: “Tên Tộ không cần đến. Các lẽ. Khâm thử”. Còn tên này trước có xin theo tên Hòa trở về Bình Chính, vậy xin cho hắn đi trước. Kính xin tâu luôn. Còn các tờ bẩm của tên này sẽ xin đệ trình sau. (Châu phê: Hãy duyệt xét các khoản, nếu rõ ràng không có gì nghi vấn mới có thể toan tính được. Các khoản này khanh có thể giải quyết được khỏi để lộ ra ngoài càng tốt. Bằng không, thì gọi thần Phạm Phú Thứ, cùng nhau thảo luận mới thành được!).

Thần Trần Tiễn Thành phụng thảo.



IV. 2. TẤU CỦA TRẦN TIỄN THÀNH2.

(Ngày 27 tháng 3 năm Tự Đức 19, tức 11-5-1866)

Trần Tiễn Thành tâu:

Nay vâng châu phê trong đó có một khoản “Trần Tiễn Thành không sai bảo được chúng, đó là tội to. Sự việc đã xảy ra như thế đâu phải đổ lỗi cho chúng được? Biết đâu là thấy không có gì đáng ngại nên để cho chúng đi? Khâm thử”.

Thần đọc xong khôn xiết run sợ toát mồ hôi. Vả tên Hậu gặp thần một lần tại cửa Thuận An, một lần tại sứ quán Đông Gia, mỗi lần chỉ vài ba khắc mà thôi. Theo thần quan sát thì tên này bên trong có chỗ cậy thế, bên ngoài có vẻ oán hận, nên thần cũng không dám đem nhân tình ra nói với hắn. Mà tên Tộ cũng nhiều lần dặn chớ để lộ cho tên Hậu biết những điều bàn bạc. Vì thế thần không gần gũi hắn. Từ khi hắn ở Quảng Bình đến nay đã ba năm cũng không có đồ đệ của hắn đi lại nói gì. Gần đây tên Hòa đến Kinh, nhân có tàu (London) Long Đông mới sai đồ đệ của y tên Hoằng làm thông ngôn. Thần và Thần Phạm Phú Thứ cũng lưu họ ở lại. Đến ngày 20 tháng trước tên Hòa phải về Quảng Bình. Thần đã cặn kẽ bảo hãy ở lại chờ giải quyết việc chiếc thuyền xong rồi đi cũng không muộn. Đến sáng ngày 28 thần cho gọi tên thông ngôn Hoằng đến, mới biết tên Hòa, tên Tộ và tên Hoằng đã đi từ hôm 25 rồi. Chiều ngày ấy thấy đồ đệ của tên Hòa là Lưu đến nơi tên Hòa gởi lời nói rằng ở lâu tốn kém. Mới đây tên Hậu có sai người ra gọi về nên không dám ở lâu, sai y đến báo cho biết. Hơn nữa thần cùng tên Hậu vốn không thân nhau. Đi Nghệ An lần này, có lẽ vì hắn ở Quảng Bình lâu đã ba bốn năm khiến trong lòng bứt rứt, nay vin vào Hòa ước quyết ý đi đến đó giảng đạo, hoặc cũng có lẽ vì sĩ phu Nghệ An đốt nhà thờ, đánh đập giáo dân, tình thế cấp bách phải mạo hiểm mà đi, không thể biết được. Trước đây thần Phan Thanh Giản lúc ra đi nói với thần rằng: Tướng Pháp hỏi về việc đi giảng đạo của tên Hậu, không biết lấy gì mà trả lời, ý muốn thần đem sự việc ấy tâu lên. Thần Phạm Phú Thứ, thần Nguyễn Văn Tường, thần Trần Thiện Chính cùng nhau bàn tính việc này đã lâu ngày, sợ hắn mượn cớ lôi thôi nên thường bảo thần hãy tâu xin cho hắn đi, thần đều không dám. Lại nữa theo luật của đạo giáo ấy, các linh mục chỉ theo mệnh lệnh của giám mục, không dám sai trái. Nhiều lần tên Hòa đến Kinh, thường đem chuyện không được đi giảng đạo ra nói. Thần đã an ủi rằng hãy ẩn nhẫn chờ xử trí xong rồi sẽ tiếp tục đi giảng đạo mới tiện. Nay chiếu theo tờ trình thì ngày 15 tên Hòa có đến chỗ tên Hậu, ngày 16 tên Hậu liền ra đi. Như thế là tên Hậu cố ý đi Nghệ An, tên Hòa không thể nào dám ngăn cản. Huống chi trước đây tên Hòa tưởng lầm rằng có thể giúp cho y được, tựa hồ y có vẻ tin như vậy. Đến sau nhiều lần đi giảng đạo không được thì lại nghi cho thần gây trở ngại. Gần đây thần có hỏi việc gì thì y cũng chỉ nói qua loa cho xong chuyện. Như thế làm sao tên Hậu lại được thư trả lời của thần? Lâu nay những giấy tờ lời lẽ giao thiệp nào có liên quan đến bọn họ, thần rất lấy làm lo lắng, mỗi mỗi đều trình lên, không dám giấu diếm chút nào. Nay việc tên Hậu đi Nghệ An, thực tình thần không biết, đâu dám thả lỏng cho hắn đi. Chỉ vì thần ngu muội nông cạn, không nghĩ tính trước được công việc, để tâu xin ngăn chặn hắn lại. Xin cam chịu tội. Vậy dám mạo muội phúc trình đầy đủ. Ngửa mong soi xét.

(Châu phê: Trẫm khoan nhân nhưng vì luật pháp không thể khoan nhân. Lời người ta nói, còn có thể bàn luận, cũng không phải sợ).

(Châu phê:

Trong tất cả những người được trẫm cất nhắc không theo thứ tự, chỉ có mày và Đoàn Thọ là hơn ai hết. Mày lại được ưu tiên nhất, bởi vì dùng được ghi chép được, nên mới ban cho danh vọng và quyền hành trọng yếu, mong cho mày gặp Trương Thái Bảo vậy. Tâm tính Trương Thái Bảo như thế nào chắc mày đã biết rõ. Tuy tài không bằng nhưng lòng dạ thuần hậu, nhờ đó bảo toàn được thủy chung. Nay mong mày bắt chước tâm tính nó mà gia công học tập, phát triển tài năng, để người trước không có độc quyền cái hay cái tốt. Miệt mài chăm chú đến thế thì lo gì mà không đủ? Những cái nhỏ nhặt tầm thường để cho người ta lấy hoặc cho người ta mà không ngăn cấm, đó cũng là tội lỗi không tha thứ được. Nói chi đến tất cả những việc thương liêm hại nghĩa, dối lòng lừa trí, dù cho không ai hay biết cũng không được làm. Không được làm là để giúp cho mày trở nên bề tôi lương thiện, còn trẫm thì không mất cái tiếng biết người, dùng kẻ hiền. Ngõ hầu cả hai đều được trọn vẹn. Phải luôn luôn ghi nhớ rằng: Quan càng cao tâm địa càng thấp hèn đó!)
________________________________________
1. Bản Hán Văn Hv 189/4 tờ 42-43.
2. Bản Hán Văn Hv 189/4 tờ 43-45.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #245 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2011, 08:27:33 pm »


IV. 3. TẤU CỦA TRẦN TIỄN THÀNH1

(Ngày 19 tháng 4 năm Tự Đức 19, tức 1-6-1866)

Trần Tiễn Thành tâu:

Mới đây thần có nhận được ba bức thư của Nguyễn Trường Tộ gởi cho thần, do từ Quảng Bình Nghệ An phát giao, cùng với một quyển Hàng hải kim châm của dân đạo đệ nạp. Sau khi tiếp nhận, thần vô cùng lo sợ. Nghĩ vì thần bẩm chất ngu muội hẹp hòi, không có kiến thức sâu xa, mới gây nên chuyện tình đời nghi kỵ. Vậy thì những nghi kỵ chê bai xảy ra đều do ở chỗ ngu muội hẹp hòi của thần mà gây nên cả. Gần đây hằng đêm thần nuốt lệ thương thân, ăn năn không kịp. Lúc ấy chúng đến Kinh, thần thấy cái thế không cự tuyệt được nên cũng nói một đôi lời để an lòng chúng, không ngờ lại có thư từ. Thần chỉ biết cúi đầu xin tội, vội dám mạo muội tâu trình kính mong soi xét.

Về sách Hàng hải kim châm có nên giao cho Bộ Lễ sức cục in sách lĩnh in ra mười quyển để đủ cấp phát, còn nguyên bản chờ in xong sẽ trả lại hay không? Kính xin tâu luôn, chờ chỉ vâng làm.

Thần Trần Tiễn Thành phụng thảo.

(Châu phê: In ngay hai quyển bằng giấy kỳ lân hoặc giấy tinh bạch dâng lên xem. Còn giấy thị hoặc giấy mệnh thì in mười quyển đủ cấp pháp. Làm xong gấp gửi trả nguyên bản).

(Châu phê: Đọc tờ trần tình thật không thể hiểu được, không biết ý gì mà lủng củng như vậy. Hay là bảo trẫm chưa hết sức tin dùng? Thế là tình cảm trên dưới chưa thỏa mãn, làm sao cáng đáng được công việc? Đó là do tư tâm của mày suy đoán, không yêu vua yêu nước nên mới nhạt nhẽo như thế. Không thế thì xưa nay đã ủy thác cho mày như thế nào? Và mày ủy thác bọn chúng ra làm sao, mà nay lại có những lời lẽ như vậy? Hèn chi bấy lâu nay mày chẳng xong được một việc gì cả, khiến trẫm sớm chiều trông ngóng bồn chồn không yên mà không hiểu vì lý do gì. Hơn nữa mày đã được ơn vua ưu đãi nồng hậu đến thế mà chưa chịu nghĩ báo đền, huống hồ những kẻ xa lạ thì còn sai bảo gì được? Than ôi việc nước ta biết cùng ai mưu tính mà cùng chia sẻ nỗi gian truân này ư? Trường Tộ việc gì cũng đã nghi ngờ Triều đình, mày lại còn theo mà tạo nghi ngờ nữa, thì mọi việc mỗi ngày một hỏng không trông mong gì thành công được. Vả lại việc làm của mày xưa nay trẫm đã rõ hết rồi. Lại ngày thường trong Triều đình trẫm đã hỏi rõ, bảo rõ, mọi người đều biết sự ủy thác tin dùng của trẫm đối với mày là công bằng chí thiết, không một mảy may thiếu sót. Mày cũng đã thấy rành rành ra đó là chưa có một việc gì thành công cả. Nay muốn nửa chừng bỏ dở hòng trút cho ai? Trẫm sợ rồi đây mày không khỏi phụ ơn, cũng không tránh khỏi điều chê trách. Thế thì những hạng như mày đều vô ích. Nay phải rửa sạch hiềm nghi quyết lòng lo báo, làm sao cho nước nhà được tôn, rợ Tây phải phục. Đó là mày báo đáp ơn dày nuôi dạy của tổ khảo ta chứ không phải chỉ rửa nhục cho một mình ta mà thôi. Sự tình lý thế chắc chắn còn dây dưa chưa dứt, không phải nói đi nói lại làm gì. Nếu xét thấy dùng bọn này rốt cục vẫn vô ích thì cứ chiếu sự thật mà trách phạt, rồi tìm kế sách hay khác mưu tính tự cường, không thể dung dưỡng được nữa. Nếu còn bê trễ không thành việc ắt cứ pháp giáng truất, chớ để trẫm phải nhắc lại. Nếu không thì phải dâng nhiều lên xem để cùng lo liệu, bình tâm xử sự, mở lòng thành, bày lẽ công, ta với mọi người không xa cách nhau thì ai dám chống báng, việc gì chẳng thành. Nay hãy đệ nạp các bản, trong đó các khoản nên chăng như thế nào, khoản nào nên làm ngay, khoản nào nên đình lại, nhất nhất phải nói rõ (phải phúc trình riêng cho biết có bao nhiêu văn bản, xét kiểm sơ qua các khoản để tiện xem). Lại phải tiến trình các bản chưa đóng hãy đóng chung lại kẻo mất. Còn như các tờ trần tình của lương và giáo xem xong so với tờ tâu của Nghệ An thấy hai bên bên nào cũng có lý lẽ riêng, trẫm thực chưa biết thật giả như thế nào. Nhưng những việc nhỏ nhặt cũng không để ý hết được. Mới làm tờ tâu lần đầu nên lời lẽ không rõ ràng đấy thôi, sau nhiều lần chúng sẽ ổn, không nên phiền nhiễu lắm).
___________________________________
1. Bản Hán Văn Hv 189/4 tờ 47-49.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #246 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2011, 08:29:25 pm »


IV. 4. TẤU CỦA CƠ MẬT VIỆN1

(Ngày 30 tháng 4 năm Tự Đức 19, tức ngày 12 tháng 6 năm 1866).

Bày tôi ở Cơ Mật Viện tâu:

Bầy tôi vâng mệnh (Châu phê: Như vậy là không được rõ ràng ai bảo rằng không được? Hà tất phải sợ tránh không đi?... ) giao các bản thư từ của Nguyễn Trường Tộ cho thần Trần Tiễn Thành hỏi tiến trình (Châu phê: Không thể hiểu làm sao cả, nay miễn... xin thêm làm sao chuẩn cho... đều không nên chuyển...) Vâng phê chỉ bày các lẽ, bầy tôi kính tuân hội đồng xét duyệt xong trình tiến, chờ vâng thi hành.

Một khoản nói từ tháng 10 năm ngoái, việc lãnh sự Y Pha Nho, y nói rằng Triều đình không chịu cho họ đặt lãnh sự tại Đà Nẵng, lại chỉ phúc thư cho tướng Pháp. Việc ấy rõ ràng là không theo hòa ước, không để ý đến thể diện nước bạn. Hiện y đã phúc thư cho viên Tổng đốc Lữ Tống biết. Chẳng bao lâu có tin lại nói rằng: Viên ấy rất tức tối muốn đem binh thuyền đến đánh ta. Người Pháp nghe tin này rất mừng cứ ngồi yên mà đợi cái thế “ngư ông đắc lợi”. Nhưng rồi Tổng đốc Lữ Tống cũng nguôi giận mà thương nghị, họ nghĩ rằng nước họ mới vừa có chuyện (tại nước Chi Lê ở Tây Châu), nếu binh thuyền đến mà nước Nam không nghe, ắt phải động chạm gươm súng. Hơn nữa lại có người Pháp ngồi đó xem thành bại, biết đâu họ lại chẳng dùng kế Khổng Minh đánh úp lấy Nam quận. Vả đây là việc quan trọng to lớn, ắt phải được Triều đình họ thuận cho mới dám. Việc này chắc chắn đúng như vậy không còn nghi ngờ gì cả, không biết Triều đình liệu trước thế nào để người Pháp khỏi vui mừng. Các lẽ...

Đã vâng được châu phê: Nghĩ xem sao? Khâm thử. Bầy tôi vâng mệnh xét rằng năm Tự Đức thứ 16 (Trong điều ước có nói đến việc lập lãnh sự không? Nếu không thì bác đi. Chờ khi nào có buôn bán nhiều mới được) nước Y Pha Nho từng cùng với nước Pháp gởi sứ bộ và một bản dự thảo định đến bàn bạc với nước ta về việc buôn bán. Sau đó Hà Ba Lý đến bàn việc buôn bán không xong, lúc ấy nước Y Pha Nho không cùng đến. Việc đã bỏ qua. Nay chính lãnh sự Y Pha Nho hiện trú tại Gia Định là Phê Đê Cô Ta Kê gửi thư xin đặt phó lãnh sự tại Đà Nẵng, qua trung gian do tướng Pháp chuyển đệ. Cho nên vâng mệnh chấp lý, trả lời cho tướng Pháp là đúng rồi. Chỉ có điều là việc thiên hạ tuy có lý cũng phải có thế mới được. Ngạn ngữ có câu: Thế yếu thì lý cũng khó mạnh. Đó cũng là một lẽ. Xét trong hòa ước có nói rằng: “Những dân buôn của hai nước Pháp và Y Pha Nho đến buôn bán làm ăn ở ba cửa khẩu Đà Nẵng, Ba Lạt và Quảng Yên đều được yên ổn tùy tiện”. Nếu họ có đến ba cảng khẩu này, xin chiếu điều ước cho họ tùy tiện lập phố buôn bán. Tưởng hòa ước cũng đã định như thế rồi, chỉ tại thế ta khó cự tuyệt mà thôi. Khoản này xin tùy cơ ứng phó. Còn như lời tên Tộ chưa biết có đúng hay không. Duy cửa Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Nam thường có tàu bè ngoại quốc đến đậu, tưởng nên đặt ở đó một viên Tuần phủ hay Tổng đốc có tài thao lược (Nên theo cách lập viên Tuần phủ Nam Nghĩa trước đây nhưng lập Bố Chính, Lê Đình Đức hình như có khả năng làm được, hay Nguyễn Uy có được không?), trao cho quyền lớn để tiện giải quyết thỏa đáng khi có việc. Lại xin mật thư cho thần Kinh lược sứ Phan Thanh Giản biết nếu có lãnh sự Y Pha Nho trú tại Gia Định thì nên lui tới đem thư trả lời cho tướng Pháp trước đây nói lại cho rõ ràng, xem tình ý họ thế nào để tiện lo trước cách đối phó.

Một khoản xin lập Lãnh sự Gia Định. Kính vâng châu phê: “Ta lập Lãnh sự ở họ là tiện, thì việc họ lập lãnh sự ở nước ta khó ngăn được. Khâm thử”. Bầy tôi trộm nghĩ rằng người Pháp ở buôn bán tại nước nào đều có lập lãnh sự cả. Đó là thông lệ của phương Tây. Nếu ta lập lãnh sự ở Gia Định trước thì dù cho người tầm thường cũng đều nghi rằng ta mượn đó để âm thầm liên kết lòng dân, mà sau này khi người Pháp thi hành hòa ước đến ở nước ta buôn bán cũng sẽ xin lập lãnh sự, sĩ phu không khỏi mượn cớ đó để nói, thật là bất tiện. Duy Gia Định hiện nay người Pháp cho nhóm họp các nước ở buôn bán, mà từ Kinh đến ba tỉnh Long Giang các quan viên qua lại đều phải do đường này. Gặp khi có quan viên ở Kinh đến Gia Định công cán, hoặc sai người đến học tập đều không có chỗ trú ngụ, cho nên cũng cần phải tính trước có một chỗ. Xét rằng việc này nên do Cơ Mật Viện tư cho thần Kinh lược sứ Phan Thanh Giản để đem đầu đuôi sự tình trình bày với tướng Pháp xin cho lập một cửa hàng ở Chợ Lội, Bến Thành tại Sài Gòn, nhưng người quản lý điều hành cửa hàng này sẽ do tỉnh Vĩnh Long cắt cử phái đến. Hàng năm sản vật của các tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên và Bình Thuận và các hàng hóa của thuyền nhà nước ở Kinh chở đến đều chứa vào cửa hàng này để tiện mà cùng nhau buôn bán, cùng đều có lợi. Nếu người Pháp thấy lợi hứa cho thì không những được thông tình ý, được thông các hàng hóa ứ đọng, những người sai phái có chỗ cư trú, dò biết được tình hình người Pháp, tình hình dân ta, tưởng cũng không phải vô ích. Còn như việc nên dùng người có đạo làm thông ngôn và nên lập cửa hàng, phái người điều hành, cho đến các chi tiết về buôn bán và chờ cho Pháp và ta hai bên quen thuộc nhau, nên cử người từ Kinh vào ở chung như thế nào v.v... xin chờ tướng Pháp trả lời ra sao, sẽ xin tùy nghi xét biện.

Một khoản xin gởi gấp công văn đi các tỉnh, hễ có đất hoang hai bên bờ các cảng khẩu sâu rộng, đều phải đo đạc lại hết, phân biệt giới hạn, sai những người có danh vọng trong dân xã lập văn khế viết lại niên hiệu, ghi chú rõ là đất tư, đề phòng khi người Pháp đến xin ở buôn bán, thì trừ phần chịu thuế buôn bán ra, họ phải mua giá cao, ta có thể được lợi lớn. Các lẽ.

Bầy tôi thiết nghĩ rằng với tâm mưu lợi của người Pháp, thế tất rồi họ cũng đến. Những điều trình bày của Nguyễn Trường Tộ tưởng cũng thi hành được không ngại gì. Nay xin tùy tình thế, kinh lý trước các nơi như: Cửa bể Đà Nẵng ở Quảng Nam, bãi biển và vùng núi Trà Sơn, cửa Ba Lạt ở Nam Định, các cửa khẩu thuộc huyện Nghiêu Phong tỉnh Quảng Yên. Nhưng phải do Cơ Mật Viện mật tư cho Bố, Án Quảng Nam là Lê Hữu Tá, Lê Điều, Lãnh đốc Nam Định Đào Trí, Quân thứ Hải An thần Nguyễn Tri Phương, Tuần phủ Quảng Yên thần Lê Hữu Thường, phải thân hành quan sát các cửa bể thuộc hạt của mình, xem nơi nào có thể lập phố buôn được, dùng lời lẽ khéo léo chuyển sức các dân xã sở tại, hoặc xã khác, hoặc xã kế cận, chia nhau làm đơn trưng khẩn, ra sức khai thác dần dần, giúp cho họ đều có phần, để nối đời thừa hưởng và chịu nộp thuế. Cuối đơn, nên viết lùi lại mười năm, để làm mất tăm tích. Quan các tỉnh ấy phải làm hết sức cẩn mật, khiến dân trong hạt chỉ nghe mà làm theo, chứ không biết y gì cả, như vậy mới là khéo léo.

Một khoản nói về ngọn núi cao ở sông Linh, tục gọi là xứ Tróc, quan sát kỹ mạch đất thì thấy có tầng lớp, sắt đá khá đen, tưởng chừng dưới ấy chắc có mỏ than. Lại nghe người ta đồn rằng, tại huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, nơi giáp ranh với Thanh Hóa, có hai quả núi có than đá, mà dân trong làng còn giấu chưa nói ra. Các lẽ…

Bầy tôi thiết nghĩ rằng than đá dầu mỏ là những thứ ta rất cần. Trước đây bọn thần đã từng đem phương pháp khai thác ra hỏi bọn Nguyễn Trường Tộ, xem có được trong sách Pháp, hoặc nghe người Pháp nói, chứ không phải phương pháp quen thuộc, mà người Pháp từng thân hành khai thác để so sánh. Bọn Nguyễn Trường Tộ đã có nói, vậy xin hãy áp dụng, để nghiệm xem sự thực như thế nào. Bọn thần đã cùng các thần ở Bộ Công làm tờ tâu riêng. Còn những nơi mà tên Tộ nói là có mỏ than, xin để bọn thần nói cùng phái viên Nguyễn Văn Long được biết.

Thần Trần Tiễn Thành
Thần Phạm Phú Thứ
phụng thảo.

___________________________________
1. Bản Hán Văn Hv 189/4 tờ 49-54.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #247 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2011, 08:31:09 pm »


IV. 5. TẤU CỦA TRẦN TIỄN THÀNH VÀ PHẠM PHÚ THỨ1

(Ngày 17 tháng 5 năm Tự Đức 19, tức 29-6-1866)

Thần Trần Tiễn Thành,

Thần Phạm Phú Thứ tâu:

Mới đây vâng phê bảo: Nhân thông hiếu với Anh để mở nguồn lợi và trả lời các giáo sĩ của họ để lấy lòng v.v... Khâm thử!

Bầy tôi vâng mệnh xét tình hình, trộm nghĩ rằng người Anh và người Pháp thế lực cân nhau, kết thân nhau chặt chẽ, chưa dễ khiến họ tạm thời chia rẽ được. Nếu chỉ thông hiếu với Anh thì thế đáng ngại mà sinh hiềm khích. Lâu nay người Pháp sở dĩ đề phòng ta chỉ vì việc ấy mà thôi. Trước đây bọn thần đã có tâu xin rằng, nếu muốn thông hiếu với Anh, thì phải thông hiếu với Pháp trước, qua lại nhiều lần, tình ý hợp nhau, sau mới biết rõ tình hình, hoặc đợi có cơ hội đã. Nay Bônan ở cảng buôn của Anh, được Anh dùng. Người Pháp từng nghi ta nhận những điều khoản yêu cầu của Anh, cho là hòa kết với người Anh. Như lời tên Trường thuật lại lời nói của vị tướng ấy thì biết. Lần này Bônan sai tên Kê Sinh đến có điều thỉnh cầu, mượn hắn để mở nguồn lợi. Nếu có ích thì cũng nên. Chỉ có điều chưa hiểu rõ lai lịch tính tình của hắn thì rất khó dùng: Đó là chưa nói ngày sau hắn muốn điều gì sợ ta khó đáp ứng, ta thì không nghĩ đề phòng trường hợp vì lợi mà thay lòng đổi dạ, rợ ngoài được cơ hội dòm ngó, sĩ phu phiền trách nhiều lời lại sinh lòng nghi kỵ, rồi tướng Pháp thấy ta có chỗ nghi kỵ nhau, mượn đó để tranh lợi, thật là đáng ngại. Hiện nay tự mình phàm việc gì cũng đều mới lần đầu tiên. Việc khai thác than đá đã ủy thác cho bọn Nguyễn Trường Tộ. Cái nghề khai thác than, đúc kim loại, gần đây lại có Tạ Quan Lan tự xin giúp việc. Tính tình thị hiếu của bọn chúng cũng dễ sai khiến. Xin hãy cho chúng làm thử, hậu đãi phủ dụ chúng để xem kết quả. Hoặc nhân vì chúng có thể dùng được, mà có thể rút tỉa những hiểu biết của chúng, ta rõ lai lịch chúng, chúng không nghi ngờ ta, sự việc mới thành được, thế là được cả đôi bên. Còn như Nguyễn Trường Tộ bảo thầy y là Ngô Gia Hậu muốn giúp các khoản, thì lâu nay giáo sĩ ấy vốn có lòng muốn giúp, chỉ vì sự xử trí chưa được ổn thỏa. Hiện nay sự tình rắc rối, ta mới nghĩ cách khuất phục hắn thì hắn lòng nào lại giúp ta. Cho dẫu có thư từ qua lại, thì cũng chỉ là lời nói suông, khó khiến hắn hài lòng. Không vui lòng mà mong sẵn sàng giúp, tình lý ấy xét thật khó thành. Trước đây Bộ Lễ có tư ủy cho giáo đồ của hắn là bọn Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Hoằng theo phái viên cùng đi, xin hãy cho làm thử mấy khoản trên. Chờ công việc xong xuôi, rồi có nên nhờ chúng mướn những người Pháp rành nghề đến giúp như thế nào, sẽ xin tư hỏi phúc tâu sau. Tưởng làm như thế mới khéo léo. Bọn thần có thiển nghĩ như vậy, kính phúc tâu đầy đủ, chờ chỉ.

Thần Trần Tiễn Thành
Thần Phạm Phú Thứ
phụng thảo.


Châu phê:

Đã như thế thì cũng nên trả lời sơ lược như thế nào để giao hảo kết tâm. Nếu bảo được, trình bày rõ ràng, rất mừng. Nhân đó hỏi: Nếu ta sẽ dùng thì người thừa hành và trù biện thứ tự như thế nào? Hãy xét kỹ mới dám tâu lên. Nên thì học, đến dạy. Nhưng sợ có điều nghi ngờ thì đã nói thường để tâm vào thứ tự mà làm cẩn thận, để xứng đáng với sự ủy thác, làm sao cho thế nước mạnh, gốc nước vững, ngõ hầu vui lòng trẫm.
___________________________________
1. Bản Hán Văn Hv 189/4 tờ 55-57.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #248 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2011, 09:00:28 pm »


PHỤ LỤC V

Tấu của Cơ mật viện năm 18671


(Ngày 11 tháng 4 năm Tự Đức 20, tức 14 tháng 5-1867)

Cơ Mật Viện Thương Bạc thần tâu:

Nay bọn thần đem tiến trình bản mật tư của tỉnh thần Quảng Nam Lê Hữu Tá và phái viên Trần Nhượng. Vâng phê thị, bọn thần tuân phụng xét duyệt điều ra lai lịch Di Minh.

Ngày 19 tháng 9 năm ngoái Nguyễn Trường Tộ đã có mật thư xin cho Di Minh lên Kinh mật bẩm tình hình Tây dương mà họp trình ký của bọn phái viên Nguyễn Tăng Doãn tháng đó cũng có nói rằng Di Minh có ý tình nguyện giúp đỡ v.v...

Nhưng y là người bị Tây soái nghi ngờ, nếu dùng y thì cũng phải có lời lẽ minh bạch. Kế đó ngày 19 tháng 11 (25/12/1866) Thương Bạc đã vâng làm chiếu hộ cho bọn họ đều có nói rõ rằng nếu Di Minh lên Kinh mà không có người giới thiệu thì tình ý khó thông vậy nên đợi sau sẽ tính. Thượng tuần tháng 12, một hai ngày trước khi lên thuyền bọn Ngô Gia Hậu đã tiếp được chiếu hội này rồi. Nay xét ra Nguyễn Trường Tộ giao cho Di Minh bản sao bẩm văn trong đó nói tưởng rằng ngày 15 tháng 11 (21/12/1866) bọn họ gần ngày đi Tây nên mới biên gởi, thế mà sau đó tiếp được chiếu hội lại không nói cho y biết, thật không hiểu vì sao. Nay theo Trần Nhượng nói thì Nguyễn Trường Tộ (tức tên thầy Lân) có viết hai phong thư, một tư về Bộ hiện nay không thấy đâu. Đối với khoản này vì trước sau tiếp nhận so le nên quên không dặn dò chu đáo, bọn thần xin cam chịu tội. Vả Di Minh trước đây theo phái viên nói thì y giữ chức quan thứ ba của Tam tòa mà theo Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Tăng Doãn trong tờ bẩm trước thì nói hoặc là xuất thân vũ biền hoặc nói là lính mãn hạn, hành tích vốn bị Tây soái nghi ngờ. Phong cương lãnh thổ là việc trọng đại, hai nước đã hòa hiếu thì việc gì cũng phải rõ ràng sau mới khỏi gặp rắc rối. Nay theo những điều y nói thì tuy tục lệ xứ y chẳng cấm đoán họ đến, dân họ cũng chẳng ưa thích đến ở buôn bán. Vậy mà nước họ đến chiếm cứ thế là không phải bản ý của dân họ. Nhân đó mà y có ý muốn giúp ta mưu đồ công việc, tưởng cũng là có cơ hội để làm. Tuy nhiên việc ra làm không khỏi có phần may rủi tưởng cũng khó thành. Huống chi tháng trước đã gửi thư Tây soái nói rằng giữ vững hòa ước cũ và sẽ xin chuộc lại ba tỉnh. Tây soái hiện có vẻ bằng lòng chưa thấy nói gì, mà phái viên đi Tây chuyến này cũng là để thăm dò ý hướng người Pháp đối với sáu tỉnh Nam kỳ ra sao để tùy cơ thong thả sắp đặt công việc sau này. Nay vội vã đưa Di Minh đến kinh, chưa nói đến chuyện thuyết của y có được thi hành hay chưa, một lọt tin ra ngoài cũng đủ làm trở ngại công việc hiện tại; làm Tây soái nghi kỵ thật là không tiện. Nhưng nếu y đã không từ khổ nhục mà đến thì sau này cũng có thể có cơ hội dùng được, cũng nên khéo phủ dụ để dùng sau này.

Nay xin giao cho Lê Hữu Tá và Trần Nhượng đến nói với y rằng: Những điều người nói hôm trước bản chức chúng tôi đã bẩm trình đầy đủ lên Thương Bạc đại thần để thẩm chiếu. Nay tiếp đại thần sức nói rằng Di Minh xưa nay vốn đã cho thấy một tấm thân tâm hậu tình; bản quốc tự nhường ba tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa cho Pháp cư trú ít năm, từ đó sĩ dân sẽ ôm lòng nhớ đất cũ luôn nghĩ rằng Triều đình sẽ tìm cách thu hồi, các nước phương Tây cũng biết rõ. Nhưng hai nước đã hòa hiếu với nhau thì việc gì cũng phải rõ ràng minh bạch mới khỏi có chuyện nói đi nói lại về sau. Gần đây chính ta cũng muốn sai sứ sang thăm viếng vấn an, nhân đó mà nói chuyện xin chuộc lại, ngặt vì không có người cáng đáng công việc nên cứ trì hoãn mãi. Nay gặp Di Minh chính là người làm được việc này lại có thư đáng tin cậy. Sau này nếu có đi Tây chắc sẽ giúp ích được thêm một phần. Tháng trước Tây soái có gửi thư hỏi về chuyện ba tỉnh, bản đại thần đã đáp là xin tình nguyện chuộc lại. Hiện soái ấy chưa cho biết ý kiến thế nào, mà hai sứ và thầy Lân là những người quen biết cũ của Di Minh, hiện nay đang ở Tây và còn đang đợi hồi âm chưa biết tin tức thế nào. Nếu nay cứ theo lý nói suông sợ ngày sau sự việc khác đi thì sẽ thất sách. Khoản gặp mặt thương thuyết lần này chưa biết ra sao tốt hơn nên chờ đợi một tý. Lại nữa gần đây đối với một chuyện mộ nghĩa, tất cả những ai qua lại Tây soái đều nghi cho bản đại thần. Nay Di Minh âm thầm đến mặc dầu đối với luật pháp Tây không ngại gì cả, nhưng một khi lên Kinh tin tức khó giữ kín, Tây soái không khỏi đem cái ý nghi ngờ sự qua lại giữa Tây Nam ngày trước nghi cho Di Minh, sợ cái lòng tốt mà Di Minh muốn đem thực thi lại vì thế mà bị trở ngại. Như năm trước chuyện Hà Ba Lý phụng sứ làm việc công, vậy mà soái ấy còn có thể dựng lời ly gián quấy rối sự thành công. Cơ mà không kín thì hại thành, xin hãy suy nghĩ kỹ. Vả lại như Di Minh đã từng nói: không còn lâu nữa đâu, khoảng tháng 4 tháng 5 năm nay hai sứ và thầy Lân sẽ về. Vậy nay tưởng Di Minh hãy nên tạm về Định Tường nghỉ ngơi một lúc đợi các phái viên đi Tây về, nếu có cơ hội như thế nào và Di Minh thấy nên trở lại giúp đỡ, lúc bấy giờ lấy cớ để tìm thợ, soái ấy dầu có nghi cũng chẳng nói vào đâu được, mà phái viên đi Tây về sự tình rõ ràng khúc chiết, nên thỏa liệu như thế nào sẽ thương lượng cùng Di Minh, tùy tình thế mà đầu cơ thì mới được việc. Việc này bản đại thần đôi ba lần suy nghĩ đã kỹ mong Di Minh tin cho. Như thế thì một là để giúp cho công việc của bản quốc và hai là chắc chắn Di Minh được thành danh, khiến việc làm có hiệu nghiệm không đến nỗi để lo về sau. Bản đại thần quả quyết không có lòng nghi ngờ mà làm cản trở gì cả, mong thẩm xét cho. Nay có một vài vật mọn gồm có hai mươi lượng bạch kim và gà vịt đường gạo các thứ thực dụng (Những món trên đều do tỉnh sắm) giao cho quan tỉnh phái người đặc tặng mong Di Minh thu nhận v.v... Đại khái những ý như vậy liệu từ từ giải thích khiến hắn không mất lòng hoan hỷ trong lòng lãnh về để dùng về sau, tưởng có thể dứt bặt tiếng tăm mà cũng không đến nỗi để mất người.

Còn những khoản bắt giặc phỉ, thần binh bộ sẽ phụng cứu phúc tâu sau. Bọn thần có những suy nghĩ thô thiển như vậy kính phúc hầu chỉ.

Thần Nguyễn Tri Phương, thần Vũ Trọng Bình, thần Trần Tiễn Thành, thần Phan Huy Vịnh, thần Phạm Phú Thứ phụng thảo duyệt.
__________________________________
1. Bản Hán văn: Châu bản Triều Tự Dực, quyển 164 tờ 13a-18b. Kho lưu trữ 2.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #249 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2011, 10:53:08 pm »


PHỤ LỤC VI

Những tờ tấu, tờ trình năm 1868


VI. 1. TẤU CỦA CƠ MẬT VIỆN1

(Ngày 11 tháng 2 năm Tự Đức 21, tức 4-3-1868).

Thần Nguyễn Tri Phương, thần Đoàn Thọ, thần Vũ Trọng Bình, thần Trần Tiễn Thành, thần Nguyễn Văn Phong, thần Phan Huy Vịnh, thần Phạm Phú Thứ tâu:

(Châu phê: Nay lại cấp trước cho năm mươi quan để chi dụng).

Ngày 8 tháng này, Bộ Lễ có dâng một tờ trình tấu, về việc bọn Ngô Gia Hậu, thừa phái sang Pháp đã về đến Gia Định, lại có mang tên Ca Xanh theo về. Kính vâng châu phê: Các đại thần hãy hỏi xem nó làm được việc gì để tiện xét, và thù lao như thế nào. Khâm thử! Bọn thần đã thương lượng giao trách nhiệm cho hai viên Lang trung, thuộc Bộ Lại và Bộ Lễ, đến sứ quán hiện trú, an ủi hỏi han trước. Bọn chúng đều vui mừng cảm tạ. Sự việc đã phúc tâu xong. Còn việc có mang theo về ba vị linh mục giáo sĩ, có biết nghề nghiệp gì không, thì Nguyễn Trường Tộ xin hẹn cho ba ngày, sẽ kê khai trình bày đầy đủ. Về tên Ca Xanh, thì nói biết làm cơ khí kỹ nghệ, xin chờ xem sự thực, nên dùng nên thưởng như thế nào, xin cho xét xong sẽ phúc tâu luôn.

Còn về khoản phân hạng cấp thù lao, bọn thần vâng lệnh phân biệt xét định các hạng phẩm vật số lượng, liệt kê rõ ràng, rồi sai biện lý Chu Đình Kế, sang truyền báo trước cho bọn giám mục Ngô Gia Hậu biết. Đại ý nói lần này vâng phái công du trở về, lại vượt trùng dương mang theo về ba vị linh mục giáo sĩ rất là khó nhọc. Kính vâng hoàng đế rất khen thưởng, đặc cách chuẩn cho Bộ Lễ soạn các vật hạng, ban cấp để an ủi. Vậy kính tâu lên, cùng với nguyên tờ phiếu liệt kê các hạng cấp thưởng, chờ chỉ tuân hành.

Kê khai:

* Xin xét cấp cho Ngô Gia Hậu các vật hạng như sau:

Một tấm “Ngũ phúc kim tiền”, nặng 5 đồng cân (có tua).

Mười tấm “Ngân tiền” (Hạng Song Long: đại, trung, tiểu mỗi thứ một tấm; hạng Triệu dân: đại, trung, tiểu mỗi thứ một tấm; hạng Ngũ phúc, Tam thọ mỗi thứ một tấm), cộng lại nặng ba lượng, năm đồng cân, năm phân.

Một cuộn tố đoạn bằng năm loại tơ màu đen để may áo dài chật tay (Có một đoạn lụa bóng màu lục để lót trong).

Một xấp huyền lương sa “Bửu lam nam hoa”.

Một xấp sa có vân “Nam tố tuyết bạch”.

Một xấp lụa “Tuyết bạch”.


* Xin xét cấp cho Nguyễn Trường Tộ các vật hạng như sau:

Một tấm “Tứ mỹ kim tiền”, nặng bốn đồng cân (có tua).

Năm tấm “Ngân tiền” (Hạng Sứ dân: đại, trung, tiểu mỗi thứ một tấm; hạng Ngũ phúc, hạng Tam thọ mỗi thứ một tấm), cộng lại nặng một lượng năm đồng cân năm phân.

Một cuộn tơ lông màu lam để may áo dài chật tay (Có một đoạn lụa màu xanh để lót trong).

Một xấp lương sa “Bửu lam nam tố”

Một xấp trừu “Tuyết bạch nam hoa”.

Một xấp lụa “Tuyết bạch”.


* Xin xét cấp cho ba tên: Đạo trường tên Điều, đạo đồ tên Hoằng và tên Vị như sau:

“Nhị thắng kim tiền”, mỗi tên một tấm, mỗi tấm nặng hai đồng cân (có tua).

“Ngân tiền” mỗi tên một tấm (hạng Sứ dân: đại, trung, tiểu mỗi thứ một tấm, hạng Ngũ phúc, hạng Tam thọ mỗi thứ một tấm) mỗi phần cộng lại nặng một lượng ba đồng cân năm phân.

“Nam tố lương sa” màu đen, mỗi tên một xấp.

Tơ lông màu lam (Châu phê: Hoặc màu đen huyền cũng được) mỗi tên một đoạn (thành một cái áo chật, có một đoạn lụa xanh lót trong).

Lụa “Bạch tuyết” mỗi tên một xấp.

Một xấp vải tây dày mịn “Bạch tuyết” hạng nhì (chia làm ba mỗi tên một đoạn).


* Xin xét cấp cho ba tên linh mục giáo sĩ:

“Tam thọ kim tiền” mỗi tên một tấm (Châu phê: Cấp cho tên Ca Xanh ba tấm ngân tiền này. Châu phê: Cấp cho ba người ngân tiền hạng Sứ dân: đại, trung, tiểu mỗi thứ một tấm) mỗi tấm nặng ba đồng cân (có tua).


* Xin xét cấp cho bọn tùy tùng Ngô Gia Hậu bốn tên, mỗi tên một tấm “Long văn ngân tiền” hạng nhỏ (mỗi tấm nặng ba đồng cân).

__________________________________
1. Bản Hán văn Hv 189/4 tờ 57-59.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM