Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:52:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguyễn Trường Tộ - Con người và di thảo  (Đọc 146037 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #170 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2011, 09:25:28 pm »


DI THẢO SỐ 37

Về việc thương thuyết với Pháp tại Gia Định*
 
Ngày 20 tháng 3 năm Tự Đức 21, tức ngày 12 tháng 4 năm 1868)

Tôi Nguyễn Trường Tộ kính bẩm.

Ngày trước lúc tôi ở Tây được nghe nguyên soái tâu về vua Pháp rằng: “Ba tỉnh trong đã lấy xong, hễ quân Tây đi đến đâu thì dân Nam đón tiếp như người nhà. Nay xin được toàn quyền quyết định việc hòa ước với người An Nam v.v...”

Lúc đó y tưởng cuộc hòa ước đã xong, không ngờ mấy lâu nay hết sức bàn bạc mãi với ta, mà vẫn chưa xong, đến nỗi phải ôm hận mà về nước. Thế nào y cũng trình bày với Triều đình Pháp là vì ta dùng dằng không quyết, và cũng vẽ vời nói thêm sự thế ích lợi của sáu tỉnh và trước đó vì người mình âm thầm phá rối, làm cho y không được ngồi yên. Chỉ từ nay về sau, y mới mong yên ổn thịnh lợi để mà kinh lý xứ Cao Miên. Kể lể bấy nhiêu sự tình đó là để khoe khoang công việc mở cương vực của y.

Xem khẩu khí trong thư trả lời của y, đã không chịu thương thuyết khoản gì, mà lại không chịu nhận số bạc 40 vạn đồng, thì cái tâm địa y dự tính đi hai mặt cũng đã rõ ràng rồi.

Ngày trước ở Gia Định, y đã từng nói với Giảm mục Ngô rằng: Y đã rất mực chịu nhún nhường để bàn bạc với Khâm sai Trần đại nhân thích đáng như thế, nếu quá hơn nữa, thì thế quyết không thể được. Xem lại lời nói ấy, cũng thấy hợp với ý trong thư ngày nay lại nói nếu ta đến Triều đình Tây, y cũng sẽ có ở đấy. Thế rõ ràng là nói ta đến Tây cũng không sao thoát khỏi tay y.

Nay nếu sứ bộ nhất định đi Tây, cũng nên liệu gấp, để kịp kỳ này. Nếu có bàn bạc gì riêng cũng nên làm gấp trong kỳ hạn chuyến đi này. Vậy nên viết gấp một bức thư gửi qua Tây triều cho nguyên soái cũ nói rõ rằng ta muốn thực hiện như lời y nói trước kia là chỉ giảng hòa ở Gia Định. Trong thư ấy cũng nói đến những khoản gì ta xin thêm đều cảm phiền nguyên soái đề đạt lên Tây triều liệu gấp cho và phúc thư sẽ gởi qua nguyên soái mới làm thay, cũng như nguyên soái cũ vậy. Trong thư cũng nói thêm rằng: Ngày trước nguyên soái cũng có nói về Tây rồi sẽ trở lại. Nếu quả như thế thì nhờ nguyên soái đem các sự lý của chúng tôi đề đạt lên Triều đình giùm để bàn định, như sứ bộ chúng tôi qua Tây vậy. Nếu nhờ ơn nguyên soái mà thanh thỏa được mọi việc, rồi trở lại Gia Định hoàn thành công cuộc bàn hòa ngày trước với chúng tôi, thì mới thấy rõ tình giao hảo thủy chung. Hơn nữa Triều đình chúng tôi cũng nghĩ rằng nguyên soái sẽ không trái lời đã nói, cho nên bây giờ mọi việc chúng tôi đều xin nghe theo nguyên soái hết. Vì thế Triều đình chúng tôi rất vui mừng về việc nguyên soái trở về Tây trước, và coi như là chính Triều đình chúng tôi đi Tây vậy. Cho nên Triều đình chúng tôi còn nấn ná đợi thư trả lời của nguyên soái rồi mới quyết định việc đi hay không. Đây là một mối chân tình ủy khúc của Triều đình chúng tôi, tưởng nguyên soái cũng không nỡ phụ tấm tình này vậy.

Đồng thời ta cũng viết thư cho nguyên soái mới, nói rõ duyên cớ để gây tình cảm với y. Rồi sai một viên quan lớn đi Gia Định, bàn bạc mọi việc về sau, để vui lòng y, và xem ý hướng y như thế nào; liệu có thể giúp ta được một tay không.

Còn thư gởi cho nguyên soái cũ, nếu nói được chân tình, mười phần rõ ràng thì chắc y sẽ trở lại để làm xong cuộc bàn hòa ngày trước. Nếu y được trở lại thì trong khoảng một vài năm, nước ta cũng có thể không có gì xảy ra, vì y với ta đi lại đã có ân tình, chắc không nỡ lại quá vị kỷ một lần nữa. Nếu y không chịu trở lại, thì cũng có thư trả lời của Tây triều (Vì trong thư ta cũng đã nói nếu bàn hòa ở Gia Định hay phải về Tây xin trả lời rõ ràng cho biết). Ta được xem rõ ý hướng thì có đủ thời giờ thong thả đi lại với nguyên soái mới. Nếu việc xong được thì nhường cái công hoàn thành hòa cuộc này cho nguyên soái sau, để gọi là ơn của ta, cũng được vậy chứ!

Tôi có một số ý kiến thô thiển như vậy không biết có được chăng?

Nay kính bẩm.
Lục bộ đại thần, đại nhân soi xét.
Nguyễn Trường Tộ ký.

__________________________________________
*. Nguyên văn chữ Hán: Hv 189/3 trang 3.
    Hv 634/3 trang 30.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #171 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2011, 09:27:07 pm »


DI THẢO SỐ 38

Tiễu trừ giặc biển*

(Tháng 8 năm Tự Đức 21, tức từ 6-9 đến 15-10-1868)

Giặc biển là mối hại chung cho cả nước ta, nạn giặc này đã lâu lắm rồi chẳng phải một sớm một chiều nữa mà tương lai cũng không biết đến lúc nào thì hết, nghiễm nhiên là một giặc dai dẳng. Những thứ giặc khác cũng có lúc bại vong, chứ bọn giặc biển này thì cha truyền con nối. Nước ta bị chúng nhiễu hại, nếu chỉ một vài năm còn có thể dần dà mong khỏi, nếu chỉ có một vài lần còn có thể tìm cách bắt. Nhưng đến nay chúng tới lui chẳng phải chỉ một hai năm, cướp bóc giết hại chẳng phải chỉ một hai lần nữa. Sự tổn thất của công và của tư mỗi năm kể có số vạn, đường thương mại không thông, hàng hóa ứ đọng, thật là một cái hại lớn cho sinh dân. Năm này qua năm khác chẳng đã thiệt hại hằng ức triệu đó sao? Dân ven biển, những nhà buôn bán giàu sang là cửa họng của cư dân thượng bạn hạ bạn, thế mà mấy năm nay bị chúng cướp phá giết chóc không biết bao nhiêu nay đã trở thành nghèo cùng. Thử xem nội tình hình Ba Trang hiện nay đã không nói hết được, thì suy ra cả nước cũng có thể biết như thế nào. Có hằng sản mới có hằng tâm, dân nếu đói khổ thì tuy có bụng thích việc nghĩa việc công cũng chẳng làm được gì. Sở dĩ nước Anh cường thịnh cũng chỉ do trước hết thi hành cái kế sách làm cho của cải dồi dào, và sửa sang binh bị cũng lấy việc nuôi dân làm trước hết. Như thế có thể nói họ biết được cái căn bản. Nước ta một mặt là bờ biển, đất hẹp mà dài, đường bộ khó đi lại, không như hình thế nước khác hoặc tròn hoặc vuông đi lại không xa. Cho nên cái mà ta nhờ vào đó để lấy xa làm gần thì duy chỉ có đường biển mà thôi.

Nhưng đường biển lại có ba cái hại lớn: Một là gió bão, hai là giặc biển, ba là người Tây. Muốn trừ được ba cái hại đó thì chỉ có kế khai cảng. Ở đoạn cuối trong bài Tế cấp bát điều tôi đã nói kỹ. Đó là kế hay nhất. Thứ đến, tuy cũng có những mưu kế khác nhưng đều thiếu sót không được trọn vẹn, trong cái lợi có cái hại, tôi xin phân tích như sau:

Đường duyên hải nước ta từ Quảng Yên trở vào từ Bình Định trở ra là một trong ba đường gió bão trong địa cầu này. (Ba đường gió bão ấy là: Một ở biển ta, một ở vịnh Mạnh Gia Ấn Độ và một ở vịnh Mạch Tây Ca ngoài ra không đâu có gió bão nữa). Biển thì ba mặt Đông Nam Bắc có rất nhiều đảo đếm không hết. Người Thanh ở trên các đảo này tụ nhau làm giặc. Đây là số giặc biển nhiều nhất trên địa cầu. (Trên địa cầu có hai chỗ có giặc biển, một ở Địa Trung Hải nay đã dẹp yên, duy chỉ có hình thế Nam Dương - tức Thái Bình Dương thì khác. Người Thanh quá đông không có cách gì để trừ hết được). Gió bão thì phạm vào thiên thời, giặc biển thì phạm vào địa lợi, cả hai thứ đó làm hại rất ghê gớm, mãi mãi không thôi, rất khó xử trí. Còn người Tây thì giỏi về thủy lộ, nước ta khó chống đỡ được. Chỉ có cách bình tĩnh mà đối phó, giữ hòa để bao vây, khéo bề xử sự thì họ cũng chưa vội nhiễu hại ta, mà trái lại còn giúp ta nữa. Trong các bài từ trước tôi đã bẩm rõ. Nói về việc khai cảng thì rất cần thiết đối với việc trừ hai cái hại gió bão và giặc biển nói trên (Trước đã bẩm rõ sự lý, nay không nói nữa), còn đối với người Tây thì tựa hồ như chưa cần thiết. Nhưng cứ theo như bài tôi đã nói trước đây là sau này khi ta đã đủ sức gây khó khăn cho họ thì cái khoản đó (khai cảng) thật là thượng kế. Cái lợi hại của nó gió bão giặc biển không sao so sánh được. Cho nên khai cảng là một kế lớn có lợi dài lâu cho nước ta, thế mà nhiều người không hiểu rõ cái quan hệ lợi hại đối với quốc dân sau này, chỉ thấy cái cực nhọc tạm thời trước mắt mà bàn chuyện cản trở, đó là điều do chưa suy kỹ mà thôi. Bởi vì thói thường người ta chỉ lo cứu hoạn mà không biết lo làm sao cho mối hoạn không sinh ra. Đợi cho hoạn nạn sinh ra rồi thì ngày nào cũng lo cứu không xong còn nói gì đến lợi được nữa? Nếu khiến cho hoạn không sinh thay vì cứu hoạn thì có thể nói rằng khai cảng là khiến cho hoạn không sinh ra vậy. Cho nên mới bảo đó là kế rất hay. Nếu ta biết cư xử thỏa đáng với người Tây thì sẽ cùng nhau sống yên ổn vô sự, mà lại có thể tăng cường tiễu trừ giặc biển khiến chúng không dám lui tới. Hai việc đó còn có thể làm được, còn đối với gió bão mà không mở cảng thì không thể làm được. Nếu đường cảng làm thành rồi, thì ba cái nạn kia không thể làm hại ta được nữa, như thế mới là kế vạn toàn. Trong bài từ trước tôi đã nói rất rõ nay chỉ nói sơ qua lý lẽ của nó mà thôi. Đấy là kế sách lâu dài không phải là việc có thể làm trong một lúc. Nay trong những việc cấp bách tuần tự có bốn điều kế sách sau đây tưởng cũng có thể làm được:

1. Nhờ vào thế lực của Tây.

Vì bấy lâu ta bị bọn giặc bể cướp phá giết chóc, đến quan lính cũng không thể phòng chế được, huống nữa thường dân trong tay không có một tấc sắt. Việc đó từ lâu mọi người đã tai nghe mắt thấy, thiên hạ không ai không biết, không thể che giấu được. Nước ta sở dĩ bị người ta xem là yếu hèn vì có nhiều lẽ mà đấy là lẽ thứ nhất. Giặc biển so với binh thuyền người Tây thì cũng như chuột so với hổ mà thôi. Đến bọn phỉ hèn mọn như thế mà ta còn không thể tiễu trừ được huống chi là kẻ địch lớn. Cho nên bảo rằng ta yếu là vì thế. Nay nếu không mượn binh lực của họ thì hèn yếu mà vẫn không được lợi gì, vẫn hoàn hèn yếu. Nếu họ thay ta tiễu trừ thì tuy mang tiếng hèn yếu nhưng được lợi lớn, cái tiếng hèn yếu tuy không khác, nhưng lợi hại thì có khác, những cái đó đều do ta cả. Xưa kia Thân Hậu nhờ Nhung binh trừ nội loạn, Đường Thái Tôn nhờ Đột Quyết lấy thiên hạ, cho nên nói chịu nhẫn nhục để được việc lớn thì có gì xấu hổ đâu? Nay nếu ta thành thật đi lại với họ, coi như anh em, đem việc đó nói rằng: Bọn giặc biển lấy biển làm vườn, lấy nước làm nhà, ẩn hiện bất thường, nước tôi có lắm việc không thể phòng tiễu được hết, nay Tây Nam đã hòa hiếu mà đường đi lại Nam Bắc không thông như thế cũng chẳng lợi ích gì cho quý quốc, quý soái trước đã có lời như vậy nay nếu thỉnh thoảng tuần hành trên mặt biển bắt hết thuyền phỉ giao cho nước chúng tôi xử trị thì chẳng những thông được đường buôn bán mà còn làm tăng thêm tình giao hảo giữa hai nước. Như thế họ sẽ vui lòng giúp ta, ta có thể ngồi hưởng lợi. Nếu bảo để họ đi lại đường biển, ra vào cửa cảng như thế, lâu ngày sẽ có bụng này khác, như người xưa nói: Dẫn lang binh để trừ nội khấu, nhưng sự thế bây giờ khác không thể cứ nói mãi một cách như vậy được. Nếu có thời cơ có thể quấy nhiễu ta thì dù không tiễu phỉ họ cũng đột nhập đất ta. Dù không qua lại mà nước ta không có chỗ nào họ không biết, che giấu cũng chẳng được nào! Tôi thấy trong thiên hạ cũng có nhiều nước chưa từng có một người dân đạo, một vị giáo sĩ, một Tây thương ra vào thế mà họ chỉ đến một lần đã chiếm trọn được cả nước. Thế thì bảo sao?

Năm trước có một quan Tây tên là Vĩ An (Vial), lên Kinh đến sứ quán ba ngày rồi trở về Gia Định. Tôi giả hỏi ông ta hình thế Phú Xuân, để xem tầm mắt nhận xét của ông ta như thế nào. Ông nói: “Chỗ ấy rất có hình thế, nhưng sự bố trí còn nhiều chỗ thất thế không hợp với địa lý binh pháp. Nếu người Tây mà ở đấy thì dù lực lượng nào cũng không thể xâm nhập được. Tôi nói: “Nếu người Nam mà bố trí đúng phương pháp như người Tây thì thế nào?” Ông ta cười nói: “Tuy có công cụ nhưng không có người biết sử dụng điều khiển thì cũng bị vây hãm mà thôi”. Tầm mắt của ông ta thật là tinh vi, thấy một góc mà có thể biết được bốn mặt, cho nên mới nói như thế. Còn chỗ nào có thể ngăn trở được họ đâu? Nếu ta đối xử khéo với họ thì mối hoạn sau này chưa chắc đã sinh ra ngay mà hiện tại có thể trừ được hại lớn. Thế thì ta nhân lợi ích đó để làm con đường đi đến giàu mạnh không được sao? Họ sở dĩ có bụng giúp ta đánh phỉ cũng là muốn thông đường buôn bán với nhau, cũng là vì lợi cho họ mà cũng nhân đây dò xem ta có thành thật hòa hảo với họ hay không. Nay ta nên nhân đấy mà thuận với họ để có lợi cho ta để phá cái thâm kế đó của họ, để họ không gấp rút mưu tính được ta (Trong các bài trước tôi đã bẩm rõ). Như thế thì ta mới được thung dung để tìm kế khác. Đó là giả cách thuận với họ, trọng vọng họ để được lợi. Cách này trong binh pháp gọi là ty mà kiêu là thế. Nếu bảo rằng chịu ơn của họ thì sau này hoặc có yêu sách gì cũng sẽ khó bề thoái thác. Theo tình thế hiện nay mà nói thì ta tuy không chịu ơn họ, mà vạn nhất họ cứ nhất định đưa yêu sách liệu ta có thể có sức chống lại được không? Ta cũng không thể chống được thì bất kỳ chịu ơn hay không chịu ơn cũng bị sự phiền nhiễu đó. Chi bằng chịu ơn mà được lợi rồi cam chịu sự phiền đó còn hơn. Nhưng yêu sách là việc chưa chắc đã xảy ra mà ta có thể thư giãn được tình thế cấp bách hiện thời, nhân cái việc chưa chắc đã có đó để mà được cái lợi nhất định, chẳng còn hơn là đợi đến lúc không thể chối từ mà chẳng được lợi gì cả hay sao? Vả lại, ta đã từng chịu lụy họ mà chưa được đền bù, nay họ bỗng nhiên muốn thi ân cho ta phải chăng ý trời lấy đó làm sự đền bù cho ta cũng chưa biết chừng, như thế sao lại không chịu? Xưa kia, quan nhà Thanh cũng đã từng nhờ người Anh hợp lực tiễu trừ giặc biển mà cũng chưa hề thấy người Anh nói gì đến ân với huệ. Trung Quốc còn nhún mình để được lợi huống hồ ta? Đem khí khái ra mà nói thì cũng khó nhún mình thực đấy, nhưng cái câu “Tuy bại mà vinh” của người xưa thật đã tạo sai lầm cho không biết bao nhiêu người. Đó là chỉ nghĩ đến cái danh riêng mà không biết vụ cái lợi ích chung. Binh pháp có nói: “Tiến không cầu danh, chỉ làm sao bảo vệ được dân mà thôi”. Nói về cái dũng có ý nghĩa thì những việc làm vì nước vì dân ai có thể bảo đó là sai trái? Cho nên cái kế nhờ vào sức người Tây hiện nay có thể thực hành được.
__________________________________________
*. Bản Hán văn: Hv 189/4 tờ 4 - 16. Bài này được viết từ Nghệ An, nơi mà Nguyễn Trường Tộ đã trở về từ cuối tháng 4 - 1868.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #172 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2011, 09:27:45 pm »


2. Nhờ cái kế lập hội buôn của các nước.

Trước đây khi ở Gia Định tôi thấy có nhiều nhà buôn người Tây muốn đệ đơn về Kinh xin được thuê họ trừ giặc cướp. Tất cả mọi việc trên mặt biển đều xin giao mặc họ cả, bất luận thuyền nhà buôn, thuyền của dân nếu bị nạn họ sẽ bồi thường. Tất cả các thuyền lớn nhỏ mỗi năm sẽ nạp cho họ một số thuế. Tất cả cảng khẩu nào thuyền họ có thể vào xin cho họ được ra vào buôn bán. Cách này cũng có nhiều nước đã làm. Lần này họ bàn bạc với nhau như vậy nhưng vì thấy nước ta còn nghi kỵ, nên phải bỏ dở. Nay nếu muốn theo cách này thì nên vào Gia Định thương lượng với họ, nếu thấy hai bên không có gì trở ngại thì mới thực hành. Nguyên năm trước số thương nhân từ Bình Thuận trở ra đã bị khổ nhiều vì giặc cướp đã đem việc ấy nói với họ, cho nên mới có sự bàn bạc như vậy; việc này với việc thuê người Thanh bắt phỉ tuy cách làm giống nhau nhưng sự thể thì khác. Bởi vì thuyền người Thanh và thuyền bọn phỉ giống nhau khó phân biệt, vào cảng thì buôn, ra cảng thì cướp, làm sao xét hỏi rõ ràng được. Hoặc có thể họ giả vờ hộ tống thuyền nhà nước, rồi sau đó lại thông đồng với bọn phỉ khác để đánh cướp chia lợi với nhau. Hoặc có thể ở các tỉnh, các cảng buôn có người Thanh ở biết đâu trong đó không có người chực rình mò thuyền buôn ra vào rồi thông báo cho bọn phỉ biết. Hoặc có thể quan lại ta đã dò xét tuy biết qua tình hình nhưng sự việc còn uẩn khúc, chưa làm gì được, thế cũng khó xác minh. Hoặc có thể họ giả vờ không biết để cho xong chuyện hoặc cố ý để cho phỉ đào thoát để chia lợi, hoặc biết chắc là thuyền bọn phỉ đã bắt giải rồi, nhưng lại được bọn phỉ đút lót cho để kiện lại khiến người khác thấy chúng là co vòi không dám lôi thôi nữa. Những tệ hại như vậy đâu đâu cũng nghe. Cho nên tiếng là phòng giặc mà thực ra là làm nhiều giặc thêm. Như hồi tháng tám, tháng chín năm nay còn có cướp mà năm trước không có. Đó mới chính lả dẫn lang binh để trừ giặc vậy. Còn như người Tây lập hội thì đã có quan Tây coi sóc. Một là nếu có ai làm điều phi lý thì tư cho quai Tây sửa trị. Hai là, họ và ta ngôn ngữ bất đồng, nên cũng khó trà trộn trong ta để làm bậy. Ba là, thuyền của họ qua lại ra vào hình dạng khác nhau, khó bề khi vào cảng thì buôn, khi ra cảng thì làm giặc cướp. Bốn là, nếu thuyền của ta bị mất cướp thì sẽ được bồi thường. Năm là, họ với người Thanh không phải là một tộc loại nên khó vì tình mà bao che. Đó là năm sự thể khác với việc mượn thuyền người Thanh, nên có thể thi hành được.

3. Ta tự mua sắm hỏa thuyền.

Mỗi tỉnh lớn nếu có thể mua được vài ba chiếc binh thuyền chắc chắn, cỡ vừa vừa, vào được cảng của ta, trong thuyền có đầy đủ khí giới như là thuyền của người Tây, thì gởi thư cho Tây soái nhờ họ thuê cho một người cầm máy; mỗi tháng trả lương nhiều nhất là 150 đồng bạc, lại nhờ thuê cho mỗi thuyền 12 tên thủy binh pháo thủ và do người cầm máy chỉ huy, lương mỗi thủy thủ mỗi tháng nhiều nhất là 30 đồng bạc. Lính Tây cùng với thủy binh ta coi việc điều khiển đại bác, nhưng có khoảng hai chiếc mới có thể vây hợp được. Về than đá thì chỉ khi nào hợp chiến truy đuổi mới cho vào lò, còn bình thường khi vận tải đi lại chỉ dùng than củi cũng được. Tổng cộng số tiền lương của người cầm máy và 12 tên lính Tây mỗi năm là 6.120 đồng. Số tiền đó chia cho các thương thuyền hàng năm phải đóng góp. Nhưng thuyền lớn lúc bình thường thì vận tải khi có phỉ thì đuổi bắt, bắt được thuyền thì lấy của cải trong thuyền bắt được đó cho hết quan lính trong thuyền. Còn bọn phỉ thì đày chúng ra các vùng ven núi, bắt chúng làm khổ dịch khai khẩn đất đai như trong bài Tế cấp bát điều trước đây tôi đã có một đoạn trình bày rõ. Nhưng mua  thuyền thì phải đến tận xưởng đóng thuyền bên Tây mới mua được thuyền tốt. Nếu ở Hạ Châu, Hương Cảng mà có thuyền tốt thì người ta để dùng không bán, chỉ bán cái hư mà thôi, hơn nữa giá lại cao, khó chọn mua được. Cho nên phải đến Tây mới được. Nếu ta mua được mỗi tỉnh lớn một vài thuyền thì chẳng những có thể tiễu trừ được bọn giặc mà người của ta lâu nay quen thuộc đường biển sẽ có lợi ích rất lớn, đối với việc nhà binh cũng được ích dụng to, thế nước sẽ thêm mạnh, mối lợi thật không thể nào kể hết. Bờ biển của nước ta dài mà thuyền của bọn chúng thì tới lui vô định, đến bất thình lình thì không những cướp trên mặt biển mà còn có thể đột nhập vào cảng để cướp nữa. Thuyền của ta nặng nề khó có thể trong chốc lát mà đi cấp cứu được, tức tốc phi báo được. Đó là sự bất tiện của địa thế. Nay nếu có hỏa thuyền đi từ Bắc vào Nam chỉ mất vài ba ngày, như thế bao vây đuổi bắt không khó, biển xa thành gần. Nếu ở các tỉnh có thông tin bằng điện thì một khi bọn phỉ vào tỉnh này, các tỉnh hai bên tức thời sẽ được báo tin. Hỏa thuyền sẽ chia làm hai cánh từ ngoài biển xa dần dần tiến vào, khi đó trong cảng cũng xuất binh hợp chiến. Như thế bọn chúng trong ngoài đều bị chận đánh không thể nào thoát được. Vả lại, bọn phỉ thấy ta có hỏa thuyền tuần hành như vậy, không đánh chúng cũng tự tan rã vì sợ chưa cướp mà đã bị bắt. Lâu quá chẳng làm ăn gì được trên mặt biển nước ta, ắt chúng phải tìm đường đi chỗ khác. Thế là dần dần ta sẽ hết mối loạn này. Nếu chỉ dùng mấy cách cũ bấy lâu, chẳng những không trừ tiệt mà ngược lại dần dần còn tăng thêm. Bọn chúng ngày càng đông, mà mặt biển thì không đủ cho chúng vẫy vùng. Giả sử dân ta có người như Trần Nghĩa Long dẫn chúng lên bờ thì mối họa lại còn ghê gớm hơn thế nữa.

4. Phân biệt thật giả.

Thuyền của người Thanh xưa nay ra vào các cảng khẩu đã thành thói quen, trong đó có cái đã biến thành thuyền ăn cướp, có cái đã trở thành thuyền buôn bán, có cái khi vào thì buôn khi ra thì ăn cướp, có cái năm trước đi buôn năm sau đi cướp, có cái đi buôn lỗ vốn trở lại ăn cướp. Chỉ vì bảng hiệu lộn xộn khó kiểm tra rõ ràng nên bọn phỉ này mới có thể che giấu chui rúc trốn thoát như chuột. Xét kỹ số thuyền người Thanh đến nước ta, chỉ có địa phận duyên hải Quảng Đông giáp Quảng Yên nước ta là nhiều nhất, thứ đến là thuyền của người Quảng Châu, Quỳnh Châu, Triều Châu, Phúc Kiến v.v… Nếu thuyền ở những nơi này muốn đi Hạ Châu thì đi ngoài biển khơi không gần đất ta. Thỉnh thoảng có một vài chiếc vào thẳng biển Bình Định, Phú Yên, nhưng phần nhiều đều không phải của người lương thiện. Nếu là lương thiện cũng phải biết tránh né không đi thẳng huống nữa lại đi lọt vào trong. Theo luật thế là gian không thể chối cãi được. Nay xin tư cho các quan nhà Thanh vùng duyên hải Quảng Đông, Phúc Kiến rằng: Phàm những thuyền nào của người Thanh muốn đến nước ta phải lĩnh tờ chấp chiếu của địa phương ấy, viết rõ năm tháng và vào cảng khẩu nào. Lại ghi rõ kích thước hình dạng của thuyền. Phải nhất luật đi thẳng. Ghi rõ ngày rời bến của họ. Đến cảng nước ta ước độ trong vòng một tháng, thì mới thật đến Quảng Yên. Chỗ giáp cận với ta thì ước độ trong một tuần. Đã vào cảng ta thả neo rồi, bất luận bao nhiêu ngày tháng, khi trở về phải lấy tờ chấp chiếu của quan ta, có ghi rõ năm tháng, lại ghi rõ cả hình dạng thuyền như thế nào nữa, đồng thời đóng dấu vào tờ chấp chiếu, rồi ra khỏi cảng mà đi thẳng về. Nếu muốn ghé cảng khác của ta thì phải lĩnh bằng của cảng gốc có ghi rõ chỉ vào cảng ấy mà thôi, không được vào cảng khác. Nếu muốn đi Hạ Châu hoặc Gia Định thì không được ghé hải phận của ta, trừ khi có bão. Nếu đến hải phận nước ta mà không giấy chấp chiếu ghi ngày tháng gần đây, hình dạng thuyền không phù hợp với hình dạng ghi trong chấp chiếu thì đều coi là thuyền gian. không kể có thấy cướp hay không, có tang vật hay không có tang vật đều nhất luật bắt trị tội. Lại viết thư cho các nơi Hương Cảng, Quảng Đông, Mã Súc, Hạ Châu... đem việc này yết lên các phố để các thương nhân chuyền cho nhau biết rõ rằng phàm có thuyền vào cảng của ta mà ngày tháng ghi đã lâu rồi tức là đi ăn cướp, đã ra khỏi cảng của ta rồi mà không về thẳng, hoặc ghé vào cảng khác mà không ghi chép rõ ràng thì đều coi là ăn cướp, hoặc không có bão mà cũng ghé vào cảng, hoặc không phải lúc mà đến (Như ở Nhật Bản một năm chỉ được mấy ngày ghé vào cảng thôi, ngoài những ngày quy định đều bị đuổi ra hết) hoặc đậu lâu không chịu về, hoặc không có việc gì mà đến, hoặc lui tới trên mặt biển và đến các đảo thuộc nước ta, đều nhất thiết bắt trị trọng tội không được viện lý gì hết. Báo cho họ biết trước như thế. Phàm vào nước người ta mà không hỏi rõ tục lệ nước người ta thì bị bắt, không phàn nàn gì cả. Trong vòng một năm đã cáo thị rõ ràng rồi mà còn gặp thuyền như vậy trên biển thì đều có quyền tóm bắt hết. Quan nhà Thanh và bọn phỉ cũng không thể biện bạch gì được mà các nước cũng không thể cho ta là hà khắc. Bởi vì nước ta bị nạn giặc biển quá nguy kịch, nên không thể không đóng cửa tạ khách như thế. Địa thế nước ta Bắc kỳ là đầu, Trung kỳ là bụng, Nam kỳ là chân. Nay Nam Kỳ đã bị hãm rồi, thì Kinh sư phải dựa vào Bắc Kỳ thôi. Nay đường đi gian nan như vậy mà việc tương lai chưa phải đến đây là hết, nếu không ra sức nghĩ cách khai thông thì mạch máu bị ngẽn tắc, thân thể làm sao yên được?

Bốn điều trên đây đều nhằm thực thi trong tình hình cấp thiết có thể tạm ứng dụng được. Tôi chỉ nói đến cái lợi mà không nói đến cái hại. Cũng có chỗ khuyết điểm chứ không phải hoàn toàn, trong cái lợi còn có cái hại, không bằng việc đào kênh là vạn toàn hơn cả. Ngoài ra tuy cũng có một vài kế sách nhỏ nhưng tôi không muốn nói ở đây. Nếu đào cảng mà gặp phải một vài đoạn vì núi ghềnh cách trở thì mở đường bộ, cũng không phải là chuyện khó. Muốn qua núi cao phải theo cách cho đi vòng quanh có thể đỡ chân, làm không khó mà cũng chẳng tốn kém là bao. Đợi đến lúc đào kênh mở đường tôi sẽ nghĩ cách làm sau.

Tôi có một vài ý kiến thô thiển như vậy, không biết có được hay không?
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #173 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2011, 08:55:13 pm »


DI THẢO SỐ 39

Kế hoạch thu hồi sáu tỉnh*

(Ngày 12 tháng 12 năm Tự Đức 23, tức ngày 1 tháng 2 năm 1871)

Tôi giáo sĩ1 Nguyễn Trường Tộ kính bẩm.

Đại phàm việc thiên hạ, để thời cơ trôi qua mà hối tiếc, với thời cơ chưa đến mà cưỡng làm, đều sai lầm như nhau cả. Cho nên người khôn tùy thời mà giải quyết công việc, tùy việc mà ra mưu, gặp thời làm được thì gấp rút ra tay, không bỏ qua cơ hội.

Hiện nay người Pháp đang gặp vận hội thay đổi lớn. Chính là lúc ta nên gấp rút đặt kế hoạch. Năm trước tôi đã nói “kỳ hạn khôi phục trong mười năm”, là cũng đã liệu trước sẽ có cơ hội này, chứ không phải nói quàng nói hão. Những lời trình bày của tôi trong những năm gần đây, tất cả đều quy vào việc tạm hòa để nghỉ sức, canh tân để mạnh thế của ta, cầu viện để giúp thêm cho ta. Còn dùng binh lực để quyết liệt một phen thì chưa nói đến. Vì muốn khôi phục lại được, tất phải đổi mới tiến lên và giao thiệp rộng. Có hai cái ấy làm cơ sở, binh lực mới từ đó mà ra. Nhưng làm hai điều này phải khá lâu chớ không phải kể năm kể tháng mà được. Nếu không lo làm nhanh, đã muộn lại muộn thêm, khi thời cơ đến mà phương tiện chưa đủ, hóa chẳng đáng tiếc lắm ru?

Nhưng việc đã qua rồi. Xử trí tình thế cấp bách hiện nay, cũng còn có một kế, đấy là gấp rút đi Tây, để xin trả lại sáu tỉnh.

Hồi mùa xuân năm Tự Đức 21, nguyên soái Gia Định có nói về việc hòa. Nếu lần ấy đi Tây, thì dù được hay mất, việc cũng đã ngã ngũ rồi, nay cũng khó mà thương lượng lại. Nhưng Triều đình đã chưa vội đi Tây, nên nay việc vẫn còn là mới, đấy là một điều may.

Nay nguyên soái Gia Định đã chết, và các viên chức lớn hay sinh sự với ta, quá nửa cũng đã tiêu điều rơi rụng, không còn ai ngăn trở ta, đấy là hai điều may.

Tất cả nhưng việc ngày trước, vua họ ưng chuẩn cho nguyên soái Gia Định làm, thì nay vua họ đã bị cầm tù rồi, không có quyền cố chấp ý kiến trước, đó là ba điều may.

Đến cuối mùa thu năm Tự Đức 22, vua họ viết thư thôi thúc việc hòa ước, mà Triều đình lại chần chừ, chưa chịu hoàn thành việc hòa đó với vua họ, đấy là bốn điều may.

Hiện nay tuy nước họ tạm lập quốc trưởng, nhưng quyền bính còn lâu vẫn chưa ổn định, chính sự trong nước còn bàn nói lung tung khắp nơi, đấy là năm điều may.

Có năm điều may lớn ấy là có thời thế cho ta vậy.

Nay xin cho một đại thần vào Gia Định, đem việc ấy bàn kín với nguyên soái mới, nếu liệu thế y có thể dồn quân về giữ một nơi, còn các nơi khác trả lại cho ta hết, như trong tờ bẩm trước tôi đã bày tỏ, đấy là kế hay nhất. Nếu không được như thế, thì hãy trở về chờ đợi ít lâu.

Một mặt mật sai người đi khắp sáu tỉnh, xúi dân đâu đâu cũng dự bị làm loạn, và tung tin khắp nơi, khiến cho y biết được việc ấy. Nếu y muốn tìm mối manh để bắt giết, sẽ không tìm ra chứng cớ rõ ràng. Lại sợ sáu tỉnh nhân khi bên nước y có việc, mà Triều đình ta còn nội công ngoại kích nữa, lỡ bùng nổ ra, chưa biết hơn thua thế nào. Như thế chắc y phải trông ngóng chờ đợi, chưa dám thi hành ngay thủ đoạn độc ác để hại dân.

Một mặt sai người đi Hương Cảng bảo các khách buôn giàu, hứa ngày sau sẽ cho buôn bán ở một hai cửa biển lớn và cho bán nha phiến cả nước mà không đánh thuế, nhưng trước hết xin họ xuất tiền cho mượn mua một số đại pháo, và nhờ thuê cho một số người Anh lưu vong. Lại ở các cửa Thuận An, Nghệ An, Đà Nẵng, sông Gianh xây một số pháo đài theo kiểu Tây, nói là để phòng bị tụi giặc cướp khác. Như nói rằng: Ngày trước sứ thần Y Pha Nho tức giận mà bỏ đi, nay y đã đối lập với nước Pháp, thời hòa ước trước, do hai nước đồng ý nay không có giá trị nữa, như thế sợ sẽ lây vạ đến ta. Vả lại miền Bắc có loạn, cần phải đề phòng. Như thế y cũng khó kiếm cớ tranh chấp ngăn cản không cho người Anh làm. Trong mỗi đồn, xen vào vài chục người Anh, canh giữ luyện tập với quân đội ta, tiếp đãi tử tế để lấy lòng họ. Phòng bị được như thế thì y dù muốn đem quân lính Gia Định ra gây sự, thấy ta đã phòng bị, cũng không dám bức hiếp ta.

Một mặt từ Nghệ An trở vào Nam, giả vờ thôi thúc quân lính, ban rõ hiệu lệnh. Tất cả dân xã đâu đâu cũng đều phao tin là dâng sức dâng mưu, khắp mọi nơi nổi lên đánh giặc, thì chắc y cũng sẽ nghe biết.

Một mặt mật sai người đi Cao Miên, tìm Cầm Bô lấy lời khôn khéo xúc sử y trên ấy nổi dậy trước, dưới này ta sẽ đánh thúc lên, thì y một là còn căm mối thù trước, hai là muốn đuổi người Pháp để giành ngôi vua Miên, nên dù chưa làm được gì to, nhưng cũng đủ chặn tay người Pháp.

Một mặt cho đi phao truyền rộng rãi rằng: Phàm những người Nam được Pháp huấn luyện làm lính tập, mã tà, tuy nói là làm việc cho Pháp, nhưng trong đó số nhiều có bà con bị Pháp hãm hại. Trong số đó còn có nhiều người nghĩa khí, được quan to ngầm sai, giả đi lính cho Pháp để dò xét tình hình người Pháp, đợi có cơ hội làm được là sẽ làm nội công cho Nam triều. Hiện nay nước Pháp đã có loạn lớn, thế tất không giữ được sáu tỉnh. Vì vậy mà giả đưa thêm lính muốn dương oai diễn võ, để yên lòng người đó thôi. Chúng ta ai là người còn có lòng người, còn nhớ đến Tổ quốc, hãy tất cả đâu đó sẵn sàng.

Còn những người Trung Quốc, từ trước đến nay đã cùng ăn ở với người Nam, mọi việc đều được tự do, mà người Trung Quốc lại được người Nam biệt đãi, vẻ vang biết bao. Từ lúc người Tây đến đây, không kể mới cũ, người Trung Quốc đều phải có giấy tùy thân, lại phải có giấy phép. Mọi việc đều bị bó buộc ngược đãi, chẳng khác gì tôi tớ, chỉ rộng rãi với người giàu mà thôi. Vả các người tuy là khách, nhưng ở nước Nam đã lâu, cha truyền con nối, còn hơn là đất nước quê hương, nay bị thế Tây ức hiếp như thế, không gì bằng nhân lúc loạn ly, ngầm tiếp tay với người Nam, để đuổi chúng ra khỏi nước thì các người chẳng những được tiện lợi lâu dài, mà lại có công lớn với chính nghĩa, ngày sau còn được nhiều đối xử tốt hơn nữa.

Lại nói hết với các quan phủ huyện và những người đã nhận chức vị của Tây rằng: “Chúng ta trước thấy thế Tây mạnh, bất đắc dĩ phải theo họ, để kiếm kế nuôi thân, nuôi gia đình, chớ không phải bản tâm muốn theo Tây. Lâu nay thấy người Tây chiếm ở, Triều đình cũng không can thiệp gì, tưởng chúng ta cũng có thể tạm yên, dựa Tây làm núi Thái Sơn. Không ngờ vận trời có khi xoay vần, khiến cho bọn ỷ vào cái thuật xảo trá cũng có ngày cùng, mà kẻ có thế cũng khó ỷ thế mãi được. Nay gặp lúc nước họ có loạn lớn, nếu Triều đình ra sức đấu tranh thì họ cũng khó đứng vững”. Dẫu chúng không sớm thấy thời cơ mà đi đôi với Triều đình thì nếu binh quan đánh không thắng, cũng không nỡ bại lộ cơ mưu ta ra. Còn nếu thắng được, thì chúng ta đã thông tình trước, cũng có chỗ để lập công chuộc tội.
__________________________________________
*. Bản văn chữ Hán: Hv 189/3 tờ 71 - 90 và Hv 634/3 tờ 46 - 76.
1. Ở đây, cũng như trong một số văn bản kế tiếp, chúng ta thấy Nguyễn Trường Tộ tự xưng là giáo sĩ. Thực ra trong các văn bản của Triều đình, trước đó đã gọi Nguyễn Trường Tộ là giáo sĩ. Nhưng từ giáo sĩ ở đây không có ý nói là chức sắc trong đạo giáo như linh mục, chẳng hạn, mà chỉ là nhân sĩ tôn giáo.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #174 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2011, 08:56:15 pm »


Từ khoản: “Luyện tập làm lính” trở xuống ba khoản, ta bí mật cho người giả đưa thư từ qua lại với những người này, cố ý làm rơi, hoặc chọn người khôn khéo luồn vào, hoặc cố ý giả đưa nhầm thư cho người Nam, chân tay của người Tây, làm cho chúng nó nghi ngờ lẫn nhau, dò xét lẫn nhau, đùn đẩy lẫn nhau, thì ắt cho rằng quả thực có việc ấy. Nhiều người thì sẽ lộ, quan Tây chắc chắn càng sinh nghi. Tuy bọn chúng càng nói thuận phục chừng nào, người Tây lại càng thêm nghi chừng ấy, mà lạnh nhạt ngược đãi chúng. Lúc ấy ta mới có thể dụ dỗ chúng về với ta, thời sự tích phải lộ dần, người Tây càng thêm nghi, mà sau không dám tin dùng người mình nữa. Tuy bọn thông ngôn có thật sự tâng công, nhưng người Tây cũng không dám tin lắm nữa, như thế có thể làm rối loạn sự nghe ngóng của họ, lấy không làm có, lấy có làm không, ta mới có thể thực thi được kế lật đổ họ, mà còn có thể cô lập những bọn tai mắt vây cánh cửa họ. Không chụp ngay thời cơ này, thi hành gấp kế này để nước họ sau khi mọi việc yên bình, thêm ơn thu dùng người mình thì sẽ như Vial đã nói năm trước: “Tập luyện được 7, 8 nghìn lính người Nam, mình có thể hoành hành được nước Nam, như người Anh dùng lính Ấn Độ không cần dùng nhiều lính Tây vậy”.

Nếu muốn thi hành kế này, để phòng về sau, phải làm lúc này mới có cơ hội, vì dễ làm cho người Tây nghe nhầm.

Một mặt mật sai các nhà đại gia thế tộc trong sáu tỉnh họp nhau làm tờ thỉnh nguyện gửi lên quan Tây sở tại rằng: “Hiện nay chúng tôi bí mật được biết Triều đình chúng tôi sắp có hành động, chúng tôi sợ sau này không biết lợi hại thế nào. Nếu Tây triều liệu không thể chiếu cố được cho chúng tôi, thì xin cho chúng tôi phương tiện. Thí dụ như hoặc có thể chiếu theo khoản hòa ước của tướng Charner đã nói trước, mà trả đất đai lại, chỉ cư trú và buôn bán với chúng tôi thì Triều đình chúng tôi sẽ y theo hòa ước mà chấm dứt mọi hành động, mới tiện lợi cho cả hai bên. Nếu không, chúng tôi ai cũng có tình quyến cố gia đình, cũng sẽ phải lựa chọn nên theo bên nào bỏ bên nào”.

Họ đương lúc đã không dám hạ độc thủ đối với sáu tỉnh, sợ phạm lòng căm phẫn của dân chúng, mà trong tờ thỉnh nguyện của dân chúng thì nói lớt phớt có bên nào ra bên nào đâu cũng khó vin lấy mà làm tội. Còn nếu họ muốn xử phân như thế nào, thì những người này lại nói rõ rằng: Chúng tôi thương tiếc mạng sống hèn mọn của chúng tôi vì nghe như vậy, nên sợ hãi mà nói ra như thế, đề phòng ngày sau; hoặc giả có xảy ra như vụ nghịch Khôi, thì cũng có thể nhờ đó mà làm kế thoát thân mà thôi. Nếu quan Tây có thể bảo hộ được là không có việc gì, thì chúng tôi cũng đều vui lòng sống dưới sự chở che như trước; có gì đáng nghi.

Những người này nói lại như thế, chắc chắn họ sẽ lấy lời dịu dàng an ủi, nhưng trong lòng cũng đã biết rõ là dân tình không phục, còn yên lặng chờ thời đấy thôi.

Hoặc có thể những người này còn sợ sệt, không dám nói, thì ta sẽ mật đem sự lợi hại mà khích động rằng: Bây giờ đương lúc người Pháp gặp hồi nguy bức, như cây gỗ đã mục mà ta lại có cơ hội “nhân thế là ném đá xuống” thời tuy những người này còn ngại ngùng nhưng sợ ta hơn thì cũng phải nói.

Nếu ta làm được mấy khoản như đã kể trên, nguyên soái của họ ắt phải đem sự việc bẩm về Tây triều. Hoặc y có tư giấy sang hỏi ta, ta chỉ nói đây chẳng qua là lời bịa đặt nói bậy. Y tuy trong lòng thẩm đoán là việc ấy không thể không có, nhưng cũng không dám rầy rà gì ta.

Liệu xong các khoản ấy rồi, sai sứ sang Pháp, trước hết đến Kinh đô nước Anh, tùy cơ giao kết, làm cho người Pháp sinh nghi, sau đến quốc trưởng nước Pháp, trước nói là quý quốc có việc, sứ bộ đến viếng thăm, để tỏ tình thân mật, kế đó tản ra, đi tìm đường lối, đem việc bàn bạc. Nếu họ hỏi: Sao đến nơi này mới nói thì nói Triều đình chúng tôi nghĩ quý quốc vừa có việc binh qua, nếu trước đem việc nghị hòa ra bàn bạc, sợ làm phiền nên chần chừ, chưa dám nói thẳng, nhưng đến đây chẳng lẽ về không, mà nếu nói hòa thì xin thực hiện y như đã bàn định trước kia với tướng Charner, mới dám thương thuyết. Và phải nói thêm rằng: Triều đình chúng tôi không phải dám nhân lúc quý quốc có việc, mà đột ngột đến làm phiền. Nhưng vì cuộc hòa đã bốn năm rồi mà chưa thương thuyết xong, nay nhân thấy quý quốc đang có việc, mà bản triều lặng lẽ không nói gì đến, thì hình như cho quý quốc đương có việc bối rối không đủ sức làm xong cuộc. Như thế hóa ra lấy bụng không tốt mà đãi người, đối với tình giao hiếu, có chỗ chưa thỏa. Vả lại, việc của bản triều đối với quý triều chẳng qua chỉ bàn bạc một ngày là xong, không phiền phải tốn nhiều thì giờ tính toán. Huống chi gặp lúc này bản triều không nỡ thừa cơ để đòi lập cái khác, mà chỉ lấy tình nghĩa xin thuận như thế thì mới rõ tình giao hiếu. Nếu đợi khi quý quốc bình yên mới xin bàn lại cuộc hòa hiếu, đấy lại vì tình thế bắt buộc bản triều phải làm như thế. Nếu thế thì giả sử cuộc hòa có thành chăng nữa, cả hai Triều đình đều có chỗ khó coi, khó có thể giữ được sự yên ổn lâu dài không xảy ra việc gì.

Trước đem các lý lẽ ấy nói ra, để đề cao thể diện cho họ, mà che giấu được cái dụng tâm của ta là thừa thế bắt ép họ, khiến họ không đến nỗi tức khí nổi giận mới có thể dịu lòng mà chịu nghe ta.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #175 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2011, 08:57:37 pm »


Lại nói: Trước đây vua trước có nói cho trả lại ba tỉnh ngoài. Chỉ vì nguyên soái Gia Định cầu công quá đáng, khiến công việc phải trở ngại mà bỏ dở. Bản triều cũng muốn đến quý quốc một lần nữa để bàn định lại hòa ước cũ, nhưng chưa kịp đi thì nguyên soái Gia Định đã ức hiếp mà lấy nốt ba tỉnh trong, viện cớ rằng vì đấy là ổ giặc cướp và vì cớ kinh lược đại thần bản triều ngầm giúp cho Cầm Bô để chiếm lấy, chứ không chịu biện bạch phải trái.

Lại bịa ra nhiều tình trạng nên lấy, tâu về vua trước cho ăn khớp với lời xin, để dự tính làm chỗ đất để thành công sau này. Quý quốc ở xa muôn dặm, lại chỉ nghe lời nói một phía nên khó đích xác được. Bản triều biết rõ duyên cớ, muốn đến quý triều đem sự việc ra biện bạch, nhưng vua trước quá tin nguyên soái Gia Định, giao cho toàn quyền việc biên cương, mà bản triều là người sơ đâu có thể nói nghe lọt tai được bằng người thân.

Nếu không thể biện bạch được rõ ràng, lại làm trò cười cho thiên hạ, như việc lần trước xin trả lại ba tỉnh ngoài, vì thế mà chần chừ chưa dám. Nhưng trong lòng không chịu nổi, nghĩ đi nghĩ lại, cho rằng quý triều còn nhiều quý quan, thế lực có thể áp đảo được nguyên soái Gia Định. Nếu những vị ấy rõ hết được sự tình phải trái ắt bênh vực cho bản triều để đi đến lẽ phải. Cho nên cũng toan hăm hở mà đến, để kiếm cách đối đáp. Cho nên năm trước nguyên soái Gia Định qua lại với bản triều bàn hòa đã ngót một năm, hai bên còn đủ giấy tờ làm chứng. Lúc ấy bản triều chỉ chuyên nói về việc xin trả lại và còn dây dưa không dám hoàn thành việc giao kết, là muốn đợi ngày tự thân hành đến quý triều, để giãi bày cho rõ ràng mà thôi.

Nguyên soái Gia Định rất giận bản triều vì không chịu làm xong cái “công hòa hiếu” của y, mà lại nhất định xin đi Tây cho được. Sợ lộ chuyện thị phi nên nguyên soái Gia Định tìm nhiều cách bưng bít ngăn cản, lại còn nói thẳng vào mặt với quan đại thần bản triều rằng: Nếu sứ bộ nước Nam đi Tây, thì y không chịu đi cùng. Chỉ một lời nói ấy, cũng đã làm nhục bản triều quá lắm rồi. Đến lúc bản triều thấy nguyên soái Gia Định về Tây trước, thì biết rõ, nếu mình quay gót sang ngay, cũng khó đối đáp với y. Cho nên lại chậm thêm hai năm, để đợi thư trả lời của vua trước. Khi thấy các lẽ trong thư trả lời cũng y như những lời thương thuyết của nguyên soái Gia Định, bản triều ngạc nhiên, không biết thế nào. Cho nên lại nhất định phải có lần đi này nữa. Nếu quả bản triều có lỗi còn nguyên soái Gia Định là phải, là đúng thì cứ minh chính quở phạt, rồi công nhiên đem quân đánh lấy, sao lại sai Vial lên kinh nói miệng trước, ép bản triều nếu lấy tình nhường giao ba tỉnh trong thì sẽ xóa hết tiền bồi thường binh phí, và thuyền bè người Nam đi lại buôn bán ở Gia Định đều được miễn thuế, lại hứa tặng cho thuyền lớn, lại phái thuyền đi dẹp giặc cướp để yên mặt bể? Đồng thời còn hứa về sau, nếu trong nước có giặc giã gì, cũng sẽ hết sức đến giúp.

Bao nhiêu những hứa hẹn như thế để đổi lấy ba tỉnh, nay tuy không có giấy tờ gì làm bằng, nhưng Vial vẫn còn đó, lẽ nào lại nuốt lời? Nếu bản triều trái hòa nghị trước, mà nguyên soái Gia Định có thể bắt lý được, thì cần gì phải hứa hẹn như thế? Vả lại nếu bản triều thật có bằng chứng trái hòa ước, mà động đến binh oai của quý triều thì chẳng những bị mất đất, mà còn phải bồi thường binh phí nữa. Cứ xem như ba tỉnh ngoài, do quý triều gây sự ra trước, cho nên bản triều phải đem quân tồi ra hầu, thế mà khi bàn hòa, Bonard còn bắt chịu bồi phí, huống hồ ba tỉnh trong. Nếu quả bản triều có lỗi trước, mà nguyên soái Gia Định đã không bắt bồi thường binh phí, lại xóa cho nợ cũ, và phàm những người, của đã bắt được thu được cũng đều trả lại hết. Như thế thì phúc cho bản triều biết bao nhiêu. Thế mà bản triều lại không thuận nhượng ba tỉnh trong, vốn đã lọt vào tay nguyên soái Gia Định rồi, để kích thêm lòng giận của quý triều. Bản triều có đâu lại hỏng đến thế? Thế lực như quý quốc, bản triều lẽ nào không biết, mà trước sau vẫn chỉ một mực xin trả, cũng đủ thấy tình lý có chỗ chưa được cam lòng thỏa dạ.

Vả lại lúc bấy giờ, các quan đại thần ở ba tỉnh trong và các quân lính thấy nguyên soái Gia Định đến thình lình, đều một loạt mở cửa rước vào, không dám bắn một mũi tên, để tỏ ra là triệt để tuân theo hòa ước. Trong ý đều nghĩ rằng sự phải trái sẽ có ngày tự được phân hiểu, cho nên hãy tạm tránh uy quyền của quý soái, để mong được chiếu cố thương hại về sau. Nếu không thì dù thế lực không đương nổi, cũng bắn liều một mũi tên, mở đường chạy để hết bổn phận của người giữ đất, chớ sao lại để cho quân quan quý quốc được yên nhiên tọa hưởng như đi dự tiệc mừng vậy? Chắc chắn không phải như vậy. Vả lại lúc ấy quan quân bản triều nếu không có định kiến trước, mà ra đối đầu với quý quan binh, thì tuy nguyên soái Gia Định tự gây sự trước, nhưng bản triều cũng không tránh khỏi cái lỗi là tại sao không tránh đi. Cách xử trí của chúng tôi rõ ràng như thế, đủ thấy sự cung thuận và giữ hòa ước biết dường nào!

Đương lúc thảng thốt mà cũng không làm điều gì hấp tấp trái nghĩa, huống chi đương lúc thung dung qua lại với quý soái, mà lại có mảy may trái ước, có thể chỉ trích được sao? Xin quý triều tìm tòi hết những việc qua lại giao tế mấy lâu nay, nếu có một khoản nào có thể bắt lý khiến bản triều hết lời đối đáp được thì bản triều mới phục. Không thế, mà quý triều không chịu thương thuyết lại, thì rõ là quý trều lấy thế lực đè người, mà không có công lý vậy. Ôi! Các việc bất bình trước đây đều do vua trước và soái trước gây ra, mà bản triều chưa có một lần trình bày ra, thì chưa hết lý chưa thỏa tình. Nay quý quốc đã cải miễn, bản triều thiết tưởng quý quốc trưởng ắt có cách xử trí khác. Đối đãi với bản triều theo một lối mới để tiêu những oán hờn xưa cũ mà tạo sự vui vẻ lâu dài, thông thương rộng rãi với bản triều, mà trả lại đất đai thì mới có thể yên vui mãi mãi với nhau được v.v...

Những việc như lấy thông thương để đổi lại đất đai, mà tôi đã trình bày trong các tờ bẩm trước, đều phải đưa ra trình bày lại một lần cho rõ ràng. Lại dùng những khoản như: thông nhiều ngõ ngách, tìm nhiều đường lối cùng với các quan nước họ mà cầu giúp ta v.v... ra mà nói với quốc trưởng họ, và các quan lớn cầm quyền của họ. Chính lúc này là lúc để nói hơn bao giờ hết.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #176 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2011, 08:58:45 pm »


Xét sự thế của nước họ hiện nay, tuy đã lập quốc trưởng, nhưng chưa bao quát được tất cả mọi quyền lớn trong nước. Thế tất phải có một vị lớn có quyền thế nào đó có thể khiên chế được quốc trươtng. Mà quốc trưởng cũng đương cần thu phục lòng người để dựa mà làm việc chắc sẽ không trái lòng người lắm. Nếu ta tìm được vị quan lớn nào mà quốc trưởng đang dựa vào nhiều nhất rồi câu kết với vị ấy, thì tất nên việc. Vả lại việc nước ta đều do vua trước hiếu chiến, muốn theo vết cũ của vua bác, mà chủ trương ở bên trong, dưới thì có một nửa số đại thần xu phụ theo để cầu tiến. Cho nên nguyên soái Gia Định mới nhằm vào cái sở thích của nhà vua, mà làm cho nước ta trở thêm nhiều việc.

Nay may mắn vua trước mất quyền, nguyên soái Gia Định đã chết, còn những người xu phụ ngày trước nay cũng đều tìm chỗ nương tựa khác, nên chắc chắn không dám đem những việc vua trước đã thất bại ra nịnh hót người sau, mà chuốc oán thù với Viện Thứ Dân. Như thế là vây cánh bè đảng đều tan rã.

Vả lại lúc trước, khi tôi ở Tây, đã nghe phao tin rằng: Từ vua trước gây sự với Nam triều tới nay, phàm những việc đã làm, đều bị thiên hạ chê cười tức tối (trong đó có nhiều điều, không cần kể lại). Vì thế mà những người có lòng mưu việc nước, đều tức giận mà đưa ra câu nói ấy để xui dân ở hai lòng. Nay nếu có người vì ta, ra sức giải thuyết, ắt phải vin vào lời nói trước để chứng thực việc ấy.

Huống chi hiện nay những người cùng lo việc với quốc trưởng, ắt trước hết phải lo chỉnh đốn mọi việc trong nước làm trọng, mà quốc trưởng cũng lo lập đảng để gây thế lực của mình, vậy hai hạng người đó đều chắc không để ý lắm đến việc lo chiếm nước ngoài. Sở dĩ còn bám lấy Gia Định là để tỏ rằng còn dính líu với mình mà thôi. Nếu thấy ta cố xin, mà lời lẽ nửa cứng nửa mềm bọn họ ắt phải thầm nghĩ rằng: Hiện nay nước ta mới suy, chưa biết sẽ ra sao.

Nếu ôm đồm quá mà sơ sót, là không khéo xử sự trong khi mình có biến. Sao bằng tạm trả đất lại, mở đường buôn bán để đợi lo tính về sau mới là hợp thế. Vả lại theo các lời lẽ của sứ nước Nam trình bày thì những điều sai trái đều quy về mình. Nếu không biết nhân thời thế mà biến đổi cuộc diện, chẳng may Nam triều nhân lúc mình đương nguy mà sinh sự và nước mình trông được chỗ này thì lại mất chỗ kia, đã mệt về phía Tây lại lo về phía Đông, hai đường đều hỏng cả. Vả lại nghe các quan gần Gia Định mật tư thuyết phục được dân sáu tỉnh chuẩn bị sẽ gây biến động, mà Nam triều thì đã phòng giữ vững vàng, chưa biết họ sẽ làm gì đây. Lại nghe các nhà buôn Anh giúp binh khí cho họ; hoặc giả là nước Anh giúp ngầm ở trong để hất cẳng mình chăng? Thấy sứ nước Nam qua Kinh đô nước Anh trước, không biết mưu tính việc gì. Tình hình đã rõ.

Vả người Anh chưa công khai gây việc, cho nên việc mướn tụi vong mạng đến giúp nước Nam, tưởng đó cũng là thế tất hữu. Vả lại như nước Y Pha Nho và nước Phổ Lỗ Sĩ hiện nay thù địch với ta, mà hòa ước năm trước Y Pha Nho muốn lấy Đồ Sơn, nguyên soái ta sợ rằng ta đã lấy hoàn toàn ba tỉnh rồi mà Nam triều lại còn bị Y Pha Nho cưỡng ép nữa, thế tất hòa ước sẽ không thành, cho nên ta luôn luôn tìm cách cản trở để xong việc mình, làm cho nước Y không thỏa ý muốn, tất phải căm hờn. Mà trong thư Ba Lăng Ca gửi cho Nam triều có câu: “Được ruộng đất, mất lòng anh em”; lại tiếp đãi sứ nước Nam rất trọng thể, không phải là không lộ vẻ khiêu khích đối với ta, để mua chuộc lòng Nam triều. Nay nếu Nam triều lại đem Đồ Sơn cho họ, thì họ đã có giận trước, lại thêm thù nay mà đem hết quân Lữ Tống hợp với Nam triều, lại có nước Phổ ở xa giúp đỡ thanh thế, như kiểu ngày xưa nước ta giúp Hợp Chủng Quốc đuổi người Anh. Nếu xảy ra công việc như thế, ta cũng khó bề xoay trở.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #177 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2011, 08:59:49 pm »


Thấy sứ nước Nam cũng sang Y Pha Nho, không biết ý gì. Tuy ngày trước, Nam triều có thất lễ với sứ nước Y, nhưng đã lấy lời khiêm tốn tạ lỗi, cũng đủ hết hiềm khích rồi. Vả lại hất cẳng ta là việc lớn, được Đồ Sơn cũng không phải là món lợi nhỏ, mà lại có nam triều ở trong xui giục, chắc họ sẽ nghe theo. Các mưu lược kể trên, ai dám bảo Nam triều không có người tính toán đến được như thế? Thử xem ba bốn năm lại đây, cố ý dây dưa đương lúc thế lực ta mạnh như thế, mà còn không chịu giảng hòa thì ngang ngạnh xiên xỏ đã quá lắm, chắc là biết được nước ta hiện có cuộc nguy nan, nên cố tình dây dưa chờ đợi. Ngày nay đến thương lượng, lời lẽ lại mềm mỏng, không khích bác, không theo hẳn, còn cách lo liệu lại đâu trúng đó, rất hợp với thế tung hoành. Chắc là người Anh đã bí mật bày vẽ. Nếu không thì sao lại hiểu rõ sự thế phương Tây mà nói được vanh vách như thế. Nay nếu y theo lời xin của sứ bộ nước Nam, để lưu nhân tình, thì mới chiếm được địa vị sau này. Không thì Nam triều bị bức bách thế không chịu được, dần dần đi theo nước Anh mời người Anh đến chia lợi với ta, ta cũng khó bề lung lạc được lâu dài. Nếu ta tạm nới tay ra, Nam triều không gấp rút bí mật giao thiệp với người Anh, lúc đó ta được thong thả đợi thời, để chiếm lợi một mình. Nếu người Anh nhân lúc ta chưa thể một mình tự tung tự tác mà xen vào ngắm nghía nước Nam, ắt sẽ tranh chỗ với ta. Thế chẳng phải ta tính toán sai lầm sao?

Tây Triều nếu nghĩ lại như thế (Ta nếu tìm được viên quan lớn, thấy y có tình vì ta, thì bảo y phải xướng lên đề nghị ý kiến như thế) thì ta mới thỏa được yêu cầu. Đấy là thượng sách.

Còn như khoản thông thương, đó là quyền ở ta, lúc bấy giờ ta sẽ dùng kế (Các mưu kế về đường lối này rất nhiều, tôi đã tính toán sẵn rồi) khiến cho họ không được lợi lớn, mình không đánh, họ cũng tự tan rã. Nếu họ lại muốn gây hiềm khích, ta chuẩn bị đã chặt chẽ, giao du đã nồng hậu, người giúp đã có nhất định, cũng không sợ gì nữa.

Một mặt, trong lúc đi Tây, trước hãy đến Gia Định ghé lãnh sự Y Pha Nho gợi tình giao hiếu cũ, tạ lỗi xích mích xưa. Rồi sau mật đem tình thế hiện tại thương lượng với y, nhờ y viết thư thông báo về nước trước, bấy giờ ta mới thuận đường đến Triều đình Y Pha Nho trước tìm Ba Lăng Ca nhờ giới thiệu, đến tỏ ý trước với Triều đình nước Y, rồi đi mật hỏi kết cục hiện thời giữa nước Y, nước Phổ và nước Pháp như thế nào? Hướng đi tới của nước Nga nước Anh như thế nào? Nếu thuận tiện có thể thừa cơ được, xin nhờ họ đề đạt ngay qua nước Anh. Nếu họ muốn hợp tác với ta để đuổi người Pháp thì bí mật định mưu với họ. Sau đó mới đến xin Triều đình Pháp (Ở trước mặt nước Y, chỉ nói đến Pháp, thăm hỏi mà thôi, chớ lộ bản ý ra). Nếu không bằng lòng là tại lỗi họ. Lúc đó ta thì giận, Y thì thù, lại có nước Phổ hưởng ứng từ xa, lấy thế để đè nước Pháp lúc đương suy yếu thì cũng đủ đạt chí nguyện.

Còn như nước Y, tuy ta có hứa cho họ thông thương, và tạm cho một miếng đất, nhưng thế lực họ không mạnh, mà nước Phổ cũng không ham việc đua đuổi cao xa, ắt là không trắng trợn như người Pháp mà lo sợ họ lan rộng ra. Vả ở chung với kẻ yếu, còn hơn ở chung với kẻ mạnh. Xét ra thế sự ngày nay, thì khoản nước Y cũng dễ rơi vào thuật của ta, vì họ đã xích mích lớn với người Pháp.

Vì rằng lấy lợi mà hợp, thì khi lợi hết ắt phải ly. Lúc trước người Y hùa với người Pháp, cũng muốn chia lợi, đến khi thành công người Pháp lại học thói Tề Mẫn Vương1 ngày xưa, chiếm lấy phần nhiều. Tuy nguyên soái nước Y đã có nhiều lần muốn gặp mặt sứ bộ ta để nói nhưng người Pháp cứ kiếm cách thoái thác ngăn trở. Y soái rất bất bình. Tình hình ấy tôi biết rõ, nhưng nay nói ngắn không thể hết được, thôi chẳng đưa ra làm gì. Đã có một lần quan quân nước Y đã vung tay lên, muốn loạn sát quan quân Pháp may được giải cứu mới thôi. Về sau Y soái muốn nhờ Cố Trường viết thư đáp lại Triều đình ta. Tuy đã có nói, nhưng Y soái lại nghi, sợ Cố Trường thêm bớt lời lẽ. Cuối cùng khi hòa ước đã xong, Y soái bất đắc dĩ mới gấp nhờ tôi dịch bài: “Được ruộng đất, mất lòng anh em” đưa lên Triều đình. Một là để mua cảm tình, hai là để che xấu hổ. Đấy là thói “mềm nắn rắn buông” mà thôi. Đương lúc ấy, ta dù muốn dùng kế để ly gián họ, nhưng cơ hội rất khó.

Nay mai Phổ với Y đều đứng lên đối địch với Pháp mà ta lại lấy lợi đến nhử, ắt họ sẽ vui mừng giúp ta. Nước Y tuy gặp lúc suy đốn, nhưng cũng là một nước lớn xưa nay từng công phạt. Nay lại có nước Phổ kết thân, như cọp có thêm cánh, thì thế lực lại dần lớn mạnh. Nếu ta sớm đến tạ lỗi, tử tế với họ, thì chẳng những trấn áp được Pháp, mà cũng có thể tiêu được mối lo về sau.

Nếu sau khi việc xong, Phổ đã hợp nhau với Y, nếu có hành động gì như tôi đã bẩm: “Nước Y chưa nguôi dòm ngó Bắc kỳ”, thì ta sẽ liệu làm sao?

Nay nếu ta khéo dùng kế mà lại nhân nước Y để thông với nước Anh, thì cũng để tỏ tình, mà ta sẽ được Anh giúp đỡ. Sự thế ấy, chỉ nên gấp rút dùng vào lúc này, mới có thể tìm ra manh mối. Nếu để cơ hội đi qua sau này cũng khó bảo đảm nước Y sẽ không phụ tình với ta.

Nếu quả làm được những kế hoạch kể trên, thì chính là ngay giữa miếu đường đuổi được giặc, thắng trận ở ngay nơi bàn tiệc vậy.

Tôi thành thật có mấy ý kiến như thế. Tuy biết rõ trên Triều đình không phải không nghĩ đến, mà đợi tôi phải nói ra, nhưng trong ý tình của tôi, cũng như trẻ em chạy chơi, học được mấy tiếng bi bô, liền về kêu ầm lên trước mặt cha mẹ. Đấy là xuất từ tình thật hồn nhiên, mà không biết rằng cha mẹ dạy cho mình học ăn học nói, còn hơn những cái mình nghe lỏm được rất nhiều.

Nhưng ý rằng vì được cha mẹ yêu, nên tuy biết cha mẹ phiền hà, mà vì tình thương con, cũng vui lòng nghe mà không nỡ đánh mắng. Tấc thành mọn mạy, muôn trông tha thứ.

Nay kính bẩm quan Binh bộ đại thần soi xét.

Nguyễn Trường Tộ ký
__________________________________________
1. Tề Mẫn Vương đời Chiến Quốc, khi cùng đồng minh đánh thắng giặc thì tranh lấy phần nhiều.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #178 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2011, 09:01:16 pm »


DI THẢO SỐ 40

Bổ túc kế hoạch đánh úp Gia Định*

(Ngày 20 tháng 12 năm Tự Đức 23, tức ngày 9 tháng 2 năm 1871).

Tôi Nguyễn Trường Tộ kính bẩm,

Ngày trước tôi có bẩm ba tập, nghĩ đi nghĩ lại mới thấy có nhiều đường lối có thể làm được. Có điều là muốn suy nghĩ kỹ càng để cầu ổn thỏa. Tóm lại chỉ có hai kế mà thôi:

Một là gấp rút đi Tây, để lấy lại đất đai và gây cảm tình với Y Pha Nho, để tránh hiềm khích. Khoản này không kể việc họ đã yên hay chưa yên, cũng cứ nên làm. Vì nếu việc họ chưa yên, thì ta lại phải đến nước Y dùng kế, cầu Y giúp ta để đuổi Pháp, như tờ trước tôi đã bẩm. Tuy họ còn ngại sức chưa đủ để đánh Pháp, nhưng cũng muốn gấp tranh lợi báo thù, lại có ta là bạn chung một kẻ thù, thì chẳng những họ dựa vào ta, mà quân ta cũng thêm hăng hái, thì mới mong đắc chí được.

Người Pháp ở phương Đông chưa có thế lớn để quyết định, mà người Anh lại ngấm ngầm ghét Pháp, không giúp Pháp, ở phương Tây, đã có nước Phổ khiên chế nước Pháp thì Y mới có thể đưa hết lực lượng phương Đông hợp nhất với ta mà thành công được. Vả lại ta có giao ước với Y rằng: “Sau xong việc rồi, chẳng những cho họ thông thương, mà bản triều lại xin với Giáo hoàng rút hết giáo sĩ Pháp về Tây, mà sai giáo sĩ Y sang thay lĩnh việc đạo giáo, để tiện quy vào một mối, như thế nước Y ắt mừng, mà lại có giáo sĩ khuyến dụ lòng dân nước Y giúp thêm vào nữa.

Nhân nước Y rất trọng đạo giáo, mà giáo sĩ lại có quyền, nên cũng đủ giúp việc cho ta. Tôi xin lấy đại thế lâu dài của phương Tây mà bàn. Nước Pháp âm thầm làm việc ác, nên đạo trời giáng phạt, thì họ cũng đã trả rồi. Họ tuy gặp biến loạn như thế nhưng cơ hưng thịnh vẫn còn, thì không ngoài mười năm sẽ trở lại như cũ, như người Nga vậy.

Vùng ven núi về phía Tây sau lưng nước ta, đất đai rất tốt, họ để ý đã lâu nếu không nhân lúc họ suy đốn này mà tìm cách phong tỏa, thì không thể nguôi được lòng họ. Nếu nay không đuổi họ hoặc trấn áp họ (Thông thương với họ để đòi lại đất, rồi sau dùng kế mà phân tán như các lời tôi đã bẩm trước) để cô lập thế họ, đến khi nước họ đã phục hưng, rồi nhân cơ sở sẵn có cứ thêm chi tiết vào dần dần, thì ta khó mà yên được. Vả lại giáo sĩ tuy vốn vô tâm với thế sự, mà suốt đời họ chỉ lo một điều là có hành đạo được hay không. Nhưng trong đó cũng có một hai người không yên phận lo việc đạo giáo. Trong khi người Pháp chỉnh cư những vùng mới lấy của ta, cũng muốn mượn thanh thế của họ để mưu đồ lợi riêng. Cho nên năm trước tôi đã bẩm miệng với quan Thượng thư bộ Binh và bộ Hộ muốn nhân lúc đi Tây mà xin với Giáo hoàng rút giáo sĩ Pháp về, và chỉ cho giáo sĩ nước ta trông nom hoàn toàn việc đạo giáo. Chính là vì thế. Tôi nói như thế, không phải là phản đạo, mà chính là để bảo vệ đạo.

Còn nước Y nay giúp ta tuy có cất đầu chút ít, nhưng chẳng qua cũng như lửa đóm, không sáng được mấy hồi, mà các giáo sĩ mềm yếu quá hơn người Pháp, nên cũng không ngại gì. Cho nên trong tờ bẩm trước, tôi đã nói: “Ở với kẻ yếu còn hơn ở với kẻ mạnh”.

Nay nếu ta biết nhân lúc Y, Pháp đương chia rẽ, mà dụ Y vào lưới ta, thì tuy chưa thể đuổi hết được người Pháp, nhưng việc đã vỡ lở, Pháp tất phải chùn tay mà bàn hòa. Chỉ cần thông thương với họ ta cũng có thể nhân đấy dần dần dùng kế mà trấn phục được Pháp.

Vả lại nước Y đã hợp tác với ta, thì khó mà bỏ dở nửa chừng. Lúc đó ta lại dùng kế xúi họ, khiến họ không chịu nghỉ tay. Họ tuy suy vi, nhưng có thể tung hoành với phương Tây, thì cũng dễ tìm người giúp, mà ta cũng nhân họ để giao thông với phương Tây, mới có thể trấn áp lâu dài được Pháp. Họ đã hợp tác với ta, mà đã thỏa được một chút yêu cầu lúc ấy ta đã hơi mạnh, thì họ cũng ngó lại thế lực của họ như thế nào, lo cách để giữ được hòa mục lâu dài, không dám hành động càn, sợ mất mối lợi, như thế mới có thể gìn giữ được sự yên ổn lâu dài. Ta nếu không sớm lo hợp tác với họ, mà họ đã có người giúp, nhân lúc người Pháp đương lo tự bảo vệ mình, chưa kịp tranh lấn phương xa, không dám rắc rối với họ, để mặc họ tự do, họ sẽ lấy thế lực nước Phổ, mà mượn cớ sinh sự thì Quảng Yên, Hải Dương cũng khó ngồi yên được. Hơn nữa, từ vùng ngoài Tứ Tuyên, lòng người cũng đã dao động, một khi biên cương có xảy ra việc, sẽ nhân đó mà tiếp ứng, thì lại thêm mối lo.

Nay nếu muốn đề phòng mối lo xa, nên nhân lúc này đi Tây, trước chúc mừng quốc trưởng mới, và lấy lời vấn an Triều đình họ. Khi đến bên ấy rồi, liền đi tìm người giúp giải quyết công việc cho ta, như tôi đã trình bày trong các tờ bẩm trước. Nếu họ chịu theo lời thương thuyết, mà trả lại đất đai, thì đấy là kế hay nhất rồi.

Nếu việc còn dây dưa thì nhân lúc họ chưa kịp mưu tính việc nước ta, ta lấy cớ qua Y Pha Nho để tính toán món nợ trước, khi đã đến nước Y, bố trí được kế hoạch xong xuôi như các lời tôi đã bẩm trước, thì liền định mưu với họ, hoặc nên đi giao du cách nào, để tìm người giúp, cũng phải bí mật mưu tính với họ, chắc chắn họ sẽ hết lòng chỉ bảo hướng dẫn ta, để giúp ta đuổi Pháp, làm cho Pháp suy yếu, để hả giận. Như thế ta ắt có lợi, và cũng nhân đó gỡ được mối hiềm trước, khiến họ ngày sau khó kiếm cớ sinh sự.

Nếu Triều đình cho là phải, xin hãy làm gấp. Còn như sự thế nước Pháp đã bình yên, ta cũng nên nhân lúc chúc mừng đó bàn hòa luôn. Nếu Triều đình hoặc muốn thăm dò ý Tây soái trước hoặc nên gởi thư rồi về, như tôi đã trình bày trong các tờ bẩm trước, thì xin biên cho tôi một phong thư làm bằng, trong thư nói rằng: “Ý Triều đình muốn thế nào, đã có miệng tôi nói thay” (Nhưng khi đến Gia Định, biết rõ thế họ dần tăng thì mới nói thẳng vào việc mà đệ thư luôn). Đó là vì chưa biết ý nguyên soái như thế nào, cho nên chưa dám công nhiên viết thư thương lượng mà chỉ bí mật sai tôi đến, đem việc mật này nói riêng với nguyên soái mà thôi. Nếu thấy có thể làm được thì xin truyền miệng cho tôi để về phúc lại. Vả lại tôi quen biết nguyên soái, giả vờ lấy việc khác đến thăm, để tránh tai mắt mọi người. Như vậy nguyên soái mới yên tâm, bộc lộ ý hướng. Nếu Triều đình cho quan triều đi, mọi người đều biết, nếu việc ấy không đáp ứng được thì nguyên soái đã không vui, mà Triều đình cũng mang tiếng là nói không trúng chỗ. Nếu nguyên soái không bằng lòng, ta cũng có thể nhân lúc trò chuyện dò xem ý hướng để lo liệu việc ta, và cũng nhân đó thăm dò xem sự thế đảng phái vây cánh của nước họ ra sao để quyết định việc đi Tây. Đấy cũng là nhất cử lưỡng tiện.
__________________________________________
*. Bản văn chữ Hán Hv 189/3 tờ 90-105 và Hv 634/3 tờ 76-100.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #179 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2011, 09:02:11 pm »


Còn đường thứ hai tức là “kế đánh úp” như trong tờ bẩm trước tôi đã trình bày. Nhưng sự thế trong tờ bẩm trước, tôi nghĩ lại kỹ càng, còn có một vài chỗ chưa ổn, hoặc có thể dễ bị lòi mối ra được. Đối với bản thân tôi, dù sao cũng cam chịu, nhưng về Triều đình hoặc giả nhân thế mà sinh chuyện chăng? Còn như các khoản ở đoạn sau trong tờ bẩm mới đây, mới bảo đảm khỏi sợ lộ. Dù cho việc nước họ đã yên, giặc miền Bắc đã dẹp, ta cũng có thể dùng kế ấy mà chắc chắn họ không thể khám phá ra được.

Nay tôi xin nói những chỗ có thể nghi ngờ được ở trong tờ bẩm trước. Vì tôi đi lần này, tuy trong bộ văn nói là đi lo việc học sinh, mà mọi người cũng có kẻ bảo là sứ bộ đi Tây, không phải chỉ chuyên một việc học sinh mà thôi. Đến sau thấy một mình tôi đi thẳng vào Gia Định ở lại lâu trong ấy, tuy không biết để làm gì nhưng cũng sinh nghi. Đấy là một điều.

Tôi đi vào Gia Định, liền đi giảng đạo thì giám mục nơi đó rất mừng, nếu tiện sẽ báo tin ngay với Giám mục Hậu, khiến người ta sinh nghi. Đấy là hai điều.

Tuy nguyên soái Gia Định biết tôi không có ý can dự việc đời, nhưng vẫn biết tôi có tài ứng dụng với đời, chắc chắn nguyên soái Gia Định sẽ đem việc ấy ra hỏi Giám mục Hậu xem có thật tôi bị người khác bức bách mà không dám về không? Nhân đó giám mục sẽ bảo tôi ra làm việc cho y. Như lần trước, lúc tôi ở Gia Định, nguyên soái Gia Định đã nhiều lần muốn đem công việc bộ Công giao hết cho tôi. Còn nếu Giám mục Hậu đem hết lai lịch của tôi nói với y, thì y không khỏi sinh nghi. Đấy là ba điều.

Phàm đánh úp người, phải thừa lúc xuất kỳ bất ý mới thành công. Vả lại phải có nhiều người Bắc kỳ cùng làm việc đó, mới dương được khí thế của người Nam và người ta càng tin là đúng. Nhưng nhiều người Bắc sợ lộ việc, chắc nguyên soái Gia Định sẽ bí mật đề phòng. Như thế việc không thành, sẽ nhọc mệt uổng công, mà lại gây khó khăn cho việc dùng lại cái kế muốn ngấm ngầm làm tổn hại họ sau này. Như trong bài Lục lợi từ trước đây, tôi đã bẩm rằng các kế ám tổn ám hại phải thi hành từ từ. Nhưng khi ấy tôi chưa nói rõ kế hoạch vì chưa đến lúc, nói ra sợ sẽ làm tắc nghẽn cái thâm kế của tôi muốn dùng để đánh lừa họ sau này (Kế ấy nếu về sau khi thế lực họ đã bền vững, ta sẽ dùng đủ mọi kế mà không xong việc, tôi mới dám trình bày).

Nay xin Triều đình dùng kế đi Tây trước, nếu việc không xong, xin tạm giả vờ bổ tôi làm một chức quan lớn trong Bộ Công, nói rằng: Nay nước ta muốn thực hành canh tân, mà tôi là người đủ sức cáng đáng công việc đầu tiên. Nếu không đề bạt cho vượt bực thì không khuyến khích được người sau. Sau khi nhận chức, tôi liền xin về làng một hai tháng để yên ủi mẹ già rồi mới đi nhận việc. Khi tôi trở về, những người đồng đạo sẽ đến hỏi tôi sao lập trường trước sau bất nhất, sao lại ra làm quan? Tôi sẽ trả lời rằng tôi vốn không có lòng cầu đi làm quan, nhưng vì có làm quan thì mới dễ bề tâu thưa để giúp cho đạo giáo. Sau khi lên Kinh làm việc, tôi sẽ tâu trình nhiều khoản về đạo giáo. Như thế những người đồng đạo của tôi rất vui mừng mà khen ngợi ý tốt của tôi.

Sau khi lên Kinh tôi sẽ tâu bày một tập, cố ý nói những điều không nên nói, mà còn can phạm đến phép nước nữa. Bấy giờ Bộ sẽ nghị bàn buộc cho tôi là mới nhận chức quan, chưa làm được gì đã nói càn trái phép, đáng lẽ phải nghiêm trị, nhưng nghĩ đến tình trước, nên cho đày đi Bình Thuận để trị tội. Lúc bấy giờ tôi mới ngầm viết thư cho Giám mục Hậu nói rằng: Tôi vốn có lòng vì nước vì đạo, mới trình xin như thế, không ngờ lại bị trách phạt, tâm sự không làm sao bày tỏ được. Khi đến Bình Thuận, tôi đã đút tiền hối lộ cho quan coi tù rồi trốn vào Gia Định giúp Tây, để lo trả thù, mong giám mục bí mật viết thư ngay cho nguyên soái Gia Định biết thâm ý ấy. Trong thư nói rằng: “Nếu trọng dụng hắn, nước Tây sẽ được một tay giúp việc đắc lực vì hắn đã hiểu rõ tình thế nước Nam. Nguyên soái trước đã từng tìm hắn, nay may lại được Nam triều đuổi đến cho, giờ đây hắn mới dứt tình đất cũ, mà hết lòng giúp việc...”.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM