Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 01:47:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày truyền thống của QC Hải quân với hai trận đầu đối hải-đối không  (Đọc 64843 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
mytam81
Thành viên
*
Bài viết: 390


... MY TIME ...


WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2009, 07:35:18 pm »

http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=168144&ChannelID=19

Họ đã chiến đấu

TP- Chiến thắng trận đầu ngày 5/8/1964 đã mở đầu trang sử chiến đấu và chiến thắng hào hùng của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Họ là những binh nhất, binh nhì, mười tám, mười chín tuổi, vừa tròn một tuổi quân hay mới sáu tháng trong quân ngũ…

Vậy mà trận đầu ra quân, ta đã bắn rơi tám máy bay, bắn bị thương nhiều chiếc khác, bắt sống giặc lái đầu tiên, trung úy Everett Alvarez.

Trong chiến công hào hùng ấy có biết bao gương mặt, những tấm gương sáng ngời về tinh thần chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ trẻ. Đó là binh nhất Đinh Trong Mua, bị thương vào trán, máu chảy lênh láng xuống mặt. Để nhìn rõ kẻ thù, Mua vừa lấy tay vuốt máu vừa ngắm bắn máy bay địch.

Là khẩu đội trưởng, Lê Sĩ Hằng bị thương, gãy một chân. Hằng lấy dây buộc chân bị thương vào thành pháo để đứng vững ở vị trí chỉ huy khẩu đội chiến đấu.

Binh nhất Đậu Xuân Thơ - tàu 167, khi đồng đội hy sinh, còn một mình bị thương, Thơ kiêm luôn cả ba vị trí chiến đấu. Máy bay bổ nhào hướng nào, Thơ dùng súng hướng ấy đón bắn địch.

Hạ sĩ Hoàng Thanh Sơn - tàu 175, bị mảnh đạn xuyên thủng bụng, ruột thòi ra ngoài. Sơn lấy tay nhét ruột vào và tiếp tục chiến đấu. Một quả bom nổ hất Sơn xuống biển. Anh bơi vào, bám lấy thành tàu, leo lên tiếp tục vào vị trí chiến đấu cho đến phút cuối cùng.

Binh nhì Nguyễn Văn Vinh, chưa đầy tuổi quân, lúc tiếp đạn, lúc cấp cứu thương binh. Khi tàu trúng đạn, thuyền trưởng cho phép rời tàu, Vinh khảng khái: “Tàu còn thì tôi còn. Đề nghị thuyền trưởng cho tôi ở lại chiến đấu tới cùng”.

Binh nhất Nguyễn Sĩ Tiến bị thương nặng, lấy máu mình viết lên vách đài chỉ huy: “Tiến chết, bảo anh đi bộ đội trả thù”.

Pháo thủ số 5 Đặng Đình Lống - tàu 146, bị thương gãy một chân, tự mình băng bó và tiếp tục chiến đấu. Mấy phút sau, chân còn lại bị trúng đạn gãy nốt. Lống tự lấy dây lưng cột chặt người vào giá súng và tiếp tục chiến đấu cho đến khi anh trút hơi thở cuối cùng.

Thợ máy Cao Viết Thao, trong lúc tàu bốc cháy, ống dẫn dầu bị vỡ, không chút do dự nhảy vào giữa đống lửa dùng các phương tiện dập lửa cứu tàu mặc cho quần áo bị cháy, toàn thân bị bỏng.

Binh nhất Nguyễn Quốc Chủng - tàu 124, bị hỏng nặng, cán bộ chiến sĩ trên tàu bị thương gần hết, còn lại một mình với hai khẩu 14,5 ly, vẫn kiên trì chiến đấu. Binh nhất Đồng Quốc Bình, tàu 122, được đơn vị thưởng phép.

Đang trên đường về thăm gia đình, được tin máy bay Mỹ bắn phá căn cứ hải quân ta ở Bãi Cháy, Bình vội vàng quay lại đơn vị. Tàu đã cơ động ra xa, Bình dùng thuyền đánh cá của dân bơi theo tàu trong tiếng bom đạn nổ. Bị thương hai lần, Bình vẫn tiếp tục tiếp đạn cho các vị trí chiến đấu.

Bị thương lần thứ ba vào bên sườn làm ruột buột ra ngoài, Bình dùng tay nhét ruột vào, giữ chặt lấy vết thương, còn một tay tiếp tục chuyển những băng đạn đến các vị trí chiến đấu cho đồng đội. Trận đấu kết thúc cũng là lúc Bình trút hơi thở cuối cùng.

Còn có bao nhiêu tấm gương chiến đấu dũng cảm, hy sinh anh dũng của các chiến sĩ trẻ khác trong cuộc chiến đấu với máy bay Mỹ ngày 5/8/1964, mà chúng ta chưa nêu tên, kể chưa hết về họ.

Họ đã chiến đấu, hy sinh cho  khát vọng cao cả của dân tộc, khát vọng “không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Đó là bài học sâu sắc nhất, ý nghĩa nhất đối với thế hệ trẻ và các chiến sĩ trẻ hôm nay.

Logged

... Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại ...
dongthap10
Thành viên
*
Bài viết: 16


WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2010, 01:12:33 pm »

1 Phân đội tàu 79 tấn ( phân đội bắn rơi máy bay và bắt sống  phi công Mỹ đầu tiên  trong Chiến thắng đầu tiên của HQVN ).

Logged
dongthap10
Thành viên
*
Bài viết: 16


WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2010, 01:18:19 pm »





Logged
dongthap10
Thành viên
*
Bài viết: 16


WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2011, 01:48:45 pm »

Em cần tìm bộ phim Tư liệu được quay vào năm 1964 ở miền Bắc về  sự kiện Vịnh Bắc Bộ và sự tham gia của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

link phim

http://www.criticalpast.com/video/65675052354_Lyndon-B-Johnson_Gulf-of-Tonkin_American-warships_North-Vietnamese-torpedo-boats







Trong phim này có đoạn các tàu Hải Quân NDVN chiến đấu trong sự kiện ngày 5/8/1964 có ba em lúc  đó là thuyền trưởng tàu tuần tiểu T-122

Các bác có dĩa hoặc biết link nào download full cho em xin

Xin cảm ơn, chúc tất cả các bác 1 ngày nghỉ lễ vui vẻ bên gia đình, bạn bè.


Logged
dongthap10
Thành viên
*
Bài viết: 16


WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2011, 09:23:11 pm »

Chào các bác, em mò mẫm cuối cùng cũng down được file trên criticalpast.com trong 1 nốt nhạc

http://youtu.be/2Vrbmh9jDtM

My Father



Đoàn làm phim tư liệu
















Logged
jasmine2011
Thành viên
*
Bài viết: 170


« Trả lời #45 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2011, 06:03:44 pm »

Em học Lịch sử. Cô giáo bảo ngày 5/8/64 là ngày truyền thống Hải quân, đánh trả Mũi tên xuyên. Nhưng em Wiki thấy bọn Mĩ chém to quá. Chúng nó bảo là bắn hỏng 25 tàu PT, phá 7 hệ thống phòng không ở Vinh mà chỉ mất có hai máy bay. Có mấy câu hỏi như sau:
1, Mời các bác sang topic trang bị HQNDVN 1965-1990 bên Từ cây giáo đến khẩu súng. Riêng loại tàu 79 tấn có 8 nòng cao xạ mà bị đánh hỏng 7/12 chiếc. Nếu tỉ lệ quá bán như vậy thì có lẽ con số 25 tàu là đúng. Các tàu khác chỉ có 2 nòng cao xạ thôi mà.
2, Tại sao ở đây bác nào cũng nói ta hạ 8 máy bay Mĩ, thế mà không ai ngó ngàng dì tới Wiki, để chúng nó cắt mất chỉ còn 2.
3, Nếu con số 25 tàu là đúng, vậy tại sao HQ còn chọn làm ngày truyền thống? Chỉ tính riêng 12 tàu 79 tấn là đã có 8x12=96 pháo+súng máy phòng không, các tàu còn lại khoảng 40 chiếcX2-4 nòng= ít nhất 80 pháo và súng máy nữa. Tổng cộng là 176 nòng. Một trung đoàn cao xạ chỉ có 24-36 nòng.Vậy chỉ riêng các tàu HQ ta đã có 4-7 E pháo, chưa kể trung liên trên tàu, pháo bảo vệ cảng ... Vậy mà để cho Mĩ đánh te tua.
 Hàm Rồng nhà em chỉ cần dăm đại đội 37 ly và 14,5 ly là hạ 47 chú / 2ngày
Mong các bác đừng ném đá.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2011, 12:43:05 pm »

Thanh niên này có kiểu suy luận lạ thế nhỉ.

1. Số liệu của cái nào đi riêng cái đó, không quy chụp đánh đồng như thế được.

2. Số liệu công bố của VN được hiểu là gộp cả bắn trúng, bắn bị thương, bắn cháy, bắn rơi, bắn rơi tại chỗ... Chưa tính đến các yếu tổ khác như sai lệch trong quan sát hay tuyên truyền.

3. Có 8/13 thành phố Anh hùng của Nga là những nơi thua te tua trong WW2, thanh niên có biết vì sao không?

4. Bối cảnh khi Mỹ đánh cầu Hàm Rồng với bối cảnh của Pierce Arrow khác nhau. Ngoài ra Mỹ chỉ công nhận bị bắn rơi 11 máy bay trong 7 năm đánh cầu Hàm Rồng.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tư, 2011, 01:29:40 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
jasmine2011
Thành viên
*
Bài viết: 170


« Trả lời #47 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2011, 03:48:02 pm »

Em cũng chẳng biết, chỉ tự nhận xét vậy. Nhưng có gì anh cứ nói thẳng ra
1, Tàu 79 tấn là loại mạnh nhất, những tàu đó sẽ bị trùm đầu ngay trận đánh đầu. Mục tiêu của Mỹ là mần thịt Hải quân Bắc Việt mà. Tàu có 8 pháo cao xạ mà còn te tua, tàu có 2 pháo thì toi là gần như chắc chắn là tèo.
2,Nói như vậy có nghĩa là thực tế ta bắn rơi 2 hay 8 chiếc? Em đã mù thông tin mà các anh còn úp mở.
Nếu chỉ được 2 chiếc thì đúng là thua tan tác.
3,Em biết, vì lí do khác biệt giữa học thuyết quân sự. Một bên sử dụng quân tinh nhuệ, một bên lấy thịt đè người. Ngay như trận công phá Berlin, chỉ oánh nhau với dân quân mà còn chết tan tác. Ý anh là tuy thiệt hại, nhưng đã hoàn thành mục tiêu, đánh đuổi kẻ thù chứ gì. Thế theo anh ngày 5/8/64 ta hoàn thành mục tiêu gì?
4, Bối cảnh khác nhau như thế nào, anh nói rõ đi?
Mà còn một vấn đề nữa, anh nói hộ nốt: Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 20, vậy tại sao Madoxx vượt vĩ tuyến 17 mà hải quân ta phản ứng chậm thế sao? Chúng ta có căn cứ Cửa Hội, sao không điều tàu ở đó mà lại điều tàu Vạn Hoa? Mà em nói thật, em chả tin cái lí do bọn nó bảo tàu rút nên máy bay cũng rút đâu. Có khi là chúng nó sợ mình không gọi 3 tàu mà kêu cả đội ra đánh cho đúng bài bản, tàu chìm ở Hòn Mê cho cả thế giới sang quay phim chụp ảnh là lòi ngay cái đuôi vừa ăn cướp vừa la làng. Mà Quốc hội Mỹ cũng lạ, họ không có đầu hay sao mà không nghĩ: Bắc Việt có mấy cái tàu còi, thế mà dám đánh tàu Mỹ ở hải phận quốc tế. Và thế mà tàu Mỹ lại rút, Hải quân Mỹ ngu dân thế cơ à?
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2011, 06:26:24 pm »

1. Tèo hay không tèo nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trang bị, địa hình, trình độ, hiệp đồng... đôi khi là cả may mắn. Thanh niên cứ khăng khăng 25 thì kể tên 18 cái còn lại ra xem nào.

2. Thực tế ta bắn 2 chiếc rơi tại chỗ, bị thương thì không biết.

3. Sai. Gợi ý vài cái tên nhá: Kiev, Minsk, Smolensk, Sevastopol...

4. 1 đằng là từ thời bình ngoắt luôn sang thời chiến, 1 đằng là đã có sự chuyển trạng thái, chuẩn bị, rút kinh nghiệm... sau nhiều tháng, chưa nói tới các yếu tố khác như địa thế cầu Hàm Rồng, trang bị của PK tại đó... có nhiều thuận lợi hơn.

5. Tấn công tàu của HQ Mỹ không phải là việc có thể thích thì làm luôn, không cần suy nghĩ. Còn tại sao điều tàu từ Vạn Hoa, vì toàn bộ tàu phóng lôi của HQVN đều đóng ở đó.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
jasmine2011
Thành viên
*
Bài viết: 170


« Trả lời #49 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2011, 11:05:55 am »

Thanks ông anh:
1, OK, cứ cho là 7 cái tàu 79 tấn. Nhân ra tiền xem là bao nhiêu. Chưa kể với HQ ta khi đó, đấy là niềm tự hào về sự hiện đại cả quân đội.
2, Xong. Chấp nhận con số 2 chiếc. Chấm dứt tranh cãi.
3,Bốn thành phố trên: 3 cái đầu là do Mr Stalin nghiêp dư: Dồn toàn quân về quân khu Tây Nam để bảo vệ vùng lúa mì và dầu mỏ, để hở quân khu Tây Bắc là cánh cổng mở toang tiến vào Leningrad vào Moscow. Cái cuối cùng thì bài Thử lửa của Erenbua đã nói tất cả, 5 chiến sĩ quấn lựu đạn vào người, lăn ra cản tăng Đức. Ý anh là hi sinh anh dũng, thể hiện truyền thống yêu nước hả? Ừ cũng được
4, Thế tại sao các bác TW Đảng cứ nói là sớm nhận ra âm mưu thủ đoạn, sẵn sàng đối phó...
5, Nhằm thẳng quân thù mà bắn chứ. Cứ tàu Mỹ là rút à? Mà tại sao lại cử có 3 tàu nhỉ. Gọi cả đội ra phang cho nó chết chứ?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM