Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 11:21:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đã ra quân là đánh thắng  (Đọc 146469 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
T54b
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373



« Trả lời #100 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2010, 09:42:10 am »

@dungsamtien: t54b đọc được cái này trên mạng, bạn chép cho chú bạn xem nhé, cho mình gửi lời chào tói bác ấy- một CCB TTG. Bạn mời bác ấy vào QSVN đi.

8 cách bảo vệ đôi tai của bạn
TP - Tai không những là bộ phận thính giác quan trọng mà còn có tác dụng giữ thăng bằng cho cơ thể. Do tầm quan trọng của tai, bạn cần áp dụng một số cách chăm sóc, phòng ngừa các bệnh về tai theo khuyến cáo của các bác sỹ chuyên khoa.
1. Cần chú ý không để nước lọt vào tai, nhất là những người đang bị viêm nhiễm bên trong lỗ tai.
Bạn có thể ngăn nước vào tai bằng cách dùng bông tẩm vaselin bịt tai; hoặc dùng mũ nilon bịt đầu (trùm tai); hoặc nút bịt lỗ tai khi bơi lặn.
Khi tắm, nếu nước vào tai thì cần nghiêng đầu, tay kéo tai và nhảy dậm chân vài lần cho nước chảy ngược ra; tuyệt đối không ngoáy tai.
2. Khi bị viêm mũi do cảm cúm hoặc dị ứng, viêm xoang cần điều trị tích cực cho mau khỏi, vì viêm mũi mãn tính có thể lây bệnh sang vùng tai gây viêm tai giữa, thậm chí gây viêm dây thần kinh tai, ảnh hưởng tới thính lực.
Ngoài ra, bạn không nên xỉ mũi quá mạnh khi bị viêm mũi, vì vi khuẩn sẽ từ khoang mũi dễ lây nhiễm sang vùng tai giữa; đồng thời khi có vấn đề về tai, bạn không nên bơi, lặn, đi lại nhiều bằng máy bay, thang máy vì những hoạt động này có thể khiến bạn bị ù tai, chóng mặt, hoa mắt.
3. Cần phải thận trọng đừng để xảy ra tai nạn, nguy hiểm đối với vùng tai; cố gắng tránh bị lực tác động mạnh đến khu vực tai hoặc lân cận vì có thể bị thủng màng nhĩ, chảy máu tai, dịch tủy chảy ra dằng tai, xương tai bị biến dạng... dẫn đến giảm thính lực.
4. Một số bệnh, nhất là những bệnh liên quan đến đường máu nuôi tai có thể làm cho dây thần kinh tai bị suy giảm chức năng khiến cho tai ù hoặc bị điếc.
Vì thế bạn cần chú ý điều trị tích cực các bệnh loại này như bệnh cảm cúm, sởi, quai bị, tiểu đường, bệnh thận, máu nhiễm mỡ, cao huyết áp, bệnh gút, bệnh thiếu máu...
Đồng thời, cần chú ý một số yếu tố có thể làm cho dây thần kinh tai bị suy giảm sớm hơn bình thường như sự căng thẳng, lo lắng, nghỉ ngơi không đủ thời lượng, hút thuốc lá, ăn nhiều thức ăn mặn, uống nhiều cà phê, trà, nước giải khát có ga...
Bạn cũng cần thường xuyên tập thể dục để máu lưu thông nuôi dây thần kinh tai.
5. Phải tránh tiếp xúc với tiếng ồn ào trong thời gian dài (như tiếng nhạc tại các tụ điểm giải trí, tiếng ồn trong các nhà máy...); hoặc tiếng động cường độ quá mạnh trong thời gian ngắn (như tiếng súng, tiếng pháo nổ...), vì loại âm thanh này làm suy giảm thần kinh tai; trường hợp không tránh được, bạn nên dùng dụng cụ nút tai hoặc che tai để giảm bớt tiếng ồn.
6. Trước khi dùng các loại thuốc, dù là thuốc tiêm, thuốc uống hay thuốc nhỏ tai, bạn luôn phải tham khảo ý kiến bác sỹ, vì một số loại thuốc như kháng sinh (aminoglycoside), giảm đau (aspirin) hoặc một số thuốc nhuận tràng... có thể gây hại cho thần kinh tai và thần kinh tiền đình; bệnh nhân có thể bị phản ứng với thuốc.
7. Ráy tai là chất tự nhiên do cơ thể sinh ra để giữ độ ẩm, chống nhiễm khuẩn cho vùng tai ngoài và ngăn ngừa vật lạ lọt vào lỗ tai.
Thông thường, ráy tai tự "tiêu" khỏi lỗ tai, không cần phải ngoáy tai. Nhưng nếu ráy tai quá nhiều có thể khiến bị ù tai thì cần đi khám bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng.
Đôi khi một số người có ráy tai ướt và nhiều quá thì có thể dùng thuốc nhỏ tai cho ráy tai tan ra để thông lỗ tai (nhỏ tai mỗi tuần 1 lần hoặc thưa hơn).
Bạn có thể làm vệ sinh tai bằng cách dùng tăm bông thấm nước sạch ngoáy nhẹ ở vùng tai ngoài, nhưng không được ngoáy sâu vào bên trong lỗ tai.
8. Khi gặp các triệu chứng bất thường như ù tai, có tiếng ong ong trong tai, chóng mặt, hoa mắt, có mủ từ tai chảy ra, ngứa tai, sưng tai, nửa mặt bị tê liệt thì bạn phải mau chóng đi khám bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng để có phác đồ điều trị tích cực.
(Trần Thùy Dương)

Logged

Hạt cát nhỏ trên xa mạc. Thân cát bụi trở về cát bụi.
T54b
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373



« Trả lời #101 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2010, 10:45:10 am »

Cái tết đầu tiên của đời lính.

Đã mấy ngày rồi, trong cả tiểu đoàn 2 pháo thủ và cả cái trường HSQ TTG này đều xôn xao chuẩn bị đón tết Bính Dần.

Đối với tập thể học viên HSQ của T54b thì khỏi phải nói nhiều. Chuyện tết chuyện nhà cứ nổ ra liên tục. Mỗi thằng lính trẻ đều luôn có những tâm tư. T54b lại càng nhiều lo nghĩ. Những ngày này đầu óc không còn chỗ chứa cho những pháo 100, những K53, những 12,7 những máy thông tin P113… Thế nhưng cái đầu vẫn làm việc liên tục với nội dung nóng hổi nhất: tết và về tết được không đây? T54b nhớ lắm, nhớ quê hương, nhớ mẹ nhớ anh em, bạn bè…

Thế rồi, xảy ra một việc. Tối đó, bốn đồng ngũ của chúng tôi: Giới, Hương A, Hương B, Hồng đã khoác ba lô và “chuồn”. Chúng đã chuồn trước phiên tôi sẽ gác khoảng 10’. Btr báo động kiểm tra quân số , mất 4 em. Bây giờ thì đâu chỉ lính Tây ninh mới chuồn . Chuyện mấy thằng đồng hương đảo ngũ làm chúng tôi dao động thật sự.

“Gia đình chú Tư” lập tức họp khẩn cấp. Gia đình chú Tư là biệt danh trung đội đặt cho nhóm chúng tôi gồm ; T54b, Bảy, Thống, Thơ và đã đưa ra quyết định cũng sẽ chuồn về quê ăn tết ngay đêm hôm sau. Nhưng, sang hôm sau, toàn C tập hợp và được nghe CTV nói rõ, đơn vị sẽ giải quyết một số đồng chí về tranh thủ. Lại chứa chan bao hi vọng mình có tên.

Những ngày cuối cùng của một năm trôi đi khá nhanh trong sự chờ đợi và hi vọng. Cuối cùng tôi và Thống được gọi lên gặp C. Quyết định của C: Một trong hai đồng chí sẽ đại diện cho số anh em QKV được về tết, hai đồng chí tự bàn với nhau. Các đồng chí đi và tiêu chuẩn tết chúng tôi sẽ giữ lại cho các đồng chí sau khi vào đơn vị. Huh

Thật khó xử vì ai mà chẳng muốn đường hoàng hiên ngang về quê ăn tết. Chúng tôi chưa quyết định sẽ như thế nào thì cả hai lại được lệnh cùng về.

4 giờ sáng ngày 28 tháng Chạp âm lịch, chúng tôi cùng anh Thuận A Tr xuất phát. Khó có thể tưởng tượng được là sẽ về quê theo kiểu như vậy . Nguyên nhân do D và C trộm nhà trường cho chúng tôi về nên chúng tôi cũng như trốn đi mà thôi. Vòng ra sau dãy nhà C bộ, chúng tôi vòng qua “cửa mở”. Cửa mở là tên mà  lính chúng tôi đặt cho vị trí đi ra hướng có chiếc tăng của ta cháy mà chúng tôi đã được thăm khi mới vào T700. Ngay lập tức chúng tôi gặp 2 lính gác của D1. Sau một hồi thương lượng giữa anh Thuận và họ , chúng tôi đã vượt “102” an toàn. Sau đó chúng tôi lầm lũi hành quân trong đêm khoảng 5 km và đến ngã ba Thái lan lúc mờ sáng. Quốc lộ 52 lúc này người xe đi lại khá tấp nập. Từ hướng ngã ba Thiết giáp, 1 chiếc lam chở đầy nhóc lính chạy tới. Vội nép mình vào bên quán , chúng tôi nghĩ chắc vệ binh trường. Nhưng không phải, cũng là mấy ông lính TTG trốn về ăn tết nhưng lại mò ra ngã ba TTG đón xe đi mới ngon chứ.

Chúng tôi phải đi rất nhiều chặng: lên ngã ba Vũng tàu, đi tiếp ra Long khánh. Hồi đó xe cộ đi lại rất khó khăn. Đến ga Long khánh, chúng tôi leo qua tường vào ga  lên tàu chợ, Lên tàu tay soát vé thấy mấy thằng lính ngồi lại cả với nhau nên không hỏi vé chúng tôi trong khi lại hoạch họe rất dữ những người khác Huh Cái tết đầu tiên của đời lính t54b diễn ra trong vòng tay quê hương.
Logged

Hạt cát nhỏ trên xa mạc. Thân cát bụi trở về cát bụi.
hoaigiang
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #102 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2010, 06:19:14 pm »

Cháu tham gia diến đàn đã lâu nay mới đăng ký vì thấy hay quá và có vài câu muốn hỏi. Cháu thấy các chú CCB thời 86 trở về sau có vẻ thiện chiến hơn các chú bác đánh Bốt năm 78-79. Chú T54 đựoc huấn luyện kỹ  và nhớ rất vứng lý thuyết chắc các chú bên ấy oánh ác lắm nên Bốt thua thảm hại chứ không như thời đầu, các bác như quyenkh, binhyen, Hai ruộng.....và một số bác khác theo cháu đọc như chú T54 viết thì có vẻ như không biết chiến đấu bài bản đúng không ạ? Cháu cũng thấy các chú bác nói thực tế chiến đấu khác xa lý thuyết huấn luyện vậy là sao? Ta phải vứng lý thuyết chứ, khi bắn ta phải lẩm nhẩm tì súng như thế nào này, bắn ra sao này đúng không ạ? Chú T54 cứ kể nữa đi, cháu hóng với, chú kể những trận đánh oai hùng nhé.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Ba, 2010, 06:28:37 pm gửi bởi hoaigiang » Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #103 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2010, 06:32:22 pm »

Cháu tham gia diến đàn đã lâu nay mới đăng ký vì thấy hay quá và có vài câu muốn hỏi. Cháu thấy các chú CCB thời 86 trở về sau có vẻ thiện chiến hơn các chú bác đánh Bốt năm 78-79. Chú T54 đựoc huấn luyện kỹ  và nhớ rất vứng lý thuyết chắc các chú bên ấy oánh ác lắm nên Bốt thua thảm hại chứ không như thời đầu, các bác như quyenkh, binhyen, Hai ruộng.....và một số bác khác theo cháu đọc như chú T54 viết thì có vẻ như không biết chiến đấu bài bản đúng không ạ? Cháu cũng thấy các chú bác nói thực tế chiến đấu khác xa lý thuyết huấn luyện vậy là sao? Ta phải vứng lý thuyết chứ, khi bắn ta phải lẩm nhẩm tì súng như thế nào này, bắn ra sao này đúng không ạ?
hehe , làm sao lính đàn em thời gian chiến đấu chỉ 3 năm không quá 6 tháng lại thiện chiến hơn lớp đàn anh 78-79 được ? cứ mỗi lần đàn anh ra quân đàn em khóc như mưa vì sợ bơ vơ 1 mình không ai dẫn dắt .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
hoaigiang
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #104 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2010, 06:57:17 pm »

Khóc là sao hả chú haanh? Cháu nghĩ các chú bộ đội phải dũng cảm chứ ạ như chú T54 nói là không bỏ chạy khỏi xe khi chưa bắn hết đạn. đã là bộ đội thì phải không sợ chết chứ.
Cháu không hiểu nên hỏi, mong các bác các chú đừng mắng. Embarrassed
Logged
T54b
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373



« Trả lời #105 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2010, 08:00:29 pm »

@hoaigiang:
Không hẳn thế đâu. Lý thuyết và thực tế khác nhau nhiều. Các bác đi thời 1978-1979 gian khổ và hi sinh rất nhiều. Thời gian sau này, hình thái chiến trường K có khác hơn. Mức độ ác liệt của chiến trường mỗi thời điểm cũng không giống nhau và không thể đo độ ác liệt một cách cảm tính được. Hoaigiang hãy xem và cảm nhận những topic Máu và Hoa để thấy được điều đó.
Logged

Hạt cát nhỏ trên xa mạc. Thân cát bụi trở về cát bụi.
minhtrang91
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 692


"


« Trả lời #106 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2010, 08:02:56 pm »

Cháu tham gia diến đàn đã lâu nay mới đăng ký vì thấy hay quá và có vài câu muốn hỏi. Cháu thấy các chú CCB thời 86 trở về sau có vẻ thiện chiến hơn các chú bác đánh Bốt năm 78-79.
Hoaigiang ơi là Hoàigiang !
 Tớ là lính nhập ngũ tháng 3/79 nhưng đánh trận đầu tiên xua quân Pốt ra khỏi BoengMealea vào mãi 13/9/1979 và cũng chịu nhiều tủi nhục ,lên bờ xuống ruộng với bọn 912 khu vực núi Hồng và vùng phụ cận gần  hai năm trời .
 Những vất vả ,gian truân và thậm chí hy sinh không thấm vào đâu so với các bác đi lính năm 1977-1978 .Nhất là các đàn anh đã tham gia chiến dịch đánh nống qua  K rồi lại rút về ,nhiều lần như vậy mãi đến khi bác Hêng thành lập Mặt trận đoàn kết Dân tộc cứu nước Kampuchia,quân ta mới sử dụng tổng lực Hải,lục,không quân ,vừa vũ khí Mỹ vừa vũ khí Liên Xô,Trung Quốc ,thần tốc từ 3/12/1978 đến 7/1/1979 là vào tận Phnompenh . Riêng ở Sư 5,trận đánh vượt sông Mê Kông và trận U đông đã khẳng định tính thiện chiến của mình .Không hiểu có phải vì vậy mà sau này ,D52 (quân được rút từ Sư 5 về ) cơ động suốt cả ba huyện ChiK 'reng ,SoutrniKum  và cả Khu vực Núi Hồng nữa
 Hoaigiang ơi.Giải quyết chiến trường vẫn là bộ binh thôi giang à !Lính 75-76-77 vẫn có người là sinh viên ,là giáo viên ,là cán bộ Đoàn .Họ ra đi với khí thế hừng hực của tuổi trẻ,không hề tính toán và chẳng hề biết khi nào được về với Mẹ .Vì một điều dễ hiểu : Lúc đó chẳng có Luật Nghĩa vụ quân sự như bây giờ đâu !!!
 Khi MT 91 vào B1C1D1 E4F5,Minh trang thấy hạ sỹ Dân ,hạ sỹ  Kính đi lính 1972 mà chưa về .Cha ! đến khi nào mình mới về đây ! Ấy vậy mà cuộc sống ,chiến đấu đã gắn kết anh em lại ,hoàn thành nhiệm vụ giúp bạn chính là giúp mình ,góp phần giữ bình yên cho Tổ quốc . Đừng so sánh khập khiểng như vậy bạn ạ .MT 91 vẫn coi các anh lính 77,78 như là bậc đàn anh thực thụ,đáng kính  .Những lí thuyết ở quân trường chỉ phần nào thôi .Thực tế chiến trường sẽ dạy cho người lính biết dự đóan chuyện gì sẽ xãy ra và sẽ dạy cho người lính biết xử trí ra sao khi đụng địch .(Thực tế ,lính mình đã bắn liên tiếp 6 quả B40 , dựng nòng cối 80 bắn ứng dụng với một góc trên 80 độ nhỏ hơn 90 độ so với mặt đất như ở Svailo năm 81-82 đó bạn ạ !)
 
Logged

[IMG]
...Ta đi qua những năm tháng không ngờ ...
lamlinh31278
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 688


Một cây Thốt nốt, một quân tình nguyện VN


« Trả lời #107 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2010, 08:38:10 pm »

 Quân trường đổ mồ hôi,chiến trường bớt đổ máu,là câu nói đầu tiên của cán bộ khung khi huấn luyện tân binh.Nhưng thực tế chiến trường khác xa với quân trường.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Ba, 2010, 09:09:05 am gửi bởi lamlinh31278 » Logged

VÌ NHÂN DÂN QUÊN MÌNH ,VÌ NHÂN DÂN HY SINH.

       Nhịn Một Chút Gió Ngừng Sóng Lặng
          Lùi Một Bước Đất Rộng Trời Cao
HungD25F5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 255


« Trả lời #108 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2010, 09:34:11 pm »

Cháu tham gia diến đàn đã lâu nay mới đăng ký vì thấy hay quá và có vài câu muốn hỏi. Cháu thấy các chú CCB thời 86 trở về sau có vẻ thiện chiến hơn các chú bác đánh Bốt năm 78-79.
Hoaigiang ơi là Hoàigiang !
 Tớ là lính nhập ngũ tháng 3/79 nhưng đánh trận đầu tiên xua quân Pốt ra khỏi BoengMealea vào mãi 13/9/1979 và cũng chịu nhiều tủi nhục ,lên bờ xuống ruộng với bọn 912 khu vực núi Hồng và vùng phụ cận gần  hai năm trời .
 Những vất vả ,gian truân và thậm chí hy sinh không thấm vào đâu so với các bác đi lính năm 1977-1978 .Nhất là các đàn anh đã tham gia chiến dịch đánh nống qua  K rồi lại rút về ,nhiều lần như vậy mãi đến khi bác Hêng thành lập Mặt trận đoàn kết Dân tộc cứu nước Kampuchia,quân ta mới sử dụng tổng lực Hải,lục,không quân ,vừa vũ khí Mỹ vừa vũ khí Liên Xô,Trung Quốc ,thần tốc từ 3/12/1978 đến 7/1/1979 là vào tận Phnompenh . Riêng ở Sư 5,trận đánh vượt sông Mê Kông và trận U đông đã khẳng định tính thiện chiến của mình .Không hiểu có phải vì vậy mà sau này ,D52 (quân được rút từ Sư 5 về ) cơ động suốt cả ba huyện ChiK 'reng ,SoutrniKum  và cả Khu vực Núi Hồng nữa
 Hoaigiang ơi.Giải quyết chiến trường vẫn là bộ binh thôi giang à !Lính 75-76-77 vẫn có người là sinh viên ,là giáo viên ,là cán bộ Đoàn .Họ ra đi với khí thế hừng hực của tuổi trẻ,không hề tính toán và chẳng hề biết khi nào được về với Mẹ .Vì một điều dễ hiểu : Lúc đó chẳng có Luật Nghĩa vụ quân sự như bây giờ đâu !!!
 Khi MT 91 vào B1C1D1 E4F5,Minh trang thấy hạ sỹ Dân ,hạ sỹ  Kính đi lính 1972 mà chưa về .Cha ! đến khi nào mình mới về đây ! Ấy vậy mà cuộc sống ,chiến đấu đã gắn kết anh em lại ,hoàn thành nhiệm vụ giúp bạn chính là giúp mình ,góp phần giữ bình yên cho Tổ quốc . Đừng so sánh khập khiểng như vậy bạn ạ .MT 91 vẫn coi các anh lính 77,78 như là bậc đàn anh thực thụ,đáng kính  .Những lí thuyết ở quân trường chỉ phần nào thôi .Thực tế chiến trường sẽ dạy cho người lính biết dự đóan chuyện gì sẽ xãy ra và sẽ dạy cho người lính biết xử trí ra sao khi đụng địch .(Thực tế ,lính mình đã bắn liên tiếp 6 quả B40 , dựng nòng cối 80 bắn ứng dụng với một góc trên 80 độ nhỏ hơn 90 độ so với mặt đất như ở Svailo năm 81-82 đó bạn ạ !)
 
       Đọc qua bài viết này của MT91 , mình hoàn toàn nhất trí với nhận xét và cảm xúc này , bạn hoàn toàn đúng  Cry cám ơn bạn MT91 rất nhiều , bạn làm cho tôi rất bồi hồi xúc động .
Logged

Tận nhân lực , tri thiên mệnh
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #109 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2010, 11:27:35 pm »

 Thân gởi Hoaigiang.
Lý thuyết chiến tranh chỉ là bản tổng hợp đúc kết kinh nghiệm chiến trường qua từng trận đánh, còn cụ thể từng trận đánh chỉ có người trong cuộc mới biết. Mỗi thời kỳ, thời điểm tùy thuộc vào điều kiện, khả năng sẽ có những vận dụng khác nhau..thậm chí là ..ngoài sức tưởng tượng !
   Chiều nay, tôi đã được nghe một cưụ C tr ( lính 77-85) kể về thời chốt chặn năm 78, đã từng chứng kiến 1 xạ thủ B40 bắn trong 1 trận hơn 20 quả ( bắn vác vai hẳn hoi nhé ) trong một trận đánh phối hợp với Tank
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM