Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:41:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời  (Đọc 355490 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #190 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2010, 01:44:39 pm »

chào bạn vietpo ,cảm ơn đã giúp ,nhủng tôi thủ mãi ko được ,mà ảnh có 840 kb .nó baos max 500 kb .
hehe bác resize ảnh lại với kích thước 480 - 768 là gởi đi ào ào
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #191 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2010, 08:52:06 pm »

.       Chào bác Bob, bây giờ tôi gửi một đoạn tôi viết bác xem, góp ý cho nhé
Tôi tạm đặt là:               Cắm cờ tr­uợt   30/4  
Từ sáng sơm tôi đã theo cụ Đằng ớ sở chỉ huy chiến dịch, sau hiệu lệnh tấn công, thấy các loại pháo cáp tập bắn .nhiệm vụ của quân đoàn 3 là đánh chiếm sân bay TSN và BTTM .không biết pháo đặt ở đâu mà nghe gần quá, tiếng H12 gào liên tục , tiếng đạn DKB réo không thấy gắt, pháo các loại nổ liên hồi,nhu vậy là, E40 đã đén đúng hen , vì chiều tối hôm qua còn nghe thấy tu lệnh quát trong điện thoại “măc các anh, năm giờ sáng mai phải bắn vào TSN “ dỏng tai nghe thì biết chua tìm thấy E40 pháo chiến dịch của quân đoàn.Lúc này  nghe bắn cấp tập thế bọn tôi cũng đỡ lo .mọi diễn biến của chiến dịch đều đuợc thể hiện qua nét mặt của các cụ.
 Đến khoảng hơn 9h hay 9h30’thì tôi nghe cụ Đằng gọi “chuẩn bị đi cắm cờ dinh Độc Lập, tôi nghe cũng hơi đột ngột ,nhung biết các mũi tiến công đang phát triển thuận lợi .việc chuẩn bị rất khẩn chuơng, anh Vinh chuẩn bị cờ  anh Kỳ chuẩn bị xe , anh NGọc y sĩ chuẩn bị túi cứu thuơng, và có 2 nhà báo của báo qđnd mang máy quay phim đi cùng , cờ là lá cờ truyền thống của quân đoàn , đuợc anh Vinh buộc vào một cành cây cao su dài khoảng 2m .
   Tiếng súng vẫn nổ rền, lúc đó tôi thấy lo lo vì chẳng thấy các cụ chuẩn bị truớc gì, xe chay ra đến đuờng cái lúc đó mới biết doàn gồm 3xe tăng T54, 2xe bọc thép K63 và 3-4 xe con do cụ Phí triệu Hàm đại tá phó chính ủy quân đoàn chỉ huy, chạy nhanh vào thành phố.Đọc đuờng thấy rất nhiều súng A R15, cạc bin của lính ngụi vứt lại , nhiều ụ chiến đấu bằng bao cát dựng ngang đuờng đã bị các đơn vị đỉ truớc ủi đi một phần cho xe chạy. Tiếng súng vẫn nổ,nhung không phải của mấy xe đi truớc tôi mà ở đâu đó nghe rất gần.Xe đến ngã tu Bẩy Hiền mới thấy trận chiến đấu vừa sẩy ra ác liệt, xe vẫn tiếp tục chạy , đến đuờng rẽ huớng sân bay TSN thì thấy trận chiến đang diễn ra ác liệt, cho đến bây giờ hình ảnh 3xe tăng của ta bị bắn cháy, có một xe đạn trong xe bắt đầu nổ, có 2 phóng viên nuớc ngoaì một nguời da trắng và một da đen, cứ xà vào chụp ảnh vẫn mãi trong tri nhớ của tôi, tôi nói với anh Ngọc thế kia thì nó tuyên truyền mình thiệt hại nặng à.có mấy đồng chí bị thuơng  đang cấp cứu bên đuờng, tôi thấy ơ góc đuờng về phia bên phải có 3 đồng chí bb đang cúi lom khom vận động, để diệt một hỏa điểm gần đấy.
   Xe chi dừng lại một tí lại tiếp tục chạy về phía dinh Độc Lập (hôm sau mới biết đó là e24 f 10 đánh tiếp vào TSN) .Trên đuờng lục này đã thấy có nhiều lính ngụy,nguời cởi trần,nguời mặc mõi một cái quần sịp, có nguời đi theo huớng chúng tôi, có nguời theo huớng nguợc lại, họ không phải tù binh vì không thấy có quân mình áp giải , Thỉnh thoảng lại thấy có môt nguời phụ nữ đi xe máy đón một nguời lính ngụy lên xe chạy về phía nội thành, tôi còn nhớ rõ còn có tiếng nguời phụ nữ quát “cởi áo vất đi muốn chết à “.Tiếng súng 12ly7 trên xe tăng phía truớc  thỉnh thoảng vẫn nổ từng chập,nhung không thấy có ai bị thuơng vong, xe vẫn chạy, tôi nghĩ các chiến sĩ trên xe tăng bắn áp chế tinh thần.
  Xe chạy đến một khu đát rộng bên đuờng, có thảm cỏ , tại đây có rất đông lính ngụy đang ngồi , rất trật tự , có đến hàng trăm mguời, cách họ vài mét có một đống súng vứt ngổn ngang , vẫn không thấy quân mình, Đoàn xe dừng lại, tôi thấy cụ Hàm buớc từ trong xe thiết giáp ra,  trông  ông thật oai vệ, chúng tôi cũng xuống theo, mọi nguời im lặng, những ánh mắt của những nguời lính ngúỵ sợ sệt, chờ đợi, ông nói “ bây giờ cho các anh về , không đuợc làm gì hại nhân dân”. khi ông vừa nói song, một cảnh tuợng bất ngờ sẩy ra, tất cả đám lính ngụy đứng hết dậy, họ chạy về phía chúng tôi , vừa chạy vừa giang tay ra phía truớc, miệng kêu “các anh ơi, sống rồi , sống rồi , các anh ơi”.mọi nguời chúng tôi, đều bỏ tay ra khỏi cò súng, gật đầu thông cảm và nói; các anh về với gia đình đi  .Bây giờ nghĩ lại thấy sao con nguời VN đặc biệt thế, trong lúc tiếng súng vẫn nổ , máu vẫn còn đổ mà sao con nguời nhân đạo thế, ai cũng có cử chỉ thân thiện , lúc đó trong chúng tôi cũng muốn kêu lên nhu họ,nhung mục tiêu còn ở phía truớc, tôi nghĩ chẳng đâu trên thế giới có cảnh ấy, vừa đánh nhau song , cả nguời thăngs cung nhu nguời bại trận đã có thể ôm nhau nh­­­­u nguời thân.
  Thế là đã mất đến 20’ với đám rã binh này.Xe chúng tôi lại tiếp tục chạy,nguời trên đuờng ngày càng đông,nhung chủ yếu là binh sĩ ngụy, có một vài xe Jep của biệt động thành  trên xe cắm cờ giải phóng, đa phần là nữ họ mặc áo bà ba đen , đầu đội mũ tai bèo tay cầm súng tiểu liên cạc bin ,A R15 , mắt nhì chúng tôi , tay làm hiệu chỉ lên các tầng nhà , ý nhắc chúng tôi chú ý trên các tầng cao , đề phòng tàn quân bắn nén , mọi nguời chúng tôi ai cũng sẵn sàng, tay lăm lăm trong cò súng , mắt nhìn lên quan sát. đúng là ở đọan này có chuyện thẫt , chúng tôi vừa lên xe chạy đuợc một đoạn, đến ngang một căn nhà bốn tầng, khi các xe thiết giáp vừa đi qua, bất ngờ có một tên lính ngụy, quần áo rằn ri , mũ nồi đen , giầy gia cao cổ , ném một quả lựu đạn vê phía chúng tôi, lựu đạn nổ, 3 đồng chí đi truớc tôi bị thuơng  , tên lính vừa ném lại chạy ra ngoài đuờng theo chiều chungs tôi đang tiến,ngay  đằng sau mấy cái xe tăng ,nhanh nhu cắt một đồng chí vệ binh nhẩy xuống đuờng, anh quỳ xuống bắn mọt loạt đạn , tên lính ngã vật xuống đuờng, nó chua chạy đuợc chục mét, lúc đó  thấy một nguời phụ nữ mặc bộ quần áo hoa chạy ra ôm lấy hắn khóc vật vã. Xe chạy vòng qua ,tôi cứ nghĩ mãi sao thằng lính ấy ngu thế, chạy đâu không chạy lại chạy vào giữa hàng quân đối phuơng đang hành tiến ,chắc cuóng quá . xe vãn chạy tiếp, thỉnh thoảng lại nghe thấy tiểu liên nổ , có loạt sẹt ngay đầu xe làm cho lái xe , giật mình làm xe chồm lên đâm vào xe phía truớc, mọi nguời dúi đầu va cả vào thành ghế, tôi nhìn sang cụ Đằng , thấy nét mặt cụ vẫn bình thản ,nhung cụ lại mắng, “mới có thế mà đã sợ rồi.”, tôi nhìn sang thấy anh Kỳ hơi căng thẳng.
  xe chạy đến một ngã ba, nối rẽ vào một ngôi nhà hai tầng , có cầu thang ngoài trời rộng thẳng từ đuờng lớn vào, thì lại một tình huống nữa sẩy ra , khi mấy chiếc xe thiết giáp vừa vuợt qua, mấy chiếc xe con vừa chơms đến ngã ba , lại một loạt tiểu liên nổ , mấy chiếc xe con phải dừng lại, lại một loạt nữa nổ , đạn bắn ra từ phía ngôi nhà hai tầng ,nhung khong biết từ chỗ nào, tất cả chúng tôi trên mấy xe con đều nhẩy xuống , láp sau mấy cây to bên đuờng quan sát, vẫn không phát hiện ra súng bắn ra từ đâu, lúc đó có một đồng chí cán bộ ,nguời cao to măc bộ ga ma đin, đội mũ cứng bảo tôi và một chiến sĩ nữa lên chiếm lĩnh ngôi nhà hai tầng, tôi sách súng vận động sang bên khia đuờng, vừa đến cái trụ xây của hang rào, lại một loạt đạn nổ , cùng lúc đó có một xe tăng quay lại , khẩu 12ly7 trên xe tăng bắn áp chế vào ngôi nhà , mặc dù không nhìn rõ muc tiêu tôi cũng bắn đại vào trong nhà một loạt, không thấy tiếng súng tiểu liên bắn ra, chúng tôi ngó vào trong nhà thấy vắng tanh không một bống nguời. Tất cả lại nên xe chạy tiếp, lúc này cụ Hàm bảo cụ Đằng vào trong xe thiết giạp ngồi cho đỡ nguy hiểm , xe lại lao đi.
    tôi hỏi  đây là đâu ấy nhỉ?
_mọi nguời bảo hình nhu đài phát thanh
_nhung sao không thấy ai?
_đánh nhau họ bỏ về cả rồi .
Nói thì nói vậy nhung trong chúng tôi cũng không ai biết gì hơn.
  Xe chạy một lúc, thì cả đoàn dừng lại , có tiếng nguời nói
 _dinh Độc Lập đây rồi
Mọi nguời nhẩy xuống xe, ai cũng rất hồi hộp .xe chúng tôi đứng trên đuờng cắt ngang truớc cửa dinh, về phía bên trái , cách cổng chính khoảng 20 mét , bây giờ là đuờng Nam Kỳ khởi nghĩa, đằng truớc đoàn  xe tôi , về phía đuờng Lê Duẩn có 2-3 xe tăng dang đứng, nhìn vào trong dinh ngay cổng chính đã có mấy chiếc tăng của đơn vị đến truớc đứng thành hàng ngang, bịt kín cổng vào, trong sân cũng thấy mấy chiêc tăng nữa , cờ đã cắm trên nốc dinh, ở bâc thềm truớc dinh đã có nhiều bộ đọi đứng .tôi nhìn về phía cụ Hàm và nghe thấy cụ nói với cụ Đằng,”họ cắm mất rồi “,mọi nguời trong đoàn, nhìn nhau , tiếc và  hơi hẫng , trong khoảnh khắc đó thấy nét mặt mọi nguời còn rất căng thẳng, lúc đó trong tôi, cảm thấy còn cái gì nữa chứ chua song đuợc,chua thể là cuối cùng đuợc, nhu vậy là đoàn chua hoàn thành nhiệm vụ .xung quanh thấy mọi nguời reo hò phất cờ, có nhiều tiếng kêu ;
    -sống rồi, sống rồi , giải phóng rồi .tôi chua kịp cảm nhận đuợc niềm vui   chiến thắng, thì lại một tràng tiểu liên nổ , rồi mấy loạt Ak nổ , có nguời chỉ  về phía ngôi nhà tầng bên trái Dinh, lại mấy tiếng nổ to tiếp, khẩu 12ly7 của chiếc xe tăng đứng cạnh tôi quay về phía mấy cái cửa sổ mở của ngôi nhà cao tầng nhả mấy loạt đạn , tiếng nổ 12ly7 ở gần rất chát chúa chói tai , lại không biét tình hình thế nào , mọi nguời cúi núp hét xuống sau xe tăng, tôi thấy xe tăng cơ động bánh xích nghiến ken két chỉnh huớng xe huớng vào Dinh, mọi nguời phải tránh ra sợ xích xe cán vào người, lại thấy pháo trên xe tăng bắn, mỗi khi bắn chiếc xe nhu giật lùi lại.  ở sau xe khi xe cơ động rất nguy hiểm , thấy có gốc cây to bên đường tôi vượt sang lúp ở đó, ở đay tôi nhìn thây mấy xe tăng phía đường Lê Duẩn bây giờ cũng bắn pháo vào Dinh
 nhìn ra phía công viên trúớc Dinh bây giờ đã thấy đông  nguời, có rất nhiều xe tăng thiết gíap , nhìn về phía mấy xe tăng gần chỗ tôi , mọi nguời vẫn lấp sau xe, ở các gốc cây ng¬ời lấp theo hình phễu, cạnh gốc cây có một hai ng¬ời, tiệp đến là bốn năm ng¬ời, rẽ đến mấy hàng , hình phễu cứ xoay theo huớng súng nổ, tôi vẫn trông chừng cụ Đằng , cụ đầu đội mũ cứng , đeo kính trắng , ngồi xổm hai tay đặt vào gốc cây phía trứơc, ngó nghiêng, hình nh¬ chua biết tình hình đang diễn biến thế nào, anh Kỳ lái xe không biết ở đâu. một lúc sau không thấy tiếng pháo bắn nữa , lại nghe thấy tiếng hò reo , chúng tôi đứng hết cả dậy, sau vài giây im lặng tiếng súng lại rộ nên , sen lẫn tiếng hò reo, tiếng 12ly7 ,AK, thi nhău nổ rẽ có đến 30’mới ngừng .luc này bộ đội đã tràn vào sân Dinh rất đông , mặt mày ai cũng rạng rỡ ,sung suớng, ai cũng muốn hết to lên một tiếng cho thỏa sức .nhìn cảnh tuợng ấy cho đến hôm nay tôi vẫn không thể nào quên đuợc.cả khu vực truớc Dinh đông nghịt nguời và xe, có mặt đủ cả 4 quân đoàn ; límh quân đoàn 3 thì nhem nhuốc , quần áo , đầu tốc đầy bụi đỏ , anh có mũ cứng, anh mũ tai bèo,nhung đa phần là đầu trần, xe tăng xe bọc thép cũng đầy bụi đỏ, lính quân đoàn 2 quần áo chỉnh tề hơn, đa phần có mũ cứng , lính quân đoàn 1 đúng là lính cậu, quần áo gamađintô châu , mũ cứng , xetăng thiết giáp nguyên màu sơn xanh sạch sẽ , xe bọc thép bánh lốp sơn trắng bên thành xe còn có hàng khẩu hiệu “Thần tốc, thần tốc, hơn nữa”.còn lính quân đoàn 4 , thì không nhớ có nét gì đặc biệt,nhung tôi lại gặp anh bạn đồng huơng nguời cùng xã, anh ở quân đoàn 4 , hai chúng tôi ôm nhau,sung suớng cùng kêu nên sống rồi (sau này có dịp gặp nhau ở quê, anh ta khoe với mọi nguời rằng anh đã gặp tôi ở Dinh Độc Lập sáng 30/4/75, không mọi nguời cứ bảo anh nói khoác .anh cũng nhu tôi nhu mọi nguời tự hào là nguời đuợc chứng kiến giờ phút vinh quang ấy).
  Chúng tôi ở khu vực truớc Dinh, rễ đến mấy tiếng đồng hồ , vừa vì đông quá chua ra ngay đuợc, vả lại ai cũng muốn ở lại tận hung sự hân hoan,sung suớng, hả hê đến tột cùng mà bao ngày mong đợi.
    Khỏang đến 3h chúng tôi lên xe tim đuờng ra, cụ Đằng bảo tìm đuờng về sân bay TSN, tôi hỏi anh Kỳ:
      _ ban lãy anh ở đâu đấy?
        _ anh nói luc súng bắn dữ quá, thấy có cái hầm ở góc công viên, tao nhẩy qua hành rào chui xuống, bên trong toàn đàn bà con gái, họ cứ váy lạy, tao sua tay nói  là không việc gì  , họ mới thôi.
  Lúc này tôi thấy trên bất cứ tuyến đuờng phố nào trong thành phố đều đông nghịt nguời, bộ đội hành quân duới lòng đuờng, bằng tất cả các phuơng tiện: xe tăng các loại cả T54, M41 ,M48 , xe bọc thép cũng có các loại K63 , banh hơi, bánh xích , xe bọc thép M113 , xe ôtô cũng các loại cả ta và các lọa xe chiến lợi phẩm , cả xe khách, xelam của dân, và đi bộ (do nhiều đơn vị muợn xe của dân trên đuờng vào thành phố, khi đến gần chỗ có tiếng súng bắn , họ xin đuợc quay ra, bây giờ phải đi bộ), nhân dân đứng hai bên đuờng vẫy cờ hoan hô các anh giải phóng, cờ giải phóng nhân dân may từ bao giờ mà nhanh thế , rợp trời , có cái phần xanh gia trời có cái màu xanh thẫm , có cái phần màu đỏ lại may ở duới, ngôi sao cũng cũng nhiều kiểu, ngôi thì gầy , ngôi thì quá mập .Có một hìmh ảnh mà tôi nhớ mãi là các má , cac chị, các em gái mặc quần áo bà ba, đòng màu , hoặc hoa mà ngày đó các bà các chị ngoài bắc chua có mặc, cứ xà cào xe chúng tôi tay cầm những túi nilon đựng cơm, tay cầm thuốc lá , miệng gọi nhu khản cổ “các con ơi, các em ơi , các chú ơi , các anh ơi , ăn với má với chị , với em , một miếng cơm , hút với chị với má một điếu thuốc” tiếng gọi từ đáy lòng , lạc đi vì sung suớng, chúng tôi mỗi nguời nhận một túi cơm, chắc vội quá không kịp nắm lại , trong túi cái có thịt kho cái có vừng cái lại có mấy miếng dua chuột, mõi nguời một điếu thuốc lá Bát tô . Thì ra từ sáng đến giờ chúng tôi  chua ăn gì, cũng không thấy đói .Xe loanh quanh mãi không biết đuờng về TSN, duờng nào cũng thấy bộ đội đi, lúc này mới biết đơn vị bộ binh và tăng là của e64 s¬ 320 , đồng chí bảo tôi chiếm lĩnh nhà tầng ban nẫy là trung đoàn tr¬ỡng trung đoàn 64, bây giờ các anh ấy phải về Đòng dù .lúc này tôi không còn nhìn thấy xe cụ Hàm đi ở đoạn nào .Đến gần một  ngã tu nhìn thấy có hai nguời nam giới có thể là hai bố con,nguời lớn tuổi ngồi truớc đi xe Sủpinh,nguời ngồi sau bê một thùng nuớc, đến ngã tu thì dừng lại,nguời thamh niên ngồi sau sách thùng nuớc đặt xuống bên đuờng gần ngã tu mở lắp thùng cầm ca múc một ít nuớc  đua lên miệng uống, rồi lại để ca lên lắp thùng nuớc, ý chừng để cho bộ đội nhìn thấy nuớc có thể uống đuợc, rồi hai cha con lại lên xe chạy.tôi bảo anh Kỳ hỏi hai nguời kia, xe táp đến , tôi hỏi :
  Bác ơi nhờ bác chỉ đuờng về sân bay TSN?
 Nguời lớn tuổi nói: để tôi dẫn mấy chú.
Xe chạy theo xe máy của hai cha con X, duờng vẫn rất đông, không khí vãn rất náo nhiệt, xe chạy lòng vòng , duờng nào tôi không còn nhớ,nhung có qua đuờng, nhìn sang trái thấy một chiếc máy bay nhỏ rơi cắm đầu xuống lòng đuờng sát vỉa hè, máy bay không bị cháy.Xe chạy chua đến một tiếng đã đến cổng sân bay, chúng tôi chia tay hai cha con nguời dẫn đuờng rồi đi vào trong sân bay, nơi quân đoàn bộ đã hẹn đóng ở đó.
   Cho đến hôm nay đã 35 năm trôi qua, bao nhiêu sự kiện , thời cuộc thay đổi, cách nghĩ, cái nhìn , của nhiều nguời đã thay đổi, dẫu biết chẳng để làm gì , mà tôi vẫn tìm và thắc mắc hai điều:
-   Tại sao hôm ấy đi từ ngã tu Bẩy Hiền đến Dinh Độc lập, các thủ truởng lại phải đi qua cổng sân bay TSN và đài phát thanh, nếu nhu đài phát thanh vẫn ở chỗ đài truyền hình bây giờ?
-   Quân đoàn 3 đến dinh muộn thì muộn rồi nhung muộn bao nhiêu phút, tính từ lúc cắm cờ (11h 30’).?  

     bác Bob ơ xin ý kiến bác .
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2010, 06:51:14 am gửi bởi Tomqb3 » Logged
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #192 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2010, 07:08:23 am »

cam ơn các bạn ,trình độ vt tôi kém quá ,để tôi nghiên cứu thêm ,bác Bob chờ nhé .
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #193 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2010, 05:24:51 pm »

cam ơn các bạn ,trình độ vt tôi kém quá ,để tôi nghiên cứu thêm ,bác Bob chờ nhé .
Rất thật, rất lính... Bác tả đúng cái không khí ngày 30/4/1975 đấy. 9h sáng ngày đó e24 chúng tôi phải "oánh nhau" khá ác liệt ở cái đoạn trước cổng chính vào sân bay Tân sơn nhất. D4/e24 chủ công đi đầu bị thiệt hại khá nặng, trung đoàn lệnh cho d6 chúng tôi lên tăng cường cho d4...(bác tả cái đoạn đi qua ngã tư bảy hiền gặp xe tăng cháy...) rất đúng. Chính Bob tôi và E24 tác chiến tại đó, rồi tiến vào Sân bay...Sau này tôi có nghe nói "Trong Năm hướng tiến công vào Sài gòn thì hướng QĐ3 khó khăn nhất và cũng bị thiệt hại nhiều nhất"...!
- Bác cứ từ từ nhớ lại và kể tiếp đừng ngại gì cả. Mình đâu phải nhà văn,  Mình kể chuyện thật mà mình chứng kiến, quí là quí ở cái đó. Mặc dù tôi cũng có mặt tại sài gòn những ngày đó, nhưng đọc bài viết của bác tôi vẫn khoái. cảm ơn bác!
Logged
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #194 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 06:30:15 am »

chào bác Bob ,rất mường thấy bác đọc và động viên ,tuy vậy tôi còn phải cố gắng nhiều ,cái chính là kiểm tra trí nhớ ,tìm bạn chia sẻ ,tâm sự với cả chính mình ,động viên chính mình .cảm ơn bác ,tôi sẽ cố nhớ và sắp xếp lại .   
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #195 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2010, 11:38:32 pm »

chào bác Bob ,rất mường thấy bác đọc và động viên ,tuy vậy tôi còn phải cố gắng nhiều ,cái chính là kiểm tra trí nhớ ,tìm bạn chia sẻ ,tâm sự với cả chính mình ,động viên chính mình .cảm ơn bác ,tôi sẽ cố nhớ và sắp xếp lại .   

     Bác Tomqb3 kể chuyện rất nóng, thứ lửa của người trong cuộc. Rất nhiều đơn vị được giao nhiệm vụ tiến vào cắm cờ ở dinh Độc Lập. Quân đoàn 2 chúng tôi tiến vào Sài Gòn theo hai mũi. Một mũi vượt sông Đồng Nai sang căn cứ Cát Lái để vào Sài Gòn. Mũi kia chạy dọc theo đường 1. Ở cầu Sài Gòn trận chiến rất gay go, mình cũng bị cháy mấy xe tăng. Thùng phuy, block bao cát làm chướng ngại vật. Nếu địch giữ căng ở đây một chút thôi thì hướng kia sẽ vào tới dinh Độc Lập Trước. Rất may, chỉ có một số tên ngoan cố chống cự rồi tháo chỵ nên quân đoàn 2 mới vào dinh trước các bác thôi. Là may thôi. Chúng tôi cũng biết quân đoàn 3, nhất là sư 10 rất thiện chiến. Từ Cam Ranh phải đi vòng lên miền tây rồi mới xuống Sài Gòn. Đường vận động của xe tăng và pháo binh không được thuận lợi bằng quân đoàn 2. Thế mà 30/4 cũng hội quân tại Sài gòn thì quá tuyệt.
Logged

sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #196 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2010, 07:41:36 am »


...   bây giờ tôi gửi một đoạn tôi viết bác xem, góp ý cho nhé ...


Chào bác Tomqb3, đọc đoạn tốc ký của bác thấy cảm giác rất thật. Sướng. Còn nhiều lỗi chính tả, sót nhiều lỗi đánh máy, nhưng quý ở cái Thật. Tôi không thạo SG, nhưng bác nói "đường Lê Duẩn", không biết khi đó là đường gì?

Bác nào biết trả lời giúp 2 câu hỏi của bác Tomqb ở cuối bài đi. Mỗi người nhớ một tý.
Logged

Nhật ký Viết lại
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #197 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2010, 08:38:38 am »

Đường Lê Duẩn trước 75 là đại lộ Thống Nhất (thời Pháp là đại lộ Norodom, dinh Độc lập trước gọi là dinh Norodom) bác ạ.
Logged
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #198 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2010, 08:59:36 am »

     Đại lộ Thống Nhất đầu tiên được đổi thành đại lộ 30.4, mãi sau này lại đổi tiếp ra Lê Duẩn. Theo các bác thì tên nào hay hơn?
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #199 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2010, 09:35:37 am »


...   bây giờ tôi gửi một đoạn tôi viết bác xem, góp ý cho nhé ...


Chào bác Tomqb3, đọc đoạn tốc ký của bác thấy cảm giác rất thật. Sướng. Còn nhiều lỗi chính tả, sót nhiều lỗi đánh máy, nhưng quý ở cái Thật. Tôi không thạo SG, nhưng bác nói "đường Lê Duẩn", không biết khi đó là đường gì?

Bác nào biết trả lời giúp 2 câu hỏi của bác Tomqb ở cuối bài đi. Mỗi người nhớ một tý.
BÁC 6971 nhận xét đúng rồi, chắc bác Tom@ gõ vi tính chưa quen thôi, "đường Lê Duẩn" chắc là bác nói đến con đường ngay trước dinh nối thẳng tới cổng vào Thảo cầm viên. Tôi nghe nói con đường đó trước giải phóng gọi là đường NOROĐOM, sau giải phóng là đường 30/4. khi dinh độc lập đổi tên là dinh thống nhất thì đường lại có tên là đường thống nhất, khi bác Lê Duẩn mất thì UBND thành phố lấy tên là đường Lê duẩn cho đến ngày nay.
 - À mà bác Tom@ có nhớ tên hai phóng viên báo đi cùng xe lúc đó tên gì không!? trong hai vị đó có ai tên Thành Tín không?. vào tới dinh tổng thống rồi hai vị đó đi đâu?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM