Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:32:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ức-hồi ký của binh lính sĩ quan Liên Xô trong WW2  (Đọc 32653 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #10 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2010, 09:25:31 pm »

Một trong những bản đầy đủ

http://www.mediafire.com/?ym5wzvh0y2m
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #11 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2010, 09:38:16 pm »

Chặng đường Đỏ từ Stalingrad-Mansur Abdulin

http://www.mediafire.com/download.php?jjdnzynzijz
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #12 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2010, 10:43:10 pm »

PAULUS BỊ BẮT GIỮ NHƯ THẾ NÀO

Tác giả: Feodor Ilchenko



"Chưa từng có một nhóm đặc biệt nào được giao nhiệm vụ để bắt giữ riêng Paulus. Hơn nữa, tôi có thể tuyên bố thẳng thắn rằng thậm chí cấp trên còn không biết chắc rằng Paulus có còn trong “cái túi” Stalingrad nữa không hay là ông ta đã bay thoát đi rồi. Theo như tôi biết từ hồi ký của Nguyên soái Không quân S. Rudenko, khi đó là tướng tư lệnh Tập đoàn quân Không quân số 16, ông thậm chí còn bị cấp trên khiển trách vì sai lầm được quy là do phi công dưới quyền ông, những người đã không chặn được Paulus và để cho ông này thoát ra khỏi vòng vây.

Chúng tôi tìm thấy Sở chỉ huy của Paulus chỉ nhờ một sự tình cờ. Không lâu trước khi có sự đầu hàng,  chúng tôi bắt gặp trong số những quân Đức bị bắt một ober-lieutenant (trung tá-danngoc), nguyên là phiên dịch viên của ban tham mưu của German Army Corps. Anh ta nói trôi chảy tiếng Nga, Rumani, Ba Lan, nhưng đáng giá nhất là hắn biết rõ đích thân nhiều vị sĩ quan Đức. Tay này tên là Felix Frike. Hắn tỏ ra sẵn sàng hợp tác và được giữ lại tại Sở chỉ huy lữ đoàn (brigade), mặc cho những tay bên Ban đặc biệt (Ban đặc biệt trực thuộc NKVD thuộc Dân ủy Nội vụ, giám sát quân đội và được quản lý độc lập với hệ thống quân đội - danngoc) luôn nhòm nhỏ hắn đầy vẻ nghi ngờ. Một lần, khi chúng tôi tìm thấy một bệnh viện dã chiến của Đức giữa đống đổ nát, anh ta nhận diện ra giữa vô số binh lính bị thương mặt mũi hốc hác một loạt sĩ quan đang mặc quân phục lính trơn. Chúng kể với chúng tôi rằng mọi mệnh lệnh của Cụm quân Đức phía Nam (German South Group) đều xuất phát từ dãy nhà hầm của một khu cửa hàng nằm trên Quảng trường Những Chiến sĩ đã hy sinh - Square of the Fallen Fighters (người Đức gọi đó là Schönesplatz).

Chiều ngày 30 tháng Giêng, sau khi quân Đức đã bị quét sạch khỏi các công trình xung quanh, các đơn vị của lữ đoàn môtô hóa số 38 chúng tôi chiếm giữ các vị trí tại phía nam của quảng trường, nhưng cuộc tấn công bị hoãn lại cho tới khi trời sáng vì các đơn vị đã quá kiệt sức.

Đúng lúc đó, khá bất ngờ, chúng tôi nhận được tin từ tuyến đầu thông báo rằng có người từ phía Đức gần khu cửa hàng đánh tín hiệu bằng đèn pin và hét lên cho biết anh ta muốn tới gặp ủy ban ngưng bắn Xôviết. Sau khi bàn bạc, chúng tôi quyết định đi ra gặp anh ta, hạ lệnh cho binh lính của mình không được nổ súng. Nhưng công tác này của chúng tôi mau chúng bị hủy bỏ trước khi được chính thức thực hiện. Chúng tôi chật vật bước được khoảng 20 m từ vị trí của mình thì bên Đức nổ súng cỡ nhỏ. Chúng tôi buộc phải quay về. Với mục đích “giáo dục”, để đáp trả chúng tôi bắn đạn cối vào vị trí quân Đức. Bắn nhau qua lại trong khoảng 20 phút. Khi khói bụi tan dần, tay Đức cầm đèn pin lại bắt đầu phát tín hiệu lần nữa. Chúng tôi quyết định nối lại cố gắng tiến hành thương lượng. Lần này có các đại úy Morozov, Rybak và Grischenko, các thượng úy Kokorev, Mezhirko và tôi, được tháp tùng bởi nhiều tay súng tiểu liên, đã tới được khu cửa hàng mà không gặp bất cứ mạo hiểm gì. Tại đấy chúng tôi gặp một đại úy Đức. Sau này mới biết anh ta chính là phiên dịch viên của Paulus, Boris von Neidhard. Anh ta cho chúng tôi biết rằng chỉ huy của Cụm quân phía Nam bị bao vây muốn đàm phán ngưng bắn với đại diện của chỉ huy phía Nga. Tôi đáp rằng chúng tôi cần gặp mặt để biết đích xác ai là người đại diện phía Đức muốn đàm phán, và kiểm tra xem người này có đủ thẩm quyền đàm phán hay không. Tay phiên dịch người Đức đồng ý dẫn chúng tôi vào căn hầm của khu cửa hàng, nhưng cảnh báo rằng có một bãi mìn phía trước khu nhà. Anh ta chỉ cho chúng tôi lối đi qua bãi mìn. Chiếc cửa sắt dẫn vào căn hầm mở ra. Trước chiến tranh đây là nhà kho của cửa hàng đồ chơi thiếu nhi, còn giờ đây, ở hai bên của lối đi rộng đến cả chiếc xe tăng cũng đi được, chúng tôi trông thấy lúc nhúc một đám cả hàng trăm sĩ quan và binh lính Đức. Chúng chui vào đây để tránh đạn pháo liên tục bắn xuống. Rất nhiều tên ở đây nhiều ngày trời không hề ra ngoài. Chúng bẩn thỉu, mặc quân phục rách nát, ánh mắt khác hẳn với những tên lính năm 1941. Chúng đứng ngồi sát vào với nhau, bởi căn hầm quá chật, cứ như ga xe điện ngầm giờ cao điểm vậy. Chỉ có tôi, thượng úy Mezhirko sĩ quan liên lạc của lữ đoàn và một phiên dịch viên là được phép bước vào. Các sĩ quan khác và xạ thủ tiểu liên được yêu cầu chờ bên ngoài cho tới khi chúng tôi quay trở lại.

Phần quan trọng nhất của nhiệm vụ của chúng tôi là tìm ra Paulus. Tôi nhận lệnh từ đại tá Burmakov, tư lệnh lữ đoàn 38 chúng tôi, rằng phải tận mắt xác nhận rằng Paulus đã bị bắt, bởi tập đoàn quân Đức đang bị vây đều nằm dưới quyền hắn ta - because surrounded German Army was associated with his name.

Viên sĩ quan Đức đi cùng chúng tôi chỉ lối vào một căn phòng lớn nơi chúng tôi gặp thiếu tướng Rosske, chỉ huy sư đoàn bộ binh 71, người nắm trách nhiệm chỉ huy các đơn vị của túi quân bị vây ở phía Nam sau khi Paulus từ chức tư lệnh Tập đoàn quân 6 - who took command of the units in the South pocket after Paulus surrendered his command of the 6th Army (có lẽ là đòn Lê Lai của phía Đức-danngoc). Rоsskе tự giới thiệu mình và giải thích rằng ông ta muốn gặp đại diện quân sự Xôviết ở cấp cao nhất để đàm phán về các điều khoản đầu hàng. Ngay lúc này, nhiều vị tướng, trong đó có Tham mưu trưởng Tập đoàn quân số 6 tướng Schmidt, cùng bước vào căn phòng, nhưng vẫn không thấy Paulus. Mặc cho Rosske viện cớ này nọ, tôi vẫn khăng khăng rằng mình phải gặp được đúng Đại tướng Paulus, yêu cầu này là không thể khước từ và rằng chỉ sau đó tôi mới đồng ý chuyển các điều khoản phía Đức đề nghị về cho bộ chỉ huy phía tôi. Rоsskе lạnh lùng lưu ý rằng Friedrich Paulus vừa đã được thăng lên cấp Thống chế chiến trường - General Field Marshal. Sau một chút dao động, Rosske mời chúng tôi sang một phòng khác, hóa ra là căn hầm này có rất nhiều phòng. Ông ta vén chiếc “cửa” tự tạo làm bằng một mảnh vải sang một bên, và chúng tôi bước vào một căn phòng nhỏ rất sạch sẽ. Chiếc đèn tự chế không có thông phong làm từ vỏ đạn pháo rỗng đặt trên chiếc bàn rộng, phủ một tấm nhung trải bàn màu xanh lá cây. Chiếc phong cầm accordion nằm trên ghế sofa, gần vách tường. Một người lớn tuổi râu ria không cạo, mình mặc chiếc áo nịt đang ngồi trên chiếc giường gần bên. Đó là Friedrich Paulus. Bộ quân phục của ông ta treo trên một chiếc ghế tựa. Paulus mệt mỏi quan sát tôi. Rosske và Paulus trao đổi với nhau vài câu. Theo như tôi hiểu thì tôi được giới thiệu với Paulus là thành viên nhóm đàm phán ngưng bắn phía Nga. Paulus gật đầu chào tôi. Chúng tôi rời phòng cùng với Rosske.

Nhóm chúng tôi có đem theo điện đài di động, được để bên ngoài cùng với nhóm các sĩ quan còn lại và các xạ thủ tiểu liên. Tôi dùng nó để gửi một bức điện tới sở chỉ huy lữ đoàn thông báo Paulus đã bị bắt giữ. 

Không lâu sau đó các sĩ quan của ban tham mưu Lữ đoàn 38 chúng tôi và Tập đoàn quân 64 lũ lượt kéo vào tầng hầm khu cửa hàng. Tham mưu trưởng Tập đoàn quân 64 Thiếu tướng I. Laskin trịnh trọng tiếp nhận sự đầu hàng của túi quân Đức bị vây phía Nam. Tất cả diễn ra vào sáng sớm ngày 31 tháng Giêng 1943. Văn kiện đầu hàng, viết tại chỗ bởi Laskin, được ký bởi chỉ huy túi quân bị vây phía Nam, thiếu tướng Rosske.

Ngày 2 tháng Hai Cụm quân Bắc của lực lượng Đức ở Stalingrad cũng nối tiếp đầu hàng. Tập đoàn quân số 6 của Đức đã chấm dứt tồn tại."
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #13 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2010, 10:46:06 pm »

ĐI BỘ CÙNG PAULUS

Tác giả Leo Bezymensky



"Ngày 31 tháng Giêng chúng tôi nhận tin nhắn từ Ban tham mưu Tập đoàn quân 64 thuộc Phương diện quân sông Đông với nội dung khiến tất cả chúng tôi đều phấn chấn: Thống chế Chiến trường Friedrich Paulus, Tham mưu trưởng Trung tướng Arthur Schmidt, sĩ quan phụ tá thứ nhất (first aide-de-camp) Đại tá Adam và nhóm sĩ quan ban tham mưu đã bị bắt giữ. Sau cuộc hỏi cung ngắn tại Sở chỉ huy của tướng Shumilov, Paulus được chuyển lên Sở chỉ huy Phương diện quân tại làng Zavarygino, nơi có những căn nhà nhỏ biệt lập đã được dọn sẵn sàng cho ông ta ở.
Tôi chứng kiến một chiếc xe hơi loại xe tham mưu Đức to tướng sơn phù hiệu chiến thuật cấp tướng chỉ huy Quân đội Đức (a huge German staff car with tactical marking of the German Army commanding general) dừng lại gần căn nhà và một người đàn ông cao dong dỏng đội chiếc mũ lông bước ra khỏi xe. Lập tức tôi nhận thấy khuôn mặt của vị thống chế chốc chốc lại giật lên một cái. Cái tật thần kinh này làm méo mó khuôn mặt của Paulus khiến ông liên tục phải khắc phục nó.

Ngày 1 tháng Hai năm 1943 trời cực rét, kéo dài suốt mấy ngày liền. Cuối đêm 31 tháng Giêng chủ nhiệm (commandant) của Ban tham mưu Phương diện quân sông Đông đại tá Yakimovich nhận được lệnh di chuyển Thống chế chiến trường Paulus đi thẩm vấn lần đầu. Lần này đại tá và tôi đánh một chiếc xe tham mưu và tới căn nhà nơi Paulus trú. Khi viên thống chế được cho hay tin rằng sắp được đưa đi gặp đại diện chỉ huy Xô viết, nét mặt khắc khổ của ông ta trở nên càng biểu cảm hơn. Không thốt ra lời nào, Paulus chậm rãi mặc quân phục.

Quãng đường không xa, và vài phút sau chúng tôi đã tới căn nhà nơi Nguyên soái Voronov, đại diện của Stavka (Bộ Tổng tham mưu Xô viết – danngoc), đang chờ. Cần nói thêm rằng những chi tiết này không phù hợp lắm với buổi đón tiếp một vị thống chế chiến trường. Đó chỉ là một căn nhà gỗ bình thường có nhiều phòng với sảnh vào rất chật. Voronov quyết định thẩm vấn riêng Paulus (in private), không có bất cứ phóng viên nào. Chỉ một ngoại lệ duy nhất cho Roman Karmen, vị đạo diễn nổi tiếng của các bộ phim tài liệu thời trước chiến tranh. Ông ta đã chụp bức ảnh Paulus duy nhất được biết đến trong buổi thẩm vấn này.

Chầm chậm bước những bước chật vật, Paulus tiến tới vòm cửa vào, bước vào gian tiền sảnh, bởi bỏ áo khoác rồi hỏi tôi: “Anh có thể cho tôi hay, vị nào là Voronov và vị nào là Rokossovsky được không?

Liếc một phát vào trong, tôi đáp rằng  Voronov là người đang ngồi ở giữa, còn Rokossovsky ngồi bên tay trái ông ta. Paulus gật đầu và bước vào phòng. Trước mặt ông ta là Voronov, Rokossovsky và người phiên dịch, đại úy Dyatlenko. Căn phòng trống trải và theo lệnh của Voronov yêu cầu khi tôi đang đứng gần cánh cửa vào, tôi để cho Karmen chụp ảnh bằng chiếc máy ảnh đặt trên vai tôi (I let Karmen to make his photo with the camera, placed above my shoulder).
 
Cuộc thẩm vấn diễn ra không lâu. Voronov, người đặt những câu hỏi, kiên quyết yêu cầu Paulus phải ra lệnh đầu hàng cho các đơn vị Đức vẫn còn tiếp tục chiến đấu, nhằm tránh những đổ máu không cần thiết. Paulus lắng nghe rồi thở dài nặng nề và từ chối ra những lệnh như vậy, giải thích rằng ông ta giờ là tù binh và mệnh lệnh của ông ta không còn tính pháp lý cho Quân đội Đức. Voronov lặp lại yêu cầu của mình, đưa ra thêm những giải thích cặn kẽ hơn. Paulus trở nên căng thẳng, phần mặt bên trái của ông ta bắt đầu co giật thường xuyên hơn. Nhưng khi tới lượt Paulus đáp lời thì Rokossovsky và Voronov vẫn chỉ nhận được câu trả lời nguyên như cũ.

Sau đó Voronov hỏi Paulus xem ông ta thích chọn loại thực phẩm nào để giữ gìn sức khỏe? Paulus vô cùng ngạc nhiên. Ông ta đáp rằng mình không cần bất cứ thứ gì đặc biệt, nhưng lại đề nghị cung cấp chăm sóc cho các binh lính sĩ quan Đức bị thương và bị bệnh.

Voronov bảo ông ta: “Quân đội Xô viết đối xử với tù binh một cách nhân đạo. Tuy nhiên các nhân viên y tế Xô viết đang gặp rất nhiều khó khăn, do nhân viên y tế Đức đã bỏ mặc các quân y viện Đức cho may rủi của số phận.”
Paulus ngập ngừng rất lâu tìm câu trả lời và rồi nặng nhọc đáp: “Herr General, đôi khi có trường hợp xảy ra trong thời chiến, rằng mệnh lệnh của chỉ huy lại không được cấp dưới thực hiện…”

Cuộc thẩm vấn kết thúc. Paulus đứng dậy, chào các tướng lĩnh Xô viết, quay mặt và rời khỏi phòng. Ông ta mặc chiếc áo khoác nặng nề vào, và khi sắp bước ra xe thì đột nhiên hỏi Đại tá Yakimovich: “Herr Colonel, tôi có thể đi bộ về nhà mình được không?”

Yakimovich đáp rằng ngoài trời rất lạnh, bởi thế tốt hơn là đi xe. Khi dịch lại những lời ấy, tôi nhận thấy một sự kiên quyết mạnh mẽ thể hiện trên nét mặt vị thống chế, khăng khăng thực hiện đòi hỏi của mình.

“Vâng”, Yakimovich bảo ông ta, “Nếu ngài muốn vậy”.

Anh này báo cáo lại với cấp trên và yêu cầu được chấp thuận. Ba người chúng tôi bước ra ngoài và lặng lẽ bước dọc con đường. Các cảnh vệ theo sau một quãng. Đó là một đêm giá rét, ánh sao lấp lánh, yên tĩnh tuyệt đối. Tuyết kêu cọt kẹt dưới ủng. Đột nhiên Paulus quay sang tôi và nói: “Ông biết không, tôi không được ngắm sao trời suốt nhiều tháng nay”. 

Và không chờ có câu trả lời, bởi có lẽ không muốn bắt đầu một cuộc trò chuyện, ông ta nói tiếp:

“Vâng, có lẽ kể từ khi chúng tôi rời khỏi Golubinskaya”.

“Ồ vâng ”, tôi đáp, “Đúng là sở chỉ huy của các ngài đã đóng tại Golubinskaya.”

Paulus gật đầu. Và chúng tôi đã về tới căn nhà của ông ta …"


Source: Bezimensky. Hitler and Stalin before the struggle. Moscow, 2000. Excerpt from Chapter 22.
Logged

Chết vì ghét người!
Trần Vinh
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #14 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2010, 01:08:14 am »

Có cuốn sách này cực hay, gồm những file âm thanh MP3, nghe đọc bằng tiếng Nga, của nhà sử học LX  Николай Стариков:  "Кто заставил Гитлера напасть на Сталина" (Ai đã bắt buộc Hitler tấn công Xtalin)
Download Torrent:
http://www.4shared.com/file/236201486/c48bfbc0/kto_zastavil_gitleranapastnast.html

Đ/c nào nghe tiếng Nga OK thi đao về nghe, tiếng Nga rất chuẩn (chắc là do 1 phát thanh viên Radio đọc), rất rõ ràng, lập luận cực kỳ logic.



Sách có các phần như sau:

Кто заствил Гитлера напасть на Сталина
01 От автора
02 Почему история Второй мировой войны до сих пор полна загадок
03 Кто давал Гитлеру деньги
04 Лев Троцкий - отец германского нацизма
05 Почему Англия и Франция не захотели предотвратить мировую войну
06 Зачем Лондон и Париж подарили Гитлеру Вену и Прагу
07 Как Адольф Гитлер превратился в «наглого агрессора»
08 Почему Запад не любит ни Молотова, ни Риббентропа
09 Преданная Польша
10 Как англичане бросили Францию на произвол судьбы
11 Роковая любовь Адольфа Гитлера

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Ba, 2010, 01:14:05 am gửi bởi Trần Vinh » Logged
BuildVietnamArmy
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #15 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2013, 04:32:03 pm »

Tôi xin đưa bản dịch sau đây:

Hồi ký của Đô đốc Hải quân Liên Xô Kuznetsov – Phần 1

http://ngdtoanhanoi.wordpress.com/2013/02/27/hoi-ky-cua-do-doc-hai-quan-lien-xo-kuznetsov/

MỤC LỤC

MỘT CUỘC ĐỜI HIẾN DÂNG CHO HẢI QUÂN……………… 5

CẦN PHẢI CÓ HẢI QUÂN………………………………………………. 18

Giấc mơ Trở thành Hiện thực………………………………………………. 18

Lời hiệu triệu của Lênin………………………………………………………. 19

Phục vụ trên Tàu………………………………………………………………… 21

Với Niềm tin vào Tương lai…………………………………………………. 23

“Vịnh hay là Eo?”………………………………………………………………. 27

Một Công việc Khó khăn…………………………………………………….. 31

Sĩ quan Chỉ huy của một Tuần dương hạm…………………………….. 33

Tung bay Lá cờ của một Thành viên Chính phủ……………………… 42

Chúng ta Ngày càng Lớn mạnh……………………………………………. 48

COMPAÑERO RUSO……………………………………………………….. 52

Một cuộc Hành trình Dài…………………………………………………….. 52

Cartagena………………………………………………………………………….. 57

Tiến lên phía Bắc………………………………………………………………… 58

“Ys” đang Tới……………………………………………………………………. 63

Các Đồng chí của Chúng ta…………………………………………………. 67

THÁI BÌNH DƯƠNG………………………………………………………… 76

Một Cuộc hẹn ở phía Đông………………………………………………….. 76

V. K. Blyukher…………………………………………………………………… 79

Hồ Khasan…………………………………………………………………………. 84

SẴN SÀNG HÀNH ĐỘNG, ĐIỀU KIỆN SỐ MỘT…………….. 92

Một Cuộc hẹn không Dự kiến………………………………………………. 92

Châu Âu trong Chiến tranh………………………………………………….. 105

Trên Đại dương………………………………………………………………….. 115

Các nhà Ngoại giao…………………………………………………………….. 133

Tổ chức – Chìa khoá cho Chiến thắng……………………………………. 136

Bão tố……………………………………………………………………………….. 150

Tính Sẵn sàng là gì?…………………………………………………………….. 164

Kẻ thù trên Biên giới…………………………………………………………… 168

Những ngày Cuối cùng……………………………………………………….. 176

Đêm 21 – 22 tháng Sáu………………………………………………………… 180

TRỰC CHIẾN…………………………………………………………………… 199

Chuông báo động Réo lên……………………………………………………. 199

Đột kích vào Béclin…………………………………………………………….. 218

Phòng thủ Tallinn và Đột phá tới Kronstadt…………………………… 222

Đàm phán với Đồng minh……………………………………………………. 231

Quần đảo Moonsund và Bán đảo Hanko……………………………….. 236

Odessa………………………………………………………………………………. 241

Một Mùa thu Khó khăn……………………………………………………….. 248

Chiến đấu Đến Hơi thở Cuối cùng……………………………………….. 255

Dưới Tường thành Matxcơva………………………………………………. 261

Kerch và Feodosiya…………………………………………………………….. 263

Thử thách Khó khăn Hơn nữa……………………………………………… 267

Những cuộc Tấn công ở Leningrad………………………………………. 272

Sevastopol Bất khả Xâm phạm…………………………………………….. 278

Những Con đường Biển Bắc………………………………………. 284

Quân thù Suy bại………………………………………………………………… 304

Stalingrad………………………………………………………………………….. 307

TIẾN TỚI CHIẾN THẮNG………………………………………………… 312

Hạm đội Biển Đen Tấn công………………………………………………… 312

Cuộc bao vây Leningrad bị Thất bại……………………………………… 317

Đường thuỷ Chính của Quốc gia………………………………………….. 323

Đổ bộ lên Cảng Novorossiisk……………………………………………….. 327

Những Vĩ độ Lạnh lẽo………………………………………………………… 330

Tấn công vào Crimea…………………………………………………………… 338

Kẻ thù bị Đánh bật khỏi Leningrad………………………………………. 346

Nhiều Tàu hơn nữa cho Hạm đội phía Bắc…………………………….. 349

Biên đội của Hạm đội chính Trở về Sevastopol………………………. 352

Cuối cùng !………………………………………………………………………… 356

Giải phóng Eo Karelian……………………………………………………….. 357

Các Đội tàu nhỏ trên Hồ……………………………………………………… 362

Ngoài khơi các Nước Cộng hoà Baltic………………………………….. 364

Pechenga Bị bắt………………………………………………………………….. 367

Trên sông Danube………………………………………………………………. 372

Hội nghị Thượng đỉnh Crưm………………………………………………… 377

Tại Bộ Tư lệnh Tối cao GHQ……………………………………………….. 384

Tiến vào Berlin…………………………………………………………………… 389

Khải hoàn………………………………………………………………………….. 394

Chiến tranh ở Viễn Đông…………………………………………………….. 399

Vinh quang Không bao giờ tắt……………………………………………… 406


Logged
Trang: « 1 2   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM