Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:43:51 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời  (Đọc 355466 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #80 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2010, 10:02:59 pm »

Bản đồ trận tiến công đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975 (Vị trí các đơn vị: F23... là tuơng đối)

Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #81 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2010, 07:29:10 am »

Chiến thuật “cặp đôi” (một xe tăng, một xe bọc thép) có bộ binh đi cùng, bác bob có thể lý giải kĩ hơn được không vậy?
- Theo mình hiểu trong thực tế tấn công có xe tăng và xe bọc thép phối hợp với bộ binh khi đánh vào căn cứ địch: xe tăng có hỏa lực mạnh, vỏ thép dày (T54) đi trước diệt các ổ đề kháng địch. xe bọc thép (K63) chở bộ binh tiến ngay sau, vào đến căn cứ địch bộ binh trong xe mới tỏa ra đánh chiếm...và làm chủ. Nên thường dùng Cụm Từ  chiến thuật "cặp đôi". Còn trận đánh chỉ dùng xe tăng và bộ binh (không có xe bọc thép) khi tấn công bộ binh chạy bộ phía sau xe tăng...  thì không có cụm từ "cặp đôi". Đó là cách nghĩ đơn giản thông thường của lính bộ binh. Còn các bác ở bên binh chủng tăng thiết giáp lý giải như thế nào thì Bob nhờ bác Lixeta giúp.  Xin Cảm ơn.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Ba, 2010, 07:41:50 am gửi bởi bob » Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #82 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2010, 09:31:22 pm »

Bác bob nhập ngũ năm nào vậy? Nếu 1972 thì tham gia trận đánh sân bay Đăk Tô 2(Phượng Hoàng) d4/e24 và e1/f2, có chuyện để kể về xe T59 số 377 của bt Nguyễn Nhân Triển rồi?  Grin
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #83 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2010, 09:35:29 am »

Bác bob nhập ngũ năm nào vậy? Nếu 1972 thì tham gia trận đánh sân bay Đăk Tô 2(Phượng Hoàng) d4/e24 và e1/f2, có chuyện để kể về xe T59 số 377 của bt Nguyễn Nhân Triển rồi?  Grin
-Chào Napoleon! Mình nhập ngũ năm 1970 và cũng vào Tây nguyên cùng năm đó, nhưng ở E40 pháo binh, mãi đến giữa năm 1973 mới chuyển sang e24(giữ chốt ở 601, đồi vuông , Ngô trang phía bắc thị xã Kon tum) . chiến dịch Xuân hè 1972 mình vác súng máy cao xạ 14,5 ly, đi Phối thuộc cùng E 66 đánh Căn cứ 42 ở Tân cảnh rồi Plâycần Còn trận đánh Sân bay Đăk tô 2 mình không tham gia. Cảm ơn bác đã quan tâm. Riêng trận đánh vào căn cứ 42 của địch ở Tân cảnh, Tôi mới là B trưởng đi cùng với 1 khẩu 14,5 ly mang vác vào sát hàng rào căn cứ 42 (bố trí ngay sau đội hình đột phá của E66bb). tôi nhớ lại trận đó còn có hai khẩu 57ly (2 nòng tự hành) đặt phía sau thị trấn Tân cảnh. và lần đầu tiên có hỏa tiễn B72 bắn xe tăng và lô cốt. Một trong hai bảng B72 đặt phía sau chúng tôi, mỗi lần nghe tiếng sẹt...sẹt ngữa mặt lên là thấy quả đạn chớp chớp bay qua đầu rồi dây từ quả đạn vắt chằng chịt qua trận địa. Được tận mắt chứng kiến B72 của ta làm thịt xe tăng và chui tọt vào lõ châu mai lô cốt địch mà sướng không thể tả được, và cũng từ cái hưng phấn đó đã tiếp thêm sức mạnh cho chúng tôi khi máy bay các loại của địch xuất hiện đánh phá ác liệt vào của mở của e66 đơn vị đã bắn rơi 7 chiếc (có 3 chiếc rơi tại chỗ)...
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tư, 2010, 02:47:11 pm gửi bởi bob » Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #84 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2010, 08:57:24 pm »

Bác bob nhập ngũ năm nào vậy? Nếu 1972 thì tham gia trận đánh sân bay Đăk Tô 2(Phượng Hoàng) d4/e24 và e1/f2, có chuyện để kể về xe T59 số 377 của bt Nguyễn Nhân Triển rồi?  Grin
-Chào Napoleon! Mình nhập ngũ năm 1970 và cũng vào Tây nguyên cùng năm đó, nhưng ở E40 pháo binh, mãi đến giữa năm 1973 mới chuyển sang e24(giữ chốt ở 601, đồi vuông , Ngô trang phía bắc thị xã Kon tum) . chiến dịch Xuân hè 1972 mình vác súng máy cao xạ 14,5 ly, đi Phối thuộc cùng E 66 đánh Căn cứ 42 ở Tân cảnh rồi Plâycần Còn trận đánh Sân bay Đăk tô 2 mình không tham gia. Cảm ơn bác đã quan tâm. Riêng trận đánh vào căn cứ 42 của địch ở Tân cảnh, Tôi mới là B trưởng đi cùng với 1 khẩu 14,5 ly mang vác vào sát hàng rào căn cứ 42 (bố trí ngay sau đội hình đột phá của E66bb). tôi nhớ lại trận đó còn có hai khẩu 57ly (2 nòng tự hành) đặt phía sau thị trấn Tân cảnh. và lần đầu tiên có hỏa tiễn B72 bắn xe tăng và lô cốt. Một trong hai bảng B72 đặt phía sau chúng tôi, mỗi lần nghe tiếng sẹt...sẹt ngữa mặt lên là thấy quả đạn chớp chớp bay qua đầu rồi dây từ quả đạn vắt chằng chịt qua trận địa. Được tận mắt chứng kiến B72 của ta làm thịt xe tăng và chui tọt vào lõ châu mai lô cốt địch mà sướng không thể tả được, và cũng từ cái hưng phấn đó đã tiếp thêm sức mạnh cho chúng tôi khi máy bay các loại của địch xuất hiện đánh phá ác liệt vào của mở của e66 đơn vị đã bắn rơi 7 chiếc (có 3 chiếc rơi tại chỗ)...
Bác thuộc ePB40 rồi, ePB đầu tiên của B3 thành lập ở huyện 40(nay là Đăk Glei). 1972 bác phối hợp cùng eBB66+1 cT là trận đánh rất hay, bác Thường trước đây năm 1966 là et của e24(ngoài Bắc là e42, vô B3 đổi lại là e24 cho khỏi trùng với e42 của VNCH) là et của eBB66 chỉ huy. Ngô Trang hiện nay thuộc huyện Đăk Hà. Lần đầu tiên thấy B72 đánh sướng quá bác nhỉ?  Grin 1 khẩu 57 ly tự hành hiện nay đang nằm ở khu di tích chiến thắng Đăk Tô-Tân Cảnh, cùng chiếc T59 mang số 377.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tư, 2010, 09:06:07 pm gửi bởi napoleon » Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #85 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 08:24:06 am »

Bác bob nhập ngũ năm nào vậy? Nếu 1972 thì tham gia trận đánh sân bay Đăk Tô 2(Phượng Hoàng) d4/e24 và e1/f2, có chuyện để kể về xe T59 số 377 của bt Nguyễn Nhân Triển rồi?  Grin
-Chào Napoleon! Mình nhập ngũ năm 1970 và cũng vào Tây nguyên cùng năm đó, nhưng ở E40 pháo binh, mãi đến giữa năm 1973 mới chuyển sang e24(giữ chốt ở 601, đồi vuông , Ngô trang phía bắc thị xã Kon tum) . chiến dịch Xuân hè 1972 mình vác súng máy cao xạ 14,5 ly, đi Phối thuộc cùng E 66 đánh Căn cứ 42 ở Tân cảnh rồi Plâycần Còn trận đánh Sân bay Đăk tô 2 mình không tham gia. Cảm ơn bác đã quan tâm. Riêng trận đánh vào căn cứ 42 của địch ở Tân cảnh, Tôi mới là B trưởng đi cùng với 1 khẩu 14,5 ly mang vác vào sát hàng rào căn cứ 42 (bố trí ngay sau đội hình đột phá của E66bb). tôi nhớ lại trận đó còn có hai khẩu 57ly (2 nòng tự hành) đặt phía sau thị trấn Tân cảnh. và lần đầu tiên có hỏa tiễn B72 bắn xe tăng và lô cốt. Một trong hai bảng B72 đặt phía sau chúng tôi, mỗi lần nghe tiếng sẹt...sẹt ngữa mặt lên là thấy quả đạn chớp chớp bay qua đầu rồi dây từ quả đạn vắt chằng chịt qua trận địa. Được tận mắt chứng kiến B72 của ta làm thịt xe tăng và chui tọt vào lõ châu mai lô cốt địch mà sướng không thể tả được, và cũng từ cái hưng phấn đó đã tiếp thêm sức mạnh cho chúng tôi khi máy bay các loại của địch xuất hiện đánh phá ác liệt vào của mở của e66 đơn vị đã bắn rơi 7 chiếc (có 3 chiếc rơi tại chỗ)...
Bác thuộc ePB40 rồi, ePB đầu tiên của B3 thành lập ở huyện 40(nay là Đăk Glei). 1972 bác phối hợp cùng eBB66+1 cT là trận đánh rất hay, bác Thường trước đây năm 1966 là et của e24(ngoài Bắc là e42, vô B3 đổi lại là e24 cho khỏi trùng với e42 của VNCH) là et của eBB66 chỉ huy. Ngô Trang hiện nay thuộc huyện Đăk Hà. Lần đầu tiên thấy B72 đánh sướng quá bác nhỉ?  Grin 1 khẩu 57 ly tự hành hiện nay đang nằm ở khu di tích chiến thắng Đăk Tô-Tân Cảnh, cùng chiếc T59 mang số 377.
Bác napoleon biết rõ các đơn vị của ta ở Tây nguyên (B3) hơn tôi tưởng. Nói qua là bác biết ngay phiên hiệu (trước đây,hiện nay) địa bàn hoạt động, trung đoàn trưởng... Hình như bác cũng đã từng hoạt động ở B3?   
Logged
ongbom_f2
Thành viên
*
Bài viết: 912


« Trả lời #86 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 10:13:15 am »

bác bob cố dứt điểm cái mục tiêu BMT rồi thẳng tiến xuống đồng bằng cho nhanh bác ơi. Em đang chờ hóng chuyện của bác trên đường xổ xuống đèo MaĐRăk để xử lý thằng Dục Mỹ, Rồi cả thằng Đồng đế nữa chứ.
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #87 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 11:09:22 am »

Chào bác ongbom-f2. Trận F10 đánh ở đèo Phượng hoàng - Mađrăk diệt lữ dù 3 làm cho lực lượng địch ở căn cứ Dục mỹ và cả khu huấn luyện Lam sơn (quân trường Lam sơn Dục mỹ) hoang mang...bỏ chạy. Ngày 1/4/1975 E24 và E28,f10 triển khai lực lượng làm chủ cả một vùng rộng lớn đến thị trấn ninh hòa, tỉnh Khánh hòa. Riêng đơn vị tôi (c11,D6,E24) chốt ngay ở ngã ba Ninh hòa (nơi giao nhau của QL1 và QL21). Khoảng 10h ngày 2/4/1975 Đại đội lên xe tăng tiến vào giải phóng Nha trang.
Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #88 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 08:26:48 pm »

Bác napoleon biết rõ các đơn vị của ta ở Tây nguyên (B3) hơn tôi tưởng. Nói qua là bác biết ngay phiên hiệu (trước đây,hiện nay) địa bàn hoạt động, trung đoàn trưởng... Hình như bác cũng đã từng hoạt động ở B3?   
Dạ, không bác ạ!  Grin Em chỉ là người yêu thích đất Tây Nguyên, người lính của f Đăk Tô anh hùng. Bác có tham gia lấy 4 khẩu 105ly của địch trong trận Ngọc Rinh Rua(01/04/1971) để bắn vào căn cứ Đăk Tô 2 và đường 18 không vậy? Năm 1973 bác ở Ngô Trang thì chắc biết căn "nhà hòa hợp" rồi, căn cứ Lam Sơn(điểm cao 601) chiến công lẫy lừng đến nỗi sau này dân gọi là "dốc đầu lâu". Trong những ngày bộ đội chốt giữ vùng giải phóng phải trải qua những gian khổ của thời tiết và địch thường xuyên nống ra vi phạm HĐ Paris:
 "Cây quanh mình trụi lá
 Đất đã hóa vôi
....
Ngày nắng như đổ lửa
Đêm mưa hầm đầy nước"
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tư, 2010, 09:24:26 pm gửi bởi napoleon » Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #89 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 10:09:59 pm »

Gửi bác Bob về 1 điểm cao mà bác đã từng chốt ở đó-điểm cao 601 Grin:
Trích từ nguồn sau:
http://huyendakha.gov.vn/Default.aspx?status=newsdetails&idNews=216
  Có một địa danh mà trong chúng ta hẳn nhiều người biết đến, đó là Dốc Đầu Lâu. Dốc Đầu Lâu là tên gọi dân gian mới có từ sau ngày xảy ra chiến sự tháng 4 năm 1972 giữa quân cách mạng và quân địch. Người Bah Nar Ở vùng này gọi địa danh đó là Kon Loong Phă, có nghĩa là dốc có nhiều cây Trắc và Điểm cao 601 là thuật ngữ quân sự gọi cứ điểm quân sự của địch trên đồi K’Rang Loong Phă.

Cho đến đầu năm 1972, điểm cao vẫn là một chốt điểm quân sự quan trọng của địch, gồm có trận địa pháo binh và xe tăng được bố trí trên hai mỏm đồi hình yên ngựa. Phía Bắc có đồn Bảo an Hà Mòn do tiểu đoàn Bảo an số 23 đóng giữ có xe thiết giáp tăng cường. Phía có Sở chỉ huy Lữ đoàn dù 3, trận địa pháo lớn, xe tăng, xe bọc thép chốt giữ. Ngoài ra còn có các trận địa pháo, đồn Bảo an của địch ở Kon Trang Klả; Bãi ủi; Bắc thị xã Kon Tum...

Với vị trí chiến lược quân sự quan trọng, chiếm được điểm cao 601 là khống chế được phần lớn thị xã Kon Tum cũng nh­ toàn bộ vùng Đăk Tô - Tân Cảnh. Chiếm được Điểm cao 601 là làm chủ được hoàn toàn con đường chiến lược 14, đoạn phía bắc Tây Nguyên.

Nhận rõ được tầm quan trọng của Điểm cao 601, ta quyết tâm đánh chiếm, về phía địch chúng cũng bằng mọi cách cố thủ. Trong hai ngày mồng 10 và 11 tháng 4 năm l972, với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, ta đã thắng lớn tại Điểm cao 601. Kết quả thu được: Diệt gọn 2 chi đội thiết giáp địch, một đoàn xe hàng, phá hủy 28 xe (có 14 xe tăng, xe thiết giáp M113 và 14 xe vận tải), phá hủy 72 tấn hàng quân trang, quân dụng, diệt gọn một trung đội bảo an, đánh thiệt hại nặng 2 đại đội dù, đánh thiết hại sở chỉ huy lữ đoàn dù 23, trận địa súng cối, diệt hàng trăm tên địch, bắn rơi 2 máy bay, phá hủy 2 khẩu cối 106,7 mm, thu hơn 15 súng các loại, ta cắt đứt hoàn toàn đường 14. Cùng với bộ đội địa phương và dân quân du kích, đây là trận đánh cắt giao thông có hiệu suất cao của Trung đoàn 28 trong chiến dịch Xuân - Hè 1972 ở Tây Nguyên.

Kể từ sau ngày ký Hiệp định Pa ri (từ đầu năm 1973 đến 1975), khu vực Điểm cao 601, Dốc K’Rang Loong Phă (Dốc Đầu lâu) và toàn bộ khu vực Đăk La, Hà Mòn là vùng tranh chấp giữa ta và địch. Tại đây đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh chính trị gay gắt quyết liệt, có khi phải dùng cả vũ trang quân sự để giành từng tấc đất với địch: Với chủ trương đúng đắn của cấp trên cộng với trí thông minh m­ưu lược và lòng dũng cảm của quân và dân ta, mặc dù phải chịu nhiều gian khổ hy sinh, như­ng ta đã giữ vững được toàn bộ vùng giải phóng Đăk Tô - Tân Cảnh đến Diên Bình, Hà Mòn và kiểm soát được khu vực Đăk La góp phần giải phóng thị xã Kon Tum vào mùa xuân 1975.

Trong những năm qua, Bảo tàng tổng hợp Kon Tum đã lên danh mục di tích trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó Điểm cao 601 là một  điểm di tích lịch sử cách mạng được lãnh đạo tỉnh cũng nh­ư ngành Văn hóa rất quan tâm.Thời gian qua, Bảo tàng tỉnh đã tiến hành lập hồ sơ khoa học cho di tích lịch sử Điểm cao 601 để đề nghị xếp hạng. Mặc dù chậm trễ, nhưng đây là một việc làm thật sự có ý nghĩa. Đã hơn 30 năm sau sự kiện chiến thắng Điểm cao 601, do tác động của con người, do môi trường tự nhiên khắc nghiệt, di tích chỉ còn là dấu tích tuy vậy nó vẫn còn đầy sức thuyết phục.         

Tại địa điểm trung tâm của di tích, khu vực bất khả xâm phạm được quy hoạch gần 30.000 m2 (tương đương 3 ha). Trong đó có hầm chỉ huy của địch; hầm chỉ huy của ta; giao thông hào; hàng chục hố bom và nhiều dấu tích khác... Đặc biệt, tại đỉnh Dốc Đầu lâu có một cái am thờ "Đồng sanh lạc quốc" và 4 ngôi mộ đá. Đồi K’Rang Loong Phă có một nhánh v­ơn ra phía đông, dáng thoai thoải nên con đường 14 vượt qua ở đoạn này. Theo như­ trong tài liệu cũng như­ lời kể của các nhân chứng lịch sử thì vị trí này là điểm giao tranh vô cùng ác liệt giữa ta và địch trong năm 1972, ngoài những thiệt hại về phương tiện chiến tranh , tại đây hàng trăm lính địch đã phải bỏ mạng.
 Trên đình dốc, phía trái là khu lò gạch, phía phải có l­ưa th­ưa mấy căn nhà tạm cấp 4 của những người dân di cư tự do từ Thanh Hóa, Thái Nguyên và các tỉnh  phía Bắc. Họ sống bằng nghề làm rẫy, ruộng, buôn bán như sửa xe đạp, xe máy....Nếu theo quy hoạch thì họ là những người đang sống trên vị trí của di tích.

 Trở lại cái am thờ và 4 ngôi mộ đá, chúng tôi được biết rằng: Am do một người không rõ tên tuổi , trước đây thư­ờng lên đây nhặt phế liệu chiến tranh , nghe nói ông này trúng lớn vì nhặt được nhiều đồ trang sức và tiền đô-la của lính địch ông ta có vóc dáng lùn và thường đi chiếc hon đa 67 nên người dân ở đây gọi ông với biệt danh “ông hon đa 67”. vào một ngày cách đây trên 10 năm, ông ta cho xe chở gạch, cát xi măng lên cái am này và từ khi xây xong am đến nay, mọi người không ai còn gặp mặt ông ta nữa.....Cạnh am thờ là 4 ngôi mộ đá không phải mộ được xây bằng đá mà nó lược đắp kè bằng nhiều cục đã lớn nhỏ. Bà con ở đây kể rằng: Sau ngày giải phóng miền ( 1975), người dân qua lại đây nhiều hơn trước, cùng với thời gian thì nỗi sợ hãi cũng vơi đi. Lúc này những xác chết đã bị trôi giữa phần mềm, chỉ còn trơ lại đầu lâu và xư­ơng cốt. Những người qua đây, th­ương cảm tình  đồng loại họ tự ý gom nhặt, đem lên đỉnh dốc chất thành từng đống rồi nhặt những cục đá xung quanh kè lại để khỏi bị m­ưa gió cuốn trôi, người không bắt gặp xư­ơng cốt thì họ cứ cắp theo vài cục đá, ngày qua ngày mộ đá cứ to dần và nghiễm nhiên đây trở thành “Gò Đống Đa” của Kon Tum.
Hình ảnh sưu tầm từ các nguồn:

Từ QL14 nhìn vào


Vào trong khu di tích
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tư, 2010, 10:45:43 pm gửi bởi napoleon » Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM