Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:47:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời  (Đọc 355151 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tranlam99
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #30 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2010, 02:46:34 pm »

Bác Bob à, theo tôi hiểu thì 1 lữ dù tổng trừ bị như lữ dù 3 thì có quân số hơn 1 trung đoàn bình thường rất nhiều. Vậy mà F10 của bác chỉ dùng có 1 trung đoàn (E28) tấn công đã đánh bại được lữ dù 3 rồi sao. Thông thường thì khi tấn công cần 3 đánh 1 mới đánh bại bên phòng thủ được.

Mong bác cho thêm thông tin về trận này.
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #31 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2010, 02:48:16 pm »

* Bác fddinh nói đúng rồi bác bob à.
* Bác gặp bọn lữ đoàn Dù số 3 của VNCH
* Sư đoàn “anh cả đỏ” : sư đoàn bb Số 1của Hoa Kỳ ( đã rút về nước )
* Trước kia Quốc lộ 21 từ BMT đi Ninh hòa  , nay đổi lại là QL 26

__________________________________



Bác xem thử cái bản đồ này có đúng hướng tác chiến của f10 không nhé.
- Cảm ơn bác ongbom-f2, bác cho cái bản đồ đúng là hướng f10 đánh lữ dủ 3 ở Khánh dương (đèo Phượng hoàng). Và một số tên gọi... đều đúng cả. Thời gian lâu quá tôi nhớ "lõm bõm" có gì các bác thông cảm. Hơn nữa lúc bấy giờ tôi chỉ biết phạm vi nhiệm vụ của một c . còn các nhiệm vụ liên quan chỉ nhớ mang máng.
Nhưng rất thực, rât lính , nêu sự việc đúng như nó có. Không biết phân tích. tùy các bác xem và góp ý... đặc biệt thích khi được các bác xem và "đính chính" giúp. Bob Cảm ơn rất nhiều.
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #32 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2010, 03:08:19 pm »

Bác Bob à, theo tôi hiểu thì 1 lữ dù tổng trừ bị như lữ dù 3 thì có quân số hơn 1 trung đoàn bình thường rất nhiều. Vậy mà F10 của bác chỉ dùng có 1 trung đoàn (E28) tấn công đã đánh bại được lữ dù 3 rồi sao. Thông thường thì khi tấn công cần 3 đánh 1 mới đánh bại bên phòng thủ được.

Mong bác cho thêm thông tin về trận này.
- Chào bác TranLam99: Trận F10 Đánh lữ dù 3 ở đèo Phượng hoàng, Tôi ở E24 cả trung đoàn hành quân xuống chặn địch dưới đèo (thuộc Ninh hòa, Khánh hòa). Còn lực lượng tấn công trực diện trên phía Khánh dương tôi không nắm được cụ thể, nhưng lúc đó chỉ được biết Mũi đột kích chính do 28 có xe tăng của lữ 273 phối thuộc ... Bác thông cảm, lúc bấy giờ tôi chỉ nhớ những gì của đơn vị mình làm thôi bác ạ, mà nhớ cũng không đầy đủ nữa.Cảm ơn bác quan tâm.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2010, 03:42:33 pm »

Lữ dù 3/VNCH chốt trên đèo Phượng Hoàng không chốt cả lữ ở một điểm mà rải ra thành 4 chốt, mỗi chốt một tiểu đoàn (theo đội hình từ Tây sang Đông là; d6, d5, d2) và cụm SCH lữ cùng chi đội thiết giáp, trận địa pháo (ở Công Chánh). Thực ra cũng không phải mình e28/f10 đánh Lữ dù 3 vì khi e28 đang vây đánh tiểu đoàn 6/Lữ dù 3 thì e66/f10 đã diệt tiểu đoàn 5 của nó. Sau đó, khi e28 có xe tăng và pháo binh chi viện đánh tiếp tiểu đoàn 2/Lữ dù 3 (đóng trên đỉnh đèo Phượng Hoàng) thì e24 diệt SCH Lữ dù ở Công Chánh.

Trận diệt lữ dù 3/VNCH trong chiến lệ được ghi là trận tiến công của fBB tăng cường, gồm f10/QĐ3 được tăng cường: eBB25, ePB40, ePK243, 1d ĐC, 1dT(-).
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #34 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2010, 04:28:35 pm »

Lữ dù 3/VNCH chốt trên đèo Phượng Hoàng không chốt cả lữ ở một điểm mà rải ra thành 4 chốt, mỗi chốt một tiểu đoàn (theo đội hình từ Tây sang Đông là; d6, d5, d2) và cụm SCH lữ cùng chi đội thiết giáp, trận địa pháo (ở Công Chánh). Thực ra cũng không phải mình e28/f10 đánh Lữ dù 3 vì khi e28 đang vây đánh tiểu đoàn 6/Lữ dù 3 thì e66/f10 đã diệt tiểu đoàn 5 của nó. Sau đó, khi e28 có xe tăng và pháo binh chi viện đánh tiếp tiểu đoàn 2/Lữ dù 3 (đóng trên đỉnh đèo Phượng Hoàng) thì e24 diệt SCH Lữ dù ở Công Chánh.

Trận diệt lữ dù 3/VNCH trong chiến lệ được ghi là trận tiến công của fBB tăng cường, gồm f10/QĐ3 được tăng cường: eBB25, ePB40, ePK243, 1d ĐC, 1dT(-).
- Cảm ơn bác dongadoan! Những điều bác nói chắc đúng đấy, tôi chỉ biết trong phạm vi nhỏ. Tôi có biết trận này có cả E 66 tham gia , nhưng không biết chính xác đánh ở vị trí nào nên, tôi không dám nêu ... Còn trận địa pháo 105 tôi nhớ nó đặt ở ngay bãi đất tương đối bằng gần sát chân đèo. chỗ đó tên gì tôi cũng không biết. khi đến nơi (khi tảo thanh) chúng tôi hơi ngạc nhiên thấy loại pháo 105 của lính dù khá đặc biệt. (Không phải dạng càng, mà càng được cố định, phía sau có một con lăn... xoay 360 độ).
 
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #35 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2010, 09:45:26 am »

   Thật tiếc là trong những ngày kỷ niệm chiến thắng BMT này mà QS ta không có bác nào tham gia trận đó để kể lại, chỉ có bác Bob tham gia nhưng lại đánh địch ở ngoài thị xã. Tôi cũng có mấy anh bạn lính xe tăng tham gia trận này nhưng động viên mãi chẳng thấy ai vào QS- chắc cũng có người chỉ vào xem thôi vì đang còn bận công tác.
   Những ngày này, nhân đọc được bài của đại tá Nguyễn Trọng Luật- nguyên tỉnh trưởng Đắc Lắc về trận này. Đành mượn nhà bác Bob để trích một đoạn về đoạn cuối cuộc đời binh nghiệp của một đại tá kỵ binh ngụy để anh em mình đọc chơi:
"Tôi liên lạc ngay với L19 và nói chấp nhận sự nguy hiểm để dùng phản lực cơ dội bom thẳng vào các chiến xa đang tiến vào Bộ Tư Lịnh Sư đoàn 23 BB, và như vậy mới chặn đứng cuộc xung phong của CS. Trong lúc chờ đợi phi cơ làm thịt mấy con “cua sắt”, tôi đi lui đi tới kế cận các chiến sĩ đang ghì tay súng chống trả lại địch quân.

Thình lình, mọi người nghe một tiếng nổ “ầm” thật khủng khiếp vang dội cả một góc trời. Cát, đá, bụi tung lên cao cả hàng trăm thước. Thôi hỡi ơi! Trung tâm Hành quân Sư đoàn (TOC), nơi đầu não Mặt trận Ban Mê Thuột để chống lại địch quân đã bị Không quân ta đánh trúng.

TOC bị sập và các phương tiện truyền tin thiết trí trong đó đều tiêu tùng theo mây khói. Một số lớn sĩ quan, binh sĩ ở trong TOC bị chết và bị thương. Ai cũng biết, trong trận mạc, truyền tin là huyết mạch chính. Bây giờ không còn để liên lạc với cấp trên và thông tin cho cấp dưới nữa. Không một chút suy nghĩ, tôi chạy về phía sau TOC để bàn với Đại tá Quang. Tôi nói nhanh với Đại tá Quang nhận định của tôi:

- Chúng ta không thể cố thủ được nữa vì đầu não của chúng ta là Trung tâm hành quân nay đã sụp đổ. Không có truyền tin, không có chiến xa làm sao chận đứng những chiến xa T54 và bộ binh CS đang tiến vào căn cứ. Trong khi đó chúng ta không có viện binh. Tồi đề nghị chúng ta rút ra khỏi vị trí phòng thủ BTL Sư đoàn ngay để bảo toàn lưc lượng còn lại.

Đại tá Quang đồng ý và ra lịnh rút quân. Chúng tôi vọt ra khỏi hàng rào và hướng về phía Tây tức là “Suối Bà Hoàng” - cách BTL Sư đoàn 250m.

Cũng may mùa này là mùa khô nên suối cạn. Đáy suối lại thấp hơn mặt đất tới 15m nên rất dễ cho việc ẩn nấp. Anh em binh sĩ đi theo rất đông, chừng 100 người. Xa xa tiếng phát thanh tuyên truyền của địch quân gần Chùa Phật giáo của Tỉnh hội Phật giáo Ban Mê Thuột kêu gọi các binh sĩ ta đầu hàng. Chúng tôi tiếp tục di chuyển về phía Tâỵ Nhìn anh em binh sĩ, súng trên vai và lầm lũi theo mình. Đến giờ phút này tôi mới thấy tình chiến hữu bên nhau thắm thiết. Lòng tôi bỗng chùng xuông. Không có bút nào tả cho hết nỗi nhọc nhằn, buồn tủi của chúng tôi khi phải xa lìa BLT Sư đoàn, tượng trưng cho sự thách đố với địch quân. Tôi không dám ngoảnh mặt nhìn lại một lần cuối vì sợ không biết chính mình có đủ can đảm để không nhỏ nước mắt cho số phận hẩm hiu, xui xẻo cho Ban Mê Thuột, cho anh em binh sĩ, cho chính mình không? Đừng oanh tạc lầm, thì bây giờ mình đâu đến nỗi trở thành kẻ chạy trốn như thế này. Ôi Ban Mê Thuột, xin tạm biệt mi và hứa sẽ trở về bên mi suốt đời...

Hình ảnh lê thê lếch thếch của đoàn quân ô hợp, như những khúc phim trên màn bạc cho trận thế chiến II - trận Dunkerque năm 1940, mà lực lượng đồng minh phải bỏ thành phố vì bị Đức tràn ngập. Lúc đó ho còn thiết giáp, nhưng thiết giáp của Đức tối tân hơn nên phải ra hàng. Họ chạy đến bờ biển và đã kiếm bất cứ phương tiện nào như du thuyền, canô hay thùng phao để thoát. Còn tôi bây giờ còn gì đâỵ Sinh ra làm lính thiết giáp mà bây giờ di chuyển như lính bộ binh. Tôi cũng không biết mình là ai bây giờ. Mình là cấp chỉ huy hay chỉ là một binh sĩ tầm thường? Lo cho anh em ra sao đây và chính mình sẽ ra sao đây? Trong những giây phút cuối cùng của đời binh nghiệp, chết hay sống là chuyện bình thường. Lúc vào lính, tôi đã có lúc nghĩ đến lúc mình làm thân chiến bại hay một viên đạn xuyên vào lồng ngực. Nhưng không ngờ trong cảnh huống này nó lại sầu đau chất ngất như lúc này, tủi nhục như bây giờ? Tôi chưa dám nghĩ quẩn vì bên cạnh mình còn anh em đang trông chờ nơi mình. Chỉ một phút sai lầm, sẽ đem anh em và mình xuống hố sâu vực thẩm. Tôi chỉ bàn với Đại tá Quang. Mình phải phân tán mỏng để tránh sư phát giác của địch quân. Tôi đề nghị:”Toa” đi về một phía, “moa” một phía và cố gắng tìm về Nha Trang nhé. Đại tá Quang gật đầu và chọn ngay cho mình một quyết định. Vị Tư lịnh chiến trường Ban Mê Thuột nói với tôi:”Moa sẽ đi về hướng Nam, đến gần cầu khoảng cách 14km là tìm đường về Nha Trang”. Còn tôi không còn chọn lựa naò khác hơn là đi về hướng Tây, nằm về khu cà phê của Trung tướng Hoàng và chờ trời tối sẽ bọc lên phía Bắc Ban Mê Thuột và từ đó tìm về Nha Trang. Thật là đau thương, khi làm việc có nhau, và giữa phút nghiêm trọng này chúng tôi cần có nhau hơn. Nhưng hoàn cảnh lại không cho phép như vậy. Đành chia tay nhau và may ra còn cứu được lấy định mệnh riêng của mình.

Trước khi chia tay, chúng tôi bèn tập trung anh em binh sĩ lại và tôi tuyên bố:

- Tôi xin thay mặt cho chính phủ và quân đội tuyên dương công trạng của anh em - những chiến sĩ anh hùng, can trường đã chống trả mãnh liệt với bọn CS xâm lược miền Nam với một tinh thần hy sinh cao độ. Từ 2 giờ sáng ngày hôm qua cho đến cho đến giờ này các anh em đã làm tròn nhiệm vụ mà đất nước giao phó cho dù địch quân có đông gấp mười chúng tạ 2 quả bom rơi nhầm vào Trung tâm Hành quân đã đưa chúng ta tới nông nỗi này. Bây giờ anh em phân tán mỏng đừng dể địch quân phát giác và tìm cách trở về Nha Trang. Hy vọng lúc đó chúng ta sẽ tập họp lại để tiếp tục chiến đấu... Toàn dân ghi công anh em. Tổ quốc VN ghi công anh em. Xin tạm biệt.

Với nét buồn vô tận, anh em đã nghe tôi nói như lời biệt ly sầu thảm. Nhiều anh em đã bật khóc, khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mặt họ và lặng lẽ giơ tay chào anh em. Nhìn anh em binh sĩ, Đại tá Quang và tôi còn nguyên vẹn bộ đồ tác chiến, giây ba chạc, áo giáp, nót sắt. Nhìn chiếc hoa mai bạc trên ngực Đại tá Quang, tôi đề nghị nên dấu nó đi để dễ bề ngụy trang trong khi di chuyển. Chúng tôi chia tay nhau mà ai cũng như muốn khóc. Đi theo con suối Bà Hoàng mà lòng tôi như bị cắt từng đoạn ruột, chúng tôi len lỏi qua các bụi lau sậy, những tảng đá lớn và những nhà chòi mà người dân cất làm chỗ tạm thời che nắng đụt mưa khi làm việc cả ngày ngoài đồng áng. Đi khoảng 100m tôi ngó lại vẫn còn chừng 20 người theo tôị Trong đó có ông Phó Tỉnh trưởng Ban Mê Thuột, Nguyễn Ngọc Vy, một người kỳ cựu của vùng Darlac và nhất là thị xã Ban Mê Thuột.

Tôi liền hỏi ông Vy:
- Anh có biết dồn điền cà pê của Trung tướng Thái Quang Hoàng ở đâu không?
Ông Vy chỉ tay về hướng đằng trước mặt:
- Thưa Đại tá tôi biết. Xin Đại tá cứ tiếp tục đi về phía Tây là sẽ tới.
- Vậy khi nào đi ngang qua anh cho biết nhé. Chúng ta sẽ vào đó ẩn núp cho đến tối. Lợi dụng bóng đêm chúng ta sẽ bọc về phía Bắc rồi tìm đường về Nha Trang.

Ông Vy gật đầu và chúng tôi âm thầm tiếp tục di chuyển. Việc tôi chọn đồn điền của Trung tướng Thái Quang Hoàng vì đồn điền này đã có từ lâu tất nhiên cây cỏ đã cao và rậm rạp rất dễ ngụy trang... H3> Những phút cuối cùng của đời binh nghiệp

Chúng tôi tiếp tục đi khoảng 300m, anh Nguyễn Ngọc Vy nói với tôi:

- Trình Đại tá, chúng ta đã tới ngang vườn cà phê của Trung tướng Hoàng rồi đây.
Tôi nói ngay:
- Bây giờ chúng ta phân tán mỏng và cẩn thận bò từ con suối này lên vườn cà phê và mỗi người hãy chọn một chỗ ẩn núp và rồi chờ đến tối chúng ta sẽ tìm đường thoát thân về Nha Trang.

Tuân theo lời nói của tôi tất cả đều giăng hàng ngang và từ từ bò lên bờ suối. Sự hồi hộp đến với mọi người vì phải bò băng qua một thửa đất bằng lộ thiên - không có cây cối nào để ngụy trang, ẩn núp được. Nhìn toán người theo tôi, tôi rất lo ngại. Phần vì, có hơn phân nửa là quân nhân, còn kỳ dư là nhân viên hành chánh với những chiếc sơ mi áo trắng rất dễ dàng cho địch quân phát giác. Tôi rất ngao ngán cho việc vượt thoát này. Nhưng không còn một con đường nào khác. Chúng tôi bò tiến lên ngang mặt đất. Vưà lúc đó hàng loạt súng cộng đồng nổ vang và nhắm vào đoàn người chúng tôị Đạn cày xới lên đất làm tung bụi mịt mù. Phản ứng tự nhiên của mọi người là chạy ào lên vườn cà phê để ẩn núp. Bây giờ tôi mới thấm thía câu “đạn tránh người chớ không phải người tránh đạn”. Nhiều người trúng đạn đã lăn ra chết hoặc rên la vì bị thương. Dưới hỏa lực vũ bão, tôi vẫn bò như người lính trong quân trường. Nhìn sang bên cạnh có Thiếu úy Phương, tùy viên của tôi vẫn bám sát lấy tôị Tôi rất cảm phục người sĩ quan tùy viên này, dù đến phút này tinh thần kỹ luật vẫn còn giương cao và vẫn làm tròn nhiệm vụ của một quân nhân gương mẫu. Tiếng đại liên, tiếng gào thét của chiến xa đang tiến về chúng tôi như cuộc bủa vây đang thắt chặt. Tôi biết chúng tôi không thể nào thoát trước một thế trận đường cùng này. Tôi bèn bàn với Thiếu úy Phương là chúng ta nên đầu hàng. Như hiểu ý tôi, Thiếu úy Phương cởi áo lót trắng và lấy cây đưa lên cao phẩy qua phẩy lại để ra dấu hiệu đầu hàng. Lập tức súng đại liên ngưng bắn và chiến xa tiến sát về phía chúng tôị Chúng ngừng cách chúng tôi khoảng 10m, một cán binh CS nhảy ra khỏi chiến xa, với khẩu AK47 chĩa thẳng vào chúng tôi và quát lớn:

- Tất cả hãy giơ tay lên! Giơ tay lên!
Mọi người đều tuân lệnh hắn. Nó hỏi tôi:
- Tụi bây chức vụ gì và cấp bậc gì??
Như cái máy, tôi trả lời:
- Tôi là Đại tá Tỉnh trưởng.
Hắn tròn xoe mắt lại và nghi ngờ:
- Thật không? Thật không?
Tôi gật đầu và hắn hỏi tiếp:
- Tên gì nói mau.
Tôi không ngần ngại:
- Nguyễn Trọng Luật!
- Thật không?
- Thật.

Khi biết tôi là sĩ quan cao cấp, hắn sững người và rất đỗi ngạc nhiên. Hắn càng ghìm tay súng vào đầu tôi và nói hãy đứng yên và giơ tay cao khỏi đầu, và hắn tiếp tục hỏi Thiếu úy Phương như vậy. Một cán binh khác nhảy từ trên xe đến lột hết quần áo chúng tôị Trên người tôi và Thiếu úy Phương chỉ còn chiếc áo lót và chiếc quần treillis. Chúng lấy hết súng lục, áo giáp, nón sắt, giầy boots và luôn cả vớ. Chúng nhanh tay lấy giây trói chặt tay chúng tôi ra đằng sau và đẩy chúng tôi mỗi người vào một hố cá nhân. Chừng nửa giờ sau, từ phía Tây một chiến xa khác tới. Một cán binh người mập mạp, mặt mũi sáng sủa nhảy ra khỏi chiến xa và tiến tới tôi chất vấn:

- Anh có thật là Đại tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh trưởng Darlac không?
- Đúng.
- Thôi anh ngồi chờ, chốc lát sẽ có xe đưa anh đi.

Khoảng 4 giờ chiều, cũng từ phía Tây một chiến xa xuất hiện và bốc một mình tôi lên xe. Cửa xe đóng lại tối thui và xe bắt đầu di chuyển. Tôi có thể đoán chắc là chúng đi về hướng Tây để đến Bộ Chỉ huy của chúng. Đến lúc này, tôi thật bình tĩnh và coi nhẹ những sự việc xảy ra cho mình. “Sinh nghề tử nghiệp. Tôi là sĩ quan thuộc binh chủng Thiết giáp và bây giờ bị bắt bởi chính đoàn quân kỵ mã này".
Logged
Kon tiahien
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 535


« Trả lời #36 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2010, 12:15:55 pm »

    “Sinh nghề tử nghiệp. Tôi là sĩ quan thuộc binh chủng Thiết giáp và bây giờ bị bắt bởi chính đoàn quân kỵ mã này". [/i]
Thật là may cho tay Đại tá Luật vì bắt Y là binh chủng TTG! Nếu bị cánh trinh sát BB ta bắt thì chắc... Grin
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #37 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2010, 12:50:53 pm »

    “Sinh nghề tử nghiệp. Tôi là sĩ quan thuộc binh chủng Thiết giáp và bây giờ bị bắt bởi chính đoàn quân kỵ mã này". [/i]
Thật là may cho tay Đại tá Luật vì bắt Y là binh chủng TTG! Nếu bị cánh trinh sát BB ta bắt thì chắc... Grin

Có một điều là đọc "hồi ký" của những nhân vật này rất sướng tai vì nổ choang choác, nhiều khi muốn té ghế...
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #38 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2010, 01:10:53 pm »

Có một điều là đọc "hồi ký" của những nhân vật này rất sướng tai vì nổ choang choác, nhiều khi muốn té ghế...
1 đặc điểm: hiếm khi khen ngợi người thắng mình mà luôn tìm cách hạ thấp đối thủ. Tuy nhiên chiêu "tự sướng" này có nhược điểm là nếu bị hỏi: "Đối thủ dở thế mà các ông cũng thua à" thì gần như cứng họng mà phải chuyển hệ "họ Đổ tên Thừa" ngay.
Xin lỗi làm lạc chủ đề của bác.
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #39 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2010, 01:18:49 pm »

Dùng từ Hán Việt bừa bãi, nhiều khi không cần biết ý nghĩa có chuẩn hay không. Dùng tiếng Anh tiếng Pháp cũng bừa bãi luôn. Hệ thống từ vựng quân sự không đầy đủ và khoa học.  Grin
Logged

Chết vì ghét người!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM