Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:53:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời  (Đọc 355152 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #330 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2010, 08:17:02 am »

Rất cảm ơn bác @trunguy! Bác Tom@ Đã thấy vị trí "chỉ huy sở" b3 năm 1975 rồi. Còn sông Sêrêpôc bác cứ hình dung đoạn sông chảy cắt qua đường 14 gần phía nam BMT , nước chảy ngược từ đông sang tây. rồi chảy qua căm pu chia. Cái đoạn bác vượt qua sông năm ấy chắn gần Đăc song, hay Dăk min bây giờ. 
- Mà sao bác Tom@ hỏi sông kỹ thế? Chắc hồi đó mai phục "ngắm" em nào tắm sông rồi .... Nhớ ...nhớ...!  Phải hông?! Hé ...hé...!!!!
 - Còn bob tui "nặn óc" ra chỉ thấy Chư mon ray, Ngọc bờ biêng "Nhọc mà khiêng", Ngọc rinh rua, Ngoc tu ba, Plei cần (Plei kềnh) . Chư thoi, Kleng, chư dệt... Đăk tô , Tân cảnh. Mà nhớ nhất là tuyến chốt bắc thị xã Kon tum:  601, Ngô trang, đồi vuông... Ngọc quoăn, Krông - trung nghĩa... Môt thời đạn bom, một thời đói cơm thiếu muối... Ăn măng rừng, sắn rẫy... Nhưng đánh trận thì rất kiển cường.
- À mà thời đó bác Tom có phải phát rẫy làm nương không nhỉ?
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Một, 2010, 03:41:22 pm gửi bởi bob » Logged
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #331 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2010, 05:41:45 pm »

khoảng giữa tháng 3 năm 73 tôi mới vào đến TN. Đói thì ko đói nhưng toàn ăn sắn thôi,sắn bộ đội ta trồng từ bao giờ mà bạt ngàn .làm vệ binh của viện kiểm sát B3 ,trông coi mấy ông bộ đội bị kỷ luật ,qua họ cũng biết được ngoài chốt là ác liệt lắm.ngoài việc phát rẫy ,làm nương ,còn là tay phụ rèn nữa ,toàn đi chặt mảnh bom về rèn dao ,cho đơn vị phát rẫy.tăng gia cũng thi đua nghê lắm, có chỉ tiêu phấn đấu cho từng đơn vị .cũng nhiều kỷ niệm lắm .rỗi rãi sẽ kể bác nghe. tạm biệt nhé.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Một, 2010, 06:14:30 pm gửi bởi Tomqb3 » Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #332 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2010, 08:28:43 am »

"ngoài việc phát rẫy ,làm nương ,còn là tay phụ rèn nữa ,toàn đi chặt mảnh bom về rèn dao ...,

À... hóa ra dao quắm để phát rẫy ở Tây nguyên trong mấy năm kháng chiến là nơi bác Tom làm. Hèn gì "cứng thế"! Đơn vị Bob hồi đó mỗi người đều được trang bị một cái. Nên trong nhà (nửa nổi, nửa chìm" ở cứ của mỗi tiểu đội đều có hai cái giá: 1 Giá súng và 1 giá để dao quắm...! Vào mùa chiến dịch thì vác súng đi , dao quắm được gom lại giao cho bộ phận ở lại hậu cứ . Khi hết chiến dịch về lại cứ thì vác "rựa" (dao quắm) đi phát rẫy... làm nương để sống...
- Những nương rẫy trồng sắn bạt ngàn ở vùng huyện 40 (Đăk lei) Kon tum lúc bấy giờ đã có từ những năm 1969 - 1970 phần lớn là của trung đoàn 40pb (tháng 2/1971 bob mới vào đã có sắn ăn rồi).
_ Hồi ở e40 bob tui nghe ae nói: bộ phận rèn dao phải ra tận đường tuyến (đường dây 559) tháo nhíp xe ô tô (xe bị cháy) về rèn dao (rựa). Chứ nhặt mảnh bom như bác nói thì đến khi nào đủ dao cho đủ...
 
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Một, 2010, 02:24:28 pm gửi bởi bob » Logged
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #333 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2010, 05:01:53 pm »

Trích dẫn
[Chứ nhặt mảnh bom như bác nói thì đến khi nào đủ dao cho đủ...
/quote]

-lò rèn của bọn tôi chỉ rèn cho cơ quan ct thôi ,bọn tôi cũng đi kiếm nhíp xe ,khi nào kiếm được bộ nhíp thì  rèn dao rất thích.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Một, 2010, 05:10:39 pm gửi bởi Tomqb3 » Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #334 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2010, 07:59:47 am »

Trích dẫn
[Chứ nhặt mảnh bom như bác nói thì đến khi nào đủ dao cho đủ...
/quote]

-lò rèn của bọn tôi chỉ rèn cho cơ quan ct thôi ,bọn tôi cũng đi kiếm nhíp xe ,khi nào kiếm được bộ nhíp thì  rèn dao rất thích.
- Vâng, bob hiểu rồi! Năm 1973 bác vào thì tình hình đã khá lên nhiều rồi. nhất là sau chuyến đi thăm mặt trận của cụ Tố Hữu và cụ Đinh Đức Thiện (1973). Còn trước đó (năm 1969, 1970, 1971, 1972) thì b3 cực kỳ khó khăn thiếu thốn. gạo không đủ ăn, quần áo không đủ mặc. Bob có hai bộ quần áo "gabadin" được trang bị năm 1970 trước khi đi B mà mặc cho đến mãi năm 1973 đấy. Nói ra nhiều người không tin, nhưng thực tế như vậy, tuy nhiên phải "vá chằng, vá đụp" bằng mọi loại "vật liệu" có thể. Chính vì thế khi đoàn cán bộ cấp cao (năm 1973) vào thấy bộ đội Tây nguyên đi "gùi" đạn mặc quần đùi rách, có cả những miếng vá bằng "ni lông, bao tải". Các cụ mới "chửi"... (sao để bộ đội đói rách thế này...). chuyện này bác Tom@ ở trên BTL chắc biết rõ hơn bob.   
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Một, 2010, 08:45:12 am gửi bởi bob » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #335 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2010, 09:01:46 am »

Có thể một số bạn trẻ kể cả loạt 197x như con gái mình cũng khó tin nhưng bọn mình thì biết chuyện quần áo lính vá chằng vá đụp thời KCCM là chuyện thường tình.Tuy hồi đó chưa có phong trào bán quân trang để ăn thêm như sau này (có không nhỉ ? hay là mình không biết) nhưng hồi đó gian khổ lăn lộn với rừng núi nhiều nên quân phục rách lắm.
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #336 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2010, 10:43:16 am »

Có thể một số bạn trẻ kể cả loạt 197x như con gái mình cũng khó tin nhưng bọn mình thì biết chuyện quần áo lính vá chằng vá đụp thời KCCM là chuyện thường tình.Tuy hồi đó chưa có phong trào bán quân trang để ăn thêm như sau này (có không nhỉ ? hay là mình không biết) nhưng hồi đó gian khổ lăn lộn với rừng núi nhiều nên quân phục rách lắm.

- Cảm ơn chị Hà@ đã quan tâm chia sẽ. Chị Ha@ ơi! bob xem trong tấm hình chị trong tiệc cưới con gái "Muctau@" thấy chị nâng ly lên...cụng màu trắng như rượu "quốc lủi" phải không chị?! Ở trong miền trung gọi là "rượu Bàu đá" đấy chị...!  Grin
Logged
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #337 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2010, 11:29:54 am »

bác Bob cũng nhớ vụ các cụ to vào TN năm 73 .sau đó thì TN được cấp một đợt quân trang vào cuôi năm .ko biết chỗ bác thế nào ,chứ chỗ tôi toàn quần áo nữ .các anh em cũng toàn mặc áo cổ vuông ,cộc tay vải mua từ bên Miên ,toàn màu đen .khi có qt về nhường nhau người cái quần ,người cái áo .ai được quần thì còn đỡ ,ai được áo thi khi mặc vào cười vỡ bụng ,chỗ vai thì căng ,chỗ chiết eo thì ở ngay dưới lách,gấu áo ngang rốn. ngày ấy thì cười .bây giờ nghĩ lại thấy thương thương.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #338 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2010, 11:42:11 am »

Cái vụ mà bác Tom và bác Bob được quần áo mới nhưng mỗi nơi một kiểu, cụ Tố Hữu kể trong hồi ký của cụ ấy cảm động lắm. Trong chuyến đi "Nước non ngàn dặm" này, cụ Tố còn gặp con trai người cứu cụ khi vượt ngục những năm 1940. Theo cụ Tố kể thì người con trai đó trao lại cho cụ cặp ngà voi mà cha anh hứa để dành cho cụ Tố và cụ đem về để ở phòng khách phố PĐP, Hà Nội. Mà chuyện quần áo và nhầm lẫn quần áo này cũng thấy cụ Hiệp nói đến trong "Ký ức Tây nguyên" đấy hai bác ạ. Thủ trưởng cũng "sâu sát" ra phết đấy chứ.   
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Một, 2010, 01:17:50 pm gửi bởi qtdc » Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #339 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2010, 12:01:05 pm »

Chào các bác Bob và Tomqb3.

Trước Hiệp định Pari, B3 như một quốc gia riêng. Ngoài không sờ vào mà trong không với tới. Tự cung tự cấp là chính thôi. Thế nên mới có chuyện phát động các đơn vị hề cứ ở đâu đủ 1 tháng trở lên là phải phát đất trồng sắn. Mảnh đất hở ra chỉ to độ 100 mét vuông cũng phải phát cỏ đầo đất cắm hom sắn. Hom thì cứ bẻ từ chỗ này cắm sanh chỗ kia. Nhờ thế mà đâu đâu cũng có sắn vô chủ (vì trồng xong lại đi chỗ khác thì khi sắn có củ, mình ăn của anh này thì anh kia lại ăn sắn của mình trồng). Có những vạt sắn tới hai ba năm sau mới có người gặp để nhổ ăn.

Cũng vì như quốc gia riêng nên trong ngoài chẳng tiếp tế gì, quần áo lính rách như tổ đỉa. Khâu vá bằng đủ thứ.
Sau vụ "Nước non ngàn dặm" thì B3 bỏ bớt cái kiểu quôc gia riêng, nhận tiếp tế nên mới có đợt cấp quân trang. Nhưng rồi cũng mãi đến sau chiến thắng BMT 3/1975 vào chiến dịch HCM thì mới có bổ sung tiếp cho đầy đủ đến về sau này.

Ôi. nhớ B3, những nồi sắn luộc trộm bằng thùng đạn đại liên lại đậy nắp khiến nó nổ to như bom, sắn nát bét bay hết chẳng còn củ nào. May mà không ai chết vì sắn. Thật đúng như câu nói thuở nào: "Sống mà ăn sắn"
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM