Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:55:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thông tin C3 D26 F7 QD4  (Đọc 29004 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #30 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2010, 09:52:19 pm »

hehe hay lắm anh Hiếu ơi , em cũng 2w đây tiến lên đi anh  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #31 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2010, 10:53:54 pm »

Nhân dip giang sinh ,chúc bác chủ "thớt" ,chúc các thành viên quansuvn.net các bác cựu chiến binh và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, hưởng  một đêm giáng sinh vui vẻ
                   :•.(¯`°´¯).• ¤*•,¸.¸, một năm mới bình an •*¤*•,.•

 ¤*•,¸.¸, •*¤*•,¸.MERRY CHRISTMAS,•*¤*•,¸.¸,•*HAPPY NEW YEAR                    *•,¸.¸,•*¤*•,¤*•,¸.¸,•*¤*•,¸., •*¤*•,¸.¸,•*¤*•,¸.¸,•

Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
hieuc3d26f7
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #32 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2010, 01:40:03 pm »

Hơn 1 giờ chiều đến nơi tôi vào báo cáo chỉ huy tiểu đoàn. Ở D6 thời gian này anh Mai Kim làm tiểu đoàn trưởng, anh Sáu là chính trị viên, cả hai anh là người Thanh Hóa. Tôi báo cáo anh Mai Kim là tổ đài vô tuyến chúng tôi đến phục vụ cho tiểu đoàn chịu sự chỉ huy của các anh, đề nghị các anh giúp đỡ để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ. Anh nói với chúng tôi là anh đã biết kế hoạch này từ hôm qua rồi, anh nhấn mạnh rằng ở đây không như ở trung đoàn và sư đoàn đâu, các đồng chí phải hết sức chú ý trong việc sinh hoạt, đi lại. Phía trước mặt chúng ta là địch, xung quanh là những bãi mìn, phải hết sức cảnh giác. Anh Đề nói với anh Kim và anh Sáu cho đặt đài ở nhà chỉ huy của tiểu đoàn. Các anh đồng ý ngay. Anh Sáu chính trị viên nói: “Các chú ở gần bọn anh để tiện cho các anh liên lạc sư đoàn”. Lát sau tôi thấy anh Nguyễn Văn Trong ở trên chốt đại đội về, anh Trong thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ đi bộ đội cùng tôi, anh là trợ lý tác chiến tiểu đoàn. Anh em găp nhau, tôi nói lâu lắm rồi không xuống dưới này, anh em cùng đoàn ai còn ai mất? Anh bảo đứa thì chuyển đi đơn vị khác, người thì bị thương, người hi sinh gần hết cả rồi, hiện chỉ còn vài người, dưới C15 đại đội hỏa lực của tiểu đoàn có anh Nguyễn Hữu Lương xã Cẩm Hoàng. Tôi hỏi có xa không? Lát nữa sẽ xuống đó. Anh Trong bảo: gần thôi nhưng không nên đi vì nơi đây không như nơi khác, xung quanh ta là địch cả.
Làng Tô Teeng bộ đội ta chốt giữ ở đây gọi là làng “Sen”, mùa mưa xung quanh làng chỉ có nước và nước. Đứng ở đây nhìn về bốn hướng chỉ có hướng đông bắc là có ít cây chàm non mọc ở những nơi chũng nhất không cấy lúa được,còn xung quanh là ruộng của nông dân. Người dân ở đây từ cuối năm 1977 đã theo bộ đội Việt Nam và di chuyển đi nơi khác hết, hiện không có người nào ở đây cả, chỉ có bộ đội tiểu đoàn 6 chốt giữ tại đây. Bờ kênh từ đoạn đường 241 vào đây phía đông là vị trí đứng chân của tiểu đoàn bộ. Cách một đoạn không xa là đại đội 15 hỏa lực của tiểu đoàn, ở hướng tây nam là đại đội 11,12, 13. Các đại đội được bố trí dọc theo làng theo hướng Bắc nam, C13 là đơn vị dâng lên cao nhất. Đường xuống các đại đội chủ yếu men theo các bờ kênh, chỉ có đoạn đường từ sở chỉ huy tiểu đoàn xuống C15 hỏa lực là có thể dùng xe cơ giới được. Tiểu đoàn bộ đóng ở một xóm nhỏ, phía đông là hai chiếc nhà ngói khá to nhưng bị xiêu vẹo bởi những trận pháo kích, phía tây là hai chiếc nhà ngói nhỏ hơn, một chiếc bị đánh sập, còn một chiếc là nhà chỉ huy của tiểu đoàn. Các anh chỉ huy tiểu đoàn và bộ phận tác chiến cùng với máy thông tin vô hữu tuyến ở đây. Phía đông nam sở chỉ huy là chốt của trung đội chinh sát, phía đông bắc là trung đội thông tin, phía bắc là bộ phận hậu cần ý tá, phía tây giáp bờ kênh là lực lượng vận tải công binh của tiểu đoàn. Những đơn vị bao quanh sở chỉ huy ban ngày thì về vị trí, ban đêm thì dông lên các hầm phía trước để phục kích. Xuống đây mới thấy hầm hố anh em làm rất kiên cố, đảm bảo sự sống còn của người lính khi chốt giữ vị trí tiền tiêu này. Mùa mưa ở đây hầm không đào sâu được, chỉ đào 50cm kê sạp gỗ để nằm, có chỗ để múc nước ra, phía cửa hầm là ụ đất lớn ngăn đạn bắn vào. Đây cũng là nơi bộ đội ta phục kích vào ban đêm, là công sự đánh trả quân địch khi chúng đánh vào. Ở dưới các đại đội cũng làm như vậy, suốt ngày đêm anh em phải sống dưới hầm như thế này, nhiều khi ăn cơm cũng ở dưới đó.
Tôi và anh Đề, hai anh em đi xuống báo cơm không ngờ cái vị trí “sang trọng” nhất ở đây lại là nơi nấu cơm (nhà ngói đẹp nhất). Báo cơm xong chúng tôi tranh thủ đi quan sát xem anh em dưới này ăn ở ra sao, đến nhà thông tin hỏi các tần số liên lạc và mạng lưới thông tin ở dưới này được bố trí như thế nào, đây là nơi chúng tôi quan tâm nhất. Các anh thông tin vô tuyến ở đây cho biết “Bọn em làm việc không có giờ, cứ thấy súng nổ ở phía trên hay là đường dây hữu tuyến không liên lạc được là chúng em lên máy, chả mấy khi chúng em mất liên lạc với đại đội ở dưới chốt cả”. Tôi nửa đùa nửa thật nói với các anh: Ở đây bọn tớ có làm sao thì các đồng chí cứ mở tần số (...) gọi về đài thông tin phục vụ ở sở chỉ huy sư đoàn. Đi qua các hầm của bộ đội ta chỗ nào cũng thấy rất nhiều đạn, lựu đạn, bông băng cá nhân, tư thế cảnh giác sẵn sàng chiến đấu của bộ đội ta rất cao, cảnh giác tuyệt đối, nó quyết định giữa sự sống và cái chết, giữa thất bại và chiến thắng. Vào đến chỗ của anh em trinh sát các anh thấy người lạ hỏi chúng tôi ở đâu đến, tôi nói chúng tôi là lính thông tin sư đoàn. Mấy anh nói lính “cậu” xuống đây có mang súng đạn không. Anh Đề nói chúng tớ chỉ có một máy, một súng và mấy băng đạn. Các anh đưa đạn và lựu đạn cho chúng tôi. Các anh bảo ở đây phải chuẩn bị nhiều đạn, không chỉ vài băng như ở trung đoàn được.
Đêm đầu tiên ở chốt chúng tôi không hề chợp mắt. Ở các đại đội 11, 12, 13 lại nổ súng, địch tập kích vào các chốt của ta. Đạn bắn qua sang cả sở chỉ huy tiểu đoàn. Địch đánh vào đâu thì ở đó nổ súng, còn lại các chốt nằm im. Ngày ngủ, đêm thức những người lính đã quen từ lâu nhất là những người lính nằm ở các chốt và lính vô tuyến điện nơi giáp ranh giữa ta và địch. Chả hiểu sao giữa cái biển nước thế này mà đêm nào địch cũng mò vào các chốt của ta, ban ngày thì chúng bắn pháo cối.
Mấy đêm nay chúng tôi đã quen dần với cuộc sống ở đây, đêm đêm anh em thay nhau nằm phục với các bộ phận để bảo vệ sở chỉ huy, cũng là bảo vệ sự sống còn của chính mình. Ban ngày lại về nhà ngói nơi hầm chỉ huy của tiểu đoàn, mấy nhà ngói này chỉ là nơi ở ban ngày còn đêm không ai ở mà phải dông lên các hầm phục tại đó. Xuống đơn vị chiến đấu gian khổ nhưng chúng tôi được ăn no hơn, thức ăn nhiều hơn, không phải ăn cá khô như ở trung đoàn và sư đoàn. Thức ăn toàn là cá tươi sống, ở đây cá rất nhiều, chỉ cần vài trái lựu đạn quẳng xuống mương là cả tiểu đoàn bộ ăn cá thoải mái, chỉ có thịt là hiếm, hơn một tuần ở đây mới được ăn một bữa thịt ướp muối mặn đắng mang từ Việt Nam sang. Ngày ngủ đêm thức đã quen, bọn giặc quấy nhiễu vào ban ngày chúng tôi chẳng sợ, vào ban đêm thì phải hết sức cảnh giác và tỉnh táo, lo nhất là thỉnh thoảng có quả đạn pháo hay cối chúng bắn vào chả biết đâu mà tránh. Tôi và anh Đề mấy hôm nay rồi không nằm cùng nhau, mỗi người một nơi, hôm thì tôi trực máy, anh ra hầm phục cùng anh em, lúc thì tôi ra phục, anh trực máy. Sự đồng cam cộng khổ dẫn đến sự đồng cảm giữa chúng tôi và anh em ngày càng nâng lên. Nhiều anh ở đây nói với chúng tôi “Chúng em cứ tưởng lính sư đoàn dát lắm, ai ngờ các anh cũng như bọn em”. Tôi nói từ khi xuống đường ra biên giới đến nay chúng tớ đều đi theo các đơn vị bộ binh, thích nghi với điều kiện ở chốt và chịu trận nhiều rồi, lần này là lần thứ hai tớ về trung đoàn 165 đấy. Trước đây tớ là lính tiểu đoàn 5, trung đoàn 165 là đơn vị cũ của tớ từ đầu năm 1975 đấy. Mình đi bộ đội cùng với anh Nguyễn Văn Trong, chúng tớ cùng với những người lính từng vượt Trường Sơn vào Nam đấy. Đến lúc này không còn ai coi mình là lính “cậu”, thứ lính phục vụ ở tuyến sau nữa. Các anh ở bộ phận trinh sát nói hơn một tuần nay rồi các anh ra đây ngày nào cũng chứng kiến những làn đạn, những quả pháo cối của địch đánh vào chịu trận cùng chúng em. Ngày nào cũng có anh em D6 bị thương hoặc hi sinh, người lính bọn mình khổ lắm đó. Bọn em là lính chủ yếu nhập ngũ từ năm 1977 và đầu 1978 là đàn em các anh.
Ở hầm chỉ huy của tiểu đoàn tôi bất ngờ gặp anh Lê Nho Hữu, anh là người chính gốc tiểu đoàn 6 khi đơn vị làm quân quản ở thành phố Sài Gòn (1975). Tiểu đoàn 6 đóng quân ở bến Bạch Đằng (đầu đường Tự Do). Tôi đã đến đây với anh nhiều lần, khi đó anh Bùi Viết Thường còn làm tiểu đoàn trưởng. Anh Hữu người cùng quê, tháng 12 năm 1977 anh tham ra trận đánh ở biên giới Tây Ninh Campuchia, trung đoàn 165 lúc đó toàn lính mới bị địch đánh thiệt hại nặng, may mắn anh còn sống sau đó tiểu đoàn phân công anh về tuyến sau. Tôi không hiểu vì sao, có việc gì mà anh lại ra cái nơi nguy hiểm vào bậc nhất này. Anh em đã lâu không gặp nhau mừng lắm, nhiều chuyện muốn nói về đồng đội, quê hương, gia đình. Bằng những câu chuyện anh nói cho tôi nghe, anh ở Việt Nam sang tôi rất muốn tìm hiểu xem ở đất nước có gì mới không, Sài Gòn có còn đẹp như xưa không, tình hình kinh tế ra sao. Anh cứ tuần tự dài dòng, nghe một lúc tôi sốt ruột quá. Ở các đại đội phía trên nổ súng, tôi bảo anh có việc gì với thủ trưởng thì làm việc đi, làm xong về luôn không ở đây lâu, ở lâu chẳng có lợi lộc gì đâu, chả ngày nào địch không tập kích vào chốt này cả. Chả biết anh trao đổi công việc gì với chỉ huy tiểu đoàn, làm việc xong, trước khi anh về tuyến sau, anh nói với tôi đã gặp anh Lê Đình Nhẫn cùng làng, cùng bạn. Tôi ngạc nhiên hỏi thằng Nhẫn ở C21 trinh sát E209 chết rồi sao lại gặp được nó? Anh nói nó bị thương nặng đơn vị tưởng nó chết, ngày hôm sau đơn vị đánh lên lấy xác nó thì nó vẫn còn thở, bị thương nặng vào bụng nên đưa nó vào bệnh viện. Bệnh viện đã cứu nó thoát chết, hiện nó đã khỏe và đi lại được rồi. Chính thông tin này tôi đã viết thư cho anh Lê Đình Côi - anh ruột anh Nhẫn, gia đình đã cúng cơm anh ấy mấy tháng rồi. Tôi không nói gì đứng thẫn thờ, mấy phút sau tôi nói mày về ngay đi, anh Hữu chào anh Kim rồi anh về ngay chiều hôm đó.
Đêm nay trời tối đen như mực suốt từ sẩm tối đến giờ không thấy tiếng nổ của đạn pháo, một đêm khá đặc biệt ở chốt Tô Teeng này. Từ lúc sẩm tối anh Đề nói anh sẽ trực máy, tôi ra hầm chốt với trung đội vận tải cùng với anh em, nếu có gì thì anh gọi tôi. Tôi bảo cứ an tâm, địch đánh vào tao sẽ bò men theo rãnh nước này về, đề phòng nếu có trường hợp xấu nhất xảy ra thì vẫn có người đảm bảo liên lạc về sư đoàn. Hầm của bộ phận vận tải có khoảng 7-8 người cách hầm chỉ huy khoảng 25m về hướng Tây giáp với bờ kênh. Đã quen nhau, tôi đến là vào hầm với các anh luôn, cả hầm chỉ có tôi là nhỏ bé nhất, các anh lính vận tải đều là người to cao có sức khỏe. Ở đây chia làm hai ca phục tại ụ đất ở hai cửa hầm, mùa mưa nên nước xung quanh cứ chảy vào hầm, hai tiếng một lần lại phải múc ra. Tôi không ra phục mà múc nước cùng với mấy anh, trong hầm mắc ba chiếc màn một, những chiếc màn này không bao giờ được giặt, chả hiểu từ từ lúc nào, thời gian nào, chắc ở đây không ai nhớ, chả ai quan tâm đến những vết bùn đất, vết máu thâm đen như thế này nó cứ tồn tại ở đây suốt ngày này qua ngày khác, chả ai vén lên, lúc thư thả thì anh em chui vào ngủ tạm. Mùa mưa nên muỗi ở đây rất nhiều, lạ thật, đêm thì muỗi, ngày thì ruồi, chẳng có thứ thuốc gì tiêu diệt chúng được. Nó là thứ giặc mà chúng tôi căm thù như bọn Pôn Pốt.
(Còn nữa...)
Logged
hieuc3d26f7
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #33 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2010, 09:39:37 am »

Hơn 3 giờ sáng, loạt đạn ở phía đông nam bắn vào sở chỉ huy, tiếp sau là hỏa lực cá nhân M79, B40, B41 cũng ở hướng đó bắn vào, chúng đánh như vậy mọi chỗ, mọi người đều biết tại sao không thấy nơi nào nổ súng để bắn lại chúng. Phía đông nam là hầm của trung đội trinh sát bộ phận tin tưởng nhất tại sao lại cứ nằm im không thấy phản ứng gì. Ở các hầm tất cả anh em đều chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, mấy phút sau hướng đông nam trung đội trinh sát nổ súng thì ở hướng tây nơi bờ kênh, địch cũng bắt đầu bắn xối xả vào tiểu đoàn bộ, như vậy hai gọng kìm từ hướng đông nam và hướng tây đang xiết chặt vào sở chỉ huy tiểu đoàn. Trong tiếng đạn nổ tôi chỉ nghe thấy tiếng anh Lê Công Hoàn (anh Hoàn ở ban tác chiến sư đoàn xuống đây cùng ban chỉ huy tiểu đoàn 6 chỉ huy giữ chốt) “Tất cả chiến đấu, chỉ có giữ vững chốt, không được lùi”. Bò ra khỏi hầm vận tải, nghe tiếng anh Mai Kim “Vô tuyến sư đoàn đâu?”. Đường dây hữu tuyến liên lạc về sư đoàn đã bị địch cắt đứt. Tìm vị trí thuận lợi nhất để bò về hầm chỉ huy nơi anh Đề đang ở đó. Quả đạn B41 của địch bắn trúng hầm của đơn vị vận tải nơi tôi vừa ở đó ra. Vì hầm làm kiên cố nên chỉ có một người bị thương, chỉ nghe tiếng kêu “Em bị thương rồi!”. Chẳng biết là ai, tôi bò quay lại cõng đồng chí thương binh về nhà chỉ huy tiểu đoàn. Tôi thì nhỏ, anh ấy thì to nặng, cõng anh tôi cứ ngã lên ngã xuống. Về đến nhà ngói nơi chỉ huy thì mấy anh ra giúp sức đưa đồng chí thương binh về hầm cứu thương. Tôi vào hầm chỉ huy cùng với các anh Mai Kim, anh Sáu, anh Trong, anh Đề và một anh thông tin của tiểu đoàn. Địch hai hướng vẫn bắn vào, ít phút sau lại thấy súng ở phía bắc bắn lên vào sở chỉ huy, vậy sở chi huy đã bị bao vây chặt. Trên các đại đội địch cũng bắn vào như vậy, cả tiểu đoàn bị địch bao vây rồi. Các chốt ở tiểu đoàn đều nổ súng, các loại súng AK, trung liên, M79 của ta và địch nổ loạn xạ. Địch bắn vào, ta bắn ra, tiếng nổ đùng đoàng khắp các nơi. Những viên đạn bắn vào mái ngói nhà chỉ huy, những cành cây gãy rời, những tia chớp lóe sáng kèm theo là tiếng nổ của đạn B40, B41. Những viên đạn lửa cứ đan chéo nhau sáng rực cả một góc trời. Mục tiêu mà địch bắn vào là các nhà ngói, sở chỉ huy tiểu đoàn không ở nhà ngói mà về khu nhà của trung đội thông tin. Tôi và anh Đề kéo máy xuống đó. Lúc này chỉ thấy anh Lê Công Hoàn là hô hào ầm ĩ. Địch đánh vào cả đơn vị nằm trong vòng vây của giặc, mà tiểu đoàn trưởng Mai Kim vẫn bình tĩnh lạ thường, thỉnh thoảng anh lại nhô ra khỏi hầm, nắm tình hình quan sát các hướng, dùng máy vô tuyến điện cho các C đánh địch giữ chốt. Anh Nguyễn Văn Trong tác chiến của tiểu đoàn không vào hầm mà lom khom bò ngang dọc đến các vị trí trong khu tiểu đoàn bộ. Đường dây hữu tuyến hoàn toàn bị tê liệt, mạng hữu tuyến của tiểu đoàn đến các C đều mất, đường dây về sư đoàn thì mất ngay từ lúc đầu. Máy thông tin của sư đoàn vẫn liên lạc về sở chỉ huy F. Tôi chuyển bức điện đầu tiên, bức điện không được viết không có chữ ký. Anh Mai Kim tiểu đoàn trưởng nói đến đâu tôi dịch và phát về sư đoàn đến đó. “Tiểu đoàn bị địch bao vây, các hướng địch đều dùng hỏa lực đánh vào. Lực lượng của địch khá đông, đề nghị sư đoàn chi viện”. Trong hầm, tấm bản đồ tác chiến được rải ra. Anh Trong tác chiến tiểu đoàn cùng anh Mai Kim dùng chiếc đèn pin nhỏ như chiếc bút máy dí sát bản đồ soi chấm tọa độ để xin pháo sư đoàn chi viện. Ít phút sau tọa độ đã được xác định, anh Mai Kim lệnh cho tôi phát điện về sư đoàn xin pháo bắn. Ở các hướng địch vẫn bắn vào tiểu đoàn 6, các đại đội phía trên đồng loạt nổ súng. Ở khu chỉ huy tiểu đoàn địch vẫn tập trung đánh mạnh nhất, có lẽ chúng cũng phát hiện được đây là sở chỉ huy của ta. Thật khó hiểu chả lực lượng nào ở hướng trên đánh lại ứng cứu cho tiểu đoàn bộ, chả lẽ cứ để anh em nằm chịu trận như thế này sao? Ít phút sau thấy khẩu 12 ly 8 ở đại đội 15 bắn mạnh về sườn phía đông nam của tiểu đoàn, mọi người mừng lắm. Thế là hỏa lực của tiểu đoàn đã đánh ứng cứu cho tiểu đoàn bộ. Chả hiểu sao địch đánh cả nửa giờ đồng hồ mà C15 bây giờ mới bắn, sau này ngồi chuyện trò với anh Nguyễn Hữu Lương mới biết ở C15 không có tăng cường đài vô tuyến điện mà chỉ có đường dây hữu tuyến, đường dây bị địch cắt đứt không liên lạc được, địch đánh vào tiểu đoàn bộ sốt ruột quá chỉ huy C15 mới cho khẩu 12 ly 8 bắn về chi viện cho tiểu đoàn bộ.
Đài thông tin của sư đoàn liên tục phát tín hiệu về chỉ huy sở, khoảng 15,16 tọa độ quanh tiểu đoàn được chuyển qua máy vô tuyến. Thỉnh thoảng lại có loạt đạn bắn vào sở chỉ huy, tôi phải dừng lại không phát điện, một phút không thấy chúng tôi lên máy là các anh đài chỉ huy lo lắm, điện gọi liên tục cho chúng tôi. Ở hầm chỉ huy tiểu đoàn trưởng Mai Kim dùng máy vô tuyến điện trực tiếp cho các C  phải quyết tâm bám chốt, tiểu đoàn đã xin pháo của sư đoàn chi viện.
Gần 10 phút sau những viên đạn pháo rít trên đầu bay qua chúng tôi, rồi bên phải, bên trái, đằng trước, đằng sau. Xung quanh tiểu đoàn tiếng nổ long trời, những tia chớp lóe sáng. Nhiều anh em ở dưới hầm sung sướng quá reo lên, pháo của sư đoàn đã chi viện rồi. Các vị trí chốt của ta im bặt không nổ súng nữa, súng của bọn giặc cũng im bặt, chỉ có tiếng pháo, bọn giặc cũng rất sợ những quả đạn pháo. Bộ đội ta nằm im dưới hầm hơn nửa tiếng đồng hồ, nghe trận địa pháo của trung đoàn 210 từ phía đường 241 bắn ứng cứu cho tiểu đoàn. Có nhiều quả đạn bắn gần sát chốt của ta, lúc ban đầu thì vui mừng lắm, bây giờ nằm thấy pháo bắn xung quanh chốt lại là nỗi lo chỉ sợ có sự nhầm lẫn nào đó ta lại bắn ta. Ở đài sở chỉ huy rất lo cho dưới này, chúng tôi chỉ ngừng liên lạc mấy phút là các anh gọi luôn. Chiếc máy PRC25 liên tục chuyển những bức điện báo cáo tình hình địch, sự đối phó của ta và làm thông tin chỉnh pháo để làm sao pháo của ta bắn trúng mục tiêu, nhận những mệnh lệnh của chỉ huy sư đoàn đối với tiểu đoàn 6. Ở khu đường 241 chắc các đơn vị dưới đó sẵn sàng chiến đấu cao độ, ngóng chờ tình hình ở tiểu đoàn 6.
Pháo binh của 210 bắn liên tục khoảng hơn 40 phút thì ngừng hẳn, xung quanh vị trí của tiểu đoàn bây giờ chỉ còn nghe tiếng AK của ta, không thấy tiếng hỏa lực nữa. Những loạt đạn AK bắn đuổi theo tàn quân Pôn Pốt đang tìm đường rút chạy. Trời cũng vừa hửng sáng, trận địa im tiếng súng anh em ra khỏi hầm. Anh Sáu chính trị viên tiểu đoàn điện cho các đại đội kiểm tra đưa anh em thương binh tử sỹ về tiểu đoàn bộ, các chốt cử bộ đội đi kiểm tra trận địa và thu vũ khí của địch. Các anh bộ đội vận tải đã xuống các chốt của đại đội để vận chuyển anh em thương binh về trước để sơ cứu và chuyển về tuyến sau. Hơn nửa tiếng các chốt đã đưa gần 20 anh em bị thương về đến lối rẽ sở chỉ huy tiểu đoàn, bộ phận vận tải đã đưa anh em thương binh xuống bốn chiếc thuyền vội vã xuôi về hướng đường 241. Các đồng chí tử sỹ chờ đợi vận chuyển sau. Ở phía trên các đại đội vẫn đi tìm anh em bị thương nặng và tử sỹ để vận chuyển về. Đến 8 giờ thì các chốt đã đưa liệt sỹ về tiểu đoàn bộ, hơn chục anh em hi sinh đêm qua được nằm ở đây, mỗi người chết một tư thế, tay chân quyềnh quàng, có người vẫn còn đeo bao se đạn. Trong số anh em năm đây có 2 anh là lính trinh sát được mang về sau cùng, toàn những anh em trẻ khoảng 19-20 tuổi, mấy hôm trước anh em nói với chúng tôi “Bọn em đều nhập ngũ năm 1977 và đầu năm 1978 là đàn em của các anh”. Các anh nằm đó, sự mất mát rất lớn cho gia đình, cho đơn vị, chúng tôi những người còn lại sau trận đánh không một nén hương thắp cho các anh, chỉ đứng lặng lẽ thương tiếc vĩnh biệt những người đồng đội đã hi sinh vì Tổ quốc. Mong sao lực lượng vận tải sớm đưa các anh về đất mẹ. Đến gần trưa thì thông tin cuối cùng của trận chiến đêm qua cả tiểu đoàn vừa bị thương và hi sinh hơn 30 người trong đó có 12 anh em hi sinh. Đến trưa cả sở chỉ huy từ cán bộ đến chiến sỹ phục vụ chỉ im lặng nhìn lực lượng vận tải chuyển thương binh, tử sỹ về tuyến sau. Nhìn gương mặt anh Sáu chính trị viên, anh Mai Kim bơ phờ mệt mỏi với những mất mát hi sinh của bộ đội ta trong trận chiến đêm hôm qua.
Chiều ngày hôm sau chiếc xe Zeo nhỏ chở vũ khí, lương thực từ hướng đường 241 đi ra Tô Teeng, từ khi ra đây đến nay hôm nay mới thấy xe ra, mọi thứ vận chuyển ra đây chỉ bằng những chiếc thuyền săt. Mấy anh vận tải bảo lạ thật tại sao không sợ địch ở (cây số 5, chốt cụm cây xoài) bọn chúng vẫn bắn chặn ta từ phía trong ra và từ Tô Teeng về, nó chỉ có cách đường 600-700m. Chiếc xe Zeo tiến dần và đi thẳng về tiểu đoàn bộ, người xuống xe đầu tiên là sư trưởng Ba Dũng, sau đó là một số cán bộ tác chiến trinh sát của sư đoàn. Chỉ có các anh trong ban chỉ huy tiểu đoàn và anh em thông tin sư đoàn chúng tôi là biết sư trưởng, còn anh em ở dưới không biết. Anh Đề nói với anh em sư trưởng đến đó, mọi người ngạc nhiên làm sao sư trưởng lại ra cái chốt tiền tiêu nguy hiểm vào bậc nhất này. Anh em chiến sỹ mừng lắm vì không chỉ có những người lính mà sau những trận đánh có mặt của vị chỉ huy cao nhất của sư đoàn. Sư trưởng Ba Dũng ra đây ông động viên biểu dương anh em chiến sỹ tiểu đoàn 6 đã dũng cảm kiên cường bám chốt đồng thời nghiên cứu tuyến phòng thủ chung của khu vực sư đoàn đảm nhiệm và chuẩn bị cho trận đánh tiếp theo. Bộ phận hậu cần đã chuyển vũ khí, lương thực từ trên xe xuống. Làm việc với ban chỉ huy tiểu đoàn khoảng hơn một tiếng đồng hồ ông quay về sư đoàn, trước khi về ông tặng anh em giữ chốt ở đây thuốc lá, bánh kẹo...
Đêm nay không ra phục với anh em nữa, mấy thằng lính thông tin của cả tiểu đoàn và sư đoàn nằm ở hầm thông tin, mọi người chỉ thao thức, tôi muốn chợp mắt môt tí mà không sao ngủ được, trận đánh đêm hôm trước và những lần đi phục vụ ở các tuyến các đơn vị cứ dần hiện về. Ngày ở 209 ấy chỉ có hơn một tháng mà phải chứng kiến bao nhiêu trận đáng nhớ. Trận đi cùng với anh Trần Cường trung đoàn trưởng cùng với tiểu đoàn 9 và lực lượng thiết giáp đánh nam chùa Cốc, lực lượng thiết giáp tăng cường không lên được, một chiếc bị địch bắn hỏng, trên chiếc xe chỉ huy chỉ có anh Trần Cường là chống gậy đứng trên trần xe dùng vô tuyến điện hò hét tiểu đoàn 9 đánh lên chiếm mục tiêu, còn anh em chúng tôi nằm rạp trên trần xe thiết giáp. Trận bắc Chóp mang máy theo phục vụ anh Trần Cường lên hướng D7, mấy đại đội của D7 mất chốt, địch đánh vào chỉ huy nhẹ trung đoàn. Khi địch vào đến gần tôi phải chạy về cầu bắc Chóp, chiếc ăngten 2,7m bị địch bắn gãy làm hai. Đến cầu bắc Chóp cả pháo ta và địch đều bắn vào đây, lần đầu tiên được chứng kiến pháo phòng không 37ly của E210 rẽ ngang bắn chặn địch qua cầu, những viên đạn nối nhau tạo thành một đường lửa từ đầu lòng pháo đến mục tiêu, năm quả đạn như những chùm lựu đạn nổ gần như cùng một lúc. Mấy tuần nay ở Tô Teeng còn nguy hiểm hơn trên bắc Chóp vì phải đối mặt trực tiếp với địch. Đầu năm xuống phục vụ ở sở chỉ huy trung đoàn đóng ở ấp Gò Ngãi, xã Phước Lưu, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh mấy tháng ở đây vui vẻ lắm, được sống trong sự tận tình giúp đỡ của nhân dân Gò Ngãi. Người dân ở vùng ven biên giới này đối xử rất tốt với bộ đội ta, chính vì vậy mà anh em chúng tôi luôn nhớ về đó, đêm nay hình ảnh những bà má, người chị, người em ấp Gò Ngãi từng quen biết cứ hiện dần lên trong tôi. Tôi tự hỏi mình, liệu có khi nào về đó được nữa không? Xa xa có tiếng gà gáy vọng về, phía Đông nơi Tổ quốc Việt Nam trời cũng đã bắt đầu hửng sáng. Lại một đêm nữa qua đi, những người lính không ngủ.
(Còn nữa...)
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #34 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2010, 09:38:25 pm »

 Hoan hô đàn anh lính thông tin F7 lại tiếp tục chiến đấu . Grin
 Trận Tô Teeng này thì lớp lính như em cũng mới nhập ngũ vẫn còn đang ở miền Bắc , sau này về sư đoàn tại Lai Khê Sông Bé lúc học sử dụng hỏa lực bộ binh và chính trị tại căn cứ sư đoàn cũng có nghe giảng nhiều về truyền thống của sư đoàn , khi E165 của F7 đi phối thuộc cùng F9 bên hướng cánh trái của sư đoàn ( trận Tô Teeng ) cũng có nói trận đánh đó nằm trong chương trình giảng dạy truyền thống của đơn vị .
 Hóa ra trong trận đánh đó cũng có bác Hiệu C3D26F7 tham gia trong đội hình giữ và đánh vận động của trận đánh quyết định này .
 Hiện nay lính D5 D6 của E165 đoàn của BY nhiều người vẫn nhắc lại trận đánh này mặc dù bọn em chỉ được nghe kể lại vài người cũng từng nằm chốt giữ ở đây những tháng cuối của năm 1978 .
 Cám ơn bác Hiệu , cám ơn các người lính đàn anh đã xả thân mình trong những năm tháng đó .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #35 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2011, 02:52:43 pm »

  Bác Hiệuc3d26f7@ : trong trận này,có một đêm mà mình mất tới gần 30 tay súng,mà các bác phòng ngự trong công sự vững chắc ,như vậy chứng tỏ lực lượng pot đông và hỏa lực rất mạnh,chúng cũng tương đối dũng cảm đấy chứ,đối thủ của chúng ta thật không xoàng ! vậy sau trận đánh mình thu được nhiều vũ khí và diệt được nhiều địch không,chúng có bỏ lại nhiều xác chết tại trận địa không ?
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
hieuc3d26f7
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #36 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2011, 08:11:25 am »

Từ sáng sớm, ở sở chỉ huy tiểu đoàn đã thấy các anh chỉ huy ở các đại đội 11, 12, 13, 15 và các trung đội trực thuộc lần lượt đến hầm chỉ huy. Chúng tôi đoán chiều qua anh Mai Kim và anh Sáu về sư đoàn, hôm nay lại có kế hoạch gì mới đây nên triệu tập anh em ở dưới về họp. Tôi không phải thành phần họp nhưng trực máy tại đó nên biết được nội dung của cuộc họp hôm nay. Tiểu đoàn 6 hạ quyết tâm đánh lên khu vực nhà ngói đỏ, khu nhà này cách làng Tô Teeng khoảng 2km, các chốt của đại đội cách đó khoảng 1,5km. Từ Tô Teeng đến khu nhà ngói đỏ là cánh đồng nước trắng xóa, đường đến đó chỉ có mấy bờ mương nhỏ. Sư đoàn giao cho tiểu đoàn 6 đánh chiếm vị trí này. Hai tiểu đoàn 4 và 5 ở hướng Nam đi trong đội hình của sư đoàn 9 chắc là chỉ huy đưa D6 đánh vào đây để giãn lực lượng địch, tạo điều kiện cho hai tiểu đoàn đánh chiếm mục tiêu ở phía Nam. Anh Kim tiểu đoàn trưởng giao cho hai đại đội đánh lên, đại đội 15 hỏa lực của tiểu đoàn triển khai DKZ82, cối 82 và 12 ly 8 lên chi viện cho hai đại đội, còn một đại đội làm dự bị và bảo vệ khẩu pháo 105 của E210 được kéo ra sát trận địa và khẩu DKZ75 của E tăng cường bắn thẳng vào khu nhà đỏ. Ở phía đường 241, trận địa pháo E210 bắn chi viện vào khu vực đó, công tác hậu cần phục vụ cho trận đánh cũng được anh Mai Kim giao cho các đơn vị khá cụ thể. Ở các đại đội chỉ đánh chiếm mục tiêu còn thương binh, tử sỹ thì băng bó để tại chỗ ở bờ kênh, sẽ có bộ phận vận tải lên chuyển về tuyến sau, bảo đảm thông tin ở hai đại đội chỉ dùng đài vô tuyến không triển khai đường dây lên đó vì đơn vị đánh vận động, khi chiếm được mục tiêu chốt tại đó mới triển khai đường dây. Phương tiện liên lạc từ tiểu đoàn về sư đoàn và trận địa pháo phía đường 241 của trung đoàn 210 do đài vô tuyến sư đoàn đảm nhiệm, sở chỉ huy của tiểu đoàn sẽ di chuyển lên vị trí chốt của đại đội.
Đêm nay hai đại đội 11 và 13 di chuyển lên chiếm lĩnh trận địa nằm gần khu nhà ngói đỏ, đại đội 15 cũng triển khai hỏa lực di chuyển lên phía trên để chi viện cho hai đại đội. Đại đội 12 cùng với lực lượng của 210 kéo pháo vào trận địa đặt tại C15. Cả đêm hôm đó cán bộ chiến sỹ tiểu đoàn ai vào việc đó, di chuyển đến các mục tiêu đã định. Công việc nặng nhọc nhất là phải kéo khẩu pháo 105 vào trận địa, ở đây không thể cho xe kéo pháo vào được, sợ lộ bí mật, trong khi đó đường vào lầy lội, kéo pháo hoàn toàn bằng sức người. Bộ đội kéo đến 3 giờ sáng thì khẩu pháo 105 cũng vào vị trí. Ở phía trên khu nhà đỏ thỉnh thoảng vẫn có những loạt đạn bắn về phía ta. Chắc địch cũng phát hiện được lực lượng của ta đang di chuyển lên hướng đó. Trung đội trinh sát của tiểu đoàn đã tung ra các hướng để nắm tình hình địch.
Hôm sau trời mờ sáng, ở hướng đông bắc thấy đoàn bộ đội men theo bờ ruộng đi về phía sở chỉ huy tiểu đoàn, các anh chỉ huy tiểu đoàn gọi chúng tôi theo các anh di chuyển lên phía trên. Tôi không hề biết đoàn bộ đội đang đi về phía chúng tôi là đơn vị nào. Sau trận đánh mới biết đó là sở chỉ huy nhẹ của trung đoàn 165 do anh Phạm Hựu chỉ huy đã đặt chỉ huy nhẹ trung đoàn ở đây để chỉ huy trung đoàn đánh lên phía sư đoàn 9. Sở chỉ huy tiểu đoàn đi qua đại đội 15, đi thẳng về hướng Tây, đây là chốt cũ của đại đội 13 hiện nay ba đại đội được giao nhiệm vụ nằm ở phía trên đại đội 11 lên phía bên phải, bên trái bờ kênh là đại đội 13 dọc bờ kênh C15, C15 mang một cối 82, một DKZ82, một khẩu 12 ly 8 để yểm trợ cho hai đại đội đánh lên, các C đã chiếm lĩnh các vị trí mà tiểu đoàn quy định. Đứng ở chốt này tôi thấy khu nhà đỏ rất gần, thời tiết tốt quan sát được cả lực lượng địch ở đó. Sở chỉ huy tiểu đoàn không ở trong hầm mà ở sau chiếc hầm kèo và mấy ụ đất đắp cao tránh hỏa lực của địch. Chiếc hầm nằm tựa vào cây trứng cá tõe ra hai chạc, đứng ở đây quan sát các hướng rất dễ. Mục tiêu mà D6 phải đánh lên không hề có vật che khuất, che đỡ, chỉ là một cánh đồng nước nên đánh chiếm mục tiêu rất khó.
Hơn 5 giờ sáng, trận địa pháo của trung đoàn 210 ở phía đường 241 bắn vào khu nhà đỏ, những quả pháo xé không khí bay qua đầu chúng tôi về hướng nhà ngói đỏ. Anh Mai Kim điện cho hai đại đội phía trên khi dứt tiếng pháo thì đánh chiếm mục tiêu. Đài vô tuyến điện của sư đoàn hiện chúng tôi làm nhiệm vụ chỉnh pháo thay cho đài trinh sát pháo binh vì chúng tôi ở gần địch hơn. Những bức điện rất ngắn gọn “Bắn bên phải 500m, bắn bên trái ...m, nâng lên ...m”. Cứ như vậy chuyển về trận địa pháo của E210, pháo binh ta bắn, địch vẫn nằm im, không thấy nổ súng, chắc bọn địch cũng rất sợ pháo của ta nên nằm cả dưới hầm. Đến lúc này khẩu pháo 105 kéo ra trận địa và khẩu DKZ75 cùng hỏa lực của C15 vẫn nằm im chưa phát hỏa. Ở hướng đường 1 nơi trung đoàn 165 đi tăng cường cho sư đoàn 9 thì súng nổ giòn giã, chắc lần này thì bọn giặc sẽ phải đền tội tại đây, các vị trí mà địch chiếm ta sẽ lấy lại được. Pháo của ta bắn từ đường 241 ra được khoảng gần 1 tiếng thì ngừng, hai đại đội của D6 đánh lên nhưng rất khó, không chiếm được mục tiêu. Ở nơi cánh đồng trống, không có vật che khuất nên nơi nào ta nổ súng thì địch tập trung đánh vào hướng đó, ở những nơi bờ kênh hay bờ ruộng thì địch khống chế bằng hỏa lực. Hơn 1 tiếng đồng hồ, ba đại đội không phát triển lên được phải nằm im tại chỗ chống đỡ những làn đạn của địch. Các anh chỉ huy đại đội điện về xin anh Kim cho hỏa lực chi viện tiếp. Anh Mai Kim lệnh cho C15 bắn chi viện. Ít phút sau anh lệnh tiếp khẩu DKZ75 và pháo 105 tăng cường cho tiểu đoàn cùng với hỏa lực của C15 tập chung đánh vào khu nhà đỏ chi viện cho hai đại đội. Đây là lần thứ hai lực lượng hỏa lực của ta đánh phá mục tiêu không thấy tiếng hú như mọi khi mà chỉ thấy tiếng xoẹt qua đầu cùng với tiếng nổ. Rất đáng sợ khi hỏa lực bắn thẳng, một năm nay ở chiến trường lần đầu tiên tôi mới thấy pháo 105 bắn thẳng. Chỉ sau mấy loạt đạn pháo ta đã bắn trúng khu nhà đỏ, mái ngói tung lên, khói mù mịt, không thấy quân địch phản công tôi nhô lên nóc hầm, bám vào cây trứng cá để quan sát. Các anh trong ban chỉ huy thấy pháo bắn trúng sung sướng lắm, chắc đợt này hai đại đội sẽ chiếm được mục tiêu. Điện từ phía trên hai đại đội về là pháo bắn tốt, bắn trúng, đề nghị bắn tiếp. Anh Mai Kim lệnh cho hai đại đội nhân cơ hội này mà chiếm mục tiêu. Ở 3 C phía trên, từ sáng đến giờ anh em bị thương và hi sinh đáng kể, phần thì đói mệt, đã gắng hết sức nhưng không chiếm mục tiêu đúng thời gian quy định. Tiểu đoàn lệnh tiếp cho C12 di chuyển lên phía trên để hỗ trợ cho các đại đội chiếm bằng được khu nhà đỏ. Không ngờ ít phút sau khi pháo của ta thôi bắn thì pháo của địch tập trung bắn phản lại ta, các loạt đạn của địch bắn lúc đầu đều vượt qua chúng tôi về phía sau đại đội 15, nơi đặt khẩu 105 và khẩu DKZ75 nằm ở bên phía trái sở chỉ huy. Ở trước hầm chỉ huy của tiểu đoàn địch dùng cối 120 bắn vào, tiếng nổ trước mặt tôi làm tôi lăn từ trên nóc hầm chữ A xuống, bùn đất, rong rêu và những cây cỏ phủ đầy người. Anh Trong và anh Kim hỏi tôi có làm sao không? Tôi ngồi dậy vuốt mặt bàng hoàng sờ khắp người không thấy bị thương ở đâu tôi mới trả lời các anh là không làm sao. Gần tối hôm đó pháo của địch vẫn bắn vào phía chốt của tiểu đoàn bộ và C15. Ở khu nhà ngói cả 4 đại đội của tiểu đoàn đều quyết tâm chiếm mục tiêu đến gần tối thì ba đại đội 11, 13 và 15 cũng đã chiếm được mục tiêu mà đơn vị phải đánh lên. Anh em thương binh tử sỹ cũng được bộ phận vận tải chuyển về, suốt ngày đánh trận anh em tiểu đoàn 6 và các bộ phận đi tăng cường đã mệt mỏi. Khi biết chắc chắn là hai đại đội bộ binh và C hỏa lực đứng chân ở khu nhà ngói đỏ thì sở chỉ huy nhẹ tiểu đoàn cũng rút từ chốt của đại đội 13 về vị trí cũ. Lúc này trời đã sẩm tối, về đến chốt cũ của tiểu đoàn thấy nơi này vắng vẻ đi về phía đông nam nơi hai chiếc nhà ngói và khu hầm của trung đội trinh sát, trên đường thấy những vũng máu và những mảng da đầu có cả tóc ở đó, hỏi mấy anh về trước tại sao thế này, các anh nói lúc chiều địch phản pháo nó bắn trúng vào đây nơi chỉ huy nhẹ của trung đoàn một số anh em hi sinh và bị thương trong đó có cả anh Nhất người Thái Bình trước đây ở cùng anh Hữu ở tiểu đoàn 6 tôi vẫn hay đến chơi chỗ anh. Anh em đã được đưa về tuyến sau rồi, bây giờ chỉ còn lại dấu tích pháo địch bắn vào, sở chỉ huy nhẹ trung đoàn cũng đã rút khỏi nơi đây rồi.
Ở khu nhà ngói đỏ mục tiêu mà tiểu đoàn 6 đánh lên ta chỉ chiếm được một phần, khu này khá rộng, còn nhiều vị trí ta chưa chiếm được, lực lượng địch ở đây khá nhiều có cả xe tăng thiết giáp ở phía sau di chuyển đến, chúng sẽ phản công chiếm lại vị trí đã mất. Nói là mấy đại đội trên đó nhưng lực lượng rất ít, mỗi đại đội chỉ còn vài chục tay súng, anh em bộ đội thì mệt mỏi, vũ khí đã cạn, việc lo hậu cần tiếp tế cho bộ đội rất khó khăn, quân địch sẽ tập trung đánh để đẩy quân ta ra. Anh Mai Kim điện cho các đại đội phải củng cố hầm hố công sự ngay. Để các đại đội ở đây các anh chỉ huy tiểu đoàn không an tâm, anh em rất lo cho lực lượng ở trên đó, anh Mai Kim làm việc qua đường dây hữu tuyến về sư đoàn báo cáo tình hình thực tế tình hình bộ đội ta, lực lượng địch trên khu nhà ngói đỏ và xin lệnh của sư đoàn. Về đến vị trí là đồng chí nuôi quân tiểu đoàn vội vã triển khai nấu cơm ngay, bếp nấu cơm ngay tại vị trí pháo địch bắn vào chiều nay. Từ tối qua đến giờ hơn một ngày một đêm anh em không một miếng cơm vào bụng, người mệt rã rời, đầu óc căng thẳng, tôi ngồi trong hầm ôm chiếc máy thông tin đợi bữa cơm tối.
Khoảng 8 giờ tối, qua máy hữu tuyến chỉ huy sư đoàn làm việc với anh Mai Kim, thời gian làm việc khá lâu, sau đó tiểu đoàn trưởng điện cho các đại đội ở phía trên khu nhà đỏ bí mật rút về. Anh yêu cầu phải tuyệt đối bí mật cho từng trung đội rút, phải bố trí lực lượng bảo vệ chủ động đánh địch khi ta rút địch sẽ phản công, bằng bất cứ tình huống nào cũng phải đưa anh em tử sỹ về nếu có. Anh Kim cũng lệnh cho C15 rút trước và chủ động chuẩn bị DKZ82, cối 82 và 12 ly 8 sẵn sàng yểm trợ cho hai đại đội. Đến hơn 11 giờ đêm thì các đại đội của tiểu đoàn đã rút về vị trí an toàn.
Thời gian chốt ở đây tiểu đoàn 6 đã mất khá nhiều lực lượng, số thì bị thương, số bị hi sinh song làng Tô Teeng vị trí chốt của ta vẫn được giữ vững tạo điều kiện cho lực lượng của sư đoàn 9 đánh lấy lại mục tiêu đã mất, tiểu đoàn 6 cũng là bức tường thành vững chắc giữ sườn phía đông cho trung đoàn 209 - hàng rào thép ngăn chặn sự tấn công của giặc vào đường 241 và sở chỉ huy sư đoàn. Sau trận đánh lên khu nhà đỏ, tiểu đoàn 6 trở về với đội hình của trung đoàn 165, lúc này trung đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ đi phối thuộc với sư đoàn 9. Mấy ngày sau đài vô tuyến điện của chúng tôi được lệnh rút khỏi tiểu đoàn 6.
Phiên làm việc đầu tiên trong ngày anh Nguyễn Mạnh Đề báo cho tôi là điện của anh Đỗ Minh ở đài chỉ huy lệnh cho chúng tôi là thời gian đi tăng cường ở tiểu đoàn 6 đã hết. Hai anh em chúng tôi bố trí rút về cụm đài sở chỉ huy để nhận nhiệm vụ mới. Nhận mệnh lệnh anh em chúng tôi vui buồn lẫn lộn, tâm trạng rất khó tả, vui vì đã được về tuyến sau, không còn phải sống ở cái nơi gian khổ ác liệt này nữa, buồn vì phải xa các anh em những người lính đã cùng nhau giữ chốt này. Anh Đề xuống bếp thanh toán tiền ăn trong thời gian chúng tôi tăng cường xuống đây. Khi anh về nói với tôi ở đây các anh không lấy gì cả, đồng chí quản lý nói “Các anh xuống đây giữ chốt cùng chúng em là quý lắm rồi, lương thực thực phẩm của nhà nước chứ có phải của bọn em đâu. Các anh về đừng quên làng Tô Teeng này nhé!”. Bữa cơm cuối cùng ở đây vẫn bộ phận nào mang về bộ phận đó. Ăn cơm xong tôi đi chào tạm biệt các anh em trong khu vực tiểu đoàn bộ, về nhà chỉ huy tiểu đoàn chào các anh trong sở chỉ huy và chuẩn bị phương tiện máy móc, súng đạn để về phía sau. Đi ra giáp bờ kênh, nơi này là bến đỗ của những chiếc thuyền vận tải, tôi đứng nhìn lại tiểu đoàn bộ lần cuối, nhìn lại những vị trí mà địch đã nổ súng vào đây, nhìn về hướng các đại đội 11, 12, 13, 15 và khu nhà ngói đỏ, nơi đó đã chứng kiến bao trận đánh quyết tử giữa bộ đội ta và kẻ thù. Nơi tôi đang đứng đầu bờ kênh này 12 anh em cán bộ chiến sỹ đã hi sinh trong đêm giặc bao vây tiểu đoàn, các anh đã về nằm tập trung ở bến này để đợi về Tổ quốc. Các đồng chí ở đơn vị vận tải của tiểu đoàn vẫy chúng tôi, chúng tôi vẫy tay lại. Tôi nói như thét lên: Xin chào các đồng chí, chào cán bộ chiến sỹ tiểu đoàn 6, chào Tô Teeng.
Tôi và anh Nguyễn Mạnh Đề đi dọc bờ kênh hướng về đường 241.
Cẩm Giàng, tháng 11 năm 2010.
Logged
hieuc3d26f7
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #37 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2011, 04:19:19 pm »

Các bạn cựu chiến binh F7 còn nhớ ko?
- Sáng ngày hôm nay E165 đánh chiếm phà Niết Luơng thu nhiều vũ khí, khí tài, quân trang quân dụng của địch.
- Chiều, trung đoàn trưởng Phạm Hựu lệnh cho 20 chiếc xuồng cùng các chiến sỹ cảm tử của trung đoàn 165 sư đoàn 7 vượt sông Mê Kông duới sự yểm trợ của pháo binh.
Các đơn vị của sư đoàn 7 ngày hôm nay đều di chuyển lên phía trên làm trật cứng các nẻo đường... hừng hực khí thế quyết chiến quyết thắng của quân đội Việt Nam anh hùng.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #38 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2011, 06:43:50 pm »

 Nhớ bác HieuC3D26F7 ạ , nhớ 31 một năm trước ngày này , giờ này lính F7 chúng ta đã tề tựu đầy đủ trên bờ đông bến phà Niec luong , với khí thế ào ào các đơn vị với phương tiện cơ giới cùng TTG pháo binh tràn ngập đầu phà , trên Trời máy bay trực thăng phành phạch gầm rú cùng những tốp phản lực lao nhanh sâu trong nội địa Campuchia
 Một ngày tháng lịch sử của lính F7 lúc đó nhưng chiến tranh cùng hy sinh mất mát vẫn còn đeo bám chúng ta nhiều năm tháng nữa .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #39 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2011, 07:59:59 pm »

 Bác Hiệu thông tin C3 D26 F7 QD4 đâu rồi? Lâu quá không thấy bác ra vào trang VHM.

 Hôm nay BY mới ngồi với mấy thằng lính cùng đoàn C3 D26 F7 QD4, nhắc đến anh Hiệu Cẩm Giàng chúng nó vẫn nhớ.

 Bác có nhớ thằng Tuấn lính HN 1978 không? Nó vẫn nhớ nhiều kỷ niệm về bác Hiệu B trưởng của nó cũ, vẫn nhắc chuyện bác toàn bắt nó trèo cây đài. Bọn em gọi nó là thằng Tuấn Toét nhà phố Cầu Gỗ. Grin

 Nhiều thằng nữa trong D26 vẫn nhớ về bác, lúc đầu chúng nó đã nhầm bác với anh Hiệu cũng D26 người Thanh Hóa, sau có thằng Tuấn Toét xực nhớ ra: Thôi chết rồi anh Hiệu "lùn" Cẩm Giàng B trưởng B tao. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM