Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:53:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời  (Đọc 355180 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #90 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2010, 10:07:59 am »

Cảm ơn bác Napoleon! Đã cho Xem những hình ảnh (Đài kỷ niệm 601)bác gửi lên, tôi hết sức cảm động và nhớ lại những tháng năm oanh liệt " Chốt" bảo vệ vùng giải phóng. Có thể nói một cách trung thực (không ngoa một chút nào) về ý chí và lòng dũng cảm của bộ đội ta lúc bấy giờ: (Thật tuyệt vời)! Điểm cao 601 là một chốt tiêu biểu cho cả tuyến chốt (601, Ngô trang, đồi vuông, kon trang Kla, K'leng...). Lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ: chưa bao giờ chúng ta để lộ trận địa của mình "làm mục tiêu" cho đối phương có Hỏa lực mạnh hơn (bom, pháo, xe tăng...) đánh phá ác liệt nhiều ngày mà không "ủi" được. vùng giải phóng (Đăk tô - Tân cảnh- Diên bình...giáp ngã ba biên giới Việt -Lào-Campuchia) của ta từ năm 1972 được giữ vững cho đến ngày miền nam hoàn toàn giải phóng... 
- Hồi đó anh em bộ đội chúng tôi có dịp từ tuyến "chốt" về qua Diên bình, Tân cảnh thường nói Về "thủ đô"! Vì sau chiến dịch năm 1972 Vùng giải phóng rộng lớn Đăktô-Tân cảnh - Diên bình trở thành đại bản doanh của bộ đội Tây nguyên, lại là nơi tiếp nhận vũ khí, quân lương từ miền bắc tiếp tế vào Nam qua đường mòn Hồ Chí Minh (đường 559). Một hậu cứ lớn mạnh. làm bàn đạp cho chiến thắng Buôn mê thuột, và chiến dịch tây nguyên 1975...
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Tư, 2010, 04:44:13 pm gửi bởi bob » Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #91 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2010, 03:59:24 pm »

Bác napoleon biết rõ các đơn vị của ta ở Tây nguyên (B3) hơn tôi tưởng. Nói qua là bác biết ngay phiên hiệu (trước đây,hiện nay) địa bàn hoạt động, trung đoàn trưởng... Hình như bác cũng đã từng hoạt động ở B3?   
Dạ, không bác ạ!  Grin Em chỉ là người yêu thích đất Tây Nguyên, người lính của f Đăk Tô anh hùng. Bác có tham gia lấy 4 khẩu 105ly của địch trong trận Ngọc Rinh Rua(01/04/1971) để bắn vào căn cứ Đăk Tô 2 và đường 18 không vậy? Năm 1973 bác ở Ngô Trang thì chắc biết căn "nhà hòa hợp" rồi, căn cứ Lam Sơn(điểm cao 601) chiến công lẫy lừng đến nỗi sau này dân gọi là "dốc đầu lâu". Trong những ngày bộ đội chốt giữ vùng giải phóng phải trải qua những gian khổ của thời tiết và địch thường xuyên nống ra vi phạm HĐ Paris:
 "Cây quanh mình trụi lá
 Đất đã hóa vôi
....
Ngày nắng như đổ lửa
Đêm mưa hầm đầy nước"
- Cảm ơn bác Napoleon đã dành tình cảm đặc biệt cho đoàn Đăktô (F10). Đầu năm 1971 mới vào "nông trường 40" nên tôi cùng đơn vị chủ yếu phát nương làm rẫy trồng mì (sắn) và lúa nương...chưa tham gia đánh trận Ngọc rinh rua. Nhưng E40 phối thuộc cùng e66 đánh trận này, những khẩu 105 thu được của địch lại dùng đập vào lưng địch thật hiệu quả, nhất là một số trận đánh cuối năm 1972. chúng tôi tham gia khiêng pháo 105 lên các đỉnh cao chúc nòng bắn thẳng vào lô cốt địch ở 601, Non nước , bãi ủi... Kon tum. Còn cái gọi là "nhà hòa hợp" đầu năm 1973 ở khu vực đó (gần bản Ngô trang)tôi cũng được cử tham gia phái đoàn bên ta đến một vài lần để gặp phía bên kia "nói chuyện". Nhưng không giải quyết được việc gì, sau này nghĩ lại thấy buồn cười: "Cứ như trò trẻ con". Vừa gặp "Đấu lý"... quay về chốt lại bắn nhau...Sau này biết rõ ý đồ của đối phương rắp tâm phá hoại hiệp định nên không còn gặp nữa.
Còn điểm cao 601 của địch năm 1972 ta đánh một trận là chiếm được. sau hiệp định Pa ri (27/1/1973) ta lập tuyến chốt bảo vệ vùng giải phóng cũng ở điểm cao đó mà địch đánh phá ác liệt suốt mấy năm chúng không chiếm được ,"thật là một kỳ tích anh hùng"...
   Chiến tranh đã qua lâu rồi, không ai muốn nhắc lại nỗi đau và sự mất mát do chiến tranh gây ra. Vì Tất cả  mọi người trên trái đất này không ai muốn chiến tranh cả... Nhưng lịch sử ở VN có nhửng thời điểm thật trớ trêu như nó đã từng xảy ra... Riêng tôi trong ký ức sâu thẳm không bao giờ quên được thời kỳ giữ chôt: " Căng thẳng nhất, ác liệt nhất, khó khăn, thiếu thốn nhất và hy sinh nhiều nhất". Có biết bao đồng đội của tôi nằm lại trên tuyến chốt, và có cả những người trong chúng tôi bỏ trốn (đào ngũ) vì ác liệt quá. Đó là sự thực...Ai đã từng ở chốt từ thời kỳ 1973 (sau khi ký hiệp định Pa ri) đến 1975 thì mới cảm nhận hết sự ác liệt... của chiến tranh...Giờ già rồi nghĩ lại hồi đó(...) vẫn "rùng mình".
     
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tư, 2010, 09:36:36 am gửi bởi bob » Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #92 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2010, 08:34:54 am »

- Hồi đó (sống ở trên chốt) cái cảm giác "ngày dài lê thê"...Trong đầu chỉ tồn tại có mỗi một ý nghĩ là: "sẵn sàng đánh nhau" ! Sự chết chóc diễn ra thường xuyên (của cả hai bên): Có những lúc thời gian như dừng lại. khi những âm thanh của chiến tranh tạm im ắng (không có tiếng máy bay, không có tiếng nổ chát chúa của bom đạn)nhửng giây phút bình yên hiếm hoi đó sao mà thèm nghe môt tiếng tiếng chim hót, tiếng gà gáy, tiếng nô đùa trẻ thơ... mà đâu có! Sự căng thẳng và ác liệt đã rèn luyện cho chúng tôi thêm chai lỳ và không hề sợ chết nữa (kẻ nào sợ thì đã bỏ trốn). những ai đã từng giữ chốt chắc chắn sẽ đồng ý với tôi về điều đó. Rất mong có được đồng đội cùng thời, cùng giữ chốt ở khu vực bắc thị xã Kontum (601, đồi vuông , Ngô trang... từ đấu năm 1973 đến 1975) vào QUANSU Để cùng chia sẻ những "bài ca không bao giờ quên" ấy. Vâng! với tôi Bob (thời kỳ ở Bộbinh) Đã ở cả ba tiểu đoàn của trung đoàn 24 sư đoàn 10. (đó là C viên phó c4,D4 năm 1973. c viên c8, D5 năm 1974. C viên c11, D6 năm 1975). rất mong gặp lại đồng đội...
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #93 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2010, 09:18:43 am »

Bác bob ở f10 có biết bạn tôi, Vũ Chí Dũng C11, D9, E66, F10, hi sinh 6/12/1971? Gia đình đã đưa hài cốt ra ngoài này mấy năm trước đây, quãng 2004, sau khi nhận được thư của Đoàn Thanh niên f10 báo tin về gia đình. Gia đình chắc là đã cám ơn đơn vị và thanh niên F10. Nhân nhắc lại chuyện này chúng tôi cũng muốn cám ơn thêm một lần nữa.

Kính gửi: Đảng uỷ và UBND phố Phan Huy Chú, Hà Nội

Chúng tôi tỏ lòng tôn kính đối với thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Nhân đợt hoạt động kỷ niệm 50 năm, ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2 tháng 9, thể theo nguyện vọng của Tuổi trẻ Sư đoàn 10, chúng tôi đã quyết định sử dụng “Quỹ tình đồng đội” trong tháng 8 năm 1995 để ghi thư thăm hỏi và thông tin cho các địa phương cùng thân nhân các liệt sĩ đã chiến đấu, hy sinh, xây đắp nên truyền thống anh hùng của Sư đoàn; biết được địa chỉ nơi an nghỉ của người thân để khi có điều kiện thuận tiện cho việc thăm viếng.

 Xin kính nhờ Đảng uỷ, Chính quyền địa phương và nhân dân phường chuyển đến:

Ông bà Vũ Công Thuyết
Địa chỉ: 22 Phan Huy Chú, Hà Nội
Có con tên là: Vũ Chí Dũng, sinh...
Nhập ngũ:... Đơn vị: C11, D9, E66, F10
Đã chiến đấu và anh dũng hy sinh ngày 6 tháng 12 năm 1971.
Thi hài được quy tụ ở nghĩa trang Plây Cần,
Số ô: 01 – Số hàng: 15 – Số mộ: 288.

Kính chúc quý địa phương và gia đình An khang, hạnh phúc.

Địa chỉ liên lạc: Phòng Chính trị, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3
HT: 4AH.4002 – Thị xã Kon Tum.

TM. Tuổi trẻ Sư đoàn 10 – Thiếu tá Lê Minh Nghĩa.


« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tư, 2010, 09:28:55 am gửi bởi vitính » Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #94 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2010, 02:45:12 pm »

Xin chào bác Vitinh. Năm 1971 tôi ở e40 Pháo binh. đơn vị tôi thường được phối thuộc cùng E66 đánh các điểm cao (Ngọc Rinh rua, Ngọc tô ba, ngọc bờ biêng rồi Đăk tô, Đăk siêng, Đăk mót...) vì khác trung đoàn nên không biết liệt sỹ Dũng. Bác vitinh bạn cùng thời với LS Chí Dũng ở E66 (trung đoàn hai râu). Chắc có nhiều kỷ niệm khó quên ở mảnh đất Tây nguyên bất khuất kiên cường trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Lính ngụy hồi đó kháo nhau: "gặp hai râu...thì chạy cho nhanh". bác kể lại một vài trận "Khó quên" cùng ôn lại một thời khói lửa nhé bác. Tuy nhiên hồi đó tôi thì ở đơn vị hỏa lực (E40) "chắc gáo" hơn các bác ở bộ binh. Có những trận đánh không dứt điểm được bên bộ binh các bác gọi tên lại như: Ngọc bờ biêng, thành 'Nhọc mà khiêng" rồi : Plây cần, thành " plây kềnh". Đăk siêng, thành đăk khiêng... cụ thể là sao bác?
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tư, 2010, 02:57:40 pm gửi bởi bob » Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #95 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2010, 03:10:29 pm »

Bác vitinh bạn cùng thời với LS Chí Dũng ở E66 (trung đoàn hai râu).
Anh bạn VC.Dũng của chúng tôi đã nhập học ĐHKTQS rồi, nhưng quyết xin đi chiến đấu. Chúng tôi tiếp tục học và trở thành sĩ quan kỹ thuật. Bởi vậy, là cựu (không chiến) binh, nên chúng tôi không có chuyện chiến đấu để kể với các anh.
Chúng tôi rất muốn biết thêm về bạn, chiến đấu và hi sinh như thế nào. Nhiều năm ngoài tin bạn đã hi sinh chúng tôi không biết gì hơn.
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #96 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2010, 04:19:47 pm »

Bác vitinh bạn cùng thời với LS Chí Dũng ở E66 (trung đoàn hai râu).
Anh bạn VC.Dũng của chúng tôi đã nhập học ĐHKTQS rồi, nhưng quyết xin đi chiến đấu. Chúng tôi tiếp tục học và trở thành sĩ quan kỹ thuật. Bởi vậy, là cựu (không chiến) binh, nên chúng tôi không có chuyện chiến đấu để kể với các anh.
Chúng tôi rất muốn biết thêm về bạn, chiến đấu và hi sinh như thế nào. Nhiều năm ngoài tin bạn đã hi sinh chúng tôi không biết gì hơn.
- Vâng! một hiểu lầm nho nhỏ, Tôi cũng mừng hụt tưởng bác vitính bạn chiến đấu cùng thời với LS Vũ Chí Dũng của E66 (Đoàn Plây me anh hùng) thì sẽ được nghe nhiều chuyện chiến đấu ở Tây nguyên... xin lỗi bác vitính, tôi cũng không biết gì về trường hợp hy sinh của LS Chí Dũng, bác thông cảm. Nhưng nghe qua khí khái của anh Dũng (...nhưng quyết xin đi chiến đấu) thì thật tuyệt vời rồi. Rất lâu rồi mà bác còn nhớ và muốn tìm hiểu kỹ hơn về bạn của mình thì chính bác cũng làm tôi khâm phục, kính trọng về tình cảm của bác. Chúc bác mạnh khỏe, cảm ơn bác.
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #97 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2010, 05:31:39 pm »

Nhưng nghe qua khí khái của anh Dũng (...nhưng quyết xin đi chiến đấu) thì thật tuyệt vời rồi.
Vâng, anh VC.Dũng là một người đặc biệt nhưng không nổi bật trong số chúng tôi, từ khi còn học phổ thông. Dòng họ anh thuộc lớp trên, trí thức thượng lưu thời Pháp, tham gia kháng chiến. Sau này thời chống Mỹ có những người kháng chiến từ vị trí cao cấp ở cả hai phía. Chúng tôi cảm phục cá nhân anh và cả dòng họ ấy, ít nhất là những người mà chúng tôi biết. Nhưng là chuyện khác của một thời khác rồi, xin không kể.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tư, 2010, 05:55:46 pm gửi bởi vitính » Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #98 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2010, 08:58:19 pm »

Nếu bob biết rõ về thành phần gia đình, tiểu sử của LS Dũng thì bạn sẽ tự hào hơn về đồng đội của chúng ta, l/s Dũng sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, bố là cán bộ cấp cao trong chính phủ, bản thân Dũng được học tập, rèn luyện trong môi trường Quân đội từ thuở nhỏ, vậy nhưng Dũng không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ được ưu ái hơn các thanh niên khác, khi miền Nam gọi, Dũng đã không ngần ngại lên đường nhập ngũ vào Nam chiến đấu , mặc dù anh có thể ở  lại miền Bắc, hoặc nếu thích thì đi học nước ngoài, đó là một tấm gương sáng chưa có sách vở , báo chí nào nói đến, mặc dù vậy bạn ấy vẫn sống mãi trong lòng chúng tôi và cũng là niềm tự hào chung của tất cả chúng ta.
Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #99 vào lúc: 14 Tháng Tư, 2010, 09:36:03 pm »

Có những trận đánh không dứt điểm được bên bộ binh các bác gọi tên lại như: Ngọc bờ biêng, thành 'Nhọc mà khiêng" rồi : Plây cần, thành " plây kềnh". Đăk siêng, thành đăk khiêng... cụ thể là sao bác?
Thực sự đó chỉ là cách nói của lính e66 khi mô tả về các trận đánh không thể dứt điểm được, nếu"Hai Râu" mà không dứt điểm được thì các e khác cũng bó tay Grin. Gần đến ngày giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh(24/04/1972) lại nhớ đến khí thế ngày xưa:
"Trường Sơn chuyển mình,
  Pô Cô dậy sóng!
  Quét sạch quân thù,
  Giải phóng Tây Nguyên! "
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM