Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 11:52:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguyễn Trường Tộ - Con người và di thảo  (Đọc 146017 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #100 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 09:17:33 pm »


Người xưa nói: Một “vật” gì mà không biết thì nho sĩ lấy làm xấu hổ, chứ không nói một “chữ” mà không biết. Là vì thực ra trời đất người và ta đều là vật cả. Người xưa biết rõ phép cầu đạo thì nói: Gần thì cầu lấy ở bản thân, xa thì cầu lấy ở vật. Như vậy học tập ở bản thân, học ở vạn vật, học cái tài nghệ tức có thể sáng tỏ đạo lý.

Người ta sinh ra ở đời, nền móng của đức nghiệp phải xây dựng từ khi còn ít tuổi. Vì vậy, đời xưa khi mới bắt đầu dạy học thì dạy cho sáu nghề1. Tức là khi đã có đức có nhân để làm chỗ y cứ rồi mới dạy cho học. Cũng gọi là “du nghệ” bởi vì nói nghề tức là có thủy có chung. Đời xưa sở dĩ gọi là đại thánh, là vì người đó biết mở mang các vật để phục vụ nhân sinh. Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế sáng chế dụng cụ, đến Nghiêu Thuấn thì biết sắp đặt các nghề thợ, sửa sang nhà cửa, Đại Vũ trị thủy phân chia nước vào ruộng, Thang Vũ đánh dẹp mở mang cơ nghiệp, Chu Công2 thu góp những cái hay của đời trước đặt ra điển lễ, Thái Công3 biết đặt ra chín phủ4. Thời ấy chưa ai nói đến chữ “văn chương” cả. Từ Tam Đại5 về sau làm vua thì như Ngũ Bá6 và đến Tần, Hán, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh những nhà sáng nghiệp mở mang cũng chưa từng thấy dùng kẻ văn học ra làm quan làm tướng. Còn như Quản Trọng7 giỏi nội chính, Tiên Chẩn8 có tài dùng binh. Tô, Trương9 thông thạo thuật tung hoành. Tiêu, Tào10 ít chữ nghĩa, cho đến Trương Lương, Đặng Vũ11, Khổng Minh12, Phòng, Đỗ, Quánh Tử Nghi13 v.v... cũng chưa có ai nhờ câu văn chương chữ nghĩa mà nên danh cả. Đời Chu có Hiểm Doãn, Hán có Hung Nô, Đường có Đột Quyết đều là những Bắc dịch14, Tây nhung15 cả. Lúc bấy giờ những nước đó cường thịnh mà ở sát Trung Quốc nhưng vẫn không thể xâm lấn chia cắt lâu được. Bởi vì lúc bấy giờ có nhiều người tài giỏi nghề hay để sử dụng.
______________________________________
1. Sáu nghề (lục nghệ): lễ: lễ nghi; nhạc: âm nhạc; xạ: bắn cung; ngự: tập cỡi ngựa; thư: tập học đọc, viết sách, bài; số: toán học.
2. Chu Công: Chu Công Đán.
3. Thái Công tức Thái Công Vọng tên là Khương Thượng đời Chu.
4. Cửu phủ: Chín kho của cải tiền tệ của nhà nước do chín chức quan coi, là những Thái phủ, Ngọc phủ, Nội phủ, Ngoại phủ, Tuyền phủ, Thiên phủ, Chức nội, Chức kim, Chức tề.
5. Tam đại: Hạ, Thương, Chu.
6. Ngũ bá: Hoàn Công nước Tề, Văn Công nước Tấn, Tương Công nước Tống, Trang Công nước Sở, Mục Công nước Tần.
7. Quản Trọng (Tề).
8. Tiên Chẩn (Xuân Thu).
9. Tô: Tô Tần (đời Chiến Quốc). Trương: Trương Nghi (đời Chiến Quốc).
10. Tiêu: Tiêu Hà (Hán). Tào: Tào Tham (Hán).
11. Trương Lương (Hán). Đặng Vũ (Hán).
12. Khổng Minh (Tam Quốc).
13. Phòng Huyền Linh (Đường). Đỗ Như Hối (Đường). Quách Tử Nghi (Đường).
14. Bắc địch: Bắc chỉ giống người man rợ ở phía Bắc Trung Quốc, theo quan niệm của phong kiến Trung Quốc.
15. Tây nhung: chỉ giống người chưa khai hóa ở phía Tây Trung Quốc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #101 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 09:29:53 pm »


Nay xem các sách binh thư, luật dịch, phương dược khí nghệ1 đều từ trước đời Đường và sau Ngũ Đế2 truyền lại thì đủ biết chuyên môn thời ấy như thế nào. Về sau, Tống, Minh lại chuyên về ăn học làm thế nước yếu kém để đến phải mất cho Nguyên, Thanh. Tuy có thể do vận hội xui nên nhưng cũng do thiếu người tài giỏi giúp đỡ. Ở phương Tây cũng vậy, đồng thời với Đường, Hán, Tống thì La Mã là một triều thất thống, vũ công vang lừng bốn bể, uy linh rung chuyển ba phương, họ có nhiều chế tác kỳ dị lưu truyền mãi đến nay. Nhưng từ trung thế kỷ về sau vì những người cầm vận mệnh chỉ lo yến hội mua vui làm trọng, kẻ làm quan thì lấy văn từ làm bậc thang tiến thân. Đã một thời bao nhiêu quân tử ra đời đều chuyên chuộng chữ nghĩa văn chương, viết sách làm luận để tự cao lập dị dần dần bỏ mất cái học thực dụng, đến nỗi nước Tây Bắc tràn qua đánh phá mà tan thành từng nước nhỏ. Đến nay người phương Tây vẫn lấy đó làm răn. Cho nên khi chọn quan họ không hề đặt ra một khoa văn chương nào cả. Trừ Trung Quốc, Nhật Bản, Cao Ly và nước ta ra, không có nước nào lấy văn chương để chọn nhân tài. Đó cũng vì thơ phú không đuổi được giặc, nghìn lời không được một kế sách, cho nên thay đổi đi mà lấy những điều tạo hóa hành sự làm cái học thực dụng, vì tạo vật là bậc thầy vĩ đại của muôn dân. Phàm những việc làm của tạo vật đều là thực dụng, như bốn mùa thay đổi muôn vật hóa sinh, khí bốc lên, nước rơi xuống, mặt trời, mặt trăng, sao ở trên trời, gió, mây, mưa, mù ở trong khoảng không, loài chim, loài cá, động vật, thực vật ở trên mặt đất, sự vận động, sự kinh doanh của loài người... tất cả mọi cái sinh sinh hóa hóa mà ta thấy đều là sự vật thực tế cả. Chúng ta là những người của tạo vật, mà lại không theo những hiện tượng tự nhiên đã dạy bày, không tập những hình dạng cụ thể đó, không học những quyền lực kỹ xảo đó, không nghiên cứu độ số vận động của hành tinh, không biết khai thác kho tàng quý báu trên núi, dưới biển, không dùng những đức tính quý báu dồi dào mà trời đã ban cho. Tất cả những khí lực tài chất của tạo vật sinh ra, những cơ nghiệp lâu dài tạo vật để lại, lại đem gởi cả vào những văn từ suông rỗng vô dụng mà không nghĩ đến cách tác thành những gì tạo vật đã để lại, không biết khéo dùng những gì tạo vật đã ban cho. Đến khi sự thế cấp bách xảy đến thì lại than trời rằng: Sao trời làm cho ta bần cùng khốn khổ. Thế chẳng hóa ra làm nhục tạo vật đó sao! Vì vậy cho nên học tập tài nghệ là bắt chước theo các cách thức của tạo vật, như người đời xưa thấy hoa bòng bong xoay tròn mà bắt chước chế ra xe, thấy mặt trăng khuyết mà bắt chước chế ra cung, lấy hình dạng của các vật nà chế ra chữ viết, nghe gió thổi mà đặt ra âm nhạc, bắt chước hình ngôi sao mà chế ra đồ dùng, xét địa thế xây dựng nhà cửa, mọi khuôn mẫu chế tác đều như thế cả. Hiện nay các nước phương Tây tất cả những khí cụ kỳ lạ, không có một cái gì là không dựa vào sức tự nhiên của trời đất để làm. Do đó nhà cơ học có nói rằng: Sự tinh xảo của những máy móc lớn nhất cũng giống như người dã man lấy que gỗ dùi đất gieo hạt. Có điều người ta không xét thì không biết đó thôi. Cho nên phàm những việc học tập đều là học những cái mà tạo hóa dạy cho, phàm những tri thức đều là sức hiểu biết những cái mà tạo hóa hình thành, phàm những công việc làm đều là nhân những cái mà tạo vật đã tạo ra, phàm những cái có được đều là hưởng những cái tạo hóa đã để lại. Thế mới gọi là con người hoàn thành công việc của trời vậy. Từ xưa đến nay mọi việc trong thiên hạ không có cái gì không suy nghĩ mà biết, không học mà hay cả, dù thánh nhân cũng học không biết chán, huống hồ người thường. Học những gì thực tế thì sẽ có thực dụng, học những cái vụn vặt thì chỉ được cái vụn vặt, trồng đậu được đậu, đó là lẽ tự nhiên, không ai có thể làm trái với đạo lý đó được. Cho nên nếu chúng ta muốn lấy cái học tự kỷ3 mà cho là vẻ vang thì cũng chỉ được những sự vẻ vang như lễ nhượng đầu môi chót lưỡi mà cũng cho là đẹp. Còn những cái ăn mặc, thú vui tiêu khiển là tất cả chữ nghĩa văn chương thì làm sao chúng ta có thể tận dụng được cái kỳ diệu của trời đất?
______________________________________
1. Binh thư: sách quân sự; luật lịch: sách thiên văn; phương dược: sách thuốc; khí nghệ: khí cụ, kỹ nghệ.
2. Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn.
3. Cái học tự kỷ là cái học cục bộ, chủ quan xoay quanh bản thân con người, lấy con người làm trung tâm mà đo lường vũ trụ. Người xưa nói: “Nhân thân tiểu thiên địa”. Nghĩa là con người là một vũ trụ nhỏ, cứ suy từ con người thì biết hết.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #102 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 09:31:00 pm »


Người phương Tây cũng là người, họ đâu có thể vượt ra ngoài trời đất mà học, thế sao cái học của họ được công hiệu. Như tôi đã bẩm trong bài nói về: “Ngôi vua, chức quan” là do họ biết lấy những thực tế của tạo vật ra mà học. Cho nên trong âm thầm họ được mặc khải để làm nên cái diệu dụng của trời đất, để giúp tạo hóa những cái mà tạo hóa chưa kịp làm. Người nước ta không phải con dân của tạo vật đó sao, thế mà bây giờ lại thấp hèn làm vậy! Những điều tôi trình bày ở đây không phải là muốn bỏ hết cái cũ mà mưu cầu cái mới. Nhưng phải lấy cái hay của mình có sẵn, còn phải gồm cả những cái hay của thiên hạ mới sáng tạo ra. Như thế những cái mới thiên hạ có mình cũng có và những cái mình sẵn có thì thiên hạ không có. Lấy hai điều biết mà địch lại một điều biết như ở đoạn giữa của bài Lục lợi từ tôi đã trình bày. Như thế ai dám khinh rẻ nước mình?

Nay xin Triều đình đặt ra nhiều đề mục giao về cho các quan địa phương truyền hỏi bất kỳ người nào, bất luận lương hay giáo, ai tìm được thực lý, thực sự thì theo đầu đề viết thành bài nạp lên. Hàng tháng các quyển ấy được đưa về Kinh một lần để khảo duyệt. Bất kỳ quyển nào giúp ích cho việc cần gấp thì được ban thưởng và khuyến khích, rồi sức cho người ấy y theo quyển mà thi hành. Nếu việc làm phù hợp với lời nói và có ích cho việc công của nước nhà thì chiếu theo khoa mà bổ dụng. Nếu như có ích cho việc tư trong dân gian thì được cấp bằng để tự chế tạo ra mà phát hành. Nếu như quan địa phương có ý kỳ thị người nào mà giấu bài đi thi thì người ấy được phép lên tận Kinh tố cáo. Những đề mục đó xin kê ra như sau.

1. Xin cho các trường quốc học, tỉnh học, các trường tư và các bài thi Hương thi Hội đều chú trọng vào tình hình hiện tại, như luật lịch1, binh quyền, các chính sự về công hình lại lễ2 tất cả đều được nói thẳng, không giấu giếm, có cái gì tệ hại, có cái gì hay ho, cái gì nên để lại, cái gì cần thay đi, những cái cần thiết trước mắt, những cái có thể phân tích tỉ mỉ xác đúng hợp thời, thì được coi là trúng cách3, còn những chuyện cũ thì chỉ là thứ yếu.

2. Xin đặt các khoa hải lợi. Những người biết làm muối theo cách thức mới, tìm ra các phương pháp chài lưới ghe thuyền đăng đó đánh cá, nuôi cá, ướp cá, v.v...hay hơn các phương pháp cũ thì sẽ xét mà ban thưởng.


3. Xin đặt ra khoa sơn lợi. Ai tìm được khoáng sản mới như những mỏ kim loại và ai nghĩ ra phương pháp dò tìm như thế nào, phương pháp luyện kim như thế nào, phương pháp khai quật như thế nào, lại nghĩ ra những cách hay để săn bắt tê giác, voi, để tìm của quý, để lấy gỗ rừng và các nguồn lợi của núi rừng hoặc căn cứ vào địa phương gần chỗ mình ở vẽ được đầy đủ hình thế những hang sâu rừng thẳm cao nguyên... đo đạc được xa gần, rộng, hẹp, cao, sâu hiểm yếu ghi chú rõ ràng từng khoản một, rồi đệ nạp lên trên, trên sẽ tùy mức độ xét lợi ích lớn nhỏ để ban thưởng.

4. Xin đặt ra khoa địa lợi. Phàm những nơi có đất hoang, không kỳ ở rừng núi, hoặc ở bãi biển, hoặc ở doi sông cát bồi, hoặc ở ao hồ lầy lội một mặt có ai nghĩ ra phương pháp hay để khai phá bồi đắp đề phòng được hậu hoạn, một mặt có ai xét thổ nghi ở đấy trồng thử các giống cây như dâu, đay, lúa, đậu mà được tốt tươi khác thường thì cũng tùy theo lợi ích mà ban thưởng.

5. Xin đặt ra khoa thủy lợi. Khoa này ích lợi rất lớn. Có ai nghĩ được phương pháp mới như về đào kênh, đắp đập, hoặc giữ nước để phòng hạn, hoặc tiêu nước để chống úng, hoặc dẫn nước từ xa về tưới ruộng, hoặc tìm được mạch nước sâu để lấy nước uống, nếu dùng thử thấy kết quả, phương pháp đó có thể truyền bá thì ban thưởng nhiều để đền bù công lao (như ở Tứ Tuyên4 thường bị thủy tai. Nếu ai nghĩ cách trừ diệt được mối họa đó, thì nên dùng gấp để làm lợi cho dân).

6. Xin cho làm những đồ khí mãnh thường dùng hàng ngày xem có ai nghĩ ra cách chế tạo, dựa theo cái cũ mà chế ra cái mới, vừa tiện lợi mà giá không cao hơn vật phẩm thường.

7. Xin nghĩ đến các thức ăn uống xem có ai với vật thường dùng nghĩ ra cách làm cho nhiều thêm hoặc để lâu không hư hỏng mà mùi vị lại thơm ngon hơn trước, hoặc là tìm được những vật nào xưa nay chưa từng dùng để ăn mà lại có thể ăn được như các loại thức ăn cứu đói,
______________________________________
1. Luật lịch: thuộc về thiên văn, khí tượng, lịch.
2. Công hình đại lễ: thuộc về bộ máy thống trị bộ Công, bộ Hình, bộ Lại, bộ Lễ của Triều đình phong kiến người ngày xưa.
3. Trúng cách: thi đỗ.
4. Tứ Tuyên: 4 thừa tuyên ở miền Bắc. Thừa tuyên tương đương một tỉnh.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #103 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 09:32:16 pm »


8. Xin nghĩ đến các vị thuốc có nhiều ở nước ta. Hơn nữa khí chất của nó thích hợp với tính chất của người nước ta. Nếu ai lấy được vị thuốc nào giống như của Trung Quốc, nghĩ cách tinh chế ra giống như vị thuốc Bắc, và nếu ai lấy được các vị thuốc tục truyền cũng như các vị thuốc mà các dân tộc thiểu số thường dùng, tìm cách trồng và bào chế được thì không kỳ nhiều ít đưa ra xét nghiệm thấy xác đúng sẽ cho biên vào bản thảo để ban hành.

Ba khoản nói trên là đồ khí mãnh, thức ăn uống và vị thuốc đều nên phân biệt thưởng cấp, cho phép người tìm chế ra được hưởng lợi để thù lao cho họ.

9. Xin cho những ai đi ra nước ngoài mà lấy được các thứ thổ sản, chọn những thứ thích hợp thổ nghi nước ta, đưa về trồng trọt xét thấy quả thực có sinh lợi thì cũng thưởng như người tìm ra vị thuốc.

10. Xin cho những nhà buôn trong dân gian biết góp vốn lập hãng buôn mà tiền vốn đến 100 vạn, hiện có xác thực thì ban thưởng cho họ. Do góp vốn hay là vốn riêng của một nhà đóng được thuyền lớn hay là mua được thuyền thì bất luận kiểu loại gì mà có thể đi sang Đại Thanh1 hoặc ra nước ngoài buôn bán cũng ban thưởng cho họ.

11. Xin cho trong dân gian những ai lập các hội cứu tế như các loại hội cứu hỏa, hội bảo hiểm thuyền buôn, hội khơi cảng thu thuế, hội thay nhà nước sửa chữa xây dựng cầu cống đường sá nhà cửa, hoặc xuất tiền cho nhà nước vay để hàng năm lấy lợi, hoặc quyên tiền cho nhà nước để lập ra các nhà nuôi trẻ mồ côi, nuôi người nghèo khổ bệnh tật, và tự nguyện đứng ra quản lý những việc ấy, hoặc khi nhà nước có việc khẩn cấp có thể cho vay tiền từ một vạn trở lên, đều xét theo công lao sự việc lớn nhỏ mà phân biệt ban tước phẩm, hoặc tặng cờ biển để khen ngợi.

12. Xin không kể người nào hễ biết tiếng nước ngoài như Y Pha Nho, Anh Cát Lợi thì xếp vào hạng 2, tiếng Trảo Oa, Trung Quốc thì xếp vào hạng 3, tiếng những nước gần biên giới phía Tây nước ta như nước Miên, Lào, thì xếp vào hạng 4, biết tiếng Pháp thì xếp vào hạng nhất. Nếu qua khảo hạch được đúng thì lấy danh hiệu là Hành nhân2, Tú tài mà châm chước miễn nhiêu dịch cho họ hoặc vài năm hoặc trọn đời. Nếu ai tinh thông các sách về máy móc kỹ thuật của phương Tây có ích cho việc thực dụng thì dịch ra, theo bản đồ vẽ lại hoặc một bộ, hai bộ, ba bộ không hạn chế, những sách dịch ra lấy 1.000 trang làm tiêu chuẩn, đệ nạp lên Bộ rồi cùng với Tây soái duyệt xét không sai thì ban cho là Cử nhân tại gia.

13. Xin cho các chỗ đất công ở trong ngoài Kinh thành nếu có nhà giàu nào xuất tiền nhà ra xây nhà ngói cho thuê, còn nhà tranh thì dỡ hết đi, thì sẽ tùy theo nhiều hay ít mà ban thưởng. Còn tiền cho thuê thì trích 2/10 cho vào công ích. Khoản này có nhiều trở ngại lớn, có nhiều lợi hại, Triều đình cũng đã hiểu rõ, tôi không dám nói thêm.

14. Xin cho lập viện dục anh, viện dạy trẻ, đây là một ngành hoạt động trong đạo giáo, các nước phương Tây chỗ nào cũng có. Nay nếu nước ta thiết lập được thì viết thư cho nước Tây cho phép các hội bên ấy được đến làm công tác cứu tế. Xưa, chính sách nhân hậu của Văn Vương3 lấy việc này làm đầu. Nước ta hiện nay đang bận nhiều việc lớn chưa thể thực hiện hết, và cũng khó chọn được những người chịu ra làm việc này. Nhưng thiết nghĩ, nếu bỏ phí mất một người tức phí mất một phần của đất nước. Nay nếu có chỗ nuôi dạy khiến chúng được sống còn và nên đức tính tốt, còn hơn xây mấy đợt phù đồ4. Như vậy viện dục anh vừa dạy chữ Tây nghề Tây, vừa dạy chữ Nam, nghề Nam, song song cả hai, nam nữ đều học cho đến tuổi trưởng thành. Các hội khác cũng làm như thế. Triều đình là cha mẹ của muôn dân. Đã là cha mẹ thì thấy cái gì có ích cho con cái, mà thế có thể làm được thì không kỳ xa gần đây kia đều phải nghĩ cách lấy về nhà. Như vậy, nếu được chuẩn y thì mỗi tỉnh lập một viện và lấy các giám mục làm quản lý. Việc đó tôi xin lo liệu. Viện dục anh có ích cho trẻ con rất nhiều.

Các điều kể trên là tôi chỉ chọn những điều tầm thường dễ làm để dẫn tới nhiều tác dụng to lớn sau này. Đó chỉ là toát yếu mấy đề cương lớn mà thôi. Còn các đề mục nhỏ trong đó không thể nói hết từng cái một (Dùng năm sáu trăm trang giấy cũng chưa thể viết hết). Nếu Triều đình muốn đưa ra vấn đề nào, tôi xin lần lượt trình bày rõ từng điều một. Ngay như khoản tình hình chính sự hiện tại cũng đã rất nhiều, mà cũng có thể thay đổi dần dần. Điều này thật là cần gấp, thật là trọng yếu. Còn như các công trình to lớn, các máy móc tinh xảo, sau này cũng sẽ dần dần làm một vài cái để xướng suất cho dân. Đại phàm sự yêu hay ghét, theo hay bỏ của kẻ dưới đều do sự khuyến khích thưởng phạt của bề trên chứ không phải vì Đông Tây mà khác tính nhau. Hễ bề trên quý trọng chỗ nào thì dưới dân tranh nhau hướng đến chỗ đó. Ngày nay, cái mà nước mình quý trọng đó là Nho. Mà Nho thì quý trọng ở chỗ nhiều văn chương chữ nghĩa. Nếu như lấy cái công phu bền bỉ dùi mài chữ nghĩa văn chương mà học cả cái phong phú vô vàn của tạo vật thì sẽ được biết bao nhiêu điều quý báu. Bởi vì, vạn vật chia ra nhiều môn loại, môn loại nào cũng có cái kỳ diệu đáng quý của nó. Cho nên người ta bảo rằng mỗi vật đều có một thái cực. Nếu chia ra từng môn, từng loại mà học thì trong một nước có nhiều cái đáng quý, như thế chẳng hơn là chỉ quý có một cái độc nhất sao? Vả lại tính tình người ta không giống nhau, mỗi người có một sở trường để thích ứng với sự vật. Nay ta chỉ dùng một loại sở trường thì những người có những sở trường khác còn hy vọng gì nữa mà đem hết sức ra làm?

Nhìn chung lại người phương Tây họ tùy theo tính chất của con người mà bắt chước nhiều sự thực của tạo hóa, lấy chỗ sở đắc để di dưỡng tính tình, mà quy về đạo đức. Cho nên người dân cũng được nhiều thành tựu để đáp ứng trăm công việc. Nước ta thì chỉ quý trọng Nho sĩ, cho nên dân cũng chỉ biết theo con đường học Nho mà thôi. Nay nếu cho dân biết rõ rằng Triều đình cũng quý cả nhiều nghề khác, thì sẽ không mấy năm, dân chúng cũng sẽ cống hiến được nhiều nghề cho Triều đình.

Nay kính bẩm.

Lục bộ thượng thư, liệt vị đại nhân soi xét.
 ______________________________________
1. Trung Quốc đời nhà Thanh.
2. Hành nhân: người biết tiếng nước ngoài và phiên dịch được cho các đoàn sứ bộ.
3. Văn Vương: Tức là Chu Văn Vương thời Tam Đại Trung Quốc.
4. Phù đồ: tháp thờ Phật. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Dầu xây chín đợt phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người”.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #104 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2010, 07:32:39 pm »


DI THẢO SỐ 19

Phải tạm thời dựa vào Pháp*

(25 tháng 7 năm Tự Đức 19, tức 3 tháng 9 năm 1866)

Kính bẩm.

Trộm nghĩ người mà khéo lo toan biết được thời cơ sẽ đến mà không thể dừng được, thì thuận theo thế mà khai thông, để tránh cái hại xảy ra, như việc Hán Cao Tổ chịu phong ở Ba Thục vậy. Biết cái thế không thể giữ được cả thì đành bỏ chỗ tầm thường để giữ lấy chỗ quan trọng, như việc Lâm Hồi bỏ số vải đáng giá nghìn vàng vậy. Thấy nước không thể giữ vẹn được thì bỏ nơi biên cương mà giữ nơi cơ bản, như Thạch Tấn bỏ Lư Long, Bình Vương bỏ Kỳ Phong vậy. Cũng có cái phải để đó mà không vội tranh, nhờ vào đó mà chống loạn, như Tống nhờ để lại nước Liêu mà dẹp yên được các nước vậy. Cho nên người hiểu biết thấy thời cơ sắp đến, biết sự thế sắp thành thì đoán trước từ ngoài xa vạn dặm không cho nó vào trong phạm vi nước mình, đẩy lùi nó đến tận mấy đời sau để nó khỏi ngăn trở mưu cơ của mình. Chia tách ra bắt nó phải thuận đi theo bên trái để ta được chuyên tâm mưu tính theo đường phải, dẫn dắt khiến nó vướng mắc kẻ địch ở ngoài để ta được thung dung lo tính việc bên trong.

Cho nên nói rằng người hiểu biết là phải biết xoay chuyển, chứ không cố định một chỗ. Bởi vậy người hiểu biết là phải xem việc đời xưa mà mưu việc đời nay, không dùng những mưu đã dùng mà dùng những gì có thể lập ra mưu, không theo những khuôn phép đã thành mà theo những gì mình có thể lập ra khuôn phép. Cho nên gặp được nhiều cơ hội, đổi chỗ mà thành công chứ không chấp chặt ở một chỗ. Xưa Khổng Minh không tranh đất Kinh Châu chuyên hòa với nước Ngô để lo đánh Bắc Ngụy. Nếu như đánh được Hán thì không chỉ riêng gì Kinh Châu là của mình mà thôi. Nam Tống nếu không hòa với Kim thì nghiệp vua cũng khó mà yên được. Nếu như chịu bồi dưỡng sức lực cho lính và cho dân, biết như thế là đủ rồi để tự bảo vệ, không cần phải đánh dẹp để đến nỗi suy nhược thì giòng Trường Giang hiểm trở kia cũng đủ để hòa với Nguyên rồi. Người bình luận trách Khổng Minh không báo thù chủ trước, Nam Tống không rửa thẹn cho tiền nhân. Như thế là chưa biết hết nỗi khổ tâm của người đương thời. Võ Đế mở đường cho Tây Nam đi là để chặt đứt cánh tay Hung Nô ý cho rằng nếu Bắc Địch không chết thì Hán triều không yên, lo xa đến thế.

Thế mà người bình luận lại đi trách Võ Đế, thật cũng đáng cười vậy thay! Bình Vương bỏ Kỳ Phong cho Tần, để Tần phải đương đầu với Tây Nhung, như thế mới có thể kéo dài triều Đông Chu đến 400 năm. Anh Cát Lợi bỏ Hợp Chủng Quốc cho Tây phương cùng được lợi ở Tây Châu, như thế mới thoát khỏi sự vướng mắc để một mình báo chiếm Ấn Độ. Nếu Bình Vương cứ tranh mãi cố dô thì cương vực nhà Chu chưa chắc đã giữ được; người Anh nếu không chịu bỏ hầm vàng đó để dụ người khác vào tranh nhau lấy thì Ấn Độ là nơi ngọc lụa khó một mình chiếm trọn được. Xưa Y Pha Nho (tức là nước Tây Ban Nha) bị Hồi Hồi chiếm đóng 180 năm, tộc này cường thịnh có đến vài mươi vạn người, đến khi Y Pha Nho vùng dậy phục quốc, đuổi người Hồi về tận duyên hải miền Nam, nay ở đấy thành sào huyệt của bọn trộm cướp mà Y Pha Nho cũng nhân đó suy yếu một cách nhanh chóng. Nước Áo Đại Lợi xưa bị nước Hung Gia Lợi chiếm cứ một nửa, dân Áo cùng sống chung lẫn với dân Hung, cho nên sau này Hung biến thành Áo và hợp thành một, nước Áo nhân đó ngày càng lớn mạnh.

Hai đằng lợi hại đều có chứng cớ ở sự đuổi hay không đuổi. Sự thế trong thiên hạ thay đổi không ngừng, được mất bất thường, nhưng nhìn chung lại chỉ ở hai chỗ: Một là, nếu mình đủ sức rồi thì hãy tự củng cố, không gây sự với người khác để tổn thất lực lượng; hai là sức mình chưa đủ tự vệ thì nên khéo mượn sức của người khác để dùng cho mình. Cho nên, thuyền lớn thì phải dùng mái chèo 7 thước mới có thể qua được hồ vượt được biển, lấy nước làm chỗ dựa. Thánh vương sở dĩ có tài là biết dựa vào cái thế thiên hạ để làm thế. Ngày nay nước ta đang bị ở vào cái thế xung đột, Đông Tây tranh đoạt lẫn nhau, nên có hai cái lợi1 là ở Nam thì Gia Định, ở Bắc thì Tứ Tuyên; nhưng lại có ba cái hại2 là Bắc thì Vân Nam, Nam thì nước địch, Trung thì có bọn bất mãn chạy Đông chạy Tây rồi lại tụ tập về lại một chỗ là như thế. Hiện nay ta chưa vội dùng thuật tung hoành để lập cái thế con rết trăm chân được nên phải tùy thời giao thiệp thân mật với người Tây để tạm mượn thế lực của họ, để chống lại ba cái hại trên, để thu cái lợi bên phía Tây để dần dần lo kế sau này hoặc là khi gặp việc gì thì có thể cứu đỡ.
______________________________________
*. Nguyên văn chữ Hán: Hv 189/1 tờ 119-121.
Bài này được viết lúc Nguyễn Trường Tộ đang ở Huế.

1. Hai cái lợi: Nam thì Gia Định, Bắc thì Tứ Tuyên. Gia Định và bốn tỉnh phía Bắc là vùng đất giàu có.
2. Ba cái hại: ở Bắc Vân Nam (Trung Quốc, Tàu phỉ), ở Nam địch quốc (Pháp xâm lược); ở Trung, những kẻ mưu phế lập.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #105 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2010, 07:39:40 pm »


DI THẢO SỐ 20

Về việc lấy lại ba tỉnh miền Đông*

(19 tháng 9 năm Tự Đức 19, tức 27 tháng 10 năm 1866)

Tôi là Nguyễn Trường Tộ kính bẩm:

Hôm trước ở Kinh nhân Hiệp biện đại nhân1 và Hộ bộ đại nhân2 nhiều lần bí mật hỏi tôi rằng ba tỉnh ngoài3 có thể còn có cơ hội nào khác nữa không? Tôi đã đến Gia Định dò thám kỹ sự thế hiện tại, thì thấy cũng có phân nửa giống như những ý kiến đêm hôm ấy tôi đã bẩm. Hiện nay, người Tây có một người tên là Di Minh nguyên xuất thân võ biền, năm trước anh ta đã học được tiếng ta, mười phần biết được sáu bảy; anh ta lại hơi biết tiếng quan thoại Trung Quốc nữa, xem được mặt chữ, gần đây khi thì anh ta làm thông ngôn, hoặc làm kinh doanh. Anh ta sống với dân mình cũng rất được cảm tình. Trong cuộc sống, anh ta tuy không thật phải là người tốt, nhưng anh ta cũng không có ý gì tranh chấp thù hằn với người mình. Năm nay ở Tây Ninh anh ta hay ngấm ngầm qua lại với các quản đội đến nỗi Tây soái sinh nghi và bắt giam lỏng anh ta ba tháng. Hiện nay anh ta ở chung một nhà với mấy người học trò học tiếng Tây của ta. Anh ta nghe tin tôi từ Kinh về, đã lén đến chỗ tôi bí mật trình bày mọi việc.

Theo anh ta nói thì hiện nay Tây soái tuy rất để ý mặt phía Nam nhưng thế cũng còn trở ngại.

Một là năm trước Tây soái đã ký với vua Miên tờ ước bảo hộ, nhưng nay thì người anh của vua Miên4 rất hận người Tây không chịu dâng nước cho y, đã ngầm theo cái kế của Dị Nhân đời Tần bỏ chạy ra ngoài rồi tụ binh đem về đánh nhau với Tây giết quan quân Tây hơn ba bốn chục người. Hơn nữa, dân Miên cũng nổi lên theo ông ta, vua Miên và lính Tây đánh nhau với quân của anh vua Miên ở thượng du Nam Vang bị thua phải bỏ chạy. Hiện nay Tây soái dần dần đưa quân lên Nam Vang, chưa biết sự thế sau này sẽ ra thế nào. Nhưng nếu phía Miên mà họ đồng mưu với nhau thì phía bảo hộ cũng không lẽ bỏ người giữa đường. Làm cái việc như Thành Hình đời Xuân Thu, người Tây sẽ không khỏi tốn thời gian, còn rảnh đâu mà mưu đồ việc khác? Thêm vào đó người Tây sang đây buôn bán không được, mắc nợ phải bỏ về, những người này sẽ đem những điều đó báo cáo với vua nước họ rằng: ở Gia Định mọi việc đều bế tắc, quan Tây chỉ lo lập công ở nước ngoài, trăm phương nghìn kế để làm sao tâng công cho được mà thôi đến nỗi khiến dân Tây bên này phải thất nghiệp không biết dựa vào đâu. Còn dân Nam thì bị bức bách mà sinh loạn. Nay xin vua Tây một là theo y lời của Hà Ba Lý5 trước đây hoặc có thể đổi hoặc miễn. Nếu không thì xin trả lại cho người Tây số tiền mà họ đã mua tậu đất vườn ở Gia Định. Tất cả dân Tây ở đây đều có viết thư về Tây nói giống nhau cả. Và các quan lính Tây chống với Tây soái cũng đều cho lời nói của dân Tây là đúng.
______________________________________
*. Nguyên văn chữ Hán bài này: Hv 189/1 tờ 122-127
Hv 634/4 tờ 1-9.

1. Hiệp biện đại nhân tức Trần Tiễn Thành.
2. Hộ bộ đại nhân tức Phạm Phú Thứ.
3. Ngoại tam tỉnh, tức 3 tỉnh Miền Đồng, gồm Gia Định, Định Tường và Biên Hòa.
4. Anh vua Cao Miên Cầm Bô (Poulo Kombo).
5. Hà Ba Lý tức Aubaret.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #106 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2010, 07:41:02 pm »


Hiện nay Tây triều lại có thuyết rằng: Nguyên trước tiên hoàng làm tờ giao ước vừa gặp lúc nước Tây đại loạn không có vua nên không đủ làm căn cứ. Thế thì việc vịn theo lời giao ước đó mà lấy ba tỉnh vốn không phải bản ý của vua họ. Chỉ vì sự thế đã lỡ rồi, không thể không theo, nhưng xét theo lẽ công bằng thì cũng hơi hối hận vì sự không đủ căn cứ ấy. Bức thư này do một thân nhân của anh ta làm quan ở Tây gởi cho anh ta. Hiện bức thư còn trong cặp của anh ta. Vả lại theo sự bàn luận của mọi người thì cũng phù hợp như vậy. Ở đây khó nói cặn kẽ tóc tơ được. Nay Triều đình nếu muốn nhân cơ hội này thì cho anh ta lên Kinh bẩm rõ đầu đuôi xem cái gì có thể làm được thì làm. Nhưng khi đến Kinh, anh ta chỉ nói là nghe Triều đình nhờ giám mục về Tây thuê người, anh ta nhân đây lên Kinh để xin công ăn việc làm. Đến đây mới có thể trình bày hết sự cơ phải trái. Nếu Triều đình ưng chuẩn, anh ta sẽ trở về Gia Định ngay, nói giả vờ rằng chưa có việc làm nào vừa ý. Bấy giờ hoặc anh ta sẽ trở về Tây. Hoặc sẽ viết thư cho bạn hữu, đợi đến lúc việc đã mười phần thỏa đáng, anh ta sẽ lên lại Kinh đô cùng với sứ giả của Triều đình sang Tây làm thông ngôn. Tiếng là nói về thăm, thực ra là đến đấy để xem mọi việc cho rõ ràng chân xác, nếu phù hợp như lời nói của anh ta, thì sẽ đem việc đó mà xin vua họ. Khi sự việc đã nhất định rồi thì Tây soái cũng không làm gì được nữa. Đó là anh ta theo điều sở nguyện của những người đồng hương của anh ta là làm phúc cho nước khác, chứ không phải chỉ nhằm chống Tây soái. Sau khi xong việc, dù có thù lao ít ỏi anh ta cũng vui lòng. Nhưng khi chưa xong việc thì không dám xin gì cả chỉ cấp cho anh ta ăn uống mà thôi. Từ dầu đến cuối, khi làm việc phải giữ hết sức bí mật.

Trên đây là những điều anh ta nói ra, tôi chỉ trình bày sơ qua mà thôi. Theo thiển kiến của tôi thì tất cả những lời dài dòng đó cũng đồng một đường lối như đêm trước tôi đã bẩm với đại nhân.

Tôi lại có hỏi Nguyễn Hoằng về tình thế những điều nghe thấy bên ngoài thì ông ta nói cũng gần giống như vậy. Tuy Tây soái có ý khác nhưng dân buôn bán ở Gia Định thì xôn xao không ngớt. Hơn nữa việc quan Tây và Tây soái ghen công lẫn nhau cũng đã thấu tận Tây triều và phát thành dư luận, khiến anh ta nghe biết được. Hơn nữa anh ta đã từng ngấm ngầm trái chống với Tây soái. Cho nên nếu anh ta lên Kinh thì dù Triều đình ưng hay không ưng cũng cần giữ cho anh ta khỏi bị nghi ngờ. Anh ta cũng khá thông hiểu binh pháp súng đạn và một vài nghề vặt. Nếu như dùng được việc gì thì cũng dễ sai khiến. Chắc chắn anh ta không dám phản nghịch lại ta vì sợ lộ ẩn tình của anh ta. Hơn nữa anh ta lại thông thạo tiếng ta thì việc gì cũng dễ hiểu khỏi cần thông ngôn nữa. Như thế rất dễ dùng hơn người khác.

Tôi thiết nghĩ, hiện nay ba tỉnh đã như ngọc chìm vực thẳm không có cách gì mò lên được, mà lại có người tự mình xin làm việc ấy, ta chẳng phải tốn kém nhiều thì hãy thử một lần nữa xem sao. Đó cũng là chuyện thường tình vậy. Việc này tôi chưa dám bảo đảm sẽ thành, nhưng biết mà không lẽ không nói. Chỉ mong Triều đình tự chọn, tôi đâu dám vì thấy việc khó làm mà không bẩm lên trên. Vì tâm lý con người ta, đối với việc muốn làm tuy còn ngại chưa chắc thành công hay không, nhưng thấy có mối manh có thể lần ra được thì cũng mừng thầm không nỡ bỏ qua. Huống chi đây là việc vì nước vì dân? Nếu như ưng chuẩn cho anh ta lên Kinh, nếu khi ấy tôi đã đi Tây rồi thì xin tư sức cho quan tỉnh Vĩnh Long ngầm sai hai học sinh biết nói tiếng Tây đến mật báo cho anh ta biết và nếu tiện thì đến ngay Vĩnh Long xuống tàu, khỏi cần phải qua Bình Thuận lãnh bằng đi đường bộ cũng được. Nhưng phải báo trước cho các quan ở Vĩnh Long, Bình Thuận biết. Anh ta còn nói rằng nếu như tư cho anh ta ra Bắc thì xin trong tờ tư hãy nói việc khác, nhất thiết không được nói rõ cho các quan khác biết được sự thực. Lại nữa những điều anh ta nói với tôi đầu đuôi mọi việc đều thấy có thể tin được cả. Khi mới đầu anh ta giả vờ như vô tình mà nói, tôi cũng làm như vô tình mà tiếp chuyện, nhưng dần dần vào tròng rồi, tôi mới nói: “Anh có thể làm việc ấy để thành người tốt, làm phúc cho anh em tôi được không?” Anh ta nói: “Cơ hội và đường lối là như thế”. Nếu Triều đình cho phép anh ta được gặp mặt bẩm rõ, xem có thể làm thì làm, không thì thôi. Còn như nghi là có ai xúc xiểm để thử bụng ta như thế nào thì tôi dám chắc là không có điều đó.

Lại như Nguyễn Đức Hậu bẩm thì hiện nay ông ta đã tìm được hai người Tây cũng khá, một người coi việc lái tàu bè thì mỗi tháng phải 300 bạc, một người coi về máy nổ thì mỗi tháng 200 bạc, họ tình nguyện hết lòng chỉ bảo. Nếu việc thuê mướn người của tàu Mẫn Thỏa đã mãn hạn, mà thấy có thể đáp ứng yêu cầu của anh ta thì nhân lúc có tàu cập bến Vĩnh Long hãy báo cho anh ta biết để anh ta cho người đến làm giao kèo, rồi lấy giấy chứng của Tây soái. Như thế không biết có được hay không cũng xin bẩm luôn.

Nay kính bẩm.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #107 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2010, 07:50:59 pm »


DI THẢO SỐ 21

Kế hoạch vận động ở Pháp để giữ ba tỉnh miền Tây*

(19 tháng 9 năm Tự Đức 19, tức 27 tháng 10 năm 1866)

Tôi là Nguyễn Trường Tộ kính bẩm.

Sau khi thuyền Tây từ Kinh về nghe Tây soái trình bày với giám mục rằng: “Triều đình trả lời như vậy. Tuy chưa giải quyết được nhưng sự việc đã có manh mối, cũng nên đợi xem như thế nào”. Còn các quan Tây muốn cầu công thì cho rằng: “Ý của Triều đình hình như chưa dứt khoát, bởi vì nếu rõ ràng thuận theo thỉnh nguyện thì sợ người trong nước bàn tán xôn xao. Nếu ta nhân cơ hội đó mà lấy quách thì rồi Triều đình cũng thuận theo ta thôi và có thể che mắt bịt tai thiên hạ không can ngại gì”. Bọn họ lại nói rằng: “Theo hòa ước Triều đình phải triệt thoái hết các quan viên tiềm tàng trong ba tỉnh ngoài thì ta mới giao trả Vĩnh Long lại. Nay Tây soái đã bắt được bằng chứng rằng các quan viên ở ba tỉnh trong1 đã ngấm ngầm thông đồng với các quản đội, hiện có chứng từ chính xác, rõ ràng là ngấm ngầm vi phạm hòa ước, như thế thì ta lấy lại Vĩnh Long cũng là lẽ đương nhiên vậy!”. Không biết họ nắm được bằng chứng ở đâu mà nói như vậy?

Theo thiển kiến của tôi nhận xét thì ba tỉnh trong vốn nằm trong ý đồ của họ rồi, nhưng hiện tình trước mắt thì cũng chưa chắc đã nhanh chóng rơi vào tay họ được. Vì rằng:

- Một là Cao Miên vốn là một nước nhỏ yếu, khắp nơi có rừng rậm chướng khí, mà quân của anh vua Miên lại xuất nhập bất thường, nếu quân Pháp không ra chống đỡ thì không giữ trọn lời ước bảo hộ để tổn uy vũ đối với thiên hạ. Ví dầu muốn đuổi thú đến cùng rừng thì chẳng khác nào dùng đạn quý bắn chim sẻ, dao mổ trâu cắt cổ gà kể cũng trái lẽ. Nhưng cái thế khó nửa chừng bỏ dở, mà muốn cày quét cho bằng những chỗ gồ ghề thì việc tốn kém không thể kể xiết. Một tên giặc quèn ấy khó mà bù được chỗ đó, một tên giặc bé nhỏ ấy mà khạc chẳng ra nuốt chẳng vào. Nếu như Triều đình họ biết được sự việc đó thì tất cả những lời nói của quan dân lính trước đây đã quay mặt phản đối sẽ có chứng cớ thêm. Như thế chẳng những việc cầu công không thành mà bị lại lộ những điều tâng công trước đây. Có chỗ dùng dằng không xuôi như vậy cho nên tuy trong bụng có ý đồ riêng, cũng phải giật mình vì phải cái sai lầm là vốn lời đều mất.


- Hai là, Triều đình họ đã muốn y theo lời nói của Hà Ba Lý trước đây, lại có tiếng kêu bất bình của dân họ, lại có cái tình của Triều đình ta là phàm việc gì cũng nhường họ một bước, rõ ràng ai cũng nghe thấy, lại có số nửa các quan của họ không muốn nhọc sức làm thân một con chó lập công, lại có giám mục trình bày cái ý muốn hòa của Triều đình ta. Những việc đó Tây soái đều nghe thấy hết cả, trong lòng cũng lấy làm lo ngại đấy, nhưng nếu làm càn tất sẽ có ngày cùng đường mà bỏ bễ cũng nên. Tôi còn thấy lúc giám mục mới đến Tây soái đối đãi rất thân thiết nhiệt tình. Nay thì dần dần lạnh nhạt, có lẽ vì Tây soái nghe được những điều các quan nói, giám mục nói, về sự giao hảo thành thật của Triều đình ta, tựa hồ có căn cứ. Tuy là nói vô tình nhưng trong bụng vẫn mang ẩn ý, chưa chắc sẽ không đang tâm gây chuyện. Thế nhưng cũng khó mở miệng nói với ai, đành ngậm đắng nuốt cay mà thôi. Cho nên xem có vẻ không ưa gì giám mục và tôi. Nhưng cũng bắt buộc phải theo hai đường (một là hòa, hai là lấy) làm việc phiêu lưu cầu may để hãm vua vào cái thế “sự đã rồi tất phải theo” để được công đầu, sau sẽ trút cái gánh khó giữ cho người mới đến để về nhàn du nơi thôn dã. Dầu một ngày kia có vì danh nghĩa ép buộc, mà vua họ đã có lệnh “cho họ về nhà” họ cũng chẳng kể gì. Chuyện đó cũng chưa biết. Đây những ý kiến đoán chừng của tôi không biết có đúng hay không.

Nay tôi muốn nhân lúc giám mục đi Tây xin Triều đình nên viết một bức thư cho Đại học sĩ của Triều đình bên ấy nói rõ ràng tất cả sự lý và duyên do chuyến đi Tây lần này của giám mục để tỏ rõ lòng chân thành của Triều đình ta. Trong thư còn viết thêm một hai điều về những tình trạng khó khăn nan giải như dân tình ba tỉnh ngoài, sự thế ba tỉnh trong và Triều đình ta cũng đã trừng trị những quan đi theo quản đội, để lấy lòng họ. Lại thêm một hai đoạn để tỏ ý như ta muốn thông đồng với họ nhưng vì trong nước còn nhiều chuyện, chưa kịp sắp xếp được. Bức thư này không nên dịch trước ra tiếng Tây, chỉ nhờ giám mục đề bì bằng chữ Tây gửi cho Tây triều mà thôi. Đợi đến bên ấy, tất họ sẽ nhờ giám mục dịch ra, thì thế nào những chỗ mập mờ họ sẽ sinh nghi mà hỏi kỹ, hỏi nhiều thì giám mục cũng trả lời nhiều, như thế ta mới nói hết sự tình được.

Lại xin viết một bức thư nữa giao cho tôi để bí mật gởi cho Hà Ba Lý, trong đó nhắc lại cái tình cảm nồng hậu mà ta đã đối đãi với ông ngày trước, và nói cái tình cảm tốt đối với nhau ấy vẫn còn cho đến mai sau. Như nói trước đây ông thật có lòng muốn trả ba tỉnh, tuy việc không thành là do tình thế, nhưng tấm lòng tất đó vẫn còn mãi. Lại nói, ông là người vốn am hiểu sự thế Nam triều, nay Nam triều như vậy như vậy... nếu ông có cách gì hay giúp cho Tây Nam vĩnh viễn hòa hảo thì xin ông chỉ giáo cho. Đồng thời gởi biếu ông ta một ít món đồ chơi để tỏ tình thân ái. Nhận được thư ấy ông ta sẽ nghĩ lại rằng: “Lòng tốt của Triều đình nước Nam thủy chung như vậy, không vì việc trước kia không xong mà bất bình; trước đây ta có nói qua thế mà được Triều đình ấy hậu đãi, chỉ vì lý do riêng nên việc không thành khiến ta cũng mất mặt. Nay lại nghe lời bàn bạc của Tây triều cũng giống như những ý kiến của ta trước đây, sao ta không nhân cơ hội này mà phụ hoạ vào để thực hiện lời nói của ta trước đây để hả cái hận đã bị khuynh loát trước kia”.

Tôi cũng lấy cái tình thân thiện bí mật viết cho ông ta một bức thư nói sơ cho ông ta biết nỗi khổ tâm của Triều đình ta và hình như có ý muốn đem việc quan trọng nhờ ông ta, nhưng còn sợ trở ngại nên giấu kín không nói ra. Ông ta vốn đã hận Tây soái lại đọc thư tôi nghe kể sự thế hiện nay ở Gia Định như vậy tất sẽ bất bình nghĩ cách đối phó với Tây soái và sẽ không làm lộ chuyện của ta mà ta thì ngấm ngầm được lợi.

Trên đây là ý kiến thô thiển của tôi, không biết có nên hay không. Nếu thấy dùng được xin trả lời gấp, để sớm lo liệu.

Nay kính bẩm.


Hai tập này không dám đưa cho Tây soái sợ chuyện tiết lộ. Vì vậy xin phái quý viên thân hành mang đến Vĩnh Long để gởi gấp.

Nguyễn Trường Tộ ký


________________________________________
*. Nguyên văn chữ Hán: Hv 189/1 tờ 127-131
    Hv 534/4 tờ 20-27
    Bài này được viết tại Sài Gòn và gởi cùng lúc với văn bản số 20.

1. Nội tam tỉnh, tức 3 tỉnh Miền Tây, gồm Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #108 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2010, 07:52:22 pm »


DI THẢO SỐ 22

Báo cáo về việc gặp viên lãnh sự Tây Ban Nha*

(26 tháng 9 năm Tự Đức 19, tức 3 tháng 11 năm 1866).

Tôi Nguyễn Trường Tộ kính bẩm.

Tôi và Nguyễn Hoằng được Hiệp biện đại nhân bí mật dặn dò đã cùng phái viên lẻn đến gặp viên lãnh sự Y Pha Nho. Lúc đầu, chúng tôi chỉ nói chuyện tình thế hiện nay. Thấy ông tỏ ra bất bình về việc người Tây mượn cớ phá điều ước cũ, chúng tôi khi ấy mới đem những mật ý của đại nhân nói rõ với ông ta. Chúng tôi nói: “Triều đình chúng tôi trước đây có chỗ thiếu sót đối với quý quốc, đó chẳng qua là do tình thế khác gây nên, chứ không phải bản ý của Triều đình chúng tôi. Hiện nay Triều đình chúng tôi vô cớ bị quan Tây đòi hỏi quá đáng, không biết lấy gì đáp ứng nổi. Lại nghĩ đến hòa ước trước kia vốn do nước Tây và quý triều lập nên, nhưng đại tướng của quý Triều đình đã không đòi chia đất, mà còn có thư nói “Được đất thì mất anh em”, mới thấy ý kiến của quý triều và người Tây ngược nhau như thế nào. Nay quan Tây lại muốn sinh sự nữa rõ ràng là khinh nhờn quý triều, tựa như coi điều ước của đồng minh trước đây là không đủ căn cứ. Vì thế Triều đình chúng tôi lấy làm lạ dám đem việc bí mật này đến thưa hỏi chứ không như thói thường là có chuyện mới đến cầu cứu, xong chuyện thì thôi1”.

Ông ta liền nói: “Tây soái việc gì cũng tự ý chuyên quyền, mà Tây triều thì chỉ bằng vào một phía ý kiến của Tây soái mà thôi chứ không đối chất gì, không có ai bên cạnh để giúp Nam triều cả. Đại phàm con người ta giữa đường thấy sự bất bình lòng còn căm tức rút gươm thay. Nay bản chức tuy hèn mọn chưa đủ quyền sức để giúp đỡ Nam triều, mà bản triều với Tây triều thì sức lực ngang nhau lại là nước thông gia với nhau, nếu Nam triều tin tưởng thì hãy viết một bức mật thư giao cho bản chức, bản chức sẽ chuyển đệ về bản triều nhờ tìm giải pháp. Bản chức cũng sẽ viết một bức thư riêng nói rõ Nam triều khiêm cẩn như thế nào, ba tỉnh ngoài sinh loạn như thế nào, cũng những lý lẽ mà Tây soái vin vào đều chưa chân xác. Ta đồng minh với Nam triều, mà nay có thư đến trình bày sự việc như vậy lẽ nào ngồi nhìn mà không nói một lời? Dù có nói mà Tây triều nghe hay không nghe mặc họ ta cũng tránh được tiếng xấu. Nhưng nếu Nam triều không nói một lời để làm chứng thì tựa hồ đặt bản triều ra ngoài cuộc, mà bản triều lại vội lắm lời đến việc không liên can gì mình thế cũng không hay. Nay nếu Nam triều thấy có thể nói được điều đó với bản chức thì nên bí mật gửi gấp cho bản chức một bức thư. Một mặt bản chức lấy bức thư của quý triều kèm theo bức thư của bản chức nữa đệ về, một mặt tin cho lãnh sự ở Tích Lan (ở Đông Nam Ấn Độ, nay đã có đường dây điện tín đặt tới nước Anh) nhờ đánh điện tín cho bản triều biết trước. Vả lại năm ngoái có một số người ngoài Tây triều cũng tỏ ý muốn theo lời Hà Ba Lý, nay tuy đã muộn rồi, nhưng nếu có bản triều bàn vào tưởng họ cũng sẽ hồi tâm. Như thế không những có thể duy trì ba tỉnh trong mà còn thuận tiện cho việc đề cập đến ba tỉnh ngoài”.

Đó là lời nói của viên lãnh sự. Xem sắc mặt và khẩu khí của ông ta thấy tỏ ra thành thật chứ không có gì xảo trá. Ông ta lại nói: “Những việc làm của người Tây thấy cũng đáng hoan nghênh, chỉ vì Triều đình không biết đường lối nên Tây soái mới có những manh tâm khác lạ”. Ông ta cũng đã từng nói chuyện với giám mục. Xem lời nói của ông ta thì quả thật là nghĩ sao nói vậy chứ không có ẩn ý muốn thử lòng ta. Tôi thiết nghĩ, hiện nay tình hình ba tỉnh rất khẩn cấp mà các lý lẽ viên lãnh sự trình bày cũng rất đúng. Vậy chi bằng nhân đây khéo đãi ngộ hắn để mượn hắn dùng vào việc của ta. Xét sự thế trước sau, thì việc ấy kể cũng nên làm, chẳng can ngại gì. Bởi vì: Một là vì trước kia nước Y Pha Nho cũng dự vào việc ký điều ước. Nay người Tây tự ý một mình bội ước, nếu Y triều không có một lời với thiên hạ thì rõ ràng là họ cũng đồng lòng. Hai là, theo cái thế tung hoành của họ, như trong Lục lợi từ trước kia tôi đã nói, thì nước Y với nước Tây vốn ở gần sát nhau, mà nước này dần dần lớn mạnh lên thì cũng chẳng lời gì cho nước kia. Nếu một khi xảy ra việc đánh chác với ai thì nước Y là nước đầu tiên bị họ kéo quân qua. Nay đã có cơ hội có thể dùng để chế ngự nhau thì dù được hay chưa được cũng phải làm để khỏi hối hận đã bỏ mất cơ hội. Ba là, viên lãnh sự này có chỗ không ưng Tây soái mà lại muốn thông tình với ta để được tiếng với Triều đình rằng ông ta là một người khéo ngoại giao. Nếu việc thành thì cũng đủ rạng danh là người có sức làm được việc khó. Với ba lý lẽ đó, nếu nay ta đem ra làm thì đó cũng chính là điều mong muốn thiết tha của ông ta.

Nay ba tỉnh trong của ta đã bức bách như thế, mà muốn tìm đường giải tỏa thì phải nói cho nước Y biết. Đó cũng là lý đương nhiên mà còn hợp với thế tung hoành nữa. Dù sau này Tây soái biết được cũng khó tranh chấp với ta. Nếu lấy việc đó mà trách ta, thì rõ ràng là giận cá chém thớt, khinh miệt nước Y Pha Nho, ngăn cản không muốn họ thân thiết giao hảo với ta. Nước Y tuy hơi yếu nhưng là một nước lớn ở phương Tây, vốn có cái thế tung hoành liên hợp mà lại không biện bác nổi với một quan Tây thì còn gì là quốc thể nữa? Nay nếu ta dùng lời khéo léo gởi đến họ, đợi đến khi sự việc đã tỏ rõ thì dùng cách khích họ để mời họ. Đó là cái kế của Triệu xu Ngày, không biết như thế có được không?

Lại có một kế nữa là, nước Y rất trọng đạo giáo. Giám mục của họ cũng có quyền lớn. Năm trước họ hưởng ứng chính sách của người Tây là vì ta giết hại giáo sĩ của họ. Nay nếu một mặt viết thư cho các giám mục người Y ở miền Bắc nói rõ nước Y với ta có tình giao hảo với nhau. Nay người Tây khinh thị nước Y, đem lòng bội ước. Trước đây nước Y đã giao hẹn với bản quốc là chuyên lấy đạo giáo làm trọng, không làm điều chia cắt chiếm cứ. Đó chính là điều nước Y mong muốn. Còn người Tây thì lại muốn ngấm ngầm phản bội. Nay Triều đình nghe được các giám mục cùng với nước họ có thể đương đầu được. Vậy nếu được thì gửi thư cho tổng đốc Lữ Tống nói rõ lý do tại sao lại như thế để xem có cách gì có thể giúp đỡ cho một vài phần không, như thế thì đạo giáo lại được cái lợi lớn mà sau này tấm tình kiêm ái của Triều đình cũng tăng thêm. Nay theo cái kế ấy một mặt thì dọa dẫm họ, một mặt câu nhử họ tưởng cũng có thể giúp được ít nhiều.
_________________________________________
*. Nguyên văn chữ Hán: Hv 189/1 tờ 139-144
    Hv 634/4 tờ 37-51
    Tờ này được viết lúc Nguyễn Trường Tộ ở Sài Gòn chờ tàu đi Pháp.

1. Nguyên văn dùng câu tục ngữ “Cấp lai bão Phật”, nghĩa là khi có việc gấp rút ngặt nghèo không biết làm sao thì đến ôm Phật mà cầu cứu.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #109 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2010, 07:53:18 pm »


Lại có một kế nữa, nguyên trước đây Tây soái thâm tâm muốn lấy miền Nam lắm, nhưng chưa có chứng cứ rõ ràng. Nay họ đã cho thuyền lên Kinh dùng các lý lẽ yêu sách như vậy là có chứng thực rõ ràng rồi. Nay hoặc Triều đình nhân lúc bên Tây có lệ đấu xảo, sai một viên sứ mang nhiều mặt hàng hiếm lạ sang giả nói rằng: Nay Tây Nam đã hòa hảo rồi thì Nam triều có gì Tây triều cũng thơm lây, do đó sai sứ sang Tây dự đấu xảo và vấn an Tây triều luôn, để tỏ tình tương hợp với nhau. Lại viết một bức quốc thư giấu kỹ, đợi sang bên đó dò được rõ ràng ý lừng chừng của Triều đình họ như trước đây tôi đã bẩm, cũng như Di Minh đã nói và Hà Ba Lý nói, cũng như những nghị luận của quan Tây dân Tây, cùng là những lời bàn của giám mục, lại thêm sự biện giải của Y triều, khi ấy mới đem thư ra trình bày như thế, như thế. Viên sứ của ta một mặt lại đem thư cho Y triều, và cũng nhân trên đường đi mà thăm hỏi Y triều luôn. Lại cũng nên đi qua nước Anh, nước Nga du lịch để mở rộng kiến văn. Triều đình họ thấy ta biết được cái kế của họ như thế và những việc làm của họ đều là vô cớ hiếp đáp khinh thị ta thì tất cả sẽ hồi tâm suy nghĩ. Hơn nữa, năm trước Triều đình họ tuy có bí mật bàn việc muốn thông con đường phía sau sông Cửu Long, nhưng họ đã sai người sang thám hiểm hai lần thì thấy ở đấy hiểm trở khó thông mà dân Cao Miên thì lại mọi rợ ngu đần khó chiêu mộ sai khiến. Cho nên họ muốn lấy sáu tỉnh của ta để làm cửa trước mở “ba hang” như tôi đã bẩm ở đoạn cuối bài Khai hoang từ. Tôi nghĩ rằng Triều đình họ ngày nay cũng đã chán nản phần nào, lại thêm hiện nay họ đứng chưa vững, nếu cứ tham đi theo con đường khó đi, để nửa đường hỏng mất cái công sắp thành, hoặc giả sau này Nam triều thấy được nhân tâm mà dùng cái thuật tung hoành thì sẽ xử trí như thế nào? Hơn nữa, mấy lâu họ đã lo sợ thế lực lớn mạnh của người Anh ở phương Đông, khó mà giữ được người Anh không tìm cách mưu lật mình, tất họ phải sợ già néo thì đứt dây mà xảy đến những việc không ngờ. Đại phàm càng lão luyện trong chiến trận thì càng rõ cái lý thế đó. Đừng bảo Triều đình họ không có người nghĩ đến điều đó. Hơn nữa con đường Vân Nam Tây Tạng họ vẫn chưa quên, nay vì đường phía Tây hiểm trở khó qua, nên cũng có thể họ sẽ thuận tình với Nam triều để mong có thể thực hiện cái kế mượn đường phía Đông. Dù họ chưa cam tâm, nhưng ta chỉ cần được thư giãn phen này để mưu đồ kế sau. Vậy thì nhân lúc hiện nay họ còn ở tâm trạng do dự chưa dứt khoát nhất định, mà làm cái kế hoãn binh chắc cũng dễ. Tuy Tây soái nghi ta sang dự đấu xảo không thể không có ý đồ gì khác, nhưng làm sao ngăn cản được việc ta đi vấn an nước bạn? Tự hắn sẽ nghĩ bụng: “Nếu không thong thả chờ xem nên chăng thế nào vạn nhất Triều đình ta có ý kiến gì mới hoặc Nam Triều tìm được một thế lực nào khác, thì khó mà chạy chối cái tội giả dối để cầu công và ngăn cản những ý kiến chính đáng, khiến bao nhiêu công lao của ta ngày trước chẳng hóa ra công dã tràng sao?”.

Lại có một kế nữa là, nay những sự việc họ yêu sách đã rõ ràng rồi, nên ta có thể gửi trát cho các gia đình có danh vọng cùng lập một tờ ký tên tất cả vào nói rằng: “Nghe tin Tây soái tìm cớ bức hiếp bắt nhường ba tỉnh trong, tuy Triều đình bị đại thế bức bách không dám nói ra, nhưng dân tình không thể nào chịu được. Năm trước nhân dân ba tỉnh ngoài đã có ý góp tiền xin chuộc lại, không phải vì họ không ưa đường lối chính trị nhân đức của Tây, nhưng vì bị Tây soái ỷ thế làm điều phi pháp như thế. Cho nên nhân dân thất nghiệp không biết nương náu vào đâu, phải tụ tập mà sinh ra trộm đạo. Thế mà Tây soái đã không biết lỗi mình lại đổ điều oán cho Triều đình để bắt ép lấy ba tỉnh. Nếu quả như thế thì dù Triều đình không có cách gì chống đỡ nhưng chúng tôi sẽ tìm cách cầu cứu. Chẳng nghe chuyện Hòa Tri Lan người Hà Lan đã trục xuất người Y Pha Nho đó sao? Nhân dân chẳng ai phục thì làm sao có thể giết hết tất cả được? Nếu không được thì chúng tôi thà nhảy xuống biển Đông làm thần sóng cho rồi chứ không nỡ nhìn thấy cảnh lũ chuột hại người như vậy”.

Một mặt viết thư cho Đại học sĩ Triều đình họ nói rõ việc sáu tỉnh của Triều đình ta là chỗ nương tựa của Bắc kỳ. Từ khi thuận nhượng, dân ở Bắc mất chỗ nương tựa oán trách Triều đình. Cho nên mấy lâu dân tình sôi sục không yên. Họ muốn quyết một phen thắng phụ với quý quốc (nhân họ có bụng sợ dân Bắc kỳ một vài phần) dầu họ không biết lượng sức cũng cứ đưa tay không ra mà chống xe. Bốn năm năm nay bản triều đã tốn nhiều công sức vẫn chưa giải dụ xong, xếp đặt chưa ổn. Đó là do lòng oán giận của mọi người mà gây tai họa cả, chứ bản triều rất tha thiết ở sự thành thật giao thiệp, sợ mất tình thân đối với quý quốc. Thế mà người ta cứ trách móc thật lấy làm khổ tâm lắm! Nay quý soái lại có ý định khác, dân miền Bắc nghe tin ai nấy đều xôn xao bàn tán. Nếu họ lại trái mệnh làm nghịch như quản đội trong Nam sẽ tổn thương đến thể diện quý quốc. Nếu quý soái không soi xét rõ ràng thì bản triều đã khổ lại càng khổ thêm. Vả lại, bản ý của quý quốc là muốn thông thương giao hảo với bản quốc. Nếu cứ để kéo dài sự xôn xao như thế, chẳng những khó xử cho bản triều mà cũng chẳng có lợi gì cho quý quốc cả.

Thư này kèm với thư của dân tỉnh trong gửi sang Tây triều. Có chừng ấy cách may ra có thể cứu vãn được sự thế.

Tóm lại, hiện nay sự thế ba tỉnh trong đã khá bức bách. Sự thế ba tỉnh ngoài cũng gần có cơ rồi, mà Tây triều thì còn đang ở cái thế lưỡng lự. Nay Triều đình ta phải nhanh chóng kiếm kế duy trì, nếu đem hết sức người ra mà yên được ít nhiều cũng là phúc cho sinh linh, nhưng nếu hết sức rồi mà không được là do trời thôi. Như thế cũng có thể đem tấm tình này mà tạ cùng thiên hạ và lưu lại ngày sau lòng luyến nhớ việc cũ, để ngõ hầu thu phục giang sơn sau này. Nếu nói sợ việc không thành mà vội hiềm nghi, thì ta nay có điều gì đáng hiềm nghi mà chịu để cho họ yêu sách ta sao? Chẳng qua là do lòng tham xui khiến họ mà thôi. Nếu cứ theo cái lòng tham ấy thì dù có cớ hay không có cớ, chỉ cần có cái thế có thể lấy được nước ta là kiếm cớ trách ta thôi. Như thế việc gì ta cũng làm vui lòng họ được sao?

Nay ta đã đem hết sức làm để thực hiện kế duy trì thì không kể gì tốn kém, tất cả là vì lòng yêu dân mà thôi. Nhưng họ lại lấy cái việc ta mưu tính vì dân, cho đó là cái cớ để gây sự thì đạo trời lẽ đâu không có ngày soi sáng cho cái án này? Thế thì nếu vì tỵ hiềm mà cuối cùng để cho mất thì chi bằng cứ mặc cho hiềm nghi mà làm được việc có hơn không? Vì rằng nếu không có một lần làm cho minh bạch thì cái kế tâng công của Tây soái sẽ ngày càng sâu đến nỗi ta không hơi sức đâu mà đối phó nhiều rắc rối nữa chứ không chỉ có thế mà thôi đâu.

Tôi có mấy ý kiến thô thiển như vậy, không biết có được haykhông. Nếu cần thương thuyết với lãnh sự thì xin tin cho biết gấp (khoảng trong vòng 20 ngày) sợ chậm sẽ không kịp.

Xin kính bẩm.


Lục bộ liệt vị đại nhân soi xét.

Nguyễn Trường Tộ ký.

Châu phê:    

Bài này sự lý uẩn khúc rắc rối, nếu không hiểu sâu những sự lý từ trước đến nay giữa hai bên Tây và Nam thì không thể hiểu được mạch lạc.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM