Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:09:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đã ra quân là đánh thắng  (Đọc 146284 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ongbom_f2
Thành viên
*
Bài viết: 912


« Trả lời #240 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2010, 10:54:53 pm »

Nhanh thật, mới đó mà đã hơn hai mươi lăm năm kể từ ngày nhập ngũ.

Nhanh thật, , mới đó mà đã hơn 1 tháng 17 ngày kể từ lúc T54B bị "bắn đứt xích". Sao sửa xe mà lâu thế , có lẽ bố cháu tranh thủ xe hỏng để tụt tạt ghé về thăm mẹ cu ?
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #241 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2010, 10:56:34 pm »

Bình yên vô sự. Trạm giao liên đầu tiên cách Nong pênh khoảng 10-15 km. Lính ào xuống xe. Kéo nhau vào trạm. Tắm giặt, ăn cơm, nghe phổ biến qui định và đi ngủ.
Chiến trường K khốc liệt đây sao. Một đêm ngủ trong chập chờn mộng mị nơi đất khách quê người bên những thằng đồng hương cùng mầu áo.

Hì, lâu lắm rồi mới thấy chú lính tăng T54b lên mạng.

Binh trạm này cách Phnom Penh 10 đến 15 cây số: Nếu nó nằm trên lộ 5 dọc bờ sông Tonlesap thì chắc tôi đã từng ở đó 1 đêm vào giữa tháng 10/82 trên đường về nước sau 3 năm 8 tháng ở chiến trường Campuchia.
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #242 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2010, 11:02:38 pm »

Bình yên vô sự. Trạm giao liên đầu tiên cách Nong pênh khoảng 10-15 km. Lính ào xuống xe. Kéo nhau vào trạm. Tắm giặt, ăn cơm, nghe phổ biến qui định và đi ngủ.
Chiến trường K khốc liệt đây sao. Một đêm ngủ trong chập chờn mộng mị nơi đất khách quê người bên những thằng đồng hương cùng mầu áo.

Hì, lâu lắm rồi mới thấy chú lính tăng T54b lên mạng.

Binh trạm này cách Phnom Penh 10 đến 15 cây số: Nếu nó nằm trên lộ 5 dọc bờ sông Tonlesap thì chắc tôi đã từng ở đó 1 đêm vào giữa tháng 10/82 trên đường về nước sau 3 năm 8 tháng ở chiến trường Campuchia.
hehe cái chổ này có tên gọi là Bồ Nâu hoặc cây số 10 hay 12 gì đấy . Sau này bọn em qua cũng ngủ ở đây 1 đếm rồi mới đi tiếp lên công pông chnăng khi rút quân về cũng ngủ 1 đêm tại đây .
À mà xem ra cái binh trạm này quen thuộc vói nhiều đời lính mà sao không bác nào ghé tìm lại nó hé  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
T54b
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373



« Trả lời #243 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2010, 11:06:26 pm »

Nhanh thật, mới đó mà đã hơn hai mươi lăm năm kể từ ngày nhập ngũ.

Nhanh thật, , mới đó mà đã hơn 1 tháng 17 ngày kể từ lúc T54B bị "bắn đứt xích". Sao sửa xe mà lâu thế , có lẽ bố cháu tranh thủ xe hỏng để tụt tạt ghé về thăm mẹ cu ?

 Hiii.
Bác Lixeta mất bao nhiêu tháng ngày mới cho Tăng tham chiến nữa là t54b.
T54b không nhớ nổi đó là binh trạm nào. Chỉ nhớ duy nhất một điều tới đó va lần đầu tiên được ăn cơm với cá tra khô chiên dầu ngon hơn cơm quân trường. Thế đấy, lính thật vô tư.
Logged

Hạt cát nhỏ trên xa mạc. Thân cát bụi trở về cát bụi.
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #244 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2010, 11:22:02 pm »

hehe cái chổ này có tên gọi là Bồ Nâu hoặc cây số 10 hay 12 gì đấy . Sau này bọn em qua cũng ngủ ở đây 1 đếm rồi mới đi tiếp lên công pông chnăng khi rút quân về cũng ngủ 1 đêm tại đây .
À mà xem ra cái binh trạm này quen thuộc vói nhiều đời lính mà sao không bác nào ghé tìm lại nó hé  Grin

Thường những chổ cày sâu cuốc bẫm, khó khăn ác liệt hoặc những nơi mình có kỷ niệm đẹp về tình yêu thiên nhiên đất nước - con người... thì mình mới đưa nó vào bộ nhớ. Còn những chổ thoạt đến thoạt đi này hiếm khi mình nhớ đến nó Undecided

Binh trạm hồ Baray mình nhớ nó, vì ngũ tại đây tới 4 - 5 đêm trong thời gian nóng ruột chờ tàu về nước. Do tâm trạng nóng ruột này nên mình dễ đưa nó vào bộ nhớ. Vả lại hồ Baray mùa nước nổi cũng rất nên thơ.
Logged
chitrung
Thành viên
*
Bài viết: 23



« Trả lời #245 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2011, 08:31:17 pm »

Xe dừng lại trước một barie. Đập vào mắt chúng tôi là câu: “ Đã ra quân là đánh thắng” – Cuộc đời lính tăng của tôi bắt đầu từ đây.

Trong sâu thẳm con tim tôi khi đó cũng không nghĩ mình sẽ là người lính của binh chủng Tăng Thiết giáp. Nhập ngũ tháng tám 1985 sau khi vừa rời trường phổ thông chưa đầy 3 tháng, nhận lệnh khám NVQS với lời hứa của Ban giám hiệu trường: Các em cứ đi khám sức khỏe để thực hiện đúng nghĩa vụ thanh niên với đất nước, còn nhà trường không để các em đi lính khi chưa nhận tin báo kết quả thi Đại học (!!!). Ngày khám sức khỏe, T54b vừa tròn 18 tuổi 3 tháng, cân nặng 42 kg, cao trên 1,7m. Với sức khỏe như thế có mơ T54b cũng không bao giờ nghĩ mình sẽ là lính Tăng. Nhưng dù không mơ, T54b cũng đã đứng trước cổng trường hạ sĩ quan Tăng Thiết giáp 1 (Trường 700-Long Thành-Đồng nai).
ng nên truyền thống vinh quang: “ Đã ra quân là đánh thắng” của bộ đội tăng thiết giáp.


Thế là Quê huấn luyện cùng trường với tớ rồi Cheesy nhưng tớ huấn luyện năm 79
Logged
Captain
Thành viên
*
Bài viết: 5



« Trả lời #246 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2011, 08:55:51 pm »

Những năm sau giải phóng ở Cămpuchia. Nhưng chiến trường vẫn ác liệt. Quân ponpot tản ra tập trung ở trong rừng tập kích cài mìn, lính ta mùa khô cũng truy quyét, mùa mưa cũng truy quyét. Giày rách tươm, tôi vẫn không quên hình ảnh bộ binh sư 309 vác cối 60 đạn cối từng kẹp như kẹp cá. Họ đánh rât giỏi nghe súng AK họ điểm xạ là chúng tôi thấy yên tâm. Bình thường họ nhậu cũng hay lắm vui hết mình. Căm pu chia cũng có Tăng nhưng họ quản lý và sử dụng kém và thiếu tính kỷ luật. nên hiệu quả không cao. Trung đoàn đầu tiên của họ là trung đoàn 69 lộn ngược lộn xuôi vẫn là 69.
Logged
T54b
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373



« Trả lời #247 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2012, 12:43:42 pm »

Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ.
Nhưng những người lính trẻ vẫn say sưa mặc kệ bom rơi đạn nổ. Ngoài kia có vệ binh trạm gác rồi. trong giấc mơ của họ là gì: mẹ, vợ, người yêu hay bóng dáng quê nhà xa thẳm… T54b thì không mơ mộng gì. Một giấc ngủ sau một ngày nhiều cảm xúc vì phải xa quê hương, vì đã và đang đối mặt với cái chết rồi. Khóc lóc thì không, bâng khuâng thì có. Nhưng cũng chỉ một chốc lát mà thôi...
Giấc ngủ còn đang say, chợt tiếng ai như quát vào tai gọi dậy. Mở mắt ra thấy lán trại binh trạm giao liên đầu tiên trên đất K như vỡ òa trong nắng sớm và tiếng cười đùa chọc ghẹo lẫn nhau của lính trẻ.
Nhìn sang bên canh, thấy thằng T như còn tiếc rẻ giấc ngủ trong tiếng ngáp dài. Hắn nói: tụi bay ngủ như chết, báo hại tao thức canh. Cả bọn chợt phá lên cười, đồ ngu ai biểu mày  gác chứ, sợ quá không ngủ được còn bày đặt làm phách.
Chuyến hành quân thứ hai trên đất bạn cũng trên xe cơ giới, nhưng là Zinkho mui trần, gần 50 thằng lính trẻ bấu víu trên thùng xe. Không một tấc sắt trong tay, gặp Pốt thì sẽ làm gì đây. Chết chắc rồi.
Logged

Hạt cát nhỏ trên xa mạc. Thân cát bụi trở về cát bụi.
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #248 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2012, 03:41:46 pm »

Hiii.
Bác Lixeta mất bao nhiêu tháng ngày mới cho Tăng tham chiến nữa là t54b.
T54b không nhớ nổi đó là binh trạm nào. Chỉ nhớ duy nhất một điều tới đó va lần đầu tiên được ăn cơm với cá tra khô chiên dầu ngon hơn cơm quân trường. Thế đấy, lính thật vô tư.

 Đó là khi chú lính TTG mới sang K thì cảm nhận như vậy thôi, đang ở quân trường, thao trường ăn cực quá được bữa cá tra khô chiên dầu lạc, cơm trắng phau cả chậu đầy thì ấn tượng vậy thôi. Grin

 3 năm sau mà vẫn có cảm giác đó mới là lạ. Đưa khúc cá khô chiên vào miệng, vị mặn nó lan khắp khoang miệng thấy chai cứng quai hàm thì lúc đó mới thấy hết sức "tàn bạo" của cá khô chiên. Ăn nhiều cá khô sợ lắm. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
tecke
Thành viên
*
Bài viết: 78



« Trả lời #249 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2012, 04:39:42 pm »

Nhưng ở trường huấn luyện cũng có cái vui cái thú chứ mấy bác , lúc mình đi vẫn còn chị nuôi cứ 9g tối thảo luận chính trị họp hành gì xong mấy thằng cùng hội lại đi rình chị em ..T .. trong conec , hé hé tiểu đoàn HL có tám chị nuôi mình đều tưởng tò  Grin
Híc, thanh niên như cháu trong thời đại này còn chả biết nhiều như bác.
Các cụ khổ nhiều sướng cũng lắm!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM