Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:40:14 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận chiến Điện Biên Phủ  (Đọc 60599 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #90 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2008, 10:55:09 pm »


Ngày 29 tháng tư 1954

"Chẳng bao lâu nữa, quân Pháp sẽ không thể nào cầm cự được dưới thời tiết mùa mưa. Khi quân Pháp buộc phải rời bỏ các chiến hào và những khu hầm ngập nước, chiến thắng sẽ thuộc về chúng ta... " Câu nói này trong một bản nhật lệnh mà tướng Giáp thấy không cần phải giữ bí mật nữa, đài phát thanh của Việt Minh công bố rộng rãi. Đâu là niềm hi vọng mà Navarre gửi gắm một cách ngây thơ vào việc mùa mưa đang tới gần, mùa mưa mà ông đã thử tìm cách tạo ra và thúc đẩy nó mau tới sớm, tưởng đâu như quân Việt là những người duy nhất gặp bất lợi trước mùa mưa? Và điều này nữa, liệu ông có bất bình vì các chuyên viên kỹ thuật đã không làm tròn nhiệm vụ? Những cơn giông chụp xuống đầu đội quân đồn trú như thêm một tai ương nữa. Ngày hôm đó, may ra có vài chiếc máy bay cố gắng mạo hiểm chui qua khối mây tích tụ đang vẫn vũ trên không trung để thả xuống sáu mươi lính lê dương trong đêm, giữa những vách núi, trên cứ điểm Isabelle.

Navarre và Cogny tiếp tục gửi cho nhau những bức điện hăm dọa. Navarre chua chát nhận xét với viên tướng cấp dưới là những cuộc tấn công được dự kiến để cắt đứt hậu tuyến của Việt Minh đã không hề được Cogny nêu ra, mà là được nghiên cứu theo lệnh của ông và rằng nếu như việc thực hiện các cuộc tấn công đó không được áp dụng đó chính là vì chính bản thân Cogny đã thừa nhận là việc đó không giúp ích tí gì. Về phía mình, Cogny nêu lên là vị tổng chỉ huy đã không có một quyết định nào về việc thay thế các phi công người Mỹ lái những chiếc Packet, trong lúc mà, kể từ bốn mươi tám tiếng đồng hồ nay, các kho đạn dược bộ binh trong tập đoàn cứ điểm gần như đã cạn kiệt, không nhận được mảy may tiếp tế bổ sung.

Tối hôm ấy, Langlais đã mời cô tiếp viên hàng không, mà báo chí thế giới bắt đầu gọi là Thiên Thần của Điện Biên Phủ, đến ăn bữa tối tại nhà ăn tập thể của sở chỉ huy. Khi cô ta tới, thiếu tướng Castries bảo cô:

- Geneviève này, tôi có chút quà mọn cho cô.

Ông rút từ trong ngăn kéo ra chiếc thập tự Hiệp sĩ đội lê dương danh dự mượn của một sĩ quan dù và ghim lên ngực áo của cô De Gallard cùng với một huân chương Thập tự chiến tranh mà Langlais đã moi ra từ đáy tủ trong quán căng tin.



Ngày 30 tháng tư 1954

Cuộc trao đổi ý kiến giữa Navarre và Cogny tiếp tục nút chặt các khối thư tín và các đài thông tin. Có biết bao thư ký đã dốc sức gõ lên máy chữ những câu chua chát và những lời tranh cãi đang nung nấu tâm trí hai người, ngăn cách với nhau bởi hàng nghìn kilômét và bởi một mối hằn thù không hề suy giảm? Navarre buộc tội Cogny phải chịu trách nhiệm về mọi chuyện không ổn nữa. Cogny đặt lên vai Navarre cả chi tiết lẫn tổng thể những thất bại gặp phải. Tức mình, chẳng bao lâu Navarre kết thúc các bản thông báo của mình bằng một công thức chấm dứt chuyện cãi cọ: "Đã nhận được điện của anh. Bức điện sẽ không được trả lời. Giữ nguyên toàn bộ lập trường". Bây giờ công việc thuộc về Cogny, đã quá muộn để xoay xở bằng các phương tiện của mình mà tái bổ sung cho các kho dự trữ lương thực và đạn dược; đã quá muộn để lựa chọn các máy bay vận tải và áp dụng các phương pháp thả dù. Navarre đứng trên mọi chuyện. Người ta tự hỏi nếu như tình cảm hai người đối xử với nhau không ổn, mà họ không hề hay biết, đến mức đặt việc thắng thua giữa hai đối thủ trước cả số phận của đội quân đồn trú thì giống như huân tước Lucan và huân tước Cardigan, các sĩ quan cấp dưới đã nói về hai người ấy như sau: "Bất hạnh cho ai đó đứng ở giữa hai gọng kìm ấy...".



Ngày 2 tháng năm 1954

Cái nóng dữ dội đến mức các cơn giông lại nổ ra và nhấn chìm khu lòng chảo dưới những vòi rồng nước mưa. Người ta di chuyển một cách khó khăn: lớp bùn tràn ngập các căn hầm và bệnh viện. Đất bùn làm ô nhiễm các vết thương, tức là thêm một tai ương nữa giáng xuống các thương bỉnh của hai đạo quân mà các nhân viên cáng thương chật vật lắm mới chuyển tới được các trạm cấp cứu, nhưng mà một số này thì chui sâu xuống địa ngục trong khi đó niềm hi vọng chiến thắng giúp cho một số kia chịu đựng được đau đớn và không sợ chết. Còn về phần Langlais và Bigeard, ở đáy sâu vực thẳm đó vì sao không tìm thấy một niềm hi vọng tối cao? Nếu thời tiết tiếp tục như thế này, quân Việt sẽ không còn có thể sử dụng các giao thông hào nữa. Họ sẽ phải tiến bước lộ thiên và lúc đó súng đại liên và đại bác sẽ hạ gục họ. Trong hai đối thủ, chiến thắng thuộc về đối thủ nào không lùi bước.

Đối với vị tổng chỉ huy, tình thế hiện ra khác hẳn. Tác động của ông đối với De Castries gần như con số không và trong mọi trường hợp bị ảnh hưởng của việc liên lạc khó khăn và do các nấc trung gian. Ông biết rằng lúc này đội quân đồn trú sống ngắc ngoải những giờ đồng hồ cuối cùng và rằng cơ may thoát nạn nằm ở Genève.

Ra đến Hà Nội, thậm chí không báo cho Cogny biết, Navarre đánh giá là trận đánh ở Điện Biên Phủ không thể tiếp tục được nữa. Do vì chính phủ không muốn có chuyện đầu hàng và Navarre thì không chịu để cho đội quân đồn trú chịu tử nạn (người ta vẫn cứ gọi là binh đoàn Gono) "để Gono tử nạn ư?” Navarre đề nghị nghiên cứu cuộc hành binh Albatros, một biến dạng của Condor và một hậu duệ của trận Xenophon: một kế hoạch chọc thủng vòng vây tiến sang nước Lào, bỏ lại tại chỗ các thương binh và số cán bộ quân y.

Trong cái đêm tương đối sáng, tiểu đoàn dù thuộc địa số 1, mới từ nước Pháp đến được vài ngày, bắt đầu rơi như mưa xuống hàng ngũ các binh sĩ phòng ngự.

- Người ta gửi chúng ta đến đây làm cái đ... gì? Đại úy Bazins, chỉ huy tiểu đoàn này hỏi một cách giận dữ như vậy. Người ta thừa biết là mọi chuyện đã hỏng cả. Chớ có hi vọng quá nhiều ở chúng tôi, người của tôi đều đã mệt mỏi.
- Cầm mồm, Bigeard quát.
- Mệt mỏi ư? Langlais kêu lên. Thế còn bọn tôi thì sao? Người ta không yêu cầu các anh cho biết ý kiến, mà là yêu cầu các anh cùng đánh nhau với chúng tôi.

Trên phía bắc, theo trục bay mà các máy bay thường sử dụng để đảm bảo an toàn, ở những điểm cao gần nhất xưa kia là vị trí của Anne Marie, quân Việt đã bố trí một đèn chiếu phòng không cường độ mạnh có thể tóm bắt được những chiếc Dakota bằng những chùm tia sáng của chúng và cho phép các cụm pháo có thể hiệu chỉnh xạ kích chính xác hơn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #91 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2008, 10:57:33 pm »


Ngày 3 tháng năm 1954

Những sức mạnh của ảo tưởng và sự gương mẫu thật đáng khen ngợi! Ở Điện Biên Phủ đang hấp hối, không một ai, ngoại trừ Castries vẫn hàng ngày nói chuyện với Cogny, cùng viên tham mưu trưởng mới của ông, trung tá De Séguins Pazzis, lại có thể tin là giờ kết thúc đã tới gần. Dù cho sự thực kinh khủng đến mức nào, không một ai, trong số những người đang chiến đấu lại nghĩ rằng đạo quân viễn chinh có thể tụt xuống đáy của nỗi nhục nhã. Không còn lấy một chiếc xe tải nào có thể lăn bánh và chiếc xe Jeep cuối cùng của Bigeard và Langlais, biến thành cái chảo, nằm bẹp dí dưới một hố đạn pháo, bốn bánh xe chổng lên trời. Trong bệnh viện và các trạm phẫu lưu động, người ta đi hỏi xem những ai còn có thể quay lại chiến đấu. Những người bị què, chột mắt, cụt tay đã đứng dậy.

- Không, không phải tất cả, Grauwin nói vậy. - Không phải tất cả.
- Nếu như các đồng ngũ phải chết thì thà là cùng chết với họ.

Họ đã quay trở lại các điểm tựa, gặp lại ở đó những con người không còn thời gian để cạo mặt và đôi mắt đỏ ngầu vì thiếu ngủ. Lữ đoàn những bóng ma và những hiệp sĩ khiêm nhường từ trên trời rơi xuống cùng với các giám mã và binh lính của họ, những lính đánh thuê trung thành đến cùng bởi lẽ họ cảm thấy số phận của họ gắn chặt với số phận của những ông chủ dần dà trở thành bạn hữu của họ trong cái cộng đồng lớn buồn tẻ là quân đội. Trong số những tình nguyện viên đủ mọi cấp bậc đã đề nghị được nhẩy dù xuống Điện Biên Phủ mặc dầu không có điều gì bắt buộc họ làm như vậy, người ta có thể bắt gặp những lính lê dương, nhưng mà, tại sao những người Việt Nam và những người Bắc Phi mà sự gắn bó với nước Pháp và những người Pháp, mạnh hơn tất cả sự tuyên truyền mà họ là đối tượng, bị xô đẩy vào trong nỗi bất hạnh của một cuộc chiến tranh vốn không phải là của họ và có nguy cơ dẫn dắt họ tới ranh giới của nghèo đói, tới trung tâm của nỗi đau khổ và sự cô quạnh? Tại sao ở đây lại có những người công vụ, những viên thư ký, những binh sĩ đã sắp mãn hạn phục vụ và sắp được quay trở về châu Âu cùng với khoản tiền ít ỏi dành dụm được và viễn cảnh những cuộc dạo chơi trên bờ sông, khoác tay những cô gái đẹp? Tại sao cái đám nhân viên quèn vô tư ấy lại lao mình vào trong màn đêm, ở đó giờ đây lắc lư cột ánh sáng xanh của ngọn đèn chiếu đang tìm cánh soi rõ họ? Chẳng phải vì tính toán cũng chẳng phải vì tình yêu đối với vinh quang hay là lợi lộc. Đám nhân viên ấy không có sự nghiệp nào phải đảm bảo. Họ noi theo tấm gương của các sĩ quan trẻ vốn không thể sống được nữa với ý nghĩ là các đồng ngũ của họ đang chết. Liệu có phải là ông trời phù hộ cho họ hay không? Grauwin chăm sóc cho những người bị què qua mỗi đợt nhảy đã nhận thấy con số rất nhỏ các tai nạn mà đội quân tình nguyện này phải gánh chịu: hai ca gẫy xương đùi, hai ca gẫy chân, sáu ca bong gân. Không nhiều hơn gì so với quân dù chuyên nghiệp. Langlais, người ôm hôn bọn họ khi họ tới trình diện và gắn lên ngực họ một huy hiệu quân dù, đã có lí trong việc chống đối lại cơ quan tham mưu ở Hà Nội, khi ông phản đối việc người ta bắt buộc họ phải trải qua một kỳ huấn luyện.

Không một ai trong số những người đã quyết định, chân đi những đôi giầy săng-đá nặng nề lắc lư thân hình trong màn đêm đen thòng qua khung cửa một chiếc Dakota, lại nghĩ đến cái số phận đang chờ đợi mình. Tất cả đều biết là họ rơi xuống gian tiền sảnh ngôi nhà của thần Chết. Paris say sưa với những đoàn vũ ba lê Nga vừa mới tới trình diễn và người ta bận tâm tới Genève để biết được rằng ở đó người ta ăn rất nhiều những chiếc bánh ngọt nhỏ. Những con người của Điện Biên Phủ có phần ngạc nhiên khi thấy biết bao con người đã điên rồ tìm đến với họ, và có phần nào, nếu như họ có thể, giống như chúng ta, buộc phải rơi nước mắt.

- Ở Hà Nội, cậu biết chuyện gì xẩy ra ở đây chứ?
- Phải, có biết đôi chút. Cần phải làm việc này vì tình đồng đội.

Những binh sĩ chuyên nghiệp mà người ta thả xuống theo từng nhóm. Bởi vì đã đến lúc đại úy Bazins, ngày hôm qua đã bị một Bigeard xấu tính mắng nhiếc và ngay buổi sáng đã bị gẫy nát một bên đùi vì một quả đạn pháo, đó là một sĩ quan chuyên nghiệp. Có chuyện hay hơn. Tay sĩ quan tùy tùng của tướng Navarre, đại úy Pouget, vốn cũng là một kỵ binh, đã nhảy xuống cùng với tiểu đoàn B.P.C số 1. Khi trông thấy tấm thân cao lớn và chiếc đầu hiệp sĩ nông thôn của anh, một nửa vầng trán bị che khuất bởi mái tóc rối tung, mọi người cười phá lên. Sao, anh ta đã rời bỏ chức cần vụ cao cấp của anh ta ư? Anh ta không còn tư vấn cho thủ trưởng vĩ đại của anh ta nữa, có lẽ anh ta tưởng rằng có thể tìm thấy ở đây vinh quang? Được trang bị bởi những nguyên tắc của tôn ti trật tự và những đức tính quân sự, được dậy dỗ trong việc tôn trọng những truyền thống của trường sĩ quan Saint Cyr và vinh quang của quân đội, cái chàng trai với thân hình thô kệch này, con tim nặng trĩu khi đổ bộ xuống giữa đám dây thép gai. Qua đôi lông mày đen và rậm, anh ngắm nhìn mối thảm họa và im lặng. Cuộc tiếp đón bất công này không làm cho anh bị bất ngờ nhưng vì anh quá yêu quí con người mà anh đã phục vụ. Cho nên anh không muốn gánh lên đôi vai của chính mình cây thập tự mà số mệnh đã mang tới cho thủ trưởng của anh. Nếu như anh có mặt ở đây, đó là vì phẩm giá và cũng là vì ông chủ của anh đã không tới được nơi đây. Không hề biết đến chuyện này, Navarre đã xuất hiện trong bãi bùn ở Eliane 4 dưới hình hài con người của viên sĩ quan tùy viên của ông, Jean Pouget, người đã pha trò có phần cay đắng trước những lời mỉa mai châm chọc của các bạn đồng ngũ khi anh vừa xuống đây. Bản thân anh cũng là một kỵ binh, giống như Castries, Séguins Pazzis, Bigeard và viên trung úy De la Malène? Để chứng tỏ rằng các kỵ binh, kể cả khi họ thiếu tài năng cũng vẫn tỏ ra là duyên dáng.

Những ảo ảnh xúc động của những ngày tươi đẹp, những bãi biển, và những tình yêu. Tất cả phải hi sinh cho mục đích tối cao của những con người chiến trận, mục đích đó là cùng chết với những người đồng ngũ mà ta đã cùng chia sẻ nhọc nhằn và nguy hiểm chỉ một lần thôi, đã gắn bó với nhau vĩnh viễn. Nếu thế, tại sao những lý tưởng của hai đối phương đang bì bõm trong vùng đất sét màu vàng, trên vai khoác một mảnh vải che mưa lại không thể xóa bỏ đi được? Tại sao vầng hào quang của những cuộc hòa giải vĩ đại giữa những con người lại không toả sáng để cho dải thung lũng của thần chết trở thành thung lũng tương lai của thế giới? Những ý nghĩ của De Castries không được cao thượng như vậy. Với vợ mình, ông nói qua điện thoại: "Em đừng lo. Anh đã bị bắt làm tù binh. Anh biết cách tự xoay xở...". Langlais vàBigeard thì im tiếng. Ở Hà Nội , từng thời gian, có những bạn đồng ngũ giúp đỡ họ gửi những bức điện cho gia đình họ cho đến tận lúc... Còn về phần tướng Giáp: ông đi tới cùng. Cách đối xử tồi tệ của cha và ông chúng ta đã khiến cho ông ta và những người của Việt Minh trước tiên trở thành những người nổi loạn, sau đó trở thành những người cộng sản; họ muốn trả thù cho biết bao nỗi bất công, biết bao cảnh tù đầy và cho biết bao người đã chết, họ sẽ không dừng lại và ở vào địa vị họ người ta cũng hành động như thế, với điều kiện là có dòng máu của những con người tự do chảy trong huyết quản. Nhưng mà giáo sư Tùng và bác sĩ Grauwin, à, tôi tin chắc là họ sẽ đồng ý với nhau để ở lại đó, chôn cất những người chết, chữa chạy cho các thương binh của họ và làm cho những người còn sống hiểu rằng trong tất cả những quy tắc lớn lao của việc thanh toán với nhau thì không có quy tắc nào ngớ ngẩn hơn là bãi chiến trường.

Giống như Grauwin, giáo sư Tùng gắng sức chống lại căn bệnh hoại thư, do những mảnh đạn pháo dính bùn đất gây ra nơi những vết thương, chống lại những đàn ruồi vàng bám chặt vào các tử thi và đi tìm những người còn sống để đẻ lên người họ những ổ trứng kinh tởm, chống lại cái nóng nực ẩm ướt của những cơn giông, chống lại dòng nước đang dâng lên, ngập tràn mọi căn phòng trị liệu và những căn phòng ngủ - Grauwin cầu xin ông trời phù hộ. Nhưng mà ông trời ấy ở đâu trên cái cánh đồng của thần chết này, ở đó tình thương đã bỏ chạy ư? Ở trong nụ cười của cô Galard chăng? Đó là ở trong lời cầu nguyện thiêng liêng mà các cha tuyên úy không ngừng cầu nguyện cho họ, sẵn sàng ban phát lời cầu nguyện ấy cho những người hấp hối.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #92 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2008, 11:00:42 pm »


Ngày 4 tháng năm 1954

Bức điện cá nhân cuối cùng từ Hà Nội gửi cho Điện Biên Phủ báo cho đại úy Désiré biết rằng vợ anh vừa sinh một cháu gái, được mang tên cái điểm tựa nơi anh có mặt khi mà số lính người Thái của anh đào ngũ: Anne Marie.

Lúc 2 giờ sáng, trận tấn công tiếp diễn trên cứ điểm Huguette 4, đến lượt nó bị nuốt chửng trong lúc cứ điểm Eliane 2 bị băm vằm và hành hạ suốt đêm. Một trận phản kích tung ra lúc 6 giờ, bị hoả lực chặn đứng và sa lầy trong vũng bùn. Ở Isabelle, đại tá Lalande mở cuộc tấn công ở hướng tây. Hai sĩ quan và mục sư Tissot bị thương. Một chiếc B.26 bị bắn rơi trong khu vực của Việt Minh. Mặc dầu phần lớn các bọc hàng do máy bay vận tải thả xuống không còn được thu gom nữa, người ta vẫn tiếp tục thả dù đồ tiếp tế để đánh lừa đối phương về khả năng thực sự tiếp tục chiến đấu của đội quân đồn trú.

Một bức điện dài của Cogny hướng dẫn Castries nghiên cứu kế hoạch Albatros. Langlais triệu tập số cán bộ cao cấp của trận địa phòng ngự tới họp trong căn hầm của thiếu tướng De Castries: Lemeunier, Bigeard, Vadot và Séguins Pazzis. Langlais không hề có ảo tưởng về những khả năng của binh đoàn Crèvecoeur do Godard chỉ huy: không phải là ông không đánh giá cao người chỉ huy mà là vì các tiểu đoàn của ông ta bao gồm những lính Bắc Phi, không quen tác chiến trong rừng rậm và những lính người Lào, không thể nào đương đầu được với Việt Minh. Ngược lại, Langlais sẵn sàng tin tưởng ở những lính biệt kích vùng núi nếu như họ có tồn tại ở trong vùng định đi qua khi rút lui và ở hệ thống vệ tinh của Cogny. Nhờ vào một kho bạc thỏi, đại tá Trinquier vừa mới tuyển mộ được một nghìn năm trăm người Mèo và cùng với họ vừa mới bắt đầu đi từ cánh đồng Chum về Mường Son, cách phía nam Điện Biên Phủ chừng một trăm kilômét theo đường chim bay.

Muốn phá vỡ vòng vây các sư đoàn đối phương, đã quyết định tổ chức thành ba đoàn quân: quân dù cùng với Langlais và Bigeard, quân lê dương cùng với Lemeunier và Vadot, đội quân đồn trú của Isabelle cùng với Lalande, theo ba hành trình mà người ta sẽ bốc thăm để chọn: hành trình thứ nhất đi qua bản Kéo Lom, rơi vào Langlais; hành trình thứ hai đi theo thung lũng sông Nậm Nưa và hành trình cuối cùng theo con sông Nậm U. “Albatros" ư? Tên của loài chim vùng biển Nam Cực không nói lên điều gì trong trường hợp này. Ở Điện Biên Phủ người ta gọi cuộc hành binh này là "Cuộc mở đuờng máu ", để chứng tỏ rằng người ta ít có ảo tưởng đến mức nào: cứ mười người thì người ta dự tính phải bỏ lại ở đó chín người.

Gần sở chỉ huy, trung sĩ Sammarco tìm thấy trong một đống giấy in bị lớp bùn dần dần phủ lên, một số báo Caravelle cũ mà anh ta lần giở với vẻ tò mò. Phía dưới những bức chân dung của ngài Pléven và ngài Bảo Đại, anh ta buồn bã đọc được những lời tuyên bố của ông bộ trưởng các lực lượng vũ trang khi ông ta tới Orly, sau kỳ đi thanh sát ở Đông Dương. Trung sĩ Sammarco tin vào mọi câu nói của các cấp chỉ huy nhưng lại mỉm cười trước những câu nói reo rắc trước tương lai một niềm lạc quan hợp lý. Anh ta không biết rằng nghệ thuật điều hành, giống như công việc ngoại giao là nghệ thuật để sắp xếp câu chữ và thường là để nói dối, nhưng anh bắt đầu thấy ngờ vực. Liệu binh đoàn Crèvecoeur có tới kịp hay không? Hội nghị Genève liệu đã sắp khai mạc hay chưa? "Nếu như họ biết được, Sammarco tự nhủ như vậy, rằng hai hôm trước đây, không một thương binh nào ngã xuống ở đồi Huguette đã có thể đưa được về trạm phẫu lưu động...". Phải, nếu như các nhà ngoại giao vừa mới mở vali của họ trong những căn hộ xinh đẹp của vùng ngoại ô Genève nhìn thấy dải thung lũng này, ở đó những người còn sống không còn đủ sức lực để chôn cất những người chết nữa thì những chiếc bánh nhỏ kẹp trứng cá hẳn là tắc nghẽn nơi cổ họng của họ và họ sẽ vội vã để thoả thuận với nhau.

Trên những núi cao vùng lân cận, giáo sư Tùng, bị suy kiệt vì kiết lị, vừa mới phát hiện được là một dung dịch thuốc quinacrine tỷ lệ một phần trăm sẽ xua đuổi được lũ ruồi và diệt chết đám ròi bọ. Nhưng bệnh hoại thư vẫn còn là mối bận tâm lớn nhất của ông, cũng giống như Grauwin. Dưới những cơn mưa như trút nước, ông mở rộng các vết thương, băng bó các chỗ bị phù nề do dính bùn đất, cưa cắt các chi để cứu lấy toàn thân. “Dù cho có bão lũ, chúng ta vẫn đứng vững", những người được đưa tới chỗ ông nhắc lại với ông như vậy và tưởng đâu là ông có khả năng làm những chuyện thần kỳ, đã yêu cầu ông gửi họ quay trở lại chiến tuyến. Đôi lúc, kể cả ban đêm, tiếng pháo đạn làm rung chuyển cả vùng trời.

Giáo sư Tùng tự nhủ có lẽ trong tất cả câu chuyện này không mảy may có nét gì phù hợp với những ý nghĩ mà người ta hình dung về những biến cố lớn: một chiến thắng, người ta hình dung ra nó trong cảnh vinh quang của một buổi sớm. Chiến thắng dưới trận mưa này, với một cái bụng đang sôi ùng ục, không giống như chiến thắng mà ông chờ đợi. Giống như Grauwin, ông gần như nghĩ rằng, những chiến thắng mà con người giành được trước những con người khác cũng chỉ là bằng ấy những thất bại nếu như có kẻ thù chung nào đó chưa bị tiêu diệt. Nếu như. một ngày nào đó, người ta có thể vượt qua những nỗi nhục nhã gây ra cho nhau, Điện Biên Phủ có lẽ sẽ mang một tầm vóc khác. Nhưng mà, ai là người sẽ hiểu được điều đó? Cần phải một thời gian dài để cho một quốc gia như nước Pháp, tuy là bà mẹ đẻ của mọi cuộc cách mạng, chấp nhận rằng người ta có thể nổi dậy chống lại một nước Pháp tưởng là còn cách mạng trong khi nước Pháp thực ra đã không còn là như vậy nữa.

Đám quân dù của tiểu đoàn B.C.P số 1 vừa nhảy xuống Điện Biên Phủ cách đây mấy tiếng đồng hồ, tiến lên theo hàng một trong những đường hào và vọt tiến qua những đoạn trống trải để tới thay thế đơn vị lê dương trên đồi Eliane 2. Một quả đạn pháo giết chết viên đại úy chịu trách nhiệm đón tiếp họ. Một trung đội bố trí ở ngay bên trên chỗ mà quân Việt đào một đường hầm dài rồi đánh bộc phá để tiêu diệt vị trí. Suốt đêm, giữa những lúc pháo hoả chuẩn bị tạm dừng, viên trung sĩ Chabrier nghe ngóng những tiếng động nhỏ đáng tin cậy của công việc đào hầm, mỗi lúc im lặng làm cho anh ta cảnh giác; mỗi lúc có tiếng cuốc tiếp tục đào làm cho anh ta bớt căng thẳng. Khi bình minh ló ra, trung sĩ Chabrier viết vào trong sổ tay câu sau đây: “Tôi hài lòng nghe thấy tiếng đào đất và thấy trời sáng... ".
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #93 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2008, 11:05:16 pm »


Ngày 5 tháng năm 1954

Mưa suốt cả đêm. Đại đội Pouget đến thay thế đại đội Edmé, trong đơn vị này có viên trung sĩ Chabrier. Trong một lúc khó chịu, viên trung sĩ Chabrier lại nghe thấy tiếng cuốc đào đất ám ảnh, gần bên xác chiếc xe tăng Bazeilles mà khẩu đại liên vẫn còn ở trong tư thế nhả đạn. Chín năm sau, tôi đã gặp lại chiếc xe tăng ấy, nằm dưới chiếc lán nhỏ lợp tôn, phơi mình ở ngay vị trí mà nó trúng đạn, gần bên ngôi mộ của hai chiến binh đã hạ gục nó ngày 1 tháng tư. Mưa nắng đã xóa mờ dòng tên của chiếc xe tăng, nhưng người ta vẫn còn đọc được dòng chữ số trên tấm bảng đăng ký I.C. 94151, và dòng chữ trên tháp pháo vỏ thép: C hay G. 76004. Đại uý Capeyron, cũng như tất cả những ai lúc đó đã lên tới đồi Eliane 2 đã từng nhìn thấy chiếc xe tăng ở đó, và cái tên "Bazeilles"1 vốn gợi lại một trận đánh không thương tiếc xưa kia, đã khiến cho Capeyron tự nhủ: "Chắc chắn, đây là điều đang đón đợi chúng ta...".

Từ sở chỉ huy bán lữ đoàn số 13, nơi anh ta vượt qua trận mưa đạn pháo tới được để nhận số pin dùng cho các đài thông tin của tiểu đoàn mình, viên trung sĩ Kubiak mang về cái tin mà anh ta lan truyền khắp nơi là binh đoàn Crèvecoeur chỉ còn cách Điện Biên Phủ có năm mươi kilômét.

Phát huy sáng tạo trong cuộc chiến tranh bằng mìn, quân Việt tìm cách phá nổ những đoạn hầm ngầm cho phép những người phòng thủ vị trí Eliane 2 có thể tiếp cận được đỉnh đồi mà không trúng đạn các loại. Lao động không ngưng nghỉ với những nhóm ít người, định hướng bằng la bàn, họ tiến bước như đám chuột chũi. Ngày hôm ấy đại úy Pouget tìm cách nhảy lên cửa hầm ngầm. Nhưng anh bị chặn lại ở đoạn hàng rào dây thép gai: người duy nhất vượt qua được đoạn hàng rào bị trúng đạn chết: đó là trung sĩ Clinel. Quân Việt dùng pháo phá huỷ công sự của các khẩu trung liên, nhấn chìm các khẩu súng xuống lớp bùn, rồi tìm cách đánh chiếm bằng lựu đạn. Cách đây mấy đêm, một chiến sĩ quyết tử đã treo một khối bộc phá ở thắt lưng. tiếp cận được một trong số các lô cốt.

Những bức không ảnh chụp được hôm qua, mặc dầu thời tiết xấu, phát hiện được rằng khoảng trống cuối cùng còn lại giữa cứ điểm Isabelle và khu phòng ngự chủ yếu bị cắt ngang bởi ba tuyến chiến hào kế tiếp nhau. Đối với giáo sư Tùng, việc đi thăm các thương binh trên những dốc núi ở cách trạm giải phẫu của ông năm mươi mét, gần như là một vấn đề không vượt qua nổi, nhưng mà đám ruồi đã bỏ chạy trước dung dịch có hoà thuốc quiracrine. “Ở đây, sắt và thép đều tan chảy. Chỉ có những con người là chống chọi được...", giáo sư Tùng nhớ lại câu nói ấy ông đã đọc được trong một chuyện kể về trận chiến đấu ở Stalingrad và thầm nhắc lại suốt ngày.



Ngày 6 tháng năm 1954

Khi nói đến cuộc hành binh Xénophon, Cogny đã từng mô tả kế hoạch này phải đối mặt với những bất ngờ cực kỳ to lớn và nếu muốn thành công đòi hỏi một binh đoàn gọn nhẹ vững mạnh và một khối lớn máy bay. Làm thế nào mà ba đội hình nhỏ của kế hoạch Albatros có thể vượt qua những chiến hào dày đặc các vũ khí tự động. Ở đó đối phương đã bố trí các đội dự bị theo chiều sâu và đã chuẩn bị cho các đơn vị đó xuất kích trên mọi hướng? Không một ai, trong số các sĩ quan mà Langlais triệu tập họp lúc 10 giờ lại có chút ảo tưởng nhỏ nhoi nào về vấn đề này, nếu như ý chí của con người không có khả năng làm ra những câu chuyện thần kỳ. Điều thần kỳ của buổi sáng hôm nay, đến từ trên trời: trời đẹp và việc các máy bay quay trở lại được đã giống như một chiến thắng.

Viên trưởng phòng Nhì điểm lại những tổn thất của hai phía, và một lần nữa Langlais nhắc lại với kíp của mình: “Cần phải giữ vững - Cần có một trận đấu hoà. Đối phương, họ cũng kiệt sức như chúng ta". Bigeard quyết định có những trận phản kích để giải toả các điểm tựa hiện đang bị uy hiếp và pháo thủ Vaillant ghi chép kế hoạch hoả lực mà người ta yêu cầu. Còn lại hai ngày lương thực và thực phẩm và đại đội cuối cùng của tiểu đoàn B.P.C số 1 sẽ phải nhảy xuống lúc 23 giờ. Lúc cuộc họp kết thúc, một bức điện của Hà Nội báo tin một trận tấn công tổng lực chắc chắn sẽ diễn ra đêm nay, đây là hiệp đấu cuối cùng.

Đại úy Hervouët đề nghị bác sĩ Grauwin tháo cho mình lớp bột bó hai cẳng tay bị gẫy để có thể tham chiến trên tháp pháo xe tăng trong những trận đánh cuối cùng.

Do vì phải bay rất thấp để thả dù trên khoảng trời còn lại nhỏ như chiếc mùi xoa bỏ túi, hai chiếc Packet dính đạn cao xạ. Chiếc thứ nhất cố bay được về căn cứ, chiếc thứ hai, gẫy cánh và nổ tung ở cách Điện Biên Phủ 120 kilômét về phía đông nam, ở Mong Hét. Viên phi công, một trong số phi công nổi tiếng nhất của đoàn Hổ Bay, Earle Mac Godern, được mệnh danh là Mac Goon và Đất gầm cho giọng nói và cân nặng của anh ta, đã ba lần máy bay của anh ta lỗ chỗ vết đạn, lần này tử nạn.

Đi xuyên qua khung cảnh hỗn độn, Langlais và Bigeard đi kiểm tra các trận địa phòng ngự phía đông. Những con người mà họ gặp trên đường giờ đây chỉ còn là những bóng ma mà đói khát, mệt mỏi và các vết thương đang hành hạ. Đứng sau các vũ khí tự động, là những người chột mắt, những người què tay, cụt chân. Một chai rượu cô nhắc Langlais nhận được từ Hà Nội được lần lượt truyền tay nhau trong hang ở Eliane 4, nơi Bréchignac đặt sở chỉ huy của mình. Sự hoà giải vĩ đại hiện rõ. Những con sói cùng một bầy khi nhìn thấy nhau không nhe răng ra nữa. Trong trận Azincourt2 cũng thế, các kỵ sĩ Pháp đã chửi mắng lẫn nhau và cởi bỏ áo giáp, từ bỏ lòng dũng cảm và ngọn lửa chiến đấu trên đầu nhọn của mũi giáo. Mọi chuyện xích mích nhỏ nhặt và mâu thuẫn đã được dẹp sang một bên trước mối nguy hiểm đang đe dọa. Hòa trộn với nhau trong một thử thách chung, lính dù và lính lê dương, mũ nồi đỏ, xanh lá cây hay xanh lơ cùng chiến đấu, không còn ghen tức gì với nhau nữa.

Lúc 15 giờ, mệnh lệnh tấn công vào buổi tối được truyền đạt cho các trung đoàn của Việt Minh đã tạo ra một niềm phấn khởi đặc biệt. Từ các phòng tuyến của đạo quân viễn chinh, qua ống nhòm, người ta nhìn thấy những con người được các chính trị viên động viên giơ mũ lên trời và nhảy múa. Gần như nghe thấy tiếng họ ca hát. Phần lớn trong số họ, tuổi từ mười tám đến hai mươi, như anh lính Trần Ngọc Đuối có khuôn mặt choắt và cười cợt, lúc đó chỉ vừa mới biết đọc biết viết. Chịu trách nhiệm đánh chiếm mỏm đồi C2 (tức Eliane 4) mà quân Việt gọi là đồi Yên Ngựa do hình thù của nó. Trung đoàn của Đuối phải rời khỏi vị trí trú quân lúc 18 giờ và sau đó 15 phút chiếm lĩnh vị trí trú xuất phát tiến công: trên đoạn đường hai kilômét nằm giữa vị trí trú quân và vị trí xuất phát tiến công, như vậy là gần như phải chạy theo con hào chính dẫn tới đồi D3 (trước kia là vị trí Dominique 5).

Đột nhiên, cuối buổi chiều, pháo hỏa bắn huỷ diệt của Việt Minh dồn dập. Những căn hầm cuối cùng và những lô-cốt còn đứng vững được qua những trận mưa bây giờ đổ sập xuống. Vội vã quay về đứng trước các tấm bản đồ và gần bên các đài thông tin, Langlais và Bigeard chờ đợi trận xung phong. Tình thế nhanh chóng được xác định: Bréchignac, chiếm giữ những điểm cao cuối cùng ở hướng đông cùng với những mảnh tan tác của mấy tiểu đoàn và hai đại đội của tiểu đoàn B.P.C số 1; Thomas giữ phía tả ngạn dòng sông; Tourret khu trung tâm, Giraud, Clémençon và Coutant phía tây và phía nam, cùng với viên phi công Charnot. Pháo binh sẽ chỉ can thiệp giúp cho các cao điểm; súng cối của các tiểu đoàn chịu trách nhiệm phần còn lại. Lúc 17 giờ 30, một đợt pháo hoả kinh khủng chuẩn bị đổ ập xuống toàn bộ trận địa phòng ngự.

Ở Sài Gòn, ngài Maurice Dejean, sau hai ngày ở Hà Nội vừa về đến nơi, tuyên bố rằng tình hình quân sự cũng không có gì bất lợi hơn hay kém so với sáu tháng hay một năm trước đây và vùng đồng bằng nằm vững trong tay quân ta. Ở Paris các đầu đề bài báo liên quan đến tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ chiếm tám cột trên trang nhất các tờ báo, nhưng nếu như hỏi những người qua đường, thì người ta không biết thật rõ Điện Biên Phủ là nơi nào và rằng người ta làm gì ở nơi đó. Không phải là cả dân tộc đang chiến đấu ở đó, mà là một đạo quân chuyên nghiệp. Thời tiết lạnh trở lại. Toàn bộ nước Pháp run rẩy dưới những cơn mưa rào và một đợt áp suất lớn đang từ phía tây kéo tới gần.
_____________________________________
1. Bazeilles: Vùng đất trên dãy núi Ardennes nổi tiếng về trận đánh của lính thuỷ đánh bộ chống lại những người Bavarois 1/9/1870. – N.D
2. Azincourt : ở trùng Pas de Calais, nơi này có trận quân Pháp bị quân Anh đánh bại 24/10/1415. - N.D
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #94 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2008, 11:17:39 pm »


Từ đêm ngày 6 sáng ngày 7 tháng năm 1954

Ở Isabelle tất cả các khẩu pháo 105 bị phá hủy, trừ có một khẩu. Trên đồi Eliane, nơi một trận bão lửa kinh khủng của đại bác vừa ập xuống, thiếu tá Botella nghe thấy Langlais gọi Bréchignac qua máy vô tuyến.

- Brèche của chàng trai Pierre, Brèche của chàng trai Pierre, đòn tối mắt tối mũi vừa rồi rơi xuống đâu đấy?
- Chàng trai Pierre của Brèche, đó là dành cho Elialle 2.


Hỏa lực pháo binh chuyển sang Eliane 3 rồi đến Eliane 4 trong lúc những căn cứ hỏa lực trên cứ điểm Eliane 1 cũ và núi Ảo bắn phá dữ dội. Langlais điều động ba chiếc xe tăng còn di chuyển được sang bên tả ngạn dòng sông, phía dưới chân các ngọn đồi.

Lúc 18 giờ 15, ngay sau loạt đạn pháo cuối cùng của họ, quân Việt miệng đeo khẩu trang bằng gạc mỏng, ào ạt xung phong vào Eliane 2. Lần đầu tiên, sử dụng mạng thông tin vô tuyến giữa các đại đội và sở chỉ huy các tiểu đoàn, trung đoàn 98 chiếm lĩnh vị trí ở trước các ngọn đồi Ehane 4.

Botella phản kích bằng súng cối và đại bác không giật. Quân Việt tiến sát tới sở chỉ huy của Botella và đã bị những lính Việt Nam1 đẩy lùi, số lính Việt Nam này khi có cán bộ và được chỉ huy, chiến đấu cũng hung hăng như những người anh em của họ ở phía đối diện, cũng giống như người ta đã đánh nhau giữa những người Bắc Triều Tiên và những người Nam Triều Tiên. Một trong số sĩ quan của họ, đại úy Phan Văn Phú nhìn thấy đại đội của mình chỉ còn lại ba mươi người.

Lúc 21 giờ, chiến sĩ thông tin Trần Ngọc Đuối của quân đội nhân dân xông lên xung phong cùng với đơn vị. Qua vầng sáng trắng của pháo sáng đã thay thế ánh trăng non thượng tuần, Đuối nhìn thấy các cuộc di chuyển của những trận phản kích. Mặc dầu bị một mảnh đạn pháo trúng vào đầu và chân phải, anh không chịu rút về phía sau, mà che chở cho một trung đội trưởng bị thương và tiếp tục vừa đi cà nhắc vừa truyền đạt các mệnh lệnh. Do vì một chiến sĩ bộc phá bị chết, anh thay thế nhiệm vụ, đặt bộc phá. giật nụ xòe và trở lại với công việc thông tin của mình. Bị súng cối băm nát, các chiến sĩ quân Việt ngã xuống nhưng những đợt người tiếp sau lập tức thay thế và vượt lên.

Trên đồi Eliane 2, do hai đại đội của tiểu đoàn B.C.P số 1 dưới quyền chỉ huy của đại úy Pouget chiếm giữ, một chiến sĩ Việt nhẩy tới trước mặt trung sĩ Chabrier, chĩa thẳng nòng khẩu tiểu liên và hét to: "Hàng đi. Các anh đã thua... " rồi ngã ngửa ra chết. Lúc 23 giờ, đột nhiên một cảnh im lặng nặng nề bao trùm trên toàn bộ vị trí và Pouget tự nhủ: "Có lẽ bọn họ để cho chúng ta yên" thì vừa lúc, tựa như màn bọt nước của một con sóng đen khổng lồ lẳng lặng va đập vào con đê chắn sóng, lớp đất rung chuyển và nhấc bổng lên do sức công phá của quả bộc phá một tấn thuốc nổ của quân Việt, vọt lên rất cao ầm ầm đổ ập xuống các nóc hầm và tuyến giao thông hào. Chiếc hố miệng phễu mở ra dưới chân những người phòng thủ và đã chôn vùi họ, sau này vẫn còn tồn tại. Cây cỏ đã không mọc lên ở đó, nhưng giông bão mỗi mùa lại đã lấp đầy thêm một ít.

Các mũi xung kích chờ đợi tín hiệu của tiếng nổ này để xông lên, cảm thấy lớp đất dưới chân gầm lên và họ vừa hét to vừa lao tới vị trí đã bị hủy diệt. Mũi trưởng Đặng Phi Thường trung đội phó trung đội 7, đại đội 3 của trung đoàn 98, giữa những loạt đạn của vũ khí tự động tiến rất nhanh tới các lô cốt bị phá hủy nhưng đã bị chặn lại bởi hỏa lực của trung đội trung sĩ Chabrier, bắn ra mỗi loạt cả một băng đạn, hạ gục những người tấn công trong cái miệng phễu đầy bùn mà quả bộc phá đã mở ra. Nhưng vũ khí cuối cùng rồi cũng hỏng hóc, đạn dược dự trữ rồi cũng cạn kiệt, và đám đông quân Việt rồi cũng tràn ngập vị trí. Khẩu đại liên 12 li 7 của chiếc xe tăng Bazeilles im tiếng sau cùng.

Nửa đêm, năm chiếc Dakota có nhiệm vụ thả dù đại đội tăng viện cuối cùng, vì sự an toàn, họ đã yêu cầu thôi không thả pháo sáng nữa. Langlais và Bigeard do dự. Kể cả nếu như trời tối đen, làm thế nào các viên phi công giữa các ánh lửa của trận đánh có thể phân biệt được hệ thống cọc tiêu khốn khổ của bãi thả? Quân Việt lại chẳng lợi dụng đêm tối để lại mở trận xung phong hay sao? Đứng bên khung cửa chiếc Dakota của mình, cái túi của bộ quần áo dã chiến đầy những chai uýtski dành cho thiếu tướng Castries và rượu cô nhắc dành cho Langlais, trong lòng lo lắng làm sao không để vỡ các chai rượu khi tiếp đất, đại úy Faussurier chờ đợi ngọn đèn mầu xanh bật sáng. Cuối cùng Bigeard qua máy vô tuyến, hỏi ý kiến trung úy Le Page.

- Ưu tiên cho máy bay thả pháo sáng, Le Page trả lời không chút ngập ngừng.

Langlais hạ lệnh cho các máy bay quay mũi, và những con người của tiểu đoàn B.C.P số 1 quay về Hà Nội, chết đứng trong lòng.

Trong căn hầm sở chỉ huy hệ thống phòng ngự, nơi cô Geneviève de Galard đang nằm ngủ trên một đống dù thay thế cho tấm đệm, dưới gầm một chiếc bàn, Bigeara cảm thấy có phần an tâm khi nghĩ rằng đại đội ấy đã tránh khỏi bị hi sinh, một trăm con người lúc này không còn có khả năng làm thay đổi bộ mặt của các biến cố. Những tiếng kêu cầu cứu nút chặt các tuyến liên lạc trực tiếp với pháo binh và với các điểm tựa. Còn trong những ống nghe của đối phương: những tiếng hò hét chiến thắng vang lên ròn rã.

Một trong số lính thông tin của mình bị giết chết, người thứ hai bị trúng đạn vào bụng cho nên Pouget đã không còn có thể trả lời khu phòng ngự chủ yếu. Người ta tưởng là anh đã chết và thôi không gọi nữa. Lúc 4 giờ sáng, Pouget tự mình mở máy phát sóng và bắt được sóng của thiếu tá Vadot.

- Tôi đã tái chiếm lại toàn bộ vị trí Ehane 2 nhưng tôi chỉ còn ba mươi lăm người. Để chống giữ được, các anh phải cử lực lượng tăng viện cho tôi như đã hứa. Nếu không thì sắp kết thúc rồi.
- Anh muốn tôi lấy đâu ra quân tăng viện đây? Vadot bình tĩnh trả lời. Đừng đòi hỏi vô lý. Anh cũng nắm vững tình hình như tôi mà. Không còn lấy một người, một quả đạn, anh bạn ạ. Anh là lính dù? Anh có mặt ở đó để chiến đấu cho đến chết.

Trên giải sóng dài của mạng thông tin chỉ huy của Eliane, quân Việt cho mở chiếc đĩa hát có bài "Du kích ca", và chốc chốc, những tiếng như mèo kêu của họ lại đồng thanh cất lên đoạn điệp khúc:

… Bạn ơi, bạn có nghe thấy chăng tiếng vỗ cánh dầy đặc của đàn quạ đen trên cánh đồng ? ....

- Khốn nạn, Pouget gầm lên, thật khối nạn?

Trên vị trí Eliane 4, Botella chỉ còn năm mươi quả đạn cối và mấy hòm lựu đạn. Những chiếc loa của máy thu thanh của Bigeard rung lên:

- Bruno của Dédé, đạn dược sắp thiếu.
- Bruno của Brèche đây, sắp thôi rồi.


Trên tất cả các ngọn đồi, các điểm tựa trong mấy tiếng đồng hồ, nhiều lần thay đổi chủ nhân. Đối phương trong một lúc ào ạt xông lên ở những khe hở rồi lại tán loạn rút lui. Người chết và bị thương đổ gục xuống. Ở mặt phía tây, Clandire 5 bị vây chặt, gần đó một chiếc xe tăng đã không còn nhả đạn được nữa.

Ngồi gần chiếc đài thông tin của mình ở chỗ trống trải, Pouget trông thấy đạn súng cối 120 dồn dập rót xuống Eliane 4, nơi Botella đang chống cự. Mặt đất nứt toác ra. Trên mỏm đồi của Eliane 4 được pháo sáng của máy bay soi rõ, Pouget trông thấy số quân Việt đang chạy. Ở phía dưới, Điện Biên Phủ bốc cháy và những màn pháo lửa vọt lên từ những kho đạn pháo. Chốc chốc một vài ngôi sao hiện ra qua lớp mây dầy đặc làm cho màn đêm như phồng to ra.

Lúc 4 giờ 10, trên tất cả trận địa Eliane 2, ở trước mặt Pouget, quân Việt đứng thẳng dậy không bắn. Pouget nghe thấy họ hét to:
- Đi đi đi đi? Đi thẳng, đi thẳng!

Những người sống sót của Eliane 2 chỉ còn một băng đạn tiểu liên và một quả lựu đạn. Đối với viên trung úy duy nhất còn sống và những người còn có thể đi được, Pouget hạ lệnh rút về phòng ngự chủ yếu, còn anh thì nhẩy lui từ hố này sang hố khác gặp lại họ ở dưới chân đồi, trong một giao thông hào ở đó các tử thi nằm gục, họ chồng chất các tử thi ấy lên nhau để ẩn nấp.

Một cơn thủy triều gào thét khác vọt ra từ lòng đất, tràn vào tiểu đoàn B.P.V.N 5 vây chặt lấy đại úy Phú. Nhưng một nhúm lính lê dương và lính dù vẫn còn phản kích, giành lại được các đoạn hào bị mất, gạt các xác chết và những người ngắc ngoải sang một bên để bố trí các khẩu trung liên thành từng cụm và nhả đạn vào những bóng đen đội mũ cứng chỏm mũ phẳng dẹt. Các sĩ quan chưa đến hai mươi tuổi trở thành các đại đội trưởng hoặc là chết vào lúc họ yêu cầu súng cối bắn thẳng vào vị trí họ đang đứng giống như viên thiếu úy Phụng. Tiểu đoàn B.P.C số 6 còn lại hai chục người sống sót vây quanh thiếu lá Thomas. Các viên trung sĩ tập hợp số người thoát nạn và lại xông lên xung phong. Ai sẽ là người chiến thắng hay kẻ bại trận khi mà đêm nay kết thúc? Để chi viện cho số người còn bám giữ được những ngọn đồi cuối cùng, Langlais rút từ các tiểu đoàn của khu trung tâm ra các trung đội và ném lên các ngọn đồi phía đông đang bốc cháy. Khắp nơi, người ta vấp phải những xác người rách nát. Qua ánh lửa của những chiếc pháo sáng được gió thổi dạt lên phía rặng núi người ta nhìn thấy những khuôn mặt phủ kín một lớp bụi khói dầy và đen, mồ hôi chẩy ròng ròng. Trên vị trí Eliane 2, kể từ bốn giờ sáng đã không còn có ai trả lời những câu hỏi của Bréchignac nữa, tiếng rên rỉ của những người bị thương đầy ắp buổi bình mình. Đằng sau những đỉnh núi phía đông, bầu trời ửng vàng.
______________________________________
1. Chỉ quân ngụy Việt Nam. - N. D
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #95 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2008, 11:22:17 pm »


Ngày 7 tháng năm 1954

Trên vị trí Eliane 10, dưới chân các ngọn đồi, bình minh hé rạng. Đối phương tràn vào khắp nơi, sục sạo các căn hầm. Bị vây hãm trong một lô-cốt, trung uý Le Page đã tìm cách thoát ra được cùng với hai người. Điều thần kỳ đó là Eliane 4 vẫn còn sống, rằng Botella và Bréchignac đang chỉ huy, cầu cứu chi viện. Trả lời họ bằng cái gì đây? Lemeunier bước vào hầm của Langlais, anh đã tập hợp quân lê dương và sẵn sàng lao về hướng tây.

- Không phải là về hướng tây, Langlais bảo. - Về Eliane 4 đang còn giữ vững.

Langlais bước ra khỏi căn hầm trong màn ánh sáng tàn nhẫn của mùa hè. Trên trời những chiếc Dakota thả dù đồ tiếp tế. Trong tất cả những đường hào dẫn tới bệnh viện, những đoàn người thiểu não dẫm chân lên các xác chết mà lớp bùn chôn vùi mỗi lúc một ít. Những thương binh không một ai còn có thể chăm sóc được nữa, bị bỏ mặc nằm tại chỗ. Quân Việt xua đuổi và đã nói với họ: "Quay về chỗ các anh đi và báo trước là chúng tôi sẽ đến...”. Những thầy thuốc của các tiểu đoàn vất vả về tới được chỗ bác sĩ Grauwin cùng với những thương binh trần trụi nửa người, họ vừa mới tham chiến được vài ngày.

Phía bên kia dòng sông và khu kho dự trữ đạn dược đã bị cướp phá, chui ra từ những chiếc hang chuột khoét vào bờ đất, lúc nhúc mấy trăm con người ẩn nấp tại đây từ mấy tuần lễ nay để khỏi phải đánh nhau, những người mà Langlais ví như đám cua bể của vùng bờ biển nhiệt đới. Người ta biết rằng họ lợi dụng bóng tối để lấy trộm số thực phẩm được thả dù xuống, rằng họ đã tổ chức một cái chợ đen buôn bán các khẩu phần ăn và đánh cắp các công thức tuyên dương chính thống để buôn lậu ngay cả vinh dự của các trận đánh. "Đồ cặn bã của nhân loại", "Quân đào ngũ”, Langlais không tìm được những từ nào đủ mức khinh bỉ dành cho họ. Ông rất có thể quét gục họ bằng súng đại liên hoặc nghiền nát họ dưới vài loạt đạn pháo 105 rồi kinh tởm quay đầu đi chỗ khác. Giống như Bigeard, lúc này ông đã quá sức chịu đựng. Sau Béatrice, Gabrielle, Anne Marie, Huguette và Dominique, giờ đây Eliane cũng đã thay đổi tình nhân...

Trước những loạt đạn súng tiểu liên, Pouget cảm thấy các xác chết mà mình xếp đống lên để ẩn nấp rung lên. Một quả lựu đạn nổ ngay gần chiếc mũ sắt anh đội quật ngã anh, giống như trong một cơn ác mộng, anh nghe thấy một giọng nói ngạt mũi:

- Anh bị bắt làm tù binh của quân đội nhân dân nước Việt Nam. Anh đã bị thương, chúng tôi sẽ chăm sóc cho anh. Anh có đi được không?

Anh ngước mắt nhìn người thắng trận mặt đeo khẩu trang.
- Thế còn các đồng ngũ của tôi thì sao?
- Chúng tôi sẽ chăm sóc họ. Người ta sắp băng bó cho họ. Các y tá đang tới.

Pouget nhổm dậy một cách khó khăn - đối với anh, thế là kết thúc. Nửa thân trên của anh trần trụi, không vũ khí, không huy hiệu, đầu tóc bù xù, xanh xao hốc hác giống như Ferré vĩ đại1 (Ferré vĩ đại: Là một nông dân làng Rivecourt (Oise), nổi bật trong những trận chiến đấu với quân Anh với cương vị cấp dưới của đại úy Guillaume l'Aloue. Ông chết năm 1358. - N.D) sau trận đánh của ông ta. Người ta đỡ cho anh bước đi. Chiếc đài thu thanh treo bên vai anh.

- Này anh bạn, anh có nghe thấy tiếng kêu thì thầm của xứ sở mà người ta đang trói buộc?

Anh không còn đủ sức để lẩm bẩm cái giai điệu mà quân Việt tung lên các làn sóng suốt đêm qua. Thua trận, anh không chịu bó tay. Đã tới đỉnh điểm của những đau đớn và những nỗi nhục nhã vốn đón đợi anh và giờ đây đã bám sát bên anh, anh biết rằng anh sắp tìm được lời giải đáp và lối thoát.

Đột nhiên, tiếng pháo gầm lại nổi lên ở hướng đông và các quả đạn lại rót xuống. Những tiếng nổ dài nổi lên giữa tiếng ầm vang. Hi vọng đột nhiên hòa trộn với nỗi sửng sốt. Đại uý Capeyron, trung sĩ Sanmarco, hạ sĩ trưởng Hoinant và rất nhiều người khác, bị bất ngờ vì những loạt đầu tiên của những khí cụ đó rơi vào giữa các vị trí, bèn quay đầu về phía tây. Những tiếng kêu to: “binh đoàn Crèvecoeur đấy!”. Những khuôn mặt ánh lên niềm vui vẫn còn chưa dám bộc lộ thoải mái. Nhưng sắp nổ bùng ra, biến thành dòng thác lũ sẵn sàng đảo ngược dòng chẩy của số mệnh và cuốn trôi tất cả. Phải, đó là binh đoàn Crèvecoeur mà các điện báo viên vô tuyến kể từ nhiều ngày nay, đảm bảo rằng họ đã liên lạc được với binh đoàn ấy và rằng nó đã tới gần, sẽ xuất hiện trên dãy núi và lao xuống dải thung lũng với những tiếng kêu inh ỏi của ngày tận thế như vậy. Những con người không còn biết là mình phải hét váng lên hay khóc lóc vì sung sướng. Thế là, họ chui ra khỏi các hố sâu thì vừa lúc màn hỏa lực vươn dài ra, chụp lấy các sở chỉ huy, nghiền nát những kẻ ngây thơ đang sẵn sàng chạy ra đón gặp những vị cứu tinh của họ. Người ta chờ đợi binh đoàn Crèvecoeur: đó lại là những dàn hoả tiễn của Staline!

Ba người, thân hình dính đầy bùn, hốt hoảng, khuôn mặt râu ria xồm xoàm, khói đen phủ kín, loạng choạng bước tới và ngã vật ra nền đất. Bigeard cúi xuống một người trong bọn họ, nắm lấy bàn tay anh ta. Anh ta khóc chăng? Điều này không còn quan trọng nữa ở thời điểm mà mọi thứ đã vượt quá giới hạn, lúc mà tầm mức rộng lớn của thử thách giáng xuống khiến người ta phải chóng mặt, lúc mà từ ngữ chỉ có thể giúp ích cho những người từ đấng xa quan sát cơn hấp hối của Điện Biên Phủ. Bigeard, con người không bao giờ có một tiếng kêu trắc ẩn, chỉ nói đơn giản và nhắc đi nhắc lại:

- Le Page khốn khổ của tôi.

Đó là anh khóc cho cả một đoàn kỵ sĩ bị tàn sát một cách vô ích vì một viên tướng đã đẩy đạo quân của mình sa xuống chiếc bẫy của đối phương, giống như việc làm của hoàng tử đẹp trai Guy de Lessignan xưa kia, đã nhân nhượng trước những lời khoác lác của những kẻ đã xô đẩy, hoàng tử lao mình vào mõm chó sói. Trong số tất cả những ai sẽ được nêu tên trong danh sách những người tử nạn hay bị bắt làm tù binh có biết bao những cái tên là hiện thân của lòng quả cảm, là bông hoa đẹp của quân đội này, lần lượt bị sát hại, từ nhiều thế kỷ nay vì những sự hi sinh cao cả và những chuyện trịnh trọng hão huyền! Bigeard mơ hồ ngờ vực rằng mối thảm họa đang bước tới, lúc hoàn thành sẽ chỉ phục vụ cho một cuộc hành xác mà biết bao nhiêu vị cao uỷ đã hết nhiệm kỳ, các vị quốc vụ khanh hoặc chủ tịch hội đồng bộ trưởng đã phủi sạch hai bàn tay một cách tế nhị giả bộ. Trong nỗi ám ảnh của con lắc đặt trên vai, anh không thể hình dung được điều gì đang đón đợi mình. Biết đâu đấy? Các quý ông ngoại giao ấy đang họp ở Genève: mọi việc có thể dàn xếp vào phút cuối cùng. Anh không biết rằng những con người vì họ mà các trận đánh thất bại lại không phải là những người mà các trận đánh giết chết. Hoàn toàn ngoài ý muốn của anh, chính là tự bản thân mình mà Bigeard phát hiện thấy khuôn mặt các viên trung uý của mình qua chiếc mặt nạ vấy bùn và máu đang khô đi.

"Đừng ra đòn nữa..." Bréchignac vừa mới yêu cầu Bigeard tránh cho Eliane 4 khỏi một trận oanh tạc sẽ giết nốt số thương binh thì nhận được báo cáo của Botella là không sao chống cự được nữa. Botella, lúc đó bèn gọi thẳng cho Bigeard.

- Bruno của Dédé đâu, Bruno của Dédé đâu ...

Cũng vẫn cái giọng nói lanh lảnh khi báo tin "Đã tiếp cận mục tiêu". Bigeard ấn nút máy phát.

- Bruno nghe đây.
- Bruno của Dédé! Thế là hết. Họ đã vào sở chỉ huy. Vĩnh biệt. Nói với chàng trai Pierre là người ta rất yêu quý ông ấy.


Một tiếng “cạch". Một giọng nói khác khô khan:
- Tôi cho nổ đài thông tin - Híp, híp, híp...

Lúc này là chín giờ. Trên các điểm cao vây quanh vị trí Eliane 4, trong những ruộng lúa dưới khe sâu, túa ra một đám đông những người nhỏ nhắn mang theo vũ khí, mặc bộ trang phục vải xấu mầu xanh lá cây, chân đi những đôi dép lốp xe tô đầu đội mũ đan bằng nan tre lóng lánh một ngôi sao đỏ, mặt đeo khẩu trang. Từ những nơi ẩn náu trên núi và trong rừng, họ lên tới những đỉnh đồi Eliane trong tiếng la hét ầm ĩ lúc to lúc nhỏ tùy theo cơn gió thổi, nghe càng rõ hơn khi họ lên đến các đỉnh đồi. Tỏa ra các dải sườn và đoạn đồi bằng phẳng của vị trí Eliane, họ reo hò và giương cao cây súng mừng chiến thắng cũng là lúc họ nhìn thấy những khúc lượn vòng của dòng sông đầy nắng vàng và quang cảnh tập đoàn cứ điểm bị cầy xới. Trên hai mỏm đồi tròn của Eliane 4 người ta nhìn thấy họ nhẩy qua các đoạn hào sập lở, lách qua hệ thống dây thép gai lởm chởm, bước qua những đống tử thi nằm vắt lên nhau trong một tư thế hòa giải rùng rợn của thần chết, hoặc là nằm dài ngửa mặt lên trời, hai cánh tay giang rộng, mặt bị lũ ruồi bám đầy, miệng còn ngậm chặt tiếng rên rỉ cuối cùng, những người bị đóng đinh câu rút rớt khỏi cây thập tự của họ, bị cột chặt vào nền đất nát vụn giữa những thanh gỗ xà ngang khốn khổ của các căn hầm hoặc đằm mình trong lớp bùn quánh dính. Trước làn sóng người giống như những đám kiến túa ra từ khắp nơi, pháo binh của tập đoàn cứ điểm, vốn đã hết đạn và hết pháo thủ, đành câm tiếng. Còn lại ba trăm viên đạn pháo 105 và mười viên cối 120. Những chiếc máy bay khu trục bổ nhào từ trên trời, thả bom, nã súng đại liên, gây ra cảnh lộn xộn trong một lát. Nhưng cái khối người ấy lại tiếp tục hành tiến khi các máy bay bay đi sau mười phút mở trận đánh mà họ làm chủ. Botella quyết định ở lại sở chỉ huy nhưng hạ lệnh cho thiếu uý Makowiak rút về trung tâm phòng ngự chủ yếu cùng với vài người khỏe mạnh và mấy thương binh còn bước đi được. Chẳng bao lâu, quân Việt vây kín lấy Botella và giải anh về phòng tuyến của họ. Mũi trưởng Đặng Phi Thường, trung đội phó trung đội 7 thuộc trung đoàn 98 lại tiếp tục lên đường tham gia trận tấn công giáng đòn chí tử vào Eliane, đã trông thấy Botella đi qua, xung quanh là các chiến sĩ áp giải, đầu Botella không mũ, trán không khăn bịt, đi về điểm tập trung tù binh đầu tiên, ở đó Botella gặp lại Bréchignac và Pouget, cả hai câm lặng vì đau khổ. Tại vị trí Opéra, Bizard vẫn giữ vững và chuẩn bị để phản kích lên các mỏm đồi Eliane, nhưng Langlais bố trí đơn vị của Bizard như một thành phần bảo vệ cho trung tâm phòng ngự chủ yếu.

Capeyron đi tìm kiếm người của đại đội mình xông lên trong đêm ở phía Eliane 2 thì bị trúng những mảnh của quả đạn súng phóng lựu phạt ngang cổ tay trái và vùng bẹn như một lưỡi dao cạo.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #96 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2008, 11:36:57 pm »


Lúc 10 giờ, từ văn phòng của mình ở trong khu thành cổ Hà Nội, Cogny gọi Castries. Những cơn giông vần vũ trên khắp khu vực nổ lép bép trong các ống nghe. Cuộc đối thoại, có nguy cơ là phiên liên lạc cuối cùng với tập đoàn cứ điểm được ghi lại vào đĩa trong buồng thông tin.

- Xin chào, anh bạn, Cogny nói. Trong tay anh hiện còn những phương tiện gì? Giọng nói của Đe Castries rõ ràng, chậm rãi, có cân nhắc, hơi cao giọng một chút như mọi ngày khi nói điện thoại. Đôi lúc Castries cân nhắc câu chữ, tiếp tục và nói lắp. Cogny nhấn mạnh thêm những câu đồng ý.

- Tiểu đoàn B.P.C 6, tiểu đoàn II/1 R.C.P và bộ phận còn lại của R.T.A1.
- Phải.
- Trong mọi trường hợp, chỉ còn mỗi việc gạch chéo lên trên.
- Phải.
- Phải không nào?... Hiện thời còn đấy nhưng rất suy yếu, lẽ tự nhiên bởi vì người ta đã rút hết mọi thứ có được ở mặt phía tây để định gài sang phía đông ...
- Phải.
- … Còn lại gần hai đại đội của mỗi đơn vị, hai đại đội đội với các tiểu đoàn dù ngoại quốc sát nhập lại…
- Phải
- … Ba đại đội của R.T.M
2 nhưng hoàn toàn vô giá trị, phải không nào, tuyệt đối vô giá trị, bọn họ đã mất hết tinh thần.
- Phải
- ... Ba đại đội của B.T.2
3, quân số bình thường vì bao giờ đơn vị R.T.M và đơn vị B.T.2 cũng là những đơn vị còn lại nhiều người nhất, bởi lẽ đó là số không muốn chiến đấu
- Tất nhiên.
- Phải không nào? Và ở đơn vị I/2, đơn vị I/2 của R.E.I
4 còn lại gần hai đại đội, và gồm hai đại đội của tiểu đoàn 1, bán lữ đoàn 13. Đây là những đại đội khoảng từ bảy mươi đến tám mươi người.
- Phải, tôi rất hiểu.
- Thế đấy!. . . . Thế là chúng ta chống cự từng bước một.
- Phải.
- Chúng tôi chống cự từng bước một và tôi cho rằng, tôi cho rằng với mức tối đa mọi khả năng của chúng tôi...


Đột nhiên những tiếng nhiễu cản trở việc liên lạc.
- Alô... Alô. Cogny  nhắc lại.
- Alô... trung tướng, ngài nghe được tôi chứ?
- … Rằng với mức tối đa mọi khả năng của các anh ư?
- … Đó là chặn đứng đối phương ở con sông Nậm Rốm. Phải không nào?
- Phải.
- Còn nữa, liệu chúng tôi có phải giữ được bờ phía đông con sông hay không bởi vì nếu không, chúng tôi sẽ không còn nước để dùng.
- Phải, tất nhiên.
- Phải không nào? Nếu thế, sao nào, tôi đề nghị anh tìm cách, tôi sắp tình cách thực hiện việc này, phải không nào, tôi vừa mới tóm được, gặp được Langlais, chúng tôi đã thống nhất về việc này. Và rồi, lạy Trời, vậy là tôi sẽ thử, tôi sẽ thử, tùy theo tình huống thuận lợi, cho chuồn tối đa các phương tiện xuống phía nam!
- Tốt, đồng ý. Việc đó chắc là vào ban đêm chứ?
- Sao cơ?
- Ban đêm à?
- Phải, thưa trung tướng, ban đêm, tất nhiên.
- Đúng đấy! Phải.
- Và tôi… tôi cần có sự đồng ý của anh để tiến hành.
- Đồng ý, anh bạn ạ.
- Anh đồng ý cho tôi tiến hành chứ?
- Tôi đồng ý.
- Cuối cùng, tôi thì tôi đứng vững, tôi cố gắng giữ ở đây càng lâu càng hay, với những gì còn lại.


Castries im ắng một lát rồi cho biết là mình không còn gì để nói nữa.
- Thưa trung tướng?...
- Phải, đồng ý với anh bạn.
- Thế này...
- Liệu có phải là vấn đề đạn dược, liệu có phải là anh... Có những thứ phải thu hồi à?
Cogny hỏi rất nhanh.
- Đạn dược ấy à? Vấn đề đó nghiêm trọng hơn, chúng tôi không có...
- Không có những thứ mà...
- Chúng tôi không có, phải không nào. Đúng là còn một ít đạn pháo 105, nhưng mà....


Một câu trong đoạn này không giải mã được. Có lẽ Castries nói đến đạn pháo 155 bởi lẽ tất cả số pháo cỡ này đã bị loại khỏi vòng chiến đấu.
- … Chúng không giúp ích gì được ở đây.
- Phải.
- … Tạm thời lúc này. Thế còn đạn dược, đạn dược của cối 120...
- Phải.
- … Tôi có loại đạn đó, chắc là còn 100 đến 150 phát.
- Phải.
- Và rải rác ở khắp nơi, phải không nào?
- Phải, tất nhiên.


Castries lặp lại:
- Rải rác ở khắp nơi. Không thể nào... thực tế không thể nào thu gom lại. Hiển nhiên càng gửi tới nhiều thứ đó càng tốt phải không nào?
- Phải.
- Vì vậy chúng tôi sẽ giữ vững, chúng tôi sẽ giữ vững lâu tới mức tối đa.
- Tôi nghĩ là tốt nhất thì
, Cogny nói vội, nuốt mất các từ, đó là việc không quân có cố gắng với chi viện bằng hoả lực ngày hôm nay để chặn đứng bước tiến của họ, để làm sao quân Việt dừng lại.
- Phải, thưa trung tướng. Và rồi, nếu thế, không quân không nên dừng tay, phải không nào? Không dừng tay, không dừng tay. Phải, lúc đó quân Việt ấy, phải không nào, tôi sẽ cho trung tướng nhìn thấy mặt mũi của họ.
- Phải.
- Ở hướng đông, quân Việt đã tung ra toàn bộ những gì còn lại trong tay họ.
- Phải.
- Kể cả hai trung đoàn của sư 308.
- À tốt. Phải.
- Phải không nào? Trên phía tây chỉ có, hiện giờ hẳn là chỉ có....
- Phải.
- … Mỗi một trung đoàn 36.
- 36, tôi nghĩ là phải.
- Phải không nào, chỉ có mỗi trung đoàn 36. Trung đoàn 102....


Đột nhiên sóng thông tin bị cắt đứt.
- Alô.... Alô. Cogny giọng hổn hển nhắc lại, trong lúc các kỹ thuật viên tìm cách nối lại liên lạc.
- Anh có nghe thấy tôi nói không? Castries tiếp tục nói.
- Và đối với trung đoàn 102, anh nói sao nhỉ?
- Phải thưa trung tướng.
- Trung đoàn 102 thế nào?
- Đó là họ đã tham chiến ở hướng đông.
- Phải.
- … Trung đoàn 102 và trung đoàn 88
- Đúng thế,
- Phải không nào? Cộng thêm, cộng thêm sức mạnh của sư đoàn 312.
- Đúng thế. Phải.
- … Và hiện thời sư đoàn 316.
- Phải.
- Phải không nào?
- Họ đã đặt trọn gói lên mặt phía đông
. Cogny nói.
- Nhưng mà anh thấy đấy, như tôi đã dự kiến, cái 308 đã luôn luôn tuột khỏi tay tôi, tôi nghĩ là đã từng nói như vậy.
- Phải, đúng thế. - Tốt. Thế nào, việc rút xuống phía nam thì sao?
Cogny hỏi. - Các anh định như thế nào? Rút về Isabelle hay là về nhiều hướng?
- Thế này, thưa trung tướng, bằng mọi cách, bằng mọi cách… họ phải vượt qua Isabelle, tiến xuống phía nam, phải không nào?
- Phải, đúng thế.
- Nhưng mà, tôi sẽ hạ lệnh, tôi sẽ hạ lệnh cho Isabelle cũng tìm cách thoát ra, tìm cách thoát ra, nếu có thể...
- Phải, đồng ý. Nếu thế, thường xuyên thông báo tình hình cho tôi để người ta có thể giúp đỡ các anh tối đa bằng không quân trong việc ấy
- Ồ, những mà tất nhiên, thưa trung tướng.
- Thế đấy, anh bạn.
- Và rồi nếu thế , lạy Trời tôi sẽ giữ lại ở đây, xem nào.... những đơn vị không muốn ở lại...
- Đúng thế, phải.
- … Nhưng, nói thế nào nhỉ, hiển nhiên, những thương binh, nhưng mà... nhưng mà rất nhiều người đã nằm trong tay đối phương, vì tại các điểm tựa đều có thương binh nằm lại tại chỗ. Eliane 4 và ... Eliane 10 ... những thương binh.
- Tất nhiên, phải.
- Phải không nào? Và rồi tôi giữ lại tất cả số người đó dưới quyền chỉ huy của tôi.
- Phải, anh bạn ạ.
- Thế đấy.
- Tạm biệt, anh bạn.
- Tôi vẫn còn có thể lại điện thoại cho anh trước khi ... trước khi chấm dứt.
- Thôi nào, tạm biệt anh bạn Castries.
- Tạm biệt trung tướng.
- Tạm biệt, anh bạn


Castries đặt máy bộ đàm xuống. Ở cách ba trăm kilômét, Cogny không nhìn thấy được đám sĩ quan đang im lặng vây quanh Castries. Mồ hôi chảy ròng ròng trên trán Cogny. Cái nóng nực của cơn giông chưa nổ ra đè nặng lên bầu trời Hà Nội.
________________________________________
1. Viết tắt có nghĩa trung đoàn bộ binh Algérie. - N.D
2. Viết tắt có nghĩa trung đoàn bộ binh Marôc.
3. Viết tắt là tiểu đoàn lính ngụy người Thái.
4. Viết tắt có nghĩa trung đoàn bộ binh ngoại quốc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #97 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2008, 11:42:15 pm »


Giữa trưa, Bigeard tới gặp thiếu tướng De Castries.

- Thế là hết, Bigeard nói. Nếu anh đồng ý, sẩm tối tôi cùng với anh em trong đơn vị sẽ chuồn. Nhưng mà cần làm sao cho quân Việt tưởng là ta vẫn còn cầm cự; muốn thế cần phải cho họ tiếp tục nhận được các loạt đạn pháo, đạn súng cối và súng tự động. Anh nên để lại ở đây một tay khá. Trancart chẳng hạn.
- Không. Castries trả lời. Tôi không trút nỗi khổ cực này lên đầu ai cả. Tôi sẽ là người ở lại, chú Bruno của tôi ạ. Chú đừng lo người ta sẽ bắn suốt đêm. Ban ngày, tôi sẽ cho dừng lại.

Lúc 13 giờ, đại úy Capeyron cùng với năm mươi tư lính lê dương tới bố trí ở vị trí Junon. Viên trung sĩ Sammarco, một quả đạn pháo 75 rơi ngay dưới chân nhưng không nổ, đã nói với một đồng ngũ: “Nếu như thoát ra khỏi chuyện này, người ta đến phải say bí tỉ suốt nửa tháng... ". Chuẩn bị cho cuộc thoát vây, trung sĩ Kubiak đổ vào bi đông của mình những lọ rượu Rum trong các hòm khẩu phần "Pacific". Langlais, Bigeard và các cấp phó của họ vẫn còn ăn một bữa súp nóng. Hai người cùng nhau nghiên cứu tình hình và triệu tập các tiểu đoàn trưởng sẽ tham gia vào cuộc Mở đường máu. Tourret, Giraud và Clemençon đều thống nhất nhận thấy đó là kế hoạch bất khả thi. Những cơ may thành công hết sức mong manh bởi lẽ mọi đường thoát đã bị vít chặt, họ đã thử làm nhưng quân Việt đã chiếm giữ toàn bộ phía tả ngạn dòng sông, ngoại trừ chiếc cầu mà họ đang tìm cách đánh chiếm, và rằng giống như đàn ngựa mệt lử sắp gục ngã, quân dù và quân lê dương sẽ không thể mở được con đường máu ấy. Một trong hai võ sĩ đã bị nốc-ao.

Lúc 15 giờ 30, theo sau có Bigeard, Lemeunier và Vadot, Langlais đi tới chỗ thiếu tướng Castries. Langlais không biết rằng đã có một bức điện đánh đi từ Điện Biên Phủ lúc 14 giờ, dự kiến việc ngừng chiến đấu vào ngày mai, lúc 7 giờ. Ở Isabelle, nơi còn lại 2000 quả đạn cho một khẩu pháo 105 duy nhất, đại tá Lalande được phép thử mở một cuộc phá vây. Castries được tự do quyết định số phận của Langlais, các sĩ quan và binh lính các đơn vị còn lại trong tay. Ông bảo Bigeard:

- Bruno này, chú sẽ phải trả giá đắt đấy. Chú phải tìm cách chuồn đi cùng với một vài tay nào đấy.

Cuộc thoát vây này, ai là người có thể dẫn dắt nó tới đích? Hoàn toàn bình tĩnh và tự chủ, Castries thừa nhận là trong phạm vi mười kilômét, tình trạng kiệt sức sẽ đánh gục tất cả. Castries cho các sĩ quan giải tán và ngồi lại đối mặt với Langlais. Những gì mà chính xác họ từng nói với nhau đã được cho qua. Giữa những ý kiến trao đổi với Bigeard hoặc qua vô tuyến với Cogny, mọi thứ rối tung. Vả lại, liệu họ có còn gì để bổ sung vào những cái đã diễn ra rồi? Các thầy tu, qua thử thách của cuộc sống chung, bản thân họ cũng xây ra chuyện ghét bỏ lẫn nhau kia mà.

Hai con người có cá tính và phương pháp hoàn toàn trái ngược nhau này, không còn chuyện cãi cọ gì để mà trút ra cho hết nữa. Trách nhiệm về việc thất thủ Điện Biên Phủ đè nặng lên đôi vai của ai đây? Chẳng phải người này cũng chẳng phải người kia. Không theo kịp các biến cố, Castries đã không biết phản ứng vào lúc thuận lợi, nhưng mà ông không hề có tham vọng đối với cái cương vị mà số mệnh hoàn toàn không phải dành cho ông. Ông đã không hề lừa dối một ai, người ta đã nhầm lẫn về ông. Ông đã từng trung thực cảnh báo với Navarre rằng: "Nếu như anh muốn có một Nà Sản thứ hai thì xin anh chọn một người khác. Tôi tự cảm thấy không thạo với việc đó". Và để nhận thức được là người ta vẫn phải thay thế mình, ông đã thiếu sự hạ mình cần thiết. Trơ tráo, nhẹ dạ, liệu có phải là lỗi của ông nếu như ông không ưa Langlais và nếu như Langlais không ưa ông? Về phần mình, liệu Langlais có phải chịu trách nhiệm vì bị thu hút quá nhiều vào những trận đánh trinh sát người ta áp đặt cho ông hàng ngày cho nên đã không thể nào lặp lại các trận phản kích nhằm để chiếm lại các vị trí tiền tiêu mà không một ai nghĩ là sẽ bị thất thủ? Nghĩ rằng, lẽ ra Langlais phải đòi hỏi ở Castries và ở Gaucher thời gian và các phương tiện cần thiết chỉ là một ý nghĩ xa rời thực tế: cần phải lùi lại thời gian, hít thở bầu không khí lạc quan bao trùm trên trận địa, nghe thấy tiếng nổ ròn rã của các khẩu pháo của Piroth khi chúng nhả những loạt đạn vào dãy núi xung quanh mỗi khi có báo động bất kỳ nào. Lúc bấy giờ ai là người thoáng nhận ra mối thảm họa vừa mới đây ập xuống? Còn về mối ác cảm đối với Castries, đây chỉ là câu chuyện tự ái. Đã nhiều dịp, Langlais tỏ vẻ bất bình trước việc Castries rất ít khi bước ra khỏi hầm, nhưng mà nếu như mọi người đều ca ngợi tinh thần cứng cỏi của Langlais thử hỏi có ai lại chưa hề va vấp với ông và chưa hề bực bội vì những hành vi bạo lực và tính khí thất thường của ông?

- Thế là hỏng, Castries nói. Không được để lại bất cứ thứ gì còn nguyên vẹn.

Một nỗi xúc động ngắn ngủi đột nhiên làm cho đôi mắt của Castries ngấn nước và làm cho khuôn mặt lạnh giá của Langlais cứng đơ. Khi Langlais giơ tay chào, Castries bước tới, tay giơ ra và Langlais, không nói một tiếng nào, lao vào vòng tay của Castries.

Vào khoảng 16 giờ, trong một cuộc nói chuyện qua bộ đàm, trung tá Seguins Pazzis dành cho đại tá Lalande sự lựa chọn giữa một trận đánh vì danh dự hoặc một cuộc thoát vây chạy xuống phía nam. Không một điều gì hé lộ cho Lalande biết rằng trung tâm phòng ngự chủ yếu không cầm cự nổi cho đến sáng ngày mai, Lalande chọn việc thoát vây vào lúc sẩm tối. Ông ban bố các mệnh lệnh đã chuẩn bị theo ý định này và cho tiến hành các cuộc trinh sát về hướng nam trên hai bờ sông Nậm Rốm để đánh giá sức đề kháng của đối phương. Do vì trục thoát vây đã được sửa đổi từ hướng tây nam sang hướng nam cho nên thiếu bản đồ và người dẫn đường. Ngoài ra chỉ duy nhất có một con đường có thể sử dụng được, đi qua Mường Nha, bản Tà Một và bản Pha Năng và Lalande buộc phải sửa đổi kế hoạch.

Trở về sở chỉ huy của mình, Langlais truyền đạt lệnh phá huỷ vũ khí, khí cụ quan sát và máy thông tin. Bigeard không xen vào công việc này. Ngay lập tức tin đồn lan truyền rằng đây là chuyện đầu hàng. Trung sĩ Sammarco cho cắm nòng súng trường và súng trung liên xuống đất rồi bắn đến những viên đạn cuối cùng. Những quả lựu đạn cháy hàn chặt cơ bẩm của các khẩu 105 lại, hoặc làm tan chảy các nòng súng cối và súng Badoka. Đạn dược được ném xuống sông. Động cơ của những chiếc xe tăng còn quay được được bọc lại không có dầu mỡ. Các cha tuyên úy chuẩn bị cho mình những bình rượu và những lọ dầu thánh. Grauwin cho chôn xuống đất mấy chai Pênixilin, có đánh dấu cẩn thận.

Những trận đánh tiếp diễn và các tiểu đoàn quân Việt tiến dần vào khu trung tâm, gặp các đơn vị quân dù, số đơn vị này tự buông súng, bị bao vây. Không còn chuyện tác chiến nữa. Trên phía tả ngạn dòng sông, những mảnh vải trắng đã phấp phới trong mảng sân của những chuyện thần kỳ và ở phía những người lính Marốc. Mặc quần áo mầu xanh lá cây, những mẩu vải dù loang lổ đính trên mũ cứng, chiếc quần vải xắn lên tận đầu gối, quân Việt xuất hiện ở khắp nơi, nhưng một cơn sóng lặng lẽ tràn ngập tất cả. Họ vượt qua sông lúc 17 giờ. Tiếng chửi thề của viên tiểu đoàn trưởng làm cho trung sĩ Kubiak quay đầu lại nhìn về phía sở chỉ huy của De Castries. Ở đó một lá cờ trắng lớn đã tung bay. Đại uý Capeyron chợt nhớ ra rằng mình phải đốt lá cờ mang phiên hiệu của đại đội 3. Cúi mình xuống đống lửa mà những người lính lê dương vừa vội vã nhóm lên, Capeyron vừa kịp nhìn thấy cháy nốt những dòng chữ cuối cùng "Trung thành " được thêu trên mảnh lụa thì quân Việt xuất hiện. Một cán bộ chỉ huy hạ lệnh.

- Giơ tay lên!

Capeyron không tuân theo. Quân Việt lại gần đá cho anh một cái vào mông. Những lính lê dương bước ra khỏi hàng ngũ và định can thiệp. Tái mặt đi vì nhục nhã, Capeyron ngăn họ lại.

- Đừng động đậy! Đã quá muộn.

Trong tất cả các đường hào trên khu đồi Eliane, quân Việt bắt đầu chất đống các tử thi của hai bên và lấp đất lên. Trên đỉnh mỏm Eliane 2, họ dùng tre dựng lên một thứ mộ giả, cao mười mét, được trang trí bằng những chiếc dù lụa trắng.

Chui rúc xuống đất từ nhiều ngày, nhiều đêm, những lính Algérie và Marôc vút bỏ trang bị của họ, bước ra vừa đi vừa vẫy vẫy mảnh vải trắng và lẽ tự nhiên họ tìm thấy được cái từ luôn luôn có ý nghĩa trong tất cả các quân đội trên thế giới khi đã kết thúc chiến trận và tình thân thiện giữa những người hôm qua còn là đối thủ của nhau, họ hét to: "Các đồng chí”.

Đại đội trưởng Thọ, chịu trách nhiệm thiết lập một bàn giấy phân loại, nhận thấy ở trong đám tù binh một thái độ ngoan ngoãn khác thường: phần lớn trong số họ vươn chân vươn tay tựa như vừa bước ra khỏi trạng thái gò bó dài ngày và làm những động tác hô hấp. Theo từng nhóm khoảng mười người, người ta gửi họ về phía sau bằng cách chỉ đường cho họ không có người áp giải, đi tới địa điểm tập trung đầu tiên. Chủ nhiệm trạm phẫu của đồi Him Lam, bác sĩ Nguyễn Dương Quang, học trò của giáo sư Tùng, cho dựng lên những chiếc lều mái lợp bằng vải dù để che cho thương binh và ông đi về phía bệnh viện.

"Họ đến...". Đó là câu nói người ta nghe thấy khắp nơi. Trong căn hầm của mình. Langlais vội vã đốt cháy thư từ, cuốn sổ tay cá nhân: những bức ảnh của người phụ nữ yêu quí và ngay cả chiếc mũ nồi đỏ. Ông ôm hôn Geneviève de Galard, người mà ông nhờ báo tin cho mẹ ông, trong lúc đó các cấp phó của ông thiêu huỷ các hồ sơ lưu trữ của công tác chỉ huy và những chiếc máy chữ. Ông đội lại chiếc mũ đi rừng cũ làm cho ông trông giống như một thủy thủ buồn bã với chiếc mũ vải dầu trên đầu. Tại sao ông lại đốt chiếc mũ nồi đỏ của mình, trong khi Bigeard thì giữ lại? Đó là vì ông sợ rằng quân Việt sẽ sử dụng chiếc mũ đó như một thứ chiến lợi phẩm; cũng còn vì một cách vô thức, ông muốn tránh cho cái quí giá nhất trong kỷ luật quân sự mà ông có được, khỏi phải chịu nỗi nhục nhã của trận thua. Sinh ra để hành động, đột nhiên ông thấy mình bị tước hết mọi thứ và bây giờ không biết làm gì được, trong lúc đó, không quân hàm, không huân chương nhưng chiếc mũ nồi đỏ kéo sụp xuống trên đầu, Bigeard đã chuẩn bị cho cuộc trốn chạy: anh quấn xung quanh mắt cá chân một tấm bản đồ vùng thượng du bằng ni lông, nghĩ tới việc ẩn nấp trong một hố sâu, chui dưới một đống dù. Tại sao anh lại sẽ không thoát được nhỉ?

Dần dà, trong khu trại từ đó những cuộn khói, những đám cháy bốc cao, bao trùm một khung cảnh vô cùng náo nhiệt, thi thoảng bị rung chuyển bởi tiếng nổ của các phương tiện vũ khí mà người ta cho phá huỷ. Mất tinh thần trước cảnh man rợ của các trận đánh và màn pháo hỏa liên tục không ngừng kể từ buổi chiều ngày 1 tháng năm, hàng nghìn con người xanh xao, hốc hác kể từ khi các trạm lọc nước bị phá hủy, đã uống thứ nước sông vàng vọt đựng trong những chiếc xô, lại tìm thấy niềm hi vọng còn sống sót. Tự nhiên, cứ như là từ trong thời gian vĩnh cửu, số phận đã định trước cho họ phải sống trong cảnh nô lệ, họ tụ tập nhau thành từng đoàn dài, buộc những mẩu vải trắng vào đầu những chiếc gậy, tự động kéo về hướng đông bắc, đi theo hai bên vệ con đường tỉnh lộ 41, trước con mắt khinh bỉ của đám lính lê dương và lính dù. Giờ phút ấy, số người đó là bao nhiêu, số người đã lựa chọn để bị bắt ngay lập tức còn hơn là sống trong cảnh lo sợ nháo nhác? Mười nghìn chăng? Và phải chăng người ta có quyền nghĩ là Điện Biên Phủ sẽ không bị thất thủ nếu như họ đã chiến đấu như hai nghìn con người khác lúc đó đang chuẩn bị phá vây? Những khẩu pháo bị phá huỷ, những bao đất nằm phơi bụng, những căn hầm sập lở, những chiếc xe tải bị đốt cháy nằm gục trong những vùng nước mầu vàng, tất cả chứng tỏ là việc thua trận đã được chấp nhận. Những chiếc dù với lớp vải bẩn thỉu che phủ các mỏm đồi và giải thung lũng, chúng treo lơ lửng trên bờ sông, mắc vào hàng lan can của cây cầu mắc vào các lớp rào thép gai giống như những mạng nhện bị rách bung. Giờ đây, không còn gì phải nghi ngờ nữa: đã thất bại. Một số người nói như viên trung sĩ Sammarco: "Việc gì mà phải vất vả chém giết biết bao con người như vậy…”. Phần đông thì im tiếng. Viên hạ sĩ trưởng Hoinant vốn không gặp ai khác ngoài thủ trưởng của mình, thiếu tá Giraud, không còn có thể hiểu nổi điều gì nữa. Người ta đã bảo với anh là phải chống giữ cho đến khi kết thúc hội nghị Genève, ấy thế mà người ta vừa mới buông xuôi. Còn như việc hi vọng, thì anh chẳng còn hi vọng gì nữa kể từ khi người ta đã lừa dối anh, lừa dối một cách chắc chắn rằng binh đoàn Crèvecoeur sẽ tới, câu nói ấy được lặp lại hàng ngày.

- Ra đi! Giơ tay lên . . .

Nếu như số phận của đôi bên đã bị đảo lộn, Hoinant và Sammarco cho rằng những trận thắng thời gian vừa qua của quân dù và quân lê dương sẽ đè nặng hơn nhiều lên tinh thần của những người thua trận. Cả hai người, không một ai đã chứng kiến việc trừng phạt được áp dụng với đại úy Capeyron, và thông qua anh ta như vậy là, với tất cả những người thua trận. Họ thừa nhận lòng căm thù của quân Việt đã được xóa bỏ hay giảm nhẹ khi quân Việt nói với đám người thua trận: "Chiến tranh đã chấm dứt". Có lẽ, những đội xung kích, hai lỗ mũi bịt kín đủ thấy mùi vị trong khu vực quá hôi thối, bước xuống các đường hào và soát xét các sở chỉ huy để tìm kiếm tài liệu. Một số khác quá phấn khởi, ném lựu đạn xuống sông, những trái lựu đạn nổ khẽ trong dòng nước. Bác sĩ Grauwin bảo các y tá chỉnh đốn trang phục và phân phát những chiếc băng đeo tay trên đó có hình một chiếc thập tự, được vẽ bằng thuốc đỏ.

- Chú ý đừng rời xa tôi dù chỉ một bước, Grauwin nói với những người của mình như vậy.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #98 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2008, 11:51:43 pm »

Ở Hà Nội, nơi một lần nữa được nghe Castries báo cáo tình hình, Cogny cho chuyển thông tin xuống tầng gác phía dưới cho tướng Bodet, người mà Navarre để lại Hà Nội để thay mặt cho mình. Navarre muốn nói với Castries câu nói tình thế, xứng đáng với vai trò của tổng chỉ huy và của viên phó tư lệnh xuất sắc...

Bastiani, tham mưu trưởng của Cogny, xen vào:

- Xin chú ý, Bastiani nói với Cogny. Trung tướng không hề nói đến chuyện lá cờ trắng. Đột nhiên bị tác động bởi một dự cảm kinh khủng, Cogny nhẩy vội xuống cầu thang, xuất hiện trong văn phòng của Bodet, vừa đúng lúc bằng giọng nói the thé, Bodet nói với Castries:
- Tạm biệt, anh bạn . Mọi lời cầu mong của tôi gửi theo anh. Thôi thế là rất tốt.

Cogny gạt Bodet sang một bên, giật lấy máy bộ đàm. Navarre chưa bao giờ xem xét đến giả thiết là lá cờ trắng sẽ được trương lên. Trong bản chỉ lệnh ngày 1 tháng tư, Navarre đã tuyên bố là trong mọi trường hợp không được nhắc đến ý nghĩ đầu hàng.

- Alô, alô, Castries đâu?... Alô, Castries đâu?
- Thưa trung tướng?
- Này, anh bạn, cần phải kết thúc lúc này, tất nhiên rồi. Nhưng, có điều chắc chắn, đó là tất cả những gì các anh đã làm cho đến lúc này là tuyệt vời. Không được hủy hoại tất cả bằng việc giương lá cờ trắng. Các anh bị tràn qua, nhưng không có chuyện đầu hàng, không có lá cờ trắng.


Liệu Castries có đột nhiên nhìn ra mức độ to lớn trong sai lầm của mình hay không? Chắc chắn rằng vĩnh viễn không một ai biết được điều đó và rằng thiếu tướng De Castries và Séguins Pazzis sẽ chết, mang theo với họ xuống mồ điều bí mật. Điều đáng ngạc nhiên trong đoạn băng ghi lại cuộc đối thoại này mà những bản sao tôi đã nghe lại đều đã bị cắt đúng ở chỗ này, đó là nỗi thất vọng mà Castries sau khi nghe được mệnh lệnh của Cogny, và lý lẽ mà Castries dùng để tự bào chữa. Tự bào chữa về chuyện gì, nếu không phải là chuyện giương cờ trắng?

- A, được, thưa trung tướng, Castries trả lời sau một lát im lặng và bằng một giọng ngượng ngùng. Duy nhất tôi muốn bảo vệ số thương binh.
- Phải, tôi hiểu rõ. Nếu thế, làm đi, cách tốt hơn, cứ để cho (…) của anh, tự họ làm (...). Những gì các anh đã làm thật quá đẹp để mà bây giờ lại đi làm việc đó. Anh hiểu chứ, anh bạn?
- Rõ thưa trung tướng.
- Thôi, tạm biệt, anh bạn, hẹn gặp lại.


Không có câu: "Nước Pháp sống mãi" mà theo tin đồn người ta đã bảo viên tư lệnh tập đoàn cứ điểm phải nói. Nhân viên thông tin Mélien đảm bảo liên lạc trong một văn phòng ở bên cạnh văn phòng của De Castries đã kết luận với người đối thoại của mình ở Hà Nội:

- Quân Việt ở cách đây vài mét. Bọn mình sắp cho nổ máy phát. Xin chào các bạn!

Vội vã, lá cờ trắng mà viên trung sĩ Kubiak từng trông thấy bay phấp phới trên nóc hầm chỉ huy của Castries được mang tới trong lúc đó Bigeard và Langlais dưới các hố sâu của mình, chuẩn bị tiếp đón quân Việt.

Cogny báo cho bà De Castries tin Điện Biên Phủ thất thủ và yêu cầu bà giữ kín tin đó. Ngoài tiền sảnh văn phòng của Cogny, Hedberg, phóng viên của tờ Expres đang đợi.

Một loạt tiếng bước chân nện trên nóc căn hầm. Đội xung kích của trung đội trưởng Chu Bá Thệ chạy tới nóc hầm sở chỉ huy của Castries. Liệu có phải lúc đó, đội xung kích này đã cắm lá cờ đỏ sao vàng không hay là cảnh ấy sau này được dựng lại? Về phía quân Pháp, không một ai biết chuyện đó. Lá cờ duy nhất mà trung sĩ Kubiak trông thấy bay phấp phới trên sở chỉ huy của Castries là lá cờ trắng. Kubiak đã viết chuyện đó và tờ tạp chí chính thống của đội lê dương ngoại quốc đã công bố bài ký sự của anh trong số tháng tư 1963, mà không có ai phản bác.

Khi quân Việt chạy vào sở chỉ huy, gạt các tấm rèm cửa sang một bên, Castries đứng thẳng chờ đợi họ, trong người không có súng, hai cánh tay áo xắn ngược lên. Ông đã thay áo sơmi và quần dài và như thường lệ, ngực đeo một mảng cuống huân chương. Trung sĩ dù Passerat de Silans, thuộc phòng 3 của Langlais cam đoan rằng, trước những nòng tiểu liên chĩa thẳng vào mình, Castries đã kêu lên: "Xin đừng bắn tôi". Câu nói này không phải cách nói của Castries, người có thể nói để xoa dịu thái độ đe dọa của chiến sĩ xung kích Việt Nam theo kiểu: "Này lũ ngốc, các anh không bắn, đúng không?".

Grauwin liếc nhìn về đoạn hào giao thông, trông thấy Castries mặt tái mét dưới chiếc mũ nồi đỏ, miệng ngậm điếu thuốc lá, chói mắt vì ánh mát trời.

Một chiếc xe Jeep, ngay lập tức, chở Castries về cơ quan chỉ huy của đối phương. Liệu có phải là Grauwin đã trông thấy, như sau này anh đã viết, Langlais với khuôn mặt cứng đơ lạnh lùng và Bigeard, với chiếc cằm nhọn dưới chiếc mũ nồi kéo sụp xuống, đã nhanh chóng bị làn sóng người cuốn đi? Langlais và Bigeard cùng nhau bước ra khỏi cửa hầm, không hề giơ tay lên cao, nhưng không cùng một lúc với Castries, người mà mười ngày sau họ mới gặp lại. Grauwin, tim đập mạnh, lại quay xuống hầm bệnh viện. Hai chân dính đầy bùn, thắt lưng đeo đầy lựu đạn, một người lính Việt vẫy tay bảo Grauwin:

- Đi ra ngoài!

Trong phòng giải phẫu, ở đó trung úy - bác sĩ Gindrey đang cúi xuống xem xét một thi thể rách nát, nhiều con người nằm trên cáng, rên rỉ chờ đến lượt mình. Theo sau có Geneviève de Galard và số y tá của mình, Grauwin bước ra khoảng đất trống, ở đó những thương binh mà người ta vừa mới chuyển về ở bên cạnh những xác chết đang thối rữa, nhìn Grauwin đi qua cứ tựa như là một bàn tay cứu độ đang rời xa dần.

Ở gần sở chỉ huy, quân Việt gọi tên Langlais, ông tiến về phía họ.
- Tôi đây

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #99 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2008, 12:09:26 am »

Người ta vây lấy Langlais, Bigeard bước theo, hòa lẫn vào cơ quan tham mưu của ông. Người ta cũng gọi to:
- Bigeard! ... Bigeard đâu?

Hai tay đút trong túi quần, Bigeard tiếp tục bước đi trong hàng người dài, vô danh, kín như bưng trong một nỗi im lặng mà nhiều ngày sau anh mới thoát ra được, sẵn sàng tận dụng mọi cơ hội dù là nhỏ nhoi để bỏ trốn. Con sói Bigeard ấy mà, cứ để cho bọn họ truy tìm? Anh không mang theo bất kỳ một thứ gì: không một bao thuốc lá, không một hộp khẩu phần, trong khi đó một số tù binh xách nặng những chiếc vali chật cứng đồ tiếp tế. Cậu Chevalier trung thành của anh, vốn hiểu tính anh đã đi "mổ" lấy một tút thuốc lá Lucky trong hầm chỉ huy của Castries để dành cho anh. Chắc hẳn, Bigeard cảm thấy mình đã bị đo ván, nhưng anh đã đứng dậy rồi. Trận chiến chưa kết thúc. Không có chuyện gì kết thúc khi mà sự sống vẫn còn chảy trong huyết quản. Vụ việc này, không chỉ là vấn đề giữa phương Tây và quân đối phương, giữa đạo quân viễn chinh Pháp và quân đội nhân dân Việt Nam, đây là một trận đấu giữa quân Việt và bản thân anh. Làm thế nào mà những con người nhỏ nhắn này trong số đó có những người trẻ nhất trông như chỉ mới mười lăm tuổi, vốn luôn luôn né tránh đánh giáp lá cà vì sợ phải đối chọi với những người to khỏe hơn mình, họ lại đã đánh thắng? Làm thế nào để tránh được những nỗi nhục nhã khác trong tương lai? Có những bài học cụ thể nào rút ra được từ cuộc phiêu lưu này và từ cái đạo quân mối này đã chiến đấu với các bụng trống rỗng nhưng đầu óc đầy ắp những ý tưởng và những niềm hi vọng mà người ta nhồi nhét cho họ? Đó là những câu hỏi luôn luôn ám ảnh anh. Bản thân anh cũng vậy, anh đã nghe bài Du kích ca suốt cả đêm trên mạng vô tuyến của quân Việt và có điều gì đó đổ vỡ trong tâm can anh.

Tạm thời lúc này, khép mình lại trước mọi cảnh vật xung quanh, hai vai trùng xuống để không gây sự chú ý của bất kỳ ai, mắt hé mở, anh rình đợi một cơ hội lơi lỏng của việc canh gác để cùng với vài bạn đồng ngũ bỏ chạy vào trong núi, giống như thiếu uý Makowiak sau này sẽ làm và đã tới được một đồn quân ở Lào.

Bigeard không chờ đợi bất kỳ điều gì ở chính sách khoan hồng của quân đội nhân dân. Bị đánh bại, anh sẽ gánh chịu điều luật của những kẻ bại trận nhưng không bao giờ chấp nhận nó. “Những con lợn đáng thương"! Câu chửi thề này, anh không ngừng nhắc lại để quất roi vào mình và vào những kẻ ngây thơ vốn đã tưởng ràng có thể thắng cuộc bởi vì trận địa của họ được nhồi nhét đại bác và súng trọng liên và hàng ngày nhận được đồ tiếp tế từ những chiếc máy bay đến từ Hà Nội. Anh nhớ lại có lẽ là ở trận Azincourt người ta cũng đã khinh thường đối phương và rằng cùng một thói ba hoa khoe mẽ đã bao trùm lên việc chuẩn bị cho trận đánh ấy. Nhất là không được khóc giống như một vài bạn đồng ngũ mà anh đã nhìn thấy. Muốn chiến thắng những đoàn quân mối của các chế độ chuyên chế, việc đó sẽ giành được bằng một cách khác; còn như chuyện đi diễu binh, có đội quân nhạc dẫn đầu, trên những đường phố của một thủ đô, chuyện này một vài sĩ quan đã từng thoáng mơ tưởng tới, một khi các sư đoàn quân Việt bị nằm gục trên các hàng rào dây thép gai, chuyện ấy khi nghĩ tới, Bigeard cười gằn. Thế đấy, cái thắng lợi được các cơ quan tham mưu của đạo quân viễn chinh chuẩn bị và được các chính phủ phê chuẩn là như thế đấy? Anh không biết rằng, vài tuần lễ sau, người ta đã tập trung số tù binh để cho họ diễu hành suốt cả một ngày, đầu cúi gằm, đi theo hàng tám, bị vây quanh bởi những con người nhỏ nhắn mang tiểu liên, trước ống kính máy quay của thế giới, nhưng mà khi người ta bảo anh tham gia vào việc dựng lại cảnh đánh chiếm sở chỉ huy, anh trả lời: “Thà chết còn hơn" và quân Việt đã không ép buộc.

Nếu như quân Việt cho gọi Bigeard ở mọi hướng đó là vì họ muốn nhìn rõ con dã thú cuối cùng bị bắt cùng với đàn gia súc. Làm thế nào nhận ra được con dã thú ấy. Không có nét gì khác biệt với những con người đang trèo lên những điểm cao trên hướng đông bắc như những con sâu nối nhau thành đoàn dài?

Dưới bầu trời đột nhiên trống vắng các loại máy bay, nhóm nhỏ các thầy thuốc đi qua cây cầu. Những khối hàng cuối cùng nặng 70 tấn mà hai mươi tám chiếc Dakota thả xuống buổi sáng nằm rải rác: đạn pháo 105, thực phẩm, đạn dược của bộ binh, dược phẩm, sữa hộp, từ nay tất cả thuộc về người chiến thắng. Ở bờ sông bên kia, người ta chặn nhóm thầy thuốc lại và hạ lệnh cho Grauwin quay lại chăm sóc các thương binh. Bác sĩ Nguyễn Dương Quang vừa mới đi thăm bệnh viện, ông nhận thấy bệnh viện được bố trí hơn hẳn so với bệnh viện của ông. Ông đã nhận thấy là các chiến binh Việt Minh được chăm sóc bình đẳng với những người khác. Do vì Grauwin bị xúc động bởi nỗi buồn, bác sĩ Quang bảo mang tới cho Grauwin một cốc cà phê.

Lúc 17 giờ 55, một bức điện của Cogny yêu cầu đại tá Lalande ở cứ điểm Isabelle cho biết ý định của mình trong đêm nay. Lalande vẫn chưa biết là trung tâm phòng ngự chủ yếu đã thất thủ. Ông chỉ biết được việc này vào lúc 18 giờ 30 qua việc giải mã một bản thông báo và qua việc pháo hỏa đột nhiên mở màn để phá hủy các kho đạn dược, cắt đứt các đường dây điện thoại và đốt cháy trạm phẫu lưu động trên cứ điểm. Sau đó, đài phát sóng của Việt Minh phát lên làn sóng đài của chính ông: "Tiếp tục chống cự là vô ích. Phần còn lại của đội quân đồn trú đã bị bắt làm tù bình. Hãy đầu hàng đi!".

Vào lúc 20 giờ, được dẫn đường bởi những lính Thái còn chưa dám đào ngũ và đang tìm cách phân tán khắp nơi, đại đội 12 của tiểu đoàn 3 ngoại quốc tìm cách tháo chạy theo bên bờ hữu ngạn, bám theo những khúc uốn quanh của dòng sông. Liên tục qua sóng vô tuyến kém và khó khăn để theo dõi bước hành tiến của họ. Qua tiếng súng nổ, người ta mơ hồ xác định những điểm họ chạm trán đối phương. Sau đó một lát, đại đội 11 tiến ra ở khoảng giữa con đường mòn và bờ sông phía tả ngạn. Khoảng 21 giờ, im lặng bao trùm chứng tỏ đại đội này đã thành công. Lần lượt từng đơn vị, trong màn đêm đen, bám theo nhau, thoát ra một cách chật vật khỏi các hệ thống hàng rào dây thép gai hoặc các đường hào ngập đầy bùn, ở đó bước chân bị sa lầy. Tiếng động của các trận đánh chuyển xuống phía nam, trung đoàn 57 bao vây, bố trí hai bên bờ sông Nậm Rốm mỗi bên một tiểu đoàn. Lúc 23 giờ đại úy Hiền cùng tiểu đoàn thứ ba nhận được lệnh rút về. Lúc đó anh cùng đơn vị này đang chốt chặn ở đoạn ngã ba giữa con sông Nậm Rốm và con sông Nậm Nưa, điểm cuối cùng con đường tỉnh lộ 41 nối với con đường mòn của nước Lào. Một trận tấn công gây ra cảnh náo loạn trong phần lớn các đơn vị, cô lập các đơn vị đó, chia cắt và tràn ngập chúng. Binh sĩ của quân đội nhân dân và của đạo quân viễn chinh lẫn lộn với nhau. Có những tiếng kêu: "Đừng bắn. Người ta sẽ đón tiếp các bạn tử tế... ". Lúc đó đại tá Lalande bèn tìm cách chống đỡ tại chỗ và hạ lệnh cho các đơn vị quay lại Isabelle nơi đã nằm trong cảnh hỗn loạn hoàn toàn.

Ở Paris, do khác nhau về múi giờ, lúc đó gần 17 giờ, ngài Joseph Laniel, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng bước lên diễn đàn của quốc hội, bằng một giọng nói mà ông cố trấn tĩnh báo tin Điện Biên Phủ thất thủ. Tất cả các nghị sĩ đứng dậy, ngoại trừ hàng ghế của các nghị sĩ cộng sản. Nỗi sửng sốt trước thất bại đột nhiên đè nặng lên thành phố, báo chí công bố những tin nhanh truyền về đến thành phố một cách lộn xộn, do bị cắt xén bởi cơ quan kiểm duyệt ở Sài Gòn. Một số đặc biệt của tờ báo “Nước Pháp buổi chiều'', trưng ra một dòng tít lớn chạy suốt tám cột báo: "Điện Biên Phủ đã thất thủ", Báo Thế giới đưa tin là chiếc máy bay của Bảo Đại đã thoát khỏi một tai nạn. Từ vài ngày nay, người ta buộc tội Bảo Đại do kéo dài kỳ nghỉ ở Côte d'Azur đã làm chậm trễ cuộc thương lượng về việc trao trả thương binh. Buổi chiều của cái ngày thứ sáu này, trời đẹp và rặng cây dẻ trong Rừng Lớn và trên các bến sông đều nở hoa. Như thường lệ các nhà hát và các rạp xinê đều hoạt động.

Vào khoảng một giờ sáng ngày 8 tháng năm, một tốp nhỏ quân Việt nói được tiếng Pháp và vẫy vẫy một lá cờ trắng, tiến vào sở chỉ huy cứ điểm Isabelle. “Để chúng tôi vào, họ nói với những người ngăn họ lại. - Chúng tôi muốn gặp chỉ huy của các anh, đại tá Lalande". Đại tá Lalande chấp nhận gặp gỡ các sứ giả ấy. Họ bảo ông: “Mọi kháng cự đều vô ích. Ông đừng có ngoan cố". Lalande hạ lệnh ngừng chiến.

Đối với Bigeard và đối với Langlais là bắt đầu những ngày tăm tối, trong lúc đó đối với đại úy Hiền hình như đây là kết thúc một đêm dài. Khắp nơi tin chiến thắng lan truyền từ làng này sang làng khác nhanh như tia chớp. Giáo sư Tùng, trên dọc đường quay về các bệnh viện ở hậu phương, nhận được tin đó lúc 20 giờ. Đã có những người hét to: "Được rồi - Biết rồi". Khu tập đoàn cứ điểm giống như một phiên chợ Giời lớn, ở đó những người thắng trận chia nhau chút ít chiến lợi phẩm gồm các bánh xà phòng, những chiếc đèn pin bỏ túi và những khẩu phần đồ hộp. Nhiều ánh lửa lấp lánh trong khu lòng chảo, nơi người ta không còn lo sợ bị máy bay oanh tạc nữa, những trận oanh tạc mà nạn nhân ở phía người Pháp cũng như ở phía người Việt không thua kém gì nhau. Tuy nhiên máy bay vẫn còn bay lượn trong vùng, sẵn sàng bắn pháo sáng hay trút bom xuống những đống lửa khốn khổ trong thung lũng.

Viên sĩ quan tùy tùng trước đây của tướng Navarre, cùng với mười nghìn tù binh, tiến bước về các khu trại trên xứ Bắc Kỳ. Quân Việt đã trói hai tay của anh ta quặt ra sau lưng bởi anh ta không chịu trả lời những câu hỏi của họ. Trên khắp thế giới, nơi mà trận Waterloo1 ít gây ra chuyện ầm ĩ, việc thất thủ Điện Biên Phủ lại đã gây ra một nỗi sửng sốt ghê gớm. Đó là một trong những thất bại lớn của phương Tây nó báo hiệu sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa và sự kết thúc của một nền cộng hòa. Tiếng sấm rền của biến cố vẫn còn kéo dài mãi.
_____________________________________
1. Waterloo: Địa danh diễn ra trận thất bại lớn của Napoléon I. - N.D
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM