Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:43:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mặt trận biên giới Hà Tuyên 1984 -1989  (Đọc 537492 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #350 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2009, 08:04:09 pm »

Để em "dịch" lại cho các bác:

Ngày 30 tháng 4 năm 1984, sư đoàn 31 thuộc quân đoàn 11 lục quân (trung đoàn 91 lục quân, trung đoàn 3 pháo binh, tiểu đoàn 4 trung đoàn 2 pháo cao xạ, đại đội 3) nhận nhiệm vụ tấn công cao điểm 1052.4, cao điểm 1250, cao điểm 1185, Sài Sơn Bảo(lô cốt Sài Sơn), khu vực Tân Trại của Việt Nam tại dãy Âm Sơn, dưới sự chỉ huy của sư đoàn trưởng Liễu Tích Long (廖锡龙- liao xi long).
...   
Khu vực dãy Âm Sơn thuộc huyện An Minh của Việt Nam, bao gồm: tiểu đoàn 3 độc lập, đại đội 6 bộ đội huyện, đồn công an 105, 5 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 8874 (??), tiểu đoàn 21 đặc công cùng với bộ đội trinh sát huyện An Minh và 1 đội thanh niên xung phong. Địa điểm bố trí là : cao điểm 1250 gồm đại đội 1 và đại đội 2 tiểu đoàn 3 luân phiên canh gác tại điểm 11 và điểm 12; cao điểm 1142 gồm bộ đội thuộc sở chỉ huy tiểu đoàn 3, đại đội 4 , trong đó sở chỉ huy nằm tại phía đông nam cao điểm 1142; cao điểm 1185 gồm trung đội 2 đại đội 2, đại đội bộ và trung đội 3 tại cao điểm 1036; cao điểm 1519 gồm 2 lớp thanh niên xung phong; khu vực sông Giang Lợi và huyện An Minh do đồn công an 105 và trung đội 1 đại đội 6 phòng thủ; lô cốt Sài Sơn và khu Tân Trại có 1 chi đội thuộc liên đội 6 và hơn 40 lính trinh sát, bên trong có nhà kho và khu vệ sinh; doanh trại 1 trung đội thuộc đại đội 2 trung đoàn đặc công 21 nằm ở đây. Tiểu đoàn 5 trung đoàn 877 tỉnh Hà Tuyên và đại đội 2 tiểu đoàn 25 pháo binh được bố trí khu vực phía Nam cao điểm 1036, cùng với tiểu đoàn 3 độc lập huyện An Minh hình thành thế phòng ngự. Sau khi công kích, bộ đội chi viện gồm có tiểu đoàn 6 trung đoàn 877, trung đoàn 818 thuộc sư đoàn 31 Hà Giang, đoàn 247 thanh niên xung phong.
....
Ngày 2 tháng 4 năng 1984, sư đoàn 31 nhận lệnh pháo kích dãy Âm Sơn, liên tục trong 28 ngày, tạo nên sức sát thương đáng kể với Việt Nam, phá hủy 1 bộ phận công sự ,doanh trại, và vũ khí ,đạn dược. Tối ngày 17 tháng 4, sư đoàn 31 chia làm 2 cánh quân đông và tây triển khai kế hoạch "dương đông kích tây", ngụy trang tấn công dãt Âm Sơn vào buổi sáng sớm, gây hiểu lầm cho phía Việt Nam, đồng thời làm tiêu hao sinh khí quân đội Việt Nam.
    Từ 4 giờ đến 6 giờ ngày 29 tháng 4, bộ binh chia làm nhiều hướng tập kết tại vị trí thứ 2. 11 giờ 40, trung đội 3 đại đội 6 thuộc trung đoàn 93 tấn công cao điểm 1519; trung đội 2 đại đội trinh sát bí mất chiếm lĩnh cao điểm 1043 và điểm 80.
...
Sư đoàn 31 thuộc quân đoàn 11 lục quân dưới sự yểm trợ của pháo binh và xe tăng công chiếm cao điểm 120, 1142, 1052.4, 1185 vào 15 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1984, sau đó nhanh chóng bố trí đội hình phòng ngự, chống trả các đợt phản kích và tái chiếm của quân đội Việt Nam.
     Trong các trận đánh sư đoàn 31 đã sử dụng các chiến thuật như chiến thuật đánh bộc phá, chiến thuật công kích vào trung tâm, chia cách đội hình Việt Nam, vừa đánh vừa bao vây, qua đó tấn công vào mạn bắc của cao điểm 1250 và 1052.4. Quân chủ lực công chiếm cao điểm 1250, 1142 và hướng Tân Trại; 1 bộ phận khác tấn công vào cao điểm 1052.4 và 629. Sau đó dựa vào 3 điểm cao chính tấn công áp chế các cao điểm phía dưới như cao điểm 1142, lô-cốt trên núi và khu Tân Trại. Sau khi chiếm lĩnh và phá hủy công sự , quân chủ lực dồn xuống phát động tấn công theo hướng cao điểm 1036 và sông Giang Lợi. 
     Trung đoàn 93 tăng cường thêm đại đội pháo binh 100 của trung đoàn 91 ,1 đại đội lính công binh, 1 trung đội lính hóa học, 2 trung đội 14,15 lính phóng lửa, 1 trung đội xe tăng, đảm nhiệm chủ công. Lấy 1 cánh rừng hướng bắc cao điểm 1250 và 1 điểm cao không tên ở hướng tây bắc cao điểm 11 làm nơi phát động tấn công. Sở chỉ huy quyết định chọn hướng công phá chính là hướng đông bắc của cao điểm số 9 và cao điểm 1250, quân chủ lực thực hiện công kích theo vào 1250 và 1142; 1 tiểu đoàn từ điểm 1171, 1242, 1185 tiến hành thâm nhập lô cốt Sài Sơn, dựa vào ưu thế địa hình của 1185 nhằm cách đứt đường chi viện của hậu phương quân Việt Nam.  1 bộ phận binh lực đóng tại điểm 26 di chyển theo đường núi triễn khai công kích cao điểm 24 và lô cốt Sài Sơn, dưới sự hiệp đồng tác chiến của sư đoàn 92 tiếp tục bao vây và chiếm lĩnh cao điểm 1250, 1142, lô cốt Sài Sơn và khu Tân Trại của Việt Nam. Ngoài ra còn 1 số lính thuộc cao điểm 201 được lệnh ém quân theo hướng bắc. Sau khi đã chiếm lĩnh trận địa, sở chỉ huy ra lệnh cho tiểu đoàn 3 trung đoàn 92 tiếp quản trận địa ,tiến hành phòng thủ.
      Trung đoàn 92 bộ binh gồm đại đội 1 và 3 bộ binh, 1 đại đội súng máy hạng nặng thuộc tiểu đoàn số 1, đại đội 7,8,9 bộ binh và 1 đại đội súng máy thuộc tiểu đoàn 3, tăng cường thêm lớp 4 đại đội lính hóa học, lớp 13 lính phun lửa đảm nhận nhiệm vụ trợ công. Phát động côn kích từ hướng tây bắc cao điểm 995.5 và 12 , tập trung binh lực đột phá theo và cao điểm 1052.4. 1 bộ phận đang đóng tại cao điểm 12,14,15 tấn công vào cao điểm 1052.4 và 929. 1 đại đội khác từ điểm 1047 và 836 tấn công vào cao điểm 662 và 39, chiếm lĩnh trận địa và dựa vào địa thế để pháo kích ngăn chặn chi viện của Việt Nam. Sau khi hoàn toàn khống chế 1052.4 và 929, lấy 1 đại đội chủ lực và 1 đại đội lính dự bị khống chế cao điểm này nhằm tạo thế bao vây. Quân chủ lực tiếp tục tấn công vào lô cốt Sài Sơn, phối hợp với trung đoàn 93 tấn công khu Tân Trại và lô cốt Sài Sơn.Sau khi bố trí 1 bộ phận ở lại chiếm giữ cao điểm 12, 1052.4, 929, số còn lại rút về hậu tuyến đợi lệnh.
     2 đại đội bộ binh, 1 đại đội pháo binh thuộc tiểu đoàn 1 trung đoàn 92 và đại đội pháo binh thuộc tiểu đoàn số 3 làm bộ đội dự bị , đóng quân tại xưởng da bò, khu vực Lão Ngưu. Sau khi phát động công kích, đơn vị này sẽ cơ động và chi viện cho trung đoàn 92 và 93 chấp hành nhiệm vụ ,đồng thời chịu trách nhiệm phòng thủ hậu phương.
   Pháo binh gồm 2 cụm hợp thành, tiểu đoàn 1 và 2 của trung đoàn 122 , tăng cường 1 đại đội pháo cối 85, 1 đại đội hỏa tiễn 107, 1 trung đội hỏa tiễn 130, đóng tại đường vào Tân Trại, An La, và lô cốt Sài Sơn, nhắm bắn chủ yếu vào cao điểm 1120. Cụm thứ 2 gồm 1 trung đoàn pháo binh tăng cường 1 tiểu đoàn cối 85 , đóng tại lô cốt Mạc Ngưu, khu Quang Lương, hướng nhắm chủ yếu là cao điểm 1120.
   Cụm pháo binh có nhiệm vụ bắn dọn đường và làm rối loạn trận địa quân Việt Nam trước giờ công kích 24 tiếng. Sau đó tiến hành yểm trợ và chi viện cho bộ binh tấn công.
   Cụm pháo cao xạ đóng tại lô cốt Mạc Ngưu, gần cao điểm 1120 và khu Long Lâm ,chịu trách nhiệm khống chế bầu trời và phòng không.
   Tiểu đoàn cơ giới và công binh được lệnh bố trị tại gần khu Tân Trại, sửa chửa các tuyến đường từ Trường Điền, Long Lâm lên khu Tân Trại , bảo đảm cho việc lưu thông và chi viện.
   Phân đội lính hóa học gồm 3 trung đội thuộc đại đội lính hóa học, bố trí tại khu vực cách 1120 khoảng 400m theo hướng tây bắc, phụ trách công tác phòng chống chất hóa học, chuẩn bị tiếp nhận nhiệm vụ thu dọn chiến trường và tổn thất.



Nhìn chung thì:
"thanh niên xung phong" có thể là muốn chỉ dân quân tự vệ.
"lớp" có thể = tiểu đội.
"chi đội" = trung đội.
"liên đội" = đại đội.
"doanh trại" = tiểu đoàn.
"đoàn" = trung đoàn.

Giữa các đoạn có nhiều chỗ dùng từ không thống nhất, ví dụ đoàn/trung đoàn 91, 92, 93 ở đoạn trên, đến đoạn dưới thành sư đoàn.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tư, 2009, 08:14:40 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #351 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2009, 02:44:08 am »

Điểm cao 1250,như em tận mắt mục kích thì :
Mức độ hùng vĩ không như bên 1100,nếu địa hình bên 1100 được coi như cái sống lưng của con Trâu,thì địa hình của 1250 sẽ được coi như cái mào của con Gà trống.Từ bờ sông Lô ngay cửa khẩu Thanh thủy nhìn lên,khoảng 500 đến 600 mét là tới đỉnh.Dốc từ bờ sông lên gần đỉnh chênh chếch khoảng trên 45 độ,gần lên tới đỉnh dốc gần như dựng đứng,có lẽ phần nhô lên vài mét gần như dựng đứng là bằng đá.Nếu đúng như vậy,quân phòng ngự ở đây chỉ có thể bố trí được giao thông hào quanh cái mỏm đá ấy.Địa hình dốc,đỉnh hẹp không thể bố trí quân số lên tới 01 đại đội được,nhiều lắm là 01 trung đội phòng ngự là cùng.
Em đưa ra đây số liệu về 1100 khá chính xác,có lẽ theo dựa tính của em có thể chính xác đến trên 95 %.Mong hầu các bác tham khảo và so sánh với đỉnh,vị trí phòng ngự  của ta ở 1250.
Bên 1100 bề rộng của núi đất chỗ thắt lại cũng phải 10 mét chỗ phình ra khoảng 13 đến 15 mét.Ở đấy ta bố trí được 01 trung đội bb phòng ngự,ở giữa tiền tiêu có 01 hầm ngủ cho 01 tiểu đội bb,lùi về sau khoảng 10 mét sát đường hào bên sườn phải là hầm số 02 cũng được bố trí 01 tiểu đội bb,từ hầm số hai về sau khoảng 02 mét là điểm thắt lại của số 8,từ phần thắt lại của số 8 lùi về sau khoảng 05 mét hơi lệch về trái " 1/3 chiều ngang của trận địa" có một ụ đất nhô lên cao khoảng 02 mét,đó là đỉnh của 1100.Đỉnh của 1100 nhỏ khoảng 04 mét vuông,được dấu 01 khẩu Đại liên dưới hầm sâu khoảng 03 mét.Từ phía sau hầm Đại liên có một đường hào cắt ngang,chạy từ sườn phải qua sườn trái của 1100,nối 02 giao thông hào chạy 02 bên sườn của 1100 dài khoảng hơn 10 mét.Từ hầm giá khẩu Đại liên về phía sau,cắt chéo đường hào chạy ngang chếch về phía sau bên sườn phải,là đường hào xuống hầm trú quân của khẩu đội Đại liên.Đoạn đường hào này dài khoảng 05 mét.Từ ngã ba giao thông hào bên sườn phải 1100 lùi về sau khoảng 03 mét là hầm trú quân số 3,cũng chứa 01 tiểu đội bộ binh.Hầm số 3 của tiểu đội bb và của tiểu đội Hỏa lực,nằm đối lưng vào nhau cách nhau khoảng 05 mét.Lùi về sau hầm số 3 khoảng 10 mét,nằm về bên ngoài giao thông hào bên sườn phải là khẩu đội số 01 cối 60 milimet.Đối diện  với hầm trú và hầm cối 60 milimet,hơi tụt về sau khoảng 03 mét là hầm chỉ huy đại đội.Tất cả 07 hầm chú quân này nằm trong phạm vị rất chật hẹp,từ > 200 đến < 250  mét vuông ở cao điểm 1100.

Với hỏa lực bắn chuẩn bị của địch trong 28 ngày liên tục,gồm 01 trung đoàn pháo binh,ước tính 36 khẩu và 01 tiểu đoàn pháo cao xạ,ước tính khoảng 12 khẩu.Tổng sẽ là 48 khẩu pháo,không kể cối các loại.Nếu cứ tính 5 phút địch bắn 01 loạt là 36 trái vào trận địa,thì một tiếng địch đã bắn tất cả là 432 quả đạn vào trận địa.Thông thường sau 12 giờ đêm địch sẽ chuyển sang bắn cầm canh một vài loạt đến trước hoặc sau 1 giờ đêm sẽ dừng bắn hằn và sáng ra sẽ bắn lại không theo qui luật,có thể là 4 giờ có thể là 5 giờ và cũng có thể là 6 giờ sáng chúng lại tiếp tục công việc bắn phá như thường lệ..Như vậy trừ đi khoảng 05 tiếng 01 ngày,địch không pháo kích bắn phá vào trận địa,thì còn 19 tiếng chúng liên tục công kích trong 01 ngày.Như vậy số đạn pháo chúng bắn vào trận địa sẽ là 8208 quả,sau 28 ngày bắn phá sẽ là 229824 trái pháo đã được bắn vào 01 trận địa.Như tôi từng gặp thì địch thường bắn cấp tập từ 15 đến 30 phút,sau đó chuyển sang bắn từng loạt,cứ sau 5 đến 10 phút lại một loạt và cũng khoảng 30 phút đến 60 phút chúng lại bắn cấp tập trở lại.Như vậy con số tôi sơ tính số đạn chúng đã bắn vào 1250,có diện tích nhỏ hơn ở 1100 là dưới 200 mét vuông.Tổng số đạn chỉ của pháo là 229824 trái,không kể khi bắn chuẩn bị trước giờ tấn công của các loại hỏa lực,đã bắn như đổ xuống đầu của trên dưới 30 chiến sĩ phòng ngự và sau đó chúng phải dùng tới 02 trung đoàn,tương đương cỡ 4 ngàn quân.Không kể các đơn vị phối thuộc như hóa học,trinh sát,tăng ..v...v....để luân phiên đánh chiếm 01 điểm cao chỉ có trên dưới 30 người phòng ngự.

Rất cảm ơn bạn Trungfbi đã dịch những bài viết từ phía TQ,làm cơ sở để chúng tôi so sánh,cũng như cho chúng tôi biết được mình đã đương đầu như thế nào với số quân địch đông và rõ ràng như thế trong những tháng năm gian khó ấy.

Trong thời gian 1984,nếu ta có đủ đạn để bắn yểm trợ mỗi khi địch tấn công các chốt như sau này "1985",tôi nghĩ rằng địch không thể nào chiếm nổi những điểm cao đó và họ sẽ phải trả giá rất đắt cho việc xâm lấn...   
Thời gian chiến đấu ở Thanh Thủy - Hà Giang,sự hỗ trợ của pháo là tích cực nhất.Với địa hình rừng núi như vậy mà chờ được cứu viện của bộ binh,theo tôi thì hoàn toàn vô vọng,bởi tôi đã vận động trong ngày 2 tháng 12 năm 1985 theo lệnh tái chiếm 1100,chạy bở hơi tai chỉ 01 đoạn từ 900 lên 1000 khoảng 700 - 800 mét và rất khó khăn...
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #352 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2009, 09:20:38 am »

 Bác KH@ơi Núi Bạc hay còn gọi là 1250 nó dài  rộng,có nhiều mỏm ,tất nhiên mỗi mỏm có lẽ bố trí cũng không quá 2 b bb được .nhưng trên đó  nó đã có đường ô tô lên , đường của nó từ đỉnh 812 nhìn sang đỏ lòm ,có khi nó chạy ban ngày pháo mình bắn không kịp ,
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
trungfbi
Thành viên
*
Bài viết: 1153


Luôn tự hào để nói:"tôi là người Việt Nam"


« Trả lời #353 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2009, 09:54:04 am »

   Tiếp tục bài viết về chiến tranh biên giới năm 1984.  Smiley Nguồn của em là :
http://bbs.warchina.com/bbs1/viewthread.php?tid=39793
 
     CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT-TRUNG, TRẬN CHIẾN DÃY ÂM SƠN 1984 (PHẦN 2)
       5/Tình hình chiến sự:
    19 giờ 40 và 20 giờ ngày 29 tháng 4 năm 1984, 2 doanh trại và 2 liên đội thuộc đoàn 92 và 93 từ các vị trí đóng quân tại các hang động như Bao Bao Thượng, Hồng Triều,... chia thành nhiều hướng phát động tấn công. Trước 6 giờ 40 ngày 30 tháng 4, trừ chi đội 3 liên đội 9 thuộc đoàn 93 và chi đội 1 đồn biên phòng 5 ,tất cả đều đã phát động chiếm lĩnh mục tiêu. Doanh trại 2 đoàn 93 làm tiên phong và liên đội 2 đoàn 92 lần lượt công kích cao điểm 1171 và 1047, pháo binh trước đó 24 giờ đã hoàn thành việc pháo kích phát quang trận địa, sở chỉ huy của đoàn 43 và 92 cũng đã được thiết lập tại cao điểm 1118, 201 và 1 ngọn đồi vô danh về hướng bắc cao điểm 968.
     Đầu tiên là pháo binh bắn cấp tập dọn đường, phát quang và thăm dò mục tiêu.
     6giờ 40 ,chiến trận bắt đầu, doanh trại 1 đoàn 93 từ hướng bắc cao điểm 1250 mở 1 con đường núi nhỏ, doanh trại 2 đoàn 92 từ hướng b8ác cao điểm 995.5 và 1052.4 cũng mở 1 con đường mòn nhỏ ( đoàn 93 sau khi xác nhận khu tây bắc cao điểm 1142 không có địa lôi, nên không cần dọn đường). 2 cánh quân lần lượt từ 1171, 1047 tiến về mục tiêu đã định. 7 giờ 10 phút, liên đội 2 đoàn 92 công kích điểm 39. 7 giờ 20 phút, liên đội 4 đoàn 93 công chiếm cao điểm 1185 và 1216, liên đội 5 từ 1185 công kích điểm 26, căn bản hoàn thành thế bao vây của doanh trại 3 độc lập huyện An Minh. 7 giờ 22 phút, liên đội 5 đoàn 92 tấn công điểm 12, 1 cánh quân thuộc đoàn 93 đánh chiếm 2 cao điểm vô danh khác, liên đội 6 đoàn 92 sau khi được sự yểm trợ của liên đội 1 đoàn pháo binh 13 đã phát động tấn công vào lúc 7 giờ 27 phút đánh chiếm cao điểm 1052.4, 14, 9, 10.
      7 giờ 30 phút,sau một loạt pháo bắn liên tiếp, tất cả các cánh quân đồng loạt công kích. Liên đội 5 đoàn 92 tiếp tục công kích điểm 15. 7 giờ 40 phút, 1 cánh quân gồm đồn công an 105, liên đội 5 đoàn 877 và 1 liên đội thanh niên xung kích từ hướng tây bắc lưng núi cao điểm 41, hướng đông bắc cao điểm 680 phát động công kích cao điểm 39, với mục tiêu cắt đứt đường chi viện của phía Trung Quốc. Liên đội 2 đoàn 92 dựa vào lợi thế địa hình của cao điểm 39 để tiến hành đánh trả.
     8 giờ 9 phút, cánh quân Việt Nam gồ đồn công an 105, 1 đội thanh niên xung kích và liên đội 5 đoàn 877 tiếp tục công chiếm cao điểm 39, nhưng bị liên đội 2 đoàn 92 đánh lui lần thứ 2. 8 giờ 30 phút, 1 bộ phận đoàn 92 từ hướng tây nam cao điểm 662, phát động công kích cao điểm 41 của Việt Nam.
     8 giờ 46 phút, liên đội 5 đoàn 92 đánh chiếm cao điểm 26, từ đây hình thành thế bao vây 4 mặt đối với lô cốt Sài Sơn, khu Tân Trại. 9 giờ, quân Việt Nam từ cao điểm 1250, 1142 kiên trì cố thủ và đợi chi viện. Vào lúc này, quân Việt Nam ước khoảng 30 người, từ điểm 42 chia làm 2 đường tiến hành công chiếm cao điểm 662.6, 39 với ý muốn từ đây giải nguy cho lô cốt Sài Sơn. 1 bộ phận liên đội 2 và 4 đoàn 92 đã chống trả và ngăn chặn được ý định này. Lúc này, doanh trại 3 đoàn 93 gia tăng tốc độ công kích vào cao điểm 1142, liên đội 9 và 1 bộ phận liên đội 8 vào lúc 9 giờ 15 phút đã chiếm được cao điểm này. 9 giờ 34 phút, liên đội 5 đoàn 93 từ điểm 24 chia thành nhiều hướng phát động công kích lô cốt Sài Sơn, khu Tân Trại. 9 giờ 52 phút, liên đội 4 đoàn 92 đã chiếm được điểm 918, cắt đứt sự chi viện của quân Việt Nam cho lô cốt Sài Sơn. 10 giờ 30 phút, liên đội 5 đoàn 93 tiến hành đánh chiếm lô cốt Sài Sơn, Tân Trại. Lúc này cao điểm 1250 đã trở thành chốt phòng thủ độc lập cuối cùng của doanh trại 3 quân Việt Nam. Doanh trại 1 đoàn 93 sau khi điều chỉnh công tác bố trí ,với hướng chủ lực là liên đội 8 đoàn 93, tiếp tục công chiếm cao điểm 1250. 10 giờ 27 phút, liên đội 7 đoàn 877 và 1 bộ phận liên đội 8 của Việt Nam tiến hành chi viện cho cao điểm 1250 , tiến theo hướng đông nam lưng núi điểm 26, từ đây 1 bộ phận liên đội 6 đoàn 93 tiến hành đánh trả. 1 bộ phận liên đội 4 từ cao điểm 1185 tiến đến hướng tây nam 1 ngọn đồi vô danh, nhằm chặn đường rút lui của Việt Nam. Doanh trại 1 đoàn 93 dưới sự chủ động phối hợp của liên đội 8 vào lúc 12 giờ 15 phút công chiếm 1250, tiến hành đánh thọc sâu vào cao điểm ,nhằm gia tăng hiệu quả tấn công và chiếm được cao điểm này. 16 giờ 2 phút, chi đội 2 liên đội trinh sát chiếm được điểm 82, 16 giờ 12 phút chiếm được điểm 961.
       16 giờ 15 phút ngày 1 tháng 5 năm 1984, liên đội 2 đoàn 92 công chiếm đồn công an Giang Lợi. 7 giờ 30 phút ngày 6 tháng 5, chi đội 2 liên đội trinh sát dưới sự hổ trợ của 2 chi đội bộ binh công chiếm núi Na Lạp Hậu Sơn. Từ đây kết thúc công tác đánh chiếm dãy Âm Sơn, phía Việt Nam hy sinh 550 người, bị bắt 18 người, phía Trung Quốc không được thông báo chính thức nên không biết rõ tình hình.
     
Em xin được nhắc lại lần nữa để các bác đừng hiểu lầm em! Em là thế hệ đi sau nên không nắm rõ sự thật lịch sữ. Em chỉ làm được nhiệm vụ tìm và dịch tài liệu của Trung Quốc cho mọi người tham khảo thôi! Nếu có chổ nào sai sót mong các bác bỏ qua, và góp ý cho em. Nếu các bác cứ hiểu lầm em thì làm sao em dám dịch tiếp nửa? Cry
---------------------------------
 Tôi chả hiểu bạn viết bài cứ phải để cái khoảng trắng rõ dài ở dưới làm gì nhỉ?
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tư, 2009, 04:17:06 pm gửi bởi dongadoan » Logged

"Tôi muốn cho tất cả mọi người, bất kể là ai, biết được sự thật. Vì không có thông tin, công chúng sẽ không thể đưa ra được những quyết định chuẩn xác" - Bradley Manning (chuyên gia tình báo của Bộ Quốc Phòng Mỹ)
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #354 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2009, 09:56:54 am »

Mình không hiểu lầm bạn đâu!

Chỉ mong bạn có khả năng thì tìm tư liệu cính thống của TQ ấy! Bài viết trên mạng đa phần cũng có sự thật, nhưng đã được chế biến quá nhiều!  Roll Eyes

Bạn cũng nên nghĩ tới việc người khác có dùng tư liệu mà bạn đã dịch ra để trích dẫn hay không?
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tư, 2009, 10:00:47 am gửi bởi tuaans » Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #355 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2009, 10:18:48 am »

 Theo tôi  thì những tài liệu như thế này để tham khảo "'gạn đục khơi trong thôi mà ''  coi nó như thêm dấm thêm ớt chứ có gì đâu ..kẻ xấu nó cũng chả cần trích dẫn vì bịa ra nhanh hơn mà độc hơn  ,những người lính như bọn tôi vốn liếng ngoại ngữ chỉ có đôi ba tiếng Lào ,tiếng Căm  để  xin ăn hỏi đường được tiep xúc  tài liệu của ''phong bì @"' cũng có cái hay của nó ,hiểu thêm đối tượng tác chiến của mình  Còn nếu ai là chủ trang thấy không ổn cứ cắt béng
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #356 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2009, 10:23:32 am »

..kẻ xấu nó cũng chả cần trích dẫn vì bịa ra nhanh hơn mà độc hơn  ,những người

À, em nói chưa rõ bác ạ! Smiley Chẳn hạn em muốn trích dẫn nhứng thông tin kia vào bài viết của em là không được (về mặt tư liệu). Bạn kia có điều kiện thì tìm tư liệu "ngon" một chút cho anh em mở rộng tầm mắt thì hay lắm!
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #357 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2009, 11:20:58 am »

Ý bác tuaans là những tài liệu kiểu:
Báo cáo tổng kết chiến dịch Lão Sơn, Bộ tổng tham mưu Quân GPND Trung Hoa
hoặc:
Lịch sử sư đoàn 31 quân đoàn 11, NXB Quân giải phóng
hoặc
Hồi ký sư trưởng Liêu Tích Long, NXB Bắc Kinh
....
Còn bài viết trên mạng thì cũng tốt, nhưng không sử dụng được.

Nhưng cái này thì chắc chắn khó Grin
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tư, 2009, 11:25:50 am gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #358 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2009, 12:11:06 pm »

Bác KH@ơi Núi Bạc hay còn gọi là 1250 nó dài  rộng,có nhiều mỏm ,tất nhiên mỗi mỏm có lẽ bố trí cũng không quá 2 b bb được .nhưng trên đó  nó đã có đường ô tô lên , đường của nó từ đỉnh 812 nhìn sang đỏ lòm ,có khi nó chạy ban ngày pháo mình bắn không kịp ,
Hồi đầu năm 84 khi pháo ta còn bắn hạn chế, bọn em còn nhìn thấy TQ làm đường rầm rộ, dân công của họ chăng cờ biểu ngữ làm như chỗ không người. Ngày đó bọn em cứ thắc mắc là sao pháo mình không nện vào đấy thì tơi bời hết. Vào cuối năm 84 thì ta bắn mạnh hơn nhưng lúc đó họ cũng đã làm xong, âu cũng là cái thế của ta lúc đầu hỏa lực pháo không nhiều như TQ nên cũng phải kiềm chế nhiều.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
trungfbi
Thành viên
*
Bài viết: 1153


Luôn tự hào để nói:"tôi là người Việt Nam"


« Trả lời #359 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2009, 01:02:20 pm »

     Hì hì ! Thú thật với các bác là ngoài giờ đi học và đi làm ra, thì em ngồi lỳ trên máy tính. Vì thế nên hay tìm tài liệu trên mạng nhiều hơn. Còn ra nhà sách hoặc lên thư viện trường thì...ít lắm! Grin Em mới đọc được vài trang sách là mắt đã muốn nhắm tịt lại rùi! Cheesy Nhưng để giúp các bác có thêm tư liệu tham khảo...em sẽ hy sinh thân mình vậy! Tongue Grin  Cuối tuần này, em sẽ lên thư viện tìm sách ( lần đầu tiên trong 3 tháng qua). Các bác ráng đợi em nhé ! Thân ái
Logged

"Tôi muốn cho tất cả mọi người, bất kể là ai, biết được sự thật. Vì không có thông tin, công chúng sẽ không thể đưa ra được những quyết định chuẩn xác" - Bradley Manning (chuyên gia tình báo của Bộ Quốc Phòng Mỹ)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM